Trang

Làm thế nào điều trị viêm xoang dứt điểm

suckhoe.vnexpress.net - Thứ tư, 15/7/2015 | 08:08 GMT+7
 
Tôi bị viêm xoang lâu năm, khám và điều trị ở bác sĩ Tai Mũi Họng nhưng bệnh cứ hết được một thời gian lại tái phát.

Xin hỏi muốn điều trị hết viêm xoang trong trường hợp của tôi có khả quan không? Bệnh tái phát khiến tôi rất mệt mỏi và hay đau đầu, nhất là khi công việc căng thẳng. Xin cám ơn bác sĩ. (Van Nguyen, 44 tuổi).

viem-xoang.jpg

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Trả lời:

Chào bạn,

Viêm mũi xoang có nhiều nhóm nguyên nhân như do dị ứng, bất thường cấu trúc mũi xoang hoặc bất thường niêm mạc. Tùy theo từng nhóm viêm mũi xoang, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, ví dụ như tiêm, uống thuốc hoặc phẫu thuật. Điều quan trọng trong bệnh lý mũi xoang cần phòng ngừa, tránh tái phát.

Cách phòng ngừa thông thường là giữ ấm, tránh khói bụi (bịt khẩu trang khi ra đường, uống nhiều nước, vệ sinh mũi xoang (xịt rửa mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý). Cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh khói bụi, ẩm thấp, đặc biệt là nơi ở thường xuyên như phòng làm việc, phòng ngủ phải đảm bảo thông thoáng, có ánh nắng ban ngày tạo không khí trong lành.

Phòng ngừa đăc biệt: Ngoài phòng ngừa thông thường, những người có viêm mũi xoang dị ứng nên tránh tiếp xúc yếu tố gây dị ứng chuyên biệt (tùy mỗi cá nhân). Nói chung khi tiếp xúc bất cứ chất nào qua ăn uống, ngửi, da mà hay xảy ra biểu hiện ngứa mũi, nhảy mũi, nghẹt mũi và xổ mũi thì phải tránh. Bên cạnh đó, có thể phòng ngừa bằng thuốc chống dị ứng...

Thân ái.

Thạc sĩ, bác sĩ Lý Xuân Quang
Khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM

suckhoe.vnexpress.net - Thứ sáu, 10/5/2013 | 09:14 GMT+7
Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời có thể gây polyp mũi, sưng mắt, viêm màng não... Sử dụng khẩu trang y tế, vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ngày 2-3 lần, xì mũi đúng cách có thể giúp ngừa bệnh.

Theo bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang vì viêm xoang bắt đầu từ viêm mũi. Xoang là hốc rỗng trong khối xương mặt, có chức năng làm cho khối xương mặt nhẹ đi và tạo ra cộng hưởng âm thanh.

Xoang chia làm 2 loại là xoang trước và xoang sau. Xoang trước gồm xoang trán (vị trí nằm ở vùng chân mày), xoang sàng trước (giữa 2 khóe mắt) và xoang hàm giữa 2 má. Xoang sau gồm xoang bướm nằm sâu ở phía sau mũi và xoang sàng sau.

"Đối với viêm xoang trước, khi bị sổ mũi, dịch mũi chảy ra ở trước mũi. Đối với viêm xoang sau, dịch mũi thường chảy ngược vào trong họng", bác sĩ Phúc phân biệt.

Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ có thể gây các biến chứng như polyp mũi, biến chứng ở ổ mắt, sưng vùng mắt, nặng hơn có thể dẫn đến viêm màng não vì các xoang nằm cạnh hốc mắt, tiếp giáp hốc mắt và sọ não.

Triệu chứng thường gặp của viêm xoang bao gồm sổ mũi, nhức đầu, nặng vùng trán, có thể kèm theo sốt...
Triệu chứng thường gặp của viêm xoang bao gồm sổ mũi, nhức đầu, nặng vùng trán, có thể kèm theo sốt...Ảnh minh họa. Health.

Một số nguyên nhân gây viêm xoang

- Thường do viêm mũi ban đầu không được điều trị kịp thời, không đúng thời gian.

- Viêm xoang do răng, những răng trong cùng hay còn gọi là răng khôn của hàm răng trên, thường do xoang hàm vì đáy xoang hàm gần chân răng.

- Viêm xoang do nấm, thường có ở tất cả các xoang.

- Do dị ứng, ở Việt Nam thường là dị ứng do khói bụi, đặc biệt là bụi nhà.

Bác sĩ Phúc cho biết, triệu chứng của viêm xoang trước gồm sổ mũi ra ngoài, có thể trong hoặc đục, nặng vùng má, nhức đầu vùng trán. Khi bị cấp tính có thể kèm theo sốt. Viêm xoang sau thường biểu hiện bằng việc bệnh nhân có cảm giác dịch mũi chảy xuống họng, nhức đầu vùng sau ót. Đặc biệt, viêm xoang do răng có thêm dấu hiệu điển hình là chảy mũi màu xanh, có mùi hôi thối.

Để chẩn đoán viêm xoang thường là phải nội soi mũi xoang, chụp Xquang hoặc chụp CT tùy mức độ nặng nhẹ.

Viêm xoang mức độ nhẹ có thể dùng thuốc. Với viêm xoang do răng, phải nhổ răng gây bệnh. Với viêm xoang do dị ứng, phải dùng thuốc kháng dị ứng, thuốc dùng toàn thân hoặc thuốc xịt mũi. Viêm xoang do nấm thì phải tiến hành phẫu thuật.

Để đề phòng viêm xoang cần áp dụng một số biện pháp

- Khi tiếp xúc môi trường khói bụi hoặc đi trên đường nên mang khẩu trang y tế

- Khi sổ mũi kéo dài trên 3 ngày, có màu vàng hoặc màu xanh thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

- Vệ sinh mũi bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương hoặc ưu trương dạng xịt hoặc dạng nhỏ, bán nhiều trên thị trường. Dung dịch nước muối ưu trương hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Dung dịch đẳng trương hiệu quả trong làm loãng dịch tiết trong mũi và bệnh nhân có thể xì mũi dễ dàng. Có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, dùng 1 ngày 2-3 lần, rất tốt cho niêm mạc mũi.

- Phải biết xịt mũi đúng cách, dùng một ngón tay bịt một bên mũi rồi xì ra nhẹ nhàng. Nếu mũi đặc phải nhỏ hoặc xịt bằng nước muối sinh lý để làm dịch loãng ra. Xì mũi đúng cách là phương pháp rất hiệu quả để diều trị viêm xoang. Ở trẻ em, nếu bé không biết xì mũi có thể dùng bơm bút để hút dịch chảy ra trong mũi.

- Sau khi đi bơi xong cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ.

- Sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, thông thường nên để trên 25 độ C, thích hợp với vùng niêm mạc mũi họng.

- Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ tùy từng mức độ điều trị từ thấp đến cao, dùng các loại thuốc xông mũi (khí dung mũi) hoặc phẫu thuật. Hiện tại, có phương pháp phẫu thuật nội soi qua màn hình camera, có độ chính xác, ít gây sưng mặt, ít chảy máu... như mổ hở trước đây.

Bác sĩ Phúc lưu ý, vùng mũi xoang là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên bệnh viêm xoang sau khi điều trị xong cũng rất dễ tái phát. Bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh những sai lầm như dùng những loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để nhỏ vào mũi, tự ý mua thuốc dùng mà không đi khám, điều trị bệnh thiếu kiên nhẫn, không điều trị dứt điểm theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lê Phương

 
 
suckhoe.vnexpress.net - Chủ nhật, 3/5/2015 | 12:28 GMT+7
Uống nước giấm táo và mật ong có thể ngăn ngừa nhiễm trùng xoang, xông hơi với nước tỏi hoặc uống nước ép cà chua đun sôi sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi.
 
 
 

Lan Lan (Theo Pinterest)

 
Ý kiến bạn đọc ()

bị viêm các loại xoang mũi ,cách tri rất đơn giản ,ra hiệu thuốc tây mua nứoc muối pha sẵng ,kông đựoc tự pha ,mát vệ sinh .mua ống chích hơi to về bỏ kim đi ,hâm ấm nước muối ,sau đó hút nước muối rồi bơm vào mũi cho chảy ra pía bên kia ,rồi làm ngược lại ,nhiều lần ,đến khi nào ra hết nước vàng trong mũi thì thôi .ngày 2,3.lần ,làm 1,2 tuần .nếu tái lai làm tiếp.hoặc khi bị nghẹt mũi ,sẽ hết mãi mãi o cần uống thuốc tây hại thận ,con bị 8 năm mỗ 2 lần vẫn o hết ,nhờ bác sĩ hàn quốc chỉ con cách này .nên thay mới hoặc rữa sạch ống hút cho sạch sẽ 

nguyen thi thanh thuy - 13:05 03/05

Bạn nguyen thi thanh thuy nói rất đúng. Mình bị viêm đa xoang mười mấy năm trời, chữa bằng các loại thuốc đông tây y, cổ truyền không khỏi, vậy mà mình thử dùng nước muối pha sẵn mua ở tiệm thuốc tây một thời gian đã gần như khỏi hẳn!

h20 - 16:23 03/05

Mình áp dụng cả nc muối và dầu khuynh diệp đã giảm đau đầu và người cũng đỡ mệt mỏi hơn rất nhiều

võ thị trúc - 17:06 03/05

Hoàn toàn chính xác, mình đã từng áp dụng cách này và cũng đã khỏi, thỉnh thoảng có ngẹt mũi trở lại thì áp dụng tiếp vài ngày là đỡ.

Không chỉ viên xoang, khi bị cảm xổ mũi vẫn nên áp dụng cách này, sẽ nhanh hết cảm, xổ mũi mà không cần uống thuốc tây.

Phu Bao - 13:18 26/05
 

Hãy thử cách làm này nhe´: dùng cả cây, rê , la của cây cưt lơn hoa tim thi tốt ra ra lay nuớc thêm 1-2 hột muối nho mũi 1-2 gọt ngay 3-4 lân

Bui Nguyen Tu Thanh - 09:09 04/05

 

suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 22/1/2013 | 15:54 GMT+7
Bệnh viêm mũi dị ứng của tôi đã được chữa khỏi 90% một năm nay, sau 5 năm bị sổ mũi, nghẹt mũi, dịch nhầy chảy xuống cổ, đau đầu sốt...

Tôi chữa bằng phương pháp "Tích cực rèn luyện sức khỏe, ăn khỏe". Mỗi khi bị ngạt mũi tôi hít đất 10-20 lần, mũi thông trở lại.

Buổi sáng vừa thức dậy thời tiết lạnh cổ nhiều đờm, dịch mũi chảy nhiều. Tôi bật dậy mặc áo ấm, đi giày chạy bộ 2-3 km, lập tức cảm giác khó chịu ban đầu biến mất, cơ thể được làm ấm, bệnh tiêu tan. Đây chính là bài thuốc hiệu quả nhất chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Ngô Thanh Tao

 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ hai, 20/8/2012 | 12:13 GMT+7
Suốt 3 năm trời tôi khổ sở với căn bệnh viêm xoang. Mủ xanh mủ vàng nhiều đến nỗi tôi phải uống kháng sinh liên tục, chọc hút thường xuyên, thậm chí còn đi mổ lệch vách ngăn. Người bạn là bác sĩ từng bảo "bệnh của cậu không khỏi được".

Trong hành trình chữa viêm xoang của mình, tôi biết rằng rất nhiều người khác cũng đang trong tình trạng tương tự, tốn kém tiền của, thời gian và công sức vô cùng, nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn. Do vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình để mong nhiều người tránh được nỗi khổ ải như thế.

5 năm trước tôi bị một đợt viêm xoang cấp, và được kê kháng sinh. Đợt đó tôi khỏi nhanh chóng. Vài tháng sau, tôi bị lại, và cũng được kê loại kháng sinh ấy, nhưng lần này thời gian điều trị dài gần gấp đôi bệnh mới dứt.

Khoảng nửa năm sau, tôi bị một đợt nặng hơn, với rất nhiều mủ xanh, mũi nghẹt thở, mủ chảy cả xuống họng kéo theo viêm họng. Lần này, sau gần 2 tuần hút mủ, dùng thuốc Tây, bệnh vẫn chưa dứt. Tôi được khuyên nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mủ. Quả thực, phương pháp ấy khá hiệu nghiệm. Bệnh đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn không khỏi.

Kể từ đó, thi thoảng viêm xoang lại tái phát, đặc biệt là khi nhiễm lạnh (nằm điều hòa lạnh hoặc đi xe máy trời mùa đông). Về sau, bệnh dần nặng hơn, rất dễ bị mủ xanh kèm theo ngạt thở, hắt hơi. Một năm tôi uống cả chục đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm và thuốc chống dị ứng, cả thuốc tăng miễn dịch, có đợt phải thay đến loại kháng sinh thứ 3 mà bệnh vẫn không dứt hoàn toàn. Cứ được vài ngày mũi trong là mủ xanh lại xuất hiện, ngạt mũi trở lại.

Tôi đã phải mua máy khí dung về nhà dùng thường xuyên, thậm chí còn đi mổ vẹo vách ngăn (bác sĩ cho rằng đây là một nguyên nhân khiến dịch mũi ứ đọng, dễ nhiễm khuẩn), đến cả nhà riêng bác sĩ để hút, chữa cho triệt để. Nhưng lúc nào trong mũi cũng có mủ, dù ít dù nhiều.

