Trang

Người hiểu biết với bệnh ung thư gan

Biết mình bị ung thư gan, xin đừng "nằm" chờ chết

Vân Hồng | 21/06/2016 11:07

Nói đến ung thư gan thì ai cũng sợ và tin rằng đời đã "tận số". Các chuyên gia cho rằng "buông xuôi" mới làm cho bạn chết. Nếu biết trước và phối hợp, bạn sẽ sống.

Ung thư gan không có nghĩa là "nằm chờ chết", nếu buông bỏ là sai lầm

Thông thường, sau khi cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm cho biết bị ung thư, đa số mọi người nghĩ ngay đây chính là "giấy báo tử", rồi có thể sẽ nghĩ đến việc "về nhà" nằm chờ chết.

Nếu các chuyên gia nói rằng điều đó không đúng, có thể bạn vẫn sẽ bán tín bán nghi, bởi chưa thấy nhiều người ung thư mà không chết. Nếu nghĩ rằng bạn sẽ buông bỏ, chắc chắn bạn sẽ chết.

Nhận thức đúng về ung thư gan

Nguyên tắc phân loại của ung thư gan được chia thành 4 giai đoạn phát triển của tế bào gan.

Biết mình bị ung thư gan, xin đừng nằm chờ chết - Ảnh 1.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư gan (Ảnh minh họa)

Ung thư gan giai đoạn 1 (đầu kỳ): Giai đoạn này, vết thương khối u có đường kính ít hơn 2cm, chưa xuất hiện huyết dịch, chưa có hạch di căn (xem hình T1).

Ung thư gan giai đoạn 2 (giữa kỳ): Ung thư gan nguyên phát có vùng tổn thương đường kính khoảng 2cm. Khối u xuất hiện gần các mạch máu (xem hình T2 - giữa).

Một loại khác xuất hiện ung thư với vùng tổn thương của khối u đường kính nhỏ hơn 2cm nhưng lại xuất hiện từ 2 vùng khối u trở lên, cách xa mạch máu và chưa xâm hại đến mạch máu (hình T2 - phải).

Ung thư giai đoạn 3 (giữa - cuối kỳ): vùng tổn thương của khối u to hơn 2cm, hiện tượng khối u xâm hại mạch máu bắt đầu xuất hiện (xem hình T3a-T3b).

Ung thư kỳ 4 (giai đoạn cuối): Lá gan đã có tế bào ung thư gan biểu mô phát triển ra mặt ngoài của gan (xem hình T4).

Nhiều bệnh nhân ung thư gan có một khái niệm mặc nhiên rằng ung thư có nghĩa là chết, là bệnh nan y vô phương cứu chữa.

Có một số bệnh nhân khác lại nghĩ theo cách xưa cũ, không hi vọng chữa khỏi nên cứ bỏ mặc cho bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu dần.

Như đã xem ở phần hình minh họa trên, ung thư gan có từng giai đoạn phát triển nên sẽ có từng phương pháp điều trị tương ứng.

Nếu bạn đón đầu được chu kỳ bệnh, chạy theo thời gian, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là tương đối cao.

Hiểu đúng về cách chữa trị ung thư gan

Biết mình bị ung thư gan, xin đừng nằm chờ chết - Ảnh 2.

Tiến triển của bệnh gan qua các giai đoạn (Ảnh: Internet)

Không nhiều bệnh nhân ung thư gan có niềm tin về sự sống. Bất kỳ ai cũng tin rằng vậy là "chấm hết" cuộc đời. Ngược lại, các chuyên gia cho rằng thực tế không quá nghiêm trọng như vậy nếu bạn có niềm tin.

Mặc dù thực tế bệnh ung thư gan là rất nan y, nhưng các nghiên cứu lâm sàng trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ chữa khỏi ung thư gan giai đoạn 1 khá cao.

Đối với những bệnh nhân giai đoạn sau, nếu tích cực điều trị cũng có thể mang lại kết quả khả quan. Có thể làm giảm triệu chứng đau và kéo dài chất lượng sống.

Nhiều người áp dụng phương pháp điều trị tốt có thể kéo dài tuổi thọ hơn nhiều so với những người "buông xuôi".

Các giai đoạn ung thư gan và cách phối hợp điều trị

Mỗi một giai đoạn ung thư gan đều có cách chữa trị hoàn toàn khác nhau. Việc hiểu biết về tình hình bệnh là vô cùng quan trọng để quyết định lựa chọn phương pháp điều trị.

Biết mình bị ung thư gan, xin đừng nằm chờ chết - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

- Giai đoạn 1:

Đối với trường hợp ung thư giai đoạn đầu, khối u nhỏ hơn 3cm, vùng ung thư chưa ảnh hưởng đến huyết quản, chỉ cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Bên cạnh phẫu thuật, điều trị kết hợp với thuốc trị liệu theo phác đồ điều trị của bệnh án, tỉ lệ điều trị thành công ở giai đoạn này khá cao.

- Giai đoạn 2:

Trường hợp 1, khi chức năng gan vẫn hoạt động bình thường, bệnh nhân nên tiếp tục điều trị bằng thuốc và phẫu thuật hỗ trợ cắt bỏ khối u triệt để.

