Trang

Cây kế sữa (Milk Thistle) dược chất và công dung với các bệnh về gan

thaoduocthegioi.net - 26/01/2016

Cây kế sữa (Milk Thistle)

Tên gọi tiếng Anh: Milk Thistle, St. Mary's Thistle.

Tên gọi tiếng Việt: Cây kế sữa, ké sữa, cúc gai.

Tên khoa học: Silybum Marianum.

Xuất xứ: vùng Ðịa Trung Hải.

  1. Miêu Tả

 

Cây kế sữa (milk thistle) là cây thân thảo thuộc họ Asteraceae vốn mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải. Kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loại cây này đã được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất.

 

Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dầy khi thu hoạch.

  1. Dược chất và công dụng

2.1. Dược chất

Trong vòng hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định các hoạt chất có trong cây kế sữa, đáng chú ý nhất là nhóm ba chất liên quan có tên chung là silymarin. Chất này gồm một nhóm hỗn hợp gọi là flavonolignands (silybinin, silychristin và silydianin) mà tên gọi thông thường là silymarin. Phần lớn những sản phẩm của cây kế sữa được bào chế đúng tiêu chuẩn và tinh chất của nó được trích ra từ hạt và trái chứa vào khoảng 70 đến 80 phần trăm chất flavonolignands.

2.2. Công dụng

Các thí nghiệm đã chứng minh một cách chắc chắn rằng silymarin bảo vệ gan khỏi rất nhiều tác nhân độc tố gây hại. Cây kế sữa (milk thistle) đã được sử dụng ở Châu Âu như một phương thuốc chữa bệnh gan từ hàng nghìn năm qua. Trong thế kỉ thứ nhất sau Công Nguyên, cây kế sữa đã được ghi nhận là có khả năng bảo vệ gan tuyệt vời, đồng thời hỗ trợ gan duy trì chức năng bình thường và cực kì hiệu quả trong việc giúp điều trị nhiều loại bệnh gan, bao gồm cả xơ gan, viêm gan siêu vi và các tổn thương gan do lạm dụng thuốc và rượu.

2.2.1. Các công dụng đã được chứng minh:

Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.

Tăng cường tổng hợp RNA ribosom (ribosomal RNA synthesis), giúp sự tổng hợp protein nhằm thúc đẩy phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới.

Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.

Chống peroxide hóa lipid (chống oxi hóa), tăng khả năng oxi hóa axít béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.

Gia tăng lượng nội bào của glutathione nội bào, một chất cần thiết cho phản ứng giải độc của tế bào gan.

2.2.2. Các công dụng còn đang trong quá trình nghiên cứu:

Ngăn cản quá trình oxi hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.

Tăng cường nhu động ruột và ngăn cản sự nhiễm độc, làm sạch thận và hỗ trợ bài tiết. Đặc biệt kế sữa có thể làm tan sỏi thận và sỏi mật.

Làm dịu các cơn đau hành kinh và là một loại thảo dược tổng hợp hỗ trợ tiền kinh nguyệt rất có giá trị

  1. Chống chỉ định

 

Sử dụng cây kế sữa cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ, tuy rất hiếm, bao gồm: nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh,…

Chiết xuất silymarin từ cây kế sữa có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh khác như thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia); thuốc trị bệnh tai biến mạch máu não; thuốc gây tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng cây kế sữa

Thông tin tham khảo thêm:

Những công dụng của chiết xuất silymarin từ cây kế sữa (ké sữa, cúc gai) đã được thử nghiệm trên con người hoặc động vật. Một vài công dụng đã được công bố rộng rãi; một số khác đang trong quá trình nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:

1/ Milk Thistle – A Remarkable Flavonoid Antioxidant And Liver Protectant.

 Cây kế sữa (ké sữa, cúc gai) chứa dược chất silymarin được chiết xuất từ hạt của cây, có tác dụng chống oxi hóa và bảo vệ gan chống lại các độc tố từ rượu, các loại thuốc và các tác nhân gây viêm gan khác.

2/ Monograph: Silybum Marianum (Milk Thistle).

Cây kế sữa (ké sữa, cúc gai) chứa dược chất silymarin giúp bảo vệ gan hiệu quả. Tác dụng của dược chất silymarin: chống oxi hóa, kháng viêm, gia tăng tổng hợp protein tế bào gan, do đó thúc đẩy phục hồi mô gan. Liều dùng cho người lớn là từ 100-300mg chiết xuất silymarin chuẩn hóa dạng viên nang chia làm 3 lần mỗi ngày.

3/ Possible Combinational Effect of Silymarin with Hepatoprotective Plants in Amelioration of Hepatic Insufficiencies.

