Trang

10 thói quen hủy hoại răng không ngờ tới

news.zing.vn - 16:48 ngày 25/02/2015

Cho dù đánh răng hàng ngày, súc miệng kỹ sau khi ăn, bộ nhai vẫn có thể tổn thương do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Tờ Dailymail đã đưa ra nhận định của các chuyên gia nha khoa về những thói quen hủy hoại răng bạn không ngờ tới.

Trà quá nóng

Tiến sĩ Stephen Pitt, chuyên gia nha khoa ở quận Essex (Anh) cho biết, do nhiệt độ thay đổi nhanh khi uống trà nóng và các đồ uống nóng khác để làm ấm cơ thể vào trời lạnh, dễ khiến cho bề mặt răng sản sinh các vết nứt nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vết nứt khi sâu hơn sẽ tổn thương đến men răng, dẫn tới răng bị mẫn cảm, nếu nghiêm trọng sẽ làm tổn hại đến tủy hoặc dây thần kinh, gây nhiễm trùng, sưng nhọt.

Nói nhiều

Tiến sĩ Luke Cascais Rini, chuyên gia khoa Ngoại bệnh viện BMI thuộc quận Kent (Anh) nhận định, thường xuyên nói chuyện khiến cằm hao mòn và rạn nứt, thậm chí sẽ tạo thành viêm khớp TMJ (khớp thái dương hàm), tổn hại đến sức khỏe răng.

Súc miệng quá mạnh khi đánh răng

Bác sĩ nha khoa Phil Stemmer (London, Anh) cho biết axit và đường sản sinh khi ăn cơm sẽ làm suy yếu tác dụng bảo vệ của men răng. Việc đánh răng ngay sau khi ăn càng dễ phá hoại men răng. Bác sĩ Stemmer khuyên bạn nên đánh răng sau khi ăn 30 phút, đồng thời không được súc miệng quá mạnh để tránh làm suy giảm tác dụng của kem đánh răng có chứa fluoride.

Vận động quá mức

Theo một nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Đại học Heidelberg (Đức), vận động trong thời gian dài dễ dẫn tới lượng nước bọt giảm nhưng tính kiềm tăng cao, khiến hormone vi khuẩn mảng bám tăng, nguy cơ mắc các bệnh về răng.

Há miệng khi bơi

Giáo sư Damien Walmsley thuộc Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết, chất clo trong bể bơi có thể khiến răng bị xói mòn, làm mất các mô cứng ở bề mặt, khiến răng đổi màu và mẫn cảm. Vì thế, các chuyên gia khuyên sau khi bơi, bạn nên đánh răng hoặc súc miệng.

Đi máy bay sau khi hàn răng

Tiến sĩ Luke Cascais Rini chia sẻ đi máy bay sau khi hàn răng có thể khiến bộ nhai đau đơn. Nguyên nhân, khi độ cao thay đổi sẽ dẫn tới sản sinh các bọc khí nhỏ trong chất liệu trám răng, do thay đổi khí áp mà dẫn tới đau răng. Thông thường cơn đau răng sẽ biến mất sau khi máy bay hạ cánh vài tiếng. Tuy nhiên, nếu vẫn thấy đau, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi leo núi hoặc trượt tuyết cũng có thể xuất hiện tình huống tương tự.

Dùng răng thay cho kéo

Giáo sư Tara Langton thuộc khoa ngoại về khoang miệng, Học viện Hoàng gia London, nhấn mạnh dùng răng thay cho kéo để cắn đứt đầu chỉ, xé giấy bọc hay cắn móng tay..., đều rất dễ làm tổn thương đến răng cửa.

Ngậm thuốc

Để đạt hiệu quả giảm đau, nhiều người nghiền nát viên Aspirin hoặc cắn giữ trực tiếp trên chỗ răng đau. Tuy nhiên, tiến sĩ Cascais Rini cho rằng, cách giảm đau này dễ đốt cháy mô mềm nhạy cảm trong khoang miệng. Tiến sĩ Rini kiến nghị, nuốt viên Aspirin cũng có thể xoa dịu cơn đau răng.

Không chú ý vệ sinh răng miệng khi mang thai

Tiến sĩ Jeremy Hill, chuyên gia nha khoa ở quận Hertfordshire (Anh), nhận định việc uống Progesterone và các thuốc tránh thai khác hay việc mang thai đều làm cho mức estrogen tăng cao, khiến các mô nướu phản ứng mạnh hơn với mảng bám răng và các chất kích thích cục bộ khác, dẫn tới hoặc làm nặng thêm chứng viêm nướu, dễ bị chảy máu răng. Việc tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt, có thể làm giảm tối đa các chứng viêm trong khoang miệng.

Uống thuốc kháng histamin

Dược sĩ Stephen Foster ở quận Kent (Anh) giải thích, thuốc kháng histamin có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như lưỡi và khoang miệng, từ đó ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt, dẫn tới khô miệng. Thường xuyên bị khô miệng sẽ gây tụt lợi và bệnh nha chu, làm tăng tỷ lệ lây nhiễm, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới răng lung lay, thậm chí bị rụng. Vì vậy, bạn nên nhai kẹo cao su không đường và uống nhiều nước giúp thúc đẩy tiết nước bọt.

Ăn gỏi cá hồi: Dễ nhập viện / Sự thực về dầu cá / trứng giàu Omega-3

Ăn gỏi cá hồi: Dễ nhập viện

8:00 AM | 05/05/2015 - Dinh dưỡng

(SKGĐ) Bạn vẫn tin tưởng vắt vài giọt chanh, uống thêm rượu mạnh là bạn an toàn với mỏi cá. Sự thực, cách làm đó chỉ có giá trị giảm tanh.

Tử vong do ấu trùng giun Anisakis simplex

Ths. Bùi Ngọc Thanh (Quản lý dự án FIBOZOPA – dự án xây dựng năng lực nghiên cứu Ký sinh trùng có nguồn gốc thủy sản được tổ chức DANIDA Đan Mạch tài trợ) cho biết, tại Nhật Bản đã ghi nhận bệnh nhân chết do ăn gỏi cá hồi. Bệnh nhân bị giun Anisakis simple chui vào phá hủy não. Đó là trường hợp ông Shota Fujiwara, quận Gifu, Tokai, Nhật Bản rất thích ăn món Sashimi và thường xuyên ăn món ăn này. Rồi ông thường bị đau đầu, vận động trở nên chậm chạp và hay quên... Nhưng kết quả chụp CT não không phát hiện bất thường. Song một chuyên gia về da đầu đã phát hiện những chuyển động nhỏ bất thường dưới lớp da đầu của ông. Gây tê da đầu thấy những con sâu nhỏ nhỏ tựa con giòi lúc nhúc bò ra. Khi đại phẫu mở hộp sọ đã bắt được hàng trăm những con như vậy. Ông Shota Fujiwara đã tử vong vì những con giun Anisakis simple- đã phá hủy hoàn toàn não bộ.

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có tới 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có lối 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá.

Trường hợp khác, một phụ nữ 58 tuổi có triệu chứng bị buồn nôn, đau bụng nghiêm trọng. Khi đi khám được xác định tắc ruột phải phẫu thuật cấp cứu. Khi mổ, các bác sĩ đã lấy ra được gần trăm ấu trùng giun này dài 17mm trong ruột bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội cho biết, tại Việt Nam tuy chưa ghi nhận những ca bị thủng ruột do nhiễm giun Anisakis simple. Tuy nhiên, trào lưu ăn gỏi cá hồi sống, ăn Sushi đang phát triển là nguy cơ nhiễm giun Anisakis simplex rất cao. Tại Nhật Bản mỗi năm có đến cả nghìn ca bị ngộ độc loại ký sinh trùng này.