Nếu trường hợp không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, có thể ngay lập tức điều trị để hạn chế sự phát triển của bệnh bằng các bài thuốc đông y truyền thống, điều chỉnh ăn uống, vận động kết hợp với thuốc để khối u nhỏ đi.

Trường hợp 2, đối với bệnh nhân có chức năng gan bình thường, kích thước khối u khoảng 6-10cm, lựa chọn xạ trị kết hợp y học cổ truyền có thể mang lại hiệu quả khả quan.

Sau đó sẽ trị liệu theo phác đồ tăng cường để giảm nhẹ tác hại của việc xạ trị đối với cơ thể, cách điều trị này giống như vừa trị liệu, vừa bồi bổ sức khỏe dựa trên thể trạng của từng người.

- Giai đoạn cuối

Vấn đề quan trọng nhất của những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là ý thức phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để cùng tìm ra và lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất.

Lúc này, việc giữ cho tâm trạng nhẹ nhàng thư thái là vô cùng quan trọng. Quên bệnh tật để điều trị là "chìa khóa" tối ưu nhất để kéo dài sự sống, đừng bao giờ từ bỏ hi vọng mà hãy nghĩ "còn nước còn tát".

Các bác sĩ cho rằng, điều khó khăn nhất trong quá trình điều trị ung thư là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân "đầu hàng" ngay từ khi nhận kết quả xét nghiệm.

Lời khuyên của bác sĩ:

- Sự nhận thức về lộ trình chữa bệnh, diễn tiến phát triển của bệnh là đặc biệt quan trọng, thậm chí có thể thay đổi, lật ngược tình thế.

- Tầm soát để phát hiện sớm tế bào ung thư là "chìa khóa thành công" trong việc điều trị ung thư gan.

- Biết càng sớm, tỉ lệ chữa lành càng cao. Ý thức phối hợp càng tốt, đau đớn càng giảm. Lựa chọn phương pháp phù hợp bao nhiêu, sự sống sẽ được kéo dài bấy nhiêu.

- Các chuyên gia ung thư cho rằng, kết hợp các phương pháp điều trị là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân ung thư hạn chế được nguy cơ tử vong sớm.

- Bệnh nhân giữ tâm trạng thoải mái, điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị tích cực là cách lựa chọn hiệu quả, đây cũng là cách giúp nhiều bệnh nhân tránh được "tử thần" gõ cửa ngay khi biết mình mắc bệnh.

*Tổng hợp từ Sina/TT/Health

theo Trí Thức Trẻ

 

6 loại thực phẩm các chuyên gia 'không bao giờ đụng đũa'

soha.vn - Rose | 30/03/2016 22:07

Bill Marler - chuyên gia về ngộ độc thực phẩm đã tiết lộ sáu loại thực phẩm không nên ăn, và ông tránh chúng như loại "bệnh dịch".

Bill Marler đã dành sự nghiệp của mình nghiên cứu về các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đồng thời ông cũng được biết đến là một luật sư chuyên về các vụ kiện có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

Ông đã từng tham gia vụ kiện chuỗi cửa hàng ăn nhanh Chipotle làm lây lan vi khuẩn E.coli thời gian vừa qua.

Kể từ năm 1993 đến nay, ông đã giành lại được hàng triệu đô la tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bùng phát dịch E.coli.

Mới đây, trên một bài báo được xuất bản trên Tạp chí ngộ độc thực phẩm Food Poison Journal, ông Marler đã gọi tên 6 loại thực phẩm mà ông tránh chúng như "bệnh dịch".

Theo đó, ông khuyên không nhất thiết phải tránh chúng triệt để, nhưng cần phải cẩn trọng khi ăn để tránh mang tai họa ngộ độc thực phẩm vào người.

1. Sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng: Sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa "sống", chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh gây bệnh.

2. Rau mầm sống: Rau mầm sống là một loại bao gồm cỏ linh lăng, đậu xanh, cỏ ba lá và mầm củ cải, chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli và khuẩn salmonella.

Cây linh lăng. (Ảnh: Pinterest)

Cây linh lăng. (Ảnh: Pinterest)

3. Thịt tái: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo, bề thịt cần được nấu đến mức nhiệt ít nhất là 90 độ C, để có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.Coli, khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác.

Các loại thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ cao hơn (cao hơn từ 10 độ C).

Thịt tái. (Ảnh: Thesun.co.uk)

Thịt tái. (Ảnh: Thesun.co.uk)

4. Trái cây và rau củ chế biến sẵn: Chuyên gia Marler lưu ý rằng, những loại thực phẩm càng được chế biến nhiều thì càng dễ bị nhiễm khuẩn.

5. Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Trứng sống có thể lây lan vi khuẩn salmonella.

Trứng sống. (Ảnh: Minq.com)

Trứng sống. (Ảnh: Minq.com)

6. Hàu sống và các động vật có vỏ khác: Marler nói, khí hậu ấm lên – điều này đang trở thành một vấn đề lớn, "hàu ăn bằng cách lọc nước, chính bởi vậy chúng hấp thụ tất cả các thứ có trong nước.

Nếu trong nước vó vi khuẩn, thì hệ tiêu hóa của chúng chắc chắn cũng sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu chúng ta ăn phải những con hàu sống nhiễm khuẩn đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ rình rập bất cứ lúc nào.

