Trang

Có 12 triệu chứng sau phải nghĩ ngay đến bệnh ung thư

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/600/2014/5-nguyen-nhan-gay-chay-mau-am-dao-bat-thuong-1401526622775-crop1401526886038p.jpg

 

Bạn nên đi khám ngay lập tức để tầm soát ung thư nếu thấy một trong các triệu chứng "báo động đỏ" dưới đây.


soha.vn

"Báo động đỏ": Những triệu chứng phải nghĩ ngay đến bệnh ung thư

- Theo Phụ nữ today, 01/06/2014 09:17

 

1. Chảy máu bất thường

Ho ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Vệt máu sẫm trong phân có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung gây chảy máu âm đạo bất thường ngoài "chu kỳ đèn đỏ" hoặc đột nhiên có những kỳ bạn mất rất nhiều máu và rất đau. Xuất hiện máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Tia máu rỉ ra từ núm vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.

 

2. Thay đổi ở da

Những thay đổi về kết cấu da, mụn cơm, nốt ruồi hoặc sạm nám, đều có thể là những dấu hiệu của ung thư da. U hắc tố là loại ung thư da phổ biến và có triệu chứng giống như những nốt trên da thay đổi bất thường về màu sắc, kích thước, hình dạng hoặc bờ mép. Nếu có một số nốt trên da trông có vẻ "buồn cười" hoặc khác với màu da bình thường thì nên đi khám. Cũng cần để ý những thay đổi của nốt ruồi hoặc mụn cơm, như to nhanh hơn, mọc lông, thay đổi về màu sắc hoặc hình dạng. Cảnh giác nếu đột ngột bị chảy máu ở da hoặc bong vảy quá nhiều. Hãy quan sát những thay đổi này trong một hai tuần và nếu vẫn không thấy cải thiện thì nên đi khám.

 

3. Thay đổi ở ngực

Mọi người phụ nữ đều cần biết rõ về bộ ngực của mình và cần tự kiểm tra ít nhất một lần mỗi tháng để phát hiện những u cục hoặc những thay đổi khác trong mô vú, trên bề mặt da cũng như trên và xung quanh núm vú. Cần đi khám ngay nếu thấy da trên vú đỏ và dày vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm, là dạng ung thư vú rất hiếm gặp nhưng rất ác tính. Da nổi ban đỏ, bong vảy hoặc ngứa kéo dài vài tuần cũng cần được kiểm tra. Những thay đổi trên bề mặt da cũng bao gồm sưng, lõm (lúm đồng tiền), nhăm nhúm hoặc những nốt sần sùi. Cũng cần quan sát đầu núm vú và tìm những thay đổi bất thường về hình thức. Nếu núm vú đột nhiên tiết dịch (khi không nuôi con bú), bị bẹt ra, nhô lên hoặc tụt xuống (ngược với bình thường), thì tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản ngay.

 

4. Nuốt khó và thường xuyên bị khó tiêu

Nếu thấy rất khó nuốt thức ăn và có cảm giác như thức ăn luôn mắc ở cổ họng mỗi khi ăn, thì cần cảnh giác, vì đây có thể là triệu chứng của ung thư thực quản hoặc ung thư họng. Khó tiêu liên tục, không liên quan tới thai nghén hoặc những lý do rõ ràng khác, cũng là dấu hiệu báo động. Nếu thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu hoặc cảm giác nóng ở vùng bụng trên, hoặc nôn ra máu, thì đó là những dấu hiệu sớm của ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư họng.

 

5. Chướng bụng

Chướng bụng là tình trạng mà hầu như ai cũng từng mắc trong đời, do kinh nguyệt, do giữ nước hoặc do khó tiêu. Nếu bắt đầu bị chướng bụng bất thường và không liên quan với chu kỳ kinh nguyệt, thì cần chú ý sát sao tới những gì đang xảy ra. Chướng bụng có đến mức không thể mặc vừa quần áo? Có xảy ra đột ngột và hiện giờ diễn ra thường xuyên đã vài tuần? Có đi kèm với đau hoặc sưng ở bụng hoặc vùng chậu không? Bạn có thấy đầy bụng và không ăn được, cho dù trước đây không ăn nhiều? Tất cả những dấu hiệu này đều được biết là hay xảy ra ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, nên đi khám để các bác sĩ kiểm tra buồng trứng vì loại ung thư này rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu có thể phát hiện sớm thì cơ hội có kết quả điều trị tốt sẽ cao hơn.

