Trang

Công an kết luận vụ 2 bố con bị điện giật chết trong nhà tắm (do rò điện)

Thứ Tư, 29/01/2014 - 15:15

Chiếc bình nóng lạnh bị rò điện giật chết bố chồng và con dâu ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rúng động dư luận địa phương những ngày qua là bình hiệu Ariston được gia đình sử dụng từ năm 2004.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 29/1, Đại tá Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng công an huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho biết công an vừa kết luận về vụ việc 2 bố con bị điện giật chết trong nhà tắm gây rúng động dư luận địa phương những ngày qua.

Theo đó, ông Đỗ Đình Khôi (SN 1945) và con dâu là chị Phạm Minh Nga (SN 1975) - trú tại Khu 5 xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy - đã bị điện rò rỉ từ bình nóng lạnh truyền theo vòi hoa sen giật tử vong vào tối 24/1.
Bình nước nóng đã trở thành thủ phạm trong nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Bình nước nóng đã trở thành thủ phạm trong nhiều vụ tai nạn thương tâm.

"Chiếc bình nóng lạnh hiệu Ariston đã được gia đình họ sử dụng nhiều năm trời và đã cũ. Theo lời của bà vợ ông Khôi nói với cơ quan điều tra thì buổi chiều hôm xảy ra sự việc, ông Khôi có tháo bình nóng lạnh ra để sửa chữa. Đến tối chị con dâu bật bình nóng lạnh rồi vào nhà tắm... Khi chị ấy dùng vòi hoa sen phun nước thì bị điện giật. Ông Khôi đang ngồi xem tivi ngoài phòng khách, thấy con dâu kêu ú ớ thì chạy vào kéo tay định lôi ra ngoài thì cũng bị giật bất tỉnh tại chỗ"- Đại tá Thạch cho biết.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng Công an xã Sơn Thủy, chiếc bình nóng lạnh hiệu Ariston được gia đình ông Khôi sử dụng từ năm 2004. Thời điểm xảy ra sự việc, 3 đứa con nhỏ của chị Nga cũng đang ở nhà. Tuy nhiên, rất may khi thấy ông nội và mẹ ngã ngửa trong nhà tắm, cả 3 cháu đã không vào ứng cứu ngay mà chạy sang nhà hàng xóm để hô hoán, báo tin nhờ giúp đỡ.

Đại tá Nguyễn Ngọc Thạch cho biết Công an huyện Thanh Thủy đã có văn bản gửi tới tất cả các xã, thôn xóm trên địa bàn để thông báo cho người dân biết về sự việc đau lòng này. "Chúng tôi đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác khi sử dụng các thiết bị điện. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ và nên bật bình nóng lạnh trước 15-20 phút rồi tắt bình đi trước khi vào tắm để đảm bảo an toàn" - ông Thạch nói.
 

Nên kiểm tra thường xuyên

Theo một số chuyên gia về kỹ thuật điện, nhiều người dân quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh có rơle tự ngắt thì có thể cắm điện suốt 24/24 giờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rơle chỉ có nhiệm vụ điều khiển độ nóng của nước trong bình. Trong quá trình sử dụng, nhiệt độ nước trong bình thấp thì rơle tự động cấp điện; khi nhiệt độ nước cao thì rơle tự động ngắt chứ rơle này không có chức năng bảo vệ chống điện rò rỉ ra nước.

Ngoài ra, nhiều gia đình cũng không chú ý tới việc bảo dưỡng bình nóng lạnh sau một thời gian dài sử dụng. Thực tế cho thấy thiết bị nóng lạnh sau một thời gian sử dụng đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây rò điện.

Mặc dù nhiều model bình nóng lạnh hiện đại đã tích hợp thiết bị chống giật nhưng các chuyên gia vẫn khuyên người dân nên bật bình nóng lạnh trước 10-20 phút, tắt bình rồi mới vào tắm.

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng nên không gây tốn điện trong quá trình khởi động như điều hòa hay tủ lạnh. Chính vì thế việc bật nóng lạnh suốt ngày gây tốn điện và dễ gây hư hỏng thiết bị hơn là việc khi nào cần dùng thì khởi động thiết bị trong 10-20 phút.

Theo Thế Kha

NLĐ

Thiết bị y khoa qua một đời chủ: Tại sao không?

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/blogdoanhnhan/109417

Rafi Kot (*)
Thứ Sáu,  24/1/2014, 11:40 (GMT+7)








Ông Rafi Kot - Tổng giám đốc chuỗi phòng khám Family Medical Practice tại Việt Nam