Các loại gỏi từ cá và mực biển đều nguy hiểm

Thạc sĩ Thanh cho biết thêm, Anisakis là bệnh nguy hiểm ở người do ấu trùng giun Anisakis simplex gây ra. Anisakis simplex có vòng đời khá phức tạp qua nhiều ký chủ khác nhau, trứng được ấp trong nước biển, ấu trùng ký sinh trên giáp xác. Sau đó chúng ký sinh trên hải sản đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và mực, giai đoạn trưởng thành phát triển trên động vật có vú ở biển như hải cầu, cá heo và cá voi.

Ấu trùng Anisakis simplex ký sinh chủ yếu ở thành ruột và bên ngoài nội quan của cá biển, tuy nhiên ấu trùng này cũng ký sinh ở trong lớp cơ dưới da cá, đây chính là rủi ro khiến cho người ăn gỏi bị nhiễm bệnh. Gỏi Sushi được làm từ thịt cá hồi, cá ngừ hoặc mực đây là những loài cá biển thường mang ấu trùng Anisakis simplex nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Anisakis có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người theo 2 cách:

Thứ nhất gây bệnh đường ruột do ấu trùng khu trú tại thành ruột, gây đau bụng, nguy hiểm hơn ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác đặc biệt như não bộ, mắt có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thứ hai gây nên hiện tượng ngộ độc do độc tố triệu chứng điển hình như nôn mửa dữ dội, tiêu chảy hoặc phát ban. Mặc dù quá trình chế biến gỏi cá có thể loại bỏ được ấu trùng Anisakis nhưng độc tố vẫn có thể tồn tại trong thịt cá nên vẫn có thể gây nên ngộ độc.

Hiện nay, nước ta có nuôi cá Hồi Vân, loại cá này cũng được sử dụng chế biến gỏi ở nhiều nhà hàng, tuy nhiên, đây là cá nuôi nước ngọt nên không bị nhiễm ấu trùng Anisakis. Mặc dù vậy, cá Hồi Vân cũng có khả năng nhiễm các loại ấu trùng giun sán khác có thể lây truyền cho con người khi ăn gỏi.

Để tránh các trường hợp ngộ độc do Anisakis nhiều nước trên thế giới đã có quy định, phải đông lạnh cá giành cho ăn sống ở nhiệt độ -20 độ C trong một tuần hay ở nhiệt độ -35 độ C trong 15 giờ. Với nhiệt độ này ấu trùng Anisakis simplex sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, ở Việt Nam và Nhật Bản... không có quy định đông lạnh cá trước khi chế biến nên nguy cơ ngộ độc cá rất cao. Hơn nữa, gỏi cá - Sushi thường được chế biến từ cá tươi không qua đông lạnh.

Cách diệt giun Anisakis:

1. Muối cá trong 7 ngày.

2. Hong khói cá.

3. Đông lạnh cá ở nhiệt độ -20 C trong vòng 1 tuần hay -35 độ C trong vòng 7 giờ.

4. Chỉ ăn Sushi, gỏi cá... đã được làm đông lạnh rồi.

Ngoài ra, có thể nặn chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun. Uống thêm rượu mạnh cũng không có tác dụng.

Tạ Hà

 
 

Sự thực về trứng giàu Omega-3

11:30 AM | 01/04/2014

(SKGĐ) Trứng gà omega-3 đang bắt đầu lan ra thị trường Việt Nam. Sự thực loại trứng ấy thế nào?

(SKGĐ) Trứng giàu omega

Giá không quá "chát"

Trên thị trường Việt Nam, trứng gà omega-3 đang được các công ty chăn nuôi như Vietfarm, Minh Ân… kinh doanh. Sản phẩm được giới thiệu như là một loại trứng giàu Omega–3 hơn hẳn các loại trứng gà thông thường. Theo ông chủ doanh nghiệp Minh Ân, chàng trai trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân cho biết trang trại sản xuất dựa theo đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học của anh. Anh Ân cũng cho biết, để sản xuất được trứng gà Omega–3, gà của anh được cho ăn với một cồng thức ăn đặc biệt. Trong hàm lượng thực ăn của gà có nhiều loại hạt chứa tinh dầu và có tảo biển, và đồng thời có bổ sung dầu cá.

Giá bán của các loại trứng giàu Omega–3 trên thị trường cũng cao hơn chút ít so với loại trứng thường. Giá trứng dao động khoảng 5.000 – 7.000đ/ quả.

Thức ăn có làm tăng Omega– 3 trong trứng?

Thông thường, Omega–3 là một chất có sẵn trong trứng gà. TS. John La Puma, một trong những bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu của Mỹ cho rằng, tất cả các loại trứng gà đều giàu acidt béo Omega-3. Và trứng được sản xuất từ các con gà thả vườn, được cho ăn tảo và các hạt dầu cá thì dồi dào các loại chất béo Omega-3 hơn.

Tại thị trường Mỹ, trứng gà giàu omega-3 đã không còn mới lạ. Các trang trại của bang, Canifonia, Mỹ đã tiến hành, áp dụng công thức ăn chăn nuôi giàu các loại thức ăn ngũ cốc hữu cơ để nhằm thay đổi hàm lượng Omega–3 trong trứng gà. Họ cũng đã nhận thấy rằng, hầu như tất cả lòng đỏ trứng gà đều có chứa omega-3. Tuy nhiên, lượng omega-3 thay đổi theo số lượng thực phẩm có chứa omega-3 của gà mái ăn vào. Và họ đã bổ sung vào khẩu phần ăn của gà các thành phần như cá mòi dầu, dầu nhuyễn thể, dầu hạt lanh, dầu tảo. Kết quả cho thấy, lượng Omega – 3 tăng lền từ 3 – 5 lần thông qua bổ sung chế độ ăn.

Tại Việt Nam, theo kết quả phân tích theo mẫu thử nghiệm số KT319889 – TP3 của Trung Tâm Kĩ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 về trứng gà Omega–3 của công ty Minh Ân cho thấy với hàm lượng Omega-3 đạt tới 250mg, trong đó DHA có đến 90mg. (tiêu chuẩn hàm lượng omega-3 trong trứng là 70mg/100g trứng – theo Bảng chỉ tiêu thành phần thực phẩm Việt Nam, do Bộ Y tế ban hành năm 2007). Nghĩa là sản phẩm trứng Omega – 3 của công ty này hiện gấp hơn 3 lần sao với trứng thường. Ngoài ra, các chỉ số về vitamin A, B1, B12, protein trong trứng gà tăng khá cao.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng việc làm giàu Omega–3 bằng việc bổ sung thức ăn vào khẩu phần ăn là hoàn toàn có thể làm. Tuy nhiên, bản thân ông cũng chưa nghiên cứu về khẩu phần ăn này nên chưa thể đánh giá toàn vẹn về chúng.

Còn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trông Thủy sản, ĐH. Nông nghiệp Hà Nội cho biết, bản thân ông cũng có biết về việc sử dụng thức ăn để làm giàu Omega–3 trong trứng. Tuy nhiên, do việc ông chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nên cũng không thể kết luận có tồn dư hay không trong trứng gà khi được làm giàu Omega–3.