 

6. Đau, sốt hoặc ho dai dẳng

Đây là 3 triệu chứng phổ biến và mơ hồ nhất gặp trong rất nhiều bệnh. Cực kỳ khó biết được chúng là do ung thư hay là do một bệnh nào khác, nhưng cũng không được coi thường. Đau không rõ nguyên nhân, dù ở chỗ nào của cơ thể, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Nếu đau dai dẳng qua một thời gian, và không thể lý giải được bằng vết thương hay bệnh nào khác, thì cần đi khám bác sĩ và mô tả tình trạng đau càng cụ thể càng tốt. Hãy để ý thời gian đau xuất hiện, kiểu đau và điều gì làm đau trầm trọng thêm.

Sốt thường là dấu hiệu của một nhiễm trùng, như cúm, nhiễm vi rút và nhiễm khuẩn, nhưng nó cũng có thể báo hiệu một số loại ung thư. Hội Ung thư Mỹ cho biết sốt là một trong những triệu chứng xảy ra với ung thư máu giai đoạn sớm như bệnh bạch cầu hoặc bệnh lympho. Tất nhiên là không cần chạy ngay đến chỗ bác sĩ mỗi khi bị sốt. Điểm quan trọng là nếu sốt kéo dài và không giải thích được thì cần đi khám, chứ không được bỏ qua.

Ho kéo dài (quá 3 hoặc 4 tuần) không liên quan tới cảm lạnh hay cúm, cũng cần được để ý. Nếu nghi ngờ ung thư phổi, nhất là ở người nghiện thuốc lá, bác sĩ sẽ khám họng, kiểm tra chức năng phổi và yêu cầu chụp X quang.

 

7.  Đau bụng thường xuyên và thay đổi thói quen đại tiện

Cũng giống như việc chảy máu bất thường ở hậu môn thì đau bụng thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện cho thấy bạn đang gặp rắc rối ở ruột. Ngoài ra ung thư buồng trứng, viêm tấy ruột cũng có biểu hiện tương tự.

 

8. Sưng hạch

Hạch lym pho nằm ở cổ, nách và bẹn. Thông thường các hạch này có thể hơi to nếu bị nhiễm trùng và sẽ nhỏ đi khi nhiễm trùng được điều trị hoặc khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu hạch vẫn to dần lên trong hơn 1 tháng, hoặc tạo thành những khối không hết hẳn và không liên quan tới nhiễm trùng, thì nên cảnh giác với khả năng ung thư, như ung thư máu và ung thư hạch.

 

9. Thay đổi và loét ở miệng

Ung thư da có những biểu hiện ban đầu như chảy máu và vết thương rất khó lành. Vết loét lâu dài trong miệng, những chấm trắng trên lưỡi, hoặc mụn loét trên môi có thể chỉ ra bệnh ung thư miệng. Những nốt loét ở da và vùng sinh dục không liền, hoặc gây bầm tím hay chảy nhiều máu, cần được bác sĩ kiểm tra.

 

10. Thay đổi bất thường ở xương

Không bị áp lực mạnh từ bên ngoài nhưng lại gãy những xương to như xương hông, xương đùi… Khớp xương khuỷu tay và đầu gối của những người ở độ tuổi thanh thiếu niên bị đau và sưng tấy, uống thuốc chữa thấp khớp và thuốc kháng sinh không hiệu quả. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư xương.

 

11. Giảm cân bất thường

Hầu hết những người bị ung thư đều bị giảm cân mà không rõ nguyên nhân. Nếu bạn không làm việc hay tập luyện vất vả hơn trước, bạn cũng không ăn kiêng và vẫn ăn nhiều như mọi khi, vậy mà vẫn bị sụt cân đáng kể, ví dụ 4 hay 5kg trong vòng một tháng. Nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tuyến tụy, dạ dày,đại tràng,  thực quản hoặc các bộ phận khác của đường tiêu hóa.

 

12. Mệt mỏi và suy nhược

Cuối cùng, triệu chứng tiềm ẩn của bệnh ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất chính là mệt mỏi. Mệt mỏi là triệu chứng quá thường gặp trong rất nhiều tình trạng đến mức không thể kết luận rằng đó là do ung thư gây ra. Tuy nhiên, mệt mỏi do ung thư có lẽ sẽ không giống với sự mệt mỏi sau một ngày làm việc. Nó khiến bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ hoặc không hề gắng sức chút nào. Mệt mỏi kéo dài, không hết khi nghỉ ngơi và có thể đi kèm với tình trạng suy nhược không giải thích được.

 

Tất cả 12 triệu chứng và dấu hiệu được mô tả ở trên đều là những chỉ báo khó thấy và mơ hồ về một bất ổn nào đó. Không dễ phân biệt các triệu chứng của ung thư và không nên hoảng hốt chỉ vì đột ngột có một cái nốt ruồi ở cánh tay hay cảm giác mệt mỏi đôi chút. Chỉ cần nhớ rằng nếu những triệu chứng này tồn tại dai dẳng hoặc xuất hiện mà không vì một lý do nào, thì cần bày tỏ mối băn khoăn của mình với bác sĩ. Có thể đó chỉ là nỗi lo lắng vô ích, nhưng đó cũng có thể là cách cứu sống tính mạng của bạn.