(TBKTSG) - Một phóng sự truyền hình gần đây liên quan đến vụ nhập khẩu thiết bị y khoa đã qua một đời chủ do hải quan phát hiện đã tạo ra được sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, phóng sự đã không nhấn tới thêm một bước để đặt câu hỏi "tại sao điều này xảy ra?".
Tôi xin dẫn ra đây một vài dữ liệu tham khảo. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong 92 quốc gia có tới 79% cho phép nhập khẩu thiết bị đã qua một đời chủ. Đặc biệt các nước giàu có thuộc khối OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) thậm chí cho rằng thiết bị y khoa cũ là một lựa chọn tốt. Tại sao? Bởi vì thiết bị cũ rẻ hơn từ 40-60%, và vẫn hoàn toàn chính xác trong tay người biết sử dụng. Có 16% quốc gia hạn chế nhập khẩu thiết bị cũ bằng cách đánh thuế cao các loại thiết bị đã qua một đời chủ và quy định về niên hạn sử dụng. Và 5% các nước còn lại cấm nhập khẩu thiết bị cũ, trong đó có Việt Nam, Syria, Kuwait, Ai Cập, Thái Lan và Trung Quốc. Nguyên nhân của việc cấm nhập khẩu này là để bảo vệ công nghiệp sản xuất trong nước.
Thiết bị đã qua một đời chủ có thể phân ra làm ba loại:
1. Làm mới lại: chủ yếu là sơn phết lại.
2. Tân trang lại: thay thế những bộ phận hư hao sau đó sơn phết lại.
3. Chế tạo lại: nhà sản xuất gốc sẽ phục hồi thiết bị lại như mới và thiết bị hoạt động theo các chuẩn ban đầu. Ví dụ như hai hãng GE và Siemens có chương trình chế tạo lại thiết bị của họ hoàn toàn như mới, và bán chúng với mức giá thấp hơn khoảng 20%.
Tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn sàng bỏ đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc của mình để mua những thiết bị y tế bị đẩy giá lên gấp vài lần. Và một câu hỏi kế tiếp là: Có phải chúng ta thật sự quá giàu có không?
Tất cả ba loại trên đều bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Chúng ta hãy hình dung một công ty Mỹ mua một máy quét CT mới, nhưng ba tháng sau họ phá sản và phải bán máy CT với mức giảm là 25%. Chiếc máy này bị xem như đã qua một đời chủ và bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Có nhiều công ty có chuyên môn cao có thể phục hồi thiết bị như mới, cả về hình dáng bên ngoài lẫn chức năng hoạt động, sau đó bán với giá bằng nửa máy mới, giúp cho các bệnh viện, kể cả ở Mỹ và châu Âu, tiết kiệm được ngân sách. Các thiết bị này rất ổn nếu chúng được bảo trì thích hợp.
Tại sao lại cấm nhập? Vào giữa những năm 2000 khi Việt Nam thương lượng các điều kiện gia nhập WTO, phái đoàn Bộ Thương mại Việt Nam ra điều kiện không cho nhập máy tính cũ. Và từ xuất phát điểm này, Bộ Y tế đã đưa ra quy định cấm nhập khẩu thiết bị y khoa đã qua một đời chủ.
Thiết bị cũ không được nhập khẩu, trong khi thiết bị mới bị các công ty nhập khẩu hay phân phối thổi giá lên đến 200% hoặc cao hơn. Tất cả gánh nặng chi phí đó đổ lên đầu người bệnh.
Tháng 6-2011, Việt Nam đưa ra quy định mới với các thủ tục giấy tờ phức tạp khiến cho bất cứ cá nhân nào cũng không thể nhập thiết bị y khoa (Thông tư 24/2011-TT-BYT). Kết quả là nhà phân phối trong nước tiếp tục giữ giá cao, trong khi một số tập đoàn y khoa nước ngoài có lợi ích trong việc duy trì mức giá này đã vận động mạnh mẽ việc duy trì hành lang pháp lý đó. Cần phải nói thêm rằng phần lớn thiết bị y khoa ở Việt Nam xuất phát từ Singapore nơi mặt bằng giá cao hơn chứ không phải từ Thái Lan chẳng hạn. Một bóng đèn cho một chiếc máy soi tai (otoscope) có giá qua mạng ở Mỹ là 9,5 đô la Mỹ, nhưng ở Việt Nam giá bị đẩy lên 52 đô la Mỹ.
Việt Nam đang ra sức kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhưng các nhà đầu tư lại dễ dàng bị các nhà phân phối bắt chẹt. Liệu Chính phủ có động lực để kiểm soát giá cả thiết bị không, có cho phép mở cửa thị trường thiết bị y khoa đã qua sử dụng không?
Tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn sàng bỏ đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc của mình để mua những thiết bị y tế bị đẩy giá lên gấp vài lần. Và một câu hỏi kế tiếp là: Có phải chúng ta thật sự quá giàu có không?
--
(*) Tổng giám đốc chuỗi phòng khám Family Medical Practice tại Việt Nam
Hoàng Thịnh
Tôi đồng ý với phân tích của ông Tổng Giám đốc FMP. Ở đây ta cần phân biệt máy "đã qua một đời chủ" với "công nghệ cũ". Như phân tích trên, nhiều cá nhân đã lợi dụng vào chính sách để làm trái pháp luật, không những thế, họ còn gán cho thiết bị công nghệ cũ thành mác cao để ăn chênh lệch giá, đẩy sự chuẩn đoán lạc hậu cho dân hưởng.  

Cẩn thận khi mua trái cây khô

Thứ Bẩy, 18/01/2014 - 09:36

Thời điểm cận Tết là dịp các loại ô mai, trái cây sấy khô được tung ra thị trường phục vụ nhu cầu ăn chơi Tết của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, các loại trái cây sấy khô tại các chợ phần lớn là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

 

 

 

 

Trái cây khô Trung Quốc ồ ạt "tuồn" vào Việt Nam

 

Gần đây, liên tiếp các đợt truy quét, kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trái cây khô được nhập lậu vào nước ta.

 

Ngày 18/9/2013, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội bất ngờ kiểm tra kho H9, khu vực Cảng Hà Nội, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) và thu giữ hơn 3,5 tạ nho khô nhập từ Trung Quốc. Tất cả số nho này đều không có nhãn mác và chứng từ liên quan.

 

Hôm 30/12/2012, lực lượng chức năng TP.Hà Nội cũng phát hiện, bắt giữ một xe tải chở 44 bao tải dứa, trong mỗi bao tải dứa này có 5 hộp carton đựng nho sấy khô, tổng trọng lượng 2,2 tấn. Số hàng trên không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên ngoài các hộp carton đều ghi chữ Trung Quốc.

 

Nho khô nhập lậu được đóng trong các thùng carton và bảo quản rất sơ sài
Nho khô nhập lậu được đóng trong các thùng carton và bảo quản rất sơ sài

 

Mới đây, ngày 5/1, cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã tiến hành bắt giữ 2 chiếc xe ô tô tải đang vận chuyển gần 20 tấn mì chính, ô mai nhập lậu từ Trung Quốc đưa về Hà Nội tiêu thụ. Tại thời điểm kiểm tra, hai tài xế lái xe đều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này.

 

Hàng Tàu đội lốt hàng Thái, Mỹ

 

Dọc các trung tâm chuyên bán bánh kẹo, trái cây đã chế biến của Hà Nội như Hàng Buồm, Hàng Đường, Hàng Giấy... các sản phẩm trái cây sấy khô được bày bán la liệt. Hầu hết các sản phẩm mứt, hoa quả sấy khô bày bán tại đây chỉ được đóng gói trong túi nilon mà không hề có nhãn mác. Các loại trái cây khô được bán với giá dao động từ 60.000-150.000 đồng/kg.

 

Theo một chủ cửa hàng trên phố Hàng Đường, phần lớn trái cây sấy khô là từ Trung Quốc vì hàng Trung Quốc đắt khách do giá thành rẻ, nhiều chủng loại, màu sắc bắt mắt, vị vừa phải nên nhiều người thích dùng.

 

Trái cây khô Trung Quốc được bán tràn lan ở chợ
Trái cây khô Trung Quốc được bán tràn lan ở chợ

 

Tuy nhiên, trái cây khô Trung Quốc thường được "núp" dưới bóng hàng sản xuất tại Thái, Mỹ hoặc hàng Việt Nam để lừa người mua lẻ. Vì các mác "hàng ngoại chất lượng cao" này mà nhiều khi hàng bán được giá gấp đôi, gấp ba so với giá đổ buôn.

 

Tại TPHCM, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội... được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông... Song hầu hết các mặt hàng trên đều trong tình trạng không nhãn mác, không hạn dùng và không thông tin nhà sản xuất. Tuy vậy, hầu hết các tiểu thương đều xác nhận đa số là hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các tiểu thương, hạn sử dụng hầu hết chỉ in trên thùng giấy khi còn nguyên đai nguyên kiện. Tuy nhiên khi bán lẻ, hàng được xé nhỏ ra nên việc có để hạn sử dụng hay không cũng không có ý nghĩa, vì tiểu thương tự ghi thì hoàn toàn có thể gian lận.

 

Một số đầu mối kinh doanh trái cây sấy khô cho biết hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc không chỉ "ba không": không bao bì - nhãn mác, không tên tuổi nhà sản xuất, không hạn sử dụng... mà còn không hóa đơn chứng từ và giấy tờ chứng minh chất lượng.

