Trang

Thuốc hay từ cây lưỡi rắn

http://m.suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/thuoc-hay-tu-cay-luoi-ran-201212290509866.htm

Thuốc hay từ cây lưỡi rắn
Thứ Hai, 31/12/2012 - 09:16

Con rắn là một dược liệu quý từ lâu đời đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trên thực tế, có những loại cây mang tên con vật này cũng có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhân năm Quý Tỵ sắp đến, xin giới thiệu đến bạn đọc về cách dùng cây lưỡi rắn - xà thiệt làm thuốc.

Cây lưỡi rắn còn có tên khác là nọc sởi, xương cá, vương thái tô, đơn đòng, xà thiệt thảo, mai hồng. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái vào mùa hè thu khi có hoa. Dùng tươi hoặc khô. Cây lưỡi rắn chứa chất corymbosin, scandosid, asperulosid, asperglavcid, acid geniposidic và một số chất khác. Theo Đông y, cây lưỡi rắn có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa rắn cắn, sốt rét.

Thuốc hay từ cây lưỡi rắn 1
Cây lưỡi rắn (xà thiệt thảo).

Cách dùng xà thiệt thảo làm thuốc:

Chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn lập tức buộc garô phía trên vết cắn để nọc khỏi lan theo hệ tuần hoàn; dùng sợi tóc kéo căng gạt qua gạt lại trên bề mặt vết cắn để làm bật phần ống nọc còn cắn vào da thịt. Hút máu qua giác hút hay ống hút. Lấy 1 nắm cây lưỡi rắn (khoảng 100g) rửa sạch, nhai nuốt lấy nước, bã còn lại đắp lên vết cắn. Sau 5 - 7 phút có thể cởi bỏ garô. Sau 2 - 3 giờ uống lại nước sắc cây lưỡi rắn 1 lần.

Chữa sốt rét: Cây lưỡi rắn 6g, mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) 6g, thường sơn 6g. Sắc uống.

Thuốc hay từ cây lưỡi rắn 2
Cây lưỡi rắn hoa trắng (bạch hoa xà thiệt thảo).

Cỏ lưỡi rắn hoa trắng

Cỏ lưỡi rắn hoa trắng còn có tên bạch hoa xà thiệt thảo. Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd. Cỏ lưỡi rắn và bạch hoa xà thiệt thảo tương đối giống nhau. Nhưng có điểm khác biệt là bạch hoa xà thiệt thảo ít phân cành hơn. Lá mọc đối, gốc và đầu lá nhọn, dài 1-3,5cm, rộng 1-3mm. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi ở kẽ lá, hoa màu trắng, cuống hoa ngắn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái vào mùa hè thu khi có hoa. Dùng tươi hoặc khô. Cây bạch hoa xà thiệt thảo cũng chứa một số chất như trong cây cỏ lưỡi rắn, ngoài ra còn có stigmasterol, B-sitosterol, sitosterol-o-glucose… Theo Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo vị ngọt hơi đắng, tính hàn; vào kinh vị, đại tràng và tiểu tràng, được dùng ở nước ta để chữa rắn cắn, chữa sởi, đậu… Ở Trung Quốc, dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu; chữa phế nhiệt, hen suyễn; hỗ trợ ung thư dạ dày trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu.

Cách dùng bạch hoa xà thiệt thảo làm thuốc:

Lợi mật, bảo vệ gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 10g, hạ khô thảo 10g, cam thảo 5g. Sắc uống trong ngày.

Trị rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g (tươi 60g). Sắc với 200ml rượu. Gạn nước chia uống 3 lần. Bã đắp vào vết rắn cắn.

Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, nhân trần 30g, kim tiền thảo 30g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm thận cấp: Bạch hoa xà thiệt thảo 15g, xa tiền thảo 15g, bạch mao căn 30g, chi tử 9g, tô diệp 6g. Sắc uống.

Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 40g, trần bì 8g. Sắc uống.

Chữa viêm amidan cấp: Bạch hoa xà 12g, xa tiền thảo 12g. Sắc uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

Bong gân – xử trí như thế nào?

27/05/2014 14:00

http://suckhoedoisong.vn/

Mọi lứa tuổi có thể bị bong gân với vô vàn lý do khác nhau. Kiêng với người tuổi cao thì bong gân để lại nhiều hậu quả xấu, nhất là thể bệnh nặng. Do đó, đừng xem thường khi bị bong gân.

Bong gân – xử trí như thế nào?

Bong gân là gì?

Gân là một tổ chức mềm, đàn hồi gọi là dây chằng nối liền hai đầu xương hoặc nối cơ với xương. Chính dây chằng là những sợi bao bọc, bảo vệ khớp xương. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả xấu, nếu không xử trí đúng phương pháp. Tuy vậy, trong thực tế thì hầu hết người bị bong gân thường chủ quan và không tuân thủ đúng để điều trị do chưa am hiểu hoặc hiểu biết còn hạn chế về bong gân cũng như hậu quả xấu để lại của nó.

Bong gân là một tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra bởi sự tác động quá mức, sai tư thế (gặp nhiều ở người cao tuổi, sức yếu), tai nạn lao động, tai nạn giao thông (gặp ở mọi lứa tuổi), chơi đùa (trẻ em), chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis, thể dục dụng cụ…) hoặc dùng dày, guốc có đế quá cao (phụ nữ). Các chấn thương này sẽ làm khớp xê dịch đột ngột, thậm chí trật khớp ra khỏi vị trí bình thường diễn ra trong khoảnh khắc rồi trở về bình thường (hoặc nhờ có sự can thiệp) hoặc vẫn diễn ra bong gân hoặc trật khớp gây đau, nhức, sưng nề, bầm tím.

