Trang

Vạch mặt "thủ phạm" làm rau muống “lớn nhanh như thổi”

Vạch mặt Các loại thuốc kích thích trị giá 15.000 đồng/lọ dạng dung dịch, 8.000 đồng/gói dạng bột.

http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Vach-mat-thu-pham-lam-rau-muong-lon-nhanh-nhu-thoi/118787.bld

(LĐ) - Số 121 - Thứ năm 30/05/2013 09:51

    Thời điểm này là chính vụ của rau muống, nhưng cũng cần phải có khoảng thời gian ba tuần mới cho thu hoạch được. Tuy nhiên, chỉ cần phun thuốc kích thích (trị giá 15.000 đồng/lọ dạng dung dịch, 8.000 đồng/gói dạng bột) thì 3-4 ngày sau là có rau đem bán.

    Thời tiết nắng nóng nên ở một số chợ ở Hà Nội như Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Dịch Vọng..., rau muống tiêu thụ rất nhanh. Tuy nhiên, những mớ rau muống xanh mơn mởn, ngọn dài mập, khó có thể tìm được những chiếc lá vàng, lá bị màng do sâu ăn đang được bày bán liệu có tránh được ăn phải rau dùng thuốc kích thích (?!). Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên đã tìm đến xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) - nơi chuyên trồng rau cung cấp cho các chợ ở vùng Từ Liêm và vài chợ ở nội thành.

    5 giờ chiều, nắng vẫn chói chang, trên cánh đồng rau xanh non, tươi tốt ở cuối làng, mọi người tất bật, nhộn nhịp phun thuốc, bón phân đạm, bón tro và thu hoạch rau. Một phụ nữ bịt khẩu trang kín mít phun thuốc vào ruộng rau vẫn còn ngắn, thân rau cằn và già. Khoảng 10 phút sau thấy thuốc trong bình vẫn chưa hết, người này phun lại một lượt nữa.

    Theo tìm hiểu, nếu không phun thuốc thì chỉ mấy ngày là sâu ăn hết lá, thời điểm phun thuốc tốt nhất là chiều tối mát trời, thuốc ngấm nhanh cho hiệu quả cao và đỡ tốn thuốc. Còn có loại thuốc kích thích không chỉ giúp rau lớn nhanh mà còn làm cho lá bóng mượt, tươi lâu, mềm cọng, bắt mắt người mua. Cũng vì lý do sợ rau xấu mã, dân buôn chê, đưa ra chợ cũng không dễ bán, nên nhiều người đã phải làm theo cách này.

    Được biết, thuốc kích thích và một loại thuốc dùng để diệt lá vàng, chống sâu ăn lá cũng dễ mua. Nếu không phun thuốc kích thích thì một vụ rau may ra thu hoạch được khoảng 4 lần, lãi chẳng là bao. Nhưng chỉ cần bỏ ra 15.000 đồng (thuốc dạng dung dịch đựng trong lọ) hoặc 8.000 đồng (dạng bột đựng trong gói) mua thuốc kích thích về phun thì chỉ 2 ngày lại được hái một lần. Mà rau nhìn lại ngon mắt, bán rất chạy hàng. Trung bình mỗi ngày, có gia đình kiếm được khoảng 150.000-200.000 đồng từ 1 sào rau muống...

    Theo quy định, rau sau khi phun thuốc sâu từ 10 - 15 ngày mới thu hoạch, lúc đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau chỉ còn ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng theo tiết lộ của người trồng rau trên thì chỉ 2-3 ngày sau khi phun thuốc là mọi người đã có thể hái rau mang bán, miễn sao lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

    Mỗi chiều, rau muống được thu hoạch bó mớ, xếp thành từng đống rồi chuyển vào thành phố. Những người trồng rau ở Xuân Đỉnh thường trồng riêng hoặc trừ riêng ra một khoảnh lúc phun thuốc để dùng riêng và bán cho những người trong làng, chứ không bao giờ ăn loại rau nhìn rất ngon mắt và hấp dẫn mà cũng do chính họ trồng.

    Pháp tịch thu hàng triệu viên aspirin giả từ Trung Quốc

    Pháp tịch thu hàng triệu viên aspirin giả từ Trung Quốc
    Pháp phát hiện một lượng thuốc giả lớn chưa từng thấy có nguồn gốc từ Trung Quốc - Ảnh: AFP

    (TNO) Hải quan Pháp đã tịch thu 1,2 triệu viên thuốc aspirin giả mạo nhập từ Trung Quốc, số lớn thuốc giả bị tịch thu lớn nhất từ trước đến nay tại Pháp và Liên minh châu Âu.

    Số thuốc giả mạo nói trên hôm 17.5 bị phát hiện giấu trong các thùng hàng chứa trà đến từ Trung Quốc tại thành phố cảng La Havre, tây bắc nước Pháp, AFP đưa tin ngày 26.5.

    Các viên thuốc giả này chỉ là đường glucose mà không chứa bất kỳ hoạt chất nào khác.

    Hải quan Pháp cho biết lô hàng thuốc aspirin giả của Trung Quốc đang trên đường đi đến một công ty Tây Ban Nha để phân phối cho người dân tại bán đảo Iberia, vốn bao gồm cả khu vực miền Nam nước Pháp.

    Hoàng Uy

    >> Trung Quốc bắt 2.000 nghi can làm thuốc giả
    >> Phá đường dây thuốc giả lớn ở Trung Quốc
    >> Cảnh báo thuốc giả từ Trung Quốc
    >> Thuốc giả Trung Quốc gắn mác Ấn Độ

    Cụ già Nhật Bản 80 tuổi chinh phục đỉnh Everest

     
    23.05.2013, 09:03
    скалолаз Юитиро Миура скалолаз
    Photо: EPA

    Cụ già Nhật Bản Yuichiro Miura đã hoàn thành chuyến đi chinh phục đỉnh Everest và ở tuổi 80 của mình đã trở thành người cao tuổi nhất trong lịch sử chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới.

    Nhà leo núi có con trai của ông và một hướng dẫn viên địa phương đi cùng đã mất gần 8 ngày để chinh phục độ cao 8848 mét. Đoạn đường cuối cùng đi từ trại nằm ở độ cao 8500 mét lên đến đỉnh đã được các nhà leo núi vượt qua trong bảy giờ, Hãng thông tấn ITAR-TASS cho biết.

    Những mét cuối cùng của đoạn đường gặp nhiều khó khăn do những cơn gió mạnh liên tục. Thêm vào đó, những nhà leo núi buộc phải đeo mặt nạ dưỡng khí vì nồng độ oxy trong không khí ở độ cao tương tự không quá một phần ba so với mức bình thường.

    Cụ Yuichiro Miura đã leo lên đỉnh Everest khi cụ tròn 70 và 75 tuổi . Trước chuyến đi này, cụ bảo rằng bây giờ cụ cảm thấy tự tin hơn so với những lần trước.

    Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng

    http://www.nguoiduatin.vn/hang-ngan-nguoi-ha-noi-an-nuoc-pho-ban-moi-sang-a81835.html

    Không mất công chế biến, lại nhanh, tiện và rẻ, nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Và mỗi buổi sáng hàng ngàn thực khách bịt 'bịt mắt' ăn uống các loại nước này.