 

Trái cây khô Trung Quốc chứa nhiều độc tố

 

Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới đã phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng xí muội có nguồn gốc Trung Quốc vì sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép. Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn các sản phẩm trái cây sấy khô có nồng độ chì cao có thể gây tổn thương gan, thận, não, dẫn tới tử vong.

 

Trái cây khô Trung Quốc độc hại
Trái cây khô Trung Quốc độc hại

 

Tại thời điểm đó, thị trường Việt Nam tràn ngập xí muội Trung Quốc. Kết quả kiểm nghiệm từ Sở Y tế TPHCM cũng phát hiện một số mẫu xí muội không hạt cho kết quả dương tính với chì, chất tạo ngọt và chứa chất phụ gia cấm gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

 

Sau đó, nhiều loại thực phẩm, trái cây khô của Trung Quốc cũng bị phát hiện có độc tố.

 

Năm 2012, cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô như đào, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư.

 

Tân Hoa xã cho biết, dựa theo kết quả của Trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, TP. Bắc Kinh, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã nêu đích danh các công ty có sản phẩm chứa chất phụ gia vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo đó, các sản phẩm đào khô, xí muội, hồng khô, táo tàu và nhiều loại trái cây khác của ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của cơ quan chức năng.

 

Đầu năm 2013, thông tin hạt hướng dương Trung Quốc chứa chất gây teo não gây hoang mang dư luận. Theo "Giờ cao điểm tin tức tối" của CCTV, cơ quan chức năng thành phố Tô Châu đã lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương rang trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chất dễ gây teo não. Trên thực tế, để cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư...

 

Theo Hạnh Nguyên

VEF

Đồ đạc trong nhà: Thủ phạm giấu mặt gây hại cho sức khỏe

Thứ Bẩy, 18/01/2014 - 13:19

(Dân trí) - Khi sắm sửa đồ đạc cho gia đình, bạn rất có thể đưa nhiều chất có hại cho sức khỏe vào vào nhà. Từ những vật liệu hóa học cho tới những vật dụng dễ lưu cữu bụi bặm, sự lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và của người thân.

Dưới đây là những điều cần nhớ để không đưa mầm bệnh vào nhà cùng với đồ đạc mới: 

 

Dưới đây là những điều cần nhớ để không đưa mầm bệnh vào nhà cùng với đồ đạc mới:

 

1. Chọn gỗ thịt thay cho gỗ ván ép

 

Hãy mua đồ làm bằng gỗ thịt, vì gỗ dán và gỗ ván ép thường chứa formaldehyd, benzen hoặc xylen, có thể gây ra những vấn đề về hô hấp khi giải phóng vào không khí trong nhà.

 

2. Chọn kính

 

Chọn tủ sách có vách chắn hoặc cửa bằng kính. Loại tủ này sẽ ngăn được mùi sách và cũng giúp dễ giữ phòng sạch sẽ hơn, vì sẽ rất khó giữ sạch bụi nếu cả đống sách bị phơi ra ngoài.

 

3. Kiểm tra mức phát thải VOC

 

Đảm bảo là bạn chọn các loại thảm, tấm lót và nệm làm từ vải có mức phát thải hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) thấp. Thử vải trước khi mua bằng cách bỏ một mảnh vải mẫu vào một cái lọ sạch đóng kín và để dưới ánh nắng một ngày. Bạn sẽ không muốn ngửi thấy mùi đậm dặc khi mở nút chai. Nếu trải thảm mới, bạn cũng nên thử loại keo dán sẽ được dùng trong quá trình gắn thảm.

 

4. Cân nhắc về những thiết bị tự làm sạch

 

Lò sưởi tự làm sạch có thể giải phóng ra những hạt tiểu phân rất nhỏ trong chu trình tự làm sạch. Hãy xem xét mua loại lò thông thường có thể làm sạch bằng dung dịch sô đa khan pha trong nước. Bôi hỗn hợp này vào bên trong lò, đợi 30 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch.

 

5. Nghĩ đến các mùi hương tự nhiên

 

Sử dụng các loại tinh dầu bay hơi như tinh dầu bạc hà, hoặc để vài mẩu quế trong bát. Để vừa mãn nguyện vừa mãn nhãn, hãy trồng hoa nhài và hoa huệ quanh nhà.

 

6. Thuốc diệt côn trùng

 

Khi mua thuốc diệt côn trùng và các sản phẩm tiêu loài gây hại khác, cần tìm hiểu và thành phần và khả năng chúng có thể tác động đến sức khỏe. Nhiều loại thuốc diệt côn trùng cũng gây ung thể và có thể làm tăng nguy cơ ung thư và các vẫn đề sức khỏe khác. Tránh sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng nguồn gốc hóa học, thay vào đó hãy chọn những phương pháp kiểm soát loài gây hại một cách tự nhiên và không độc.

 

7. Điều hòa không khí

 

Máy điều hòa không khí có thể gây hại cho sức khỏe nếu nấm mốc hình thành và tích tụ trong đó. Nhiều người bị dị ứng sau khi tiếp xúc với những lượng nấm mốc nhỏ trong nhà. Hậu quả có thể đi từ kích ứng tới ung thư. Vì thế cần đảm bảo bộ lọc của máy điều hóa luôn được giữ sạch và khô.

 

8. Các sản phẩm nhựa

 

Polyvinyl chlorid (PVC) thường được dùng trong chất dẻo và có liên quan với nhiều nguy cơ sức khỏe, nhất là ở trẻ em. Cần hiểu rõ về các loại dụng cụ đựng, đồ chơi và các sản phẩm nhựa khác mà bạn có trong nhà.

 

9. Đồ vải và quần áo bằng polyester

 

Một số loại quần áo và vật liệu chăn ga gối được làm từ những chất cháy chậm, có chứa loại hóa chất độc hại là polybrominated diphenyl ethers (PBDEs). Tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể gây nhiều dạng suy giảm khác nhau, thậm chí liên quan đến ung thư và giảm số lượng tinh trùng. Để tránh tình trạng này, hãy chọn các sản phẩm cotton và len thay cho sợi polyester và mút xốp.

 

10. Sơn

 

Các loại sơn VOC thấp hiện rất dễ kiếm, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có hóa chất. Một số loại sớn có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà mà bạn không biết. Để an toàn, bạn hãy tìm tất cả các loại sơn tự nhiên và sơn khoáng chất.

 

Cẩm Tú

Theo Asiaone

Thực hư chuyện lá đu đủ chữa khỏi ung thư

Thứ Hai, 11/06/2012 - 11:38

Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.

Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.

 

Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.

 

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.

 

GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.
GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.

 

7/15 người uống có kết quả?

 

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).

 

Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.

 

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

 

Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

 

Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

 

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?

 

Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.

   

Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết. Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...

 

Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

 

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh "tứ chứng nan y" vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

 

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

 

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

 

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.

 

Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

 

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.

 

Chưa được khoa học công nhận

 GS. Nguyễn Xuân Hiền
GS. Nguyễn Xuân Hiền

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

 

Không nên lẫn lộn "paw paw đu đủ" và "paw paw Bắc Mỹ". Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.