Tôi cũng uống kết hợp nhiều loại thuốc đông y, thảo dược được bán trên thị trường, nhưng kết quả không thấy là bao.

Những ngày đó tôi mệt mỏi, lo lắng vô cùng. Tiền bạc mỗi đợt cũng mất cả triệu, mà bệnh càng có dấu hiệu dai dẳng, không dứt. Một người bạn bác sĩ từng tuyên bố tôi bị viêm đa xoang mãn tính, không thể chữa khỏi được nữa. Đã có lúc tôi tuyệt vọng, nghĩ mình bó tay.

Cách đây gần 1 năm, tôi bị tái phát một đợt cấp, lần này sau 2 đợt thuốc không thấy đỡ, bác sĩ quyết định cho tôi dùng 3 loại kháng sinh kết hợp, cùng với thuốc nâng cao thể lực và nhiều loại thuốc khác, tổng giá trị đơn lên đến hơn 2 triệu đồng.

Cầm tờ đơn ra hiệu thuốc mà tôi như người mộng du, lo sợ và hoảng hốt nghĩ về số tiền, về tương lai sức khỏe của mình. May mắn tôi đã gặp người bán thuốc tốt bụng. Sau khi xem đơn của tôi, cô ấy bảo "anh ơi, nếu đã dùng các thuốc kia rồi, thì 3 thuốc này cũng vô tác dụng thôi. Tốt nhất anh hãy dừng ngay thuốc Tây lại, tự mình tập thể dục xem sao, để cơ thể tự khỏi thôi". Cô ấy động viên tôi rất nhiều, và kể về nhiều trường hợp đã không thể khỏi khi dùng Tây y như vậy.

Lời nói cương quyết của cô bán thuốc làm tôi như bừng tỉnh. Tôi thấy mình đã uống bao nhiêu thuốc Tây vào người nhưng cái khỏi chỉ là tạm thời, còn thể trạng thì ngày càng yếu đi. Giờ nếu có dừng thuốc thì bệnh cũng chỉ đến thế mà thôi.

Thế là từ hôm đó, tôi quyết định làm "cách mạng" với căn bệnh của mình.

Do mắc bệnh lâu ngày, đọc nhiều bài viết về bệnh viêm xoang, nên tôi hiểu một phần lý do khiến bệnh dai dẳng là do lớp niêm mạc mũi phù nề, ứ dịch lâu ngày, gây ngạt, gây viêm nhiễm. Như thế, chỉ cần giữ cho mũi thông thoáng thì chắc chắn viêm nhiễm sẽ giảm, do không còn dịch ứ đọng.

Hiểu như thế nên bắt đầu từ đó buổi sáng, tôi dậy chạy bộ 10-15 phút ở công viên sau nhà, leo cầu thang 5 tầng và đi bộ bất cứ lúc nào có thể. Dần dần, cường độ chạy bộ, đi bộ được nâng lên. Buổi tối dù muộn, tôi cũng cố chạy nhẹ hoặc đi bộ 10 phút trước khi đi ngủ, để mũi thông thoáng.

Sau mỗi lần chạy bộ, mũi thông thoáng như vừa có ai gột rửa sạch, cảm giác rất dễ chịu, và nếu lúc nào ngạt trở lại, tôi lại đứng lên đi bộ hoặc chạy nhẹ, kết hợp xoa nóng cánh mũi đến khi mũi thông trở lại mới thôi. Chỉ sau vài ngày, tôi phát hiện ra chứng ngạt mũi kinh niên đã giảm đi lúc nào không biết.

Sau khoảng 2 tuần, bệnh xoang của tôi đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, có hôm hầu như không còn mủ nữa. Nhưng dịch thì vẫn còn, chưa dứt hẳn. Tôi thử bỏ luôn không rửa mũi thường xuyên bằng nước muối nữa, vì nghĩ rằng khi các vết thương đã gần khỏi, thì rửa mũi liên tục sẽ làm cho nó loét lại, không có cơ hội tự lành.

Mỗi khi ngạt mũi, tôi dùng thêm tinh dầu để xông (loại có bạc hà, quế, hồi, đinh hương..., có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm tại chỗ). Cách xông này rất hiệu quả, vừa giảm ngạt, vừa sát trùng luôn cả đường mũi họng. Tôi cũng tăng cường ăn uống, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C, giữ cho tinh thần thoải mái.

Sau gần một tháng tự điều trị, "đợt xoang cấp" kéo dài cả năm của tôi đã hết lúc nào không rõ. Nhưng tôi vẫn duy trì đều đặn chế độ luyện tập ấy. Chừng một tháng sau, xoang tái phát trở lại, nhưng nhanh chóng khỏi sau 3 ngày nỗ lực của tôi. Khoảng 3 tháng sau nữa tôi cũng bị thêm một đợt khác, nhưng lần này nhẹ hơn nhiều, và chỉ sau 2 ngày đã hết sạch mủ.

Gần 8 tháng nay tôi không còn phải uống thuốc gì nữa. Mỗi khi hơi ngạt mũi là tôi chạy - đi bộ nhiều hơn, kết hợp xông tinh dầu và xoa mũi. Tôi cũng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại như luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm chân, súc miệng nước muối ấm sáng và tối (nếu bệnh tái phát thì súc miệng nhiều hơn). Đi ngoài đường lúc nào tôi đeo khẩu trang, và về giặt, thay ngay. Tôi cũng tránh xa chỗ bụi bặm hết mức có thể, vì hiểu rằng chỉ cần một chút bụi bẩn cũng đủ kích thich gây viêm trở lại.

Sau gần 1 năm, giờ đây bệnh xoang đã không còn ám ảnh tôi nữa, và tôi cũng không còn sợ hãi nếu nó xuất hiện trở lại, bởi đã có cách trị của riêng mình. Điều mà tôi rút ra được sau hơn 3 năm đi chữa xoang khắp nơi là mình phải tự mình nâng cao đề kháng cho cơ thể, có như vậy tự khắc bệnh sẽ rút lui, còn nếu trông chờ vào thuốc thì sẽ chỉ tiền mất, tật thêm mang mà thôi.