    Tại cơ sở số 10 Đê Tô Hoàng, chúng tôi dễ dàng mua được loại nước phở chế sẵn

    Sáng sớm, trong vai một chủ quán phở mới mở ở Thanh Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) tôi chuẩn bị hai chiếc can nhựa mỗi loại 5 lít phóng xe tới "lò" chế nước lèo tại ngõ 10 (đường Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tự giới thiệu là em anh Tùng Phở ở Giáp Bát, tôi dễ dàng mua được đầy 2 can cùng lời tiếp thị khá nhiệt thành: Em lấy nhiều chị sẽ cho người chuyển đến. Ở Hà Nội bọn chị giao nước cho hàng trăm quán khác nữa mà.

    Đáp lại sự nhiệt tình của cô chủ, tôi vẽ ra lí do mới mở quán phở được một thời gian, nhưng vì giá thực phẩm đầu vào tăng cao nên buôn bán chẳng ăn thua nên nhờ anh Tùng chỉ chỗ nên mới biết địa chỉ, hy vọng được cô giúp đỡ để thường xuyên lấy "hàng".

    Từ tầng 3, nước phở được đựng vào các xô lớn thả xuống

    Nắm được tâm lý khách, bà chủ tên Lan tíu tít: "Chú yên tâm. Hàng của chị bán hàng chục năm nay rồi. Chú thích lấy bao nhiêu chị cũng có. Chú giàu lên là chị cũng được phần nhờ".

    'Lò' chế nước phở là một căn nhà ba tầng. Điểm "chế" loại nước bẩn này được bố trí trên tầng 3, nên khách đến mua hàng chỉ cần chờ ở dưới nhà, khi nào xong thì "hàng", chúng được đựng vào chiếc xô nhựa đen thui và dùng dòng dọc thả xuống từ tầng thượng.

    Vì là khách mới nên bà chủ trực tiếp xách 2 can nước lèo xuống cho tôi và không quên căn dặn, 2 can này dùng bán trong 2 ngày. Mỗi can pha chế một nồi 30 lít. Em cứ mang về pha chế, có gì không ổn hôm sau lên đây chị điều chỉnh lại. Em yên tâm, chị bán cho hàng ngàn người gần chục năm nay rồi. Không ngon lần sau chị không lấy tiền.

    Loại nước này nhìn lõng bõng toàn mỡ và bụi bẩn

    Giới buôn ruốc thịt bật mí, đây là cơ sở chế biến ruốc thịt lớn nhất nhì Hà Thành. Trước đây, gia đình bà L có đến ba đến bốn cơ sở làm ruốc thịt lớn, cung cấp cho cả thành phố. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại cơ sở trên giữ được nghề.

    Dò hỏi chúng tôi được biết, thực chất loại nước phở tại đây được chế biến từ nguyên liệu làm ruốc thịt. Các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xao thịt cũng được họ tận dụng.

    Điều làm chúng tôi giật mình, các loại thịt được cơ sở này nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết, chỉ cần mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.

    Bà Th, một người bán nước đầu ngõ, người từng làm việc nhiều năm trong cơ sở này ngán ngẩm cho biết: "Vài năm trước lấy nước này về bán thì quả thực rất ngon. Vì lúc đó họ làm mỗi ngày mấy tạ thịt và thịt sạch. Nhưng bây giờ họ làm chỉ vài chục cân thịt, mà toàn thịt bẩn, ôi thiu. Thậm chí thịt lợn xề và lợn bột đổ hổ lốn vào nồi, và luộc lên để làm ruốc thì lấy đâu ra nước ngon nữa".

    Bà Th cũng cho biết thêm: "Mỗi buổi sáng người mua nước về bán phở, rồi chở nước đi giao tấp nập. Có những hôm nhiều người lấy nước phở về bán, không đủ cung cấp, họ phải lấy máy pha với đường hóa học, gia vị để tạo mùi vị rồi bán đi".

    "Buôn bán kiểu này thất đức lắm chú à. Chú cứ tính xem. Chưa nói những quán phở lớn, một quán phở nhỏ, mỗi buổi sáng cũng phải trên 50 người ăn. Nếu đem số hàng trăm quán dùng loại nước phở bẩn này bán cho khách thì hàng ngàn người Hà Nội phải ăn phở bẩn mỗi ngày. Chẳng biết người khác thế nào chứ có các vàng bạc tôi cũng không dám ăn nước phở loại này", bà Th nói.

    Khách khó phân biệt bởi mùi vị loại nước phở bẩn không khác các loại nước phở được chế biến công phu

    Xách hai can nước phở, tôi thanh minh, mình mới mở quán, chủ yếu bán đêm cho người lao động nên mới phải dùng cách này để bán mong kiếm lời. Chứ mua xương về hầm lấy nước, lãi chẳng được là bao, lại mất thời gian.

    Bà Th ngao ngán thì thầm: "Bây giờ người ta làm vì tiền nhiều quá chẳng quan tâm sức khỏe người khác ra gì". Bà cũng nhắc khéo tôi, nếu có mua ở đó cũng đừng nói gì về những lời bà chia sẻ, sợ ảnh hưởng tới tình cảm làng xóm.

    Kỳ tới: Kinh hoàng nước phở ăn vào là đau bụng đi ngoài

    Tuấn Nghĩa

    Trung Quốc phát hiện gạo nhiễm cadmium

    http://tuoitre.vn/The-gioi/549098/trung-quoc-phat-hien-gao-nhiem-cadmium.html

    19/05/2013 07:21 (GMT + 7)
    TT - Hơn 44% số gạo được kiểm tra ngẫu nhiên tại TP Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, chứa kim loại nặng cadmium (Cd) vượt mức cho phép là 0,2mg/kg.

    Học sinh ở Chiết Giang (Trung Quốc) trong giờ ăn trưa. Trẻ ăn phải gạo nhiễm Cd thời gian dài sẽ ảnh hưởng nặng đến xương và thận - Ảnh: Reuters

    Đó là thông tin gây quan ngại được Cục Quản lý giám sát thực phẩm - dược phẩm Quảng Châu công bố hôm 16-5.

    Dân lo, quan dửng dưng

    Theo Đài phát thanh Trung Quốc, khi thông tin trên vừa được công bố, người dân Quảng Châu nháo nhào lo lắng, nhưng Cục Quản lý giám sát thực phẩm - dược phẩm vẫn tỏ ra dửng dưng. Cho đến ngày 18-5, cơ quan này chỉ mới công bố tên các nhà hàng, trường học đã mua và sử dụng gạo độc và cho biết "không tiện công bố" xuất xứ và tên công ty sản xuất các loại gạo này. Cho đến giờ, người dân Quảng Châu chỉ mới biết các đơn vị mua phải và dùng gạo chứa Cd vượt tiêu chuẩn là nhà hàng Thái Dương, nhà ăn Trường đại học Ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông, nhà ăn số 1 Học viện công trình nông nghiệp Trọng Khải...

    Theo cơ quan chức năng của Quảng Châu, lượng gạo chứa Cd vượt tiêu chuẩn trên không có gì đáng lo ngại! "Đó chỉ là cuộc kiểm tra ngẫu nhiên một vài cơ sở. Kết quả không có nghĩa là hơn 44% trên toàn bộ số gạo tại Quảng Châu nhiễm độc Cd" - một quan chức của cục trả lời báo chí. Cơ quan này còn khẳng định đã ra lệnh cấm sử dụng lượng gạo chứa Cd vượt mức cho phép này.