 

GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.

 

Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.

 

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.

 

Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.

 

Theo Thúy Nga

Khoa học & Đời sống

Hậu Giang: Bắt lô thịt gà nghi tẩm bột sắt

Thứ Tư, 22/01/2014 - 15:36

(Dân trí) - Sáng ngày 22/1, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Sở NN&PTNT Hậu Giang) cho biết đã gửi mẫu đi kiểm nghiệm sản phẩm thịt gà làm sẵn tại chợ Vị Thanh (Hậu Giang) vì nghi tẩm bột sắt.

Thịt gà nghi tẩm bột sắt bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy
Thịt gà nghi tẩm bột sắt bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy

Trước đó, ngày 17/1, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường, cùng Cảnh sát Môi trường tiến hành kiểm tra, lấy mẫu và tạm giữ trên 55kg thịt gà, cánh gà công nghiệp của tiểu thương Phạm Hoàng Đ., cư ngụ ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp bày bán ở khu vực chợ nông thôn Vị Thanh để làm rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Toàn bộ thịt gà được tẩm màu vàng tươi nghi là bột sắt.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Đ. thừa nhận bán mỗi ngày khoảng 50 kg thịt gà làm sẵn. Số thịt gà này mua lại của một tiểu thương ở thị xã Ngã Bảy nhưng có dấu hiệu làm giả con dấu của ngành thú y đóng trên da thịt gà và không rõ nguồn gốc, không giấy kiểm dịch của ngành thú y, da gà vàng tươi nghi tẩm bột sắt. Đoàn đã tiến hành lập biên bản, tịch thu toàn bộ sản phảm thịt gà làm sẵn để tiêu hủy theo quy định.
 
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, ngày 10/1 chi cục đã kiểm tra ngẫu nhiên, lấy mẫu kiểm nghiệm đã phát hiện 1 lô thịt gà nhiễm bột sắt. Vụ việc tẩm hóa chất này cũng chỉ mới phát hiện trên thị trường khoảng hơn 1 tháng nay và số lượng ngày càng tăng, nhất là trong dịp cận tết khi nhu cầu tiêu dùng lớn.
 
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản cũng cho biết: "Bột sắt sử dụng trong công nghiệp nhuộm, chế biến mủ cao su và bị nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm vì rất độc hại. Sử dụng thịt gà nhiễm bột sắt có thể gây suy gan, thận, ung thư và có thể tử vong nếu liều lượng lớn".

Thời gian gần đây, tiểu thương sử dụng bột sắt tẩm vào da gà để biến thịt gà công nghiệp có màu trắng chuyển sang màu vàng nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Khi nhìn thấy da gà màu vàng người tiêu dùng sẽ lầm tưởng là gà vườn hay gà tàu lai chứ không phải là gà công nghiệp thịt trắng. Nhờ vậy giá thịt gà tẩm bột sắt sẽ cao hơn, người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên, việc đánh lừa để thu lợi bất chính này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

Minh Giang

Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Đình chỉ điều tra người tố cáo tiêu cực

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-nhan-ban-ket-qua-xet-nghiem-dinh-chi-dieu-tra-nguoi-to-cao-tieu-cuc-20140117225647014.htm

Thứ Sáu, 17/01/2014 23:12

VKSND TP Hà Nội đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, người đã tố cáo vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện này

Ngày 17-1, VKSND TP Hà Nội đã ra cáo trạng vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoài Đức (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).

Theo cáo trạng, bà Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng Khoa Xét nghiệm, cùng 7 bị can khác là kỹ thuật viên trưởng, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật hợp đồng, nhân viên xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; giám đốc và phó giám đốc BV là ông Nguyễn Trí Liêm và bà Nguyễn Thị Nhiên bị đề nghị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức
Ảnh: NGỌC DUNG
Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Ảnh: NGỌC DUNG

Đáng chú ý, VKSND TP Hà Nội đã đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng BV Đa khoa Hoài Đức. Trước đó, bà Oanh đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Quyết định đình chỉ vụ án đối với bà Phan Thị Oanh nêu rõ: Bị can Oanh có hành vi vi phạm pháp luật nhưng là một trong những người tham gia ký tên vào đơn tố cáo các sai phạm của BV Đa khoa Hoài Đức, tố giác sai phạm trong việc làm xét nghiệm huyết học (đơn đề ngày 17-5-2013); để cho bà Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên Khoa Xét nghiệm, gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự.

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Phan Thị Oanh vui mừng cho biết  hôm 16-1, bà đã nhận được giấy mời lên nhận quyết định đình chỉ vụ án.

"Tôi quá đỗi vui mừng, không biết nói sao cho hết. Vậy là tôi đã được minh oan và thấy rằng việc đấu tranh của mình là đúng đắn. Tôi xin cảm ơn các cơ quan báo chí, đặc biệt là Báo Người Lao Động, đã đồng hành với tôi trong đấu tranh chống tiêu cực. Dù vậy, trong công việc và thời gian trước mắt, chắc chắn vẫn còn nhiều áp lực lắm!" - bà Oanh giãi bày.

Trước đó, ngày 5-6-2013, bà Hoàng Thị Nguyệt cùng một số nhân viên BV Đa khoa Hoài Đức tố cáo Giám đốc BV Nguyễn Trí Liêm để cho bộ phận xét nghiệm ngoại trú lấy mẫu máu của bệnh nhân nhưng không làm xét nghiệm mà vứt bỏ rồi tự in ra nhiều kết quả từ một mẫu khác để gắn trả cho nhiều người.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xác định: Ông Liêm đã chỉ đạo các khoa nghiệp vụ tăng cường các xét nghiệm đối với bệnh nhân cận lâm sàng để tăng thu nhập cho BV (BV hưởng 30% số tiền BHYT). Số tiền này hằng quý được chia vào khoản hỗ trợ tăng thêm cho cán bộ, nhân viên BV.

Trong thời gian từ ngày 1-7-2012 đến 31-5-2013, Cơ quan CSĐT xác định có 1.544 kết quả xét nghiệm huyết học trùng. Trong đó, 789 kết quả được thống kê vào BHYT và trực tiếp thu của bệnh nhân không có BHYT là 16,569 triệu đồng (21.000 đồng/kết quả).

NGỌC DUNG - NGUYỄN QUYẾT

Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Đình chỉ điều tra người tố cáo tiêu cực

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-nhan-ban-ket-qua-xet-nghiem-dinh-chi-dieu-tra-nguoi-to-cao-tieu-cuc-20140117225647014.htm

Thứ Sáu, 17/01/2014 23:12

VKSND TP Hà Nội đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, người đã tố cáo vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện này

Ngày 17-1, VKSND TP Hà Nội đã ra cáo trạng vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoài Đức (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).