Bảo Bình

Ý kiến bạn đọc

Tôi đã khỏi theo phương pháp sau: Lấy một nhánh tỏi ép dâp ra trong ly, cho vào ly một ít muối ăn sạch (NaCl) và nước sôi sao cho mặn hơn canh một chút, để nguội (còn hơi ấm ấm) sau đó nhỏ từ từ vào lỗ mũi trong khi mình ngữa cổ ra sau, nhỏ vào lỗ bên này nghiêng qua cho chảy ra lỗ bên kia, làm ba, bốn lần là sạch nước mũi, thông thoáng các hốc xoang, do tỏi và muối có tác dụng sát trùng và thông lỗ xoang! chúc mọi người khỏe mạnh! Lê Ngọc Hùng 

Lê Ngọc Hùng - 16:55 25/12/2012

 

Trị Viêm xoang hay nhất là tập "Suối nguồn tươi trẻ", sách này bán nhiều tại nhà sách. Tôi cũng là người thường bị Viêm Xoang viêm họng nặng trước đây, thậm chí là đau đầu như búa bổ. Nhưng sau khi tập theo cái này thì đến 3 năm nay tôi không còn khái niệm viêm xoang và đau đầu nữa. Tinh thần tôi giờ đây rất là sảng khoái. Chúc bạn thành công 

hoanganh.xd - 11:36 23/01/2013
 
 
 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 11/11/2014 | 08:48 GMT+7
Tôi bị viêm xoang mãn tính, bác sĩ nội soi chẩn đoán bị gai vách ngăn mũi phải phẫu thuật cắt phần gai. Phương pháp này có hiệu quả không? (Thanh)

Trả lời:

Gai vách ngăn là một trong những dị dạng bẩm sinh của vách ngăn mũi. Ngoài ra còn có những bất thường khác như vẹo vách ngăn mũi, mào vách ngăn mũi, dầy vách ngăn mũi...

Mỗi dị dạng sẽ có biểu hiệu lâm sàng khác nhau như nghẹt mũi, nhức đầu, thỉnh thoảng hắt xì hoặc chảy mũi... Một số dị dạng này gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, ngáy ngủ và ngưng thở trong khi ngủ... Thông thường vẹo vách ngăn đi kèm các bệnh lý khác của mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi...Vì vậy điều trị cần điều trị kết hợp với các bệnh lý đi kèm.

Điều trị có hai bước:

- Bước một điều trị nội khoa Tai Mũi Họng như uống thuốc, xịt thuốc nhằm điều trị triệu chứng nhức đầu, nhảy mũi, chảy mũi... ít nhất một tuần.

- Bước hai là can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật như lấy gai, lấy mào vách ngăn hoặc phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi.

Thường các điều trị này mang lại hiệu quả cao sau mổ. Vì vậy tốt nhất bạn cần đền các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, đủ các phương tiện hiện đại để khám và giải thích rõ hơn.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh
Khoa Tai Mũi Họng, BV Quốc Tế Thành Đô

Ý kiến bạn đọc ()

Bác sĩ tai mũi họng, khuyên tôi như sau:
+ Tập thể dục (VD: Chạy bộ, tập tạ, v.v... nhưng không được bợi lội vì chất hồ bơi không tốt cho mũi). Hiện tại tôi đang tập tạ.
+ Giữ ấm cơ thể, không nên để quạt thôi trực tiếp vào mặt, nên dùng loại quạt đứng và để từ xa. Không uống nước đá, hoặc ngồi lâu trong phòng có sử dụng máy điều hoà.
+ Đi ra đường mang khẩu trang tránh bụi. Tối trước khi ngủ vệ sinh bằng dung dịch nước muối biển.
+ Nếu bạn đang cảm nhẹ và mũi có tiết dịch thì bạn nên đi rửa mũi tại bệnh viện tại mũi họng.
+ Thư giãn và xoa mũi.
Hiện tại, tôi đã áp dụng những cách trên và đã hết bệnh. Tập tạ giúp tôi có tinh thần, sức khỏe tăng đề kháng để vượt qua bệnh, và đặc biệt khi thể dục giúp bạn chống cảm cúm. Khi bạn bị cảm thì dễ tạo ra dịch mủ cho mũi.
Mỗi sáng, khi ăn sáng xong, tôi uống một ly nhỏ rượu tỏi (rượu đế nguyên chất và tỏi) để giữ ấm cơ thể trước khi đi làm. Đây là một bệnh khó mà trị khỏi, mình chỉ có thể phòng chống, chứ uống thuốc thì chỉ là tạm thời.
 

t.quanghai - 19:42 11/11/2014
 
 
tôi khuyên bạn không nên phẫu thuật trị viêm xoang đâu, trước tôi cung bị mào gai vách ngăn như bạn, phẫu thuật cắt gai xong ban đầu bệnh có giảm chút ít, nhưng sau đó lại đau nặng hơn, lại thêm chứng chóng mặt xây sẫm khôg biết có phải do phẫu thuật có làm chạm mạch máu gây thiếu máu không ở đầu gây chóng mặt không!?Bạn nên dùng thuốc đông y hoặc dùng thuốc xông như cây giao (cây xương khô), tập thể dục thường xuyên bệnh sẽ giảm rõ rệt tùy theo sức khỏe 
letrongphuoc - 09:02 11/11/2014

  Tôi đã mổ gai vách ngăn rồi. Trước tôi bị gai vách ngăn tôi thấy khó thở, thở không đủ hơi. Sau khi mổ tôi đỡ hơn, thở khá đủ hơi, nhưng lại bị viêm xoang. Giờ tôi quyết định "sống chung" với viêm xoang, không dám mổ nữa. Quá sợ !

Hoàng Thy - 08:56 11/11/2014
 
 
 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ tư, 29/10/2014 | 10:03 GMT+7
Tôi ở TP HCM, bị xoang gần 10 năm, được chẩn đoán viêm mũi dị ứng và mào VN. Bệnh của tôi đã nặng chưa và sử dụng thuốc xịt có hiệu quả? (Huyen)
 
viem-mui-di-ung-4007-1414494594.jpg

Trả lời:

Tình trạng môi trường tại một số tỉnh thành lớn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và mũi xoang nói riêng. Ngoài các yếu tố môi trường, tình trạng dị ứng còn tùy thuộc cơ địa, các chất ăn uống và nhiều dị nguyên từ môi trường sống. Một số dị ứng bao gồm thức ăn, phấn hoa, lông súc vật, ký sinh trùng trong bụi nhà... Thậm chí nhiệt độ nóng lạnh tùy theo thời tiết cũng gây ra phản ứng dị ứng ở mũi.

Triệu chứng rất dễ nhận biết như hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy mũi trong, nặng đầu, mỏi mắt thường xảy ra vào buổi sáng sớm. Chụp phim có thể thấy mờ các xoang, ứ dịch trong xoang hoặc phát hiện những bất thường kèm theo như vẹo vách ngăn, mào VN, gai VN, polyp mũi xoang.

Điều trị dễ dàng đôi khi chỉ cần một viên thuốc chống dị ứng là bệnh đã khỏi ngay. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ tái phát nếu còn tiếp xúc với dị nguyên. Ngày nay, rất nhiều thuốc chống dị ứng khác nhau, tùy tình trạng bệnh mà chỉ định cho bệnh nhân.

