Trang

Lương y Nguyễn Hữu Khai "mách" cách cấp cứu người đột quỵ

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Lương y Nguyễn Hữu Khai

Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, nên trồng ít nhất một chậu ngải cứu ngay tại nhà.

Người mắc đột quỵ chỉ có cơ hội sống và thoát khỏi di chứng nặng nề của căn bệnh này nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Hãy xem bài thuốc của lương y Nguyễn Hữu Khai.

1. Thực trạng báo động về căn bệnh đột quỵ

Đột quỵ phần lớn là do tai biến mạch máu não. Đó là sự tổn thương của một phần não bộ do việc cung cấp máu lên phần não đó đột ngột bị ngưng trệ.

Nguyên nhân của căn bệnh đột quỵ có thể do tắc mạch máu não (hay còn gọi là nhồi máu) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não.

Nguyên nhân thứ 2 là do vỡ mạch làm chảy máu não khiến cho máu trong lòng mạch thoát ra ngoài tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.

Thông thường, bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, não không được cung cấp máu và oxy sẽ ngưng hoạt động.

Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết khiến cho người bệnh bị liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong.

Theo các nhà khoa học, đột quỵ là căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch.

Trong số những người bị đột quỵ may mắn sống sót, chỉ có 50% số bệnh nhân có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại phải chịu những di chứng vô cùng nặng nề mà căn bệnh này để lại.

Tại Việt Nam, đến nay con số các bệnh nhân bị đột quỵ lên đến 200.000 trường hợp (theo con số thống kê của ngành y tế). 20% trong số đó tử vong, 80% trường hợp còn lại sống chung với các di chứng nặng.

Một thực trạng rất đáng báo động là độ tuổi bị đột quỵ tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây độ tuổi có nguy cơ cao là nhóm tuổi 50 - 60 thì ngày nay, độ tuổi này đã lùi xuống chỉ còn từ 40 - 45 tuổi.

Những con số trên đây cho thấy một thực trạng rất đáng báo động về nguy cơ mà căn bệnh đột quỵ gây ra cho con người.

2. Bài thuốc xử lý người bị đột quỵ được lương y Nguyễn Hữu Khai chia sẻ

Khi gặp người bị đột quỵ, không phải ai cũng có kinh nghiệm cấp cứu đúng cách cho bệnh nhân. Nếu không được kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ bị cướp đi thời gian vàng để sống sót, hoặc chí ít sẽ bị những di chứng nặng nề về sức khỏe.

Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, nguyên TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long, căn bệnh đột quỵ thường hay xảy ra lúc nửa đêm khi người bệnh tỉnh giấc đi tiểu bị choáng ngã rồi đột quỵ

Trong trường hợp này, người bệnh cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu để sau 3 - 4 giờ sẽ rất khó hồi phục.

Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, trong tình huống này đương nhiên phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhưng nếu vì lý do nào đó như nhà quá xa cơ sở y tế thì có thể tiến hành cấp cứu tại nhà trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo cách như sau:

- Lấy ngay một nắm lá ngải tươi giã nhuyễn, cho nước đồng tiểu (nước tiểu của trẻ em) vào bóp đều rồi vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

- Cứ sau 2 - 3 giờ uống 1 lần, thường chỉ sau lần uống thứ 3 là bên chân tay bị liệt có thể cử động được. Sau đó vẫn cho uống tiếp ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối. Uống 5 - 7 ngày.

- Để an toàn cho người bệnh thì sau khi chân tay cử động được rồi vẫn nên đưa tới bệnh viện.

Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, mỗi nhà nên trồng một luống ngải cứu, ở thành phố có thể trồng trong chậu cảnh bởi ngải cứu rất cần để sử dụng trong nhiều tình huống cấp cứu cho sức khỏe.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

Dấu hiệu nhận ra người sắp bị đột quỵ

soha.vn - Thái Phong (T.H) |

Dấu hiệu nhận ra người sắp bị đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.

Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.

Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

2. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

- Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.

- Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

- Kiểm soát cholesterol trong máu.

- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

- Ổn định trọng lượng cơ thể.

- Thực hiện đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

theo Trí Thức Trẻ

 

Sơ cứu đúng cách khi người bệnh bị đột quỵ

soha.vn - Phương Thúy |

Sơ cứu đúng cách khi người bệnh bị đột quỵ

Nếu không sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời bệnh nhân đột quỵ sẽ dễ bị những di chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong.

Hàng năm tại Việt Nam, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não khiến 200.000 trường hợp mắc mới, trong đó gần 11.000 người chết và nhiều người bị dị tật.

Ngay khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn đột quỵ xuất hiện anh Nguyễn Văn Phụng, 41 tuổi, trú tại quận 7, TP.HCM, đã được vợ sơ cứu và gia đình đưa tới bệnh viện.

Tuy nhiên, do sơ cứu không đúng cách, kết hợp với nguyên nhân khách quan đã khiến anh nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng.

Chị Võ Thị Lã, vợ bệnh nhân Nguyễn Văn Phụng cho biết: "Lúc mới thay đồ thấy miệng của chồng tôi méo đi, tôi mới biết chồng tôi có triệu chứng đột quỵ và gọi người nhà đưa tới bệnh viện ngay, tuy nhiên do tắc đường gần 2 giờ nên khi tới bệnh viện bác sĩ cho biết đã hơi chậm".

Người nhà bệnh nhân cần lưu ý những triệu chứng nhận biết bệnh đột quỵ để có thể sơ cứu kịp thời. (Ảnh minh họa)

Theo thống kê, số bênh nhân đột quỵ đang gia tăng trong những năm gần đây. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Vì vậy, mọi người cần được trang bị kiến thức cơ bản để nhận biết những dấu hiệu của đột quỵ:

-Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể).

-Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.

-Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

-Đột ngột nhức đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp vận động.

Ngay khi thấy có những dấu hiệu đó, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, bệnh viện 115 TP.HCM cho biết: "Khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, không nên sơ cứu gì mà ngay lập tức đưa tới bệnh viện.

Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Càng trì hoãn việc điều trị, các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm".