"Bụng mềm sống thọ": Bí quyết xoa bụng nổi tiếng Đông y giúp khỏe mạnh, loại bỏ bệnh tật

Vân Hồng - Theo Trí Thức Trẻ, 22/07/2018 12:45
Bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng, khi bụng cứng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đông y coi bụng mềm là tiêu chí khỏe mạnh, đây là bí quyết rất đáng tham khảo.
" Bụng mềm sống thọ": Bí quyết khỏe mạnh bạn nên tham khảo áp dụng trọn đời
Từ thời xa xưa, con người đã có câu nói vô cùng nổi tiếng rằng "bụng mềm như bông, bách bệnh khai thông", tức là bụng càng mềm, thì mọi bệnh tật được đẩy lùi, cơ thể khỏe mạnh, tuổi đời trường thọ.
Chúng ta có thể đã từng nghe nói, mức độ mềm mại và độ cứng của bụng có liên quan đến sức khỏe con người. Làm thế nào bạn có thể duy trì cho mình luôn có cái bụng mềm? Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về vai trò của bụng trong cơ thể con người.
Vùng bụng nằm ở giữa cơ thể con người, nơi có những cơ quan tiêu hóa quan trọng hàng đầu như dạ dày , ruột già, ruột non, gan và túi mật...
Các loại thực phẩm sau khi chúng ta ăn vào đều phải được tiêu hóa và hấp thu bởi các cơ quan này để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi các cơ quan tiêu hóa hoạt động đúng, dư lượng thức ăn trong ruột sẽ được thải ra trong thời gian nhất định, khi đó cảm giác sờ vào bụng sẽ mềm mại như bông.
Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường, nhu động ruột suy giảm, tích lũy phân lâu dài trong ruột sẽ tạo thành một vùng khô cứng, sờ lên bụng sẽ cảm thấy rất cứng, lồi lõm, đau.
Nếu có một khối u đường ruột cản trở sự di chuyển của thức ăn và phân, cảm giác cứng khi sờ vào thành bụng càng rõ ràng hơn, và khi đó chúng ta sẽ cảm thấy sự khó chịu như căng trướng bụng và đau bụng.
Nhiều người già sẽ gặp khó khăn để làm bụng mềm như bông, một phần là do sự gia tăng tuổi tác, nhu động ruột đã giảm xuống một mức độ nhất định.
Mặt khác, do mức sống ngày càng nâng cao nên người già cũng đã có nhiều thay đổi quan trọng trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật trong khi giảm thức ăn xơ thô, rau củ quả, từ đó dẫn đến tiêu hóa chậm đi và dễ gây ra táo bón.
Để phòng tránh tình trạng này, mỗi người nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, khuyến cáo bạn ưu tiên bổ sung các chất xơ thô từ nguồn gốc thực vật như củ quả, rau lá xanh, nấm và các loại rong biển.
Ngoài ra, người già cần phát triển thói quen đi đại tiểu tiện tốt, nên đi đại tiện hàng ngày trong khoảng thời gian tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn sáng.
Cách mát xa xoa bóp vùng bụng để bụng trở nên mềm hơn
Một số cách mát-xa bụng đơn giản có thể giúp bạn, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, thúc đẩy nhu động ruột được đánh giá là hiệu quả mà bạn nên thử tham khảo áp dụng sớm.
Có 2 phương pháp dễ sử dụng được khuyên dùng sau đây.
1. Xoa nhẹ vùng bụng



Bạn có thể dùng các ngón tay khép lại hoặc cả lòng bàn tay, xoa nhẹ và đều tay lên vùng bụng với một lực vừa phải và đều đặn nhịp nhàng.
Điểm đầu tiên bạn nên xoa là đặt tay lên rốn, sau đó dùng rốn làm tâm điểm, xoa hình vòng tròn lớn dần theo chiều kim đồng hồ, tức là từ phải qua trái, thực hiện nhịp nhàng như vậy cho đến khi cảm thấy bụng mềm và da bụng ấm lên.
Có danh y từng khuyên là nên xoa trong khoảng 36 vòng trở lên.
2. Ấn đẩy vùng bụng