Đặc biệt ở người tuổi, do sự lão hóa dây chằng, khớp đã thể hiện rõ rệt, thêm vào đó chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì sự hồi phục do bong gân rất khó khăn cho dù bị ở mức độ nhẹ. Chính vì các tác động đó mà làm cho dây chằng bị tổn thương (sưng nề, dập, rách, đứt), nếu dây chằng bóc khỏi một đầu xương hoặc đứt dây chằng thì sẽ gây lỏng khớp để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Vị trí bong gân tùy theo vùng bị chấn thương như cổ chân, mắt cá chân, khớp gối, cổ tay, ngón tay (nhất là ngón cái), khớp vai, khuỷu tay.

Nhận biết bong gân

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Vì vậy, đau là dấu hiệu bao giờ cũng có và đau tăng lên khi đi lại, sau đó, chỉ một thời gian ngắn (5 - 10 phút) sẽ xuất hiện sưng, bầm tím (nếu có tổn thương mạch máu gây xuất huyết bên trong) hoặc chảy máu ra ngoài do tổn thương mạch máu dưới da. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương, sau đó bị tê dại không còn đau nữa nhưng khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức xuất hiện trở lại. Nếu bong gân ở cổ chân, mắt cá chân, bàn chân bệnh nhân sẽ không thể đi được, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả xấu nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người bệnh hoặc người nhà người bệnh chủ quan với chấn thương này (nhất là với người có tuổi cao) cho nên tự chữa trị hoặc nhờ một số người không am hiểu về y học xử trí để rồi trở thành tàn tật.

Để chẩn đoán bong gân, trật khớp cần chụp X-quang, tốt hơn là chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm khớp. Siêu âm khớp xương cho biết tình trạng của khớp, dây chằng và biết được có chảy máu, xuất tiết bao khớp hay không. Chụp X-quang, MRI, siêu âm là rất quan trọng, nhất là trong các trường hợp chấn thương làm dập, rạn, nứt, bong hoặc đứt dây chằng hoặc có kèm theo trật khớp, gãy xương.

Biến chứng do bong gân có thể dẫn đến đau mãn tính, lỏng khớp, viêm khớp, teo cơ, cứng khớp, khô khớp, cử động khó khăn, đặc biệt đối với người cao tuổi vì sự lão hóa của cơ thể rất khó khăn để hồi phục.

Nên xử trí như thế nào?

Ngay sau khi đã nghi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Các nhà chuyên khoa xương, khớp khuyên nên xử trí bong gân ở giai đoạn đầu theo phương pháp "hạt gạo". "Hạt gạo" là dịch từ chữ RICE. Chữ này viết tắt của 4 chữ cái đứng đầu mỗi một từ, Rest (R) là nghỉ ngơi, Ice (I): đá lạnh, Compression (C) là ép và Elevation (E): nâng cao. Như vậy, phương pháp "hạt gạo" là phải nghỉ ngơi (bất động), chườm lạnh, băng ép và nâng cao đầu chi lên. Do đó, ngay sau khi bị bong gân dù nặng hay nhẹ cũng cần được chườm lạnh ngay lập tức bằng hình thức dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi ni lông, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn, vải mỏng (tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh). Tác dụng của chườm đá sẽ làm dịu đau, co mạch, ngưng chảy máu, và bớt phù nề. Nên kê cao đầu chi bị bong gân khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Có thể dùng băng thun để băng ép khớp bong gân, giữ ít nhất 48 giờ nhưng không băng chặt quá sẽ hạn chế lưu thông máu.

Điều tuyệt đối không được áp dụng là xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu, cồn, rượu (ngay cả rượu thuốc, mật gấu), không được chườm nóng, không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân vì làm như vậy có nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu nhiều hơn và càng phù nề thêm. Nếu dùng băng chun thì không được băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân. Để giảm đau, chống phù nề có thể dùng một số thuốc được bác sĩ khám bệnh kê đơn, người bệnh cần tuân theo, không được tự mua thuốc để điều trị.

Nếu bong gân nặng (bong, đứt dây chằng) có thể phải xử trí bằng phẫu thuật, sau đó sẽ bất động khớp (tốt nhất là bó bột mới bất động tuyệt đối) trong thời gian khoảng 4 tuần lễ. Với người cao tuổi nếu rơi vào tình trạng chấn thương nặng, phải phẫu thuật thì việc hồi phục khó khăn hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng, động viên, chăm sóc đối với họ cần được quan tâm chu đáo.

TS. Bùi Mai Hương

Hỏi về bệnh viêm xoang, nấm xoang

alobacsi.vn Thứ ba, 27/05/2014 18:36

Câu hỏi :

Bị bệnh nấm xoang có nhất thiết phải phẫu thuật?

Thưa bác sĩ,

Mẹ em 65 tuổi, vừa rồi có đi khám bệnh ở BV ĐHYD, BS bảo mẹ em mắc bệnh nấm xoang, bác sĩ cho thuốc uống 1 tuần và dặn tuần sau lên tái khám. Bệnh này muốn trị dứt điểm thì cần phải phẩu thuật.