Thêm omega-3 thì lại có tồn dư chất khác?

Hiện tại một số nhà khoa học Mỹ đang lo lắng rằng việc nuôi gà đẻ trứng giàu omega-3 theo lối công nghiệp có thể để lại tồn dư trong trứng. Các nhà khoa học của Đại học TrumanState, Mỹ đã nhận thấy phương pháp cho ăn cỏ ba lá và cỏ linh lăng, cây họ đậu cho thấy lượng omega-3 tăng lên đáng kể trong trứng so với việc cho ăn công nghiệp. Các nhà khoa học đặt ra là một số tồn dư sẽ tăng lên trong quá trình nuôi công nghiệp, thúc ép gà ăn và quá trình bảo quản trứng.

Việc trứng gà giàu omega-3 ra đời giúp người dân có thêm nguồn bổ sung mới. Tuy nhiên việc dùng trứng này để bổ sung omega-3 thay cho nguồn khác cũng cần phải lưu ý. Đó là vì trong trứng vốn giàu cholesterol. Nếu ăn trứng thường xuyên thì sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể có thể dẫn tới nguy cơ tim mạch.

Trứng giàu omega–3 đã được nghiên cứu rộng rãi ở Nhật, Mỹ và các nước châu Âu từ khá lâu. Ngày từ những năm 1999 Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ đã đề cập đến việc phát triển Omega-3 tự nhiên có trong trứng. Sau đó các Nông trại tại Mỹ tiến hành tăng cường các loại thức ăn giàu Omega–3 cho gà ăn và đã thu được loại trứng có chất lượng giàu Omega hơn hẳn trứng thường. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng làm giàu Omega–3 của Mỹ đã được thay thế bằng việc thả gà trên các đồng cỏ để chúng tự kiếm ăn. Trứng thu được từ loại gà thả trên đồng cỏ có nhiều Omega – 3 tự nhiên nhiều hơn hẳn 200% so với loại nuôi thả trong lồng.

Trần Nguyễn

 
 

Sốc: Những phát hiện bất ngờ về dầu cá

10:28 AM | 18/07/2014 - suckhoegiadinh.com.vn

Trước đây, dầu cá được biết đến là một loại dược chữa các bệnh như vẩy nến, khô mắt, tốt cho tim mạch và não bộ... Tuy nhiên, theo kết quả công bố của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây, những tác dụng được biết đến trước đó của dầu cá đã bị loại bỏ.

dau-ca

Bất kỳ một sản phẩm nào, dù là thực phẩm hay thuốc đều có tác dụng hai mặt, dầu cá- loại thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng không ngoại lệ.

Những công bố bất ngờ về dầu cá

Cá không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và đột tử. Đây là công bố của bài báo tổng hợp 20 nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Medical Association .

Tạp chí điện tử BMJ đã xem xét những thông tin từ 38 bài nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2-4 món cá mỗi tuần giảm 6% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn 1-2 món, và ăn 5 món cá mỗi tuần sẽ làm giảm 12% nguy cơ đột quỵ. Nhưng những kết quả này lấy từ những người tình nguyện ngẫu nhiên sử dụng dầu cá không cho thấy dầu có tác dụng lớn nào đến việc ngăn ngừa đột quỵ.

Một bài phê bình các nghiên cứu trên đăng trên Cochrane Collaboration kết luận rằng, viên dầu cá không có khả năng điều trị giảm trí nhớ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ dầu cá giúp chống trầm cảm, nhưng một bản phân tích vào năm 2011 của các chuyên gia thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã chỉ ra omega-3 không có tác dụng này.

Các tác dụng phụ từ dầu cá

Khi sử dụng các thực phẩm chức năng, chúng ta thường có thói quen không xem tác dụng phụ vì cứ nghĩ rằng đây là những chất có ích cho sức khỏe. Thực tế, dầu cá cũng có những tác dụng phụ, vì vậy, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng phụ của dầu cá được nêu từ tạp chí Mayo Clinic.

- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.

- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bò trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.

- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.

- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp.

- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.

-  Theo Tri thức trẻ, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá.

Sự thật về dầu cá và omega-3

4:01 PM | 18/05/2015 - Thuốc và sức khỏe

(SKGĐ - suckhoegiadinh.com.vn) Bổ sung dầu cá hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng.

1. Uống bổ sung dầu cá cũng tốt như khi bạn ăn cá?

Đúng

Sai

Đáp án: Sai

Cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, và viên nang dầu cá đều có axit béo omega-3 có lợi cho tim. Nhưng ăn cá không chỉ cung cấp cho bạn omega-3 mà còn cho bạn canxi, vitamin B2 và D. Đó cũng là một nguồn tuyệt vời của protein. Vì vậy, hãy ăn cá thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần thay vì toàn thịt.

Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tim mạch, có thể bạn sẽ cần thêm omega-3 bổ sung, hãy nói chuyện với bác sĩ.

2. Dầu cá tốt cho tim của bạn vì nó:

Hạn chế tình trạng triglyceride cao (còn gọi là chất béo trung tính, một yếu tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch).

Giúp bạn giảm cân

Làm cho cơ tim mạnh hơn

Đáp án: Hạn chế tình trạng triglyceride cao

Các loại omega-3 như DHA và EPA trong dầu cá và các loại thực phẩm khác có thể làm giảm triglyceride trong máu. Nhưng để giảm tình trạng triglyceride cao, bạn cần 2-4gr DHA/EPA mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn khó xác định mình thực sự cần bao nhiêu omega-3. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn. Còn nếu bạn không gặp rắc rối với chất béo trung tính cao, đơn giản, bạn chỉ cần ăn cá.

3. Nếu bạn không ăn cá, bạn có thể nhận omega-3 từ:

Quả óc chó

Gan

Cả hai

Đáp án: Cả hai

Trong gan, quả óc chó và một số loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, các loại rau xanh như cải xoăn hoặc rau bina cũng có omega-3, nhưng nó không cung cấp đủ mức cần thiết cho bạn. Cá vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất.

4. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?

Đúng

Sai

Đáp án: Sai

Dầu nhuyễn thể (mội loại dầu được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể) cũng chứa nhiều DHA tương tự dầu cá; thậm chí nó còn nhiều EPA hơn. Vì thế nó cũng có tác dụng giảm triglyceride và cải thiện cholesterol hiệu quả không kém dầu cá.

5. Chúng ta nên ăn bao nhiêu cá?

Không quá 85g mỗi tuần

142g mỗi tuần

Ít nhất 200g mỗi tuần

Đáp án: Ít nhất 200g mỗi tuần

Với các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, bạn nên ăn 2 lần/tuần. Một phần ăn là 100g, tương đương khoảng 3/4 chén. Cũng sẽ chẳng vấn đề gì nếu bạn ăn đến 340g cá (hoặc đồ biển) trong một tuần nếu đó là các loại hải sản ít chứa thủy ngân như: tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn.

6. Loại cá nào dưới đây ít chứa thủy ngân nhất?

Cá hồi

Cá đao

Cá thu

Đáp án: Cá hồi

Cá hồi Alaska tự nhiên giàu omega-3 và ít bị nhiễm hóa chất nhất.

Cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, cho con bú nên tránh các loại cá này.

7. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?

Đúng

Sai

Đáp án: Sai

DHA trong chế độ ăn uống của mẹ có liên quan đến một sự thúc đẩy trí tuệ ở trẻ sơ sinh. DHA giúp não bộ của bé và mắt phát triển. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu để khẳng định việc bổ sung dầu cá mang lại lợi ích này.