    Kiểu trả lời ầu ơ đó đã khiến người dân tức giận. "Lương thực chính hằng ngày của chúng ta là gạo, mối nguy nhiễm bệnh do gạo độc cứ thế mà treo lơ lửng trên đầu" - một cư dân mạng viết trên mạng xã hội Weibo. Bất bình trước việc chính quyền ém nhẹm tên tuổi các công ty sản xuất gạo độc, sinh viên năm 3 Trần Hiểu Ngạn thuộc Trường đại học Ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông đã gửi thư yêu cầu Cục Quản lý giám sát thực phẩm - dược phẩm Quảng Châu công khai danh sách nhãn hiệu, nhà sản xuất gạo chứa Cd vượt tiêu chuẩn và các biện pháp xử lý tình trạng này.

    Từng có tiền lệ

    Vụ việc lần này cũng không phải là chuyện quá mới. Tháng 2-2011, một nghiên cứu khoa học đăng tải trên tạp chí Thế Kỷ Mới của Trung Quốc từng cho biết ít nhất 10% lượng gạo tiêu thụ tại Trung Quốc có lượng Cd vượt mức cho phép, ở một số vùng tỉ lệ trên thậm chí lên đến mức 60%. Nghiên cứu do giáo sư Phan Căn Hưng thuộc Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái và tài nguyên nông nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh chủ trì, được thực hiện quy mô trong hai năm (2007-2008) tại các vùng trồng lúa chính của Trung Quốc.

    Các chuyên gia cho biết ăn phải nhiều thức ăn có Cd vượt mức cho phép có thể dẫn tới các bệnh như loãng xương, xương biến dạng, đau xương. Tại Nhật, trong thập niên 1960 từng ghi nhận trường hợp hàng trăm nông dân bị bệnh "Itai-Itai" (tê tê say say) do ăn gạo nhiễm Cd thời gian dài.

    Còn lần này, Đài phát thanh Trung Quốc nhắc lại chuyện Tập đoàn Thẩm Lương đã mua gần 10.000 tấn gạo tại tỉnh Hồ Nam hồi năm 2005. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy số gạo trên chứa kim loại nặng vượt mức cho phép và không được phép bán cho người dân. Tuy nhiên khi giá gạo tăng cao, Thẩm Lương đã bí mật tuồn số gạo nhiễm kim loại ra thị trường. Sau khi sự việc bại lộ, tập đoàn này còn trong kho hơn 100 tấn gạo.

    Đài phát thanh Trung Quốc cho biết gạo tại Quảng Châu phần lớn có xuất xứ từ Hồ Nam, nơi chuyên khai thác kim loại màu. Theo ông Doãn Lệ Huy - trạm trưởng Trạm bảo vệ môi trường và tài nguyên nông nghiệp tỉnh Hồ Nam, ô nhiễm môi trường cũng có thể là yếu tố dẫn đến lượng Cd trong gạo sản xuất tại Hồ Nam vượt mức cho phép. "Hồ Nam là quê hương của lúa nước, một tỉnh đi đầu về nông nghiệp. Trong khi đó, đây cũng là quê hương của kim loại màu. Việc khai thác các kim loại màu cũng gây ô nhiễm nặng nề cho khu vực dọc sông Tương Giang" - ông Doãn giải thích.

    Vì lẽ đó, giáo sư Phan Căn Hưng cho biết người dân Trung Quốc chỉ còn cách "ăn tạp" để phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh. "Khi không thể tránh ăn gạo có chứa nhiều Cd được, hay là chúng ta ăn bù nhiều thức ăn chứa chất kẽm như hải sản, thức ăn chế biến từ đậu, dưa nhằm triệt tiêu lượng Cd có trong thức ăn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh" - giáo sư Phan cay đắng đưa ra giải pháp.

    ĐÔNG PHƯƠNG

    Người Brazil, Rumania muốn đến VN trị bệnh hiếm (bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh)

    (TNO) Trước thông tin Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) thực hiện thành công việc ghép tế bào gốc điều trị cho bệnh nhân bị bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh, một bệnh lý khó và hiếm gặp, nhiều gia đình ở nước ngoài đã liên lạc với mong muốn đưa con sang VN điều trị loại bệnh này.

    Vào ngày 1.5, anh Gabriel Bontas (người Rumania) đã liên lạc bằng email với Bệnh viện Nhi T.Ư với mong muốn tìm hiểu việc điều trị cho con trai 10 tháng tuổi của mình.

    Mới đây, lại có thêm một gia đình người Brazil cũng liên lạc với bệnh viện này để mong được sự giúp đỡ điều trị bệnh hiếm này cho con gái 3 tuổi của mình.

    Theo GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, bệnh ly thượng bì bóng nước là bệnh bẩm sinh do khiếm khuyết gien chỉ huy việc sản xuất collagen týp 7. Collagen là chất "keo" giúp da có độ đàn hồi kết dính. Bị khiếm khuyết trong sản xuất chất này khiến da bị bong trợt, khó liền.

    Các bệnh nhi chỉ định ghép tế bào gốc từ tủy xương là thể nặng, nếu không điều trị tuổi thọ bị suy giảm và hầu như chỉ có thể sống trung bình đến 40 tuổi.

    Bệnh ly thượng bì bóng nước gây những bọng nước trên bề mặt da, niêm mạc miệng, thực quản, ruột khiến nhiễm trùng, đau đớn. Tại vùng da bàn tay, bàn chân các sẹo liền sau khi bóng nước bị vỡ gây co dúm, biến dạng bàn tay bàn chân, các ngón tay chân bị dính liền.


    Bệnh viện Nhi T.Ư đã thực hiện ba ca ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ly thượng bì bóng nước - Ảnh: Ngọc Anh

    Hôm qua 8.5, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) đã tiến hành ghép tế bào gốc điều trị cho bệnh nhân 17 tuổi bị bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh. Đây là ca ghép thứ 3 cho bệnh nhân mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp này trong vòng 10 tháng qua do Bệnh viện Nhi T.Ư thực hiện. Hai ca ghép trước đã thành công, bệnh nhân đã khỏi gần hoàn toàn.

    TS Liêm cho biết, đã trao đổi thông tin qua email cho hai gia đình người nước ngoài. Trong đó, cả hai trường hợp cần tìm kiếm được nguồn tế bào gốc tủy xương hiến phù hợp. Tốt nhất là tế bào gốc tủy xương lấy từ anh chị em ruột. Vì như vậy, khả năng phù hợp có thể lên đến 100%, giảm thấp nhất nguy cơ thải ghép. Tế bào gốc tủy xương lấy từ bố hoặc mẹ mức độ phù hợp cũng chỉ có thể đạt 50%.

    Hiện tại, Bệnh viện Nhi T.Ư là trung tâm thứ hai sau một trung tâm của Mỹ thực hiện thành công kỹ thuật này trong điều trị bệnh lý hiếm gặp ly thượng bì bóng nước.

    Nam Sơn

    Đột phá gây tranh cãi về nhân bản người

    http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/121428/dot-pha-gay-tranh-cai-ve-nhan-ban-nguoi.html

    Cập nhật: 16:24 | 16/05/2013

    Các nhà khoa học đang tiến gần hơn tới việc nhân bản vô tính người, một vấn đề từ lâu đã gây tranh cãi, sau khi trích lấy thành công các tế bào gốc từ những phôi người được tạo ra trong phòng thí nghiệm.


    nhân bản vô tính người, tranh cãi, đột phá, kỹ thuật mới, tế bào gốc, ADN

    Một trứng người hiến tặng trên ống hút thí nghiệm trước quá trình trích lấy hạt nhân ở giai đoạn đầu của kỹ thuật mới. Ảnh: OHSU.