Dùng lòng bàn tay hoặc mu bàn tay đặt lên vùng cao nhất của bụng, sát với sườn, sau đó đẩy nhẹ tay từ từ xuống dưới, sát vành bụng cho đến khung xương chậu. Thực hiện liên tục những lần đẩy xuống như vậy như một làn sóng.
Lưu ý, cách làm này không áp dụng cho những người mắc bệnh ngoài da, u bụng, nhiễm trùng hoặc rối loạn chảy máu, người có bệnh này không thích hợp thực hiện việc xoa bóp bụng.
Ngoài ra, trong những trường hợp bình thường, các bạn nên cải thiện chế độ ăn uống, phát triển thói quen đi đại tiểu tiện tốt, kiên trì thói quen xoa bóp vùng bụng như trên có thể giúp vùng bụng của bạn (đặc biệt tốt cho người cao tuổi) trở nên mềm mại và tăng cường sức khỏe rất tốt.
Ưu điểm của việc xoa đẩy bụng rất phong phú, có thể giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn, dễ đi ngoài hơn, đồng thời có thể giảm mỡ bụng, phát hiện sớm các căn bệnh ở vùng bụng như khối u, táo bón, trướng bụng khó tiêu...
Nếu như các phương pháp trên đã thực hiện rồi mà vẫn không hiệu quả, các bác sĩ đề nghị bạn nên đi khám hậu môn và đại trực tràng để phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh về đường ruột đồng thời có thể điều trị kịp thời.
*Theo Health/Sina

Đừng bỏ qua: Thời điểm bạn thức dậy mỗi đêm tiết lộ bạn đang gặp rắc rối ở bộ phận nào trong cơ thể

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/600/2018/7/21/photo1532146112240-1532146112240152232677.jpg

 

Khi bạn có vấn đề về sức khỏe, có thể có sự tắc nghẽn khí trong một cơ quan nội tạng nào đó. Và điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm.


soha.vn

TR.Thu - Theo Helino, 21/07/2018 15:20

 

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, rối loạn giấc ngủ mãn tính thường được gây ra bởi sự mất cân bằng âm-dương do sự gián đoạn dòng chảy của năng lượng trong cơ thể bạn. Năng lượng này được gọi là khí và nó được cho là có ở khắp mọi nơi trên trái đất.

Khi bạn ở trong tình trạng thể chất tốt, khí sẽ tự do chảy qua cơ thể, nhưng nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, có thể có sự tắc nghẽn khí trong một cơ quan nội tạng nào đó. Và điều này có thể đánh thức bạn dậy vào ban đêm.

Bright Side phát hiện ra cách mà cơ thể chúng ta hoạt động và lý do chúng ta thường thức dậy vào ban đêm tại cùng một thời điểm theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc như sau:

Đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng

Đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng giả định rằng khí lưu thông qua 12 kinh tuyến chính trong cơ thể của bạn liên quan đến một số cơ quan nội tạng nhất định.

Chu trình này thường mất 24 giờ trong khi mỗi cơ quan cơ thể có được 2 giờ để "sạc" khí.

Vào ban đêm, khí được kéo vào trong để nạp năng lượng cho cơ thể chúng ta.

Vì vậy, nếu giấc ngủ của bạn luôn luôn bị gián đoạn tại một thời điểm cụ thể, có thể có sự mất cân bằng trong một trong các cơ quan cơ thể bởi vì năng lượng không thể vượt qua nó, khiến bạn thức dậy.

21:00-23:00 - Vấn đề ở tuyến giáp

Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tái cân bằng chính nó và mạch máu của chúng ta trở nên hoạt động tích cực hơn.

Điều này có nghĩa là nếu gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hệ thống miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc chuyển hóa có thể khiến bạn tỉnh táo.

Khó khăn khi ngủ trong khoảng thời gian này cũng có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và lo lắng quá mức trong ngày.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở giai đoạn này, bạn có thể thực hành thiền định, tập yoga trước khi đi ngủ hoặc tập luyện cơ bắp và các bài tập thư giãn.

23:00-01:00 - Vấn đề ở túi mật

Túi mật có nhiệm vụ tạo ra mật - phần cần thiết để tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo bạn đã tiêu thụ trong ngày.

Thức dậy trong thời gian 23 giờ đến 1 giờ sáng có thể có nghĩa là bạn có thể có sỏi mật hoặc bạn cần phải điều chỉnh lượng chất béo của cơ thể cũng như nên ăn nhiều dầu lành mạnh hơn.

Những yếu tố liên quan đến cảm xúc như thất vọng, tự ti, cảm giác cây đắng và oán giận... cũng có thể tác động đến túi mật. Vì vậy, để trở lại giấc ngủ, bạn nên loại bỏ mọi suy nghĩ, thư giãn và tránh mọi bực tức.

01:00-03:00 - Vấn đề ở gan

Từ 1-3 giờ sáng là khoảng thời gian cơ thể của bạn tự làm sạch, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và các mô khác. Đó là lý do tại sao thức dậy vào lúc này có thể có nghĩa là gan của bạn có quá nhiều độc tố cần phải giải quyết.