Thông thường, 3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân đột quỵ được xem là "thời gian vàng" do lúc này các dấu hiệu của bệnh vừa mới xuất hiện. Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi.

Vì vậy bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

TS. BS Nguyễn Huy Thắng cho biết thêm: "Khi thấy những triệu chứng của đột quỵ, người nhà bệnh nhân thường gặp nhiều sai lầm như: Thường nghĩ bệnh nhân bị trúng gió rồi vắt chanh cho bệnh nhân uống hay đưa tới phòng mạch tư mà không nghĩ đến việc đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.

Cũng theo BS Nguyễn Huy Thắng, sai lầm tiếp theo là người nhà cố hạ huyết áp cho bệnh nhân ngay trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

"Khi chưa biết đây là tình trạng thiếu máu não hay suất huyết não mà vẫn cố hạ huyết áp quá sớm vô tình chúng ta đã làm hại bệnh nhân, do lưu lượng máu sẽ giảm đột ngột và triệu chứng càng xấu đi.

Như vậy, chúng tôi khuyên người nhà bệnh nhân chỉ cần cố gắng giữ thông thoáng cho bệnh nhân, để bệnh nhân thở và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt", BS Thắng cho biết thêm.

Như vậy, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải:

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải:

- Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, không đặt người bệnh lên đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu.

- Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

theo VTV

Tất cả thông tin đầy đủ nhất về ung thư đại trực tràng

soha.vn - Phan Lê Vũ |

Tất cả thông tin đầy đủ nhất về ung thư đại trực tràng
 
Ung thư đại trực tràng đang là nỗi ám ảnh với không ít người, sau sự ra đi của nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập.

* LTS: Nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã qua đời ở tuổi 41 vì căn bệnh ung thư đại trực tràng. Sự ra đi của anh như một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ tới xã hội về "vấn nạn" ung thư đang rình rập khắp nơi, với bất kỳ ai.

Nguy cơ đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng đặc biệt trong đó là tình trạng thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước, không khí, và lối sống.

Trong bài dữ liệu bệnh bên dưới, chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả thông tin đầy đủ nhất về ung thư đại trực tràng, dựa trên nhiều tài liệu của Mỹ, Việt Nam... Nếu thấy có ích, quý độc giả hãy chia sẻ cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè để phòng chống...

Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư phát triển ở thành trong đại tràng và trực tràng (còn gọi là ruột già). Vì ung thư đại tràng và ung thư trực tràng tương tự nhau, chúng được gọi chung là ung thư đại trực tràng (hay ung thư ruột già).

Một bệnh ung thư đại trực tràng có thể là lành tính hay ác tính. Lành tính có nghĩa là khối u sẽ không lây lan, trong khi một khối u ác tính gồm các tế bào có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

http://nb3.vcmedia.vn/dev112/0/033/468/0033468131.mp4?name=sohanews/n8b1-g0q1gvwxrrs-ptckfopewlimf/2016/03/23/ung-thu-dai-truc-trang-nhung-dieu-thiet-yeu-nhat-1458708190514-d7fc5_360p.mp4

PHỔ BIẾN THỨ 2 TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM NGÀY CÀNG GIA TĂNG

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói rằng ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi.

Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu ca tử vong do ung thư đại trực tràng.

Hiệp hội Ung thư Mỹ thấy rằng khoảng 1/20 người ở Mỹ mắc bệnh ung thư đại trực tràng trong suốt cuộc đời của họ, với nguy cơ bị mắc ở nam cao hơn so với nữ.

Cũng theo CDC, trong năm 2012 đã có:

• 134.784 người ở Mỹ được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng, trong đó có 70.204 đàn ông và 64.580 phụ nữ

• 51.516 người ở Mỹ chết vì bệnh ung thư đại trực tràng, trong đó có 26.866 đàn ông và 24.650 phụ nữ.

Tại Việt Nam, theo Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân bệnh viện Bạch Mai, các thống kê cho thấy ung thư đại trực tràng là loại ung thư đứng hàng thứ 5 trong các ung thư đường tiêu hóa, và ngày càng tăng do vấn đề ăn uống (thói quen ăn uống không lành mạnh, thực phẩm nhiễm hóa chất...)

Trung bình cứ 100.000 người thì 13 trường hợp mắc bệnh này, trong đó nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.

Các nghiên cứu tại Bệnh viên K cho thấy, bệnh thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng gần đây bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với nhiều trường hợp mắc ung thư đại trực tràng ở độ tuổi 18-20, cá biệt là trường hợp mới có 12 tuổi.

Có những thanh niên đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên phải mang hậu môn nhân tạo suốt quãng đời còn lại.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Mặc dù đến nay chưa có kết luận nguyên nhân chính xác gây nên ung thư đại trực tràng, nhưng theo các nghiên cứu và các chuyên gia thì chính thói quen ăn uống không lành mạnh là 1 trong số các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Bởi đại tràng và trực tràng là nơi chứa đựng, bài tiết các chất thải tiêu hóa (phân), vậy nên khi chúng ta ăn uống không hợp lý và khoa học, các chất thải này sẽ không thải ra kịp thời mà tích tụ lại trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều bệnh và tăng nguy cơ mắc ung thư.

Trong cuốn sách Điều trị ung thư của bác học Golzen người Đức có đoạn nói rằng: "Ung thư là sự trả thù của tự nhiên, bởi con người sử dụng thức ăn sai lầm.

Trong 10.000 trường hợp ung thư thì 9.999 trường hợp là do sự đầu độc từ phân của chính mình. Chỉ có 1 trường hợp là do sự biến đổi mà thoái hóa mà thôi".

Phân tích của Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Bảo Long Đường thì: Đối với thói quen ăn đồ ăn thường ép và tinh lọc (có những người mỗi bữa ăn chỉ vài lát thịt, một lát bánh mì với bơ sữa) thì sau mỗi bữa như thế thì gần như không tạo thành phân mà chỉ tồn tại một lớp váng phân bên trong đại tràng.