    Mặc dù trước đây các nhà nghiên cứu từng nhân bản vô tính được phôi của người nhưng không có bất kỳ tế bào gốc khỏe mạnh nào được trích lấy từ chúng. Bằng cách sử dụng một kỹ thuật tương tự như kỹ thuật giúp nhân bản vô tính cừu Dolly, các chuyên gia đến từ Đại học Y và Khoa học Oregon (Mỹ) lần đầu tiên trên thế giới đã tạo nên kỳ tích này.

    Trước tiên, tiến sĩ Shoukhrat Mitalipov và các cộng sự đã lấy trứng do các phụ nữ khỏe mạnh hiến tặng và loại bỏ ADN của chúng. Sau đó, ông đưa các tế bào da vào bên trong những quả trứng "rỗng" này và kích thích điện để giúp chúng bắt đầu phát triển thành phôi thai.

    Khi các phôi được 5 - 6 ngày tuổi và có kích cỡ tương đương một đầu kim, nhóm nghiên cứu đã "thu hoạch" thành công các tế bào gốc từ chúng. Những tế bào thu được này có thể biến đổi thành mọi dạng tế bào trong cơ thể và được nhìn nhận là có tiềm năng giúp hàn gắn và sửa chữa các mô hoặc bộ phận cơ thể bị bệnh, tổn thương hay kiệt quệ.

    nhân bản vô tính người, tranh cãi, đột phá, kỹ thuật mới, tế bào gốc, ADN

    Cơ chế trích lấy tế bào gốc theo kỹ thuật mới. Ảnh: Daily Mail

    Tiến sĩ Mitalipov đã mất nhiều năm để cải tiến kỹ thuật trên, bao gồm cả việc nuôi các trứng bằng cafein vào một thời điểm trọng yếu trong quá trình. Nhà nghiên cứu này tuyên bố: "Phát hiện của chúng tôi mang tới các cách thức mới giúp tạo ra những tế bào gốc cho những bệnh nhân có mô hoặc bộ phân cơ thể bị hư hỏng hoặc tổn thương. Những tế bào gốc như vậy có thể tái tạo và thay thế các mô và tế bào bị tổn thương, đồng thời cải thiện bệnh tình của hàng triệu người".

    Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm phát triển các phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc an toàn và hiệu quả nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, đây là "một bước then chốt trong quá trình tạo ra các tế bào có thể sử dụng trong y học tái tạo".

    Theo nhận định của các chuyên gia, đột phá trên có thể dẫn tới việc biến đổi các tế bào theo ý muốn nhằm giúp điều trị và thậm chí chữa khỏi hàng loạt căn bệnh, từ Alzheimer tới bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, nó cũng làm tăng khả năng về việc nhân bản vô tính trẻ em trong phòng thí nghiệm - một vấn đề từ lâu đã gây tranh cãi trong giới chuyên môn và công luận.

    Không ít người đã lên tiếng chỉ trích các tham vọng và hoạt động nghiên cứu liên quan đến nhân bản vô tính người. Tiến sĩ David King, người sáng lập phong trào Human Genetics Alert, đã kêu gọi ban hành một lệnh cấm quốc tế đối với nhân bản vô tính người. Ông coi việc các nhà khoa học công khai những chi tiết về kỹ thuật tế bào gốc là "sự thiếu tinh thần trách nhiệm cực điểm".

    Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

    Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ ngực ngừa ung thư?

    http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Chinh-tri-Xa-hoi/Song-khoe/242961,Khi-nao-can-phau-thuat-cat-bo-nguc-ngua-ung-thu.ttm

    16/05/2013 17:22

    TTO - Sự kiện Angelina Jolie quyết định phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực của mình để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú khiến nhiều người quan tâm. Vì sao phải cắt bỏ ngực để giảm nguy cơ ung thư vú? Khi nào cần thực hiện phẫu thuật này? Ở Việt Nam có thể làm phẫu thuật này chưa?
    TTO giới thiệu bài viết của bác sĩ Huỳnh Hồng Hạnh - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - để bạn đọc tham khảo.

    Nguyên nhân ung thư vú chưa được biết rõ, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được nhận diện - Ảnh minh họa
    Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Nguyên nhân ung thư vú chưa được biết rõ, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được nhận diện, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong 10% trường hợp ung thư vú.
    Những ai cần xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2?

    Ở nước ngoài, chi phí xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2 khoảng trên 3.000 USD và bảo hiểm sẽ trả hầu hết nếu có thư đề nghị từ bác sĩ hay tư vấn viên về di truyền giải thích về sự cần thiết của xét nghiệm.
    Ở Việt Nam, khoa sinh học phân tử của BV Đại học Y dược TP.HCM bước đầu đã làm được xét nghiệm này với chi phí khoảng 25 triệu đồng.
    Để khảo sát yếu tố di truyền này cần xét nghiệm về đột biến gen liên quan ung thư vú và ung thư buồng trứng, được gọi là gen BRCA1 và BRCA2. Không phải tất cả phụ nữ đều phải thử xét nghiệm này mà chỉ một nhóm nhỏ nguy cơ cao mới cần thử. Cụ thể là bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hay ung thư buồng trứng nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
    - Nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư vú hay ung thư buồng trứng, đặc biệt khi mắc bệnh ung thư trước 50 tuổi. Các thành viên có quan hệ huyết thống như: mẹ, chị em gái, con gái, đồng thời cũng bao gồm nam giới bị ung thư vú.
    - Một thành viên trong gia đình bị cả 2 loại ung thư vú và ung thư buồng trứng.
    - Hơn một thế hệ bị ung thư vú hay ung thư buồng trứng (ví dụ bà ngoại, mẹ, chị em ruột).
    Khi đó bạn nên đi làm xét nghiệm khảo sát về đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Nếu xét nghiệm gen dương tính, nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể nguy cơ ung thư vú là 55-85% nếu có đột biến BRCA1 và 50-85% đối với BRCA2, tức cứ 100 người BRCA1 dương tính sẽ có 85 người bị ung thư vú.
    Tỉ lệ đối với ung thư buồng trứng thì thấp hơn: 35-46% với BRCA1 và 13-23% với BRCA2.
    Hai loại đột biến gen
    - Di truyền từ cha mẹ sang con như gen BRCA1 và BRCA2
    - Đột biến mắc phải, do tiếp xúc lâu dài chất phóng xạ, hóa chất (bao gồm chất độc trong khói thuốc lá), virus hay không biết nguyên nhân. Đa số ung thư, kể cả ung thư vú là do đột biến mắc phải.
    Khi xác định gen dương tính, cần làm gì?
    Nếu xét nghiệm đột biến gen dương tính, bạn nên chọn lựa những phương cách sau:
    - Tầm soát thường xuyên hơn để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
    - Phẫu thuật cắt bỏ vú hay buồng trứng để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú hay ung thư buồng trứng
    - Dùng thuốc để giảm thiểu nguy cơ.
    Phương cách tốt nhất là phối hợp cả ba cách.