Theo cáo trạng, bà Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng Khoa Xét nghiệm, cùng 7 bị can khác là kỹ thuật viên trưởng, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật hợp đồng, nhân viên xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; giám đốc và phó giám đốc BV là ông Nguyễn Trí Liêm và bà Nguyễn Thị Nhiên bị đề nghị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức
Ảnh: NGỌC DUNG
Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Ảnh: NGỌC DUNG

Đáng chú ý, VKSND TP Hà Nội đã đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng BV Đa khoa Hoài Đức. Trước đó, bà Oanh đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Quyết định đình chỉ vụ án đối với bà Phan Thị Oanh nêu rõ: Bị can Oanh có hành vi vi phạm pháp luật nhưng là một trong những người tham gia ký tên vào đơn tố cáo các sai phạm của BV Đa khoa Hoài Đức, tố giác sai phạm trong việc làm xét nghiệm huyết học (đơn đề ngày 17-5-2013); để cho bà Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên Khoa Xét nghiệm, gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự.

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Phan Thị Oanh vui mừng cho biết  hôm 16-1, bà đã nhận được giấy mời lên nhận quyết định đình chỉ vụ án.

"Tôi quá đỗi vui mừng, không biết nói sao cho hết. Vậy là tôi đã được minh oan và thấy rằng việc đấu tranh của mình là đúng đắn. Tôi xin cảm ơn các cơ quan báo chí, đặc biệt là Báo Người Lao Động, đã đồng hành với tôi trong đấu tranh chống tiêu cực. Dù vậy, trong công việc và thời gian trước mắt, chắc chắn vẫn còn nhiều áp lực lắm!" - bà Oanh giãi bày.

Trước đó, ngày 5-6-2013, bà Hoàng Thị Nguyệt cùng một số nhân viên BV Đa khoa Hoài Đức tố cáo Giám đốc BV Nguyễn Trí Liêm để cho bộ phận xét nghiệm ngoại trú lấy mẫu máu của bệnh nhân nhưng không làm xét nghiệm mà vứt bỏ rồi tự in ra nhiều kết quả từ một mẫu khác để gắn trả cho nhiều người.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xác định: Ông Liêm đã chỉ đạo các khoa nghiệp vụ tăng cường các xét nghiệm đối với bệnh nhân cận lâm sàng để tăng thu nhập cho BV (BV hưởng 30% số tiền BHYT). Số tiền này hằng quý được chia vào khoản hỗ trợ tăng thêm cho cán bộ, nhân viên BV.

Trong thời gian từ ngày 1-7-2012 đến 31-5-2013, Cơ quan CSĐT xác định có 1.544 kết quả xét nghiệm huyết học trùng. Trong đó, 789 kết quả được thống kê vào BHYT và trực tiếp thu của bệnh nhân không có BHYT là 16,569 triệu đồng (21.000 đồng/kết quả).

NGỌC DUNG - NGUYỄN QUYẾT

Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Đình chỉ điều tra người tố cáo tiêu cực

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-nhan-ban-ket-qua-xet-nghiem-dinh-chi-dieu-tra-nguoi-to-cao-tieu-cuc-20140117225647014.htm

Thứ Sáu, 17/01/2014 23:12

VKSND TP Hà Nội đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, người đã tố cáo vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện này

Ngày 17-1, VKSND TP Hà Nội đã ra cáo trạng vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoài Đức (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).

Theo cáo trạng, bà Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng Khoa Xét nghiệm, cùng 7 bị can khác là kỹ thuật viên trưởng, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật hợp đồng, nhân viên xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; giám đốc và phó giám đốc BV là ông Nguyễn Trí Liêm và bà Nguyễn Thị Nhiên bị đề nghị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức
Ảnh: NGỌC DUNG
Bệnh nhân chờ lấy kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Ảnh: NGỌC DUNG

Đáng chú ý, VKSND TP Hà Nội đã đình chỉ điều tra bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng BV Đa khoa Hoài Đức. Trước đó, bà Oanh đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Quyết định đình chỉ vụ án đối với bà Phan Thị Oanh nêu rõ: Bị can Oanh có hành vi vi phạm pháp luật nhưng là một trong những người tham gia ký tên vào đơn tố cáo các sai phạm của BV Đa khoa Hoài Đức, tố giác sai phạm trong việc làm xét nghiệm huyết học (đơn đề ngày 17-5-2013); để cho bà Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên Khoa Xét nghiệm, gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự.

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Phan Thị Oanh vui mừng cho biết  hôm 16-1, bà đã nhận được giấy mời lên nhận quyết định đình chỉ vụ án.

"Tôi quá đỗi vui mừng, không biết nói sao cho hết. Vậy là tôi đã được minh oan và thấy rằng việc đấu tranh của mình là đúng đắn. Tôi xin cảm ơn các cơ quan báo chí, đặc biệt là Báo Người Lao Động, đã đồng hành với tôi trong đấu tranh chống tiêu cực. Dù vậy, trong công việc và thời gian trước mắt, chắc chắn vẫn còn nhiều áp lực lắm!" - bà Oanh giãi bày.

Trước đó, ngày 5-6-2013, bà Hoàng Thị Nguyệt cùng một số nhân viên BV Đa khoa Hoài Đức tố cáo Giám đốc BV Nguyễn Trí Liêm để cho bộ phận xét nghiệm ngoại trú lấy mẫu máu của bệnh nhân nhưng không làm xét nghiệm mà vứt bỏ rồi tự in ra nhiều kết quả từ một mẫu khác để gắn trả cho nhiều người.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xác định: Ông Liêm đã chỉ đạo các khoa nghiệp vụ tăng cường các xét nghiệm đối với bệnh nhân cận lâm sàng để tăng thu nhập cho BV (BV hưởng 30% số tiền BHYT). Số tiền này hằng quý được chia vào khoản hỗ trợ tăng thêm cho cán bộ, nhân viên BV.

Trong thời gian từ ngày 1-7-2012 đến 31-5-2013, Cơ quan CSĐT xác định có 1.544 kết quả xét nghiệm huyết học trùng. Trong đó, 789 kết quả được thống kê vào BHYT và trực tiếp thu của bệnh nhân không có BHYT là 16,569 triệu đồng (21.000 đồng/kết quả).

NGỌC DUNG - NGUYỄN QUYẾT

Hoa quả nhập khẩu đang bị làm xiếc - VietNamNet

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/158385/hoa-qua-nhap-khau-dang-bi-lam-xiec.html#

Hoa quả nhập khẩu đang bị làm xiếc
Cập nhật: 10:01 | 17/01/2014
Thời điểm cuối năm, nhu cầu hoa quả của người dân tăng lên gấp đôi so với với ngày thường. Lợi dụng nhu cầu và sự sính ngoại của NTD, nhiều đối tượng kinh doanh đã không bỏ qua cơ hội trục lợi, đã phù phép hoa quả từ TQ thành những loại hoa quả ngon, có giá trị kinh tế, đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ tiền mất tật mang.

Chỉ 20% hoa quả nhập khẩu chính hãng

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện lượng rau - củ quả nhập khẩu về qua các cửa khẩu tăng từ 20-30%. Cùng đó đại diện Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Lạng Sơn) cũng cho biết, những tháng cận tết lượng hoa quả nhập khẩu tăng mạnh. Mặt khác, thời điểm này cũng là mùa trái cây của TQ, do vậy các mặt hàng đều đa dạng và phong phú về chủng loại. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 300 tấn nông sản nhập khẩu vào VN, trong đó hoa quả chiếm trên 70%, chủ yếu là các loại lê, táo, quýt...

