Trang

Tôi có thể chìm sâu vào giấc ngủ chỉ trong 1 phút nhờ bí quyết này

khoekhoe.net - 26/11/2015
Bạn hay căng thẳng tại nơi làm việc hay đêm trằn trọc mãi không ngủ được? Kỹ thuật thở 4-7-8 của tiến sĩ người Mỹ Andrew Weil có thể giúp bạn.

Tiến sĩ Andrew Weil từng được đào tạo tại trường Harvard, hiện sống tại Tucson, Arizona, Mỹ. Ông đưa ra hướng dẫn kỹ thuật mới được gọi là "thở thư giãn", thực hiện hai lần một ngày, có thể giảm căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ.

Kỹ thuật này là một phương thuốc giảm căng thẳng tự nhiên cho hệ thần kinh, nó mô phỏng phương pháp thở của yoga và thiền, giúp cơ thể thư giãn.

Theo kênh YouTube của tiến sĩ Weil: "Bài tập thở theo nhịp 4-7-8 cực kỳ đơn giản, không tốn thời gian, không yêu cầu dụng cụ gì và có thể thực hiện ở bất cứ đâu".

tap tho 1

Tiến sĩ Andrew Weil hướng dẫn về kỹ thuật thở 4-7-8. Ảnh: YouTube.

Tiến sĩ Weil khuyên bạn làm theo những hướng dẫn dưới đây hai ngày một lần, trong 6-8 tuần, cho đến khi bạn hoàn toàn thành thục kỹ thuật này:

– Bước 1: Ngồi thẳng lưng, thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành tiếng gió.

– Bước 2: Khép miệng và nhẹ nhàng hít vào qua mũi, đếm nhẩm từ 1 đến 4.

– Bước 3: Giữ hơi thở lại và đếm từ 1 tới 7.

– Bước 4: Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành âm thanh như tiếng gió, đếm nhẩm từ 1 đến 8.

Cả quá trình từ bước 1 tới bước 4 là hoàn thành một lần thở. Sau khi thực hiện xong, bạn làm lại chu kỳ trên 3 lần cho tới khi thực hiện được 4 lần thở.

tap tho 2

"Nhớ rằng bạn luôn hít vào nhẹ nhàng qua mũi và thở ra thật rõ qua miệng. Đầu lưỡi của bạn cần đặt ở một vị trí (thường là ở chân răng hàm trên) suốt cả quá trình hít – thở", tiến sĩ Weil nhấn mạnh.

"Toàn bộ thời gian bạn dành cho mỗi bước không quan trọng, tỉ lệ 4:7:8 khi hít vào, thở ra hay nín thở mới cần lưu ý", ông nói thêm.

Phần quan trọng nhất trong quá trình này là giữ hơi thở trong 8 giây. Việc giữ hơi thở này cho phép oxy đầy phổi bạn và sau đó giúp tuần hoàn máu được hiệu quả khắp cơ thể. Sự gia tăng oxy này có thể mang lại tác dụng thư giãn.

Tập trung vào hơi thở có thể làm bạn quên đi những ý nghĩ căng thẳng và cho phép bạn hướng chú ý tới sự bình lặng.

Có những điểm tương đồng giữa kỹ thuật này với việc thực hành thiền chánh niệm và yoga – đó là đều sử dụng kỹ thuật thở để tập trung tâm trí.

Video hướng dẫn của vị Tiến Sĩ này.

https://youtu.be/YRPh_GaiL8s

Hồng Kỳ

Những lầm tưởng tai hại về bột sắn dây bạn cần phải biết

soha.vn - 29/05/2015 17:21

Theo nghiên cứu hiện đại, bột sắn dây có tác dụng khá phong phú như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...

Thời gian gần đây, người ta thường "rỉ tai" nhau: bột sắn dây hại dạ dày, gây sỏi thận hay uống chung mật ong với sắn dây có thể gây chết người?

Theo các chuyên gia, thành phần của bột sắn dây chủ yếu là tinh bột, không có quá nhiều chất kali, nên khả năng gây sạn thận là rất ít.

Bột sắn dây khi uống cùng với mật ong cũng không nguy hiểm như một số người nghĩ, bởi 2 thức này không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hơn nữa có nhiều lời khuyên còn dùng bột sắn dây để kết hợp chữa bệnh viêm loét dạ dày.

 - Ảnh 1

Cách uống tốt nhất cho sức khỏe

- Bất kể thứ gì cũng vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn, cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và không uống nhiều quá 1 ly/ngày.

- Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.

- Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng "sống", có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn.

Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

- Tốt nhất, kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín.

Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

 - Ảnh 2
Hoa bưởi sẽ là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.

Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất

Ở ta hiện nay có hai loại sắn dây: sắn dây ta và sắn dây tầu (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Sắn dây tầu cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không bằng sắn ta.

Hơn nữa, vì lợi nhuận, gian thương thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời.

Bởi vậy, khi mua người tiêu dùng cần thận trọng, tốt nhất là nên tự mình mua củ sắn dây tươi về tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh.

- Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi.

Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.

- Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

- Ngoài ra, khi đi mua bột sắn dây, bạn không nên mua loại bột đã được ướp hoa bưởi vì rất dễ bị mốc, hoặc do người làm giả ướp hoa bưởi lên để khư mùi ẩm mốc của bột sắn dây giả.

Vì vậy, bạn nên mua bột thật khô, thật giòn thì mới để được lâu.

theo Gia đình và xã hội
 
 
Thứ bảy, 16/06/2012 - 03:38

Uống bột sắn dây với mật ong có gây đột tử?

(Dân trí) "Có cô con dâu bị người nhà kết tội giết" mẹ chồng vì bà bị đột tử ngay sau khi uống cốc sắn dây pha với mật ong của con dâu", Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Nga cho biết, cuối tuần vừa rồi chị về quê Hà Tây giỗ bố. Đi đến đâu mọi người cũng chia sẻ câu chuyện này, bởi nước sắn dây là món giải khát phổ biến ở vùng quê. "Nước sắn dây vốn mát, lành nhưng nếu pha với mật ong thì lại thành loại nước cực độc, có thể giết chết người", nhiều người quả quyết.

ThS Lương y Vũ Quốc Trung, nguyên Phó Giám đốc trung tâm khoa học công nghệ (Cục dự trữ quốc gia) khẳng định, uống nước sắn dây pha với mật ong gây đột tử chỉ là lời đồn đoán trong dân gian, còn tuyệt nhiên không có sự việc đó.
 
"Tôi thường xuyên uống nước sắn dây pha với mật ong, cả gia đình tôi cũng vậy, chẳng có điều gì bất thường xảy ra", ông Trung khẳng định.
 
 
Lương y Vũ Quốc Trung tự pha sắn dây với mật ong...
Lương y Vũ Quốc Trung tự pha sắn dây với mật ong...
 
Và uống để khẳng định dân gian nói sắn dây kết hợp mật ong tạo ra chất cực độc chỉ là lời đồn đoán.
Và uống để khẳng định dân gian nói sắn dây kết hợp mật ong tạo ra chất cực độc chỉ là lời đồn đoán.

"Thức ăn và thuốc đều có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống. Y học cổ truyền cho đó là sự tương phản và có đề ra những cấm kỵ nếu dùng chung có thể gây phản ứng có hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản này nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứ đừng nói gì đến chuyện chết người", lương y Trung nói.

Lương y giải thích: "Sắn dây được sản xuất theo công nghệ mài lọc qua nước, 100% bột sắn còn lại là tinh bột, khi ăn vào cơ thể chuyển hóa thành đường glucoza. Mật ong có thành phần hầu hết là đường glucoza + đường fructoza và một số vitamin, vi lượng + 1 số hoạt chất sinh học. Thực tế, mật ong là chất bổ dưỡng tốt, có tác dụng chữa bệnh về đường ruột và trong mật ong có chất kháng khuẩn vì vậy sử dụng là vô hại, chứ không thể có hại. Hơn nữa, mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với nhau cũng không gây ra phản ứng.
 
Theo ThS Trung kể cả trong trường hợp bột sắn dây được trộn hoặc được làm từ củ sắn (mì) hoặc bột dong thì công nghệ sản xuất sắn dây mài và ngâm lọc cũng loại bỏ hết độc tố trong sắn mì nên không thể gây phản ứng như đồn thổi. Đặc biệt, mật ong không có tính axit nên cũng không phân hủy chất xyanhydric trong đó ra chất độc hại được. Cũng có trường hợp mọi người cho rằng, sắn dây được trộn thạch cao - suflat canxi (CAS04) – thì khi vào cơ thể dưới tác động của axit clohydric (HCl) có trong dịch vị dạ dày thì thạch cao cũng tan ra chứ không kết tủa gây hại như một số người nói".