Việc sử dụng dược chất silymarin được chiết xuất từ hạt của cây kế sữa (ké sữa, cúc gai) mỗi ngày với liều lượng thấp kết hợp với một vài thảo dược có tác dụng bổ gan sẽ giúp bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan đáng kể.

4/ Silymarin as a potential hypocholesterolaemic drug.

Dược chất silymarin được chiết xuất từ cây kế sữa (ké sữa, cúc gai). Các nghiên cứu cho thấy tiềm năng của dược chất này trong việc hạn chế sự tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

5/ Milk thistle (Silybum marianum) – Evidence.

Trang web y khoa đưa ra các bằng chứng về các công dụng của cây kế sữa (ké sữa, cúc gai), trong đó một số đã được chứng minh như điều trị bệnh xơ gan, bệnh gan mãn tính; còn một số khác cần phải nghiên cứu thêm như điều trị bệnh gan cấp tính do virus, giải độc nấm Amanita phalloides, ung thư gan, bệnh tiểu đường (ở người bệnh xơ gan), rối loạn tiêu hóa, cholesterol cao, tổn thương gan do thuốc và độc tố, triệu chứng mãn kinh.

6/ American Cancer Society – Milk Thistle.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: chiết xuất silymarin từ cây kế sữa (ké sữa, cúc  gai) là sự kết hợp của 3 dược chất – silybinin, silydianin và silychristin – có tác dụng chống oxi hóa. Các công dụng khác của cây kế sữa: giúp điều trị các chứng bệnh gan (xơ gan, viêm gan siêu vi và các tổn thương gan do lạm dụng thuốc và rượu). Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng cây kế sữa.

7/ Possible Interactions with Milk Thistle.

Cây kế sữa (ké sữa, cúc gai) chứa dược chất silymarin có chức năng bảo vệ gan chống lại các độc tố từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên, chiết xuất silymarin cũng tương tác với một số thuốc chữa bệnh như các loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia); các loại thuốc trị bệnh tai biến mạch máu não; các loại thuốc tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).



Cây kế sữa trồng ở đâu?

giaidocgan.vn


Cây Kế sữa (có tên khoa học là Silybum marianum) thuộc họ Asteraceae. Từ lâu người ta được biết đến Cây kế sữa là một trong những loại thảo dược có nhiều tác dụng và công dụng tốt cho con người đặc biệt phải kể đến đó là chức năng bảo vệ gan, tăng cường và giải độc gan

Đặc điểm cây Kế sữa       

Cây kế sữa rất dễ nhận biết nhờ ở lá màu xanh nhạt, tươi và có nhiều gai như cẩm thạch trắng. Đặc biệt cây thường mọc nơi khô và nắng, tính chất đất acide. Cây sống có tuổi thọ khoảng gần 2 năm, thân bụi, kích thước lớn, thường vượt quá 1m, khoảng 50 cm đến 2m, thẳng, thân không cánh.

1.Đặc điểm

Đặc điểm của lá: Lá lớn, màu xanh vàng lợt, bóng láng, lá có thùy chân vịt và dợn sóng, bìa lá có răng cưa gau cứng nhọn vàng. Những lá ở dưới có cuống, xếp dạng hoa hồng, rất lớn (đến 40 cm). Lá phía trên nhỏ và hẹp hơn, bẹ bao lấy thân. Tất cả hiện diện ở mặt chính có nhiều gân trắng, cho ta một ấn tượng lá có màu sữa.

Đặc điểm của hoa: Hoa đầu có kích thước từ 4 đến 8 cm, thường đơn độc, có thể tập hợp thành nhóm hoa, ở ngọn cây. Bao chung quanh bởi những lá Bắc, uốn cong, đỉnh ngọn lá bắc có gai nhọn, mỗi lá bắc, chính bìa lá có gai nhỏ. Những hoa nhỏ, hình ống, 5 thùy, màu tím tím.

Đặc điểm của hạt: Bế quả, sáng bóng, màu đen hoặc có vằng màu vàng. Hoa nở vào cuối màu xuân.

2. Bộ phận sử dụng

Bộ phận được sử dụng chính: Thân, rễ, lá, hoa

Cây kế sữa có nhiều khả năng và tác dụng như:

  • Bảo vệ gan chống lại những thiệt hại do rượu và sự ngộ độc khác.
  • Có tác dụng tốt với các bệnh viêm gan, bệnh gan tiềm ẩn, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Kích thích, bài tiết sữa

3.Ứng dụng trong cuộc sống

Rễ cây Kế sữa: để dùng sống hoặc nấu chín. Rễ cây kế sữa có một kết cấu hương vị nhẹ và một chút nhờn cho nên thông thường người ta đun sôi nước để sử dụng.