Hàu sống. (Ảnh: Today.com)

Hàu sống. (Ảnh: Today.com)

Nhiều chuyên gia thực phẩm cũng đồng quan điểm với bài chia sẻ của Bill Marler, nhưng cũng đồng thời cho biết, người tiêu dùng không cần phải tránh chúng hoàn toàn, nhưng hãy đề phòng, vì ngộ độc thực phẩm có thể "rình rập" và ập tới bất cứ lúc nào.

CDC ước tính, trong số 6 người dân Hoa Kỳ thì có 1 người bị ngộ độc thực phẩm.

Mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm với khoảng 3.000 ca tử vong.

Theo CBS News

theo Depplus.vn/ MASK

 

10 loại thực phẩm vẫn có thể dùng được dù đã quá hạn sử dụng

soha.vn - Mai Nguyên | 18/04/2016 20:17

Trong một số trường hợp, vội vã vứt những thực phẩm này đi như vậy là không cần thiết.

Vứt các loại thức ăn khi chúng đã hết hạn sử dụng in trên nhãn là việc mà rất nhiều người vẫn hay làm.

Tuy nhiên, Dan Cluderay, chủ hãng bán lẻ trực tuyến Approved Food - chuyên kinh doanh các loại thực phẩm đã gần hoặc quá hạn với giá phải chăng thì nói rằng, trong một số trường hợp, vội vã vứt thức ăn đi như vậy là không cần thiết.

Cluderay cho rằng, mọi người cần hiểu rõ về ý nghĩa của những con số hạn sử dụng ghi trên nhãn mác các loại đồ ăn trước khi quyết định có vứt chúng đi không.

Theo đó, hạn "dùng tới ngày..." (use-by date) có nghĩa là sử dụng thực phẩm quá ngày ghi trên nhãn có thể không an toàn cho sức khỏe; hạn "bán tới ngày..." (sell-by date) thường chỉ được các siêu thị sử dụng vì mục đích nội bộ của họ; và hạn "dùng tốt nhất trước ngày..." (best before date) nghĩa là nếu quá ngày ghi trên nhãn, thực phẩm sẽ có mùi vị không ngon như lúc đầu, nhưng vẫn ăn được.​

Dưới đây là 10 loại thực phẩm nhìn chung là vẫn có thể sử dụng an toàn dù đã quá hạn ghi trên nhãn được trang ​Independent thống kê:

1. Khoai tây chiên giòn

Nhờ lượng muối lớn, những miếng khoai tây chiên giòn vẫn sẽ được bảo quản.

2. Chocolate

Cũng như muối trong khoai tây chiên giòn, đường trong sôcôla cũng có tác dụng bảo quản tương tự.

3. Sốt cà chua

Các loại đồ gia vị như sốt cà chua có hạn dùng lên đến 1 năm nếu được bảo quản ở nơi khô, thoáng hoặc trong tủ lạnh.

4. Sữa chua

Bạn vẫn có thể ăn sữa chua đã quá 6 tuần so với hạn ghi trên nhãn. Thậm chí, nếu có mốc nổi lên, bạn cũng chỉ cần gạt lớp bị mốc đó đi và ăn phần không bị ảnh hưởng.

5. Phô mai cứng

http://sohanews.sohacdn.com/k:2016/thuc-pham-van-dung-duoc-1460857827577-crop-1460857949187-1460860807881/10-loai-thuc-pham-van-co-the-dung-duoc-du-da-qua-han-su-dung.jpg

Rất nhiều loại phô mai có mốc trên mặt hoặc bên trong, vì thế, hạn dùng của phô mai cũng không quá quan trọng. Bạn chỉ cần tránh dùng các loại phô mai mềm đã quá hạn, như phô mai Brie hay phô mai Camembert.

6. Sữa

Sữa quá hạn vẫn có thể dùng được nếu chúng không bốc mùi lạ hay đóng váng.

7. Trứng

Nếu thả trứng vào bát nước và chúng nổi lên, thì rất có thể các vi khuẩn và khí ga đã hình thành bên trong quả trứng. Ngược lại, nếu trứng chìm xuống nước thì vẫn có thể ăn được.

8. Bánh mỳ

Nếu bánh mỳ không nổi mốc thì vẫn ăn được dù hết hạn. Bạn có thể cho bánh vào lò nướng lại nếu cần.

9. Gạo

Gạo có thể để được nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, miễn là chúng được bảo quản khô ráo và không bị mốc.

10. Rau và trái cây

Rau quả hết hạn vẫn có thể ăn được nếu chúng không nổi mốc hay quá nhũn./.

theo VietnamPlus

Cách dùng đũa để giảm nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo

Báo động dùng đũa sai cách có thể "rước" sát thủ gây ung thư gan

soha.vn - Vân Hồng | 08/05/2016 08:15

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đũa chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Vì sao đũa không có hạn sử dụng?

Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đây là dụng cụ chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Từ xưa đến nay, đũa được dùng gần như tự nhiên và không có hạn sử dụng, việc thay mới hay không cũng không dựa trên một cơ sở nghiên cứu khoa học nào.

Đũa là vật dụng có độ bền cao, không mấy khi hỏng vỡ, nên theo thói quen thì chúng ta sẽ bảo quản và sử dụng lâu dài năm này qua năm khác.