Để giúp nó thực hiện các chức năng đúng cách, hãy cố gắng uống thêm nước tinh khiết và cắt giảm chất cồn và caffein trong danh sách đồ uống hàng ngày của bạn.

Thức dậy trong thời gian này cũng có thể có nghĩa là bạn đầy những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, cảm giác tội lỗi và giận dữ. Hãy giải quyết các tâm trạng này ngay nếu bạn muốn khôi phục giấc ngủ của mình trở lại bình thường.

03:00-05:00 - Vấn đề ở phổi

Phổi của bạn là những cơ quan đầu tiên bắt đầu lấp đầy khí bằng cách thu thập oxy và chuyển nó đến tất cả các cơ quan khác để chuẩn bị cho một ngày mới.

Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng và có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc nghẹt mũi thì rất có thể bạn có chất nhờn dư thừa trong người hoặc có chế độ ăn kém dinh dưỡng.

Phổi hoạt động kém cũng có liên quan tới những cảm xúc của buồn bã và đau khổ, vì vậy, thức dậy vào thời điểm này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải từ bỏ những cảm xúc này.

Trong trường hợp này, thực hiện một số bài tập thở để giúp mình ngủ ngon hơn nhé.

05:00-07:00 - Vấn đề ở tuột già

Trong thời gian này của buổi sáng, dòng năng lượng được tập trung trong ruột già để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể của bạn. Nếu có sự mất cân bằng trong cơ quan này, bạn có thể bị táo bón, tăng cân hoặc thậm chí lão hóa sớm.

Để làm cho ruột già hoạt động tốt và điều hòa chu kỳ giấc ngủ, bạn nên thư giãn các căng cơ bắp, uống nhiều nước và đi vệ sinh sau khi thức dậy.

Tỉnh giấc trong khoảng thời gian này cũng liên quan đến sự tắc nghẽn về cảm xúc, bao gồm cảm giác bị mắc kẹt, phòng thủ hoặc thiếu kiên nhẫn về cuộc sống của chính mình.

Vì vậy, nếu bạn liên tục thức dậy trong khoảng 5-7 giờ sáng, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải buông bỏ tất cả những gánh nặng cảm xúc của mình.

Nguồn: BS

Sốc độc, tử vong vì dùng băng vệ sinh sai cách: Lời cảnh tỉnh từ bác sĩ cho các chị em

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/600/2018/7/20/photo1532105210591-1532105210591533952002.jpg

 

Sử dụng tampon trong những ngày "đèn đỏ" đang được nhiều bạn trẻ yêu thích vì tính ưu việt của nó nhưng cũng không ít trường hợp phải nhập viện vì tampon.

soha.vn

Ngọc Anh - Theo Trí Thức Trẻ, 21/07/2018 09:35

 

Sử dụng tampon trong những ngày "đèn đỏ" đang được nhiều bạn trẻ yêu thích vì tính ưu việt của nó nhưng cũng không ít trường hợp phải nhập viện vì tampon.

 

Nhiễm trùng, sốc, đột tử vì tampon

Đó là câu chuyện về nữ sinh người Canada, Sara Manitoski qua đời vì hội chứng sốc độc trong khi đang đi học. Cái chết của cô gái trẻ 16 tuổi đã được chính thức xác nhận là kết quả của một chủng vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng gây chết người.

Một người bạn của Sara nói rằng, một ngày trước khi qua đời, Sara đã liên tục phàn nàn về cơn đau bụng kinh, bữa tối cô chỉ ăn rất ít và đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, mọi người thức dậy và phát hiện ra Sara đã tắt thở. Các giáo viên và nhân viên y tế có mặt ở đó đã cố gắng hồi sức tim phổi cho Sara nhưng đã quá muộn.

 

Hơn một năm sau khi Sara qua đời, thanh tra mới xác nhận triệu chứng của Saraa khớp với các biểu hiện của hội chứng sốc độc do chủng tụ cầu vàng trên băng vệ sinh tampon. Nguyên nhân tử vong là do Sara đã để băng vệ sinh quá thời gian mà không thay, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Tại Việt Nam nhiều chị em phụ nữ cũng chọn loại này sử dụng. Chị Vũ Hoài Anh – Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự, chị sử dụng tampon được hơn 1 năm thấy rất thích đi lại, du lịch rất tốt. Tuy nhiên, một thời gian dài chị bị viêm âm đạo liên tục đặt thuốc nhưng không khỏi và đến khi khám bác sĩ phát hiện bị nấm kèm theo vi khuẩn gram âm.

Từ đó, chị Hoài Anh phải chia tay những chiếc tampon, quay trở về sử dụng băng vệ sinh truyền thống mới trị dứt điểm được bệnh vùng kín.