Đại diện hệ thống Anh Mart - bà Vân Anh - cho biết khó khăn nhất hiện nay là hoa quả nhập khẩu phần lớn phải đi bằng đường hàng không nên cước phí cao và thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng rất cao. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định về bảo quản sao cho trái cây luôn tươi, ngon và kéo dài tuổi thọ mà không được phép xử dụng hóa chất. Cụ thể 1kg mận Australia giá chỉ 6USD nhưng bị áp giá thuế từ 9,5-10USD.

Ngoài ra, hoa quả nhập khẩu rủi ro cũng rất cao vì mặt hàng này không được bảo hiểm. Một vấn đề nữa là do giá hoa quả nhập khẩu phải qua kiểm tra ngặt nghèo của hải quan và kiểm dịch thực vật. Hiện nay, lượng hoa quả nhập khẩu chính thức từ Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan... chỉ chiếm 20% thị trường HN và còn 80% thị phần là hàng nhập từ TQ. Do vậy hoa quả nhập khẩu thường có giá cao hơn so với hoa quả nhập lậu hoặc nhập qua đường tiểu ngạch.

hàng-tàu, nhập-khẩu, hàng-ngoại, táo-mỹ, táo-tàu, đội-lốt, trái-cây, ung-thư, hóa-chất
Do hoa quả nhập khẩu thường có giá cao, thấp nhất 180.000đ/kg cam Australia, xuân đào 250.000đ/kg, nên chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần người dân. Do vậy, phần lớn NTD lựa chọn hoa quả có nguồn gốc từ TQ hoặc trong nước để sử dụng. Lợi dụng vào điểm yếu này, nhiều kẻ buôn bán không có lương tâm đã trà trộn hoa quả nhập từ TQ về dán các mác Thái, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... đẩy giá lên cao gần sát với giá hoa quả nhập khẩu để kiếm lời bất chính, làm lũng đoạn thị trường hoa quả nhập khẩu và NTD thì tiền mất tật mang. Tại phố Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, HN) khi hỏi mua nho Mỹ được người bán nhiệt tình chào mời, nhưng khi hỏi Cty nào nhập khẩu thì được trả lời "hàng mua trên chợ, biết làm sao được thằng nhập".

Gắn mác ngoại tha hồ "chém"

Theo bà Diệu Hồng - bán hoa quả tại chợ Cẩm Phả (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) - thì hoa quả nhập từ Mỹ, New Zealand, Australia, Hàn Quốc... về có giá cao rất khó bán vì thu nhập của người dân còn hạn chế. Hiện người tiêu dùng cũng ít dùng hoa quả TQ mà chuyển sang dùng hoa quả trồng trong nước. Còn chị Nhung - một người chuyên mua bán hoa quả khu vực chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) - cho biết hoa quả tại chợ chủ yếu là từ TQ và trong nước chứ không có hàng nhập khẩu chính thức.

Nhưng sau một hồi đi vòng vo, nó được các đầu lậu dán tem và "khoác" cho mác hàng nhập khẩu. Một vấn đề nữa là hiện các giống cây xoài Thái, nho, táo Mỹ... đã được trồng ở TQ, nhưng do thổ nhưỡng, cách chăm bón, bảo quản không đúng quy trình nên chất lượng không bằng, nhưng đã được đội lốt và "chém" đẹp NTD. Cũng theo bà Vân Anh thì táo TQ luôn có hình thức đẹp, nhưng ăn xốp, không giòn như táo từ Australia, Mỹ hay New Zealand, còn nho TQ thường ngọt lợ chứ không ngọt sắc.

Một nghịch lý rằng VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp với nhiều loại cây trồng trên thế giới (mùa nào thức ấy). Hoa quả của VN đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Nhưng có một nghịch lý là VN lại đang nhập khẩu rất nhiều hoa quả từ Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Australia... Nhưng nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc được nhập khẩu tiểu ngạch từ TQ về được dán mác, trở thành những mặt hàng chất lượng cao và bán với giá "cắt cổ".

Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng hoa quả không rõ nguồn gốc, sử dụng chất bảo quản, bị bầm giập trong quá trình vận chuyển rất có hại cho sức khỏe. Nếu lạm dụng hóa chất sẽ khiến NTD bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, trước tiên người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn các loại hoa quả về giá cả, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

Theo Lao động

“Giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ

http://petrotimes.vn/

(PetroTimes) - "Bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật nếu người dân được trang bị kiến thức phòng bệnh, hiểu biết các triệu chứng tai biến mạch máu não". Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học "Chiến lược dự phòng và điều trị đột quỵ não" do Tổ chức Đột quỵ não thế giới phối hợp Hội Thần kinh Việt Nam và Công ty Dược Ever Neuro Pharma (Áo) tổ chức.

Năng lượng Mới số 271

16 triệu ca/năm

Theo GS.TS Lê Văn Thinh, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường xảy ra đối với người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) có tiền sử bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì. Một số biểu hiện ban đầu của bệnh đột quỵ mà người bệnh cần phát hiện kịp thời: Yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu nặng, khó thở, tim đập nhanh… tuy nhiên, các biểu hiện này thường xảy ra nhanh chóng. Đáng lưu ý, hiện nay, căn bệnh này cũng đã xảy ra đối với những người trẻ tuổi thường sử dụng thuốc lá và rượu quá mức, ít hoạt động thể lực.

GS.TS Lê Văn Thinh cũng cho biết: "Bệnh mạch não cũng như đột quỵ não đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cao sau các bệnh như ung thư hay tim mạch và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho bệnh nhân. Đáng chú ý hơn, có đến 60% bệnh nhân ở các nước đang phát triển, nơi có tần suất bệnh đang gia tăng và gia tăng tỷ lệ người cao tuổi".


Tại Việt Nam, mỗi năm có tới 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó có tới 90% bệnh nhân phải chịu di chứng nặng nề… Bệnh nhân đột quỵ thường hay bị tái phát và lần sau nặng hơn lần trước. "Nguyên nhân là do việc chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, kiến thức về căn bệnh này của người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, cho dù y học có nhiều sự tiến bộ, giúp tỷ lệ tử vong do đột quỵ gây ra đã giảm nhiều nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng cao. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị", GS.TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho hay.

Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về chi phí điều trị đột quỵ, nhưng cứ nhìn vào tỷ lệ 200.000 ca đột quỵ một năm và 90% số này bị di chứng, mất khả năng lao động, phải chăm sóc, thuốc thang... thì thấy, bệnh đột quỵ đang là gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội.