Bà bầu nên ăn vừa đủ cá (các loại cá có ít thủy ngân), với lượng tương đương như người bình thường, tức là không quá 340g/tuần. Và đừng quên bạn có thể có DHA nhờ việc ăn rau lá xanh đậm, dầu hạt lanh.

8. Nếu bạn đã có bệnh tim, dầu cá không mang lại lợi ích gì cho bạn?

Đúng

Sai

Đáp án: Sai

Bổ sung dầu cá có thể giúp bạn khắc phục một số vấn đề sức khỏe cho người bị bệnh tim. Bệnh nhân tim mạch nên được cung cấp khoảng 1g EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, tốt nhất là từ cá.

Việc bổ sung bằng các viên uống cũng có thể giúp ích cho bạn, tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ. Nhất là khi bạn đang dùng thuốc aspirin, warfarin hoặc một số loại thuốc điều trị tim mạch khác.

9. Thịt filet cá hồi tươi omega-3 có thể giúp:

Tránh bệnh Alzheimer

Chữa hen suyễn

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đáp án: Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết những người bị bệnh tiểu đường nên đưa vào cơ thể nhiều omega-3 hơn, tốt nhất là ăn 2-3 phần cá một tuần, mỗi phần tương đương với 85g.

Các nghiên cứu đã không đưa ra một kết luận thống nhất về tác dụng của omega-3 trong điều trị hen suyễn cũng không tìm ra hiệu quả rõ ràng của nó đối với Alzheimer.

La Giang

 
 
 
vietnamnet.vn -

Sự thật về tác dụng của các viên dầu cá

Trong số nhiều sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tiềm tàng các lợi ích sức khỏe nhất đối với con người, các viên dầu cá nằm trong số được ca tụng rùm beng nhất. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy?

Trong khi vẫn có thêm nhiều nghiên cứu về dầu cá, người ta vẫn chưa rõ liệu sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, dưới dạng các viên dầu cá có cung cấp mọi ích lợi sức khỏe như quảng cáo hay vô hại như một số tuyên bố trước đây hay không.

viên dầu cá, thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng, sự thật

Một số ích lợi tiềm tàng của dầu cá, vốn xuất hiện trong các nghiên cứu ban đầu về sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, dường như biến mất trong vài nghiên cứu về sau. Cùng với khó khăn trong việc phân lập các ảnh hưởng của một chất dinh dưỡng đơn lẻ, có thể, các nghiên cứu ban đầu có quy mô lấy mẫu nhỏ hoặc các đối tượng nghiên cứu thực tế bị thiếu hụt dinh dưỡng. Kể từ đó, các nghiên cứu dài hạn hé lộ, việc bổ sung dầu cá không nhất thiết gây hại.

Các viên dầu cá chứa nhiều loại vitamin và 2 loại axit béo omega-3 quan trọng có tên gọi axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Mặc dù các chất dinh dưỡng này rất quan trọng, giống như nhiều vitamin khác, nhưng nhiều người vẫn thiếu hụt chúng vì chế độ ăn. Do các axit béo này được phát hiện tồn tại trong nhiều loại cá, nên mọi người thường được khuyến nghị ăn cá 2 lần/tuần.

Ngoài ra, số lượng các axit béo EPA và DHA trong mỗi sản phẩm bổ sung dầu cá có thể khác nhau, nên việc kiểm tra nhãn mác sản phẩm rất quan trọng. Luôn tồn tại các lợi ích và nguy cơ gắn liền với thuốc bổ và thực phẩm chức năng, nên bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định liệu mình có nhận được các lợi ích khi dùng chúng hay không.

Sức khỏe đôi mắt

Theo các nghiên cứu, các axit béo omega-3 có trong dầu cá đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của đôi mắt. Tuy nhiên, điều vẫn chưa rõ ràng là liệu hợp chất này có thể giúp bảo vệ đôi mắt khi con người già đi hay không.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc hấp thu các axit béo omega-3 có thể cải thiện tình trạng thoái hóa điểm đen liên quan đến tuổi tác, một chứng bệnh tương đối phổ biến, có khả năng dẫn tới mất thị lực. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây, đăng tải trên tạp chí Journal of the American Medical Association lại cho thấy ít hoặc không có lợi ích này nếu uống bổ sung viên dầu cá.

Sức khỏe tim mạch

Về sức khỏe tim mạch, ăn cá được khuyến nghị là cách bổ sung protein tốt cho trái tim, thay thế cho thịt đỏ. Các nghiên cứu cũng thu được bằng chứng về khả năng các viên dầu cá giúp hạ thấp triglyceride - hợp chất trong máu gắn liền với bệnh tim cũng như giảm nguy cơ đau tim.

Dẫu vậy, dù sản phẩm bổ sung dầu cá có thể mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ bị bệnh tim, giới nghiên cứu vẫn hoài nghi về tác dụng của chúng đối với những người khỏe mạnh, do hấp thu lượng lớn omega-3 được phát hiện có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Hấp thu lượng lớn omega-3 cũng có thể ngăn cản một số loại thuốc phát huy tác dụng, chẳng hạn như thuốc làm mỏng máu, theo Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ.

Sức khỏe não bộ

Axit béo DHA được phát hiện cả ở chất xám và chất trắng của bộ não và là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển ban đầu của trẻ. Đây là lí do tại sao đã có nhiều nỗ lực bổ sung chất này cho trẻ nhỏ, dù thông qua sữa mẹ hay sữa bột công thức.

Tuy nhiên, việc dùng sản phẩm bổ sung DHA như các viên dầu cá chưa cho thấy lợi ích rõ nét đối với người trưởng thành về khả năng duy trì chức năng nhận thức khi già đi. Dù một vài nghiên cứu cho thấy, uống viên dầu cá có thể giúp kích thước não nhưng các nhà khoa học vẫn không có trong tay bằng chứng xác thực, DHA rốt cuộc có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh suy thoái trí não Alzheimer.

Một nghiên cứu năm 2012 của tổ chức tư vấn y tế Cochrane cũng không phát hiện bất kỳ lợi ích nào từ các viên dầu cá đối với những người già minh mẫn.

Tuấn Anh(Theo Live Science) 

 
 
 
tratu.coviet.vn - Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
 
Sự thật về Omega-3, một chất béo có lợi
Doctors may tell you to cut the fat, but not all fats are unhealthy. Omega-3 fatty acids may have far-reaching health benefits. Studies suggest they help lower the risk of heart disease, the nation's top killer.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế chất béo, nhưng không phải tất cả các chất béo đều không có lợi cho sức khỏe. Axit béo Omega-3 có thể có rất nhiều lợi ích to lớn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của quốc gia.

Omega-3: The good fat

Doctors may tell you to cut the fat, but not all fats are unhealthy. Omega-3 fatty acids may have far-reaching health benefits. Studies suggest they help lower the risk of heart disease, the nation's top killer. They may also protect against symptoms of depression, dementia, cancer, and arthritis. Omega-3s are found in salmon, nuts, leafy greens, and more – but the health benefits can differ greatly from one source to another.

The Omega-3 alphabet

Omega-3 fatty acids come in more than one form. The types found in fish, called DHA and EPA, appear to have the strongest health benefits. Another form known as ALA is found in vegetable oils, flaxseed, walnuts, and dark leafy vegetables such as spinach. The body converts a small amount of ALA into EPA and DHA, and ALA also has some health benefits of its own.