Những váng phân này bám vào vách đại tràng giống như người ta trát dần các lớp vữa lên tường. Cứ như thế một thời gian dài các cục phân bám ở vách đại tràng ngày một to lên.

Tới tuối 40 trở đi, nhiều người bên trong đại tràng có những cục phân to như hạt nhãn, rắn như đá, bám vào vách đại tràng làm đại tràng rúm lại, gây cản trở lưu thông tiêu hóa.

Đối với thói quen ăn đồ ăn ít chất xơ (rau, củ, quả) sẽ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, chất xơ cho những vi khuẩn có lợi trong trực tràng (các vi khuẩn nay tạo ra nhiệt làm ấm đại tràng và toàn bộ khung bụng bao gồm cả các dòng máu chảy qua), dẫn tới các vi khuẩn này chết dần đi

Ngoài ra, nhiều người có thói quen nhịn đại tiện hoặc táo bón không đại tiện hàng ngày được. Những độc tố ở phân sẽ thấm vào mạch máu rồi trở về gan, tạo thành các u cục trong gan làm cho mặt gan thô , làm giảm chức năng gan và gây nhiều bệnh khác.

Tổng Giám đốc Y dược Bảo Long
Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai
Muốn không bị ung thư, hãy biết cảm thương 2 mét đại tràng của chính mình! (Đọc bài viết rất hay này của Lương y Nguyễn Hữu Khai ở đây)

Bên cạnh thói quen ăn uống không lành mạnh, các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm bệnh nhân dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng như:

- Các polyp trực tràng: Các polyp mọc trên thành bên trong của đại tràng hoặc trực tràng và thường gặp ở người trên 50 tuổi. Hầu hết các polyp là lành tính (không phải ung thư), nhưng một số polyp (u tuyến) có thể trở thành ung thư.

- Viêm loét trực tràng hoặc bệnh Crohn: Một người đã bị một bệnh lý gây ra viêm trực tràng (như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn) trong nhiều năm sẽ có nguy cơ ung thư tăng cao.

- Tiền sử cá nhân từng bị ung thư: Một người đã bị ung thư trực tràng có thể phát triển ung thư trực tràng lần thứ hai. Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử ung thư buồng trứng, tử cung (nội mạc tử cung), hoặc ung thư vú có nguy cơ cao hơn một chút bị phát triển ung thư trực tràng.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư trực tràng: Nếu bạn có một tiền sử gia đình dương tính của bệnh ung thư trực tràng, bạn có nhiều khả năng hơn những người khác bị phát triển căn bệnh này, đặc biệt là nếu người thân của bạn đã bị ung thư khi còn trẻ.

Một số yếu tố sau cũng có thể dẫn tới ung thư trực tràng là:

• Là người lớn tuổi - tuổi càng cao nguy cơ mắc càng cao hơn. Hơn 90% số người mắc bệnh này được chẩn đoán sau tuổi 50 và lớn hơn.

• Một chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa và calo, ít chất xơ

• Uống nhiều rượu, nghiện rượu

• Những phụ nữ mắc ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung

• Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.

• Thừa cân / béo phì.

• Hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có liên quan đáng kể với tăng nguy cơ ung thư đại tràng và tử vong.

• Ít hoạt động thể chất, lười vận động

TRIỆU TRỨNG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Ung thư đại trực tràng có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào, từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại – trực tràng), sau đó xâm lấn ra phía ngoài qua các lớp khác của thành ruột.

Ung thư ở mỗi vị trí trên đại - trực tràng sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau, thông thường là có máu trong phân.

Trong đại đa số các trường hợp, ung thư đại trực tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm. Trên 95% các trường hợp ung thư đại trực tràng là loại ung thư tế bào tuyến, nó bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già.

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không rõ, nhiều khi người bệnh chỉ đau bụng nhẹ, cũng có khi bị trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.

Các triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là:

• Đi ngoài ra máu - nhất là ở những người ở độ tuổi 45 - 55

• Rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bị đi lỏng kiểu tiêu chảy.

Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn uống. Do vậy, có tới 85% bệnh nhân nhập viện đã bị ung thư đại trực tràng giai đoạn giữa hay đã bị di căn.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, muốn phát hiện sớm ung thư đại trực tràng cần thử phân, khi xuất hiện triệu chứng như có thay đổi thói quen đi vệ sinh, đau bụng dưới, mệt mỏi.

Do căn bệnh nguy hiểm này rất phổ biến, nên mọi người ở tuổi 45 - 55 đi kiểm tra xét nghiệm định kỳ, như thử phân, nội soi đại tràng

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 58% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn II và di căn khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Trên 85% số bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng bị di căn và tử vong do phát hiện chậm.

Do đó, khi thấy xuất hiện thường xuyên những triệu chứng sau nhất là ở tuổi trên 40, thì cần khẩn trương đi khám:

• Táo bón

• Tiêu chảy

• Cảm giác cần phải đi cầu không mất hẳn sau khi đã đi cầu

• Có máu trong phân

• Đau ở bụng, đầy hơi

• Đau dạ dày đều đều hoặc co rút từng cơn

• Nôn, buồn nôn

• Yếu sức và mệt mỏi

• Giảm cân không rõ nguyên nhân

CHUẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Nếu có bất cứ lý do nào để nghĩ là mình có thể bị ung thư, thì bạn cần có kết quả một vài thử nghiệm để kiểm lại cho chắc chắn, hoặc xem tình trạng ung thư có lan rộng hay không.

Các xét nghiệm kiểm tra giúp bác sĩ tìm thấy bướu thịt (các polyp) hoặc ung thư trước khi có các triệu chứng rõ ràng. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng sẽ làm tăng hiệu quả của việc điều trị.

Sau đây là một vài thử nghiệm có thể được thực hiện:

- Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): Đôi khi các ung thư hay các bướu thịt (polyp) gây chảy máu, và FOBT có thể phát hiện một lượng nhỏ máu trong phân.

Nếu xét nghiệm này cho thấy có máu, khi đó các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm nguồn gốc của máu. Các tình trạng lành tính (như bệnh trĩ), cũng có thể gây ra máu trong xét nghiệm này.