BS cho em hỏi, bệnh nấm xoang có thể điều trị không cần phẫu thuật được không ạ? Vì mẹ em đã lớn tuổi sợ phẫu thuật sẽ làm giảm sức khỏe. Còn nếu phẫu thuật thì chi phí khoảng bao nhiêu? Thời gian phục hồi mất khoảng bao lâu? Bệnh viện tuyến tỉnh phẫu thuật có được không ạ?

Cảm ơn BS!

(Phước Hải - Đồng Tháp)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn Phước Hải thân mến,

Xoang là những hốc nằm trong xương hàm, xương sàng, xương trán, xương bướm, do đó các xoang có tên gọi tương ứng với xương. Khi
viêm xoang do nấm, hầu hết các trường hợp cần phải phẫu thuật. Bác sĩ mở rộng lỗ thông xoang, lấy hết ổ nấm ra khỏi hốc xoang, bơm rửa xoang thật sạch. Có số ít trường hợp ổ nấm nằm ở nông, ít xâm nhập vào các xoang ở sâu, khi ấy, có thể chỉ cần hút rửa cũng có thể lấy hết bào tử nấm.

Phẫu thuật viêm xoang nói chung cần thời gian từ 1g30- 2g. Sau phẫu thuật khoảng 7-10 ngày, sức khỏe người bệnh sẽ hồi phục.

Bệnh viện tuyến tỉnh nếu có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng được đào tạo về phẫu thuật mũi xoang, có trang thiết bị phù hợp, có đội ngũ y bác sĩ gây mê hồi sức, có phòng mổ… có thể thực hiện phẫu thuật xoang. Chi phí ca phẫu thuật mũi xoang từ 6 triệu-12 triệu.

 

alobacsi.vn Thứ ba, 22/04/2014 08:21

Câu hỏi :

Bị viêm xoang đã 10 năm, mổ nội soi có hết hẳn?

Xin chào bác sĩ,

Em năm nay 23 tuổi, bị viêm xoang đã gần 10 năm nay rồi. Ngày xưa bệnh viêm xoang của em không bị nặng nên 1 năm chỉ bị sổ mũi, cúm mấy lần nhưng từ năm ngoái em bị viêm xoang + viêm mũi dị ứng nên ngày nào cũng phải uống thuốc Lorastad, nếu không uống thì bị sổ mũi rất khó chịu. Em có tham khảo trên mạng hình thức mổ nội soi viêm xoang. Em muốn hỏi BS là mổ nội soi viêm xoang có khỏi hẳn không? Em cảm ơn BS ạ!

(Nhung Nguyễn - nguyennhung…@gmail.com)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào bạn Nhung Nguyễn,

Khi bạn bị
viêm mũi xoang dị ứng, niêm mạc mũi xoang bị xung huyết, phù nề, xuất tiết dịch trong, tăng tiết nhày nhớt... Đây là phản ứng của cơ thể với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, bụi nhà, một số thức ăn… Phản ứng này làm giải phóng nhiều loại hóa chất trung gian như histamine, serotonin… là những tác nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng trên.

Viêm dị ứng làm cho khả năng đề kháng của lớp niêm mạc mũi xoang suy giảm, nên dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm... làm cho viêm mũi xoang sẽ trầm trọng và nặng nề hơn. Tình trạng viêm mũi xoang kéo dài, lớp niêm mạc mũi xoang bị phù nề, tăng sinh và thoái hóa tạo nên những polyp, gây bít tắc các lỗ thông mũi xoang và nhiều rối loạn chức năng khác.

Từ những cơ chế bệnh sinh nêu trên, để điều trị viêm mũi dị ứng, bạn phải loại trừ các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) tác động vào cơ thể. Xác định, tránh và loại trừ dị nguyên là cách  điều trị hiệu quả nhất, đồng thời tích cực phòng bệnh.

Phẫu thuật mũi xoang chỉ là giải pháp giải quyết các hậu quả của tình trạng viêm nhiễm. Do đó, những chỉ định thường gặp của phẫu thuật nội soi mũi xoang:

- Viêm xoang mạn tính, không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc;
- Viêm xoang do nấm;
- Polip: mũi xoang;
- U nhầy xoang...

Với tường hợp của bạn, cần phải tới cơ sở khám chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, nội soi mũi xoang, CTscan mũi xoang... xác định tình trạng bệnh, mức độ tổn thương. Nếu có chỉ định phẫu thuật, bạn tới bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố để được phẫu thuật nhé!

 

alobacsi.vn Thứ hai, 10/03/2014 07:17

Câu hỏi :

Vì sao viêm xoang và viêm dạ dày trị 1 năm không khỏi?

Thưa BS,

Tôi thường xuyên thấy chóng mặt, choáng, nhức đầu nhức mũi (không bị chảy nước mũi). Bụng đau và có cảm giác buồn nôn, thường xuyên đi đại tiện buổi sáng (4-5 lần), buổi chiều và tối ít đi.

Hiện tôi không thể chạy xe và ngồi lâu vì chóng mặt rất nhiều. Thường thì buổi sáng chóng mặt và nhức đầu nhiều, trưa và chiều ít hơn.

Tôi đi khám tổng quát: kết quả CT Scan bị dày nhẹ niêm mạc xoang sàng 2 bên, Polyp xoang hàm trái, quá phát cuốn mũi dưới 2 bên, vách ngăn vẹo sang trái. Kết quả nội soi viêm xung huyết niêm mạc hang vị- mức độ vừa.

Kết quả siêu âm và thử máu đều không phát hiện bệnh. BS kết luận tôi bị viêm xoang và viêm dạ dày.
Tôi bệnh 1 năm nay và uống rất nhiều thuốc tây nhưng bệnh không thuyên giảm.