Trên thực tế, công nghệ làm đũa giờ đã thay đổi rất nhiều so với đũa tre được làm thủ công trước đây với quy trình ngâm, phơi, tẩm sấy cầu kỳ.

Đũa sản xuất công nghiệp thường có công đoạn xử lý đa dạng, có nơi làm kỹ theo quy chuẩn an toàn, nhưng cũng có nơi làm theo cách thô sơ, qua loa.

Vậy, làm sao có thể biết vòng đời của đũa nên kéo dài bao lâu? Chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, với những đôi đũa không được sản xuất theo quy trình chuẩn thì chỉ nên dùng không quá 6 tháng.

Vì sao đũa có thể gây ung thư gan?

Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Từ khi xuất hiện loại đũa dùng một lần, nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ nên ai cũng đã quen với việc sử dụng loại đũa này.

Tuy nhiên, đây là sản phẩm được các chuyên gia cảnh báo, quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng loại đũa này chưa đủ an toàn, là môi trường tốt nhất cho các loại nấm phát triển thuận lợi.

Nấm mốc có trong đũa thuộc chủng loại mốc aflatoxin – một chất gây ung thư gan đã được công nhận rộng rãi.

Sử dụng loại đũa nhiễm khuẩn có nấm mốc còn gây ra chứng tiêu chảy do nhiễm trùng, nôn mửa và một số các bệnh về tiêu hóa khác.

Đối với đũa sử dụng với tần suất cao, mức độ ngấm nước trong đũa càng cao nên luôn ẩm ướt. Đồng thời bảo quản lưu trữ trong bếp thiếu ánh sáng và không khí cũng dễ dàng trở thành nơi sinh sản thuận lợi cho vi khuẩn.

Đũa để trong tủ dài ngày trong tình trạng chưa khô ráo sẽ xuất hiện vi khuẩn aureus, chủng vi khuẩn E.coli, gây độc hại cao gấp trên 5 lần so với bình thường.

Dùng đũa thế nào cho đúng cách?

Vòng đời của đũa là bao lâu?

Với những loại đũa có chất lượng không cao, trung bình vòng đời sử dụng chỉ nên kéo dài từ 3- 6 tháng. Khi đũa bị đổi màu là dấu hiệu đầu tiên bạn nên thay mới.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, khi sử dụng từ 3- 6 tháng, đũa bắt đầu có sự thay đổi về màu sắc, bị thâm đen hoặc phai màu nhạt đi.

Trong quá trình sử dụng, đũa sẽ bị trầy xước, tạo thành các khe rãnh nhỏ li ti, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào, trú ẩn và sinh sôi nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, đũa tre và gỗ là 2 loại có khả năng bị ẩm mốc nhiều nhất so với các chất liệu khác. Bạn có thể quan sát hoặc ngửi mùi để phát hiện đũa có bị nấm mốc hay không.

Do không có hạn sử dụng nên ít người quan tâm đến vấn đề này, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đũa mà không hề hay biết.

Người nội trợ thường có thói quen cất đũa vào tủ và tin rằng như thế có thể đảm bảo được sự sạch sẽ. Trên thực tế, đũa dễ dàng sinh ra nấm mốc chỉ trong 1 ngày và lây lan nhanh chóng.

Bảo quản đũa thế nào cho đúng?

Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Cách bảo quản đũa tốt nhất là thường xuyên "luộc" đũa bằng cách đun sôi, đảo qua lại cho đến khi cảm thấy vi khuẩn và nấm mốc trên đũa đã chết.

Nên phơi khô đũa bằng ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy, đảm bảo việc khử trùng đũa trước khi bảo quản đũa vào tủ hoặc hộp gia dụng.

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa rất dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và vi rút có hại cho cơ thể. Vì thế, khi mua đũa mới, nhất định phải đặc biệt chú ý khi làm sạch lần đầu.

Cách tốt nhất là rửa đũa sạch sẽ bằng nước máy, sau đó dùng dầu rửa bát chất lượng tốt để rửa, tiếp tục luộc đũa bằng cách đun sôi trong vòng 30 phút. Phơi khô ráo sạch sẽ trước khi sử dụng.

Rửa đũa đúng cách thế nào?

Các chuyên gia khi quan sát thói quen rửa bát của nhiều người đã nhận xét, chúng ta đã rửa đũa quá mạnh. Quen chà xát tẩy rửa mạnh tay vì nghĩ rằng như vậy mới đủ sạch sẽ.

Càng rửa mạnh, đũa càng bị xây xát, nứt nẻ hoặc thủng lỗ chỗ do tróc sơn. Khi sử dụng, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào đó để làm tổ và sinh sôi, vô cùng mất vệ sinh.

Không bao giờ nên chọn chất tẩy rửa axit và kiềm, để tránh dư lượng hóa chất gây hại cho con người lưu lại trên đồ dùng.

Đũa "sắc màu" chứa nhiều vi trùng hơn?

Theo xu hướng tiêu dùng chung, nhà sản xuất liên tục thay đổi mẫu mã và màu sắc để thu hút khách hàng.

Việc sản xuất các loại đũa sơn nhiều màu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không phải ai cũng biết.

Bản chất của đũa sơn không phải lúc nào cũng chứa chất gây độc, tuy nhiên quy trình sản xuất không nghiêm ngặt và không theo quy chuẩn sẽ cho ra đời những loại đũa kém chất lượng.