- Sự bơm thụt bari tương phản kép: Thủ pháp này liên quan đến việc làm đầy đại tràng và trực tràng với một chất lỏng màu trắng (bari) để nâng cao chất lượng các hình ảnh X-quang. Các bất thường (chẳng hạn như các bướu thịt – polyp) có thể được nhìn thấy rõ ràng.

- Soi trực tràng sigma: Bác sĩ kiểm tra trực tràng và phần dưới của đại tràng với một ống sáng (ống soi trực tràng sigma). Sự phát triển tiền ung thư và ung thư trực tràng và phần dưới của đại tràng có thể được tìm thấy và hoặc được lấy ra hoặc được sinh thiết.

- Nội soi đại trực tràng ảnh thực: Trong xét nghiệm này, thiết bị X-quang đặc biệt được sử dụng để đưa ra các hình ảnh của đại tràng và trực tràng. Một máy tính tập hợp những hình ảnh này thành các hình ảnh chi tiết mà nó có thể hiển thị các bướu thịt (polyp) và các bất thường khác

- Siêu âm: Các sóng siêu thanh được sử dụng để giúp dò tìm ung thư và để hiểu rõ tình trạng ung thư đã lan rộng hay chưa.

- Chụp cộng hưởng từ: Điều này cho phép tạo hình ảnh 3 chiều của ruột qua đó giúp bác sỹ chuẩn đoán tìm ra ung thư.

* Các giai đoạn của ung thư đại trực tràng

- Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại - trực tràng. Ung thư biểu mô tại chỗ là một tên khác cho ung thư đại - trực tràng giai đoạn đầu.

- Giai đoạn I: Khối u đã phát triển vào thành trong của đại - trực tràng. Khối u chưa phát triển vượt qua thành.

- Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành đại - trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.

- Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.

- Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, như gan hoặc phổi.

Tái phát: Đây là ung thư đã được điều trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian khi ung thư không thể được phát hiện. Bệnh có thể tái phát trở lại trong đại trực tràng, hoặc trong một bộ phận khác của cơ thể.

PHÒNG NGỪA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu như tất cả các bệnh ung thư đại trực tràng đều bắt đầu từ các khối polyp (tăng trưởng bất thường) ở đại tràng hoặc trực tràng.

Phát hiện sớm có thể tìm thấy các polyp để loại bỏ trước khi chúng trở thành ung thư. Bằng cách này, ung thư đại trực tràng là hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Sàng lọc cũng có thể tìm thấy ung thư đại trực tràng sớm, khi đó điều trị sẽ có hiệu quả nhất.

Nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra kết quả rất lạc quan rằng: có thể phòng ngừa ung thư bằng thực phẩm.

Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc WHO đưa ra lời khuyên để giảm tỷ lệ ung thư đại trực tràng là: Nên hạn chế tiêu thụ đạm động vật, giảm các chất béo nguồn gốc động vật, và gia tăng nguồn đạm từ thực vật, tăng lượng chất xơ từ trái cây và rau xanh.

Một nghiên cứu gần đây của Singapore cho thấy, nguyên nhân khiến nhiều người Hoa sống tại nước này hay bị ung thư đại trực tràng chính là chế độ ăn có nhiều thịt đỏ và ít rau xanh. Nguy cơ này đã giảm đáng kể khi tăng lượng thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng:

• Dầu ô liu: Trong dầu ô liu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Granada (Mỹ) còn phát hiện ra loại acid maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng nó có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng.

Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, acid maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của acid maslinic được công bố.

• Đậu nành và ngũ cốc họ đậu: Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu.

Ngoài dồi dào về chất xơ - có tác dụng kích thích nhu động ruột phòng ngừa ung thư đại tràng, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% chất glucose, 15 - 20% chất béo, 35 - 40% chất đạm và nhiều axít amin và sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm, là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.

• Cà rốt sống và rau sống: Theo một nghiên cứu mới đây tại Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.

Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này. Nghiên cứu trên cũng cho thấy, những người ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 - 3 lần mỗi tuần.

• Các sản phẩm làm từ bơ, sữa: Trong những sản phẩm này rất giầu chất béo thực vật và axit linoleic giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại - trực tràng hơn người dùng chất béo động vật.

Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, người có lượng axit linoleic cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng giảm tới trên 30% so với người có lượng axit này thấp. Đặc biệt, những người tiêu thụ nhiều pho-mai thì nguy cơ mắc bệnh rất thấp.

• Dứa: Trong dứa có chứa hai phần từ hợp chất CCZ và CCS có khả năng kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư, kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư đại tràng ung thư vú, phổi và ung thư da.

• Rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoong và trái cây như táo, lê, kiwi, mận, đào, nho, dâu tây, dưa hấu… ngoài việc cung cấp chất xơ, vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng, và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.

• Hành, tỏi: Chứa nhiều chất allicin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang xem xét vai trò của một số thuốc và thực phẩm bổ sung, bao gồm cả aspirin, canxi, vitamin D, và selen trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

 

* Tham khảo từ nhiều nguồn

theo Trí Thức Trẻ

 

Muốn không bị ung thư, phải biết cảm thương 2 mét đại tràng

BBT |

Muốn không bị ung thư, phải biết cảm thương 2 mét đại tràng

> Giao lưu trực tuyến: NGƯỜI VIỆT ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG CHẾT?
> Giao lưu trực tuyến: NGƯỜI VIỆT ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG CHẾT? (P2)

Ông nhấn mạnh: Muốn không bị ung thư, cần biết thương cảm 2 mét đại tràng mà quan tâm đến nó.

Dưới đây là phần trả lời của lương y Nguyễn Hữu Khai về những sai lầm trong ăn uống của con người dẫn đến việc tự đầu độc đại tràng của mình. Đó chính là căn nguyên của bệnh ung thư.

Ung thư có rất nhiều nguyên nhân gây nên, không có một cách tổng hợp nào để ngừa toàn bộ các nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách cơ bản để phòng ngừa những bệnh ung thư thường gặp.

