Trang

Pha chế Cloramin B khử trùng

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng :

Bữa nay học dịch tễ có bác sĩ bên TTYHDP sang giảng dạy, thầy bày cách pha chế Cloramin B để khử trùng,langbam thấy rất hữu ích cho những bạn ở miền trung đang lũ lụt, postlên cho các bạn cùng tham khảo nha:
Cách ước lượng, cứ 1 thìa cà phê = 5g
1 thìa canh nhỏ = 10g
- Khử trùng nước: pha 10g-20g/1m3


- Để ngâm quần áo, rửa tay: Dung dịch 0.1%-1% tương đương 5g-10g/l
- Để phun khử trùng: Dd 2%-5% tương đương 20g-50g/l

- Dd để xử lý phân, nước thải: 10% tương đương 100g/l

Tại sao cloramin B co tác dụng lam sạch va khử trùng nước - Hỏi đáp Thuocbietduoc.com.vn

Hỏi đáp Thuocbietduoc.com.vn:

Hãy cho tôi biết công thức cấu tạo tính chat vật lý và hoá hoc của cloramin B? cho tôi biêt tại sao cloramin B co tác dụng lam sạch va khử trùng nước va cho tôi các phản ứng liên quan (nguyễn chí thành)

Trả lời:

Mời bạn tham khảo một bài viết hoàn chỉnh giới thiệu đầy đủ các thông tin về Cloramin B.

Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Cloramin là hợp chất hóa học hữu cơ có chứa ion Clo dương gọi là Clo hoạt động. Clo hoạt động có tác dụng khử trùng, diệt vi khuẩn trong nước, ở một nồng độ nhất định.

Nhà khoa học lưu ý, vì chỉ Clo dương có tác dụng diệt khuẩn nên thông thường người ta quy một hợp chất có chứa Clo dùng để tiệt trùng ra lượng Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động. Chẳng hạn, mỗi kilôgam Cloramin B dùng để làm sạch nước hiện nay chứa 250 đến 290 gram Clo dương hay Clo hoạt động.

Có nghĩa là ion Clo âm trong muối ăn không có tác dụng diệt trùng. Nói cách khác, muối ăn không thể tiệt trùng bằng phương pháp hóa học. Nhưng thực tế, người ta thường rửa vết thương bằng muối ăn nồng độ đặc. Trong trường hợp đó, vi trùng bị chết không phải do tác dụng hóa học của ion Clo mà là do môi trường vật lý nước muối đặc khiến chúng không sống được.

Nhà khoa học, khuyến cáo phải bỏ ngay ý nghĩ dùng muối ăn để tiệt trùng nước. Đấy là chưa kể, một khi cho muối ăn vào nước cần làm sạch, nước đó không thể dùng để nấu nướng được do nó đã thành nước mặn.

Để dùng Cloramin B, mỗi người phải là một chuyên gia hóa học

Trở lại với Cloramin B, theo chủ cửa hàng hóa chất ở 18 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Cloramin B hiện được bán với giá khoảng 65.000 đồng/kg.

Vấn đề là, ngay với cả Clo dương hay Clo hoạt động, hàm lượng Clo cho vào nước cần làm sạch phải vừa đủ mới có tác dụng diệt khuẩn. Sau khi diệt khuẩn khoảng nửa tiếng, lượng Clo dư còn lại chừng 1-2 g/m3 nước là đạt yêu cầu.

Nếu lượng Clo hoạt động ít hơn hoặc nhiều hơn giới hạn trên, Clo hoạt động hoặc sẽ không có tác dụng hoặc gây nguy hiểm với sức khỏe người dùng.

Để biết hàm lượng Clo dương dư nằm trong giới hạn cho phép, có thể dùng biện pháp đơn giản như sau:

Lấy vài hạt kali iốt (công thức hóa học là KI) bé như hạt đường kính cho vào cốc nước múc từ thùng nước sau khi được tẩy trùng nửa tiếng bằng Cloramin B. Nếu cốc nước không chuyển màu, chứng tỏ nước còn thiếu Clo hoạt động hay, cụ thể là, Cloramin B. Động tác tiếp theo đương nhiên là phải bổ sung Cloramin B vào thùng chứa nước cần làm sạch.

Còn nếu cốc nước chuyển màu vàng, coi như đã có Clo hoạt động dư. Nhưng vấn đề là dư bao nhiêu để đủ tiêu diệt vi trùng và để không dư quá nhiều nhằm tránh lãng phí và, nhất là, tránh gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Để làm việc đó, nhà khoa học có hơn 30 năm kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ dẫn, dùng hồ tinh bột, như nước cháo nấu từ gạo chẳng hạn. Nhỏ hồ tinh bột vào cốc nước màu vàng trên, nước sẽ chuyển màu xanh.

Nếu màu xanh nhạt lượng Clo dư coi như chưa đủ lớn, nước chưa được tiệt trùng. Nếu màu xanh đậm, lượng Clo dư lại quá đặc. Phải pha loãng nước vừa làm sạch bằng nước chưa làm sạch để giảm hàm lượng Clo hoạt động dư xuống ngưỡng an toàn.

Sơ sểnh là có hại cho sức khỏe

PGS.TS Lê Văn Cát, người vừa tham gia giảng dạy kỹ thuật làm sạch nước cho hơn 50 tỉnh thành từ đầu năm 2007 đến nay, nhấn mạnh hàm lượng Clo dư cao cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe. “Dùng nước sau khi làm sạch có hàm lượng Clo dư lớn có nguy cơ mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là ung thư” - PGS.TS Lê Văn Cát nói.

Nhưng thực tế cho thấy, vẫn theo PGS Cát, rất ít người bình thường biết cách thực hiện các thao tác nêu trên dù trong nhà họ có Cloramin B.

So với các hóa chất khử trùng thuộc nhóm Clo khác, Cloramin còn dễ gây rủi ro cao cho người dùng do chúng thuộc nhóm hữu cơ. “Ion Clo dương rất dễ phản ứng với hợp chất hữu cơ để gây ra hợp chất mới, trong đó có dioxin, có nguy cơ gây ung thư trên người” - PGS Cát cảnh báo.

Khó bảo quản và đắt

Không những độc hại, Cloramin B còn khó bảo quản hơn và, nhất là đắt hơn, so với các hợp chất Clo có tác dụng khử trùng khác. Bảo quản không tốt, hàm lượng Clo hoạt động trong Cloramin B sẽ giảm và giảm hiệu năng khử trùng.

Liên quan đến giá thành, Cloramin B thuộc nhóm đắt đỏ. Trên thị trường Việt Nam hiện có các loại hóa chất chứa Clo có tác dụng khử trùng như khí Clo (công thức hóa học là Cl2), nước Javen (dung dịch NaOCl 8 phần trăm), Canxihypocloro hay còn gọi là Clorua Vôi (Ca (OCl)2), và Cloramin.

Theo PGS.TS Lê Văn Cát, tất cả các hợp chất này khi cho vào nước đều tạo ra ion Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động. Một kilôgam khí Clo có thể tạo ra một kilôgam Clo hoạt động và được bán với giá 7.000 – 8.000 đồng/kg. Còn nước Javen với giá 2000 đồng/lít, mỗi lít có thể cung cấp 80 gram Clo hoạt động.

Với Clorua Vôi, một kilôgam dạng rắn, bán với giá 17.000 đồng– 18.000 đồng/kg, có thể cung cấp 650 gram Clo hoạt động.

Trong khi đó một kilôgam Cloramin cung cấp 250-290 gram Clo hoạt động. Với Cloramin B hiện giá khoảng 65.000 đồng/kg, có thể dễ dàng suy ra giá thành Cloramin B tính trên đơn vị Clo hoạt động thuộc dạng gần như đắt nhất.

Vậy nên dùng chất nào trong số các hóa chất trên để thay thế Cloramin B vừa rẻ hơn vừa an toàn và tiện vận chuyển hơn?

Vẫn theo PGS.TS Lê Văn Cát, dùng khí Clo là không được. Đơn giản vì ai cũng biết phải dùng bình áp lực, vừa nguy hiểm vừa không tiện lợi cho vùng lũ. Nước Javen rất rẻ nhưng PGS Cát khuyên cũng không nên dùng. Dung dịch này rất dễ bị pha loãng. Kể cả khi bị pha loãng, mùi của chúng vẫn hắc nên người mua rất khó phân biệt và phát hiện. “Không ít người bán hàng thiếu lương tâm sẵn sàng pha loãng nước Javen dù biết đấy là nước mang về cho dân vùng lũ” - PGS Lê Văn Cát cảnh báo từ thực tiễn đi cơ sở của ông.

