Trang

Tìm hiểu về dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí tại Hà Nội của Xander

VICARE.VN - Tìm hiểu về dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí tại Hà Nội của Xander

23/03/2017

Hiện nay trên thế giới, những người nhiễm HIV vẫn đang sống khỏe mạnh, vượt qua sự kì thị của xã hội. Họ chiến thắng bản thân khi thực hiện đúng phác đồ điều trị, có chế độ luyện tập thể thao đầy đủ. Vậy những người đang lo lắng mình nhiễm bệnh trong việc quan hệ tình dục không an toàn, vô tình giẫm phải bơm kim tiêm phải làm sao? ViCare xin giới thiệu dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí tại Hà Nội đang được nhiều người tin cậy của trung tâm xetnghiemtainha

Quy trình Tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí tại Hà Nội

Với những người nghi nhiễm HIV thường có tâm lý lo sợ, ngại ngùng không dám đến các trung tâm tư vấn vì sợ gặp người quen, sợ bị nhiễm HIV họ sợ bị đối xử kì thị, khinh thường. Hiểu được tâm lý đó, trung tâm xetnghiemtainha.vn đã ra đời để trở thành bạn đồng hành.

Tư vấn và xét nghiệm tại Xetnghiemtainha (Xander) là dịch vụ "mở" dành cho những người có nhu cầu tìm hiểu về HIV. Tại đây bạn có thể trò chuyện cùng các chuyên gia đầu ngành, các tư vấn viên xét nghiệm thân thiện hiểu tâm lý của người mắc bệnh.

Hãy bấm máy để gọi: 0915.171.135

Địa chỉ: Số 1 - Tôn Thất Tùng - Trung Tự - Đống Đa - Hà Nội

Thời gian từ: 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến Chủ nhật (Trừ các ngày lễ, Tết)

 

Xét nghiệm HIV như thế nào?

Các xét nghiệm HIV nói chung gồm 2 loại:

- Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV

- Loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV.

Bản chất của xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian "chờ" để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Đây là khoảng thời gian được gọi là "thời kỳ cửa sổ", được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng).

Vì vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn 1 trong 2 tình huống sau đây:

- Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp và cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.

- Xét nghiệm âm tính 1 lần và cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.

Do đó, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung.

Một điểm cần lưu ý, do tính chất "âm thầm" hoạt động của loại vi rút nguy hiểm này, nên ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, tuyệt đối không chờ đủ thời gian cửa sổ.

Khi có hành vi nguy cơ trước đây, thậm chí vừa mới phát sinh hành vi nguy cơ trong thời gian gần nhất, người đó vẫn nên đến làm xét nghiệm kiểm tra. Hoặc nếu như bạn nhận thấy bất thường trên cơ thể và nghi ngờ liên quan tới HIV thì việc xét nghiệm vừa là cơ hội để tham vấn viên cung cấp thêm thông tin về dự phòng, vừa là cơ hội để khách hàng được theo dõi, lưu ý cho những lần xét nghiệm tiếp theo cũng như có thể phát hiện nhiễm HIV sớm nhất có thể.

Khi được tham vấn HIV, khách hàng có thể được hiểu thêm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và cũng có thể được lựa chọn tầm soát nhằm phát hiện sớm những căn bệnh này một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Với dịch vụ tư vấn miễn phí HIV dành cho người có nhu cầu tại Hà Nội bạn có thể liên lạc trực tiếp qua hotline (Xander sẽ gọi lại ngay cho bạn) hoặc Điền Vào Form sau đây. 

 

Đôi nét về xét nghiệm tại nhà (Xander)

Xét nghiệm tại nhà Xander là dịch vụ xét nghiệm với 3 tiêu chí: Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi

Với tầm nhìn về giải quyết khó khăn cho người Việt trong việc tìm kiếm một dịch vụ xét nghiệm đáng tin tưởng cả về chuyên môn lẫn dịch vụ, đặc biệt Công ty cổ phần công nghệ Xander cùng với các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp cho khách hàng dịch vụ xét nghiệm và trả kết quả tại nhà.