    Phương pháp
    Tỉ lệ phần trăm giảm nguy cơ
    Ung thư vú
    Ung thư buồng trứng
    Đoạn nhũ và cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40
    >90%
    90%
    Cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40 và dùng thuốc phòng ngừa Tamoxifen
    85%
    95%
    Cắt 2 phần phụ dự phòng trước tuổi 40 và tầm soát ung thư vú
    40-50%
    95%
    Tầm soát ung thư vú và ung thư buồng trứng
    0%
    0%
    Tầm soát ung thư vú, ung thư buồng trứng
    Tầm soát ung thư vú: phụ nữ có đột biến gen BRCA nên được tầm soát thường xuyên hơn bao gồm:
    - Nữ từ 18 tuổi nên tự khám vú mỗi tháng
    - Nữ từ 25 tuổi nên khám vú 2-4 lần mỗi năm do nhân viên y tế thực hiện.
    - Từ 25 tuổi nên chụp nhũ ảnh mỗi năm/lần
    - MRI vú mỗi năm, thường 6 tháng sau chụp nhũ ảnh
    Tầm soát ung thư buồng trứng: các xét nghiệm sử dụng để tầm soát không được chính xác lắm, tuy nhiên phương pháp được khuyến cáo là thử máu CA 125 và siêu âm bụng chậu mỗi 6-12 tháng, từ 30-35 tuổi hay 5-10 năm trước tuổi bị ung thư của người thân trẻ nhất trong gia đình bạn.
    Tái tạo để có bầu ngực như trước
    Ở nước ngoài, trước khi làm xét nghiệm gen, bạn sẽ được gặp tư vấn viên về di truyền. Nước ta hiện chưa có chức danh này, vì vậy nếu bạn thấy mình nằm trong số người có nguy cơ bị ung thư vú di truyền, bạn có thể đến khoa Tầm soát phát hiện sớm ung thư hoặc khoa Ngoại 4 của Bệnh viện Ung bướu để được tư vấn thêm.
    Nếu xét nghiệm dương tính, bạn cũng nên bình tĩnh, đừng hoảng loạn và lo sợ. Không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến ung thư vú và nếu phải đoạn nhũ dự phòng thì luôn luôn kèm theo phẫu thuật tái tạo để trả lại bầu ngực như xưa và thường là đẹp hơn vì những khiếm khuyết như chảy xệ, nhỏ, mất cân đối... đều được chỉnh sửa trong quá trình phẫu thuật.
    Tại Việt Nam cho đến nay chưa có trường hợp nào phẫu thuật đoạn nhũ trước để ngừa ung thư. Tuy nhiên phẫu thuật đoạn nhũ và tái tạo ngực trong điều trị ung thư vú ở Việt Nam đã được thực hiện từ rất lâu. Nhiều bệnh nhân sau đoạn nhũ đã tiến hành tái tạo để có bộ ngực như bình thường và sống khỏe, ổn định trong nhiều năm.
    BS CK2 HUỲNH HỒNG HẠNH
    Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)

     

    'Núi đôi' mới của Jolie sẽ còn đẹp hơn trước

    http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/121461/-nui-doi--moi-cua-jolie-se-con-dep-hon-truoc.html

    Cập nhật: 07:05 | 17/05/2013

    Dù phải cắt bỏ cả hai bên bộ ngực tự nhiên, nhưng những người hâm mộ ngoại hình của Angelina Jolie có thể thở phào yên tâm rằng bề ngoài cặp "tuyết lê" của nữ minh tinh Hollywood này vẫn nguyên vẹn, chỉ thêm vài vết sẹo nhỏ và thậm chí là còn quyến rũ hơn so với trước khi phẫu thuật.Đó là nhờ phương pháp phẫu thuật bảo toàn da kết hợp tái tạo khuôn ngực lập tức.

    bệnh ung thư, ung thư vú, cắt ngực, tự khám vú, phụ nữ, bệnh phổ biến, Angelina Jolie
    Bề ngoài cặp "tuyết lê" của nữ minh tinh Hollywood này vẫn nguyên vẹn, thậm chí là còn quyến rũ hơn so với trước.

    Với hy vọng tránh mắc bệnh trong tương lai, một số phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư vú cao đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ cả 2 bên ngực. Vậy biện pháp phòng ngừa này có hiệu quả tới đâu và nên áp dụng với những trường hợp nào?

    Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ "núi đôi" là biện pháp nhằm loại bỏ tất cả mô vú (kể cả ở "vỏ" và "lõi") có nguy cơ tiềm tàng phát triển thành ung thư vú. Các bác sĩ cũng có thể cân nhắc áp dụng dạng phẫu thuật này cho những bệnh nhân nữ đã từng bị ung thư vú và do đó có nguy cơ cao tái phát bệnh ở bất kỳ bên nào của ngực.

    bệnh ung thư, ung thư vú, cắt ngực, tự khám vú, phụ nữ, bệnh phổ biến, Angelina Jolie
    Ung thư vú là căn bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong mọi dạng ung thư ở phụ nữ. Ảnh: WordPress

    Ngoài ra, biện pháp phòng ngừa này còn có thể cân nhắc áp dụng nếu người phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, vốn làm tăng nguy cơ ung thư vú; có tiền sử gia đình bị ung thư vú; hoặc đã/đang bị tăng sản ống tuyến vú không điển hình hoặc ung thư tiểu thùy tại chỗ (LCIS). Trong đó, tăng sản ống tuyến vú không điển hình là hội chứng có các tế bào bất thường che phủ các thùy sữa; ung thư tiểu thùy tại chỗ là một bệnh ung thư chưa ăn sâu hay di căn.

    Cắt bỏ "núi đôi" có thể ngăn chặn ung thư vú?

    Một nghiên cứu gần đây cho rằng, phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi" có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 100% nếu người phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú cao hoặc mang gen đột biến BRCA. Tuy nhiên, kết quả giảm nguy cơ khác nhau rất lớn do nhiều nguyên do. Theo phát hiện của một số nghiên cứu, phụ nữ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các bên ngực vì những nguyên nhân có nguy cơ thấp hoặc rất ít như đau, nang xơ tuyến vú (lành tính), mô vú dày, ám ảnh bị ung thư vú hoặc có thành viên trong gia đình từng bị ung thư vú.

    Ước tính khoảng 10% phụ nữ sẽ phát triển ung thư vú ngay cả khi đã được loại bỏ các mô vú. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu, những bệnh nhân đã không mắc căn bệnh ung thư này sau khi trải qua phẫu thuật loại bỏ mọi tế bào vú. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong số các bệnh nhân này đáng lẽ không nên được xem là có nguy cơ cao bị ung thư vú.

    Một số chuyên gia thậm chí tuyên bố, ngay cả đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi" là không thích hợp vì không phải tất cả mô vú đều có thể loại bỏ được trong quá trình phẫu thuật.

    Thêm vào đó, nhóm duy nhất trải qua dạng phẫu thuật này được hưởng lợi ích kéo dài tuổi thọ (sống lâu hơn) là những phụ nữ tiền mãn kinh với các bệnh ung thư vú không có chất tiếp nhận nội tiết. Để hiểu lí do tại sao, chúng ta cần biết rõ cấu tạo của mô vú và nơi khởi phát ung thư vú.

    Ung thư vú hình thành từ đâu?

    Ung thư vú có thể phát triển trong các mô tuyến vú, đặc biệt là trong các ống dẫn sữa và tiểu thùy sữa. Các ống và tiểu thùy này tọa lạc trong tất cả các phần của mô vú, bao gồm cả mô ngay dưới da. Mô vú kéo dài từ xương đòn tới mép xương sườn thấp hơn, và từ giữa ngực, xung quanh phần bên trong và dưới cánh tay.

    Trong phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi", việc cần thiết là loại bỏ mô từ ngay dưới da xuống tới thành ngực và xung quanh đường biên ngực. Tuy nhiên, ngay cả với kỹ thuật phẫu thuật rất tỉ mỉ và khéo léo, các bác sĩ vẫn không thể loại bỏ tất cả các ống và tiểu thùy sữa do phạm vi của mô vú và vị trí của các tuyến dưới da.

    Những ai nên trải qua phẫu thuật phòng ngừa?