PGS Cát khuyến cáo nên dùng Clorua Vôi vì nó đáp ứng tất cả các đòi hỏi như rẻ, an toàn, thuận tiện trong vận chuyển và, nhất là, không sợ bị làm giả. “Giá cao nhất trên thị trường thời kỳ có dịch cũng chỉ 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, đây lại là loại rắn, có cấu trúc và màu sắc đặc trưng. Sản phẩm rắn này, vì thế, vừa dễ vận chuyển vừa không sợ bị làm giả”, PGS Cát nói.

Đã khuyến cáo nhưng...

Nếu Clorua Vôi có nhiều ưu điểm như thế, tại sao không thay cho Cloramin B? Tại sao nhà khoa học không khuyến cáo ngành y tế?

“Tôi không biết các nhà khoa học hay đơn vị khoa học khác phản ứng thế nào nhưng tôi không biết bao nhiêu lần trình bày những lợi và hại nhỡn tiền ấy với các cơ sở y tế. Hầu như không ai nghe” - PGS.TS Lê Văn Cát nói.

Ông đề nghị Chính phủ sớm tổ chức lấy ý kiến rộng rãi giới khoa học và xem xét sớm thay thế Cloramin bằng hóa chất an toàn và rẻ hơn, xóa bỏ một nghịch lý nhỡn tiền tồn tại nhiều năm nay.

TS Nguyễn Hoài Châu, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường cũng chung quan điểm này. Theo TS Châu, bất cập khó hiểu ấy tồn tại cả trong ngành nông nghiệp. Hóa chất tiệt trùng dùng trong công tác thú y cũng chỉ là Cloramin B đắt tiền trong khi rất nhiều nước đều đưa Clorua Vôi hoặc nước Javen vừa dễ chế biến vừa rẻ tiền vào sử dụng.

Chúc bạn sức khoẻ.


(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Cách bảo quản thức ăn thừa an toàn

E-food:
23/06/2011, 12:03 GMT+7
Xem: 1 |
Cách bảo quản thức ăn thừa an toàn
Khi dùng lại các loại thực phẩm này, nên nấu sôi lại lần nữa. Chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó.
Thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn bạn vẫn có thể bảo quản tới hôm sau để dùng lại, nhưng cần chú ý bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn và chất độc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi sử dụng.
Với các loại thức ăn đã nấu chín, nếu dùng không hết phải để lại thì nên nấu sôi trở lại trước khi bảo quản. Sau đó mở nắp, làm nguội nhanh và cho vào hộp cất vào tủ lạnh.
Khi dùng lại các loại thực phẩm này, nên nấu sôi lại lần nữa. Chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó.

Không được làm đông lạnh thức ăn thừa mà không bảo quản chúng kỹ càng trong hộp kín hay bịt kín bằng màng bọc thực phẩm. Không để lẫn thức ăn mới và thức ăn cũ khi bảo quản.
Không nên giã đông thức ăn đông lạnh tự nhiên theo cách để ngoài không khí vài tiếng trước khi nấu. Tốt nhất, chuyển thức ăn xuống ngăn dưới của tủ lạnh trước khi bạn chế biến lại.
Trong trường hợp không có điều kiện để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, cần để món ăn trong nồi, chỗ mát mẻ. Khi ăn thì múc riêng ra bát/đĩa để ăn. Nếu còn lại, không cho phần còn thừa chung vào nồi. Nếu cần bảo quản, phải nấu sôi món ăn trở lại, sau đó mở nắp cho mau nguội trước khi đem cất.

Đã thu hồi 12 sản phẩm nước ép trái cây có nhiễm DEHP

Thanh Niên Online:
Người tiêu dùng thận trọng hơn khi lựa chọn thực phẩm - Ảnh: Nguyên Mi
(TNO) Công ty Yngshin đã thu hồi toàn bộ hơn 37.249 lít sản phẩm của 12 loại nước ép trái cây có nhiễm DEHP khỏi các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của công ty tại các tỉnh, thành trong cả nước, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế, cho biết chiều nay 21.6.

DEHP là chất phụ gia tạo đục công nghiệp có thể gây ung thư, nguy cơ giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới, gây nguy hại đến sức khỏe lâu dài.

Theo đó, các sản phẩm bị thu hồi bao gồm: nước cam ép, nước cam xơ ép, nước cam cà rốt ép, nước ổi đào ép, nước chanh ép, nước chanh dây ép, nước xoài ép, nước hoa quả hỗn hợp, nước quất ép, nước mãng cầu ép, nước mơ và nước táo ép.

Công ty đang chuyển toàn bộ số sản phẩm đã thu hồi về bảo quản tại kho của công ty để chờ xử lý.

Hiên tại, công ty vẫn đang tiếp tục thu hồi những sản phẩm do người tiêu dùng đã mua đem trả.

Bên cạnh đó, Cục ATVSTP cũng đã chỉ đạo các Sở Y tế của 63 tỉnh, thành trong cả nước tiến hành giám sát việc thu hồi nói trên nhằm bảo đảm toàn bộ sản phẩm nêu trên được thu hồi hết.

12 sản phẩm nước trái cây có chứa DEHP của Công ty Yngshin (Thanh Oai, Hà Nội) đã được Cục ATVSTP yêu cầu thu hồi từ ngày 16.6 vừa qua.

Nguyên Mi

Bí quyết chống bức xạ khi tiếp cận máy tính

Quản Trị Mạng - QuanTriMang.com:
Cập nhật lúc 10h35' ngày 20/06/2011

Để tự bảo vệ sức khỏe “quí hơn vàng” của bạn khi tiếp cận nhiều với máy tính, 10 bí quyết dưới đây thực sự hữu hiệu nếu bạn thực hiện đúng cách, tia bức xạ sẽ phần nào đó khó có thể xâm nhập vào cơ thể bạn:

Bí quyết chống bức xạ khi tiếp cận máy tính

1.Trồng hoặc để mấy chậu hoa thuỷ tiên ở bên cạnh máy tính, vì hoa thuỷ tiên có tác dụng “hấp thụ” tia bức xạ.

2. Đối với những người thường xuyên bận rộn và căng thẳng trong cuộc sống, biện pháp đơn giản nhất để “đối phó” với tia bức xạ là mỗi ngày uống 2 - 3 cốc trà xanh vào buổi sáng và ăn một quả cam. Trà rất giàu tiền chất vitamin A, sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành vitamin A, giúp nâng cao thị lực. Nếu không có thói quen uống trà xanh thì có thể uống trà hoa cúc thay thế. Trà hoa cúc cũng có tác dụng chống tia bức xạ và điều hoà chức năng cơ thể.

3. Trước khi lên mạng nên “đeo mặt nạ” bảo vệ da. Ví như phụ nữ có thể dùng mặt nạ ngọc trai hoặc kem ngọc trai, vừa có tác dụng dưỡng da vừa có tác dụng hữu hiệu ngăn chặn nguy hại của tia bức xạ và ô nhiễm môi trường. Sau khi tắt mày tính thì da mặt sẽ bị nhiễm tia bức xạ điện từ, bạn nên kip thời dùng nước lạnh rửa mặt để loại trừ 70% tia bức xạ trên mặt.

4. Khi dùng máy tính, tốt hơn hết bạn nên lắp tấm màn hình bảo vệ để giảm nhẹ nguy hại của tia bức xạ, trong phòng cũng không nên đặt những vật mang tính kim loại, để tránh hình thành nên sóng điện từ liên tiếp phát đi phát lại. Khi sử dụng máy tính cần chỉnh vừa vặn độ sáng của màn hình bởi độ sáng của màn hình càng lớn thì tia bức xạ điện từ càng mạnh. Nhưng cũng không nên chỉnh màn hình quá tối sẽ gây ra cận thị và mệt mỏi cho mắt.

5. Nên cố gắng hết sức để mua máy tính mới, không nên dùng máy tính cũ vì tia bức xạ của máy tính cũ thường cao hơn, gấp 1-2 lần so với máy mới.

6. Vị trí đặt máy tính rất quan trọng. Hạn chế không để mặt sau của máy tính chĩa vào người khác, bởi vì tia bức xạ mạnh nhất là phía sau máy tính, sau đó là hai bên máy, phía trước màn hình là yếu nhất. Khoảng cách với máy tính là 50 - 70cm như thế có thể làm giảm thương tổn do tia bức xạ điện từ gây ra.