Nguy cơ viêm nhiễm cao

Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – trung Tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, tampon là một loại "băng vệ sinh hiện đại", có hình dạng ống tròn và có kích thước phù hợp để đưa vào bên trong âm đạo.

Khác với các loại băng vệ sinh khác, tampon có khả năng thấm hút rất mạnh, không rò rỉ, giúp "cô bé" luôn sạch sẽ và khô thoáng nên nhiều chị em thích.

 

Tuy nhiên, bác sĩ Dung cho biết tompon dùng sai có thể rước bệnh vào người. Bà đã từng tiếp nhận các trường hợp nhiễm trùng, viêm nhiễm có liên quan đến việc sử dụng tampon. Nhiều trường hợp có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, vùng kín sưng tấy, ngứa rát…

Bác sĩ Dung kể trường hợp của Nguyễn Thuỳ Tr., một sinh viên 21 tuổi đã bị rách màng trinh vì tampon. Theo Tr. khi nghe mấy bạn cùng lớp kháo nhau rằng, dùng tampon tiện lợi, nữ sinh đã mua dùng thử. Tay chân lóng ngóng cố nhét cho bằng được tampon vào trong âm đạo, sau đó, cô giật nẩy mình khi thấy đau nhói ở "vùng kín".

Cô đi khám mới bàng hoàng khi bác sĩ nói cô bị rách màng trình dù chưa có một lần quan hệ tình dục.

Bác sĩ Dung cho biết tai biến sốc độc tố được coi là tai nạn "đặc trưng" có thể xảy ra khi sử dụng tampon. Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm tới cả tính mạng.

Sốc chủ yếu do vi khuẩn có tên gọi Staphylococcus, tồn tại tự nhiên trong mũi, nách, bẹn hay âm đạo của khoảng 1/3 dân số khỏe mạnh. Một vài biến thể của loại vi khuẩn này đôi khi gây nên tình trạng nhiễm độc.

Khi sử dụng tampon lâu không thay, chất độc sinh ra ở âm đạo hoặc vết thương và từ đó thẩm thấu vào máu và với những người có vết xước vùng âm đạo hay sức đề kháng thấp thì có nguy cơ nhiễm độc rất cao.

Dù sốc nhiễm độc không phổ biến nhưng nó đã được các bác sĩ trên thế giới cảnh báo vì thế khi sử dụng tampon chị em cần chú ý thật kỹ, thay tampon thường xuyên hơn.

Bác sĩ Dung nhấn mạnh khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, sốt cao, đau cơ, đau họng…cần đến cơ sở y tế ngay vì đó là biểu hiện của sốc độc tố do tampon gây ra.

Người đàn ông tử vong vì xơi hàu nhiễm khuẩn ăn thịt người

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/600/2018/7/20/photo1532054489221-153205448922114254313.jpg

Ảnh minh họa - New York Times

 

Một người đàn ông sống tại bang Florida (Mỹ) đã thiệt mạng do bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ hàu.


soha.vn

 

Người đàn ông tử vong vì xơi hàu nhiễm khuẩn ăn thịt người

Bảo Hà - Theo TTXVN/ Báo tin tức, 20/07/2018 10:16

 

Một người đàn ông sống tại bang Florida (Mỹ) đã thiệt mạng do bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ hàu.

 

Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, hành khách khiến máy bay phải hạ cánh khẩn

Suýt chết vì nhiễm virus ăn thịt người từ chiếc đinh gỉ sét

 

Sở Y tế bang Florida cho biết người đàn ông 71 tuổi ở Sarasota đã tử vong sau hai ngày ăn hải sản trong ngày 8/7 tại một nhà hàng địa phương.

Nguyên nhân cái chết được xác định là ăn phải hàu bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vibrio vulnificus.

Theo kênh truyền hình WWSB, loại khuẩn này có thể được tìm thấy trong các loài sò ốc sống. Đây là trường hợp tử vong thứ ba vì khuẩn vibrio vulnificus ở bang Florida trong năm nay.

Trên thế giới, rất hiếm người nhiễm khuẩn vibrio vulnificus. Các nạn nhân hoặc là ăn phải hải sản sống nhiễm độc hoặc có vết thương hở tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm chứa khuẩn thì mới bị lây nhiễm.

 

Thông thường, các nạn nhân bị nhiễm khuẩn vibrio vulnificus có các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

"Sự phơi nhiễm xảy ra phổ biến hơn trong những tháng mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10, khi dòng nước ấm hơn", cơ quan chức năng giải thích.