Xét nghiệm máu được đơn cử là một phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phát hiện nhiễm HIV.

Chi phí làm xét nghiệm hoàn toàn minh bạch.

Tuỳ từng gói xét nghiệm để có mức giá khác nhau.

Với gói xét nghiệm HIV ẩn danh có giá: 450.000 đồng

*Ví dụ: Khách hàng ở Yên Hòa, Cầu giấy (cách Đại học Y Hà Nội 6km) muốn đặt xét nghiệm tại nhà cho 1 người thì chi phí sẽ được tính như sau:

- Giá gói xét nghiệm (450.000 đồng) + Chi phí lấy mẫu xét nghiệm (95.000 đồng) x 1 người + Phí xử lý (100.000 đồng) + (6 - 5km)km x 5.000 đồng = 650.000 đồng

Phí xử lý: 100.000 đồng một lần bán kính 5km, từ km thứ 6 với khoảng cách tăng 1km phí xử lý cộng thêm 5000 đồng một lần (không giới hạn số người lấy mẫu trong một lần)

Chi phí lấy mẫu xét nghiệm tại nhà: 95000 đồng

Công thức: (Chi phí = Giá gói + 100,000 + 95,000đồng)

Quy trình thực hiện xét nghiệm

Bước 1: Khách hàng đăng kí xét nghiệm với Xander qua đường link xetnghiemtainha.vn hoặc liên hệ qua đường dây nóng: 0915.171.135
Bước 2: Xander liên hệ tư vấn và các nhận dịch vụ của khách hàng.
Bước 3: Điều dưỡng đến tận nơi khách hàng đăng kí để lấy mẫu xét nghiệm.
Bước 4: Mẫu xét nghiệm được đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phân tích.
Bước 5: Sau khoảng 2-5 tiếng, đăng kết quả xét nghiệm cho khách hàng tại: 
ketqua.xander.vn và gửi kết quả vào email cùng địa chỉ mà khách hàng đăng kí.

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV

- Giảm bớt những lo lắng được chia sẻ những lời khuyên chân thành giúp bạn lựa chọn những quyết định đúng đắn trong phác đồ điều trị, cuộc sống giảm bớt gánh nặng

- Dù có mắc nhiễm HIV hay không, trung tâm tư vấn sẽ giúp bạn cách phòng tránh cho cả người thân và gia đình

- Nếu bạn muốn sinh con, nếu bạn muốn quan hệ tình dục an toàn, các tư vấn viên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và giải đáp thắc mắc tận tình nhất

 

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc

soha.vn - Hoàng Hương | 

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc

Khi bị đau thần kinh tọa, bạn luôn tìm mọi cách để thoát khỏi cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đừng dùng thuốc giảm đau, mà hãy dành 1 phút để thực hiện bài tập này.

Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.

Đau dây thần kinh toạ có thể do do căng cơ, chấn thương, viêm mãn tính, thoát vị đĩa đệm, mang thai, u cột sống và bệnh lý khác khác.

Các triệu chứng của cơn đau thần kinh tọa:

- Đau hoặc cảm giác ngứa, rát hoặc như có kim châm ở bất kỳ vị trí nào dọc theo dây thần kinh tọa như phía dưới lưng, mông, sau đùi hoặc bắp chân,

- Mệt mỏi, tê hoặc mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân.

- Đau đầu gối khi bạn đứng lên ngồi xuống.

- Khi thả lỏng bàn chân trên ghế, bạn không thể xoay cổ chân lên xuống.

- Các dây chằng ở gót chân và đầu gối bị suy giảm chức năng vận động.

Dù là nguyên nhân gì, nhưng đã một khi bị triệu chứng này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Và khi đó, bạn sẽ tìm mọi cách để làm sao thoát khỏi những cơn đau dai dẳng. Nhưng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời và nguy hiểm mà không thể giải quyết được vấn đề.

Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần có chế độ luyện tập hằng ngày để tăng cường độ dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ và cột sống.