AloBacsi cho tôi hỏi, kết quả chẩn đoán trên đúng không và tôi bị bệnh gì, cho tôi xin phác đồ điều trị tại nhà được không?

(Tống Phước - phuocm…@gmail.com)

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn Phước,

Qua các dấu hiệu bạn mô tả kèm kết quả cận lâm sàng (CT scan xoang, nội soi dạ dày) thì đúng là bạn bị viêm xoang kèm polyp, vẹo vách ngăn mũi và
viêm dạ dày. Vấn đề ở đây là 2 bệnh lý này điều trị rất phức tạp, lại hay tái phát, và tùy theo từng giai đoạn cấp hay mạn mà thuốc điều trị sẽ khác.

Bên cạnh đó, khi tình trạng viêm xoang cứ tái đi tái lại liên tục kèm các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt rất nhiều… thì cần giải quyết triệt để polyp mũi xoang và tình trạng vách ngăn bị vẹo bằng phẫu thuật.

Khi điều trị thuốc viêm xoang, BS hay sử dụng các loại kháng viêm mạnh (như corticoid) để khống chế tình trạng viêm và giảm nhanh các triệu chứng… Chính các loại kháng viêm này lại có ảnh hưởng lên dạ dày (dù là uống sau ăn no hay có uống kèm thuốc băng niêm mạc dạ dày…) Vì vậy mà bạn bị 2 bệnh lý này cùng lúc.

Bạn không nên tự ý uống thuốc tại nhà, đặc biệt là không nên nghe theo lời mách bảo mà uống các loại thuốc gia truyền không có nguồn gốc, hay thuốc bắc… rất nguy hiểm. Bạn nên tái khám chuyên khoa Tai mũi họng và Tiêu hóa, thay đổi lối sống, giữ ấm, vệ sinh mũi họng và răng kỹ… đặc biệt khi thay đổi thời tiết.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.
 
 

AloBacsi hướng dẫn điều trị viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi?

 
Tai - Mũi - HọngThứ hai, 19/05/2014 13:14

Câu hỏi :

Chào bác sĩ,

Con hay nghẹt mũi, sổ mũi, chảy đờm xuống họng, mỗi khi thay đổi thời tiết khoảng 3 năm rồi. Đi khám BS bảo là viêm xoang, rồi BS khác lại bảo là viêm mũi dị ứng và uống theo toa BS cho. Gần đây, sáng dậy khạc đờm màu sậm, như máu vậy. Đặc biệt là khi ngủ phòng máy lạnh. Đôi khi khạc đờm có lẫn tia máu tươi. Mong BS tư vấn giúp con với.

(Lam Binh, 20 tuổi – Cần Thơ)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào bạn Lam Binh,

Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm do dị ứng của niêm mạc mũi xoang, là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh (khói bụi, nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa, rệp nhà....gọi là dị nguyên). Phản ứng này tạo ra các hóa chất trung gian, trong đó có chất: Histamin, Leucotriene... gây ra hiện tượng: chảy mũi, nghẹt, ngứa mũi, niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất tiết dịch trong (khi nhiễm trùng thì có dịch vàng, xanh…).

Trường hợp của bạn, các triệu chứng kéo dài từ 3 năm nay, liên quan rõ rệt với sự thay đổi thời tiết. khi viêm dị ứng niêm mạc phù nề xung huyết, xuất tiết, đôi khi bị xuất huyết. Tuy nhiên cũng cần chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý ho ra máu là bệnh phối hợp như lao phổi, viêm mũi xoang nhiễm trùng, u mạch máu...

Bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, điều trị tích cực và chủ động phòng bệnh nhé.
AloBacsi xin hướng dẫn những nguyên tắc điều trị và phòng ngừa sau:

- Làm sạch dịch mũi: Khi viêm dị ứng, dịch tiết nhiều kèm phù nề niêm mạc mũi, làm cho mũi nghẹt. Vệ sinh mũi xoang bằng cách: dùng chai nước muối 0.9% loại 500ml, treo cao khoảng 2 m, gắn dây dịch truyền dịch vào chai (tháo bỏ phần kim truyền, gắn ống hút vào thay thế), bạn ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, dưới chân hứng chậu nước, mở khóa van cho nước muối xịt vào hốc mũi từng bên, như vậy các chất tiết nhầy sẽ loãng và bị trôi ra, làm cho sạch mũi từng bên. Ngày rửa mũi 1-2 lần tùy mức độ tiết dịch và sự khó chịu của mũi. Hoặc dùng bơm tiêm loại 20ml hút nước muối 0,9% và bơm thẳng vào từng bên mũi với mục đích như trên.

- Thuốc chống dị ứng tại chỗ: Sau khi mũi đã sạch và thoáng, dùng thuốc corticoid dạng xịt (Rhinocort, Flixonase…) bơm vào mũi mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 nhát bóp, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng tại chỗ, thuốc ít tác dụng phụ (súc miệng sau xịt thuốc). Thuốc có thể dùng nhiều tháng. Thuốc làm giảm phản ứng dị ứng vì vậy polyp mũi xoang sẽ không phát triển to thêm. Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm trùng và có chỉ định của bác sĩ.

- Phòng ngừa: là bước rất quan trọng, do chính người bệnh phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài:

+ Tránh khói, bụi, lạnh, nóng… loại trừ các nguyên nhân và yếu tố phối hợp gây bệnh (nếu có thể được).

+ Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch, thoáng, grap giường phải thường xuyên giặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim…

+ Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong phòng ngừa dị ứng (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…).