How Omega-3 fights disease

Omega-3 fatty acids are believed to help fight disease by reducing inflammation in the blood vessels, joints, and elsewhere in the body. They also decrease the risk for an abnormal heart rhythm, reduce levels of unhealthy fats in the bloodstream, and slow the rate of plaque build-up in the blood vessels. Our bodies can't make omega-3s, so we must get them from our diet.

Omega-3 and heart deaths

If you've had a previous heart attack, omega-3 fatty acids may help lower the risk of death from heart disease. Studies show a reduction in heart attacks and sudden death among heart attack survivors who boost their levels of omega-3s. This includes people who take fish oil supplements and those who regularly eat fatty fish, such as salmon or lake trout.

Omega-3 and arrhythmias

Omega-3s seem to have a stabilizing effect on the heart. They can lower heart rate and reduce the risk of life-threatening arrhythmias or abnormal heart rhythms. Several common sources of omega-3s are shown here: fish, walnuts, broccoli, and edamame, green soy beans that are often steamed and served in the pod.

Omega-3 and triglycerides

Omega-3s can lower your level of triglycerides, a type of blood fat that's linked to heart disease. Triglycerides collect in the bloodstream and in the body's fat cells (seen here). Unfortunately, omega-3s increase cholesterol – both the "good" (HDL) and "bad" (LDL) kind. People with high triglycerides should consult with their doctors before taking omega-3. Eating more omega-3-rich fish is generally safe.

Omega-3 and high blood pressure

There's strong evidence that omega-3s lower blood pressure. The effect is small, though. If you have high blood pressure, eating fish could be helpful along with other dietary changes and medications, as recommended by your doctor. One strategy is to replace red meat with fish during some meals. But it's best to avoid salty fish, such as smoked salmon.

Omega-3 and stroke

The evidence is mixed on whether omega-3 can help prevent strokes. It curbs plaque build-up inside blood vessels and has anti-clotting effects, so it may help prevent ischemic strokes, the type caused by clots or a blockage in the arteries. At very high doses, omega-3 supplements might increase the risk of hemorrhagic strokes, the less common type that involves bleeding in the brain.

Omega-3 and rheumatoid arthritis

Studies suggest omega-3s can reduce symptoms such as joint pain and stiffness in people with rheumatoid arthritis. A diet high in omega-3s may also boost the effectiveness of anti-inflammatory drugs.

Omega-3 and depression

Omega-3 fatty acids may help smooth out mood disorders and make antidepressants more effective. However, results of studies have been mixed so far. Countries with higher levels of omega-3 in the typical diet have lower levels of depression. Although more studies are needed, the evidence so far is promising.

Omega-3 and ADHD

Some studies suggest omega-3 supplements may ease the symptoms of attention deficit hyperactivity disorder (ADHD). We know omega-3 fatty acids are important in brain development and function. Although evidence isn't conclusive and a diet supplement can't offer a cure-all for ADHD, omega-3s may provide some added benefits to traditional treatment.

Omega-3 and dementia

The jury is still out, but there's some evidence that omega-3s may protect against dementia and improve mental function. In one study, older people with a diet high in omega-3 fatty acids had a lower risk of developing Alzheimer's disease. More research is necessary to confirm the link.

Omega-3 and cancer

Omega-3s may help reduce the risk of colon cancer, breast cancer, and advanced prostate cancer, but more research is needed. The American Cancer Society recommends a diet that includes fish, but the organization stops short of endorsing omega-3 supplements for cancer prevention.

Omega-3 and children

Be wary of promises that omega-3s have "brain-boosting" powers for children. The Federal Trade Commission asked companies to stop that claim unless they can prove it scientifically. The American Academy of Pediatrics does recommend that kids eat more fish, as long as it's not breaded and fried. Pediatricians also caution against types of fish that are high in mercury, such as shark, swordfish, king mackerel, and tilefish.

Source of Omega-3: Fish

The best source of omega-3 fatty acids is fish, though some varieties deliver a higher dose than others. Top choices are salmon, mackerel, herring, lake trout, sardines, anchovies, and tuna. The American Heart Association recommends at least two servings a week of fish.

Omega-3 and tuna

Tuna is an old-school staple in many people's pantries that can be a good source of omega-3. Albacore tuna has more omega-3 than canned light tuna, but it also has a higher concentration of mercury contamination. The amount of omega-3 in a fresh tuna steak varies, depending on the species.

Dangers of contaminated fish

For most people, mercury in fish is not a health concern. But the FDA has this advice for pregnant women, nursing mothers, and young children:

* Limit Albacore tuna.

* Limit fish in mercury.

* Avoid shark, swordfish, king mackerel, tilefish.

* Remove skin and fat before cooking fish.

Omega-3 supplements

If you don't like fish, you can get omega-3 from supplements. One gram per day is the amount recommended for people with cardiovascular disease. At high levels, omega-3 can increase the risk of bleeding and may interfere with some medications. Fish oil also may deplete vitamin E, so some supplements include vitamin E. Be sure to consult your doctor before taking omega-3 supplements.

Omega-3 for vegetarians

If you don't eat fish or fish oil, you can get a dose of DHA from algae supplements. Algae that is commercially grown is generally considered safe, though blue-green algae in the wild can contain toxins. Vegetarians also can get the ALA of omega-3 from foods such as canola oil, flaxseed, walnuts, broccoli, and spinach – or products fortified with omega-3s.

Avoiding the Omega-3 hype

Many food products now boast that they have added omega-3 to support various aspects of your health. But be aware that the amount of omega-3 they contain may be minimal. They may contain the ALA form of omega-3, which hasn't yet shown the same health benefits as EPA and DHA. For a measured dose of omega-3, taking fish oil supplements may be more reliable.

Omega 6: The other healthy fat

There's another healthy fat known as Omega-6. Research suggests it may protect against heart disease, especially when eaten in place of less healthy fats. The AHA recommends getting up to 10% of your total daily calories from omega-6 fats, which are found in vegetable oils and nuts. And now for some good news – most Americans already get enough omega-6 in their diet, thanks to cooking oils and salad dressings.

 

Omega-3 là chất béo có lợi

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế chất béo, nhưng không phải tất cả các chất béo đều không có lợi cho sức khỏe. Axit béo Omega-3 có thể có rất nhiều lợi ích to lớn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của quốc gia. Chúng cũng có thể giúp bảo vệ khỏi các triệu chứng trầm cảm, suy giảm trí nhớ, ung thư, và viêm khớp. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, củ, rau xanh rậm lá, và nhiều thứ khác nữa – nhưng các lợi ích sức khỏe có thể khác nhau đáng kể so từ nguồn này với nguồn khác.

Chữ cái trong Omega-3

Có nhiều loại axít béo Omega-3. DHA and EPA có trong cá, và có nhiều lợi ích sức khỏe rõ rệt nhất. Một loại axít béo khác có tên là ALA có trong dầu thực vật, hạt lanh, hồ đào, và những loại rau rậm lá đậm màu như cải bina. Cơ thể chuyển hoá một lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA, và ALA cũng có một số lợi ích sức khỏe riêng.

Omega-3 chống lại bệnh tật như thế nào

Người ta cho rằng các axit béo Omega-3 có thể giúp chống lại bệnh tật bằng cách làm giảm viêm ở mạch máu, giảm viêm ở khớp, và những nơi khác trên cơ thể. Chúng còn làm giảm nguy cơ xảy ra nhịp tim bất thường, làm giảm nồng độ chất béo không có lợi trong máu, và làm chậm tốc độ tăng sinh mảng bám trong mạch máu. Cơ thể chúng ta không thể sản sinh các Omega-3, vì vậy chúng ta phải hấp thụ các axit béo này qua chế độ dinh dưỡng của mình.