Lá cây: Lá cây Kế sữa có nhiều gai và cứng, việc đầu tiên phải tước loại bỏ gai (bằng dao). Ngoài ra lá cây Kế sữa hơi dày và có một hương vị ngọt nhẹ khi còn non, tại thời điểm này, cây hoàn toàn chấp nhận được dùng như salade hỗn hợp, nhưng vị có thể trở nên khi thời tiết nóng và khô.

Khi nấu chính, có thể dùng thay thế rau dền. Có thể có lá liên tục quanh nâm do sự gieo trồng liên tục.

Nụ hoa: Nụ hoa Kế sữa được người ta thường để nấu chín thay thế artichaut, được sử dụng những hoa trước khi nở. Hương vị nhẹ và dễ chịu, nhưng những nụ hơi nhỏ và thậm chí còn khó sử dụng hơn artichaut.

Thân cây: Đây là phần chứa nhiều chất có tác dụng tốt cho cơ thể. Thân cây có thể dùng chín hay sống tốt nhất nên bóc vỏ và có thể ngâm để giảm vị cay đắng.

Cây kế sữa được sử dụng tốt nhất vào mùa xuân khi chúng còn non nhỏ.

Một tinh dầu tốt được trích từ hạt, những hạt rang sử dụng như cà phê.

Trên đây là một số đặc điểm và các ứng dụng của cây kế sữa trong cuộc sống. Có thể nói Cây kế sữa mang đến nhiều giá trị y dược và bổ ích cho con người.

== > Xem thêm: Công dụng cây kế sữa

Cây kế sữa được trồng ở đâu?

Như chúng ta đã biết Cây kế sữa là một loại cây trồng khá khó tính và chỉ phù hợp với những vùng có điều kiện có khí hậu kho và nắng, tính chất đất acide.

Cây Kế sữa  có nguồn gốc  và được trồng phổ biến trong khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay nó được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cây phát triển chủ yếu ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Đông Á.

Ở nước ta do điều kiện khí hậu không phù hợp, nên Cây kế sữa được di thực à trồng chủ ở ở một số vùng núi như Sapa, Tam Đảo và Mộc Châu.

Vì vậy đây là một loai thảo dược rất quý hiếm và khó tìm không mấy dễ dàng.

Một số hình ảnh cây kế sữa

Hình ảnh cây kế sữa

 

Hoa cây kế sữa 

Lá cây kế sữa 


Kế sữa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cây kế sữa
Milk thistle flowerhead.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo) Asterales
Họ (familia) Asteraceae
Chi (genus) Silybum
Loài (species) S. marianum
Danh pháp hai phần
Silybum marianum
(L.) Gaertn., 1791
Danh pháp đồng nghĩa
  • Carduus marianus, L.

Kế sữa[1] (tên khoa học: Silybum marianum), còn được gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai,[cần dẫn nguồn] là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Được (L.) Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1791.[2]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Hình minh họa

Kế sữa vốn mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải. Kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loại cây này đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Nó là một loại thực phẩm chức năng phổ biến được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu[3].

Toàn thân cây kế sữa
Lá kế sữa

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dày khi thu hoạch. Trà làm từ cây kế sữa đã được sử dụng cho việc điều trị các bệnh về gan trong thời cổ đại. Từ thời Hy Lạp cổ đại (Theophrastus, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) và La Mã (Pliny the Elder thế kỷ 1), hạt giống của cây kế sữa đã được sử dụng để bảo vệ gan[4]. Trong thế kỷ 1, Dioskurides sử dụng loài cây này như một loại thuốc gây nôn, cũng như một loại dược thảo cơ bản thời bấy giờ. Nó đã trở thành một loại thuốc được chuyên dùng để điều trị các bệnh gan mật vào thế kỷ 16 và vào năm 1960 ở trung tâm châu Âu[5][6]. Cây kế sữa có chiều cao lên đến 6 feet, đặc biệt phát triển tốt trên các sườn dốc nắng ở các nước Địa Trung Hải như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Hoa cây kế sữa nở từ tháng 6 đến tháng 8, các hạt màu đen được thu hoạch vào cuối mùa hè để sử dụng cho các mục đích y học

Dược chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định các hoạt chất có trong cây kế sữa, đáng chú ý nhất là một nhóm hỗn hợp liên quan có tên chung là silymarin gồm các flavonolignan. Phần lớn những sản phẩm của cây kế sữa được bào chế đúng tiêu chuẩn và tinh chất của nó được trích ra từ hạt và trái chứa khoảng 70-80% chất flavonolignan.