Trường hợp nếu có dị ứng với mật ong (rất hãn hữu) thì cũng gây mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, đau bụng, tiêu chảy… chứ không thể gây chết tắc tử như vậy được. Theo LY Trung, các trường hợp chết đột ngột như kể trên thường do tai biến mạch máu não hoặc bị tim mạch.

Bài vả ảnh: Tú Anh

Sốc trước thực phẩm nguy hiểm trong bữa cơm Việt

kienthuc.net.vn - Cập nhật lúc: 00:01 23/11/2015

Nếu không cẩn trọng với các thực phẩm trong chính bữa cơm gia đình Việt, mọi người có thể đối mặt với loạt chứng bệnh nguy hiểm không cứu vãn.

Clip nguy cơ ngộ độc từ bữa ăn gia đình:
Bữa cơm gia đình Việt có không ít "sát thủ" gây bệnh thầm lặng mà không phải ai cũng biết.
Có thể nói thịt lợn, thịt gà, thịt bò… từ lâu đã là món ăn chủ đạo chiếm tới 50% khối lượng thức ăn hàng tuần của mỗi gia đình. Từ trước tới giờ nhiều người đi chợ mua thịt nhưng không quan tâm lắm đến vấn đề thịt sạch cho đến khi bắt gặp khá nhiều bài viết về việc "thịt bẩn" đang được bày bán tràn lan ngoài chợ cũng như tác hại lâu dài của việc sử dụng thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng và tiêm thuốc kích nạc đối với sức khỏe.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn các loại thịt tăng trọng chính là sát thủ hàng ngày của sức khỏe con người. Trong chất tăng trọng có nhiều chất giống như nội tiết tố kích thích tăng trưởng. Khi con người ăn vào, cơ thể dần tích lũy hàng ngày làm rối loạn cân bằng nội tiết.
Soc truoc thuc pham nguy hiem trong bua com Viet
Ăn các loại thịt tăng trọng chính là sát thủ hàng ngày của sức khỏe con người. Ảnh minh họa.
Thực tế, khi ăn phải chất tăng trọng có chứa hàm lượng nội tiết tố sẽ làm cho việc điều tiết, điều chỉnh của trục mất cân bằng nếu nó tích tụ nhiều các chất Testosterone của nam giới. Khi ấy, cơ thể sẽ điều chỉnh giảm sản sinh hormone này đi.
Càng ngày các chất tăng trọng càng ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của các gia đình. Hầu như các xét nghiệm ở người trục trặc phòng the đều do rối loạn nội tiết.
Tôm cá bơm hóa chất, hàn the
Soc truoc thuc pham nguy hiem trong bua com Viet-Hinh-2
Các chất được bơm vào tôm thường là tạp chất dạng lỏng như bột rau câu, tinh bột. Ảnh minh họa.
Để tránh ăn những loại thịt tăng trọng, hiện nay nhiều bà nội trợ chuyển hướng sang ăn tôm cá. Song tôm cá hiện nay cũng được bơm hóa chất và thuốc kháng sinh.
Theo các chuyên gia cho biết, các chất được bơm vào tôm thường là tạp chất dạng lỏng như bột rau câu, tinh bột,…chúng khiến sản phẩm tiền ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Người ăn phải tôm chứa hóa chất sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, nguồn nước dùng để pha tạp chất để bơm vào tôm thường không phải nước sạch, chủ yếu là nước từ kênh, ruộng…Khi bơm dịch vào tôm, các vi khuẩn cũng được đưa vào cơ thể, người ăn phải dễ bị mắc bệnh.
Không chỉ có tôm bị bơm tạp chất, trên thị trường còn xuất hiện tôm ngâm giữ trong hàn the, ure… làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính.
Rau quả phun kích thích và thuốc trừ sâu
Rau quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình và nó đem lại nhiều vitamin và các dưỡng chất. Tuy nhiên nếu ăn phải các loại rau chứa chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật thì rất nguy hiểm.
Hiện nay trên thị trường đa phần rau quả đều được phun chất kích thích tăng trưởng và diệt sâu bọ, thậm chí là cả rau quả chính vụ thì cũng phun vì vậy người tiêu dùng nên cẩn thận khi mua lựa chọn mua.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, thuốc BVTV nếu có lượng tồn dư quá cao trong rau quả, rau nhiễm hóa chất là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc, có thể gây rối loạn thần kinh T.Ư, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Soc truoc thuc pham nguy hiem trong bua com Viet-Hinh-3
Rau quả đều được phun chất kích thích tăng trưởng và diệt sâu bọ, thậm chí là cả rau quả chính vụ thì cũng phun. Ảnh minh họa.
Bởi thế, bạn nên mua các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có chất lượng, hình thức đúng như đặc tính giống của nó. Nên mua rau phù hợp mùa, hạn chế ăn rau, củ trái mùa. Chọn rau tươi không dập nát, không có mùi lạ, và nên mua tại các cửa hàng rau an toàn, các cơ sở cung cấp rau theo hợp đồng hoặc các nơi bán rau cố định có cam kết bảo đảm an toàn; tại cửa hàng đã có kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau sạch an toàn.
Cũng theo khuyến cáo của Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP, khi chế biến tại gia đình, tất cả các loại rau cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu. Tuy nhiên phải thay nước nhiều lần tới khi sạch trước khi chế biến đế tránh rau nhiễm hóa chất. Ngay khi phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì phải bỏ ngay, không được dùng làm thức ăn nữa.
Theo Người đưa tin