Đũa sơn nếu sản xuất với quy trình kém chất lượng, khi xào nấu tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây ra sự nóng chảy hoặc phân hủy sơn vào trong thức ăn.

Kim loại nặng như chì và các dung môi hữu cơ gây ung thư như benzen trong đũa khiến người tiêu dùng trực tiếp ăn vào miệng, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

*Theo Sina

theo Trí Thức Trẻ

 

Sau bao lâu dùng thì nên thay đũa ăn một lần?

soha.vn - Thanh Hà | 14/01/2016 22:15

Mọi gia đình Việt đều sử dụng đũa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sau bao lâu thì thay mới đũa ăn/lần thì không phải ai cũng biết.

Bà nội trợ băn khoăn về thời gian thay mới đũa ăn

Hiện nay, có rất nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình.

Khi nói về thời điểm nên thay đũa ăn, bà nội trợ tên Nguyễn Thị Thảo (Hà Đông, HN) chia sẻ rằng dù là người phụ nữ trong gia đình nhưng chị cũng biết bao lâu thì nên thay đũa ăn.

Bởi có người bảo nên sử dụng trong khoảng 4 tháng. Có người lại nói 6 tháng, 1 năm. Tuy nhiên, nhiều lần định thay đũa song chị Thảo vẫn thấy đũa dùng tốt nên còn ngần ngại "thanh lý" vì thấy nó quá lãng phí.

Bản thân chị Thảo cho biết, nhà chị có công to việc lớn như đám cưới, đám giỗ lớn thì mới phải mua đũa dùng một lần ăn. Dùng xong là cũng vứt đũa dùng một lần đi luôn. Nhưng còn đũa nhà chị ăn hàng ngày, chị toàn dùng đũa tre cho an toàn.

Nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

Nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

"Nhà mình toàn dùng đũa tre chưa bao giờ dùng đũa sơn hay đũa inox. Ngay cả đũa tre có họa tiết trang trí mình cũng không dùng vì sợ độc, không an toàn" – chị Thảo tâm sự.

Do ngày nào dùng đũa xong chị Thảo cũng rửa sạch sẽ và để chỗ thoáng gió, cho nên đũa dùng mấy năm mà nhà chị vẫn không bị mốc, còn như mới. Bởi thế, chị cứ "tiếc của" không thay mới.

"Mình nghe nhiều người nói vài tháng hoặc 1 năm nên thay đũa mới. Song thật sự nhà mình đũa dùng mấy năm rồi mà vẫn tốt, chưa một lần bị mốc" – chị Thảo khẳng định.

Sau bao lâu thì nên thay mới đũa ăn một lần?

Bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng.

Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay. Ảnh minh họa.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay. Ảnh minh họa.

Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay.

Từ góc độ sức khoẻ mà nói chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất. Đũa càng đẹp càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó khi chọn đũa nên chọn loại đũa mộc mạc được làm từ tre trúc tự nhiên.

Tuy nhiên đũa tre trúc khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, rửa xong nên lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo, đừng quên định kỳ tiêu độc đũa.

theo Người đưa tin

 

 

5 KHÔNG khi dùng đũa để không nguy hại đến sức khỏe

soha.vn - Thanh Hà | 17/02/2016 10:41

5 KHÔNG khi dùng đũa để không nguy hại đến sức khỏe

Dùng đũa ăn hàng ngày là một hành động thân thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe bản thân.

Không nên dùng đũa gắp thức ăn cho người khác

Có một thực trạng bạn thường thấy trong bữa ăn của người Việt là mọi người dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn.

Thực tế, việc gắp thức ăn cho người cùng bàn nhiều là điều không nên. Cho dù đó là thói quen khó bỏ, hay sự tôn trọng, yêu thương người ngồi cùng mâm đi chăng nữa thì vẫn nên bỏ.

Bởi vì đằng sau nó ẩn chứa nhiều lý do sức khỏe, có thể đe dọa sức khỏe con người.

Theo Tuổi Trẻ từng tổng hợp trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ước tính mỗi năm có một trong sáu người (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.

Cũng theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.

Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh...

Có thể kết luận rằng, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.

Không sử dụng đũa quá 3-6 tháng/lần

Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần.

Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.

Không dùng đũa để chuyển màu

Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Ảnh minh họa.

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Ảnh minh họa.

Không dùng đũa đã nấm mốc

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Không dùng đũa ngửi có mùi hắc

Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo.

Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.

theo Người đưa tin

 

Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể giết người chỉ sau vài giờ

soha.vn - Hoàng Hương | 28/07/2016 20:17

Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể giết người chỉ sau vài giờ

Chỉ trong vài giờ sau khi nhập viện, vị bác sĩ 64 tuổi đã không còn đáp ứng với kháng sinh và đang cận kề cái chết.

LTS: Lần đầu tiên Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Tối ưu (NICE) thuộc Bộ Y tế Anh buộc phải đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng máu sau cái chết oan của một cậu bé 1 tuổi.

Và mới đây, một vị bác sĩ đầu ngành ở Anh cũng đã tử vong vì căn bệnh này chỉ với một dấu hiệu ban đầu là cảm cúm.

Bài viết dưới đây sẽ giúp quí độc giả tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh dễ tấn công nhiều nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường và đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Từ đó, mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác với những triệu chứng như sốt, cảm cúm, phát ban...