- Chế độ ăn: không ăn những thực phẩm gây dị ứng: bản thân phải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũi thì lần sau không dùng.

- Nên tới bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám chẩn đoán tình trạng bệnh lý, đồng thời khám sức khỏe tổng quát, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe chung.

Thân mến,

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận

 
 
Thứ Ba, 13/10/2009 08:40 (GMT+7)

10 dấu hiệu ban đầu của bệnh thận

Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh thận và có một lối sống lành mạnh là cách để giảm thiểu nguy cơ suy thận.

Nếu có 1 trong 10 triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.
 
1. Những thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Mô tả của bệnh nhân: "Bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, nhưng không thể đi tiểu hết, chỉ hai ba giọt mà thôi. Và sau đó, bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới", "Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu sẫm giống như màu nho"...

2. Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Mô tả của bệnh nhân: "Tôi bị phù cổ chân và mặt, chân tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa, mặt thì căng phồng lên"...
 
3. Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.

Mô tả của bệnh nhân: "Lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi, như thế sức khỏe bị chảy đi hết, ngay cả khi bạn chẳng làm gì"...

4. Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Mô tả của bệnh nhân: "Đó không hẳn chỉ là ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt mà không hết ngứa. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều"...

5. Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Mô tả của bệnh nhân: "Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong miệng, giống như bạn vừa uống sắt vậy", "Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa"...
 

6. Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Mô tả của bệnh nhân: "Tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn. Tôi không thể giữ tí đồ ăn thức uống nào trong dạ dày"...

7. Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.

Mô tả của bệnh nhân: "Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ"...

8. Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Mô tả của bệnh nhân: "Đôi khi tôi cảm thấy rất lạnh. Có những lúc, tôi rùng mình vì lạnh dù đang đứng giữa ánh nắng ấm áp của mùa hè".

9. Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mô tả của bệnh nhân: "Tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi cũng không thể tập trung để chơi giải ô chữ và đọc sách như trước"; "Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt một cách đột ngột"...

10. Đau chân/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. bệnh nhân đan nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau.

Mô tả của bệnh nhân: "Khoảng 2 năm trước, phần thấp của lưng luôn luon đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy? Các bác sĩ đã chuẩn đoán rằng đó là do các vấn đề ở thận"..
 
Theo Tiêu Dùng
 
 

Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của lá mơ

 
Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của lá mơ

Xuất bản: 19:38, Thứ Sáu, 11/04/2014 .Cập nhật: 20:17, Thứ Bảy, 17/05/2014

(MegaFun) - Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Lá mơ ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia.

Lá mơ lông còn gọi là mơ tam thể, tên khoa học là Peaderia scandens (Lour), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, mặt sau của lá có màu tím nhạt, lá có nhiều lông nhỏ lao phủ. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Ngoài việc làm gia vị ăn với thịt chó, làm rau sống ăn kèm với những loại rau khác, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...

lamo.jpg

 Dưới đây là những bài thuốc có công dụng thần kỳ từ lá mơ:

Chữa kiết lỵ mới phát: Dùng khoảng 30-50g lá mơ lông rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho mỡ), ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu bị kiết lỵ mới phát do đại tràng tính nhiệt thì lấy 1 nắm lá mơ và 1 nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, tráng qua nước rôi, vẩy khô, giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống, uống 2-3 lần/ngày.

Nếu bị kiết lỵ lâu ngày thì lấy rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100g sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Uống trong ngày mỗi lần 100ml.

Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em: Dùng 15-20g rễ mơ lông hầm với 1 cái dạ dày lợn để ăn, thỉnh thoảng ăn 1 lần.

Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 – 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Trị chứng bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống hàng ngày, ngày uống vài lần sẽ cho kết quả tốt.

Chữa ho gà: Lá mơ lông 150g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.

Chữa sôi bụng, ăn không tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.

Đau dạ dày: Lấy 20 - 30g lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Chữa chứng phong thấp: Nên dùng rễ hoặc dây mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu. Để chữa nhọt sau lưng, dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp.

Trị giun: Nếu bạn bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.

Trị mụn, ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.

Giải độc: Dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.

Ngoài ra mơ lông còn dùng để điều trị các chứng co thắt đường mật, chấn thương và đau sau phẫu thuật, chữa viêm da thần kinh, viêm tủy và dị ứng dạng nổi cục... đạt kết quả khá tốt.

XH (Tổng hợp)

 

Tác dụng "thần dược" chữa bệnh của lá mơ lông

- Chuyên mục

(Tinmoi.vn) Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị cho nhiều món ăn vừa có tác dụng làm bài thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau rất hiệu quả.

Lá mơ lông: Còn gọi là mơ tam thể, ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô... Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu.

Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, nhiều nơi còn dùng làm rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...

Tác dụng thần dược chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông được dùng làm thuốc chữa rất nhiều loại bệnh

Ðể chữa kiết lỵ, dùng lá mơ lông 30-50g rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho mỡ), ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

Ðể chữa chứng phong thấp, cổ nhân khuyên nên dùng rễ hoặc dây mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu. Ðể chữa chứng bối ung nên dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp.

Ðể chữa chứng cam tích trẻ em, có thể dùng rễ mơ lông 15-20g hầm với dạ dày lợn 1 cái mà ăn. Ðể giải độc dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.Chữa lỵ trực tràng shiga.

Bài thuốc:

Lá mơ tam thể 30-50g.

Trứng gà 1 quả.

Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Trị chứng đau dạ dày:

Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Trị chứng bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần, cho kết quả tốt.

Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16 gr, nụ sim 8 gr, sắc với 500 ml nước còn 200 ml, chia uống hai lần trong ngày.

Trị giun:

Nếu bạn bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

Thoa Nguyễn

Nguồn tinmoi.vn/Seatimes

Nấm Candida

02/05/2014 06:00 - suckhoedoisong.vn

Nấm Candida sinh dục - "Cứng đầu" nhưng không bất trị

Trong số các bệnh do nấm gây ra, bệnh nấm sinh dục do Candida thường hay gặp, biểu hiện mạn tính, tái diễn nhiều lần, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ điều trị kết hợp với việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, bệnh vẫn hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Dấu hiệu nhận biết

Nhiễm nấm sinh dục thường gặp nhất là nấm âm đạo. Bình thường, nấm Candida ký sinh trên cơ thể người và không có biểu hiện gì. Khi môi trường pH âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây ra những biểu hiện bệnh.

Bệnh nấm Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh có thể lây lan qua các công cụ dùng chung như khăn, quần lót, công cụ trợ dâm (sextoy) với người mang bệnh. Khi mắc bệnh, người phụ nữ thường có hai triệu chứng nổi bật là rất ngứa và ra khí hư. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.

Đàn ông khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh cũng có thể bị viêm quy đầu với biểu hiện đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhày trắng. Bệnh thường xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp và thường khỏi sau khi rửa sạch.

Thuốc điều trị và dự phòng

Khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh, bạn hãy đến các trung tâm y tế xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Hiện nay, thường sử dụng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân kết hợp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời vệ sinh cá nhân đúng cách.

Thông thường, khi xác định bệnh nhân bị nhiễm Candida âm đạo, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc fluconazole uống kết hợp với thuốc đặt âm đạo như miconazole. Đặt thuốc trước khi đi ngủ.

Đối với nam, thường không cần điều trị vì bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, nếu bị viêm quy đầu thì có thể bôi các kem chống nấm như ketoconazole, clotrimazole. Đối với những trường hợp hay tái phát, cần dùng thuốc dự phòng từng đợt để phòng sự nhiễm bệnh những đợt tiếp theo.

Các thuốc chống nấm sử dụng toàn thân và tại chỗ hiện nay chủ yếu là nhóm nystatin, ketoconazole, fluconazole hay itraconazol. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, đặc biệt ở các trường hợp tái diễn, dùng thuốc nhiều lần, cần chú ý theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc như: buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chảy máu tiêu hóa; thiểu năng tuyến thượng thận, gây chứng vú to ở nam giới và giảm tình dục; có thể gặp nhức đầu, chóng mặt, kích động hoặc ngủ gà, viêm da, phát ban, mày đay, tăng enzym gan.

Ketoconazol ức chế enzym gan, làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, kháng histamin H1 thế hệ 2, thuốc an thần và corticoid. Các thuốc kháng acid, kháng histamin H2 và isoniazid làm giảm hiệu quả trị nấm của ketoconazol.

Intraconazol làm giảm nồng độ trong huyết tương của rifampicin, phenytoin, carbamazepin. Tăng nồng độ trong huyết tương của digoxin, cyclosporin các kháng histamin như terfenadin, astemizol (gây độc với tim, xoắn đỉnh) và ảnh hưởng tới chuyển hóa của các thuốc chống tiểu đường.

Để dự phòng, chị em cần lưu ý: không nên mặc đồ lót quá chật, nên dùng loại vải bông; không nên mặc quần tây, quần jean quá chật; Không nên tự tiện sử dụng xà bông, nước hoa, chất khử mùi mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại này.

Đối với trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra lại vì rất có thể do bị bệnh đái tháo đường hoặc dùng kháng sinh kéo dài, thuốc tránh thai có estrogen hoặc quan hệ tình dục khi bệnh chưa dứt hẳn... Đây là các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, tạo thuận lợi cho nấm phát triển, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

ThS. Nguyễn Bạch

 
Thứ ba, 29/10/2013 | 07:00 GMT+7
Nấm candida là bệnh mà phần lớn phụ nữ cũng như nam giới đều dễ mắc phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng bằng thực phẩm.

Nấm Candida là một loại nấm men, ký sinh trong cơ thể ở những chỗ ấm, ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo, trên bao quy đầu chưa cắt của nam giới. Một lượng nhỏ nấm candida được tìm thấy trong miệng và ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sự cân bằng loại nấm này sẽ giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Nhưng, nếu số lượng nấm candida thay đổi do các yếu tố thuận lợi như thức ăn, thuốc hoặc điều kiện thời tiết, chúng sẽ xâm nhập vào máu và giải phóng độc tố dẫn đến rò ruột và sinh ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể.

Khi bị nấm candida, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như thèm đường, ngứa ngáy, mệt mỏi, khí hư ra nhiều, thay đổi tâm trạng và những biểu hiện tương tự như sưng, viêm, đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt… Hãy kiểm soát số lượng nấm candida bằng những thực phẩm dưới đây, theo MagforWomen.

nam-7381-1382951876.jpg

Ảnh minh họa: MagforWomen

1. Hành tây

Hành tây không chỉ là nguyên liệu tốt cho món salad và các món ăn khác, nó còn được dùng như một loại thuốc. Các đặc tính chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng và chống nấm mạnh của hành tây làm cho nó trở thành loại thực phẩm tuyệt vời chống lại bệnh nấm candida. Một người bị nấm candida sẽ tích nước trong cơ thể và hành tây có tác dụng loại bỏ chất lỏng dư thừa đó.