"Bán cho khách, phải “giả vờ” chiên bằng dầu vàng..."

Kiều Oanh - Anh Thơ |

soha.vn - Thứ dầu đen kịt ấy ông Tài chỉ sử dụng khi chiên chim quay ở nhà, còn khi chiên chim ngoài chợ để bán trước mặt khách thì phải "giả vờ" chiên bằng dầu vàng...

"Khi khách hỏi thì cứ nói là dầu ăn vàng ươm"

Theo chân những người đi mua dầu ăn rẻ tiền về chế biến thực phẩm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm – Hà Nội), không ít các chủ tiệm ăn chuộng dầu đen hơn cả dầu vàng.

Những can dầu đen sì loại 5 lít, 10 lít không có tên, nhãn mác, xuất xứ được chủ quán thu mua về xếp ngay ngắn tại nhà.

Dầu đen chủ yếu được nhập từ các quán hàng ăn hay nhà hàng lớn, các chủ tiệm nhỏ lẻ tái sử dụng để chiên thức ăn, bán hàng vỉa hè.

Ông Tài, một chủ đầu mối cung cấp chim quay nổi tiếng tại chợ Ninh Hiệp chia sẻ, dầu đen mua về, mình chế biến ở nhà, còn "khi bày bán cho khách, phải "giả vờ" chiên bằng dầu vàng, có như vậy, khách mới tin tưởng".

Chảo dầu chiên đen ngòm tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội).

Chảo dầu chiên đen ngòm tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội).

Nơi "làm hàng" của gia đình ông Tài cũng khá kín đáo. Bên ngoài cửa ra vào dùng để cho thuê và bán quần áo, nhưng bên trong là "thế giới ngầm" của ông.

Nếu ai không quen biết thì không thể biết được nhà ông Tài là địa chỉ chuyên cung cấp các loại chim quay cho các quán.

Trong gian bếp của ông có tới gần chục can dầu đen loại 10 lít được xếp ngổn ngang. Vừa chỉ tay vào thứ dầu ăn "đặc biệt" mà lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy này, ông phân bua: "Mấy can này chưa ăn thua gì so với lượng chim chiên mà tôi làm hàng ngày".

Khi PV ngỏ ý muốn mua dầu đen về để chế biến, ông Tài lắc đầu: "Dầu đấy tôi không bán, bởi tôi cũng phải mua lại từ những người chuyên đi làm cỗ. Giá của mỗi can là 150.000 đồng/can 10 lít".

Vì là dầu đã qua tái chế nên ông Tài cho hay, ông chỉ tận dụng được 1 lần chiên ở nhà rồi bỏ đi. "Thường tôi dùng để chiên ở nhà chứ không ai mang ra ngoài chợ chiên trước mặt khách" – ông Tài rỉ tai.

Tại nhà chị Hải - một hộ buôn chim quay khác tại chợ Ninh Hiệp, khi chúng tôi vào hỏi thăm, gian bếp nhơ nhớp, cáu bẩn của gia đình chị vẫn còn nguyên những chảo dầu đen đặc quánh, được úp mâm lại để ngày hôm sau dùng tiếp.


Chiếc chảo đen kịt vẫn được đậy kín lại để sử dụng tiếp vào ngày hôm sau.

Chiếc chảo đen kịt vẫn được đậy kín lại để sử dụng tiếp vào ngày hôm sau.