Trang Sciatica Treatment, chuyên về điều trị đau dây thần kinh toạ đã đưa ra một bài tập kéo dài 1 phút có thể hiệu quả ngăn ngừa đau thần kinh tọa.

1. Bài tập kéo giãn chân

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc - Ảnh 1.

Ngồi trên một mặt phẳng cố định. Chân duỗi thẳng, ngực và lưng giữ thẳng. 2 tay ôm chân phải, kéo một bên đầu gối áp sát vào ngực, dùng tay giữ cố định trong vòng 10 giây. Sau đó đổi sang chân khác và thực hiện tương tự.

2. Bài tập nâng chân

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc - Ảnh 2.

Nằm ngửa trên sàn phẳng, toàn thân thả lỏng. Nâng cao đầu gối, chân thả lỏng để thẳng lưng và hông theo tư thế trên. Đưa chân lên, xuống liên tục 5 lần.

3. Bài tập kéo căng đùi

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc - Ảnh 3.

Vẫn tiếp tục nằm ngửa, hai tay ôm vào chân phải, kéo đầu gối lại gần ngực. Giữ nguyên 10 giây. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.

4. Kéo giãn lưng

Không cần thuốc giảm đau, chỉ 1 phút mỗi ngày: Chữa khỏi bệnh đau dai dẳng nhiều người mắc - Ảnh 4.

Ngồi dậy và cho 2 chân thẳng về phía trước, để hai chân gần nhau. Cong người sao cho tay chạm ngón chân. Giữ nguyên 10 giây.

Hướng dẫn bài tập 1 phút chữa bệnh đau thần kinh tọa.

theo Trí Thức Trẻ

CẢNH GIÁC TRƯỚC ĐỘC TỐ MẠNH HƠN THẠCH TÍN 68 LẦN ẨN NẤP HẰNG NGÀY TRONG NHÀ BẾP CỦA BẠN

soha.vn - Trần Quỳnh | 

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn

Là một chất cực độc gây nguy hiểm với con người, nhưng ít ai biết rằng độc tố vi nấm aflatoxin đang ngày ngày hiện hữu trong nhà bếp của nhiều gia đình vì những lý do dưới đây.

Độc tố aflatoxin gây ung thư gan là độc chất do một số nấm mốc tiết ra và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm bị mốc.

Độc tố vi nấm aflatoxin đã được Tổ chức y tế thế giới xác định là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan.

Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân khiến nhà bếp trở thành "nơi trú ẩn" của aflatoxin

Aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi nóng, ẩm. Trong khi đó, phòng bếp là địa điểm hội tụ đủ cả hai yếu tố trên.

Do đặc điểm nóng, ẩm quanh năm, lại có nhiều dầu mỡ và đôi khi không được thoáng khí, nhà bếp trở thành nơi tập trung và phát triển của nhiều độc tố gây ung thư, trong đó có aflatoxin.

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn - Ảnh 1.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà bếp trở thành nơi "trú ẩn" yêu thích của độc tố vi nấm aflatoxin. (Ảnh minh họa).

Điểm mặt nơi aflatoxin "cư ngụ" trong nhà bếp của bạn

1, Thực phẩm mốc:

Aflatoxin là độc chất do một số nấm mốc tiết ra. Vì vậy nó thường xuất hiện trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì...v.v.

Đặc điểm của độc tố vi nấm Aflatoxin là tốc độ lan truyền cực nhanh. Do đó, ngay cả khi thực phẩm chỉ bị mốc một bộ phận nhỏ, bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng phần còn lại.

Hơn nữa, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta không nên dự trữ các loại thực phẩm dễ bị mốc với số lượng quá nhiều hay thời gian quá lâu. Thực phẩm bị mốc nên được vứt bỏ, tránh việc tái sử dụng bằng cách cho gia cầm, gia súc ăn.

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn - Ảnh 2.