Tôi xin trình bày một khía cạnh phòng ngừa như sau:

Ông bà ta vẫn dạy: "Bệnh từ miệng vào, vạ từ dạ ra". Nếu như chúng ta quan tâm đến việc ăn uống hợp lý và khoa học thì không chỉ ngừa được ung thư mà còn ngừa được hầu hết các bệnh.

Khi phẫu thuật 280 tử thi các nhà khoa học đã nhận thấy trong đó có 240 tử thi đại tràng bị biến dạng, bên vách trong đại tràng có bám rất nhiều các cục to, cứng như đá.

Cùng với những kiến thức đã nghiên cứu các nhà khoa học khẳng định rằng: "Chúng tôi có thể hoàn toàn tự tin mà công bố rằng hơn 90 % những căn bệnh hành hạ con người là do táo bón.

Bởi, những chất xỉ đáng lẽ phải thải ra kịp thời nhưng lại tích tụ trong cơ thể chúng ta".

Lương y Nguyễn Hữu Khai (người đứng ở bìa trái) cùng với các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến Người Việt ăn gì để không chết?
Lương y Nguyễn Hữu Khai (người đứng ở bìa trái) cùng với các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến "Người Việt ăn gì để không chết?"

Trong  cuốn sách Điều trị ung thư của bác học Golzen người Đức có đoạn nói rằng: "Ung thư là sự trả thù của tự nhiên, bởi con người sử dụng thức ăn sai lầm.

Trong 10.000 trường hợp ung thư thì 9.999 trường hợp là do sự đầu độc từ phân của chính mình. Chỉ có 1 trường hợp là do sự biến đổi mà thoái hóa mà thôi".

Chúng ta cần phải quan tâm đến bộ máy tiêu hóa của  chính mình. Đơn cử một phần trong đoạn cuổi của hệ thống tiêu hóa đó là đại tràng cũng có biết bao điều cần lưu ý.

Đại tràng của chúng ta dài khoảng 2m, được cấu trúc 4 lớp. Bên trong đại tràng có rất nhiều vi khuẩn, tổng số có khoảng hơn 500 loại vi khuẩn sống trong đại tràng. Trong đó, hầu hết là vi khuẩn có lợi.

Đại tràng có nhiệm vụ biến các chất xơ thành các loại axit amin, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Các loại vi khuẩn luôn sinh ra và chết đi trong đại tràng. Mỗi ngày có 17.000 tỷ con vi khuẩn được đẩy ra theo phân. Số lớn vi khuẩn có lợi luôn lấn át làm vi khuẩn gây bênh không phát triển và không gây bệnh được.

Việc sinh sôi phát triển của vi khuẩn tạo ra nhiệt làm ấm đại tràng và toàn bộ khung bụng. Đồng thời, làm ấm những dòng máu chảy qua khung bụng rồi đem đi sưởi ấm các nơi khác.

Người xưa coi đại tràng là một lò sưởi ấm cơ thể trong việc phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đại tràng cũng ức chế sự phát triển của các tế bào lạ (còn gọi là tế bào ung thư). Chỉ vậy thôi cũng đã thấy sự quan trọng của các loại vi khuẩn có lợi trong đại tràng.

Thế mà chúng ta thường không để ý tới nó, không chăm lo nuôi dưỡng nó mà nhiều khi còn thẳng tay tiêu diệt nó. Ví dụ: Khi bị viêm nhiễm trùng nhẹ có nhiều cách để chữa nhưng người ta thường dùng kháng sinh uống cho nhanh khỏi.

Thuốc kháng sinh khi vào đại tràng đã làm chết hầu hết các vi khẩn có lợi. Nhiều người dung kháng sinh dài ngày đã làm cho vi khuẩn có lợi chết hầu hết mà không hồi phục được. Cho nên cứ phải uống men tiêu hóa mới tiêu hóa được.

Vi khuẩn có lợi trong đại tràng mỗi ngày chỉ cần chúng ta cung cấp vài chục gram chất xơ để nó sinh sống và phát triển. Thế nhưng, nhiều người không cung cấp đủ cho nó.

Có những người còn có quan niệm rằng trong điều kiện đầy đủ, đồ ăn thường ép và tinh lọc cho nhẹ nhàng và bổ dưỡng. Có những người mỗi bữa ăn chỉ vài lát thịt, một lát bánh mì với bơ sữa.

Về dinh dưỡng có thể đủ nhưng sau mỗi bữa như thế thì gần như không tạo thành phân mà chỉ tồn tại một lớp váng phân bên trong đại tràng. Những váng phân này bám vào vách đại tràng giống như người ta trát dần các lớp vữa lên tường.

Cứ như thế một thời gian dài các cục phân bám ở vách đại tràng ngày một to lên. Tới tuối 40 trở đi, nhiều người bên trong đại tràng có những cục phân to như hạt nhãn, rắn như đá, bám vào vách đại tràng làm đại tràng rúm lại, gây cản trở lưu thông tiêu hóa.

Lương y Nguyễn Hữu Khai đang trả lời giao lưu trực tuyến.
Lương y Nguyễn Hữu Khai đang trả lời giao lưu trực tuyến.

Ngoài ra, do cách ăn uống như trên cũng không có chất xơ cung cấp cho vi khuẩn có lợi làm nó chết dần di.

Đồ ăn được đưa vào dạ dày sau 3 đến 4h thì đã được chuyển hết xuống ruột. Khi đồ ăn được chuyển vào đại tràng thì sự chuyển dịch rất chậm chạp, qua 2m đại trang phải mất từ 18h-21h. Sau đó, tạo thành phân đọng ở đoạn xích ma đại tràng.

Trong phân có rất nhiều độc tố tích từ đồ ăn nước uống với hàm lượng thấp cho nên chúng ta không bị ngộ độc. Những độc tố này được hệ thống tiêu hóa đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen nhịn đại tiện hoặc táo bón không đại tiện hàng ngày được. Những độc tố ở phân sẽ thấm vào mạch máu rồi trở về gan, tạo thành các u cục trong gan làm cho mặt gan thô , làm giảm chức năng gan và gây nhiều bệnh khác.