Những can dầu đen được các hộ buôn mua về với giá 15.000 đồng/lít, rẻ hơn nhiều so với dầu bình thường.

Những can dầu đen được các hộ buôn mua về với giá 15.000 đồng/lít, rẻ hơn nhiều so với dầu bình thường.

Chị bật mí, sau khi chiên đi, chiên lại nhiều lần, nếu dầu ăn không sử dụng được nữa thì ta gạn lọc, loại bỏ phần lắng đọng chất đen bên dưới, lấy phần bên trên rồi đổ vào các can 5 lít. Khi nào sử dụng, ta lại lấy ra để làm dầu chiên chim non cho khách.

"Khi khách hỏi thì cứ nói là dầu ăn vàng ươm có tên, thương hiệu cho khách biết… Còn màu đen của dầu, khách hàng sẽ tự mặc định từ lá mắc mật, gừng, xả khi chiên lên. Dầu vàng chuyển màu đen là chuyện quá bình thường thôi" – chị Hải buột miệng.

Chị này cũng bày cách để "giải quyết" hàng tồn kho. Đó là khi bày bán, dân buôn chỉ việc cho con chim quay mới xếp lên trên, con cũ xếp bên dưới. Nhưng lúc bán cho khách, ta lại lấy con dưới lên cho khách ăn, con mới ở trên thì để lại.

Cứ làm như vậy, con cũ để lâu mới có thể bán được!

Clip: Căn bếp bẩn tại hộ kinh doanh chim quay.

Giá dầu ăn "rẻ như nước lã"

Ngoài dầu đen được tái sử dụng, nhiều hộ kinh doanh đồ ăn, thức uống nhỏ lẻ còn dùng các loại dầu vàng giá "siêu rẻ" đang được bày bán ngập tràn trên thị trường.

Mở quán lẩu trên đường Phú Diễn đã gần chục năm nay, với lượng khách đông, chị Trần Thu Trang thường xuyên phải nhập dầu ăn giá rẻ về để chế biến.

Chị chủ quán này tiết lộ, chị hay lấy những túi dầu ăn tự buộc túm trong túi bóng trắng, không rõ xuất xứ, nhãn mác tại cửa hàng đồ khô của bà H. tại chợ đầu mối Cầu Diễn.

Hoặc gần đây, khi thị trường ra loại dầu ăn mới được bọc trong thùng giấy carton, bên trong có van mở giống như các hộp rượu vang, chị chuyển sang mua loại dầu này với giá buôn 17.000 đồng/lít, tương đương can 10 lít sẽ có giá 170.000 đồng.

"Làm hàng thì lấy mấy loại giá rẻ đó thôi, chứ cứ mua những hãng có thương hiệu thì làm gì có lãi.

Nếu sợ khách hàng nhìn thấy, nghi ngại không dám ăn thì khi mua dầu túi về, các hộ kinh doanh nên đổ dầu rẻ vào vỏ chai dầu ăn "xịn" mà gia đình đã dùng hết. Làm như vậy đảm bảo người ngoài khó ai có thể phân biệt được", chị Trang nói nhỏ.

Dầu ăn giá rẻ được buộc vào túi nilon bán lẻ hoặc bọc trong thùng carton bán buôn.

Dầu ăn giá rẻ được buộc vào túi nilon bán lẻ hoặc bọc trong thùng carton bán buôn.

Theo khảo sát của PV, tại chợ Đồng Xuân, Đồng Xa hay nhiều chợ buôn bán lớn tại Hà Nội, những can dầu loại 5 lít, 10 lít, 20 lít được các quầy hàng khô, tạp hóa bày bán rất nhiều, bên ngoài còn nguyên nhãn mác của các thương hiệu lớn.

Tuy nhiên, về giá cả, chúng lại rẻ gấp đôi so với loại dầu ăn bình thường mà các gia đình thường mua về sử dụng tại nhà. Điển hình, loại 10 lít tại các chợ có giá bán 200.000 đồng, loại 20 lít giá 345.000 đồng.

Khi chúng tôi lân la dò hỏi "loại dầu này có chuẩn không?", anh Huy, chủ một quầy hàng ở chợ Đồng Xa thành thật: "200.000 đồng được 10 lít lấy đâu ra mà chuẩn, tính ra 20.000 đồng/lít dầu ăn, rẻ như nước lã. Một chai nước uống Lavie đã có giá 5.000 đồng nửa lít rồi".