Muốn xác định được thực phẩm đã bị mốc hay chưa, bạn chỉ cần đặt chúng trong phòng tối rồi dùng dụng cụ có tia tử ngoại chiếu vào. Thực phẩm có màu huỳnh quang xanh biếc đồng nghĩa với việc chúng có chứa độc tố aflatoxin. (Ảnh: nguồn Internet).

2, Quả hạch bị đắng:

Khi ăn phải quả đào hay hạnh nhân có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng.

Nguyên nhân là bởi vị đắng có trong các loại quả hạch rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn - Ảnh 3.

Không chỉ thực phẩm mốc, một số quả hạch bị đắng cũng là nơi độc tố aflatoxin trú ngụ. (Ảnh minh họa).

3, Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày:

Thời gian vừa qua, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã ghi nhận vụ việc một nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt do ăn phải mộc nhĩ đã ngâm 3 ngày.

Sau khi chẩn đoán về trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc là do độc tố vi sinh vật. Trên thực tế, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra hàng loạt chất độc như aflatoxin, mycotoxin…

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn - Ảnh 4.

Mộc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ gây phản tác dụng và tăng nguy cơ ngộ độc với người ăn. (Ảnh: nguồn Internet).

4, Đũa rửa không sạch:

Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, tinh bột bám trên những loại đũa này (đặc biệt là đũa gỗ) lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin.

Bởi vậy, bạn nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn và chú ý đũa định kỳ 6 tháng một lần.

Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn - Ảnh 5.

Nếu vệ sinh không cẩn thận, những chiếc đũa bạn ăn hằng ngày hoàn toàn có thể trở thành "hung thủ" gây ung thư. (Ảnh minh họa).

5, Thớt gỗ:

Trong quá trình dùng thớt gỗ để thái hoặc chặt thức ăn, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt trên bề mặt.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.

*Theo Ifeng - theo Trí Thức Trẻ

Kiến thức tổng hợp về ung thư dạ dày / 4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm!

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm!

Vân Hồng | 

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm!

Theo chuyên gia, bệnh dạ dày tiến triển từ triệu chứng nhỏ trong khoảng thời gian rất dài. Bài viết này là kiến thức tổng hợp về ung thư dạ dày ai cũng nên biết để phòng bệnh đúng.

Nói đến bệnh ung thư dạ dày, người ta thường miêu tả sự diễn tiến của bệnh kéo dài từ nhẹ đến nặng, bệnh mắc lâu ngày sinh ra ung thư. Vì thế, đây có thể xem là một dạng bệnh mãn tính, cũng là một dạng bệnh của tuổi tác, có một quá trình dài phát triển.

Bắt đầu từ các chứng bệnh nhẹ như viêm dạ dày, sau đó dần dần chuyển sang dạ dày co thắt, rồi mới chuyển sang thể u bướu. Đây là cơ hội để phòng bệnh rất tốt nhưng nhiều người trong chúng ta chưa biết, hoặc chưa đủ quan tâm.

Bài viết này của Bác sĩ Bộ Triệu Đức, Giám đốc Trung tâm Ung bướu dạ dày, Bệnh viện Ung bướu Đại học Bắc Kinh (TQ) giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của bệnh ung thư dạ dày và các giải pháp phòng tránh hiệu quả.

Ung thư dạ dày ở nam nhiều hơn nữ, số người mắc ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê mới nhất, ung thư dạ dày có tỉ lệ người mắc cao thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư tại Trung Quốc, chỉ sau ung thư phổi. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ khoảng 1,5 lần.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy việc mắc bệnh ung thư có liên quan rõ ràng đến sự khác biệt của chủng người, khu vực và các thói quen. Các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc ung thư ở vùng Đông Á cao hơn nhiều so với thế giới, tổng số bệnh nhân chiếm tới 70% toàn cầu và đang không ngừng tăng lên.

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm! - Ảnh 1.

4 nguyên nhân cần phải được cảnh báo sớm

Tại sao ung thư lại có tỉ lệ mắc bệnh theo vùng miền? Theo bác sĩ Đức, điều này đều có những nguyên nhân cụ thể. Nghiên cứu cho thấy, nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thường là khoảng 60 tuổi. Nhưng hiện nay đang ngày càng trẻ hóa.