Chỉ có 1% bệnh nhân được điều trị "giờ vàng"

GS.TS Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng và chống tai biến mạch máu não Việt Nam chia sẻ: "Cứ 1 trong 6 người chúng ta trong đời sẽ mắc một lần bị tai biến. Hiện nay, trên toàn quốc, chúng tôi mới chỉ thành lập được 17 đơn vị đột quỵ và phần lớn tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với trang bị cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Còn khoảng trống rất lớn trong việc xây dựng đơn vị đột quỵ, như tại Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ có một đơn vị đột quỵ. Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh có đến 5, 6 đơn vị đột quỵ".

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân đội 108: "Cần lưu ý về "giờ vàng" khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, đó là khoảng thời gian 3-5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ. Với phác đồ điều trị tiên tiến hiện nay, nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong khoảng thời gian "giờ vàng" và được điều trị bằng thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Tuy nhiên, ở nước ta mới chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đúng cách trong "giờ vàng".

Với phác đồ điều trị tiên tiến hiện nay, nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện sớm, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Ở nước ta, khi các trung tâm đột quỵ còn chưa được thành lập rộng rãi thì chiến lược bảo vệ và kích thích quá trình phục hồi thần kinh sau đột quỵ là cần thiết để giảm di chứng của đột quỵ nặng. Có nhiều giải pháp bảo vệ dinh dưỡng và kích thích phục hồi thần kinh sau đột quỵ. Xử trí đúng cách bệnh đột quỵ sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày phải điều trị nội trú và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần sự giúp đỡ cho người bị đột quỵ. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, đây là bệnh có thể phòng được, bằng một chế độ sinh hoạt lành mạnh: ăn uống điều độ, nhiều chất xơ, rau, hoa quả…; ăn ít muối và đường, ít chất béo, tránh hút thuốc hoặc uống rượu; nên tập thể dục hằng ngày. Người cao tuổi, bị cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, ít vận động… thì khả năng bị đột quỵ cao.

Nhồi máu não khởi phát rải rác đều trong ngày nhưng thường tập trung nhất là vào ban đêm về sáng do buổi sáng cơ thể tiết ra nhiều hormon chuyển hóa, dễ xảy ra những cơn tăng huyết áp. Triệu chứng kèm theo như đột ngột yếu, liệt hoặc tê mặt, tay hay chân một bên thân người; nhìn không rõ hoặc không nhìn thấy, nhất là ở một mắt; nói không được, nói lắp bắp khác thường hoặc đột ngột nhức đầu dữ dội không có nguyên nhân rõ ràng hay chóng mặt, đi lại loạng choạng hoặc ngã, nhất là khi có những triệu chứng trên kèm theo.

Minh An

Trước hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi bị tâm thần tăng: Điên vì… cô đơn?

Điên vì… cô đơn?

(PetroTimes) - Ở vào tuổi "như chuối chín cây", nhiều người cao tuổi bị đẩy vào tình cảnh như người "không gia đình", dẫn đến hậu quả nhẹ là bị trầm cảm còn nặng là điên!

Hơn 20% người già mắc bệnh

Dân số thế giới đang "già" đi với tốc độ nhanh chóng, theo thống kê của tổ chức dân số thế giới, hiện có 800 triệu người hơn 60 tuổi và có thể lên tới 2 tỉ người vào năm 2050. Trong đó, thống kê của tổ chức Y tế Hoa Kỳ cho biết, hơn 20% người trên 55 tuổi có các rối loạn tâm thần với các biểu hiện: trầm cảm, lo âu, điên loạn... Đây là tỷ lệ rất cao, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển thì chiếm phần lớn. Cũng bởi vậy, chủ đề của ngày tâm thần thế giới năm nay là "Sức khỏe tâm thần và người lớn tuổi".

Chứng trầm cảm tác động đến 7% người lớn tuổi, bệnh nặng có thể dẫn đến ý định tự tử. Thời gian đầu, chứng trầm cảm ở người già bắt đầu từ việc lơ là, thiếu quan tâm từ những người người thân trong gia đình làm giảm sự hứng thú của họ trong cuộc sống. Sau đó dẫn đến các biểu hiện lo lắng, sợ sệt và mất tin tưởng liên tiếp rồi cuối cùng là tâm thần (dạng trầm cảm). Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng căng thẳng, trầm cảm ngay sau tuổi trung niên góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm khi về già của con người nói chung, phụ nữ nói riêng.


Cần thường xuyên khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại các trung tâm, viện dưỡng lão

Người Việt Nam có câu cửa miệng là "người già thường hay lo", đây là một sai lầm khi coi nhẹ vấn đề tâm thần của người lớn tuổi. Lo âu là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng bệnh lý trong cơ thể người già nên cần điều trị kết hợp với điều trị trầm cảm cũng như với bệnh lý cơ thể kèm theo. Căng thẳng - lo âu - trầm cảm và một số thể loại ám ảnh là một chuỗi hệ lụy tâm lý mà phần lớn người cao tuổi không thể tránh khỏi.

Các rối loạn tâm thần khác thì rất nhiều dạng, từ rối loạn khí sắc lưỡng cực đến các xung động ám ảnh, nghiện ma túy hay các bệnh ít gặp như tâm thần phân liệt đều có thể xảy ra ở người lớn tuổi. Các bệnh loạn thần cũng thường gặp và là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ảo giác, niềm tin bất thường và suy giảm khả năng tư duy. Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các rối loạn trên có thể lên tới 5% ở người lớn tuổi sống trong cộng đồng và cao hơn nhiều ở các nhà dưỡng lão.

Vừa qua, WHO đã đưa ra thông điệp cảnh báo toàn cầu về "Sức khỏe tâm thần và người cao tuổi". Trong đó nhấn mạnh người cao tuổi cần duy trì cuộc sống tích cực, năng động cả về thể chất và tinh thần, các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng. WHO đưa ra lời khuyên cần chăm sóc sức khỏe thể chất, trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc cán bộ y tế địa phương. Người lớn tuổi cũng cần biết các rối loạn tâm thần đều có thể điều trị được, dù chưa có biện pháp chữa bệnh mất trí tuổi già, nhưng ngành y tế có thể giúp kiểm soát bệnh, giúp người cao tuổi mắc bệnh này có thể sống lâu với chất lượng cuộc sống tốt. WHO cũng đặc biệt nhấn mạnh cần tôn trọng và xây dựng các mối quan hệ với người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng.

Giữ gìn sức khỏe bộ não

Từ 30 tuổi, não bộ con người bắt đầu nhẹ đi, mạng lưới thần kinh và dòng máu tưới nuôi não cũng bắt đầu suy giảm. Khi lớn tuổi, con người không còn khả năng nhớ lại những câu chuyện trong quá khứ, thậm chí một sự kiện mới xảy ra một cách nhanh chóng. Não bộ dù thích ứng, sản sinh những thành phần mới để duy trì khả năng hoạt động của hệ thần kinh song đòi hỏi cần nhiều thời gian rèn luyện.