Omega-3 và tử vong do tim mạch

Nếu trước đây bạn đã từng bị đau tim thì các axit béo Omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đau tim và đột tử ở người sống sót sau bệnh đau tim có tăng cường hàm lượng các Omega-3 đã giảm. Kết quả này bao gồm những người có bổ sung dầu cá và những người thường xuyên ăn cá béo, như là cá hồi hoặc cá hồi vùng Ngũ đại hồ.

Omega-3 và chứng loạn nhịp tim

Các Omega-3 có vẻ như có ảnh hưởng làm ổn định tim mạch. Chúng có thể làm chậm nhịp tim và làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim hiểm nghèo hoặc nhịp tim bất thường. Một số nguồn cung cấp các Omega-3 thường thấy là cá, hồ đào, bông cải xanh, và edamame (đậu tương được nấu chín tới; đậu tương luộc), đậu nành xanh thường được hấp và ăn luôn cả vỏ.

Omega-3 và li-pít trung tính

Các Omega-3 có thể làm giảm nồng độ li-pít trung tính, đây là một loại mỡ trong máu liên quan đến bệnh tim. Các li-pít trung tính đọng lại trong máu và trong các tế bào mỡ của cơ thể (được minh hoạ dưới đây). Tiếc là, Omega-3 làm tăng nồng độ cholesterol – cả cholesterol "có lợi" (HDL) lẫn  cholesterol "có hại" (LDL). Người có nồng độ li-pít trung tính cao bên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Omega-3. Ăn nhiều cá giàu Omega-3 thường là an toàn, không có vấn đề gì.

Omega-3 và chứng cao huyết áp

Người ta đã tìm ra bằng chứng rõ ràng là các Omega-3 có thể làm hạ huyết áp. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của chúng không nhiều. Nếu bạn bị cao huyết áp thì việc ăn cá kèm thêm thay đổi một số chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc khác, theo khuyến nghị của bác sĩ có thể rất có lợi. Thay các loại thịt đỏ bằng cá trong một số bữa ăn cũng là một biện pháp. Nhưng tốt nhất là bạn nên tránh ăn cá mặn, chẳng hạn như cá hồi xông khói.

Omega-3 và chứng đột quỵ

Bằng chứng liệu Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ hay không vẫn còn chưa rõ. Omega-3 làm hạn chế tăng sinh mảng bám bên trong mạch máu và có tác dụng chống đông tụ máu, vì vậy nó có thể giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ do thiếu máu, đây là loại đột quỵ gây ra do nghẽn hoặc tắc động mạch. Việc bổ sung Omega-3 ở liều rất cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết, đây là loại đột quỵ ít thấy hơn liên quan đến chứng xuất huyết não.

Omega-3 và bệnh viêm khớp kinh niên

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng chẳng hạn như đau khớp và cứng khớp ở người bị viêm khớp kinh niên. Chế độ dinh dưỡng giàu Omega-3 cũng có thể làm tăng công hiệu của thuốc kháng viêm.

Omega-3 và chứng bệnh trầm cảm

Các axit béo Omega-3 có thể giúp làm dịu chứng rối loạn tâm trạng và làm cho thuốc chống trầm cảm công hiệu hơn. Tuy nhiên, từ trước đến nay nhiều cuộc nghiên cứu vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Các quốc gia có chế độ dinh dưỡng điển hình giàu Omega-3 hơn có tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm ít hơn. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm nhưng bằng chứng từ trước đến giờ vẫn đang rất khả quan.

Omega-3 và chứng rối loạn khả năng tập trung (ADHD)

Một số nghiên cứu cho biết bổ sung Omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Chúng ta đã biết là Omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của não. Mặc dù bằng chứng chưa thuyết phục được và việc bổ sung chế độ dinh dưỡng không phải là thuốc tiên đối với chứng ADHD, nhưng Omega-3 có thể cung cấp thêm một số lợi ích cho phương pháp điều trị truyền thống.

Omega-3 và chứng suy giảm trí nhớ

Người ta vẫn chưa quyết định, nhưng có một số bằng chứng cho thấy Omega-3 có thể bảo vệ khỏi chứng suy giảm trí nhớ và cải thiện chức năng tâm thần. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển bệnh An-dai-mơ ở người già có chế độ dinh dưỡng giàu axit béo Omega-3 đã giảm. Cần nghiên cứu thêm để xác định mối tương quan này. 

Omega-3 và chứng bệnh ung thư

Omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư vú, và ung thư tuyến tiền liệt cấp độ cao, nhưng cần phải nghiên cứu thêm nữa. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị chế độ dinh dưỡng nên bao gồm cá, nhưng tổ chức này lại không tiếp tục xác nhận việc bổ sung Omega-3 có thể phòng ngừa ung thư nữa.

Omega-3 và trẻ nhỏ

Bạn nên thận trọng với những lời hứa rằng Omega-3 có thể "làm bổ não" cho trẻ em. Ủy Ban Thương mại Liên bang yêu cầu các công ty hãy ngưng khẳng định điều đó trừ phi họ có thể chứng minh được một cách khoa học. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến nghị trẻ em nên ăn nhiều cá, miễn là không rắc bánh mì vụn vào và chiên. Bác sĩ nhi khoa cũng cảnh báo không nên sử dụng các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao, chẳng hạn như cá mập, cá lưỡi kiếm, cá thu vạch, và cá đầu vuông (cá đổng quéo, cá nàng đào).

Nguồn cung cấp Omega-3 từ cá

Cá là nguồn cung cấp các axít béo Omega-3 dồi dào nhất, mặc dù một số loại cá chứa hàm lượng Omega-3 cao hơn một số loại cá khác. Cá hồi, cá thu, cá trích, cá hồi vùng Ngũ đại hồ, cá mòi, cá cơm, và cá ngừ là những lựa chọn hàng đầu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn  ít nhất hai lần cá mỗi tuần

Omega-3 và cá ngừ

Cá ngừ là món truyền thống trong chạn thức ăn của nhiều người có thể là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào. Cá ngừ Albacore chứa hàm lượng Omega-3 cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp, nhưng cũng có hàm lượng nhiễm thuỷ ngân cao hơn. Hàm lượng Omega-3 trong miếng thịt cá ngừ tươi không giống nhau, tuỳ thuộc vào từng loại một.

Mối nguy hiểm của cá nhiễm bẩn

Đối với hầu hết mọi người thì thuỷ ngân trong cá không phải là mối lo ngại gì đến sức khỏe. Nhưng tổ chức FDA đã đưa ra lời khuyên cho thai phụ, bà mẹ đang cho con bú, và trẻ nhỏ như sau:

* Hạn chế ăn cá ngừ Albacore.

* Hạn chế ăn cá chứa thuỷ ngân.

* Tránh ăn cá mập, cá lưỡi kiếm, cá thu vạch, cá đầu vuông (cá đổng quéo, cá nàng đào).

* Nên bỏ da và mỡ trước khi nấu cá.

Bổ sung Omega-3

Nếu không thích ăn cá thì bạn có thể bổ sung Omega-3. Người bị bệnh tim mạch được khuyến nghị mỗi ngày nên sử dụng 1 gram. Hàm lượng Omega-3 cao có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và có thể cản trở một số thuốc. Dầu cá cũng có thể làm mất vitamin E, vì vậy một số thuốc bổ sung có chứa vitamin E. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung Omega-3 nhé.