Ngoài ra, bệnh phát sinh theo đặc điểm địa phương, ngay ở Trung Quốc, các tỉnh thành mắc ung thư nhiều chủ yếu ở miền nam như Sơn Đông, Liêu Đông, Phúc Kiến vì sự liên quan đến thói quen ăn uống của người dân địa phương.

Bác sĩ Đức giải thích:

(1) Nguyên nhân gây ung thư được cho là liên quan đến thói quen ăn mặn, ăn đồ nướng và thực phẩm ngâm tẩm nhiều, làm cho lượng nitrit tăng, protein biến đổi, từ đó dễ gây ra bệnh về tiêu hóa…

(2) Uống nhiều rượu là một trong những thói quen rất dễ làm hỏng niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra các bệnh về dạ dày ở mức độ khác nhau.

(3) Tỉ lệ người bị nhiễm vi khuẩn H. pylori cao cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

(4) Yếu tố di truyền có sự liên quan tới nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư hoặc xuất hiện các khối u ở hệ tiêu hóa thì nguy cơ mắc bệnh ở những người cùng huyết thống sẽ cao hơn.

Các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày

Trong thực tế, nhiều bệnh ung thư đều không có triệu chứng ban đầu rõ ràng, thậm chí nhiều bệnh ung thư còn không có dấu hiệu gì cho đến khi được phát hiện.

Tuy nhiên, bác sĩ Đức muốn nhấn mạnh rằng, ung thư dạ dày quan trọng nhất là chú ý các tổn thương tiền ung, tức là khi bạn hoàn toàn chưa có tế bào ung thư. Bản thân những tổn thương này dù chưa phải là ung thư, nhưng nó có khả năng tiến triển thành ung thư.

Loại thứ nhất chính là bệnh dạ dày co thắt do nhiễm trùng liên tục, bị kích thích lặp đi lặp lại, viêm niêm mạc, dần dần dẫn đến dị sản, cuối cùng phát triển thành tế bào ung thư.

Loại thứ 2 là polyp dạ dày. Các polyp này thường được phát hiện bất ngờ thông qua lần đi khám nội soi nào đó. Bệnh gần như không có triệu chứng sớm hay cảnh báo. Khi thấy đau mới đi khám thì đã diễn tiến thành ung thư giai đoạn muộn.

Loại thứ 3 là những người đã từng trải qua phẫu thuật dạ dày trong quá khứ, dạ dày đã bị cắt bớt. Nếu bị chảy máu dạ dày phải phẫu thuật mà không được điều trị triệt để, dạ dày bị rò rỉ hay tổn thương bên trong đều dễ có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Loại thứ 4 chính là những người có nguy cơ cao như bị viêm dạ dày, người mắc các bệnh khác về dạ dày chưa được điều trị triệt để.

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm! - Ảnh 2.

Cách thăm khám dạ dày định kỳ

Nhiều người cảm thấy khám nội soi là một việc sẽ gây ra đau đớn, vì thế tâm lý chung là nếu không rơi vào "hoàn cảnh bắt buộc" thì sẽ không bao giờ muốn khám bệnh bằng cách này. Vậy chẩn đoán ung thư dạ dày có cách đơn giản hơn không?

Bác sĩ Đức nói, mặc dù hình thức khám này có chút bất tiện, nhưng bất kỳ ai nếu muốn kiểm tra sớm ung thư dạ dày, không có lựa chọn nào tốt hơn cả.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ nhìn rất rõ những thay đổi nhỏ bên trong dạ dày, những dấu hiệu ung thư sớm sẽ được phát hiện một cách dễ dàng hơn.