Ngoài điều trị nội khoa một vài trường hợp phải phẫu thuật vì các dị dạng vừa nói. Cần hiểu rằng phẫu thuật nhằm giài quyết những dị dạng vách ngăn, polyp mũi... nhưng tình trạng dị ứng không dứt điểm bằng phẫu thuật, sau mổ vẫn có thể tái phát dị ứng.

Vì vậy tốt nhất bạn cần đền các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, đủ các phương tiện hiện đại để khám và được tư vấn giải thích rõ hơn.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh
Khoa Tai Mũi Họng, BV Quốc Tế Thành Đô

 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 22/7/2014 | 09:24 GMT+7
Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng...

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Công Minh, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm suyễn, nổi mề đay, chàm da. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng cao ở những nước công nghiệp phát triển do ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện những dị nguyên mới.

Chưa có số liệu thống kê nhưng số bệnh nhân viêm mũi dị ứng đang có khuynh hướng tăng dần tại TP HCM trong các năm gần đây. Những trường hợp dị ứng từ môi trường làm việc như ở các xí nghiệp da giày, cắt may, hóa chất tăng đáng kể.

Theo bác sĩ Công, viêm mũi dị ứng là những phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ.

Người bị viêm mũi dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện nào của bệnh trong khi đó các xét nghiệm lại chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể. Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi như tiếp xúc quá lâu với các tác nguyên gây dị ứng, tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai).

Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau. Ảnh minh họa: Lê Phương.

Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng..., cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm mũi về sau. Ảnh minh họa: Lê Phương.

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng: Thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.

Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.

Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.

Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng

- Nhảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên.

- Ngứa mũi và mắt. Có thể kèm theo ngứa tai.

- Nghẹt mũi hai bên hay đổi bên.

- Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.

Các triệu chứng phụ bao gồm:

- Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.

- Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.

- Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa.

- Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm.

- Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.

- Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).

- Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.

Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.

Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

Tăng cường sức đề kháng

- Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

- Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

- Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

- Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Khi thất bại trong việc kiểm soát môi trường và điều trị bằng thuốc, không dung nạp thuốc hoặc nhiều cơ quan cùng bị tác động của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ điều trị bằng giải mẫn cảm đặc hiệu cho bệnh nhân.

Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%, có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Vài điều cần lưu ý về viêm mũi dị ứng

-  Cách điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.

- Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.

- Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.

- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.

- Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.

- Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.

- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.

- Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Lê Phương

 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ năm, 27/2/2014 | 10:44 GMT+7
Người bệnh viêm xoang nên sử dụng trà hoa cúc, trà gừng, hoặc thêm gừng, sả vào món ăn. Đường trong trái cây có thể làm cho chất nhầy của mũi quánh đặc.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM đưa ra một số lưu ý cần thiết cho người bệnh viêm mũi xoang.

layout1-7233-1393427931.jpg

Lê Phương
Đồ họa: Tiêu Trung

 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ sáu, 25/10/2013 | 10:10 GMT+7
Xông các xoang, chườm ấm, đun sôi lá chanh để súc miệng... là những biện pháp tốt cho bệnh nhân viêm xoang.

Viêm xoang là bệnh khá phổ biến, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là nghẹt mũi, nhức đầu dữ dội, đau mặt, chảy nước mũi… Bệnh gây ra nhiều phiền toái rất lớn vì thường kéo dài, phải điều trị phức tạp. Theo Medic Magic, bạn có thể thử một vài biện pháp điều trị bệnh tự nhiên, đơn giản, dễ dàng mà không có tác dụng phụ như dưới đây.

Xông xoang bằng tinh dầu bạch đàn

Bạch đàn.

Tinh dầu bạch đàn giúp làm sạch chất nhầy ở khoang mũi. Ảnh minh họa.

Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Điều này giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Biện pháp khắc phục đơn giản nhất của bệnh viêm xoang là nghỉ ngơi. Ngủ nhiều như bạn có thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.

Uống nhiều nước

nuoc-trai-cay.jpg

Uống nhiều nước như nước ép trái cây và nước. Nước là biện pháp khắc phục tốt nhất để rửa sạch các chất nhầy. Chính những chất nhầy này khiến ta khó thở, khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu, nếu không bệnh của bạn sẽ trầm trọng hơn.

Chườm ấm

Đắp khăn ướt ấm xung quanh mũi, đầu, mặt và mắt để giảm đau, giúp chất nhầy dễ thoát hơn.

Dầu dưỡng lá chanh

tinh-dau-la-chanh_1382621447.jpg

Lá chanh chống lại vi trùng gây bệnh xoang hiệu quả.

Bạn có thể đun sôi lá chanh khô khoảng 10 phút. Sau đó lọc hỗn hợp và sử dụng dung dịch này để súc miệng. Nó là sự cứu trợ tuyệt vời với những ai bị viêm xoang.

Ngoài các biện pháp nói trên, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Hằng Nguyễn

 
suckhoe.vnexpress.net - Thứ năm, 20/2/2014 | 10:39 GMT+7
Nước soda, các loại nước có gas thường gây ra ợ nóng, có thể dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, sẽ gây hại cho người bị viêm xoang.

Viêm xoang cấp tính khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, lâu ngày chuyển thành mãn tính.

Viêm xoang mũi mạn tính được chia thành 2 thể bệnh:

Thể phế khí suy hư

Các triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng nhầy, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, thở ngắn, tay chân lạnh, người mệt mỏi, không có sức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong, trừ hàn, thông mũi như gừng tươi, củ hành, hành tây, củ sả, rau hẹ, rau kinh giới, rau húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương, rau diếp cá.

Các loại rau như hẹ, kinh giới, húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương diếp cá... Ảnh: wikipedia.

Các loại rau như hẹ, kinh giới, húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương diếp cá... có tác dụng làm ấm phổi, thông mũi... Ảnh: wikipedia.

Canh tôm, củ cải trắng

Củ cải trắng 150 g, đậu hũ 100 g, tôm đất 100 g, giá đậu xanh 50 g, gừng 3 g, hành 5 g, tỏi 5 g, dầu ăn 30 g, muối một ít.

Củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng; giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ; đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông; tôm rửa sạch, bóc vỏ, giã dập; gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ xắt lát.

Đun nồi nóng, cho dầu vào, khử gừng, hành cho thơm. Cho 1.000 ml nước vào nấu sôi với củ cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ đến khi chín, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư. Có thể thay củ cải trắng bằng rau hẹ, bí đỏ, cà rốt, khoai lang bí, khoai mài.

Canh thịt heo, cà tím, dưa leo

Thịt heo nạc 100 g, cà tím 100 g, dưa leo 80 g, tỏi 10 g, hành 5 g, dầu mè 30 g, muối một ít.             