  • Silibinin là một hợp chất polyphenol flavonoid có hoạt tính sinh học chính của cây kế sữa[7][8], tồn tại dưới 2 dạng phổ biến là Silibinin A và B.
  • Isosilibinin gồm isosilibini A và B
  • Silichristin
  • Silidianin

Dược tính[sửa | sửa mã nguồn]

Ngộ độc[sửa | sửa mã nguồn]

Silibinin hoặc chất dẫn xuất, thường được dùng để chữa trị chứng ngộ độc nấm Amanita phalloides hoặc Amanita muscaria.

Với gan[sửa | sửa mã nguồn]

Được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian điều trị các bệnh về gan, ké sữa được xem là một loại thảo dược an toàn và có khả năng dung nạp tốt vào cơ thể, giúp bảo vệ gan tránh khỏi các tổn thương do rượu hoặc thuốc gây ra.

  • Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.
  • Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.
  • Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.
  • Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan. Giúp các bệnh nhân bị xơ gan do cồn sống lâu hơn.
  • Chống peroxyde hóa lipid, tăng khả năng oxi hóa acid béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
  • Xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ (do cồn và không do cồn), nhiễm độc gan do hóa chất hoặc ma túy là các nguy cơ tiềm tàng gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Kháng insulin và tình trạng mất cân bằng các tác nhân oxy hóa là những cơ chế phát sinh bệnh chủ yếu dẫn đến tổn thương tế bào gan ở những bệnh nhân này. Làm giảm đáng kể sự phát triển tế bào ung thư, sự tạo mạch cũng như sự hình thành kháng insulin.

Xơ vữa động mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, cây kế sữa còn có thế có một số công dụng khác như ngăn cản quá trình oxy hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch, là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch; giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn cản sự nhiễm độc, làm sạch thận, hỗ trợ bài tiết; làm tan sỏi thận và sỏi mật; giúp làm dịu các cơn đau hành kinh và là một loại thảo dược tổng hợp hỗ trợ tiền kinh nguyệt rất có giá trị.

Ung thư[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng kháng viêm và tác dụng ức chế của silymarin đối với sự phát triển của các di căn ung thư cũng đã được xác nhận. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng của silibinin (thành phần hoạt tính sinh học chính của cây kế sữa) trong việc ức chế nhiều dòng tế bào ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, da, bàng quang và ung thư phổi.

Khuyến cáo và chống chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Liều dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Các sản phẩm từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa để chứa 70% đến 80% silymarin. Chiết xuất từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa lên đến 70% silymarin, một liều thông thường sẽ là 200 mg 3 lần/ngày được cung cấp 420 mg silymarin.

Khi điều trị bệnh gan mãn tính, thời gian sử dụng ngắn nhất là 2 tháng cho đến vài năm và trong suốt tuổi thọ của bệnh nhân trong các trường hợp viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc xơ hóa. Liều uống nên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh: 

  • Xơ gan: Silymarin, 280–450 mg/ngày chia làm 2-3 liều. 
  • Viêm gan mãn tính: Silipide, 160–480 mg/ngày hoặc silymarin 420 mg/ngày chia làm ba lần.
  • Viêm gan siêu vi cấp tính: Silymarin, 420 mg/ngày chia làm 3 lần. 
  • Nhiễm độc gan do dược/độc tố: Silymarin 280–420 mg/ngày chia làm 3 lần; có thể lên đến 800 mg /ngày.

Phản ứng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng cây kế sữa cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ, tuy rất hiếm, bao gồm: nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh,.

Tương tác thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chiết xuất silymarin từ cây kế sữa có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh khác như thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia); thuốc trị bệnh tai biến mạch máu não; thuốc gây tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).

Chống chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng cây kế sữa.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "chín loại thảo dược dành cho người bị suy giáp". Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 25 tháng 3 năm 2016. 
  2. ^ The Plant List (2010). "Silybum marianum". Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013. 
  3. ^ Kroll DJ, Shaw HS, Oberlies NH. Milk Thistle nomenclature: why it matters in cancer research and pharmacokinetic studies. Integr Cancer Ther 2007; 6: 110-119
  4. ^ Saller, R.; Melzer, J.; Reichling, J.; Brignoli, R.; Meier, R. An updated systematic review of the pharmacology of silymarin. Forsch Komplementarmed, 2007, 14, 70-80.
  5. ^ Luper, S. A review of plants used in the treatment of liver diseases: Part 1. Altern. Med. Rev., 1998, 3, 410-421.
  6. ^ Schuppan, D.; Jia, J.; Brinkhaus, B.; Hahn, E.G. Herbal products for liver diseases: A therapeutic challenge for the new millennium. Hepatology, 1999, 30, 1099-104.
  7. ^ Gazak R, Walterova D, Kren V. Silybin and silymarin--new and emerging applications in medicine. Curr Med Chem 2007; 14: 315-338
  8. ^ Singh RP, Agarwal R. A cancer chemopreventive agent silibinin, targets mitogenic and survival signaling in prostate cancer. Mutat Res 2004; 555: 21-32