7. Chú ý thông khí trong phòng. Khi bật máy tính một lúc lâu, bạn sẽ thấy máy tính tỏa mùi. Ngửi nhiều mùi này chắc chắn là không tốt. Vì vậy phòng đặt máy tính nên lắp thêm quạt thông gió. Nếu nhà bạn không có quạt thông gió thì hãy thường xuyên mở cửa sổ để lưu thông không khí.

8. Chú ý ăn những thực phẩm chứa vitamin A, C phong phú như cà rốt, cà chua, giá đỗ, thịt nạc và gan động vật.

9. Những người thường xuyên làm việc với máy tính thường xuyên cảm thấy đau mỏi mắt và khô đỏ. Vì vậy, nên đặt trên bàn máy tính mấy quả chuối. Vừa làm việc vừa ăn loại quả này sẽ giúp cơ thể bài trừ lượng muối thừa, cân bằng hấp thụ K, tăng cường thị lực.

10. Tránh ngồi trước máy tính nhiều giờ liền mà nên nghỉ ngơi, thư giản trong thời gian dao động từ 45 phút đến 01 giờ.


Theo XHTT

Cách kiểm tra bức xạ gây ung thư của điện thoại

Quản Trị Mạng - QuanTriMang.com:
Cập nhật lúc 08h57' ngày 17/06/2011

Cuối tháng 5/2011, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố điện thoại di động vào nhóm các tác nhân có thể gây ung thư, cụ thể là sóng điện thoại có ảnh hưởng đến não khiến người dùng không khỏi giật mình. Câu hỏi được đặt ra, mức độ phát xạ từ chú “dế” của bạn có nằm trong danh sách này?

Cách kiểm tra bức xạ gây ung thư của điện thoại

Mặc dù kết kết luận của WHO đưa ra vẫn còn gây nhiều tranh cãi, song trên thực tế, các nhà khoa học cũng đồng tình rằng, mức độ bức xạ điện thoại cao thấp có ảnh hưởng khá lớn tới sức khoẻ người dùng.

Tỷ lệ bức xạ điện thoại, gọi là SAR (specific absorption rate) của các sản phẩm phải luôn được kiểm tra trước khi sản phẩm đó được tung ra thị trường, tới tay người sử dụng. SAR được đo bằng chỉ số watt/kilogram.

SAR không được phép cao hơn 1,6 w/kg và các nhà sản xuất phải xuất giấy chứng nhận từ một phòng thí nghiệm độc lập chứng tỏ rằng sản phẩm của họ nằm trong giới hạn an toàn cho phép.

Hãy đối chiếu 20 mẫu điện thoại có mức độ bức xạ cao nhất hiện nay được đăng tải trên trang công nghệ CNet đang có mặt trên thị trường để xem “dế” của bạn có nằm trong danh sách này không nhé. Còn nếu ai chưa mua, thì cũng nên tránh 20 “dế” này để không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ.

STT

Mẫu điện thoại

SAR (w/kg)

1

Motorola Bravo

1,59

2

Motorola Droid 2 Global

1,58

3

Sony Ericsson Satio (Idou)

1,56

4

Sony Ericsson XperiaX10 Mini Pro

1,55

5

Kyocera Jax S1300

1,55

6

Motorola i335

1,53

7

Nokia Astound

1,53

8

Motorola Defy

1,52

9

Motorola Grasp

1,52

10

ZTE Salute

1,52

11

LG Rumor 2

1,51

12

Motorola Droid

1,49

13

Sanyo Vero

1,49

14

Motorola Droid 2

1,49

15

HTC Desire

1,48

16

LG Chocolate Touch

1,47

17

Motorola Atrix 4G

1,47

18

Kyocera Wild Card M100

1,46

19

Kyocera X-tc

1,45

20

Motorola i576

1,45

Với danh sách được công bố này, có thể thấy đây hầu hết là các dòng điện thoại cao cấp, smartphone. Trong đó, thương hiệu Motorola “đóng góp” tới 9/20 “dế”.

Vậy còn những “dế” tầm trung hiện đang có nhiều người dùng thì sao? Sau đây là một số điện thoại của các hãng có mức độ bức xạ khá lớn, trong quá trình sử dụng người dùng cần có biện pháp để tránh tiếp xúc trực tiếp lâu.

Nokia: 2320 (1,47); 2600 (1,43); 1680 (1,39); 5700 Xpress Music (1,33); 1661 (1,31); 5800 Navigation Edition (1,29); 3711 (1,28); 5310 Xpress Music (1,25)…

HTC: SMT5800 (1,49); Desire (1,48); Droid Incredible (1,4); Droid Incredible (1,29)…

LG: Apex (1,38); Ally (1,36);AX 275 (1,34); enV2 (1,34); enV3 (1,34); Accolade (1,27); Chocolate 3 VX8560 (1,26)…

Motorola: C168i (1,44); Droid X (1,43); Citrus (1,39); Droid Pro (1,39); Backflip (1,37); Clliq XT (1,36);

BlackBerry: BlackBerry 8830 (Sprint) (1,46); BlackBerry (verizon wireless) (1,46); BlackBerry Bold 9650 (US Cellular) (1,43); BlackBerry Bold 9650 verizon (1,43); BlackBerry Bold 9700 (1,37); BlackBerry Curve 8530 (MetroPCS) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Verizon wireless) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Virgin Mobile) (1,31);BlackBerry 8820 (AT&T) (1,28); BlackBerry 8820 (T-mobile) (1,28); …

Samsung: Comeback SGH-T559 (1,35); Epix (1,3)…

SonyEricsson: TM506 (1,43); Xperia X10 (1,43); Z750a (1,42); W300i (1,42); Vivaz (1,38); Z710i (1,36); C902 (1,32); W5801 (1,26)…


Theo VnMedia

quantrimang.com.vn - Thiết bị số » Kinh nghiệm

9 cách sử dụng điện thoại tránh bị ung thư

Cập nhật lúc 08h22' ngày 06/06/2011

Tổ chức WHO đã công bố hôm 31/5/2011 rằng, điện thoại di động có thể gây ung thư não. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sử dụng điện thoại di động?

>>> Danh sách ĐTDĐ bức xạ nhiều nhất/ít nhất

9 cách sử dụng điện thoại tránh bị ung thư

Điện thoại di động giao tiếp bằng sử dụng các tín hiệu trong phổ tần sóng vô tuyến. Các chùm tín hiệu RF (tần số vô tuyến) vô hình thâm nhập vào cơ thể con người khi thiết bị sử dụng và tiềm ẩn lâu dài có thể gây bệnh ung thư, cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bộ nhớ như gây ra mất phương phướng và chóng mặt. Dưới đây là cách phòng tránh để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng ĐTDĐ

1. Cân bằng giữa sự an tàn và tiện lợi

Trong khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng phụ của việc sử dụng ĐTDĐ, thì cũng có nhiều nghiên cứu bác bỏ ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này tạo ra một sự không chắc chắn và vì vậy, họ vẫn tiếp tục sở thích đó, tăng cường sử dụng ĐTDĐ.

Điều này cũng là dễ hiểu vì ĐTDĐ rất thuận tiện, chúng cho phép mọi người kết nối với nhau nhanh chóng và giữ cho mọi người liên lạc với thế giới.

Tuy nhiên, một cuộc thí nghiệm lớn với hơn 2-4 tỷ người trên thế giới cho thấy, 70-80% năng lượng của ĐTDĐ đã thâm nhập vào bộ não nhưng hậu quả lâu dài chưa được biết chính xác. Vì vậy, khi cân nhắc giữa sự thuận tiện và sự ảnh hưởng tới sức khỏe, người dùng nên cân bằng lại, nên giảm tiếp xúc với các sóng vô tuyến phát ra từ ĐTDĐ.

2. Quay lại dùng điện thoại có dây

Nên sử dụng điện thoại có dây để liên lạc thay cho điện thoại di động khi ở nơi làm việc, ở nhà,…Nên sử dụng điện thoại có dây cho các cuộc đàm thoại dài.

3. Hạn chế các cuộc gọi quá lâu bằng ĐTDĐ

Đàm thoại quá lâu qua ĐTDĐ sẽ làm tăng tiếp xúc tín hiệu vô tuyến phát ra từ thiết bị với não người, thậm chí một cuộc gọi 2 phút cũng làm biến đổi hoạt động điện não. Vì vậy, bằng việc giảm thời gian sử dụng ĐTDĐ và dành cho việc sử dụng khi cần thiết, người dùng có thể giảm tác động tới não.