Omega-3 cho người ăn chay

Nếu không ăn cá hoặc dầu cá thì bạn có thể bổ sung DHA từ tảo. Về mặt thương mại thì tảo thường được cho là an toàn, mặc dù tảo lam dại có thể chứa chất độc. Người ăn chay cũng có thể bổ sung Omega-3 ALA từ thức ăn chẳng hạn như dầu cải, hạt lanh, hồ đào, bông cải xanh, và cải bina – hoặc những sản phẩm tăng cường Omega-3.

Tránh quảng cáo thổi phồng Omega-3

Nhiều thực phẩm hiện giờ tự hào rằng đã bổ sung thêm Omega-3 để hỗ trợ nhiều mặt sức khỏe. Nhưng bạn nên biết là hàm lượng Omega-3 trong những sản phẩm đó có thể rất ít. Chúng có thể chứa dạng Omega-3 ALA, không có lợi ích sức khỏe tương đương như EPA và DHA. Để có được liều lượng Omega-3 thích hợp thì việc bổ sung dầu cá có thể đáng tin cậy hơn.

Omega 6: Một chất béo có lợi cho sức khỏe khác

Có một loại chất béo có lợi cho sức khỏe khác đó là Omega-6. Kết quả nghiên cứu cho biết loại chất béo này có thể bảo vệ khỏi bệnh tim, nhất là khi ăn thay cho các chất béo ít có lợi hơn. Tổ chức AHA khuyến nghị nên bổ sung 10% tổng ca-lo hàng ngày của bạn từ các chất béo Omega-6, có trong dầu thực vật và đậu. Và một số tin vui hiện giờ cho thấy hầu hết chế độ dinh dưỡng của người Mỹ đều đã chứa đủ hàm lượng Omega-6, nhờ dầu ăn và dầu giấm.

Đăng bởi: hoahamtieu

Ăn sầu riêng chữa được bệnh gì?

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 27/05/2015 11:45

Sầu riêng loại trái cây có mùi vị đặc trưng, nồng đậm, vừa được yêu thích vừa bị ghét bỏ. Nhưng Bạn có biết được giá trị của loại quả này như thế nào chưa?

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, mùi vị rất đặc trưng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Có tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh rất tốt.

Trong 100g sầu riêng có chứa các chất dinh dưỡng như:

Vitamin A: 20-30 IU (đơn vị quốc tế), Phốt pho: 37,8-44,0 mg, Kali: 436 mg, Acid ascobic: 23,9-25,0 mg, Canxi: 7,6- 9,0 mg, Sắt: 0,73-1,0 mg, Protein: 2,5-2,8g,…

Ngoài ra còn có: Thiamin: 0,20 mg, Chất xơ: 3,8 g, Carbohydrate toàn phần: 30,4-34,1g, Riboflavin: 0,20 mg, Niacin: 83-0,70 mg, Sắt: 0,73-1,0 mg, Năng lượng 144,…

Sầu riêng tốt với sức khỏe như thế nào?

Sầu riêng không chỉ ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà nó còn là vị thuốc quý  giúp bạn phòng chống, chữa một số bệnh rất hiệu quả như:

Phòng bệnh trầm cảm

Hàm lượng vitamin B6 trong sầu riêng là rất cao, đây là tác nhân giúp kích thích sự sản xuất serotonin giúp phòng chống chứng trầm cảm tự nhiên.

Một số nghiên cứu đã cho biết, khi lượng serotonin giảm hay bị rối loạn sẽ khiến bạn dơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, bạn có thể duy trì sự ổn định serotonin bằng cách thường xuyên ăn sầu riêng.

Giúp xương và răng chắc khỏe

Lượng vitamin nhóm B, canxi và kali dồi dào trong sầu riêng là "động lực" giúp hệ răng và xương của bạn chắc khỏe.

Làm chậm quá trình lão hóa

Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, giúp sản sinh ra collagen của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là da. Trong khi đó sầu riêng lại là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao.

Hãy thường xuyên ăn sầu riêng và các chế phẩm từ sầu riêng để có làn da trẻ trung. Ngoài ra, sầu riêng còn có tác dụng giúp các vết thương chóng lành.

Tốt cho hệ thống tiêu hóa

Có chứa lượng chất xơ lớn, sầu riêng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống táo bón. Ngoài ra, thiamin và niacin trong sầu riêng còn giúp bạn ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa tốt hơn.

Ổn định đường trong máu

Sầu riêng có thể ổn định được lượng đường trong máu là nhờ có mangan axit folic, đồng và sắt, folate,… Do đó, sầu riêng được dùng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về máu rất hiệu quả.

Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch

Kali trong sầu riêng có tác dụng kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể bạn. Do đó, nó có tác dụng giúp bạn điều hòa natri, ổn định huyết áp.

Huyết áp ổn định sẽ giúp hệ tim mạch của bạn luôn khỏe khoắn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.

Làm giảm bệnh đau nửa đầu

Riboflavin - một loại vitamin B được tìm thấy trong sầu riêng là thành phần có chứa trong các loại thuốc giúp giảm đau đầu. Do đó, ăn sầu riêng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được chứng đau nửa đầu.

Cải thiện sinh lý cho nam giới

Ngoài tác dụng bồi bổ, phòng chữa bệnh như trên sầu riêng còn được biết đến như là Viagra tăng cường sinh lực cho nam giới.

Sầu riêng được dùng kết hợp với các vị thuốc khác để giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng sinh lý, bổ thận tráng dương.

Ai không nên ăn sầu riêng?

Bệnh nhân suy thận

Lượng kali trong sầu riêng sẽ cực nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. vì khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5mmol/l sẽ làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, có thể gây tử vong  đột ngột.

Do đó, những người bị suy thận không nên ăn sầu riêng.

Phụ nữ mang thai

Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.

Những người bị mụn nhọt, nhiệt miệng

Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, hay bị nổi hay bị nhiệt miệng thì nên tránh xa món sầu riêng ra nếu không làn da của bạn sẽ cực kỳ thảm hại.

Bên cạnh đó, nó còn khiến phát nhiệt miệng, gây nóng trong cho bạn.

theo Trí Thức Trẻ

3 điều cần phải nhớ khi ăn cá

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 27/05/2015 16:40

Cá là thực phẩm ngon, bổ dưỡng rất được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách bạn có thể bị đe dọa đến tính mạng.

Cá tuy là thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng nếu ăn uống không đúng cách nó sẽ trở thành "chất độc" đối với bạn.

Do đó, khi ăn cá hãy nhớ kỹ 3 điều này để tránh gặp họa:

Không ăn mật cá

Nhiều cánh mày râu thường rỉ tai nhau nên uống mật cá để trở nên "khỏe mạnh" hơn. Các loại cá thường được lấy mật để uống như cá trắm cỏ, cá hố, cá mè hôi.

Tuy nhiên, phần mật cá rất độc và thực tế thì đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí là mất mạng vì uống mật cá.

Một trường hợp vào tháng 2/2014 trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân 14 tuổi trong tình trạng nôn mửa, đau thượng vị, đi ngoài, men gan tăng cao,…do uống mật cá chép.