Một bác sĩ giỏi tử vong vì nhiễm trùng máu do chủ quan

Trong 27 năm qua, Tony Fogg, một bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật chỉnh hình cột sống rất giỏi của Bệnh viên Great Western, ở Swindon, Anh chưa bao giờ nghỉ làm, dù chỉ một ngày.

"Ông ấy luôn nói không nên để bệnh nhân phải chờ đợi tại phòng khám tư của mình, nên lúc nào ông ấy cũng làm việc, làm việc", bà Jane, người vợ cho biết.

Bà Jane đành phải hy sinh sự đam mê thời trang, lui về làm hậu phương vững chắc cho ông, ở nhà nuôi dạy con cái. Sau 40 năm chung sống hạnh phúc, họ đã có 3 người con thành đạt.

Đầu tháng 3/ 2015, vợ chồng ông đặt một chuyến đi nghỉ nhỏ tới Hague để được tận mắt nhìn một bức tranh nằm trong một cuốn sách mà cả hai đang cùng đọc tại thời điểm đó.

Trước ngày khởi hành vào thứ 6, ông Fogg đi làm về và nói rằng mình đã bị cảm cúm. Sáng hôm sau ngủ dậy, ông còn cảm thấy cổ họng bị đau rát, mắt hơi nhức.

Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể giết người chỉ sau vài giờ - Ảnh 1.

Bác sĩ Tony Fogg cống hiến 27 năm cho ngành Y mà chưa có một ngày nghỉ thật sự.

Nhưng vợ chồng ông nghĩ những triệu chứng đó cũng không có gì đáng lo ngại và họ vẫn bắt chuyến bay đi Hague như kế hoạch.

Sau một ngày tham quan bảo tàng, thưởng thức các món ăn ở địa phương, ông Fogg hắt hơi liên tục, mệt mỏi và đau ngực.

Đến ngày chủ nhật, vợ chồng ông quyết định bay về nhà, đi ngủ sớm và nghĩ đó là bệnh cảm cúm thông thường.

Thực ra, bác sĩ Tony Fogg đã bị nhiễm trùng máu mà không hề biết.

Vào ngày thứ 2 đầu tuần, lần đầu tiên nghỉ việc khám bệnh, ông Fogg nghĩ triệu chứng cảm cúm sẽ dần thuyên giảm và ngay hôm sau ông có thể đi làm lại được.

Nhưng bệnh tình lại càng nặng hơn, buộc ông phải gọi điện cho bác sĩ gia đình đến khám.

"Anh ấy không kể về hiện tượng không thể đi tiểu được. Mà đáng lẽ là một bác sĩ, ông ấy phải biết đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm trùng máu", Tim, bác sĩ gia đình cho biết.

Lập tức, ông Fogg được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, ông được cho uống kháng sinh và đặt ống thở.

Xét nghiệm máu cho thấy hai vợ chồng ông Fogg bị cúm lợn và nhiễm liên cầu khuẩn type A – loại vi khuẩn gây viêm họng nhưng không nghiêm trọng chết người.

Nhưng ngoài ra, bác sĩ Tony Fogg còn nhiễm một loại vi khuẩn sống trong nước hoặc trong thức ăn từ nơi cả hai vừa đi du lịch về. Lúc đó, hệ thống miễn dịch của Tony đang yếu nên chúng đã đánh gục ông.

Chỉ trong vài giờ sau khi nhập viện, ông không còn đáp ứng với kháng sinh và khả năng sẽ không qua khỏi. 8 ngày kể từ khi có triệu chứng, vị bác sĩ 64 tuổi đã bị lên cơn đau tim và qua đời.

Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể giết người chỉ sau vài giờ - Ảnh 2.

"Giờ tôi vẫn thấy sốc nặng, chỉ một tuần thôi, ông ấy rời xa tôi vĩnh viễn".

"Không ai chuẩn bị tinh thần cho thời khắc khủng khiếp đó. Chỉ mới 1 tuần trước, chúng tôi vẫn còn ngồi trò chuyện bên nhau trong một quán café ở Hague.

Ông ấy nói sẽ làm việc thêm 10 năm nữa, phục vụ các bệnh nhân, rồi sau đó vợ chồng tôi sẽ cùng đi du lịch khắp thế giới. Thế mà….", bà Jane nghẹn ngào kể lại.

Bệnh nhiễm trùng máu có thể gây tử vong sau vài giờ

Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể giết người chỉ sau vài giờ - Ảnh 3.

Bệnh nhiễm trùng máu thường có biểu hiện ban đầu "đội lốt" dưới dạng một loại viêm nhiễm như cảm cúm, viêm họng...

Nhiễm trùng máu là khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các viêm nhiễm và tự tấn công chính các tế bào và cơ quan bên trong cơ thể.

Nguyên nhân có thể là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc virus. Biểu hiện ban đầu thường là một loại viêm nhiễm nào đó với một loạt các triệu chứng như sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH NHIỄM TRÙNG MÁU

Nếu một đứa trẻ hoặc người trưởng thành nhiễm bất kỳ loại viêm nào, đơn giản là cảm cúm, và kèm theo một trong những dấu hiệu dưới đây, nên đi khám bác sĩ ngay.