    Theo Hiệp hội Ung thư phẫu thuật, chỉ những phụ nữ có nguy cơ rất cao bị ung thư vú mới nên cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ "núi đôi". Đó là những phụ nữ có một hoặc nhiều trong số các yếu tố nguy cơ sau:

    - Mang gen BRCA đột biến

    - Từng bị ung thư một bên vú và có tiền sử gia đình bị ung thư vú cao.

    - Có tiền sử bị ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS)

    Phẫu thuật chỉ nên được cân nhắc thực hiện sau khi bạn đã được tư vấn tâm lý đầy đủ và kỹ lưỡng về gen và những ảnh hưởng của quá trình này.

    bệnh ung thư, ung thư vú, cắt ngực, tự khám vú, phụ nữ, bệnh phổ biến, Angelina Jolie
    Hiện đã có kỹ thuật bảo toàn da, giữa lại lớp "vỏ" của "núi đôi" sau khi phẫu thuật loại bỏ mô ung thư, để kết hợp với tái tạo bầu ngực ngay lập tức.

    Những lựa chọn cho phẫu thuật ung thư vú?

    Đối với các phụ nữ chọn phẫu thuật phòng ngừa ung thứ vú, hiện đã có một số lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật mới và hữu hiệu. Hiện các bác sĩ đã có thể loại bỏ mô vú nhờ sử dụng các kỹ thuật bảo toàn da, trong đó mô vú phía dưới sẽ được loại bỏ từ dưới da tới thành ngực. Kỹ thuật này sẽ loại bỏ phần lớn các tuyến nhiều khả năng là nơi khởi phát ung thư vú. Núm vú và mô xung quanh - khu vực được gọi chung là quầng vú - sẽ được loại bỏ vì các ống dẫn hội tụ hướng về núm vú, tạo ra một khu vực tập trung của mô ống dẫn. Tuy nhiên, da của vú sẽ được giữ lại nhằm bảo quản lớp "vỏ" của vú.

    Khi phẫu thuật bảo toàn da được kết hợp với việc tái tạo vú ngay tức thì, kết quả có thể rất tuyệt vời vì vừa an toàn về mặt ung thư, vừa đem lại kết quả thẩm mỹ cao, người bệnh lại chỉ chịu một lần mổ, không phải chờ đợi thời gian 2, 3 năm cho tái tạo một bên vú. Phụ nữ chọn cách phẫu thuật này như Angelina Jolie, thường tỏ ra rất hài lòng, không chỉ với lựa chọn của họ mà còn cả "núi đôi" sau khi được tái tạo.

    Tóm lại, mặc dù phẫu thuật không phải là biện pháp khuyên dùng đối với mọi cá nhân có nguy cơ bị ung thư vú cao, nó có thể là cách phòng ngừa thiết yếu đối với một số phụ nữ.

    Tuấn Anh (Theo Webmd, Health News)

     

    Thứ sáu, ngày 17/5/2013

    Nên học theo Angelina Jolie cắt bỏ bộ ngực?

    Sau khi Angelina Jolie quyết định cắt bỏ bộ ngực của mình để ngăn ngừa bệnh ung thư vú, nhiều chuyên gia y khoa đã khuyên các bệnh nhân trong nhóm nguy cơ nên học theo cách này.

    Các chuyên gia y khoa cho rằng quyết định của Angelina Jolie sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của các phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú - Ảnh: AFP
    Các chuyên gia y khoa cho rằng quyết định của Angelina Jolie sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của các phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú - Ảnh: AFP

    heo NorthJersey.com ngày 14.5, các chuyên gia phẫu thuật nói rằng chị em thuộc nhóm nguy cơ mắc ung thư vú cao nên học theo quyết định của Angelina Jolie.

    "Chúng tôi muốn nói rằng phẫu thuật phòng ngừa là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh ung thư vú", tiến sĩ Mary Ann Warden, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ung thư vú thuộc Trường đại học Y khoa Hackensack (Mỹ) nói.

    Tiến sĩ Mary Ann Warden cho biết, một sự đột biến trong gen BRCA 1 hoặc BRCA 2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 87% và 44% nguy cơ mắc thêm ung thư buồng trứng. Việc phẫu thuật phòng ngừa sẽ giảm nguy cơ này xuống dưới 5%.

    Mười năm trước, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ để phòng ngừa được xem là một bước tiến lớn trong việc ngăn chặn nguy cơ ung thư vú. Hầu hết các bệnh nhân đều được khuyên làm như vậy, mặc dù họ thường mất vài năm để quyết định.

    Nhiều phụ nữ không muốn cắt bỏ bộ ngực khỏe mạnh của mình và chọn cách theo dõi sát sao để phòng ngừa. Nhưng các chuyên gia nói rằng, những diễn biến của căn bệnh thường rất phức tạp và khó có thể chẩn đoán hoặc có những cách phòng ngừa hoàn toàn chính xác.

    Bà Patricia Mazzola, điều phối viên chương trình các bệnh có nguy cơ cao tại Bệnh viện Englewood (Chicago, Mỹ) khuyến khích chị em nên thực hiện sớm những xét nghiệm ung thư để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

    "Quyết định dũng cảm của Angelina có thể giúp trấn an họ, vì cô ấy là một ngôi sao nổi tiếng và được nhiều người yêu mến. Họ sẽ nhìn thấy cô ấy có thể vượt qua cuộc phẫu thuật, trở lại đầy xinh đẹp, tự tin và thấy yên tâm hơn", bà Patricia Mazzola cho biết.

    Trung tâm Y tế dự phòng của Mỹ đưa ra khuyến cáo cho những ai có người thân từng mắc ung thư vú nên xét nghiệm đột biến di truyền BRCA.

    "Việc một ngôi sao lớn bị ảnh hưởng từ đột biến di truyền này sẽ làm tăng nhận thức cho mọi người. Đây là một cơ hội để các trung tâm ung thư thực hiện việc truyền thông hiệu quả hơn đến mọi người trên toàn thế giới", đại diện trung tâm cho biết.

    Theo TNO

     

    Có nên phẫu thuật cắt bỏ ngực để phòng ung thư vú?

    Không phải mang gen là bị ung thư vú

    Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam, quyết định cắt bỏ ngực của các ngôi sao là quá vội vàng vì không phải ai mang gen gây ung thư cũng sẽ bị ung thư vú.

    Trước đó, Angelina Jolie xét nghiệm thấy có gen mang nguy cơ ung thư vú là 87% và 50% nguy cơ ung thư buồng trứng. Cô quyết định cắt bỏ toàn bộ hai bên vú để ngăn ngừa ung thư.

    Theo GS Đức, ở các nước Châu Âu – Mỹ cũng có nhiều người thực hiện phương pháp cắt bỏ ngực để dự phòng ung thư vú khi phát hiện gen mang bệnh. Nhiều trường hợp phát hiện 1 trong 2 loại gen gây nguy cơ ung thư vú cao nói trên nhưng không phải cứ mang gen là bị ung thư vú. Ở đây, cô Angelina chưa mắc ung thư nhưng do lo sợ mẹ cô cũng qua đời vì ung thư buồng trứng nên cô quyết định cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. "Quyết định của Angelina Jolie đáng tôn trọng nhưng theo tôi quá vội vã", GS Đức nói.

    kham nguc Có nên phẫu thuật cắt bỏ ngực để phòng ung thư vú?