Đã đến lúc chúng ta cần phải cảm thương cho 2 mét đại tràng tội nghiệp mà quan tâm đến nó. Muốn cho khỏe mạnh phải ăn ngon, ngủ say và làn da mịn màng tươi trẻ và phòng ngừa ung thư thì tuyệt đối không để bị táo bón.

theo Trí Thức Trẻ

(Cách tập Đạt ma dịch cân kinh): Bài tập nâng cao nội lực giúp vị bác sĩ chiến thắng ung thư và "bí quyết" 4T kỳ diệu

Bài tập nâng cao nội lực giúp vị bác sĩ chiến thắng ung thư

Lệ Nam |

Bài tập nâng cao nội lực giúp vị bác sĩ chiến thắng ung thư

Là thầy thuốc cứu người nhưng chính PGS Đỗ Quốc Hùng cũng bị tử thần "gõ cửa". Bằng nghị lực phi thường và trí tuệ của một bác sĩ, ông đã chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối.

LTS: Phó giáo sư, Bác sĩ cao cấp Đỗ Quốc Hùng ung thư phổi giai đoạn cuối, tưởng như không còn thuốc chữa. Nhưng thật kỳ diệu là ông không bỏ cuộc, thực hiện chế độ thuốc thang và ăn uống hợp lý, tập đạt ma dịch cân kinh (vẩy tay)...

Và nay sau 5 năm, ông vẫn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chữa bệnh cho đời. Chúng ta hãy xem câu chuyện kỳ diệu của ông được đúc kết trong bút tích 4 chữ T, để cùng mách cho những ai cần đến nó...

Bình tĩnh, coi đó là u nhọt bình thường

PGS Đỗ Quốc Hùng - Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia dù đã thôi quản lý nhưng ông vẫn miệt mài làm việc chuyên môn tại Viện Tim mạch Quốc gia. Với ông, được sống, được làm việc, chữa bệnh cứu người là thấy cuộc đời của mình trọn vẹn.

Nhớ lại quãng thời gian bị bệnh, PGS Hùng cho biết năm 2012 sau Tết, ông ho kéo dài dến 3-4 tuần không đỡ.

Vì nghĩ ho chuyển mùa, ông chủ quan uống thuốc kháng sinh nhưng hơn tháng trời tình trạng ho vẫn thế. Ông nghĩ nên xem phổi thế nào, ông tự mình đi chụp tim phổi.

Sau khi chụp, các bác sĩ phát hiện ra khối u rốn phổi và khuyên PGS Hùng đi khám chuyên khoa hô hấp. Bác sĩ Hùng đã đi kiểm tra các xét nghiệm lâm sàng tất cả đều dương tính hết.

Lúc này, cả gia đình và bản thân ông đều có suy nghĩ ra nước ngoài điều trị hay ở Việt Nam. Đây là một quyết định rất khó khăn.

"Tôi nghĩ tôi cứ làm ở Việt Nam vì ở đây có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp hỗ trợ mình" – PGS Hùng nhớ. Ông đã quyết định ở Việt Nam chữa bệnh.

Lúc biết mình bị ung thư, PGS Đỗ Quốc Hùng không thấy lo lắng mà rất bình tĩnh. Nhưng người thân của ông thì khó có thể bình tâm.

Ông bảo mọi người trong nhà: "Đời người ai cũng có thể bệnh, sinh lão bệnh tử ai tránh được. Điều quan trọng là bình tĩnh phối hợp với các đồng nghiệp để chữa bệnh cho mình, lo lắng chẳng có ích gì".

Có lẽ với nền móng tinh thần ấy ngay từ đầu nên quá trình điều trị ung thư của PGS Đỗ Quốc Hùng đã thành công hơn mong đợi của cả đồng nghiệp đang chữa bệnh cho ông.


PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Ảnh: Lệ Nam)

PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Ảnh: Lệ Nam)

Giáo sư Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi tiếp nhận hồ sờ bệnh án của PGS Hùng bệnh ở giai đoạn muộn, ung thư phối tế bào nhỏ di căn từ trên xuống dưới từ xương.

Bất cứ bác sĩ nào vấp phải cũng rất lo nếu quyết định của mình không đúng thì điều gì sẽ xảy ra. Từ tháng 5/2012, bác sĩ Hùng bắt đầu được đưa vào điều trị hóa chất. Phác đồ điều trị đích được tính toán kỹ lưỡng, có tham khảo của đồng nghiệp ở Mỹ.

Tuy nhiên, sau hai đợt điều trị hóa chất, bệnh đã được đẩy lùi, các khối u trong phổi biến mất, sức khỏe của ông lại trở lại bình thường.

PGS Đỗ Quốc Hùng trong một buổi được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh: VTV.
PGS Đỗ Quốc Hùng trong một buổi được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh: VTV.

2 năm sau bệnh lại tái phát, các tế bào di căn vào xương di căn vào não. PGS Hùng lại điều trị cùng với các kỹ thuật tiến tiến nhất của y học cùng với gia đình sau 7, 8 tháng các tổn thương đã hoàn toàn biến mất trên chụp CT.

Điều này thực sự là một tin vui không chỉ với PGS Hùng mà với cả những đồng nghiệp của ông ở Bệnh viện Bạch Mai.

PGS Đỗ Quốc Hùng cho biết để chiến đấu với bệnh ung thư, đến nay ông đã đúc kết được lại kinh nghiệm cho mình đó là 4 chữ T: Tâm lý, Thuốc, Thức ăn và Thể dục thể thao.

PHó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
GS.TS Mai Trọng Khoa
GS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai gọi PGS Đỗ Quốc Hùng là một "bệnh nhân đặc biệt" bởi ý chí chiến đấu với ung thư, khả năng tự điều trị kỳ diệu, và cả những việc làm thiện nguyện từ tấm lòng nhân ái của ông.

Sau đây là bí quyết 4 chữ T của PGS Đỗ Quốc Hùng

4 chữ T kỳ diệu giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến đấu với bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)
4 chữ T kỳ diệu giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến đấu với bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)

Chữ T thứ nhất là tâm lý. PGS Hùng kể tâm lý là 50% điều kiện để ông có thể vượt qua bệnh tật. Điều đầu tiên là bình tĩnh, tin vào đồng nghiệp cùng đồng nghiệp chiến đấu bệnh tật.