Gần đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh, giữ gìn sức khỏe thể chất góp phần "giữ gìn sức khỏe của não bộ". Tập thể dục, thể thao đều đặn, tiết chế ăn uống giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giữ huyết áp ổn định cho phép cơ thể phân phối nhiều oxy cho não bộ. Hơn nữa, các hoạt động kích thích não bộ như chơi chữ, đọc sách báo, học kỹ năng mới cũng giúp gìn giữ "sức khỏe não bộ". Để ngăn ngừa bệnh tâm thần, người lớn tuổi hãy chủ động hoạt động cơ thể một cách đều đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như duy trì và cải thiện trí nhớ, khả năng hoạt động tâm thần, phòng ngừa sa sút tâm thần (suy giảm hoạt động trí tuệ), luôn giữ trạng thái vui vẻ.

Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết: "Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giữ gìn sức khỏe thể chất góp phần "giữ gìn sức khỏe của não bộ", hoạt động cơ thể và tiết chế ăn uống giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và huyết áp thấp cũng giúp "sức khỏe não bộ", cho phép cơ thể phân phối nhiều oxy cho não bộ. Hơn nữa, các hoạt động kích thích não bộ như chơi chữ, đọc sách báo, học kỹ năng mới cũng giúp gìn giữ "sức khỏe não bộ". Để gìn giữ "sức khỏe não bộ" và ngăn ngừa bệnh tâm thần, chúng ta phải rèn luyện cơ thể một cách đều đặn để mang lại những lợi ích như: duy trì và cải thiện trí nhớ; duy trì và cải thiện khả năng hoạt động tâm thần; phòng ngừa sa sút tâm thần (suy giảm hoạt động trí tuệ); vui vẻ, phòng ngừa và làm nhẹ trầm cảm; cải thiện sức khỏe thể lực".

Cảnh báo của WHO:

Các vấn đề sức khỏe tâm thần là phổ biến ở người cao tuổi. Rất nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần người cao tuổi không được phát hiện.

Hiện nay, có khoảng 60-80% trường hợp sa sút tâm thần do thoái hóa thần kinh não bộ như bệnh alzheimer.

Chứng trầm cảm tác động đến 7% người lớn tuổi và bệnh mất trí tác động đến 5% số người cao tuổi.

Các chứng tâm thần khác như ảo giác, tâm thần phân liệt… đều có thể xảy ra ở người cao tuổi với tỷ lệ 5% và cao hơn nhiều ở các viện dưỡng lão.

Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng rối loạn liên quan tới lạm dụng rượu và chất gây nghiện ảnh hưởng đến 1% số người cao tuổi.


Phương Thảo

Những điều cần biết về thuốc ho Recotus có chất gây nghiện

petrotimes.vn

(Petrotimes) - Thời gian qua, việc một số học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn TPHCM lạm dụng thuốc ho Recotus có chất gây nghiện đã tạo nên nhiều luồng dư luận khác nhau. Nhưng đa số còn có cách hiểu mơ hồ về loại thuốc này. Vậy thuốc ho Recotus là gì? Những tác dụng cũng như tác hại của nó ra sao khi dùng quá liều?

>> Lạm dụng thuốc ho có chất gây nghiện trong học đường

Recotus là loại thuốc làm giảm ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, lao hoặc ho do hút thuốc hay hít phải các chất kích thích. Theo chỉ định của nhà sản xuất (Công ty CP SPM – quận Tân Bình, TPHCM), thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Về hoạt chất, một viên Recotus chứa dextromethorphan HBr 30mg là dẫn xuất của morphin, có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Chất này tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp (thuốc lắc), nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc. Dù chất này không gây ra tình trạng nghiện vật vã như ma túy, nhưng chúng khiến người uống bị lệ thuộc, tinh thần lơ mơ, giảm ý thức. Người uống thuốc luôn có cảm giác thèm và nhớ đến cảm giác "phê" của thuốc.


Hiện nay trên thị trường, thuốc ho Recotus được bán không cần kê đơn (Ảnh: Thiên Thanh)

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì liều điều trị cao nhất là 4 viên/ngày sau mỗi 6 giờ uống 1 viên và sử dụng 7 ngày thì tác dụng chống ho của Recotus phát huy tốt. Còn nếu liều dùng từ 4 đến 6 viên/lần có thể gây ảo giác và đây chính là một trong các lý do thanh niên sử dụng để "phê" trong các cơn cuồng loạn.

Theo ông Bùi Đức Phong, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế thì thuốc Recotus có tác dụng gây buồn ngủ, tạo ra trạng thái ngầy ngật nên trẻ em độ tuổi mới lớn có thể dùng nó để tìm cảm giác lạ. Khi đã bắt đầu quen với trạng thái lâng lâng, đê mê, các em học sinh mới lớn có thể tìm đến các chất gây nghiện nguy hại như heroin, amphetamine… Điều đáng nói, Recotus là loại thuốc được bán tự do và không cần kê đơn, với giá mỗi vỉ thuốc 10 viên nang mềm khoảng 7.000 đến 8.000 đồng nên học sinh dễ mua, dễ sử dụng.

Học sinh ở lứa tuổi 10-12 vốn rất tò mò, hành động theo tâm lý đám đông. Ban đầu, trẻ có thể sử dụng thuốc để giả bệnh, trốn học vì sợ trả bài, sợ áp lực học hành, nhưng lâu dần, trẻ nghiện và phụ thuộc vào thuốc lúc nào không hay. Lúc đó, Recotus trở thành "ma túy" gây lệ thuộc thuốc và chính giai đoạn lơ mơ, nửa tỉnh nửa mê do "phê" thuốc quá liều, người nghiện dễ có những hành vi thiếu kiểm soát. Đôi khi, chỉ cần lời khích bác, các em cũng có những hành vi không kiểm soát được như hung hăng, đánh nhau, có thể gây án mạng giết người.

Như vậy, việc lạm dụng thuốc Recotus lâu dài cũng nguy hiểm và dẫn đến nghiện thuốc như sử dụng ma túy. Bản thân Recotus trong điều trị khi dùng quá liều cho người bệnh sẽ gây tác dụng phụ: dị ứng, ảo giác… , thậm chí chết đột ngột ở trẻ em.

Vì thế, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên đưa các thuốc có hàm lượng hoạt chất có thể gây nghiện vào danh mục thuốc kê đơn theo đúng quy chế kê đơn. Bên cạnh đó là công tác quản lí phải chặt chẽ từ nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, vấn đề cấp số đăng ký lưu hành. Bên cạnh đó là quy chế kinh doanh dược phẩm. Về phía nhân viên y tế, phải hướng dẫn bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng chỉ dẫn khi cần thiết, bệnh nhân không được sử dụng quá liều…

Qua các trường hợp học sinh một số trường THCS trên địa bàn TPHCM sử dụng thuốc ho Recotus quá liều trong thời gian qua thì các chuyên gia cũng như các cơ quan chức năng cho rằng, ngành giáo dục và ngành y tế cần phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường về mức độ nguy hại khi lạm dụng Recotus. Trong đó, nhà trường cần phối hợp với ngành y tế đưa chuyên đề này vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục về nhận thức cũng như trang bị cho học sinh những kiến thức căn bản để các em luôn có sức khỏe tốt, học tập tốt.

Thanh Thanh