4. Sử dụng tai nghe để tăng khoảng cách giữa điện thoại và đầu của bạn

Cách tiếp cận tốt nhất để sử dụng ĐTDĐ là tăng khoảng cách giữa người dùng và sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại. Khi đàm thoại, nên để điện thoại ở chế độ loa ngoài.

Sử dụng nhắn tin nhiều hơn là gọi điện cũng là cách để tránh điện thoại tiếp xúc gần đầu người. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc nhắn tin. Khi nhắn tin, gửi mail,… nên giữ điện thoại cách xa cơ thể người.

Nên để điện thoại trong cặp (túi xách), tránh xa khỏi cơ thể. Giữ điện thoại cách xa khi bấm số kết nối. Vì lúc đó điện thoại sử dụng bức xạ nhiều hơn so với thời gian đàm thoại. Vì vậy, hãy nhìn vào màn hình đến khi cuộc gọi được kết nối mới đưa lên nghe.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đàn ông để điện thoại trong túi quần có thể giảm tới 30% số lượng tinh trùng. Vì vậy, cần giữ điện thoại tránh xa khỏi tất cả các bộ phận quan trọng của người (tim, gan,…).

5. Đứng một chỗ khi gọi ĐTDĐ

Nếu bạn vừa gọi vừa di chuyển, bức xạ nhiều hơn sẽ được phát ra vì điện thoại cần giữ cho liên lạc luôn được kết nối khi người dùng di chuyển. Điều này bao gồm cả đi bộ và đi trên xe. Khi người dùng di chuyển, điện thoại tiếp tục quét để giữ được kết nối khi vị trí thay đổi.

6. Tắt điện thoại khi không sử dụng

ĐTDĐ khi ở chế độ chờ vẫn phát ra bức xạ, chỉ có tắt chúng đi thì bức xạ mới chấm dứt. Vì vậy, khi không cần dùng nên tắt điện thoại đi.

7. Hãy cân nhắc có nên cho trẻ sử dụng ĐTDĐ hoặc hạn chế chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Hãy nhớ rằng, trẻ con nhạy cảm hơn với các bức xạ phát ra từ ĐTDĐ. Hộp sọ của trẻ thường mỏng hơn và bộ não đang phát triển. Vì chúng đang phát triển, các tế bào phân chia với tỉ lệ nhanh hơn, điều này có nghĩa rằng, ảnh hưởng của bức xạ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

8 Tìm kiếm các sản phẩm thiết kế để bảo vệ khi sử dụng ĐTDĐ

Có một số thiết bị trên thị trường được tạo ra vì mục đích đó, chẳng hạn, thiết bị bảo vệ EMF của điện thoại. Chúng có chip nhỏ hoặc các nút để giảm thiểu tác động của tín hiệu phát ra từ ĐTDĐ.

9. Mua ĐTDĐ có tỷ lệ phát xạ thấp

Người dùng có thể tham khảo các thương hiệu điện thoại có tỷ lệ phát xạ thấp tại đây. Kích vào từng thương hiệu điện thoại, người dùng sẽ nhìn thấy các loại điện thoại được bán trên thị trường và mức bức xạ của chúng.


Theo VnMedia (PCW)

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết bị sốc nặng - VnExpress

VnExpress:
Thứ sáu, 17/6/2011, 17:20 GMT+7

Ngày 17/6, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long công bố hiện có 289 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng khoảng 100 ca so cùng kỳ, nên cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch ở tỉnh.

Theo đại diện Trung tâm y tế dự phòng Vĩnh Long, rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc rất nặng phải thở bằng máy. 2 bệnh nhi đã tử vong. Đó là em Châu Hữu Nhân (5 tuổi) và Thạch Văn Trọn (4 tuổi).

Bệnh viện ghi nhận hai trường hợp này bệnh rất nặng, khi gia đình đưa đến cấp cứu thì đã sốc, mê man.

Trước nguy cơ bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát, ngành y tế tỉnh đã chỉ đạo tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng tại 11 xã có nguy cơ cao. Đồng thời cảnh báo rộng rãi trong dân chúng để phòng và phát hiện bệnh sớm, kịp đưa bệnh nhân đến bác sĩ thăm khám, điều trị.

Chỉ vài ngày trước, 2 em bé ở Cà Mau cũng qua đời vì sốc xuất huyết. Ngành y tế tỉnh Cà Mau đã cảnh báo dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và có dấu hiệu bùng phát ở vùng cực Nam đất nước.

Đông Nhi

Bố mẹ đi chơi, con ở nhà bị chồn ăn mất ngón tay

VnExpress:
Chủ nhật, 19/6/2011, 08:03 GMT+7
Ảnh:
Ảnh minh họa: Allaboutferretscentral.


Một cặp vợ chồng ở Thung lũng Grain, bang Missouri, Mỹ bị buộc tội gây nguy hiểm cho trẻ ở cấp độ 1 sau khi họ đi chơi để cậu con trai mới 4 tháng tuổi ở nhà bị chồn (vật nuôi trong nhà) ăn mất 7 ngón tay.

Theo ABC News Radio, hai vợ chồng Ryan và Carrie Waldo khai rằng, đêm đó họ đang ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thét của con trai. Vào đến nơi họ phát hiện con chồn nuôi trong nhà đã cắn đứt ngón tay của con.

Tuy nhiên, theo nhật ký điện thoại thì đêm xảy ra sự cố cả hai vợ chồng Waldo đều đi vắng. Sau khi sự việc xảy ra, người cha đã ném con chồn vào máy giặt và giết nó. Sau đó, họ đã gọi cấp cứu 911 và đưa con đến Bệnh viện Nhi Mercy.

Hai vợ chồng Waldo đều thừa nhận sai lầm của mình. Con chồn này là món quà họ nhận được nhân dịp Giáng Sinh và được phép đi lại tự do trong nhà. Trước đó họ từng định vứt con chồn này đi, nhưng chưa kịp làm thì xảy ra sự cố.

Đây là một trong số nhiều vụ con người bị vật nuôi tấn công xảy ra trong năm vừa qua tại Mỹ.

Theo một báo cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ, những vật nuôi lạ dường như tỏ ra hung hăng hơn những con vật nuôi thông thường như chó, mèo. Chúng dễ gây nguy hiểm đặc biệt với những trẻ dưới 5 tuổi.

"Bất kỳ động vật hoang dã nào nuôi trong nhà cũng là một mối nguy, đặc biệt với trẻ nhỏ. Chúng có thể là vật trung gian gây bệnh truyền nhiễm hoặc gây chấn thương cho các bé", tiến sĩ Lara Zibners, bác sĩ nhi thuộc Trung tâm y tế Long Island Jewish ở New York cho biết.

Phương Trang

Đức: Phát hiện vi khuẩn E.coli lây từ người sang người

SGGP Online
Chủ nhật, 19/06/2011, 16:38 (GMT+7)

Theo AFP, giới chức y tế Đức ngày 19-6 đã phát hiện trường hợp lây nhiễm đầu tiên vi khuẩn E.coli từ người sang người. Một phụ nữ làm việc tại bếp ăn của một công ty dịch vụ ăn uống gần Frankfurt bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi ăn giá và trong khi chế biến thức ăn bà đã truyền vi khuẩn này sang thức ăn làm 20 người bị nhiễm.

Trước đó, Bộ Y tế Đức cho biết vi khuẩn E.coli gây đợt dịch nhiễm khuẩn đường ruột ở châu Âu đã được phát hiện trong nước của một con suối ở Frankfurt thuộc bang Hesse. Trong khi chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về mức độ nguy hiểm của nước suối nhiễm khuẩn, người dân địa phương đã được khuyến cáo không nên sử dụng nước từ con suối này để giặt rửa hoặc tưới rau.

Cho tới nay, đã có 3.400 người bị lây nhiễm chủng khuẩn E-Coli O104:H4 và có tới 38 người thiệt mạng bởi chủng khuẩn này. Mặc dù trận dịch đã giảm xuống nhưng Bộ Y tế Đức cho biết các biện pháp phòng ngừa vẫn được siết chặt.

K.MINH

Cách đơn giản để tránh nhiễm khuẩn E.Coli

VTC News:
16/06/2011 13:05

(VTC News) - Phần lớn các nạn nhân bị tiêu chảy ra máu, và không ít người bị biến chứng thận là do nhiễm khuẩn E. coli. Tuy nhiên, cách phòng tránh nhiễm khuẩn không khó.