Phương pháp thần kì của Đạt Ma Sư Tổ chữa bách bệnh ngay cả ung thư thời kỳ cuối

http://thienluongvn.com/wp-content/uploads/2018/05/chuabachbenh-3.jpg

NGUỒN GỐC CỦA ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH VÀ HIỆU QỦA THẦN KÌ CỦA NÓ Năm Đinh Sửu (theo công lịch là năm 917) nhà sư Đạt MA từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu Lâm Tự (Chùa Thiếu …

thienluongvn.com

Phương pháp thần kì của Đạt Ma Sư Tổ chữa bách bệnh ngay cả ung thư thời kỳ cuối

23/05/2018 03:05

NGUỒN GỐC CỦA ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH VÀ HIỆU QỦA THẦN KÌ CỦA NÓ

Năm Đinh Sửu (theo công lịch là năm 917) nhà sư Đạt MA từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu Lâm Tự (Chùa Thiếu Lâm). Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản sứ, thường dễ sảy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của Ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công luyện tập võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.

 

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể chất kém không thể luyện võ được. Sư Tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.

"Dịch – thay đổi, Cân – gân cốt, Kinh – sách quí"

Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đứng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe tăng và đặc biệt là trừ được bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen xuyễn, các bệnh tim mạch, các bệnh dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trĩ nội … rồi bán thân bất toại, trúng gió méo mồn lệch mắt, … đều biến hết

Nhất là các loại bệnh mãn tính của người cao tuổi, kể cả các loại ung thư đều có thể phòng và trị được. Với các bệnh về mắt, luyện Dịch Cân Kinh có thể chữa khỏi các chứng đau mắt thông thường, đau mắt đỏ và cả đục thủy tinh thể (thông manh)

Tại sao mà kì diệu đến vậy?

Theo y lý cổ truyền Phương Đông, mọi bệnh tật đều do mất cân bằng "âm – dương" và trì trệ khí huyết mà ra. Khí huyết của ta vừa các Vệ Sĩ tiêu trừ các yếu tố đọc hại từ ngoài xâm nhập, vừa là Nhà Quản Lý sắp sếp lại nhưng chỗ mất cân bằng.

Y học Phương Đông rất coi trọng vai trò của ý chí, của chủ quan, của nội lực, của chữ "TÂM". Lo lắng, Bực bội, Không tin tưởng, Độc ác, … đều tác dụng xấu tới sức khỏe. Thanh thản, Hướng thiện, Nhân đức, … vừa mang lại sảng khoái, thăng bằng, mạnh khỏe, vừa dễ cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh. Thuốc thang Đông y chỉ kích thích, bổ trợ cho nội lực của chúng ta chống lại bệnh tật. Trái lại, ỷ vào hóa dược của "y học hiện đại" (như dựa vào quân đội ngoại quốc làm lính đánh thuê) thường có tác dụng phụ không mong muốn, nguy hại cho sức khỏe và tuổi thọ !

 

Tâp chung đầy đủ ý chí và tinh thần để kiên trì tập luyện theo ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH là làm cho khí kuyết lưu thông đều khắp cơ thể, vào cả lục phủ ngũ tạng, các hệ mạch lạc thần kinh … nên có tác dụng kỳ diệu vậy đó !

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP

"VẨY TAY ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH"

Trước tiên nói về tinh thần:

Phải có hào khí: nghĩa là có quyết tâm tập cho đến nơi và đều đặn, kiên nhẫn, vững vàng tin tưởng, không nghe lời bàn ra tán vào mà bỏ dở.

Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho là hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập.

TƯ THẾ :

"Trên không, dưới có, lên ba, xuống bảy"

Trên phải không, dưới nên có. Đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón tay xòe như quạt. Khi vẫy, lỗ đít phải thót, bụng dưới thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, ngón chân bấm chặt đất như trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu lĩnh khi luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh'.

Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý tập chung vào tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái trèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.

Khi vẩy tay cần nhớ "lên không, xuống có", nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.

"Trên ba, dưới bảy" là phần trên để lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải quán triệt đầy đủ thì hiệu quả mới tốt.

Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi chỉ nhẩm đếm lần vẫy tay.

CÁC ĐỘNG TÁC TẬP CỤ THỂ:

a. Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai.

b. Hai tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.

c. Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu và miệng trạng thái bình thường.

d. Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và đùi căng thẳng.

e. Hai mắt chọn một điểm đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám, đùi vế chắc, lỗ đít thót và nhẩm đếm.

f. Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở hai phía trước theo quán tính, tuyện đối không dùng sức, chân vẫn lấy ân, hậu môn co lên không lòi.

g. Vẩy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên đến 1000 cái vẩy tay, ước chừng 30 phút.

h. Phải có quyết tâm tập đều đặn, lần vẩy tay tăng dần lên, không miễn cưỡng vì "dục tốc bất đạt", nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, như vậy khó có kết quả.

 

Bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng hết sức làm tổn thương các ngón chân. Sau buổi luyện tập nên vê vê các ngón chân, tay, mỗi ngón chín lần.

Nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn.

Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến lên mới đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn.