Tuy vậy, anh khuyên: "Làm hàng thì người ta lấy loại này dùng thôi, còn nếu mình ăn phải lấy loại uy tín một chút.

Đây là loại dầu kém chất lượng, chắc pha tạp nhiều, không được tinh luyện nên mới có giá ấy. Bán cho nhà hàng chứ chẳng bán được cho dân mình ăn".

Anh Huy luôn miệng nhắn nhủ: "Dầu ăn này chỉ nhà hàng dùng thôi, vì họ chiên đi, chiên lại nhiều và chạy theo lợi nhuận, còn người nhà ăn thì không nên".

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, người tiêu dùng nên tránh những thực phẩm bẩn, có mùi ôi thiu, những thực phẩm rán đi, rán lại trong những chảo dầu đen.

Bởi lẽ, dầu mỡ sử dụng nhiều lần sẽ sinh ra các chất béo trans fat, nếu tiêu thụ nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư, mỡ máu cao. Ngoài ra, những thực phẩm nhuộm màu bắt mắt cũng không nên ăn.

"Nếu ăn phải thường xuyên thực phẩm bị ô nhiễm hóa học, ở mức độ cao, hay các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và tăng nguy cơ ung thư như gan, đường tiêu hóa" – bà Lâm cho biết.

Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ NTD VN
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Luật An toàn thực phẩm đã quy định rất rõ, trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, vì vậy, mong các Bộ chỉ đạo cơ quan chức năng của mình làm tốt công tác thực thi, như kiểm tra tận gốc nơi sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông trong suốt quá trình thực phẩm từ "trang trại đến bàn ăn".
 

Năm 2014, đội quản lý thị trường Tp.HCM đã "đột kích" vào một cơ sở chuyên thu gom mỡ thối về sản xuất dầu ăn bẩn với số lượng lớn.

Mỡ và da heo thối gom về được bỏ vào hai nồi lớn nấu trong vòng 4 tiếng, sau đó cho vào hai khuôn sắt ép trong vòng 1 tiếng để cho ra dầu thành phẩm.

Mỗi ngày, lò này sản xuất được khoảng 400kg mỡ, da heo, cho ra thành phẩm là 4 can dầu loại 25 lít, giá bán 25.000 đồng/lít.

 
theo Trí Thức Trẻ

Tác hại khôn lường từ thói quen khi dùng giấy vệ sinh

soha.vn - Thanh Thu | 03/11/2015 04:00

Dưới đây là những mối nguy hại khôn lường từ thói quen dùng giấy vệ sinh mà nhà nào cũng cần biết để phòng tránh.


Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh.

Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh.

Dùng thay cho giấy ăn

Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người.

Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại.

Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe ; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Mặt khác, theo BS Nguyễn Xuân Mai-nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) - cho biết: Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.

Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli...

Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.

Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng.

Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu

Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ.

Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa .

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường.

Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi.

Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.

Được biết hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy vệ sinh, thường thì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra và chúng ta chưa hề biết trong các loại giấy vệ sinh hiện nay trên thị trường được sản xuất tràn lan trong đó có rất nhiều tạp chất từ phế liệu, chưa nói đến việc sử dụng hóa chất để xử lý.

Do đó, để đảm bảo an toàn người dùng nên có sự cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

theo Khỏe & Đẹp

 

Sai lầm "chết người" của chị em khi dùng giấy vệ sinh

soha.vn - Mạc Nhiên | 18/04/2015 20:27

Sai lầm

Thói quen dùng giấy vệ sinh có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Chất lượng không tốt của giấy vệ sinh và thói quen sử dụng không đúng cách dễ trở thành tác nhân gây nên viêm nhiễm.

Dưới đây là những thói quen xấu khi dùng giấy vệ sinh gây hại cho sức khỏe của phụ nữ.

Sử dụng giấy không hợp vệ sinh

Dùng giấy không hợp vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Giấy vệ sinh được tái chế kém chất lượng dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa.

Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng dễ gây viễm nhiễm. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, trưởng phòng khám sản phụ khoa của Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) cảnh báo trên tờ Tri thức trực tuyến:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl.

Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.

Tích trữ giấy trong túi để dùng dần

Tờ Sức khỏe và Đời sống cho biết, một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy.

Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại - là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.

Dùng không đúng cách

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, thói quen dùng giấy lau không đúng khiến cho bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ có xu hướng tăng cao.

Vi khuẩn từ giấy vệ sinh sang lưu trú ở vùng âm đạo, khi hệ vi khuẩn ở vùng âm đạo bị phá vỡ, chúng có thể gây chứng viêm âm đạo.