2. Tỏi

Tỏi được xem là loại thuốc tốt nhất khi nói đến việc "chiến đấu" chống lại nấm candida. Lượng lưu huỳnh và các hoạt chất allicin trong tỏi là những chất chống nấm tự nhiên. Nó đồng thời giữ lại các vi khuẩn có lợi trong ruột. Tỏi tẩy ruột kết, giúp giải độc trong cơ thể.

3. Dầu dừa

Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách chiến đấu chống lại nấm candida là những gì dầu dừa có thể làm cho bạn. Axit lauric và axit caprylic trong dầu dừa chấm dứt sự phát triển quá mức của nấm Candida bằng cách giết chết chúng.

4. Các loại rau họ cải

Các loại rau cải như bắp cải, rau arugula, củ cải, bông cải xanh và cải bruxen có chứa lưu huỳnh, nitơ và những hợp chất isothiocyanates giúp chống lại các tế bào ung thư phát triển.

5. Giấm táo

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giấm táo có enzyme giúp phân hủy các loại nấm men, trong đó có nấm candida.

6. Rong biển

Rong biển là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hoạt động mạnh trong việc chiến đấu chống lại nấm candida. Hầu hết bệnh nhân bị nấm candida bị cường giáp, vì vậy rong biển giàu iốt giúp cân bằng tuyến giáp. Nó cũng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại ra khỏi cơ thể và làm sạch ruột.

Ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm lên men, bánh mì và những loại men khác có trong trà, cà phê, nước trái cây và các loại nấm khác để cơ thể sớm phục hồi.

Lan Lan

 

08/04/2013 15:06

Nấm miệng candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là nguyên nhân thường gặp của trẻ đến khám tại các phòng khám Nhi, cũng như là lý do các bà mẹ đưa bé đến mua thuốc tại các hiệu thuốc tây. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ qua thăm khám, hay do  những triệu chứng khó chịu của bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

Mặc dù chẩn đoán và điều trị không khó, tuy nhiên vẫn còn những trường hợp bị bỏ sót có thể gây diễn tiến bệnh nặng hơn, hay không phải là nấm miệng nhưng một số bà mẹ vẫn tự ý dùng thuốc rơ miệng kháng nấm không cần thiết trong thời gian dài. Bài này chia sẻ kiến thức về nấm miệng candida ở trẻ em với các bà mẹ, bạn đọc  để giúp tránh bỏ sót bệnh nấm miệng candida, cũng như tránh lạm dụng thuốc rơ miệng trong các tình trạng không cần thiết.  

Nấm miệng candida ở trẻ em 1

Nấm candida có những đặc điểm gì?

- Bình thường nấm candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh.

- Có 40 - 60%  dân số là người lành mang Candida trên cơ thể.

- Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ... và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng candida albicans 70%.

- Trẻ  thường nhiễm candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm candida âm đạo lúc mang thai.

- Miệng trẻ sơ sinh có pH thấp thuận lợi cho nấm phát triển.

- Nấm candida có 0,5 - 20% số nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

Yếu tố thuận lợi nào cho nấm candida ở miệng phát triển gây bệnh?

- Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành.

- Vệ sinh răng miệng kém, đặc biệt ở các bé đang điều trị chỉnh hình nha có mang các dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng.

- Các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch:  HIV - AIDS, ung thư.

- Dùng thuốc corticoid - kháng sinh kéo dài - thuốc ức chế miễn dịch - hóa trị liệu ung thư.

- Suy dinh dưỡng.

- Chấn thương tại chỗ.  

- Đái tháo đường.

- Giảm chức năng tuyến nước bọt.

Nấm candida ở miệng gây ra những triệu chứng gì ở trẻ em?

- Không triệu chứng, có thể do phát hiện tình cờ trong khi thăm khám một bệnh khác hay do tình cờ thấy những mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi. 

- Trẻ biếng ăn, hay có thể thay đổi vị giác ăn không cảm thấy ngon miệng.

- Đau rát họng, kích thích.

- Nôn ói.

- Nếu nặng: gây khó nuốt (nếu nấm lan xuống thực quản) hay khàn giọng (nếu nấm lan xuống thanh quản).

Khám miệng bé bị nấm miệng candida sẽ thấy những hình ảnh gì?

- Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban - dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má... khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu.

Đa số biểu hiện dưới dạng giả mạc trắng, một số biểu hiện với dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Với trẻ hay dùng thuốc corticoid hít, hay xông trong điều trị  dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt, cũng có thể bị nấm miệng candida dưới dạng hồng ban thường thấy ở vùng vòm họng.           

Chẩn đoán dựa vào gì? Có cần thiết phải làm xét nghiệm không?

- Chẩn đoán chủ yếu dựa khám lâm sàng.

- Xét nghiệm hiếm cần thiết và chỉ thực hiện trong trường hợp khó chẩn đoán, kém đáp ứng điều trị... sẽ thấy các tế bào hạt men nẩy mầm, sợi tơ nấm giả khi nhuộm Gram, soi tưoi, hay sinh thiết và có thể định danh chủng nấm candida khi quệt cấy bệnh phẩm.                                    

Các tình trạng hay bệnh lý nào có thể bị chẩn đoán nhầm là bị nấm miệng?