Đã có 36 người chết sau khi bùng phát của vi khuẩn E. Coli ở Đức và một số nước khác ở châu Âu. Trong khi đó, 812 trong số 3.256 người bị nhiễm vẫn còn đang phải chiến đấu với loại vi khuẩn này để tránh khỏi cái chết, báo cáo trên do Trung tâm kiểm soát dịch bệnh phòng chống và châu Âu cho biết.

Cách đơn giản để tránh nhiễm khuẩn E.Coli
Khuẩn E. Coli

Những vụ nhiễm khuẩn E. Coli đang gây sự hoang mang trên khắp thế giới trong đó có người dân Việt Nam. Nỗi sợ hãi này hoàn toàn là có lý vì E. Coli là một loại vi khuẩn tìm thấy ở khắp mọi nơi: nước, thực phẩm, đất, nhà vệ sinh, nhà bếp, không khí…

Dân chúng cần được cảnh báo về sự nguy hiểm của loại vi khuẩn này, tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả E. coli đều gây nguy hiểm. Chỉ có một số loại có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như E. coli chủng O104: H4 gây ổ dịch ở Đức gần đây, và E. coli chủng O157: H7 bùng phát tại Hoa Kỳ vào năm 1982.

Loại O104: H4 thuộc dạng Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC), có thể gây tiêu chảy ra máu đối với người bị nhiễm bệnh. Thậm chí, những ca bệnh này thường phát triển thành hội chứng tán huyết uraemic (HUS), một căn bệnh có thể gây ra suy thận và các biến chứng nhiễm trùng khác.

E. coli sống ở nhiệt độ 7 độ C và chết ở nhiệt độ 70 độ C. Vì vậy, nếu thực phẩm được nấu chính đúng cách, vi khuẩn sẽ chết.

Để tránh sự nguy hiểm của E. Coli, hãy tìm hiểu hướng dẫn đơn giản của Katherine Zeratsky, Chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic:

- Lưu ý sự xuất hiện của mùi, hương vị lạ của thức ăn và nước uống trước khi đưa chúng vào cơ thể.

- Rửa thực phẩm thật kỹ lưỡng. Chà xát bề mặt thực phẩm cho đến sạch càng tốt.

- Rửa tay, đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp bằng xà phòng và nước ấm trước khi sử dụng.

- Phân loại thực phẩm chưa chế biến ra khỏi không gian để thực phẩm đã chế biến hoặc sơ chế.

- Nấu thức ăn với nhiệt độ đến mức tối thiểu là 71 độ C.

- Giữ thực phẩm với các kỹ thuật bảo quản tốt trong tủ lạnh.

- Tránh các loại nước ép, sản phẩm sữa, và uống rượu táo không tiệt trùng.

- Tránh dùng đồ uống từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Damai
(Theo Vivanews)

Tìm ra thủ phạm gây đầu độc hàng loạt du khách Đà Lạt

VnExpress:
Thứ hai, 13/6/2011, 12:57 GMT+7

Khảo sát thực địa tại nhà hàng Tâm Châu ở huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, để tìm nguyên nhân khiến gần 500 du khách Đà Lạt bị ngộ độc, cơ quan chức năng xác định nước giếng khoan ở đây đã nhiễm bẩn do vi khuẩn.

> Hàng trăm du khách Đà Lạt nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Cuối tuần qua, Sở y tế Lâm Đồng phối hợp với Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiến hành khảo sát điều tra thực địa tại nhà hàng Tâm Châu để khoanh vùng dịch tễ. Xác định ban đầu, nguồn nước tại nhà hàng này là từ giếng khoan đã bị nhiễm bẩn.

Theo Chánh thanh tra Sở Y tế Lâm Đồng, bác sĩ Võ Đông Phương, đoàn kiểm tra đã lấy hơn 30 mẫu thực phẩm tại nhà hàng Tâm Châu để đưa đi xét nghiệm và nuôi cấy. Kết quả sơ bộ cho thấy các mẫu nước đá, nước sinh hoạt, thực phẩm đều bị nhiễm vi khuẩn.

Tuy nhiên đại diện Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cho rằng, nguồn nước tại nhà hàng Tâm Châu có thể không phải là thủ phạm duy nhất gây ra toàn bộ vụ ngộ độc của du khách tuần qua. Tình trạng ngộ độc xảy ra ở nhiều đoàn khách, quá trình ăn uống, nghỉ ngơi tại nhiều nơi nên khó xác định nhanh nguồn gây bệnh. Nhiều bệnh nhân trong hành trình đến và ở Đà Lạt, đã ăn uống tại hơn chục nhà hàng, quán ăn khác nhau.

Sở Y tế nhận định, có thể khách bị bệnh do thực phẩm từ nguồn nước ô nhiễm, chứ không phải ngộ độc thực phẩm thông thường. Dự kiến Sở Y tế sẽ có kết luận trong vài ngày tới. Trước mắt Sở Y tế đã yêu cầu nhà hàng Tâm Châu tạm ngưng hoạt động để tổng vệ sinh và khắc phục các nguyên nhân nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Du khách Đà Lạt ngộ độc thực phẩm cấp cứu ở bệnh viện. Ảnh: Quốc Dũng
Du khách Đà Lạt ngộ độc thực phẩm cấp cứu ở bệnh viện. Ảnh: Quốc Dũng

Trước đó để tìm hiểm nguyên nhân gây ngộ độc hàng trăm khách du lịch đến Đà Lạt, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã khoanh vùng điều tra một số nhà hàng, cơ sở ăn uống. Nghi vấn tập trung vào nhà hàng Tâm Châu, bởi có nhiều đoàn khách đã nghỉ ngơi, ăn uống tại đây, sau đó lên Đà Lạt thì có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Có hai đoàn khách ở Vĩnh Long và Tây Ninh đến Đà Lạt tham quan 4 ngày. Khi về ghé nhà hàng Tâm Châu ăn uống, đến nhà thì nhiều người cũng phải nhập viện.

Cơ quan chức năng Đà Lạt đã kiểm tra 12 khách sạn, nhà hàng có du khách bị ngộ độc. Nhiều cơ sở bị phạt hành chính do không đảm bảo các quy định, đặc biệt không lưu mẫu thực phẩm gây khó khăn trong truy xuất nguồn gốc gây ngộ độc để kịp thời khống chế.

Nhà hàng Tâm Châu hoạt động khoảng một năm nay, chủ yếu sử dụng nguồn nước từ giếng khoan để chế biến thức ăn. Nhà hàng chưa gửi mẫu đi kiểm tra chất lượng nguồn nước. Đây là điểm nhiều đoàn khách du lịch ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và TP HCM dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống. Ước tính khoảng 2.000 lượt khách mỗi ngày, cao điểm có khi 3.000-4.000 người một ngày.

Quốc Dũng

Người thấp nhất thế giới

Thanh Niên Online:

(TNO) Danh hiệu người thấp nhất hành tinh đã chính thức thuộc về Junrey Balawing, cậu con trai cả của một bác thợ rèn ở Philippines.

Theo hãng tin AFP, Balawing đã được công nhận là người thấp nhất thế giới vào hôm 12.6 khi anh tổ chức sinh nhật lần thứ 18 của mình.

Hiện nay, anh Balawing chỉ cao 59,93 cm.

Được biết, Balawing đã ngưng phát triển khi anh chỉ là cậu bé mới biết đi chập chững.


Balawing chụp ảnh cùng người thân - Ảnh: AFP

Balawing là người anh lớn trong gia đình có 4 người con ở thị trấn Sindangan, thuộc đảo Mindanao, miền nam Philippines.

“Anh ta chính thức là người thấp nhất thế giới”, Craig Glenday - Tổng biên tập của Sách kỷ lục thế giới Guinness - tuyên bố sau khi đo chiều cao của Balawing.

Người giữ kỷ lục thấp nhất hành tinh trước đây thuộc về Khagendra Thapa Magar ở Nepal, vốn chỉ cao 67,08 cm vào năm 2010.

Huỳnh Thiềm

Cô gái 26 tuổi mắc bệnh sợ đàn ông

VnExpress:
Thứ sáu, 3/6/2011, 08:01 GMT+7

Chân tay tê cóng, họng khô, nghẹt thở, Emily Day sợ hãi khi thấy người đàn ông lạ trước cửa. Chứng bệnh sợ nam giới khiến cô gái 26 tuổi này chưa từng có bạn trai.