Dùng giấy vệ sinh không đúng cách dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn các loại giấy vệ sinh cao cấp hoặc giấy ăn mỗi lần đi vệ sinh.

Bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.

theo Đời sống & Pháp Luật

 

 

Hiểm họa khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

soha.vn - 27/03/2015 09:55

Hiểm họa khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

Hiện nay, một số quán ăn vẫn dùng các giấy cuộn vệ sinh làm giấy ăn cho thực khách. Ngay cả nhiều gia đình cũng dùng giấy vệ sinh để lau miệng vì rẻ.

Giấy vệ sinh hay còn gọi là giấy cuộn vốn được sản xuất để dùng trong các toilet.

Thế nhưng hiện nay, phần lớn các quán ăn đều sử dụng chúng cho thực khách chùi miệng, lau đũa... vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau.

Theo một chuyên gia của Công ty TNHH một thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ…

Còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ....

Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

Về tác hại của loại giấy vệ sinh kém chất lượng, theo BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại.

Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.

Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli...

Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.

Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau.

Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng...

Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại.

Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.

Đối với hai loại giấy ăn và giấy vệ sinh, mọi người có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách.

Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn...

theo Giadinh.net

 

Tai hại khôn lường từ thói quen ngoáy mũi cần loại bỏ ngay

http://m.soha.vn/song-khoe/tai-hai-khon-luong-tu-thoi-quen-ngoay-mui-can-loai-bo-ngay-20150919093313231.htm
Tai hại khôn lường từ thói quen ngoáy mũi cần loại bỏ ngay
Sống khỏe | Thanh Thu - 09:48 ngày 19/09/2015

Ngoáy mũi là tật xấu mà ai cũng từng mắc phải ít nhất 1 lần. Nhiều người còn xem nó như một cách để… vệ sinh mũi. Tuy nhiên, cách vệ sinh tưởng chừng như an toàn và hiệu quả này lại có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng đấy nhé.

Đưa vi khuẩn vào cơ thể

Nếu có virus, nấm hoặc vi khuẩn trên ngón tay thì khi bạn ngoáy mũi, các tác nhân gây bệnh trên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn.

Gây bệnh viêm nang lông

Hành động ngoáy mũi có thể dẫn đến tình trạng viêm nang lông ở mũi của bạn.

Gây nhiễm trùng não

Nếu mũi bạn đang có mụn nhọt mà vô tình bạn ngoáy mũi và làm vỡ mụn này, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể bạn gây hại lớn cho sức khỏe của mình. Bởi sự nhiễm trùng ở mũi có thể lây lan tới bộ não của bạn thông qua đường máu.

Nguyên nhân là do khu vực này chia sẻ chung nguồn cung cấp máu với não, do vậy mọi nhiễm trùng đây đều có nguy cơ lây lan đến não.

Khiến bệnh viêm xoang nặng hơn

Khi bạn bị cảm lạnh hay viêm xoang mà lại giữ thói quen ngoáy mũi thì rất có thể bạn sẽ khiến hai căn bệnh này có nguy cơ nặng hơn. Bởi vì bạn đã mời gọi hàng triệu vi khuẩn dưới móng tay, ngón tay của bạn vào mũi của mình.

Từ đây, chúng có thể du hành trong xoang mũi của bạn và sinh sôi nảy nở dẫn đến nhiễm trùng xoang mũi.

Những lưu ý khi chăm sóc mũi

– Trước khi vệ sinh mũi cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển dạng sương mù.

– Dùng khăn giấy dai và mềm để lau và lấy gỉ mũi (tránh dùng bông hoặc khăn bông vì có thể gây dị ứng).

– Giữ ấm mũi khi trời lạnh và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi.

– Khi mũi có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát, chảy máu… thì nhớ đến gặp bác sĩ ngay để có cách chữa trị an toàn nhé!

Theo Khỏe & Đẹp

Những điều nên tránh ở buồng vệ sinh

4 điều không nên làm khi đi vệ sinh

soha.vn - 15/01/2015 10:40

4 điều không nên làm khi đi vệ sinh

Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng như bình thường, nhưng chúng ta vẫn thường hay mắc phải những thói quen "chết người" khi thực hiện nhu cầu cá nhân này.

Dưới đây là 7 điều không nên làm khi đi vệ sinh mà bạn cần phải nhớ.