Kể cả hình thức chụp CT hiện tại, dù đơn giản hơn nhưng sẽ khó phát hiện những vết tổn thương nhỏ li ti ở trong thành dạ dày, màu sắc thay đổi trong niêm mạc dạ dày cũng không thể nhìn rõ. Vì vậy, cách khám tiền ung thư dạ dày tốt nhất hiện này vẫn là nội soi, sinh thiết.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày 

Tất cả các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị chăm sóc hỗ trợ đều là phương pháp chính trong điều trị hiện đại. 

Bác sĩ Đức cho biết, phẫu thuật là phương pháp chính để chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Cách điều trị tổng hợp đa phương pháp đang là lựa chọn điều trị tiên tiến nhất.

Giải pháp này cần dựa trên các điều kiện thực tế của mỗi bệnh nhân, của thực tế hồ sơ bệnh lý sau khi hội chẩn và ý kiến của nhiều chuyên gia đa khoa, kết hợp với điều kiện của gia đình bệnh nhân để đưa ra những quyết định điều trị cuối cùng.

Bệnh dạ dày xảy ra tùy từng vị trí và tiến triển bệnh khác nhau nên cơ hội điều trị bệnh cũng có nhiều khác biệt. Từ căn cứ này mà mỗi bệnh nhân đều có những phác đồ điều trị riêng biệt, không giống nhau. 

Do đặc điểm tổn thương ung thư ở mỗi người đều khác nhau nên nếu sau phẫu thuật ung thư , số bệnh nhất sống được trên 5 năm tại Trung Quốc đạt tỉ lệ 45-50%.

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm! - Ảnh 3.

Cách phòng ngừa ung thư tốt nhất

Nhiều người sợ bị ung thư nên hầu hết đều muốn biết phương pháp phòng ngừa tốt nhất là gì. Bác sĩ Đức chia sẻ, thực tế cho thấy, để phòng bệnh, cách duy nhất là hãy quản lý tốt cái miệng, đó là điều then chốt. 3 cách đơn giản sau ai cũng nên nhớ.

Một là, chế độ ăn uống cần phải hợp lý. Ví dụ, biết là rượu và thuốc lá có hại, thì cần loại bỏ hoặc hạn chế nó trước khi đưa lên miệng.

Hoặc biết là những món ăn mặn, đồ nướng, đồ ngâm tẩm bảo quản dài ngày có nguy cơ gây bệnh, thì bạn cũng cần phải tạo thành thói quen biết chọn lọc thực phẩm trước khi ăn. Thực phẩm thiếu lành mạnh thì dù ngon cũng phải biết kiềm chế.

Nên ăn nhiều những thực phẩm an toàn, tốt cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Hai là, nếu trong gia đình có người từng bị ung thư, thì các thành viên cùng huyết thống nên lưu ý về yếu tố di truyền. Hãy tích cực và chủ động thực hiện việc khám tầm soát ung thư bằng cách nội soi khoảng 3 năm/lần hoặc theo đề nghị cụ thể của bác sĩ sau khi thăm khám.

Ví dụ, nếu trong gia đình có thành viên trẻ nhất từng phát hiện mắc bệnh ung thư khi 55 tuổi, thì các thành viên cùng huyết thống nên bắt đầu đi khám lần đầu tiên ở tuổi 40, và sau đó thì tiếp tục theo dõi để phòng bệnh triệt để.

Ba là, những người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và các bệnh đau dạ dày khác cần phải tiến hành điều trị tích cực để ngăn chặn bệnh tiến triển, thường xuyên đi đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ, tránh việc chậm trễ để cho bệnh tiến triển thành ung thư.

4 loại tổn thương dạ dày phổ biến có thể tiến triển thành khối u ác tính: Hãy biết sớm! - Ảnh 4.

*Theo Health/HQ

theo Trí Thức Trẻ

Lắng nghe các tín hiệu của cơ thể khi ngũ tạng ‘cầu cứu’

trithucvn.net

Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp và có khả năng phòng vệ cũng như đưa cảnh báo khi có vấn đề. Theo Đông y, dưới đây là các tín hiệu ngũ tạng biểu hiện ra khi chúng cần sự quan tâm và hỗ trợ.