"Tôi không thể xác định được nỗi sợ này bắt đầu từ khi nào. Tôi vẫn là trinh nữ vì không dám gần đàn ông. Tôi không phải là les. Tôi có thể xem những bức hình của các chàng trai và tán chuyện với bạn bè về họ nhưng thật khó khăn nếu tôi đối mặt trực tiếp với họ", Emily ở Chelmsford, Essex, Anh, kể.

Nỗi ám ảnh sợ nam giới thường xảy ra với những trường hợp bị lạm dụng, nhưng Emily lại là ngoại lệ. Cô chưa từng bị ai làm hại. Cô cũng không sợ bị nam giới tấn công, nhưng nỗi lo vô lý cứ ám ảnh cô từ thời thơ ấu.

"Tôi lớn lên trong một gia đình toàn phụ nữ và có thể đó là lý do gây ra điều này. Cha tôi đã rời bỏ mẹ khi tôi mới 6 tuổi và từ đó tôi không còn thấy ông nữa", cô kể.

Emily nhớ mãi cảm giác sợ hãi đàn ông xuất hiện năm mình 13 tuổi. "Tôi phải ký nhận một bưu kiện và thấy người đàn ông lạ ở cửa. Tôi thấy khó thở và lên cơn sốt. Chị gái Sarah đã phải ra đỡ và dìu tôi nằm xuống", Emily chia sẻ với The Sun.

Cô cho biết, mỗi cơn sợ đàn ông của mình thường kéo dài 10 phút đến một giờ. Ban đầu cô cảm thấy đỏ mặt, rồi cả người nóng bừng dần lên. Cô cố gắng giữ bình tĩnh nhưng không thể thở được, và nỗi sợ hãi dần xâm lấn cả cơ thể.

Ảnh: The Sun.
Cứ thấy người đàn ông lạ là chân tay Emily tê cóng còn mặt cô nóng bừng, sợ hãi. Ảnh: The Sun.

Vấn đề này gây trở ngại cho giao tiếp của Emily và khiến việc ra khỏi nhà trở nên khó khăn đối với cô. "Nếu tôi muốn gặp bạn bè, tôi phải mời họ tới nhà mình vì tôi không muốn nhìn thấy bố họ".

Càng lớn, nỗi sợ hãi càng lớn dần trong Emily. Cô không muốn sống mãi như vậy nên đã tìm sự trợ giúp từ mẹ. Khi nghe con gái thổ lộ nỗi niềm - lúc Emily 14 tuổi, mẹ cô, hiện đã 60 tuổi, cho rằng sự đổ vỡ giữa vợ chồng mình đã gây nên cú sốc cho con gái hoặc do ở trường con gặp chuyện không hay với bạn trai.

"Tôi đã khóc nức lên và nói với mẹ rằng, tôi không có vấn đề gì với bạn trai, thậm chí tôi chưa bao giờ có bạn trai. Vấn đề là tôi sợ nam giới. Bà đã an ủi tôi và nói sẽ giúp tôi", Emily nhớ lại.

Sau đó, cô được mẹ dẫn tới một phòng tư vấn tâm lý. Emily đã nói hết với bác sĩ bí mật của mình. Cô cảm thấy như trút được gánh nặng. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc chứng sợ đàn ông - một vấn đề rối nhiễu tâm trí. Emily bắt đầu được hướng dẫn tập các bài rèn luyện cho tinh thần và điều tiết hơi thở - những thứ sẽ giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi.

"Công việc hiện tại của tôi là tư vấn tuyển dụng. Tôi vẫn không thể bình tĩnh mỗi khi phải phỏng vấn người khác giới nhưng tôi phải cố gắng đối mặt, dù điều đó thật khó khăn", Emily thổ lộ.

Cô vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp được người đàn ông khiến cô không còn cảm thấy lo lắng, hoảng hốt khi gần gũi và mong muốn có một tổ ấm bên "một nửa" và những đứa trẻ của mình.

Hiện tại, dù chưa thể chiến thắng nỗi sợ của mình. Emily vẫn rất yêu đời và cảm thấy hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.

Minh Thùy

19 loại nước ép quả và si rô bị thu hồi vì chứa DEHP

VnExpress:
Thứ hai, 13/6/2011, 08:58 GMT+7

Các mẫu này vừa được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm TP HCM phát hiện có phụ gia chứa chất gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới - DEHP.

> Thêm sirô, kẹo xốp có chứa độc chất DEHP bị thu hồi

Trong danh sách này có 3 loại nước ép do Công ty TNHH Nhất Phú Quý nhập khẩu từ Đài Loan là các hương vị chanh dây, xoài và trái vải.

16 loại sirô các mùi dâu, kiwi, táo xanh, nho, vải, chanh, dưa gang, bách hương, đào, cam, xí muội, xoài, thơm, táo đỏ, lựu và dâu lam do Công ty Hà Thànhnhập khẩu từ Đài Loan, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với DEHP.

Đại diện Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM cho hay, ngay sau khi phát hiện có chứa độc chất, Chi cục đã yêu cầu các công ty thu hồi nhanh chóng toàn bộ sản phẩm. Chi cục sẽ phối hợp thanh tra Sở Y tế giám sát, lấy mẫu hàng trong nhóm bị nhiễm chất độc đang bày bán trên thị trường.

Cuối tháng 5, gần 500 danh mục sản phẩm do 155 nhà sản xuất đồ uống và ăn tại Đài Loan bị phát hiện có chứa DEHP. Cơ quan y tế Đài Loan đã thông báo đến các nước nhập khẩu sản phẩm này, trong đó có Việt Nam.

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là hợp chất hữu cơ lỏng, khi đi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài có thể hại đến sức khỏe.

Thiên Chương


Thứ bảy, 11/6/2011, 08:59 GMT+7

Thêm sirô, kẹo xốp có chứa độc chất DEHP bị thu hồi

Các mặt hàng vừa được thu hồi gồm kẹo xốp Marshies hương vani, kẹo xốp Marshies socola và kẹo xốp Marshies hương dâu, có nguồn gốc nhập khẩu từ Phillippines đang được một công ty ở quận Tân Bình phân phối.
>Thu hồi hàng loạt thạch rau câu khoai môn/ TP HCM soi chất độc hại trong phụ gia thực phẩm

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM cho biết, việc thu hồi sản phẩm vừa hoàn tất hôm nay, sau khi Chi cục này chủ động lấy ngẫu nhiên 13 mẫu sản phẩm của các mặt hàng nguy cơ cao để kiểm nghiệm chất DEHP - một chất độc có trong phụ gia thực phẩm.

Kết quả xét nghiệm sau đó phát hiện, ngoài mẫu thạch rau câu hương vị khoai môn hiệu Taro của một công ty ở Bình Dương, thì 3 mẫu sản phẩm kẹo xốp do của Công ty TNHH ở Tân Bình TP HCM bị dính chất DEHP.

Từ kết quả xét nghiệm, công ty đã chấp nhận phong toả 3 lô hàng gồm 2.141 thùng trong kho và thu hồi 100 thùng sản phẩm đã đưa ra thị trường theo yêu cầu của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả thu hồi, xử lý sẽ thông báo trong một vài ngày tới.

Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP HCM phối hợp thanh tra Sở Y tế thanh tra đột xuất 4 công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm giải khát trên địa bàn thành phố và phát hiện sirô táo đỏ, sirô nho, sirô vải. Đây là các sản phẩm do nhập khẩu từ Đài loan do nhà xuất khẩu là Công ty TNHH Ye Yen Gen sản xuất. Trước đó, mặt hàng này có trong danh sách các sản phẩm và công ty bị cơ quan Y tế Đài loan cảnh báo có dính chấp DEHP.

Sau khi phát hiện, Chi cục đã yêu cầu nhà phân phối tại quận Tân Bình tiến hành thu hồi hơn 1.000 chai sirô từ 46 cửa hàng đang bày bán.

Đại diện Sở Y tế TP HCM cho hay sẽ tiếp tục chỉ đạo việc kiểm soát mở rộng đối với các công ty kinh doanh các mặt hàng giải khát nằm trong danh sách cảnh báo từ mạng cảnh báo an toàn thực phẩm toàn cầu INFOSAN.

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là một hợp chất hữu cơ lỏng khi đi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài có thể hại đến sức khỏe.

Cuối tháng 5, tại Đài Loan, gần 500 danh mục sản phẩm do 155 nhà sản xuất đồ uống và đồ ăn tại nước này đã bị phát hiện có chứa DEHP. Thông tin được cơ quan y tế Đài Loan thông báo đến các nước có nhập khẩu sản phẩm liên quan trong đó có Việt Nam.