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]


So sánh giải độc gan Boganic với Nitacenol

 
 Giải độc gan

Boganic

nitacenol gold
Công dụng
  • Giúp giải độc gan: giải độc gan cho người bị mụn nhọt, trứng cá, dị ứng do gan bị nóng, hay chức năng thải độc gan suy yếu.
  • Tăng cường chức năng gan: tăng cường chức năng gan cho người trung và cao tuổi bị suy giảm chức năng gan, trong các trường hợp viêm gan hay xơ gan.
  • Bảo vệ gan: giúp bảo vệ gan cho người dùng bia, rượu thường xuyên hay người dùng nhiều thuốc gây hại cho gan.
  • Giúp bổ gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ tế bào gan trong trường hợp uống nhiều bia rượu, sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến gan
  • Hỗ trợ  điều trị hạ men gan, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan gây di ứng, mề đay, người mệt mỏi, chán ăn do chức năng gan suy giảm
Thành phần Hàm lượng 1 viên nang mềm gồm

Cao bìm bìm………………………16mg.

Cao rau đắng đất……………….150mg.

Cao Actiso………………………..200mg.

Tá dược vừa đủ

– Hàm lượng 1 viên bao đường hoặc 1 viên bao phim gồm:

Cao bìm bìm…………………………7,5g

Cao rau đắng đất………………….75mg

Cao Actiso…………………………100mg

Hàm lượng 1 viên nang mềm gồm

Cây kế sữa chiết xuất……… 250mg

Arginine………………………..120mg

Methionin………………………..50mg

Vitamin B1……………………..1.8mg

Vitamin B2 …………………….1.8mg

Vitamin B6……………………..1.8mg

Vitamin B12……………………1.6mg

Giá

 

Hộp bao đường, loại 2 vỉ x 20 viên có giá khoảng: 25.500đ.

Hộp bao đường, loại 5 vỉ x 20 viên có giá khoảng: 62.000đ.

Hộp bao phim, loại 5 vỉ x 20 viên có giá khoảng: 62.000đ.

Hộp nang mềm, loại 5 vỉ x 10 viên có giá khoảng: 90.000đ

Hộp nang mềm 12 vỉ x 5 viên có giá

khoảng: 148.000đ

Như vậy nhìn vào giá ta thấy giá 1 hộp Boganic loại nang mềm 5 vỉ x 10 viên có giá là 90.000đ  tức là 60 viên có giá 108.000đ còn 1 hộp nitacenol loại nang mềm 12 vỉ x 5 = 60 viên có giá 148.000đ. Vậy Nitacenol đắt hơn 30.000đ.

Nhưng thành phần chính của Boganic là cao bìm bìm rau đắng đất và actiso:

Actisô (Cynara scolymus): chứa các dược chất chính Cynarin, các Polyphenol, đường Inulin, muối khoáng. Cynarin có tác dụng tăng mật, tăng lực, kích thích ăn ngon, trợ tim, lợi tiểu, chống độc. Các Polyphenol có tác dụng giảm Cholesterol huyết, bảo vệ gan. Inulin cần cho người bị đái đường. Actiso được dùng để chữa: suy giảm chức năng gan, chứng vàng da, cholesterol huyết cao,  vữa xơ động mạch.

Rau đắng đất (Glinus oppositifolius): chứa spergulagein A – một Sapogenin triterpenoid bão hòa, trihydroxy cetone; có tác dụng lợi tiêu hóa, kháng sinh, lợi tiểu và nhuần gan.

Bìm bìm (Pharbitis  nil): chứa Glucosid là pharbitin, có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu sát trùng.

Sự phối hợp của 3 vị thuốc làm tăng hiệu lực và tác dụng:

Nhuận gan – Lợi mật – Thông tiểu – Giải độc 

Cho nên Boganic chủ yếu là để phòng ngừa các bệnh về gan chứ không có nhiều tác dụng chữa bệnh về gan.