Dưa leo rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch, cắt miếng; thịt heo rửa sạch, cắt miếng; hành cắt khúc ngắn; tỏi bỏ vỏ giã nát.

Để nồi nóng đổ dầu vào, khử hành cho thơm, rồi xào sơ thịt heo đã ướp tỏi. Sau đó cho nước vào nấu sôi, rồi bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Một ngày ăn 1 lần, dùng trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ khí huyết, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng

Củ sen 200 g, củ năng 200 g, lê 200 g, mía 1 khúc 1 kg, nho 200 g, mật ong 100 g.

Củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào.

Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại. Cất vào lọ thủy tinh. Khi uống pha thêm chút nước nóng, ngày uống 2 lần trong lúc bụng đói, mỗi lần uống khoảng 50 ml.

Món này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí tiêu đàm, thông mũi, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Rau chân vịt (cải bó xôi) xào nấm tuyết (ngân nhĩ)

Rau chân vịt 200 g, nấm tuyết 20 g, gừng 5 g, hành 10 g, tỏi 10 g, dầu mè lượng thích hợp, muối một ít.

Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc, dùng nước sôi trụng sơ, để ráo nước; nấm tuyết ngâm nước, làm sạch, bỏ cuống, xé thành sợi; gừng, tỏi cắt lát, hành tỉa hoa.

Để chảo nóng, cho dầu mè vào, chờ dầu nóng cho hành, gừng vào khử cho thơm; bỏ rau chân vịt, nấm tuyết vào xào chín là được, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng bổ phế, thông mũi, trừ đàm, trị ho, hạ huyết áp.

Thể tỳ khí suy hư

Các triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi nặng, chảy nhiều nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc, niêm mạc mũi dày, chóng mặt, thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, tiêu lỏng, tay chân nặng nề, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp, thông mũi như ý dĩ, củ nghệ vàng, khoai mài, củ từ, hạt sen, củ sen, đậu ván, đậu đỏ, tàu hủ ky, đậu hủ, rau diếp cá, rau sam, bắp, gạo lứt, sắn dây, khoai lang bí, khoai mỡ, khoai tía, khoai sọ, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, củ dền...

Cà tím tốt cho người viêm xoang mãn tính. Ảnh: media

Cà tím tốt cho người viêm xoang mãn tính. Ảnh: media

Trà rau cần, táo đỏ

Rau cần tây 150 g rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ 2 trái rửa sạch bỏ hột, trà ngon 3 g. Cho tất cả vào nồi nấu 1 lít nước, sắc còn 750 ml, uống thay nước trà trong ngày.

Công dụng làm êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mất ngủ, tăng huyết áp.

Cháo gạo lứt, rau chân vịt, rau cần tây

Gạo lứt 80 g, rau chân vịt 250 g, rau cần tây 250 g.

Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, rồi bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.

Món cháo này có tác dụng dưỡng huyết nhuận táo. Thích hợp với bệnh viêm xoang mũi mạn tính, người cao huyết áp bị táo bón, tiểu không thông.

Cháo gạo lứt, cà tím

Cà tím 50 g rửa sạch cắt miếng; khoai mài 50 g ngâm mềm, cắt miếng; gạo lứt 80 g vo sạch. Cho các thứ trên vào nồi nấu thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, người bị cao huyết áp.

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Phân biệt các bệnh hô hấp thường gặp

suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 27/1/2015 | 05:14 GMT+7
 
Mỗi bệnh lý hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm amiđan cấp, viêm VA, viêm phổi, suyễn, viêm tiểu phế quản... có những biểu hiện đặc trưng riêng.

Bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 30-55% bệnh lý trẻ em. Trung bình trẻ em dưới 5 tuổi mắc 3-10 đợt mỗi năm. Phần lớn bệnh hô hấp tự khỏi, khoảng 25% sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Bác sĩ CKII Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Quốc tế Thành Đô cho biết, dấu hiệu nhận biết các bệnh lý hô hấp là sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39-40 độ C), ho khan, có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục, chảy mũi, khó thở, thở rít, thở khò khè. Bên cạnh đó là các triệu chứng quấy khóc, đau đầu ở trẻ lớn, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.

Dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh so với lứa tuổi, thở rên, cánh mũi phập phồng, thở co kéo các cơ hô hấp, tím tái ở môi và các đầu chi, li bì hoặc mê sảng, sốt cao, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều.

Theo bác sĩ Bạch Huệ, bệnh hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng tại chỗ như áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amiđan, áp xe thành họng ở trẻ nhỏ. Một số biến chứng gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi. Các biến chứng xa nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim..

Ảnh: Lê Phương.

Ảnh: Lê Phương.

Phân biệt một số bệnh lý hô hấp thường gặp

Viêm mũi dị ứng

Là tình trạng viêm tại chỗ do niêm mạc mũi nhạy cảm với một hay nhiều tác nhân gây bệnh (dị ứng nguyên). Có hai loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm quanh năm.

Ở trẻ có bốn triệu chứng chính là chảy nước mũi trong và nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, có thể kèm theo ngứa mắt.

Viêm mũi họng

Thường xảy ra lúc trời lạnh (tháng 10 đến tháng 3). Tuổi dễ bị nhất là 3-6 tuổi. Có nhiều loại virus gây như cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus. Bệnh lây lan rất nhanh nhưng ít nguy hiểm, thường tự giới hạn trong 7-14 ngày.

Một số triệu chứng thường gặp:

- Trẻ có cảm giác khô mũi, hơi thở nóng trong ngày đầu, sau đó sổ mũi ào ạt.

- Ngày 2 trở đi, trẻ bắt đầu sốt 38-39 độ C.

- Ngày 3, sốt giảm có thể còn sốt nhẹ.

- Sau 7 ngày trẻ sẽ hết sốt, đôi khi đến ngày 10.

- Nghẹt mũi, sổ mũi, rát cổ, ho ói ra đàm, uể oải không chịu chơi, biếng ăn.

Viêm họng

Xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lứa tuổi đi học, 3-15 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh có thể do virus (80%) hay vi khuẩn: vi khuẩn thường là liên cầu khuẩn, virus thường là rhinovirus, coxsackie…

Dấu hiệu lâm sàng:

- Sốt, uể oải.

- Sổ mũi, nghẹt mũi.

- Ho rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai.

- Đau cơ, khớp.

Viêm mũi amiđan cấp

Amiđan là tổ chức bạch huyết, ở hai bên họng  rất dễ bị viêm nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, dễ chẩn đoán, phát hiện. Bệnh thường do vi khuẩn Hemophilus và Streptococcus.

Một số biểu hiện lâm sàng:

- Sốt, ho, đau họng, khó nuốt.