Lưỡi bản đồ: đây là tình trạng mà bà mẹ hay thường bị nhầm lẫn với nấm miệng candida nhất, và hay tự ý mua thuốc kháng nấm rơ miệng cho trẻ. Tình trạng rơ miệng không đúng này không những không cần thiết, mà đôi khi làm tăng thêm tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi và thậm chí biếng ăn của bé vì làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi do rơ lưỡi không cần thiết và không đúng. Điều cần lưu ý là lưỡi bản đồ không phải là tình trạng nhiễm nấm candida miệng,  với mảng có bờ giới hạn rõ trên lưỡi, và đôi  khi gây loét lưỡi.

Dính sữa hay thức ăn: các mảng trắng dễ dàng làm sạch khi rơ miệng bằng gạc  sạch. Dính sữa và thức ăn thường gặp tuổi ăn dặm và đặc biệt ở trẻ bú sữa công thức.

Loét miệng dạng aptơ: có thể kèm theo sốt, đau họng và khó nuốt. Điều trị tình trạng này chủ yếu là nâng đỡ, giảm sốt, giảm đau và bổ sung vitamin.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng: trẻ có lở, loét miệng và thường kèm hồng ban mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, gối,  mông và có thể kèm sốt và/ hoặc các biến chứng nặng khác về thần kinh, tim, phổi... Trong điều trị giảm đau họng của bệnh tay chân miệng có thể dùng thuốc ngậm hỗn dịch kháng acid và đôi khi sự dính các thuốc này trên miệng, lưỡi bé có thể bị chẩn đoán nhầm là bị nhiễm candida ở miệng.

ThS.BS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤN

 

02/06/2011 08:10

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa - Dùng thuốc gì?

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhiễm nấm Candida là một trong các nguyên nhân đó. Trước khi dùng thuốc kháng nấm, cần xác định có phải do nhiễm Candida đường tiêu hóa hay không?

Nấm Candida có ở khắp nơi, bất cứ lúc nào cũng có thể theo thức ăn nhiễm vào đường ruột, song chỉ khi có điều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở nhiều mới gây bệnh. Tùy theo tình trạng, cơ địa người bệnh chọn dùng một trong các kháng nấm sau:

Nystatin: Khi bệnh nhẹ, không có sự bội nhiễm nên chọn dùng nystatin. Đây là thuốc kháng nấm chiết từ môi trường nuôi cấy Streptomyces nourseri có  phổ kháng nấm hẹp, chủ yếu trên nấm Candida  và Crytococcus. Nystatin liên kết với ergosterol của màng tế bào sợi nấm, làm rối loạn chuyển hóa kali của  nấm rồi diệt nấm mà không gây hại cho người. Mặt khác, do nystatin không thấm qua màng ruột, chỉ có tác dụng chữa bệnh ở trong ruột mà không thấm vào để gây độc nên dùng đường ruột có tính an toàn cao.

Ketoconazol:

Khi bệnh ở mức vừa, có dấu hiệu bội nhiễm chọn dùng ketoconazol. Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, kháng Candida nội tạng cũng như kháng các nấm nội tạng khác như Paracoccidioses, Coccidioses, Histoplasma, Blastomyces.  Ngoài ra, ketoconazol còn kháng vi khuẩn gram dương (+). Ketocionazol ức chế enzym alphademethylase (enzym tham gia vào tổng hợp ergosterol), ngăn cản sự tổng hợp ergosterol, làm thay đổi lipid của màng tế bào sợi nấm, ức chế chức năng, ức chế sự phát triển của nấm. Dùng liều thấp có tác dụng kìm nấm; dùng liều cao, có tác dụng diệt nấm.

Một vài lưu ý khi dùng: Không được dùng cùng lúc ketoconazol với thuốc trực tiếp trung hòa acid (nabicarbonat hay alluminium hydroxyt trong viên maalox), các thuốc ức chế bơm proton kháng tiết acid (cimetidin, omeprazol) vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu cần phải dùng phối hợp thì phải dùng ketoconazol trước hoặc sau đó 2-3 giờ mới dùng các thuốc trên. Ketoconazol có thể gây ra buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa...

Fluconazol: Khi bệnh nặng hơn, có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều, chọn dùng kháng nấm phổ rộng  mạnh fluconazol. Fluconazol bài tiết qua thận (80%), khi chức năng thận suy giảm, phải giảm liều. Khi dùng thuốc nếu có biểu hiện tróc vảy, hoại tử nhiễm độc da cần báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí kịp thời.

Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào sự cải thiện bệnh. Cần chú ý, khi khỏi bệnh (lâm sàng) nhưng Candida ở đường ruột vẫn còn (nhưng số lượng ít hơn) chứ không phải đã sạch hẳn.

DS. Bùi Văn Uy

 

20/08/2010 14:47

Viêm âm đạo do nấm Candida: Vì sao hay tái phát?

Nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ là do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Ở điều kiện bình thường, nấm thường trực trong môi trường ở dạng bào tử nhưng không gây bệnh. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo, nấm mới phát triển và gây bệnh.

Điều kiện để nấm Candida phát triển và gây bệnh

Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong âm đạo... Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida tìm thấy được 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản...

Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.

Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Bệnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng và kéo dài, ở phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có độ pH ở âm đạo thấp và người bị bệnh tiểu đường... làm cho nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh. Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn... Khám phụ khoa thấy niêm mạc âm hộ, âm đạo bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương có thể lan ra  quanh âm hộ và háng bẹn của bệnh nhân.

Bệnh hay tái phát

Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.

Cách phòng như thế nào?

Viêm âm đạo do nấm candida gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH. Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ  chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.

Bác sĩ  Thu Lan