Thành phần chính của nitacenol là cây kế sữa đây chính là Đây là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh gan tốt nhất so với các loại thảo dược thông thường khác. Kế sữa (Thistle Milk) là một loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loài cây này chứa một hợp chất quý gọi là Silymarin, được dùng để chữa các bệnh về gan.

Vậy nên nếu bạn thấy có dấu hiệu gan bị tổn thương rồi thì nên dùng Nitacenol còn bạn chưa bị mà đang trong tình trang uống nhiều bia rượu thì nên dùng Boganic

Các bạn đã dùng thử những sản phẩm giải độc gan nào rồi hay đưa ra ý kiến của các bạn ở dưới phần bình luận nhé

 

Xem thêm thông tin về cây kế sữa tại đây: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/cam/patient/milk-thistle-pdq#section/all



ĐÔI ĐIỀU VỀ RƯỢU BIA VÀ SỨC KHỎE và Giải độc gan Tuệ Linh Plus

giaidocgan.vn 



Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tăng trưởng tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam, các rối loạn do lạm dụng rượu (14%) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, trong đó gan là một trong những bộ phận bị tổn hại lớn nhất. Rượu bia gây các bệnh viêm gan thường gặp: Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu bia, xơ gan và ung thư gan với tỉ lệ tử vong cao.

Không thể phủ nhận rượu bia nếu uống điều độ sẽ giúp ích cho sức khỏe nhưng đa phần chúng ta lại đang sử dụng quá đà, rượu bia hiện hữu trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, nhất là trong công việc kinh doanh và tạo dựng mối quan hệ, dù biết rằng rượu bia nhiều là có hại. Do vậy, với người hay sử dụng rượu bia, ngoài việc hạn chế tối đa thứ đồ uống có cồn này, cần phải có biện pháp bảo vệ gan, giảm tác hại của rượu bia nhằm giữ vững sức khỏe.

GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH PLUS - GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƯỚC RƯỢU BIA

Mang đến một giải pháp chuyên biệt, vượt trội và an toàn cho các quý ông hay nhậu, Giải độc gan Tuệ Linh Plus đột phá mới từ cây Hovenia Dulcis, Kế sữa, Cà gai leo và các dược liệu khác giúp giải quyết tận gốc vấn đề của nam giới hay phải uống rượu bia.

  • Hạ men gan, bảo vệ và hồi phục tế bào gan bị tổn thương,
  • Ngăn ngừa xơ gan
  • Giải rượu nhanh, giảm các triệu chứng say rượu như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.... nhanh chóng
  • Giảm tác hại của rượu bia lên cơ thể như gan, dạ dày, não bộ

 Sản phẩm là khắc tinh số 1 đối với rượu bia, giúp giữ gìn sức khỏe.

TPBVSK Giải Độc Gan Tuệ Linh Plus

THÀNH PHẦN

  • Ampelopsin (Hovenia Dulcis) 50mg
  • Cao Cà gai leo ..........................250 mg 
  • Cao Mật nhân ...........................50 mg
  • Cao Kế sữa .............................................100 mg
  • Cao Actiso ................................................50 mg
  • Vitamin B1, B2, B3, B6, B12 và tá dược vừa đ

Cây Hovenia Dulcis:

  • Hovenia Dulcis hay còn gọi là cây Giải rượu. Sở dĩ có cái tên gọi dân dã này vì đồng bào dân tộc ở vùng núi phía Bắc đã dùng cây này từ lâu đời để giải rượu, giúp người say tỉnh lại nhanh chóng nên gọi là cây Giải rượu. Ngoài Việt Nam cây Giải rượu còn được trồng nhiều ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc. Từ xa xưa đã được người dân nơi đây sử dụng như một vị thuốc hàng đầu trong các trường hợp chống say, giải độc và bảo vệ lá gan. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi thì chỉ cần dùng từ 3-5g cây Hovenia sắc uống là có thể giảm say, chống say. Vỏ cây đun nước uống hàng ngày để thanh nhiệt. Gỗ cây đẽo thành gối để tránh gió độc. 

Quả cây Hovenia Dulcis và cấu tạo hoạt chất quý của nó

  • Ngày nay, cây Hovenia Dulcis đã được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng rất tốt với gan, đặc biệt với bia rượu thì thể hiện ưu việt tuyệt đối.
  • Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết cây Hovenia dulcis làm giảm nồng độ alcohol trong máu sau 0,5 - 1,5giờ. Tỷ lệ này ở nhóm không sử dụng gì khi uống rượu là 2 - 5 giờ. Lượng acetaldehyde sinh ra (một độc chất do gan chuyển hóa cồn tạo ra) ở nhóm dùng cây Giải rượu Hovenia Dulcis giảm 27% có với nhóm không sử dụng gì. Từ đó giúp Hạ men gan và bảo vệ gan mạnh.
  • Các nghiên cứu còn cho thấy Hovenia Dulcis làm giảm xơ gan do giảm sự hình thành các sợ collagen mới và phân tán các sợi collagen cũ vào các vi khối nhỏ.