Trung Hào


Thứ năm, 2/6/2011, 14:41 GMT+7

Thu hồi hàng loạt thạch rau câu khoai môn

Ảnh:
Thạch rau câu hương vị khoai môn của New Choice bị thu hồi. Ảnh: Eway.
Tính đến trưa ngày 1/6, Công ty New Choice Foods (Bình Dương) đã thu hồi hơn 3.500 thùng thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu Taro có sử dụng chất phụ gia tạo đục chứa độc chất DEHP.
> Nhiều đồ uống Đài Loan chứa chất gây ung thư

Trước đó, cơ quan y tế Đài Loan xác nhận Triko Foods Co.LTD đã bán một lô hàng nghi ngờ là chất phụ gia tạo đục có chứa DEHP cho Công ty New Choice Foods của Việt Nam.

Vì thế, đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã kiểm tra đột xuất tại công ty New Choice Foods và niêm phong 100 kg chất phụ gia tạo đục.

Công ty này chỉ nhập phụ gia để sản xuất rau câu mà không bán lại cho bất kỳ nhà sản xuất hoặc đại lý phụ gia nào khác.

Theo báo cáo, trên thị trường hiện còn gần 3.700 thùng thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu Taro. Công ty đã thông báo cho các đại lý và siêu thị trên toàn quốc thu hồi toàn bộ sản phẩm này (thời gian đến hết ngày 6/6).

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không nên hoang mang, lo lắng. Đây là một sự cố ngoài ý muốn và mới chỉ phát hiện ở sản phẩm Thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu Taro của Công ty New Choice Foods.

Phương Trang

Người phụ nữ bị tinh tinh cắn nát mặt được ghép mặt toàn diện

Thế giới - Dân trí:
Thứ Bẩy, 11/06/2011 - 17:28

(Dân trí) - Một phụ nữ Mỹ từng bị một con tinh tinh tấn công hồi năm 2009 đã được phẫu thuật ghép mặt toàn diện và đây là ca ghép mặt thứ 3 kiểu này tại Mỹ.
>> Người ghép mặt toàn diện đầu tiên tại Mỹ diện kiến báo giới

Bà Charla Nash với gương mặt bị biến dạng trước khi được ghép mặt.

Ca ghép mặt cho bệnh nhân từ bang Connecticut diễn ra tại bệnh viện Brigham & Women ở thành phố Boston.

Charla Nash, 57 tuổi, đã bị thương nặng khi một con tinh tinh nặng hơn 90kg của một người bạn lên cơn thịnh nộ. Bà Nash đã bị mất 2 tay, mũi và mắt, khiến bà bị mù và mặt biến dạng sau vụ tấn công. Con thú dữ sau đó đã bị cảnh sát bắn chết.

“Đối với chúng tôi, bà ấy không phải là người phụ nữ từng bị tinh tinh tấn công”, bác sĩ Bohdan Pomahac, người đứng đầu ca phẫu thuật ghép mặt, nói.

“Đối với chúng tôi, Nash là một phụ nữ mạnh mẽ và can đảm, người đã truyền cảm hứng cho nhóm y tế để làm tất cả những gì có thể nhằm hồi phục cuộc sống bình thường cho bà ấy.

Gương mặt của bà Nash được dựng lại hồi tháng trước bởi một nhóm y tế gồm hơn 30 bác sĩ, y tá, nhân viên gây mê và các phụ tá trong một cuộc phẫu thuật đầy thách thức, vốn trở nên phức tạp gấp đôi do có thêm một cuộc phẫu thuật ghép 2 bàn tay.
Bà Nash trước khi bị tinh tinh tấn công năm 2009.

Nỗ lực trong hơn 20 giờ, nhóm y tế đã thay thế mũi, môi, da mặt, các cơ và dây thần kinh của bà Nash.

Cũng trong cuộc phẫu thuật, bệnh nhân đã nhận được tăng và vòm miệng từ một người hiến tặng giấu tên. Bệnh viện Brigham & Women cho hay cuộc phẫu thuật cấy ghép 2 tay cho bà Nasha đã diễn ra thành công nhưng hai tay không phát triển do không kết nối với cơ thể mới và bị bỏ đi sau đó.

Bà Nash vẫn có thể sử dụng ngón tay cái trên bàn tay phải, vốn vẫn còn nguyên vẹn sau vụ tấn công. Các bác sĩ cho hay họ lạc quan rằng một cuộc phẫu thuật tay khác sẽ diễn ra trong tương lai nếu có người hiến tặng.

Khi bình phục, các bác sĩ cho hay họ hi vọng bà Nash sẽ có thể phục hồi khả năng ngửi cũng như các cảm giác trên khuôn mặt. Giọng nói của bà sẽ rõ ràng hơn. Và khi bình phục hoàn toàn, bà có thể cười, biểu lộ cảm xúc và ăn uống bình thường.

Chán ngán bởi toàn phải ăn thức ăn nghiền nát kể từ vụ tấn công, bà Nash đang mong chờ được thưởng thức món hot dog và pizza từ các cửa hàng mà bà yêu thích, anh trai bà, Steve Nash, cho hay.

Các bác sĩ hi vọng bà Nash sẽ có một cuộc sống bình thường hơn sau ca ghép mặt. Trước khi được phẫu thuật, bà Nasha quyết định không tham dự lễ tốt nghiệp trung học của cô con gái duy nhất do lo ngại có thể ảnh hưởng tới ngày vui của các học sinh.

Brigham & Women, một cơ sở đào tạo của Đại học Y Harvard, trước đó đã tiến thành công 2 ca phẫu thuật ghép mặt toàn diện trong năm nay.

Dallas Wiens, bệnh nhân được ghép mặt toàn diện đầu tiên tại Mỹ, đã trở về nhà tại Texas hồi tháng trước cùng con gái. Tại đó, Wiens đang tiếp tục phục hồi chức năng cơ mặt và phục hồi cuộc sống bình thường của anh.

Người đầu tiên trên thế giới được ghép mặt toàn diện là một bệnh nhân tại Tây Ban Nha vào năm 2010.

An Bình
Theo Reuters

dantri.com.vn
Thứ Ba, 10/05/2011 - 10:02
(Dân trí) - Dallas Wiens, người đầu tiên được ghép mặt toàn diện tại Mỹ, hôm qua đã xuất hiện trước báo giới sau ca phẫu thuật bước ngoặt hồi tháng 3.
>> Mỹ thực hiện ca ghép mặt toàn diện đầu tiên

Dallas Wiens trong cuộc họp báo ngày 9/5.

Anh Wiens, ở Fort Worth, bang Texas, đã bị biến dạng mặt hoàn toàn sau một tai nạn điện giật năm 2008.

Ông bố 26 tuổi đã trải qua ca phẫu thuật ghép mặt kéo dài 15 giờ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston hồi tháng 3. Wiens đã được ghép mũi, môi, da, cơ và hệ thần kinh mới từ một người hiến tặng giấu tên đã qua đời.

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước báo giới gần 2 tháng sau ca phẫu thuật lịch sử, Wiens cho hay anh đã mong chờ được ôm cô con gái bé bỏng và hi vọng có thể đi học đại học sau khi bình phục.

“Tôi mới 26 tuổi thôi. Cuộc đời còn dài”, anh nói.
Wiens khi xưa, sau khi bị tai nạn điện giật và sau cuộc phẫu thuật ghép mặt.

Các bác sĩ tại bệnh viện Brigham and Women cho hay các dây thần kinh và chức năng cơ bắp trên mặt Wiens chưa bình phục hoàn toàn nhưng tin rằng Wiens sẽ dần dần khá lên.

“Trước ca phẫu thuật, anh ấy như một người đàn ông không có mặt”, bác sĩ phẫu thuật Bohdan Pomahac cho biết.

Còn bác sĩ Jeffrey Janis nói rằng ca ghép mặt kéo dài 15 giờ “là một mốc mới trong việc phẫu thuật tái tạo”.

“Gương mặt có cảm giác tự nhiên. Có cảm giác như nó đã bắt đầu trở thành gương mặt của chính tôi”, Wiens nói.

Các bác sĩ không thể phục hồi thị lực cho Wiens và anh xuất hiện trong cuộc họp báo tại bệnh viện với một cặp kính đen. Nhưng Wiens nói khứu giác của anh đã được phục hồi và anh có thể thở bằng mũi trở lại.