    Chị em nên thường xuyên tự kiểm tra vùng ngực để kịp thời phát hiện ung thư vú

    Việt Nam chưa có trường hợp nào cắt tuyến vú để phòng ngừa ung thư

    TS.BS.Nguyễn Văn Định, Trưởng khoa ngoại vú, Bệnh viện K, cho biết, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào cắt tuyến vú để dự phòng ung thư. Tại viện K, các bác sỹ cũng không khuyến cáo dùng phương pháp này. Người mang gen gây ung thư vú chưa hẳn sẽ bị ung thư vú về sau. Do đó, người mang gen nên được tầm soát sớm để phát hiện và theo dõi điều trị đúng quy trình, chứ không nhất thiết phải cắt bỏ tuyến vú.

    Theo TS.Định, phương pháp cắt bỏ và tái tạo tuyến vú rất tốn kém, với người có điều kiện như các ca sỹ, diễn viên… có thể áp dụng, chứ người nông dân sẽ rất khó.

    GS.TS Nguyễn Bá Đức khuyên những người có mang gen gây ung thư vú không nên vội vàng cắt bỏ tuyến vú để dự phòng. Mặc dù một trong những nguy cơ bị ung thư vú là do tiền sử gia đình nhưng ở Việt Nam tính di truyền rất thấp, chỉ dưới 2 %.

    Những đối tượng có nguy cơ cao như trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú, hoặc bản thân bị ung thư vú một bên nên tầm soát sớm để theo dõi sát. Chẩn đoán sớm thì đường hướng xử lý tốt, có thể bảo tồn tuyến vú, tạo hình tuyến vú.

    Thắc mắc về việc cắt bỏ tuyến vũ sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng, các chuyên gia khẳng định, cắt bỏ tuyến vú chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ chứ không làm hỏng "chuyện vợ chồng".

    Phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi cao

    Theo các bác sỹ, nếu bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi lên đến 90%, ở giai đoạn 2, tỉ lệ này sẽ là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp. Giai đoạn 4 (khối u ác tính lớn và di căn), việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

    Tại Bệnh viện K, mỗi năm điều trị hàng trăm ca ung thư vú trong đó có hơn 50% số người bệnh đã chuyển sang giai đoạn khó điều trị. Vì vậy, phát hiện sớm ngoài khả năng chữa khỏi cao còn giúp người bệnh vẫn có thể bảo tồn tuyến vú.

    ung thu Có nên phẫu thuật cắt bỏ ngực để phòng ung thư vú?

    Phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao nên khám vú định kỳ 6 tháng/lần

    Những trường hợp có nguy cơ bị ung thư cao có thể dùng thuốc dự phòng. Bên cạnh đó, còn có phương pháp mới là cộng hưởng từ tuyến vú. Phương pháp này rất an toàn không gây tác hại, có thể giúp bệnh nhân còn trẻ, phát hiện được bất thường trong vú, chẩn đoán sớm, có thể điều trị bảo tồn ngực.

    Phẫu thuật bảo tồn giúp giữ nét thẩm mỹ cho tuyến vú, thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh và bệnh nhân không cần thiết phải phẫu thuật tái tạo tuyến vú về sau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bảo tồn này chỉ áp dụng được khi bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi kích thước còn nhỏ hơn 3cm và không có di căn xa. Phương pháp bảo tồn hiện nay là cắt bỏ khối bướu, nạo hạch nách cùng bên và xạ trị vào tuyến vú, hạch vùng. Đối với các trường hợp bướu lớn hơn 3cm, nếu bệnh nhân có nguyện vọng giữ lại tuyến vú, vẫn có thể điều trị bảo tồn.

    Ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú, bệnh thường không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau cho người bệnh. Khi khối u tiến triển, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng sau: Khối u cứng, không đau; vú to ra hoặc có thay đổi hình dáng của vú, núm vú bị lún hoặc xù xì, chảy máu; da vùng vú dày lên hoặc thay đổi màu sắc, sần sùi như vỏ quả cam…

    Nên đi khám vú định kỳ 6 tháng/lần và đi khám ngay khi thấy vùng vú có những biểu hiện bất thường. Các kỹ thuật chẩn đoán y khoa hiện nay ở Việt Nam có siêu âm, chụp X-quang nhũ ảnh, cuối cùng là sinh thiết để tìm ra tế bào ung  ung thư.

    Để phòng bệnh ung thư vú, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc và chất xơ sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Chị em có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng việc tự kiểm tra vú hàng ngày như dùng các ngón tay trái, duỗi thẳng áp sát vào xương sườn xoay vòng từ ngoài vào trong nhằm phát hiện các mảng dày bất thường hoặc u, cục ở vú; để ý đến dấu hiệu tiết dịch lỏng ở núm vú.
    (Khám phá)

     

    Jolie cắt bỏ ngực để tránh ung thư vú

    > Angelina Jolie phẫu thuật ngừa ung thư vú
    >
    Hình ảnh ấn tượng về Angelina Jolie năm 16 tuổi

    Ở thế giới của phù phiếm và bề nổi, nơi các minh tinh sống bằng độ nóng của bộ ngực, khuôn mặt đẹp và các bê bối liên miên, Angelina Jolie đã có quyết định vô cùng dũng cảm khi quyết phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực của mình để giảm nguy cơ bị ung thư vú.

    Angelina Jolie ở London tháng 4/2013 bên lề một hội nghị ngoại trưởng G8 sau khi công bố việc tài trợ cho một dự án chống bạo lực tình dục ở vùng chiến sự. Ảnh: AFP
    Angelina Jolie ở London tháng 4/2013 bên lề một hội nghị ngoại trưởng G8 sau khi công bố việc tài trợ cho một dự án chống bạo lực tình dục ở vùng chiến sự. Ảnh: AFP.

    "Tôi hi vọng rằng kinh nghiệm của tôi sẽ hữu ích cho những phụ nữ khác", ngôi sao điện ảnh Angelina Jolie đã viết như vậy trong bài viết gây chấn động trên tờ New York Times hôm 14/5 kể chuyện cô quyết định cắt bỏ cả bộ ngực để đối phó với căn bệnh ung thư.

    "Cuộc sống đến với nhiều thách thức. Chúng ta không nên sợ hãi những thách thức mà chúng ta có thể đối đầu và có thể kiểm soát được"

    Angelina Jolie

    Bài viết có tên My medical choice (Lựa chọn chữa trị của tôi) của Jolie vừa nghiêm túc vừa cởi mở với rất nhiều chi tiết riêng tư về cuộc phẫu thuật của mình cũng như mối quan hệ với người bạn đời Brad Pitt và con cái.

    Lý do cho việc phẫu thuật mà ngôi sao này đưa ra là cô không muốn các con mình chứng kiến người mẹ ra đi sớm giống như cô đã chứng kiến mẹ mình - người từng chiến đấu với căn bệnh ung thư và mất cách đây gần 10 năm ở tuổi 56.

    Jolie, 37 tuổi, nữ diễn viên của Tomb Raider, Salt, Wanted nói, mẹ cô chỉ được gặp người con đầu tiên của cô, các con cô luôn hỏi về "mẹ của mẹ" và cô luôn phải giải thích về căn bệnh mà bà phải chịu đựng.

    Khi con cái hỏi liệu cô có thể bị bệnh vậy không, cô luôn nói các con đừng lo. Cô biết mình có một gen lỗi di truyền - BRCA1 - khiến cô có tới 87% nguy cơ ung thư vú và 50% nguy cơ ung thư buồng trứng. "Khi tôi nhận ra đó là thực tế của mình, tôi quyết định chủ động và giảm thiểu nguy cơ bằng quyết định phẫu thuật cắt bỏ vú để đề phòng" - cô viết.