Nhóm sử dụng Hovenia Dulcis đã giảm xơ rõ rệt so với nhóm chứng

  • Hoạt chất Ampelopsin trong cây Hovenia Dulcis làm giảm hấp thu rượu vào hệ tiêu hóa. Khi rượu được hấp thu ít hơn, sẽ giúp gan có thời gian chuyển hóa hết các độc tố trong rượu. Ngoài ra hoạt chất này còn giảm những kích thích của rượu bia lên não bộ, làm hết nhanh các triệu chứng say rượu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn; Giảm hẳn tác hại của rượu bia lên cơ thể như gan, hệ thần kinh, dạ dày.... Đáng lưu ý hơn, nó có thể ngăn chặn các tế bào u ác tính tại gan và giảm khối u lên tới 45,75%.
  • Chi tiết các nghiên cứu về cây Giải rượu Hovenia Dulcis TẠI ĐÂY

* Kế sữa

Cây và hoa kế sữa

  • Kế sữa đã được sử dụng rộng rãi để bảo vệ gan khỏi tác hại của bia rượu, thực phẩm nấm mốc.
  • Cây Kế sữa đã có hàng trăm công trình khoa học tại Hoa Kỳ đã chứng minh có tác dụng bảo vệ và phục hồi tổn thương gan theo cơ chế: Hoạt chất Silymarin giúp tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, có tác dụng ổn định tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó nó làm bền vững màng tế bào, duy trì được cấu trúc, chức năng của tế bào gan và kích thích sự phát triển của các tế bào gan đã bị hủy hoại.

* Cà gai leo

Tác dụng chữa các bệnh về gan của Cà gai leo đã được các nhà khoa học chứng minh qua rất nhiều công trình khoa học cấp quốc gia, luận án tiến sỹ, nghiên cứu lâm sàng của nước ta. Cà gai leo có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế các loại virus viêm gan, ngăn chặn sự kết thành sợi collagen để ngăn ngừa virus và xơ gan.  "Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan" luận án tiến sỹ y dược của TS Nguyễn Thị Bích Thu cho thấy Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.

* Sự kết hợp Hovenia Dulcis + kế sữa + cà gai leo trong Giải độc gan Tuệ Linh Plus

Các nhà khoa học dược đã nghiên cứu kết hợp Hovenia Dulcis và kế sữa nhằm giảm bớt tác hại của rượu bia, làm bền vững thành tế bào gan, hàn gắn các tổn thương của tế bào gan do vậy hạ men ga và bảo vệ gan mạnh mẽ và nhanh chóng. Ngoài ra việc kết hợp thêm cà gai leo sẽ hiệp đồng tác dụng giúp phòng, ngăn ngừa và giảm xơ gan rõ rệt, mang lại sức khỏe và hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân xơ gan.

CÔNG DỤNG VƯỢT TRỘI CỦA GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH PLUS

  • Giúp hạ men gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan trước các tác nhân có hại như: rượu, bia, hóa chất độc hại, viêm gan, thực phẩm bẩn, thuốc điều trị dài ngày.
  • Giúp tăng khả năng đào thải rượu bia, các chất có cồn thông qua gan, giảm cảm giác khó chịu khi say rượu bia
  • Hỗ trợ tiêu hóa, mát gan, lợi mật, giảm táo bón.
  • Phòng và giảm nguy cơ xơ gan.

TẠI SAO NÊN CHỌN GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH PLUS

  • Công thức đột phá với cây Giải rượu Hovenia Dulcis, kế sữa, cà gai leo và các thảo dược quý đã được khoa học chứng minh.
  • Chuyên biệt trong việc hạ men gan, bảo vệ gan, phòng và ngăn ngừa xơ gan tiến triển; giảm tác hại của rượu bia
  • Thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn
  • Tác dụng rõ ràng và hiệu quả cảm nhận được ngay
  • Vùng nguyên liệu sạch và sản xuất trên dây chuyển hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO

Vùng dược liệu sạch của công ty Tuệ Linh

CÁCH DÙNG

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Uống sau khi ăn.
  • Uống để giải rượu, bảo vệ gan: uống 3 viên trước khi uống rượu và 3 viên sau khi uống rượu
  • Giá: 150.000 VNĐ / hộp 30 viên

Chú ý:

  •  Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  •  Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
  •  Ngừng sử dụng nếu không dung nạp hoặc quá mẫn với một trong các thành phần trong công thức

AI NÊN SỬ DỤNG

  • Người uống nhiều rượu bia
  • Người bị men gan cao, chức năng gan suy giảm do viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Người bị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, nóng trong người do suy giảm chức năng gan.
  • Người dùng các thuốc chuyển hóa qua gan, người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, thực phẩm bẩn.