TS Phạm Duệ
Giám đốc TT chống độc BV Bạch Mai
Các bệnh nhân dùng mật cá trắm trị bệnh hoặc bồi bổ, đều là "đơn thuốc" truyền miệng. Nhiều bệnh nhân nhập viện ngộ độc nặng với tình trạng vô niệu, suy thận, viêm gan, suy gan sau khi nuốt mật cá trắm để dưỡng sức, trị bệnh. Các trường hợp này đều uống mật cá trắm vì "nghe nói tốt cho sức khỏe", chứ không có hướng dẫn tin cậy nào.

Mẹ bệnh nhân cho biết đã dùng mật cá trắm cho con uống để chữa bệnh đường ruột. - ( Theo Thanh Niên)

Một trường hợp cách đó không lâu cũng tại trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một trường hợp 17 tuổi, cũng nhập viện do ngộ độc mật cá trắm đen.

Uống mật cá có thể gây suy gan, suy thận
Uống mật cá có thể gây suy gan, suy thận

Theo người nhà bệnh nhân thì bệnh nhân được cả nhà ưu tiên cho anh này uống mật cá để bồi bổ sức khỏe nhưng không ngờ lại bị ngộ độc và khiến men gan tăng lên gấp 200 lần so với mức bình thường. - (Theo Thanh Niên)

Do đó, tuyệt đối không nên ăn mật cá vì rất dễ gây ngộ độc, thậm chí những trường hợp nặng còn gây suy gan, suy thận rất nguy hiểm.

Nếu khi làm thịt cá vô tình làm vỡ, mật cá dính vào thịt thì bạn nên rửa sạch phần thịt đó trước khi chế biến để tránh bị nhiễm độc từ mật cá.

Không nên ăn cá sống

Khi ăn cá sống có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Do một số loại cá ở tầng nước sâu có hàm lượng thủy ngân nhất định.

Đặc biệt chú ý đến các loại cá như cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Đây là 4 loại cá được Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ công bố vào năm 2004 là những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân trong thịt của chúng.

Một số chuyên gia khác còn cho rằng những trẻ từ 2-6 tuổi không được ăn cá, hay các loại hải sản sống, tái, chưa chín kỹ vì khả năng mắc bệnh giun sán.

Khi ăn hải sản và cá biển xong không nên cho trẻ ăn các loại trái cây như hồng, lựu, nho để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nôn mửa.

Không nên ăn cá khi đói
Không nên ăn cá khi đói

Bên cạnh đó nhiều người lại có quan niệm rằng ăn cá sống là tốt nhất vì khi đó nó vẫn còn nguyên chất dinh dưỡng. Vì nếu nấu chín lên thì sẽ khiến một số chất bị giảm đi, thậm chí là mất đi khiến món cá mất ngon.

Song trên thực tế cá sống chứa rất nhiều ký sinh trùng, nếu không được nấu chín lên thì nguy cơ nhiễm giun sán, ký sinh trùng cho người ăn là rất cao.

Đặc biệt là các loại sán lá gan lá phổi khiến gan và phổi gặp nguy hiểm lớn, thậm chí có thể gây ung thư.

Không ăn cá khi đói

Đây là một cảnh báo với những ai thường xuyên ăn cá khi đang đói. Vì khi đang đói, ăn cá vào sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric gây tổn thương ở các mô - đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Vì vậy, nếu không muốn mắc phải căn bệnh khốn khổ này thì khi đói nên tránh xa món cá ra nhé!

theo Trí Thức Trẻ

Mẹo chọn mua và làm sạch ngao, sò, ốc cực hay

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 27/05/2015 12:34

Ngao, sò, ốc thường ngậm rất nhiều đất, nếu không biết cách làm sạch sẽ khiến món ăn kém ngon. Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn cách chọn và làm sạch bùn đất để có món canh ngon.

Cách chọn mua ngao, sò, ốc ngon

Đối với ngao

Bạn nên chọn những con có vỏ cứng, ngậm chặt miệng, cầm nặng tay. Nếu ngao nhẹ tênh, dùng tay tách ra dễ dàng là ngao đã chết.

Đối với những con ngao há miệng, nếu bạn chạm tay vào mà chúng ngậm miệng lại thì chứng tỏ nó còn sống và là ngao ngon.

Đối với sò huyết

Với sò huyết, bạn không nên chọn những con quá to hay quá nhỏ. Nên chọn những con vừa tầm là ngon nhất. Vì những con to khi chế biến thịt sẽ rất dai, còn những con nhỏ thì thịt sẽ bị teo ngắt lại, không đẹp mắt cũng không ngon miệng.

Khi chọn sò bạn nên chọn những con thò lưỡi ra ngoài, như vậy mới là sò còn sống, tươi ngon. Với những con ngậm miệng nếu ngửi thấy mùi hôi thì đó là sò chết và không nên mua.

Đối với ốc

Ốc tươi ngon là loại ốc có mày nằm sát ngay bên ngoài. Khi bạn chạm vào nó sẽ khép lại. Với những con ốc không ngon thì ngược lại, khi bạn chạm vào mày ốc sẽ thụt sâu vào bên trong. Ốc chết có mùi vô cùng khó chịu.

Khi đến gần rổ ốc có mùi lạ thì không nên mua. Ngoài ra, để tránh mua phải ốc có con ăn sẽ không béo và mất ngon bạn không nên mua ốc vào những dịp đầu trăng hoặc cuối trăng nhé!

Vì ở hai thời điểm này là vào dịp sinh sản của ốc nên chúng có rất nhiều con nhỏ.

Mẹo luộc ngao, hến nhanh và sạch:

Đun sôi nước rồi thả ngao và hến vào trong nồi, cho vài hạt muối trắng vào, đợi nước sôi rồi dùng đũa quấy lên.

Khi đó ngao và hến sẽ há miệng, nổi phần thịt lên trên.

Bạn chỉ cần dùng muôi có lỗ thủng để vớt ra là xong mà không cần phải nhặt hay đãi.

Đồng thời khi nước sôi các bọt bẩn còn lại sẽ nổi lên mặt nồi, bạn có thể vớt bỏ dễ dàng.

Như vậy sẽ có nồi nước luộc ngao, hến trong và sạch. Chỉ cần rửa lại thịt hến và ngao là xong.

 

Mẹo làm sạch ngao, sò, ốc

Đối với ngao và sò

Khi mùa về bạn nên rửa sạch bên ngoài vỏ của nó. Vì ngao với sò thường nằm dưới cát nên lớp vỏ của nó cũng rất bẩn.

Sau đó hòa một chậu nước muối, cắt vài quả ớt cay cho vào để ngâm ngao và sò trong 1-2 tiếng. Khi gặp nước mặn và cay chúng sẽ nhả hết bùn và cát ra ngoài.

Đối với ốc

Bạn nên ngâm ốc trong thau kim loại, nếu là thau đồng thì cực tốt. Hoặc có thể thả thêm vài vật dụng bằng kim loại như dao, kéo, thìa, muỗng vào chậu ngâm ốc.

Ngâm ốc chừng 2-3 tiếng. Khi ngửa thấy mùi kim loại từ những vật dụng này ốc sẽ tự động nhả hết các bùn đất.

Hoặc bạn có thể dùng nước vo gạo để ngâm ốc.

Khi đó, chúng sẽ nhả hết bùn đất ra ngoài, khi kết hợp với nước vo gạo sẽ tạo ra chất nhầy, bạn chỉ cần đổ nước đó đi và rửa lại nước sạch vài lần.

Sau đó chế biến, ăn sẽ rất sạch, không lo bị sạn.

theo Trí Thức Trẻ