- Ớn lạnh bất thường

- Thở gấp hoặc khó thở

- Li bì, hôn mê

- Không thể đi tiểu trong 12 giờ

- Nổi ban, da tái xanh

Bệnh nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các cơ quan nội tạng khác.

Đáng cảnh báo hơn là bệnh có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ.

"Chồng tôi đã ra đi vì sự chủ quan của cả 2 vợ chồng. Đến khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn. Mọi người hãy đề cao cảnh giác với mọi triệu chứng bất thường của cơ thể", bà Jane khuyến cáo.

Nhiều người cũng vì chủ quan với các triệu chứng của bệnh nên số người thiệt mạng vì nhiễm trùng máu tại Anh lên tới 44.000 người, còn nhiều hơn số người tử vong vì bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và tai nạn giao thông cộng lại.

"Với một số ca bệnh bị nhiễm trùng máu, sự sống của bệnh nhân được đếm từng giờ.

Thậm chí nếu bạn không có một dấu hiệu cảnh báo đặc trưng nào, nhưng cứ thấy người ngày càng mệt mỏi và không thể kiểm soát ý thức, bạn hãy đi khám ngay", Ron Daniels, Chủ tịch Quỹ Nhiễm trùng máu của Anh cảnh báo.

NHIỄM TRÙNG MÁU CŨNG NGUY HIỂM NHƯ ĐAU TIM

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã khuyến cáo đội ngũ y tế phải điều trị bệnh nhân nhiễm trùng máu cấp bách giống như với bệnh nhân bị đau tim.

Họ phải tự hỏi: Đây có phải là ca nhiễm trùng máu không nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng phát ban, sốt cao hoặc mạch đập nhanh.

Bất cứ ai bị nghi ngờ mắc căn bệnh chết người này phải được chuyển cấp cứu ở bệnh viện và được các bác sĩ, y tá có kinh nghiệm theo dõi.

http://sohanews.sohacdn.com/2016/308d9d2700000578-3707327-image-m-28-1469484896729-1469626857867.jpg

Gia đình bé William Mead khi còn bên nhau.

Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Tối ưu (NICE) thuộc Bộ Y tế Anh lần đầu tiên đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng máu sau cái chết oan ức của cậu bé William Mead (1 tuổi) vào tháng 1/2014.

Bé William đáng lẽ đã được cứu sống nếu như các nhân viên y tế nhận cuộc gọi khẩn cấp ngoài giờ của gia đình để đưa em đến bệnh viện.

Trước đó, cậu bé bị ho và sốt 40 độ nhưng các bác sỹ đã không chẩn đoán ra bệnh.

Cuối cùng, họ phán quyết cái chết là do nguyên nhân cảm lạnh ngẫu nhiên.

Sở dĩ NICE có động thái cấp bách này vì sợ tỷ lệ người thiệt mạng oan vì căn bệnh nhiễm trùng máu ngày càng tăng cao ở Anh.

* Tổng hợp từ nhiều nguồn

theo Trí Thức Trẻ

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa

soha.vn - Vân Hồng | 29/07/2016 08:15

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa

5 triệu chứng "mách" bạn nhận biết bệnh ung thư gan. Chuyên gia khuyên bạn cách ăn uống phòng tránh ung thư gan tốt nhất.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng bệnh nhân mắc bệnh về gan, ung thư gan ngày càng nhiều khiến cho căn bệnh nguy hiểm này đứng vị trí thứ 2 về tỉ lệ tử vong sau bệnh ung thư phổi.

Biết trước được gan khỏe hay yếu là vô cùng quan trọng, tác động lớn đến việc phòng và chữa bệnh, đón đầu cơ hội cứu sống người bệnh nếu phát hiện sớm.

Theo các chuyên gia sức khỏe, tốt nhất bạn nên đi khám định kỳ để phát hiện sự bất thường, tuy nhiên nếu chưa đi khám, tự tìm hiểu bệnh và "để tâm" hơn đến sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng.

Sau đây là 5 triệu chứng thường xảy ra khi gan có vấn đề dẫn đến ung thư, bất kỳ ai cũng nên quan sát để có những tác động y tế kịp thời.

1. Giảm cân, mệt mỏi

Người bị ung thư gan thường có triệu chứng giảm cân, mệt mỏi.

Đây có thể là do chất chuyển hóa trong khối u gây ra bởi những thay đổi sinh hóa của cơ thể. Người bệnh sẽ chán ăn, ăn ít và có cảm giác suy nhược nghiêm trọng.

2. Sốt

Người mang mầm bệnh ung thư gan thường sốt khoảng 37.5 ~ 38 , thậm chí lên đến 39 .

Kiểu sốt bất thường không rõ nguyên nhân, nhiều người không kèm theo ớn lạnh, hay sốt vào buổi chiều. Nguyên nhân sốt có thể do hoại tử khối u hoặc các chất chuyển hóa khối u gây ra.

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 1.

3. Hệ tiêu hóa thay đổi

Người mắc bệnh có triệu chứng chán ăn tăng lên, đầy bụng sau bữa ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

4. Xuất hiện những cơn đau

Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư gan, cơn đau thường nằm ở vùng gan. Bệnh nặng sẽ cảm thấy đau ở dưới phần sườn bên phải hoặc theo hình lưỡi kiếm.