Nếu tinh thần không tập chung, tư tưởng phân tán, khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nhẹ, dưới nặng" là sai và hỏng.

Khi vẩy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện " đánh rắm", hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng … đấy là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt, là đã có hiệu quả, đừng ngại.

Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với "trên nhẹ, dưới nặng". Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ "thiên khinh địa trọng".

Bệnh gan:

Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện là có kết quả.

Bệnh mắt:

Luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó có thể chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể (thông manh).

Trong nội kinh có nói "mắt nhờ huyết mà nhìn được", khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác, nhưng cũng là bộ phận của cơ thể.

NHỮNG PHẢN ỨNG

Khi tập "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" có thể có những phản ứng, đều là hiện tượng thải bệnh, không đáng ngại. Xin liệt kê ra đây 34 phản ứng thông thường (có thể có những phản ứng khác nữa không liệt kê hết được).

1. Đau.

2. Buốt.

3. Lạnh.

4. Đầy hơi

5. Ngứa

6. Tê dại

7. Nóng.

8. Ra mồ hôi.

9. Đau lưng

10. Đầu nặng.

11. Nấc.

12. Nôn mửa,ho.

13. Lông, tóc dựng đứng.

14. Giật gân, giật thịt.

15. Âm nang (bìu dái) to lên.

16. Máy mắt, mí mắt giật.

17. Hơi thở ra nhiều, thở dốc.

18. Trung tiện (đánh rắm).

19. Huyết áp biến đổi.

20. Sắc mặt biến đổi.

21. Chảy máu cam.

22. Đau mỏi toàn thân.

23. Ứa nước miếng.

24. Tiểu tiện nhiều.

25. Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen.

26. Có cảm giác như kiến bò, hoặc kiến cắn.

27. Đau xương, có tiếng kêu lục cục.

28. Có cảm giác máu chảy dồn dập.

29. Ngón chân nhức nhối như mưng mủ.

30. Cụm trắng ở lưỡi biến đổi.

31. Da cứng và da dầy (chai chân, mụn cóc) dụng đi.

32. Trên đỉnh đầu mọc mụn.

33. Bênh từ trong da thịt tiết ra.

34. Ngứa từng chỗ hay toàn thân.

Các phản ứng trên là do trọc khí trong người bi bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ chất ứ đọng, tức tử bệnh tật.

Có phản ứng là có sự xung đột giữa chính khí và tà khí. Ta vẫn tiếp tục tâp vẩy tay sẽ sinh sản ra chất bồi bổ, có nhiều ích lợi cho chính khí. Ta luyện tập đúng phép là làm tăng mức đề kháng, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu thường không thải nổi. Khi luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" khí huyết lưu thông mới thải nổi cặn bã ra, nên sinh ra phản ứng. Vậy ta đừng sợ, cứ tiếp tục tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần dần đưa lai kết quả tốt.

BỐN TIÊU CHUẨN

Luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" đạt được bốn tiêu chuẩn như sau:

Nội trung tố: tức là nâng can khi lên, là then chốt, điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh khí sẽ thông suốt lên tới đỉnh đầu.

Tứ trưởng tố: tức là tứ chi phối hợp với động tác theo đúng nguyên tắc khi tập "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh".Tứ trưởng tố song song với Nội trung tố sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trọc khí dắn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

Ngũ tâm phát: nghĩa là 5 trung tâm của huyệt dưới đây họat động mạnh hơn mức bình thường:

* Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu.

* Lão cung: hai huyệt của hai gan bàn tay.

* Dũng tuyền: hai huyệt của hai gan bàn chân.

Khi luyện "Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh" 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt. Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tời hiệu quả phi thường, nó làm tăng cường thân thể tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

Lục phủ minh: Lục phủ là ruột non, mật, dạ dày, ruột già, bong bóng, tam tiêu. Minh nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn tiêu hóa và bài tiết được thuận lợi, xúc tiến các cơ năng sinh sản, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể, tức là âm dương cân bằng, cơ thể thịnh vượng.

MỘT SỐ ĐIỂM CẨN CHÚ Ý

Số lần vẩy tay không nên ít: từ 600 lần đến 1.800 lần (30 phút mới là toại nguyện cho đợt điều trị).

Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng vẫn phải nhớ thót đít và bấm 10 ngón chân

Số buổi tập:

* Buổi sáng thanh tâm -> tập mạnh.

* Buổi chiều trước khi ăn -> tập vừa.

* Buổi tối trước khi ngủ -> tập nhẹ.

Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu ? Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy 3.000 tới 6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.

Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh. Bình thường vẫy 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa trừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lục động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.

Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông

Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mền dẻo, đặc biệt là không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực, cũng không được chuyển động nhiều tác dụng sẽ giảm.