Wiens cho biết anh đã cảm nhận được sự phục hồi của khứu giác khi một y tá mang hoa vào phòng anh. “Mùi hương của cuộc sống, của cây cỏ đã trở lại. Khi biết rằng tôi có thể ngửi thấy một bông hoa hồng hay bất kỳ thứ gì khác giống như vậy, đó thực sự là một điều tuyệt vời”.
Cô bé Scarlette âu yếm gương mặt mới của bố.

Trong buổi họp báo, Wiens cũng bày tỏ sự biết ơn đối với gia đình của người hiến tặng giấu tên.

Wiens nói điều đầu tiên anh muốn làm khi xuất hiện và trở về nhà là ôm cô con gái bé bỏng. Khi được hỏi về những dự định cho tương lai, Wiens nói: “Trở thành một người cha tốt và chăm lo cho con gái, và đi học đại học”.

Xem video:
An Bình
Theo AFP, BBC

Mắc bệnh vì bao cao su quá... ngắn

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:09 AM, 17/05/2011
Chỉ vì cái bao cao su kích cỡ không vừa mà có những quý ông mắc bệnh sùi mào gà ở phần gốc dương vật, trong khi phần đầu "vô sự".

>> 'Của quý' hỏng nát vì bơm silicon
>> Những ca chấn thương 'của quý' ngớ ngẩn nhất VN

Rất nhiều quý ông kêu với bác sĩ là họ mắc bệnh "hoa liễu" một cách oan uổng vì họ chưa kịp "làm gì" hoặc đã dùng bao cao su đàng hoàng. Dưới đây là bài viết của bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Quyền trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP HCM về vấn đề này.

Mới đây, tôi gặp một bệnh nhân bị sùi mào gà, nhưng lạ là không nổi sùi ở đầu "cậu nhỏ" như thường thấy, mà nổi sùi ở phần cuối (chỗ gần bụng). Hóa ra bệnh nhân ấy cứ tưởng dùng “áo mưa” là an toàn, nhưng chính vì dùng “áo mưa” hơi ngắn, hoặc trong quá trình hành sự, “áo mưa” bị xê dịch, nên bị hở. Nó giống như chuyện một người mang áo mưa (nghĩa đen) bị hở chân, ướt giày vậy. Vậy là người đàn ông này có phần bị oan uổng, vì đã dùng bao rồi mà còn bị lây bệnh. Bệnh nhân bất ngờ, bác sĩ cũng ngạc nhiên.

Thực tế thì chuyện bị lây bệnh bất ngờ như vậy đã xảy ra không ít. Có người dùng bao đúng cách, nhưng… vẫn bị lây bệnh, tại sao? Bác sĩ hỏi kỹ mới biết, hóa ra, bệnh đã lây trước khi cậu nhỏ được “mặc áo”. Trong khúc dạo đầu, có những người đụng chạm, cọ xát hơi mạnh nên đã gây xước và bệnh đã nhanh chân tìm đến.

Nên để ý đến kích cỡ khi dùng bao cao su.

Nhiều nam bệnh nhân đến đây thắc mắc: “Tôi có làm chuyện đó đâu mà lây bệnh?”. Với họ, làm “chuyện ấy” tức là phải làm động tác giao hợp. Nhưng họ đã lầm, bệnh đã lây khi họ đi “thư giãn” sơ sơ với các cô gái làm dịch vụ “tươi mát”. Họ không làm “chuyện ấy” nhưng khi các cô nàng thỏa mãn họ bằng miệng, độ bén của răng gây vết xước, và nếu các cô ấy có bệnh về răng miệng, đang bị chảy máu răng nữa thì virus lây nhanh chẳng kém con đường lây thông thường.

Để tránh những trường hợp lây “oan” như kể trên, các quý ông nên dành chút thời gian xem xét chất lượng, kích thước của “áo mưa” xem có phù hợp với vóc dáng cậu bé không. Không dùng rộng quá vì sẽ bị tuột, không dùng nhỏ quá, ngắn quá vì sẽ tạo ra khoảng hở cho virus xâm nhập, không dùng loại chất lượng quá kém (loại bán giá cực rẻ ngoài vỉa hè) vì dễ bị rách.

Còn một chuyện hơi tế nhị nữa trong việc lây bệnh bất ngờ, là nhiều người vẫn lây bệnh dù chung thủy một vợ một chồng. Với những người đó, bác sĩ không dám hỏi thẳng rằng: “Liệu bạn đời của anh (chị) có chung thủy như anh (chị) không? Mình không lây bệnh từ bên ngoài, nhưng bạn đời của mình mang bệnh về thì sao?”. Chúng tôi phải nói khéo rằng, anh (chị) đã mắc bệnh tình dục, việc đi tìm nguyên nhân lây từ đâu không quan trọng bằng việc chữa bệnh hiệu quả. Mà hiệu quả nhất là anh (chị) dẫn người bạn đời đến, cùng chữa.

Theo Phụ Nữ

Trong đời chữa bệnh, bác sĩ Trần Ngọc Vang từng gặp nhiều ca tổn thương dương vật mà nguyên nhân kỳ dị đến mức không tin nổi.

>> Tự cắt 'của quý' để học kungfu
>> Trốn khỏi viện vì sợ... mất 'của quý'
>> Lính cứu hỏa đi giải cứu... 'của quý'

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Vang (Phó khoa khám cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) kể về một số trường hợp chấn thương dương vật kỳ lạ: Ông Nguyễn Văn C. (Thái Bình) uống rượu xong về nhà là cởi bỏ bớt quần áo, mặc độc chiếc quần đùi mỏng mảnh để đi ngủ cho mát. Mấy đứa trẻ trong xóm thấy vậy rủ nhau làm trò. Chúng lấy sợi cước dùng để khâu nón buộc chặt "của quý" của ông C. vào thanh cửa sổ. Lúc tỉnh dậy, ông thấy chỗ ấy đau, nhìn ra thì thấy nó được thắt bằng một sợi cước. Quá hoảng loạn nên ông chỉ cởi được sợi cước phần cửa sổ. Nút buộc còn lại, ông không thể cởi ra được vì đã bị thắt chặt. Ông C. càng động vào thì cơ quan sinh dục càng đau và sưng lên, chiếc dây cước lại bị thắt chặt. Sau đó, gia đình đã phải đưa ông lên bệnh viện để các bác sĩ tìm cách cắt sợi cước.

Cùng cảnh ngộ là một người đàn ông gần 60 tuổi ở Nam Định, vì hớ hênh khi đang ngủ nên bị người khác dùng chỉ buộc chặt "của quý". Bác sĩ Trần Ngọc Vang kể, ông này nhập viện trong tình trạng cơ quan sinh dục bị thâm tím, sưng to. Chỉ cần đến viện chậm chút nữa là cơ quan này có thể bị hoại tử. Các bác sĩ đã phải gây tê dương vật để cắt sợi chỉ.

Có những quý ông gặp nạn do thủ dâm, với biến chứng đau lòng. Có bệnh nhân tự lấy lõi đồng trong dây điện để chọc vào của quý. Đó là một cậu bé 11 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội. Phần dương vật của cháu bị sưng lên và bị viêm niệu đạo vì sợi dây dồng nhỏ ấy.

Còn anh L. (Đống Đa, Hà Nội) lại bị rách dương vật vì bị cái... niềng răng của vợ móc phải. Hai vợ chồng anh rất lo lắng nhưng vì xấu hổ nên cố ở nhà tự băng bó. Gần hết ngày nhưng chỗ ấy vẫn chảy máu và khiến anh đau toát mồ hôi. Hai vợ chồng hoảng quá nên chạy đến một phòng khám tư ở Cầu Giấy nhờ xử lý. Chỉ cần nhìn đôi niềng răng của người vợ, bác sĩ đã hiểu nguyên nhân. Cô vợ của anh mấy ngày trước vừa đi gắn niềng răng. Trong lúc chiều chồng, cô đã không nhớ đến chiếc niềng sắc bén nên thoải mái hành sự, gây thương tích cho chồng mình.

Trường hợp của anh H. (Khánh Hòa) khiến nhiều bác sĩ nam khoa tại Bệnh viện Bình Dân, TP HCM nhớ nhất. Trong lúc đang say sưa, cô bạn đã cắn rách vỏ “bảo kiếm” của anh. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành may "áo mới" cho anh. Sau ba tháng điều trị, phần của quý của anh H. mới trở lại bình thường.

Theo Phụ Nữ & Đời Sống