Ngoài ra, PGS Hùng cho biết ông không bao giờ nghĩ đến đó là ung thư mà chỉ coi đó là một khối u lành bình thường.

Để quên đi bệnh ung thư, có lúc ông cực đoan đến mức không cho ai đến thăm mình. Ông bảo "người đến thăm rất quý nhưng hầu như ai cũng thế đến thăm là hỏi han bệnh tật thậm chí có người còn thương xót như thế khiến ông nghĩ đến bệnh nhiều hơn".

Để tâm lý thoải mái, PGS Hùng đã tìm đến phật pháp. Ông bảo mình tụng kinh thậm chí đọc thuộc cả quyển kinh, nghe các sư thầy giảng về phật pháp trên mạng. Lúc ấy, tâm lý của ông thoải mái không nghĩ gì về căn bệnh của mình.

Chữ T thứ hai đó là thuốc. PGS Hùng kể thuốc cực kỳ quan trọng và ông dung cả tây y và đông y. Ông tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y. Hoá chất, xạ trị, nhắm đích đều tiêu diệt ung thư nhanh gọn nhưng khiến con người ta suy kiệt vì tác dụng phụ.

Những lúc đó, PGS Hùng sử dụng kết hợp đông y như nấm ngọc linh ngâm mật ong, tam thất uống với mật ong… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó mà ông ăn khoẻ, ngủ được và đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.

Chữ T thứ ba đó là thức ăn: Ông ăn rất nhiều rau và hoa quả đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt.

Hoa quả thì ăn rất nhiều mãng cầu xiêm, quả bơ, cam, chanh. PGS Hùng cười "tôi ăn quả mãng cầu xiêm nhiều lắm. Tôi ăn nguyên hoặc xay sinh tố, ăn cùng với bơ…".

Thịt: ông chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt có màu đỏ. Và quan trọng nhất, PGS Hùng nhấn mạnh đó là nguồn gốc của sản phẩm phải rõ ràng.

Chữ T thứ 4 đó là thể dục thể thao: PGS Hùng cho biết ông tập thể dục từ khi còn điều trị hoá chất, nhưng đặc biệt là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh có tên phất thủ liệu pháp, một phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vẩy tay đơn giản, dễ nhớ.

Ông nhấn mạnh muốn phát huy hiệu quả bài tập này phải vẩy tay thật đúng cách và phải bền bỉ, đều đặn, khi tập phải để cơ thể và tâm trí thật sự thoải mái...

Nguyên Trưởng phòng C7, Viện Tim mạch
PGS Đỗ Quốc Hùng
"Cuộc đời rất là tươi đẹp, rất là đáng sống, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời là đau khổ, tuyệt vọng, không lối thoát. Người bệnh nếu có tinh thần tốt, phải nói là họ đã chiến thắng được 50% rồi".

Thông tin tham khảo về phương pháp vẩy tay Dịch cân kinh

Như đã nêu trên, liệu pháp điều trị của PGS Đỗ Quốc Hùng là sự kết hợp 4 chữ T, thiếu một thứ chưa chắc đã thành công.

Riêng về "chữ T thứ 4", đây là một liệu pháp mà sự áp dụng trong thực tế cũng như nhận định của nhiều chuyên gia đã cho thấy tác dụng kỳ diệu của nó.

Chúng tôi xin trích đăng lại thông tin cơ bản về phương pháp này để bạn đọc tiện theo dõi.

Ảnh hướng dẫn bài tập vẩy tay dịch cân kinh. Nguồn: Internet.
Ảnh hướng dẫn bài tập vẩy tay dịch cân kinh. Nguồn: Internet.

Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra.

Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập.

Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy.

Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.

Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ...

* Nguồn: Sức khỏe Đời sống/VnExpress

 

Một trong những clip hướng dẫn chuẩn bài tập khí công dưỡng sinh Đạt ma Dịch cân kinh phất thủ liệu pháp.

theo Trí Thức Trẻ

 

Bí quyết ăn uống của PGS tim mạch chiến thắng ung thư

soha.vn - Lệ Nam |

Bí quyết ăn uống của PGS tim mạch chiến thắng ung thư

Bị ung thư phổi ở giai đoạn muộn nhưng 4 năm qua, PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn sống khoẻ mạnh. Một trong những bí quyết của ông để chiến thắng ung thư là chế độ ăn uống khoa học.

LTS: PGS Bác sĩ Đỗ Quốc Hùng bị ung thư phổi giai đoạn cuối, tưởng như không còn thuốc chữa. Nhưng thật kỳ diệu, ông không bỏ cuộc, ông tuân thủ phác đồ điều trị theo "bí quyết 4 chữ T", và nay sau 5 năm vẫn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chữa bệnh cứu đời.

Trong bài viết này, ông chia sẻ chi tiết hơn về chế độ ăn uống đã áp dụng trong suốt quá trình điều trị ung thư. Chúng ta tiếp tục xem câu chuyện chiến thắng ung thư của ông để cùng mách cho những ai cần đến nó...

Bí quyết nâng cao thể trạng để chống lại căn bệnh ung thư

Theo PGS Hùng trong kinh nghiệm điều trị ung thư của mình, ông luôn truyền tải tới những người khác không may mắn bị bệnh như mình đó là "kinh nghiệm 4 chữ T".

PGS Hùng cho biết 4 chữ T đó là tinh thần điều này giúp cho người bệnh chiến thắng 50 % bệnh tật. Chữ T thứ hai là thuốc bao gồm cả thuốc tây y và đông y. Chữ T thứ ba là thức ăn, chữ T cuối cùng là thể dục.


PGS Đỗ Quốc Hùng và bí quyết 4 chữ T giúp ông vượt qua căn bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)

PGS Đỗ Quốc Hùng và bí quyết 4 chữ T giúp ông vượt qua căn bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)

Đối với PGS Hùng tinh thần và thuốc là hai thứ để ông chiến thắng bệnh ung thư nhưng thức ăn và thể thao là hai yếu tố quan trọng giúp ông nâng cao thể trạng để có sức đề kháng của cơ thể.