(ảnh: thinkstock)
(ảnh: thinkstock)

Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính "hữu danh vô hình" và không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như "âm dương", "khí huyết", "tạng phủ", "kinh lạc", … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.

Ngũ tạng là chỉ 5 tạng tượng trong cơ thể như: tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận. Do nhận thức của Đông y thiên về chức năng, bệnh lý, chứ không phải là những bộ phận cơ thể theo giải phẫu học của y học hiện đại nên ví dụ: tạng thận không phải chỉ là hai quả thận mà gồm có thận âm, thận dương, thận khí và cả một hệ thống sinh dục, tiết niệu.

Mỗi tạng đều có những tín hiệu để báo động cho cơ thể khi chúng gặp các vấn đề sức khoẻ như:

1. Tâm –  là tạng quan trọng nhất trong lục phủ ngũ tạng và là cối lõi của sự sống.

Tim thuộc hành Hỏa trong ngũ hành, là gốc của mạch máu. Khi tim không được khỏe, nó sẽ phát ra những "tín hiệu" sau:

  • Thường xuyên cảm thấy hồi hộp, tức ngực, khi đi thang bộ hoặc vận động nhẹ thì thở dốc, nhịp tim tăng nhanh. Đặc biệt là trước đó tình trạng này không rõ ràng nhưng gần đây lại nặng lên.
  • Những cơn đau tim thường xuất hiện nhiều ở vùng giữa ngực, kéo dài liên tục mấy phút thậm chí là mười mấy phút, thường sẽ lan đến: cánh tay trái, ngón tay trái, thậm chí là cổ và vai.  
  • Khi ngủ phải gối đầu cao thì mới ngủ được: Khi nằm đầu thấp, 1 gối sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở, phải gối đầu cao (kê 2 hay nhiều gối) hoặc nằm nghiêng mới ngủ được, cho thấy chức năng của tim đã bị suy yếu.

2. Can – Gan không khỏe dẫn đến cả cơ thể càng lúc càng mệt mỏi.

Bệnh về gan được xem là "sát thủ âm thầm" bởi vì trong thời kỳ đầu bệnh không có các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi gan bị bệnh, cũng sẽ có một vài dấu hiệu nhỏ sau đây:

  • Giấc ngủ cũng không ngon, khó đi vào giấc ngủ; sau khi thức dậy miệng khô, đắng, có mùi hôi, lợi chảy máu khi đánh răng… Chân cảm thấy mỏi khi chỉ đi vài bước, cảm thấy cả cơ thể càng lúc càng mệt, tay chân cũng càng lúc càng mất sức.
  • Người có gan không khỏe, chân dễ bị trật và rất khó phục hồi; vết thương cũng khó lành.
  • Những người thích uống rượu (dù đã giảm lượng rượu) hoặc những người bị bệnh về da, đã trị lâu ngày nhưng cũng không khỏi thì đều phải chú ý về gan.
  • Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, khi nó gặp vấn đề thì đa phần sẽ biểu hiện qua việc ăn uống, ví dụ như chán ăn, không muốn ăn, nhìn thấy đồ ăn dầu mỡ hoặc ngửi thấy mùi dầu là buồn nôn, chướng bụng…
  • Da mặt bị vàng, ngứa ngoài da: Khi gan bị bệnh, chức năng chuyển hóa của dịch mật cũng sẽ gặp trở ngại khiến cho cơ thể xuất hiện sự thay đổi về màu sắc như da mặt vàng, vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng.
  • Lòng bàn tay đỏ: Các cơ mô ngón cái, cơ dạng ngắn ngón út và mạch máu trên đầu ngón tay ở cả hai tay bị đỏ giống như được đánh phấn thì có nghĩa là có khả năng mắc viêm gan mãn tính và xơ gan. Còn có một dạng gọi là "sao mạch", chấm màu đỏ tươi, hình mạng nhện, xuất hiện nhiều ở mặt, cổ, mu bàn tay, cẳng tay, trước ngực và vai.
Hệ thống lý luận về kinh mạch và ngũ tạng là đặc trưng của y học phương Đông (ảnh: fotolia)
Hệ thống lý luận về kinh mạch và ngũ tạng là đặc trưng của y học phương Đông (ảnh: fotolia)