    Từ tháng 2, Jolie bắt đầu quá trình ba tháng với ba cuộc phẫu thuật liên tiếp để cắt bỏ toàn bộ bộ ngực rồi sau đó cấy, tạo hình lại. Trong suốt ba tháng đó, cô đã giữ kín được chuyện phẫu thuật chữa trị này. Giờ thì Jolie viết trải nghiệm của mình ra với "Hy vọng những phụ nữ khác có thể có lợi từ kinh nghiệm của tôi" khi "ung thư vẫn là từ khiến mọi người sợ hãi và dấy lên một nỗi bất lực sâu thẳm".

    Cô thừa nhận quyết định cắt bỏ ngực không phải là quyết định dễ dàng "nhưng là quyết định tôi hài lòng". Cô không cảm thấy "kém phụ nữ" đi chút nào sau phẫu thuật mà còn thấy mạnh mẽ hơn.

    Nguy cơ mắc ung thư vú của cô giảm từ 87% xuống còn 5%. "Tôi có thể nói với con mình là chúng không phải lo mất mẹ vì ung thư vú nữa" - cô viết. Đặc biệt, Jolie chia sẻ cô cảm thấy yên lòng khi không có gì khiến lũ trẻ thấy không thoải mái vì "chúng chỉ thấy mấy vết sẹo nhỏ, mọi thứ khác vẫn là mẹ như mọi khi", "và các con biết là tôi yêu chúng và sẽ làm bất cứ thứ gì để ở bên cạnh chúng càng lâu càng tốt".

    Bài viết của Jolie nhanh chóng gây cơn sốt, được chia sẻ và email nhiều nhất cũng như thu hút vô số phản hồi từ bạn đọc, riêng trên tờ New York Times đã có hơn 1.500 phản hồi.

    Nhiều độc giả nữ nói giờ đây họ có thể tự tin hơn khi nói về những cuộc phẫu thuật họ phải tiến hành thay vì nghe những từ "điên rồ" từ người khác. Một độc giả có tên JC từ New Jersey viết: "Một bài viết dũng cảm của người phụ nữ dũng cảm và đáng ca ngợi". "Kể chuyện này công khai là món quà tốt nhất chị có thể gửi tới những phụ nữ khác cùng cảnh ngộ" - Susie từ San Francisco, California, viết.

    Từ cô gái nổi loạn thành hình tượng

    Lily Rothman trên trang web của Time Magazine viết về chuyện hình ảnh cá nhân của Jolie thay đổi thế nào trong mười năm qua từ hình tượng nổi loạn đến trở thành biểu tượng của các hoạt động nhân đạo. Báo giới giờ không còn săm soi chuyện các hình xăm trên cơ thể, vấn đề giới tính hay nụ hôn đắm đuối của cô với anh trai mình trong đêm trao giải Oscar hơn chục năm trước.

    Với fan của Jennifer Aniston, Jolie từng bị coi là kẻ cướp chồng, phá hoại hạnh phúc gia đình, giờ trở thành hình ảnh bà mẹ tận tụy với sáu người con. Và nay thì Jolie đang lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề sức khỏe phụ nữ. Năm 2012, Jolie được Liên Hiệp Quốc nâng cấp từ đại sứ thiện chí lên đặc phái viên của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), sau khi cô có hơn 40 chuyến thăm tới các điểm nóng về người tị nạn và đã đóng góp hơn 5 triệu USD để giúp các chương trình tị nạn.

    Cẩn thận với liệu pháp cắt bỏ

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm ung thư vú là nguyên nhân tử vong của khoảng 458.000 người, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp.

    Giữa lúc có rất nhiều lời ca ngợi cho hành động dũng cảm của Jolie, các bác sĩ và các chuyên gia về gen đều lên tiếng cần cẩn trọng về liệu pháp cắt bỏ ngực này. Theo AP, tình huống bệnh như Jolie là rất đặc biệt - cô thừa kế gen đột biến trong gia đình có tiền sử ung thư - và liệu pháp của cô chỉ phù hợp với một số nhỏ phụ nữ nhất định. Các chuyên gia ung thư chỉ ra nguyên nhân di truyền chỉ chiếm khoảng 5-7% số ca được phát hiện mỗi năm và nhóm bị lỗi gen BRCA1 và BRCA2 thậm chí còn nhỏ hơn rất nhiều.

    Theo Tuổi Trẻ

     

    Hình ảnh ấn tượng về Angelina Jolie năm 16 tuổi

    > A.Jolie kêu gọi bảo vệ trẻ em bị bạo hành tình dục
    > Angelina Jolie bán trang sức xây trường học
    > Angelina Jolie: Chưa cưới đã đeo nhẫn

    16 tuổi, Angelina Jolie đã thử sức với vai trò người mẫu đồ lót...

    Nữ minh tinh Angelina Jolie trong loạt ảnh khi cô mới 16 tuổi và đang thử sức trong vai trò người mẫu
    Nữ minh tinh Angelina Jolie trong loạt ảnh khi cô mới 16 tuổi và đang thử sức trong vai trò người mẫu.
    Vẻ cá tính và gợi cảm hiện rõ trên gương mặt của nữ minh tinh hiện là bà mẹ 6 con
    Vẻ cá tính và gợi cảm hiện rõ trên gương mặt của nữ minh tinh hiện là bà mẹ 6 con.
    Thời điểm này Jolie chưa có hình xăm nào trên cơ thể nhưng hiện tại cô có tới 13 hình xăm lớn nhỏ
    Thời điểm này Jolie chưa có hình xăm nào trên cơ thể nhưng hiện tại cô có tới 13 hình xăm lớn nhỏ.
    Ngày là học sinh, Angelina Jolie đã sớm
    Ngày là học sinh, Angelina Jolie đã sớm "nổi loạn", cô cảm thấy khó trò chuyện với bất cứ người bạn đồng lứa nào.
    Lớn thêm một chút, cô không ngại ngần công khai tình yêu đồng tính
    Lớn thêm một chút, cô không ngại ngần công khai tình yêu đồng tính.
    Người đẹp nổi loạn giành giải Oscar khá sớm và cô bắt đầu thay đổi cuộc đời khi gặp Brad Pitt
    Người đẹp nổi loạn giành giải Oscar khá sớm và cô bắt đầu thay đổi cuộc đời khi gặp Brad Pitt.
    Hiện tại Jolie là một trong những diễn viên được trả cát sê cao nhất Hollywood và cô cũng là đại sứ thiện chí của LHQ
    Hiện tại Jolie là một trong những diễn viên được trả cát sê cao nhất Hollywood và cô cũng là đại sứ thiện chí của LHQ.
    Angelina Jolie giành phần lớn thời gian để chăm sóc 6 đứa con sàn sàn tuổi nhau
    Angelina Jolie giành phần lớn thời gian để chăm sóc 6 đứa con sàn sàn tuổi nhau.
    Cô nhận lời đóng phim không nhiều nhưng hầu hết những bộ phim Jolie tham gia đều gây tiếng vang
    Cô nhận lời đóng phim không nhiều nhưng hầu hết những bộ phim Jolie tham gia đều gây tiếng vang.
    Angelina Jolie chia sẻ các con cô không biết bố mẹ chúng là người nổi tiếng mà chỉ nghĩ chúng có bố mẹ rất bình thường và thậm chí hơi khờ khạo
    Angelina Jolie chia sẻ các con cô không biết bố mẹ chúng là người nổi tiếng mà chỉ nghĩ chúng có bố mẹ rất bình thường và thậm chí hơi khờ khạo.

    Theo Dân trí