Nhờ có nội lực từ bên trong, thuốc từ bên ngoài vào mà ông có thể chiến thắng căn bệnh ung thư đang ám ảnh hàng triệu người trên đất nước này.

Hoa quả mà PGS Hùng sử dụng nhiều nhất đó là mãng cầu xiêm, quả bơ, cam và chanh. PGS Hùng cho biết ông có đọc qua một vài tài liệu cho biết tác dụng tuyệt vời của quả mãng cầu xiêm nên ông mua nó về làm trái cây chính cho mình.

Để mua được mãng cầu xiêm chất lượng, gia đình ông đặt mua ở vựa mãng cầu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.


PGS Hùng ăn rất nhiều quả mãng cầu xiêm trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

PGS Hùng ăn rất nhiều quả mãng cầu xiêm trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

Mãng cầu vị chua thanh, ít đường có thể làm sinh tố, ăn dầm với sữa chua hoặc dùng trực tiếp. Ngày nào PGS Hùng cũng ăn nó, ép lấy nước uống, khi nào thấy ngán thì ông pha với bơ làm sinh tố bơ.

Nước chanh và nước cam cũng được ông uống hàng ngày để bổ sung vi tamine C. Nhờ thế, suốt những thời gian điều trị bệnh, PGS Hùng không bị mệt mỏi bởi hoá chất điều trị ung thư.

Là bác sĩ nên ông có cơ hội tìm hiểu các tài liệu y khoa nước ngoài nói về các thức ăn tốt cho bệnh nhân ung thư. Đây cũng là lý do vì sao PGS Hùng tin rằng thức ăn ông chọn phù hợp nhất với bệnh nhân ung thư.

Ngoài mãng cầu xiêm là quả điển hình nhất, PGS Hùng chia sẻ bí quyết chọn rau xanh.

Ông thường sử dụng các loại rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi. Loại rau này đã được chứng minh có thể phòng chống ung thư nên PGS Hùng cho biết "không hại thì mình cứ ăn tốt cho sức khoẻ và ít nhiều phòng ngừa bệnh tái phát".

Tác dụng tuyệt vời của mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm (Graviola) là loại quả nhiệt đới có tên khoa học của nó là Annona muricata. Thành phần hoạt tính, được cho là một loại hợp chất thực vật (hóa chất thực vật), có tên gọi là annonaceous acetogenins.

Mãng cầu xiêm được trồng nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á. Loại cây này được sử dụng quả để làm thức ăn, đồ uống. Quả còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, ví dụ như:

- Chứa hàm lượng cacbon hidrat giúp giảm lượng đường trong máu.

- Có tác dụng chữa các bệnh như viêm loét, thấp khớp.

- Có lượng vitamin C rất cao và ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe.

- Chứa các loại khoáng chất như photpho và canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ.

- Ngoài ra mãng cầu xiêm còn công dụng chữa sỏi mật, điều hòa axit uric, tăng cường chất xơ, giúp ăn ngon miệng đồng thời vệ sinh hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.

Theo ThS. Lương Quốc Chính - Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, các chất được chiết xuất từ vỏ thân cây, lá, rễ, và quả của mãng cầu xiêm vẫn được dùng làm thuốc (thuốc cổ truyền).

Những bệnh có thể dùng mãng cầu xiêm để điều trị như:

- Nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng (bao gồm cả bệnh leishmania, một bệnh thường thấy ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, gây ra bởi ký sinh trùng (thuộc giống Leishmania)

- Nhiễm trùng do vi rút herpes.

- Ho

- Ung thư.

- Dùng để gây nôn, làm sạch ruột.

Về công dụng chống ung thư của loại quả này, cho đến nay vẫn nhiều ý kiến tranh cãi. TS. Thanh Minh, Chuyên ngành Di truyền - Ung thư, Trường ĐH Y khoa Albert Einstein New York, Hoa Kỳ cho rằng, mãng cầu xiêm đúng là có chất tiêu diệt được tế bào ung thư.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, điều đó chỉ xảy ra trong phòng thí nghiệm và chưa bao giờ được đưa ra ngoài phòng thí nghiệm để thử nghiệm trên người.

Và trong trường hợp loại quả này có chứa hợp chất chứa ung thư thì để có thể dùng nó điều trị được bệnh cũng phải chiết xuất từ một lượng vô cùng lớn quả tươi.

Trong bài viết này, PGS Hùng cũng chỉ nhấn mạnh về công dụng của loại quả này như một loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng, nâng cao nội lực giúp ông vượt qua được căn bệnh ung thư và sự tàn phá của hóa chất.

Theo bác sĩ Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học Viện y học Cổ truyền trung ương thì hiện nay quả mãng cầu xiêm vẫn còn gây tranh cãi.

Nhưng nếu ăn nó như một loại trái cây bình thường thì nên sử dụng nhưng chú ý vì đây là loại trái cây được sử dụng chất bảo quản rất nhiều.

Ngoài ra, quả mãng cầu xiêm chỉ có 1 hoạt chất các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng nó có thể diệt được tế bào ung thư nhưng để có thể lấy được một hoạt chất ấy cần rất nhiều trái mãng cầu xiêm.

Về thành phần hoá học, trong 100g mãng cầu xiêm phần ăn được có 83,2g nước, 1g protit, 0,2g lipit, 15,1g gluxit, 0,6g xenluloza, 14mg canxi, 21mg photpho, 0,5mg sắt, 8mg natri, 293mg kali, 0,08mg vitamin B1, 0,1mg vitamin B2, 1,3mg vitamin PP, 24mg vitamin C... cung cấp được 59kcal.

Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh, có thể sử dụng mãng cầu xiêm như các loại hoa quả thông thường nhưng không nên chỉ sử dụng loại trái cây này mà bỏ phác đồ điều trị do bác sĩ sử dụng.

 
theo Trí Thức Trẻ