- Amiđan sưng đỏ, có mủ.

- Sờ hạch cổ: mềm, sưng đau hai bên.

- Có thể có biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.

Viêm VA

Thường ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.

Biểu hiện của bệnh:

- Trẻ bị sốt trên 38 độ C.

- Chảy mũi: lúc đầu trong, loãng; sau nhầy, mủ.

- Trẻ cũng bị ngạt mũi.

- Bệnh thường kèm ho; nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều.

- Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc...

Viêm thanh khí phế quản cấp

Đây là tình trạng viêm phù nề cấp vùng hạ thanh môn. Thường do Parainfluenza virus (75%), sau đó là RSV, Adenovirus, Influenza virus, đôi khi do vi trùng như Mycoplasma pneumoniae. Xảy ra ở trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (đỉnh 1-2 tuổi).

Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hoặc có  nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn đường thở nặng như lơ mơ, tím tái, vẻ mệt và kiệt sức, co lõm ngực nặng.

Viêm phổi

Là bệnh lý viêm của phổi do tác nhân nhiễm trùng.

Tác nhân:

- Phế cầu và Haemophillus influenzae thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

- Mycoplasma pneumoniae và phế cầu thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Lâm sàng: Sốt, ho, thở nhanh, khó thở.

X-quang là tiêu chuẩn chính của chẩn đoán. Tuy nhiên X-quang cũng không thể giúp phân biệt giữa viêm phổi do siêu vi và do vi trùng.

Viêm tiểu phế quản

Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản nhỏ & trung bình, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nguyên nhân do RSV, Adenovirus, parainfluenza, influenza virus, human metapneumovirus, mycoplasma... Bệnh khởi phát từ từ với sốt nhẹ, ho, sổ mũi, khò khè, khó thở (thường ngày 3 đến ngày 4).

Suyễn

Là tình trạng viêm mãn tính của đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí.

Chẩn đoán cơn suyễn:

- Tiền sử có cơn suyễn hoặc đã chẩn đoán suyễn hoặc khó thở giảm khi dùng Salbutamol.

- Lâm sàng: Ho, khò khè, khó thở.

- Khám: Nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy...

- Loại trừ nguyên nhân gây khò khè khác: dị vật đường thở, viêm tiểu phế quản.

Lê Phương

 
 
 
suckhoe.vnexpress.netThứ sáu, 11/11/2011 | 11:32 GMT+7
Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi...

Trong những ngày đầu đông, bệnh cảm cúm đã bắt đầu phổ biến. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ kéo dài đến 2 tuần, hoặc có biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng lây sang những người xung quanh.

Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình… Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn hắt hơi, tắc nghẹt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, gây phiền toái cho người bên cạnh. Hắt hơi cũng là cơ hội để các virus, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người xung quanh. Cảm cúm sẽ tiến triển hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu nhẹ… là những triệu chứng thường thấy của cảm cúm.

Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu nhẹ… là những triệu chứng thường thấy của cảm cúm.

Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu bạn đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện của cảm cúm, người bệnh nên dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng. Để trị dứt bệnh, bạn nên hiểu rõ các vấn đề sau: triệu chứng về mũi (như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi), triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (đau mình mẩy), nặng hơn thì ho, có đờm… để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi, thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch nên những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy, hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn, ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau bình phục.

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và ăn trái cây là những thói quen có ích để phòng ngừa cảm cúm.

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và ăn trái cây là những thói quen có ích để phòng ngừa cảm cúm.

Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp với người khác. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp và thường xuyên rửa tay sạch trước khi bắt tay, tiếp xúc. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm trái cây có nhiều vitamine và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Phúc
Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y Khoa Hà Nội

30 phút tư vấn trực tuyến phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

suckhoe.vnexpress.net - Thứ tư, 22/7/2015 | 14:45 GMT+7
 
Bác sĩ Trần Viết Thắng ở Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tư vấn trên VnExpress.net về bệnh tiểu đường.

 

Xin hỏi bác sĩ, dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường là như thế nào?

ngô thanh hoa, 22 tuổi

 

Chào bạn, chào độc giả VnExpress.net,

Người bị đái tháo đường có thể có các triệu chứng như khát nước và uống nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân. Đôi khi bệnh nhân tiểu đường đến khám bác sĩ vì các triệu chứng như mờ mắt, vết loét lâu lành, tê tay chân, nhiễm nấm âm đạo...

Cần chú ý là đa số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi họ đến khám vì những biến chứng nặng nề của đái tháo đường như biến chứng mắt, thận, tim mạch, đoạn chi… Do đó, cần tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ ở những người có các yếu tố nguy cơ như:

- Người thừa cân, béo phì.

- Ít vận động thể lực.

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).

- Phụ nữ sinh con có cân nặng từ 4 kg trở lên hoặc bị đái tháo đường thai kỳ.

- Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Những người từ 45 tuổi trở lên không có các yếu tố nguy cơ trên cũng nên tầm soát bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau từ một đến 3 năm (có thể lặp lại sớm hơn tùy kết quả xét nghiệm và các yếu tố nguy cơ).

 

Tôi bị bệnh tiểu đường 13 năm, đang dùng thuốc liều cao điều trị. Đường huyết dao động từ 8 đến 9 mmol/L. Cơ thể vẫn thấy bình thừờng. Xin hỏi bác sĩ với mức đường huyết như thế có gây biến chứng không? Tôi thử máu định kỳ 3 tháng, kết quả chức năng gan,thận, mỡ máu đều tốt. Vừa rồi bác sĩ cho chích insulin 10 đơn vị mỗi ngày một lần, kèm theo uống thuốc. Như vậy có tốt không? Cám ơn bác sĩ.

Lý công Hiền, 53 tuổi

 

Mục tiêu điều trị đái tháo đường là kiểm soát đường huyết lúc đói từ 70 đến 130 mg/dL (3,8 đến 7,2 mmol/L), đường huyết 2 giờ sau ăn dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và HbA1c dưới 7%. Mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo từng người.

Như vậy nếu đường huyết đói của bạn từ 8 – 9 mmol/L là còn cao. Đường huyết cao lâu ngày sẽ dễ gây tổn thương, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Thông thường những bệnh nhân bị đái tháo đường lâu, từ 10 năm trở lên, có sự giảm tiết insulin nên việc điều trị insulin cũng là một biện pháp được lựa chọn. Tuy nhiên cần chú ý tác dụng phụ của thuốc là gây hạ đường huyết. Bạn cần chú ý chích insulin đúng theo hướng dẫn và không được bỏ bữa ăn.

 

Tôi đo chỉ số Hba1c là 6,2. Đi khám bác sĩ nói chưa cần uống thuốc. Như vậy có đúng không?