3. Tỳ – làm chủ vận hóa trong ngũ tạng

Vận – tức là chuyển vận, chuyên chở; hoá – tức là tiêu hoá hấp thu. Trên thực tế, Tỳ đóng vai trò quan trọng đối với tiêu hoá và hấp thu, chuyên chở vật chất dinh dưỡng cho cơ thể, với sự hỗ trợ của đại tiểu tràng và nhiều tạng phủ khác.

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

  • Đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy phân sống.
  • Viêm đường ruột mãn tính: vừa bị táo bón, vừa bị tiêu chảy, chán ăn, tức bụng.
  • Xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn cơm nửa tiếng cho đến 2 tiếng, triệu chứng biến mất khi đến trước bữa ăn tiếp theo, thông thường là loét dạ dày.
  • Đau bụng khi đói: Sau khi ăn từ 3 – 4 tiếng, cảm thấy đau khi bụng rỗng hoặc đói, cơn đau giảm đi hoặc biến mất sau ăn, thông thường là do loét tá tràng.

  4. Phế – Phổi trong ngũ tạng

Phổi nằm ở phần chính giữa ngực, chia thành hai lá, khá xốp. Chiếm vị trí cao nhất trong lục phủ ngũ tạng, là điểm mạnh của ngũ tạng. Khi phổi gặp vấn đề sẽ phát ra các tín hiệu sau:

  • Ho khan: Không có đờm hoặc rất ít đờm, thường là viêm hô hấp cấp tính, thời kỳ đầu của viêm phế quản, một phần những người bị ung thư phổi cũng có triệu chứng này.
  • Ho mãn tính, kéo dài thường gặp trong viêm phế quản mãn tính, hay lao… Nếu ho ra máu thì phải đề phòng ung thư phổi. Ho đờm vàng thường là do phổi hoặc phế quản bị nhiễm trùng.
  • Sốt nhẹ về chiều và kéo dài đến tối. Cảm thấy mệt, chán ăn, ho ra máu vào những ngày thủy triều lên hoặc xuống có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi.

5. Thận là gốc âm dương của nội tạng.

Thận nằm ở chính giữa thắt lưng, kết hợp với bàng quang, tủy, não, tóc và tai thành hệ thống thận. Chủ yếu lưu giữ tinh, thủy, khí, là gốc âm dương của nội tạng, nguồn sống của sinh mạng, người xưa gọi thận là cái gốc thiên bẩm. Tín hiệu cầu cứu của thận thường thấy là:

  • Không thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng lượng nước tiểu lại đột nhiên tăng hoặc giảm, hoặc tiểu vào ban đêm nhiều lần biểu hiện sớm nhất của chức năng thận không tốt.
  • Nước tiểu đổi màu: Màu nước tiểu là "thước đo" của thận, khi nước tiểu đổi thành màu trà nhạt, đỏ nhạt, nâu hoặc đục như nước vo gạo thì đều nên cảnh giác vấn đề về thận.
  • Nước tiểu có bọt: đặc biệt là bọt nhỏ khó tan cho thấy trong nước tiểu bài tiết nhiều protein.
  • Sưng mặt, chân: buổi sáng sau khi thức dậy bị sưng mắt, mặt, chân, triệu chứng này không biến mất sau 20 phút vận động hoặc sau khi làm việc nặng càng bị sưng nhiều hơn.

Nắm vững những tín hiệu do ngũ tạng phát ra là vô cùng cần thiết trong cuộc sống, nhưng cũng đừng nghĩ rằng "bệnh nhẹ tự động sẽ khỏi", hoặc tự chữa trị bằng những cách không có cơ sở khoa học. Khi cơ thể khó chịu, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, phối hợp chữa trị với bác sĩ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Viên Minh