Thông thường sẽ đau nhiều lần và dai dẳng, lúc đau âm ỉ, lúc đau ngứa ran. Một số người đau lan xuống vùng bụng trên dẫn đến đoán nhầm là đau dạ dày và trì hoãn điều trị.

Khi mầm ung thư di căn sẽ có các triệu chứng đau tăng lên, có thể đau thêm ở vùng phổi, di căn đến xương sẽ cảm thấy đau xương.

Một vài bệnh nhân lâm sàng có biểu hiện như đau dữ dội đột ngột ở vùng gan, chủ yếu đau trên bề mặt của các nốt ung thư gan bị vỡ chảy máu.

Nếu bệnh nhân bị đau kèm theo chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, hiệu suất áp lực máu giảm, là cảnh báo hiện tượng chảy máu nội bộ nghiêm trọng, trong trường hợp này cần cấp cứu ngay lập tức.

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 2.

5. Các triệu chứng khác

Người bị bệnh viêm gan, xơ gan hoặc ung thư thường có triệu chứng chảy máu bất thường như chảy máu cam, nướu và bầm máu dưới da. Thi thoảng xuất hiện phù nề, cổ trướng, đầy bụng.

Theo các chuyên gia, ăn uống lành mạnh có thể giảm tới 40% tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Vậy ăn thế nào để phòng tránh ung thư gan?

Sau đây là cách ăn uống phòng tránh ung thư gan mà bất kỳ ai cũng nên tham khảo để phòng và tránh bệnh.

Những thực phẩm bảo vệ gan chuyên gia khuyên bạn nên ăn thường xuyên

1. Cà rốt, cam quýt

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ trái cây rau củ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư là vì chúng chứa các chất vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Khi các chất này kết hợp với nhau sẽ sinh ra các phản ứng hóa học, cản trở sự phát triển của mầm bệnh.

Theo lời khuyên của một tiến sĩ nghiên cứu về thực phẩm, mỗi ngày chúng ta nên ăn khoảng ít nhất 5 loại rau củ quả hoặc nhiều hơn.

Buổi sáng uống một ly nước ép sẽ rất tốt. Buổi trưa, chiều nên ăn thêm vài miếng hoa quả. Trong bữa ăn chính nên ăn vài món rau.

Như vậy cả ngày sẽ đưa vào cơ thể tổng lượng khoảng 400- 800gram, giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan tới 20%.

2. Uống trà

Người có thói quen uống trà, nếu duy trì thường xuyên với liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng tốt trong phòng ngừa ung thư gan.

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 3.

3. Ăn các sản phẩm từ sữa

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp kiểm soát tốt việc uống rượu, nếu ăn uống thêm các sản phẩm từ sữa hàng ngày, sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan tới 78%.

Hiện nay trẻ em đã có thói quen uống sữa khá đều, nhưng người lớn vẫn chưa đủ qua tâm đến việc bổ sung sữa, hãy lưu ý sớm điều này để giảm nguy cơ mắc ung thư.

4. Măng tre, rau diếp, măng tây

Các chuyên gia gợi ý rằng ăn ba món này trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ tươi ngon hấp dẫn, mà còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.

Những thực phẩm gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn nên tránh tối đa

1. Không ăn thức ăn bị mốc

Thực phẩm bị mốc chứa các chất aflatoxin gây ra ung thư gan, thời gian ủ bệnh ngắn nhất chỉ trong vòng 24 tuần.

Tốt nhất cần phải lưu trữ thực phẩm đúng cách, một khi bị mốc cần được loại bỏ ngay lập tức, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía…

Ngoài ra, dầu lạc cũng không nên lưu trữ lâu ngày, khi ngửi thấy dầu có mùi hôi hoặc biến mùi lạ thì nên vứt bỏ.

4 loại thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 4.

2. Hạn chế ăn dưa chua

Bắp cải, dưa và các món muối chua luôn là món khai vị ngon. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ là lúc dễ lựa chọn các món ăn từ dưa chua.

Tuy nhiên dưa chua có chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nó có thể gây ra ung thư gan, tốt nhất là không ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.

3. Hạn chế uống rượu, uống càng ít càng tốt

Người uống rượu bia dài ngày sẽ làm tổn thương lớn đến niêm mạc dạ dày, khi các tế bào dạ dày bị thương, các chất độc hại trong thực phẩm sẽ được hấp thụ vào dạ dày, gây ra viêm gan.

Khi chức năng gan kém, khả năng giải độc yếu đi sẽ gây ra xơ gan, tiền đề cho nguy cơ mắc ung thư gan.

Nếu uống bia rượu với lạc bị mốc thì nguy cơ sinh bệnh sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Chuyên gia khuyến cáo nam giới mỗi ngày không nên uống quá 2 ly, nữ không nên nhiều hơn 1 ly rượu.

4. Không ăn dầu mỡ đã bị biến chất

Dầu mỡ không nên nấu đi nấu lại, chỉ chiên rán một lần rồi nên bỏ đi. Dầu cũ có chứa thành phần hóa học MDA, có thể tạo ra polymer và phản ứng với protein trong cơ thể làm cho cấu trúc của protein bị biến dị.

Từ đó, làm cho các tế bào protein biến dị mất đi chức năng bình thường và tự chuyển hóa thành tế bào ung thư giai đoạn đầu tiên.

*Theo Health/Sina