Nguyen thi ngoc, 56 tuổi, 34 đường 80 ngõ 69a hoang.f văn thái

 

Mục tiêu của điều trị đái tháo đường là kiểm soát đường huyết đói từ 70 đến 130 mg/dL, đường huyết 2 giờ sau ăn dưới 180 mg/dL và HbA1c dưới 7%. Mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Nếu như bạn chưa điều trị gì trước đó, đường huyết đói đạt mức mục tiêu thì không cần điều trị thuốc, chỉ cần thay đổi lối sống và theo dõi đường huyết định kỳ là được.

 

Làm sao điều trị dứt bệnh đái tháo đường?

Huynh Ba Bich Van, 35 tuổi

 

Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự gia tăng lượng đường trong máu do tuyến tụy sản xuất không đủ insuline hay có khiếm khuyết trong hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tình trạng tăng đường trong máu lâu ngày sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với các biện pháp dùng thuốc để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan.

Một số bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục mà chưa cần phải dùng thuốc hạ đường huyết. Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hẳn bệnh đái tháo đường. Do đó việc phòng ngừa bệnh có vai trò rất quan trọng bằng cách thay đổi lối sống: Có chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên.

 

Có thể trị dứt bệnh trong thời gian bao lâu?

Võ văn Thắng, 65 tuổi, 61/134 Lê Đức Thọ, F6,Gò Vấp TpHCM

 

Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa, hiện chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hẳn.

Một số bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường và điều trị một thời gian, cơ thể có thể kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục mà chưa cần phải dùng thuốc hạ đường huyết. Tình trạng này cũng gây ngộ nhận là đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Thực tế là bệnh mới chỉ được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục. Trong trường hợp ấy, dù không dùng thuốc hạ đường huyết, bệnh nhân vẫn cần đến khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra đường huyết thường xuyên và dùng thêm thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.

 

Xin hỏi cách phòng ngừa bệnh tiểu đường?

hoang the hung, 1954 tuổi

 

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, cần có lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn hợp lý (tăng chất xơ, giảm bớt chất béo và bột đường). Bên cạnh đó cần luyện tập thể lực thường xuyên, kiểm soát cân nặng hợp lý, nếu có thói quen hút thuốc lá thì phải bỏ.

 

Tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ năm 2008. Hãy tư vấn giúp tôi cách ăn uống và các chế độ sinh hoạt của người bệnh tiểu đường.

nguyen van chuan, 52 tuổi, 36/23 Tổ 1 pk6, Tam hiệp, Bh, Đồng nai

 

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có thể khác nhau tùy mỗi người do sở thích, thói quen, tập quán ăn uống. Bạn cần nắm một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng như sau:

- Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Điều này rất quan trọng trong việc đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.

- Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.

- Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 g một ngày, không quá 60% tổng năng lượng.

- Chất đạm (protein): 1 g/kg cân nặng một ngày.

- Ăn cá ít nhất 3 lần một tuần.

- Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.

- Không nên uống quá một lon bia một ngày.

- Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn.

Về vận động: Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.

Chú ý, không nên luyện tập thể dục quá sức khi đường huyết chưa ổn định. Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập nhằm tránh bị biến chứng nguy hiểm khi vận động.

 

Em bị tiểu đường tuýp 1, phát hiện 2 năm nay rồi, đang chích insulin. Chỉ số đường huyết của em không ổn định. Xin hỏi bác sĩ, giờ em chuyển qua uống thuốc viên có được không?

nguyen vu toan, 36 tuổi

 

Bệnh đái tháo đường thường được chia thành 2 loại: Đái tháo đường tuýp 1 (ít gặp hơn, chỉ chiếm 5-10%) và tuýp 2 chiếm đa số, khoảng 90-95%. Tuýp 1 thường gặp ở trẻ em hay thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do tuyến tụy sản xuất quá ít insulin, thường là do bệnh tự miễn.

Trong trường hợp của bạn nếu đúng là đái tháo đường tuýp 1 thì cần phải được chích insulin suốt đời, không chuyển sang thuốc viên được. Nếu ngưng chích, bạn có thể bị những biến chứng nguy hiểm như hôn mê nhiễm ceton axit. Đây là một biến chứng cấp tính của bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

 

Tôi bị tiểu đường 7 năm, tuýp 2. Xin hỏi cách điều trị?

Ngô Thị Kiểm, 74 tuổi, 15 Lê Duẩn- Q1- TP.HCM

 

Như đã đề cập ở trên, điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm: Các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với các biện pháp dùng thuốc để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ đường huyết (đường uống và đường tiêm dưới da) có cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau. Do đó việc dùng nhóm thuốc nào phải do bác sĩ quyết định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể. Không thể có công thức điều trị chung cho tất cả mọi người. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.

 

Hiện nay dùng loại thuốc nào trị bệnh tiểu đường đường tuýp 2 là tốt nhất?

le quang, 63 tuổi

 

Đái tháo đường tuýp 2 có cơ chế gây bệnh phức tạp, do nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng đường huyết. Hiện nay Cơ quản Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận 11 nhóm thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Trong đó nhóm thuốc metformin thường được dùng để khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 mới chẩn đoán.

Các nhóm thuốc có cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau nên việc dùng loại phải do bác sĩ quyết định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể. Do đó tôi không thể tư vấn cho bạn loại thuốc nào là tốt nhất được.

 

Tôi phát hiện bệnh tiểu đường cách đây một năm, chỉ số 9,5. Uống thuốc một tháng còn 7,3. Từ đó đến nay uống đều đặn, đo chỉ số còn 5,3, với chế độ ăn của người bình thường. Vậy tôi không uống thuốc nữa có được không?

lêthanhcanh, 54 tuổi

 

Tôi cần biết thêm ngoài chỉ số đường huyết đói như bạn mô tả, mức HbA1c (còn gọi là mức đường trong máu) trung bình 3 tháng trước của bạn là bao nhiêu, bạn đang được điều trị với thuốc viên hạ đường huyết loại nào và có tác dụng phụ gì gây khó chịu cho bạn không?

Việc quyết định nên tiếp tục dùng thuốc hay ngưng phải do bác sĩ điều trị quyết định. Như đã đề cập ở trên, có một số bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường và điều trị một thời gian, cơ thể có thể kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục và không cần phải dùng thuốc. Dù vậy, ngay cả trong trường hợp ngưng thuốc, bạn cũng cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi đường huyết thường xuyên và dùng thuốc thích hợp khi cần.

Đã hết thời gian tư vấn trực tuyến. Những câu hỏi còn lại của bạn đọc, tôi sẽ tiếp tục trả lời trên suckhoe.vnexpress.net, mời các bạn tiếp tục theo dõi. Xin cảm ơn và xin chào.

Sức Khỏe