1. Đọc báo, xem điện thoại

Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen "ngồi lì" hàng giờ để đọc báo, xem điện thoại khi đi vệ sinh.

Thời gian ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến cho tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện.

Về lâu dài dẫn đến tình trạng táo bón, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư đường ruột.

Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, nếu đứng dậy quá nhanh dễ sinh hiện tượng choáng và té ngã.

4 điều không nên làm khi đi vệ sinh

2. Dùng quá sức khi đại tiện

Khi đi đại tiện, nếu dùng quá sức để "rặn" mạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, dùng quá sức khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử.

Vì khi đó, cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao oxy nhiều gây đau tim, nghẽn hoặc nghiêm trọng là mất nhịp tim, dẫn đến đột tử.

3. Đại tiện xong, đứng dậy quá nhanh

Người mắc bệnh tim mạch, não hay mạch máu nếu lập tức đứng dậy ngay sau khi ngồi bồn cầu lâu sẽ dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời, gây choáng, hoa mắt, té ngã.

Nguy cơ này càng dễ gặp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, người bị cao huyết áp khi dậy sớm thì huyết áp sẽ càng cao, nếu đi toilet ngay sau khi thức dậy thì nguy cơ gặp sự cố càng tăng.

Nếu được, hãy gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu để có điểm tựa khi cần thiết.

4. Tiểu tiện sau khi đã "nhịn" lâu

Nhịn quá lâu rồi đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh quá hưng phấn, nước tiểu trong bàng quang trong nháy mắt bị thải ra hết khiến cho huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại, dễ gây ra hiện tượng choáng váng.

Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi bạn ra vào hàng ngày, vì vậy, bạn cũng cần lưu ý môi trường trong nhà vệ sinh để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Nhiều người thích xịt nước thơm trong toilet để tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên trên thực tế, hợp chất hữu cơ trong dung dịch này nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Vì vậy, nếu muốn khử mùi toilet, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên như đặt vào lát chanh, vỏ cam, vỏ bưởi bên trên bồn chứa nước của bồn cầu; hoặc có thể thắp chút tinh dầu thiên nhiên nơi thấp nhất trong toilet để đạt mục đích khử mùi.

theo Afamily/TTVN

 

 

7 sai lầm bất ngờ khi đi vệ sinh gây hậu quả nghiêm trọng

soha.vn - Hiểu Thư | 25/01/2015 08:29

Nhu cầu cá nhân tưởng chừng đơn giản này lại có thể gây nguy hại nhất định đối với sức khỏe nếu bạn mắc phải những thói quen chết người.

Nhà vệ sinh là nơi hàng ngày chúng ta đều phải ghé qua. Nặc dù thời gian ở trong đó không dài, nhưng là nơi có tỷ lệ xảy ra đột tử và mắc các loại bệnh cao. Dưới đây là 7 điều không nên làm khi đi vệ sinh, theo trang cnys.com.

1. Đọc báo, nghịch điện thoại

Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này.

Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.

Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đưởng ruột.

Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.

Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy dễ bị choáng váng, ngã quỵ, đặc biệt là những người bị ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, người cao tuổi, khi đứng dậy càng dễ xảy ra sự cố.

2. Dùng quá sức khi đại tiện

Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử.

Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.

Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc.

Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.

3. Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn.

Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.

4. Tiểu tiện sau khi đã "nhịn" lâu

Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng.

Nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

5. Đặt đồ điện cỡ lớn trong nhà vệ sinh

Các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, máy sấy trong nhà vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Máy giặt thấm nước, bình nóng lạnh bằng điện đã cũ có thể gây hở, giật điện, bình nóng lạnh bằng khí đốt thì dễ gây trúng độc carbon monoxide.

Vì vậy tốt nhất không nên đặt đồ điện trong phòng vệ sinh.

6. Sàn nhà trơn ướt

Nhà vệ sinh là nơi ướt và trơn nhất trong nhà, nước đọng lại sau khi tắm giặt khiến ta không chú ý chút là có thể trượt ngã. Vì thế, trong nhà vệ sinh phải bảo đảm khô ráo, có thể đi dép có đế chống trơn trượt.

7. Sử dụng nước xịt thơm khử mùi

Nhiều người thích xịt nước thơm cho không khí trong toilet dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thực tế, thứ dung dịch này nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Vì vậy, nếu muốn khử mùi nhà vệ sinh, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên như đặt vào lát chanh, vỏ cam, vỏ bưởi bên trên bồn chứa nước.

theo Zing