6. Hạn dùng: 

  • 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày SX, hạn dùng in trên nhãn sản phẩm. 

7. Bảo quản: 

  •  Để chỗ khô ráo, thoáng mát.


Chữa đau răng bằng cây lá lốt hoặc lá trầu không?

Rễ cây lá lốt chữa đau răng hiệu quả có đúng không?

chuadaurang.vn - May 25, 2017

CÂU HỎI: Thưa bác sĩ, em đang có bầu được 16 tuần thì bị đau răng không rõ nguyên nhân. Em thì không dám điều trị ở nha khoa vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Hôm vừa rồi nghe bạn mách dùng lá lốt hoặc rễ cây lá lốt chữa đau răng thì khá hiệu quả. Như vậy có đúng không ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn! (Huyền My – Vinh, Nghệ An).

"Mẹo hay" rễ cây lá lốt chữa đau răng vô cùng hiệu quả 1

Lá lốt chữa đau răng có phải là mẹo chữa đau răng hiệu quả?

Trả lời:

Chào Huyền My!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với Nha khoa Paris! "Lá lốt hoặc rễ cây lá lốt chữa đau răng có đúng không" các bác sĩ Paris sẽ giải đáp cho bạn như sau:

1. Lá lốt chữa đau răng, rễ cây lá lốt chữa đau răng có đúng không?

Liệu lá lốt chữa đau răng, rễ cây lá lốt chữa đau răng có phải là phương thuốc hiệu nghiệm cho các bà bầu chữa đau răng không?

Lá lốt chữa đau răng là một mẹo chữa đau răng hiệu quả cho bà bầu cực kỳ hiệu nghiệm được các cụ xưa kia truyền lại. Thực tế có khá nhiều trường hợp đã áp dụng và thành công chứ không riêng gì bà bầu.

Khi kết hợp lá lốt và rễ cây lá lốt chữa đau răng sẽ phòng tránh được các bệnh về răng miệng cho bà bầu về sau. Bởi trong lá, và thân lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất tốt.

 Lá lốt và rễ cây lá lốt có thể áp dụng chữa đau răng cho mọi đối tượng chứ không riêng gì bà bầu. Bởi vậy nếu đang bị những cơn đau nhức răng "làm phiền" bạn cũng có thể áp dụng cách này.

2. Cách dùng rễ cây lá lốt chữa đau răng như thế nào?

Ngoài là một loại rau quen thuộc được sử dụng trong bữa ăn gia đình, là lốt và rễ cây lá lốt còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đầy hơi….đặc biệt có tác dụng chữa đau răng cực kỳ hiệu quả.

Cách làm lá lốt chữa đau răng: rễ cây lá lốt chữa đau răng :

✿ Cách 1: Bạn lấy khoảng 20g lá lốt, 3g muối, giã nát rồi hòa với 50ml nước. Chia làm 3 lần ngậm dần trong ngày.

✿ Cách 2: dùng 20g lá lốt, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng với 50ml nước, 3g muối trắng. Xay nhuyễn rồi cho vào chai, dùng để ngậm và súc miệng dần trong ngày lúc sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

"Mẹo hay" rễ cây lá lốt chữa đau răng vô cùng hiệu quả 2

Rễ cây lá lốt chữa đau răng cực kỳ hiệu nghiệm khi bà bầu bị đau răng

 Cách làm rễ cây lá lốt chữa đau răng:

Lấy 20g rễ cây lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, ép lấy nước. Sau đó dùng bông sạch thấm vào chỗ răng đau. Ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút rồi xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Ngày làm lại khoảng 3-4 lần, trong 2 ngày sẽ giảm đau răng rõ rệt.

 Có nhiều phương pháp chữa đau răng từ cây lá lốt, tuy nhiên không phải cách nào cũng áp dụng hiệu quả cho tất cả trường hợp. Vì thế để tránh mất công sức thực hiện và tìm ra cách hiệu quả bạn cần nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.

3. Lưu ý khi sử dụng lá lốt hoặc rễ cây lá lốt chữa đau răng

Trong trường hợp đau khi mang bầu, sử dụng lá lốt chữa đau răng, hoặc rễ cây lá lốt chữa đau răng chỉ là biện pháp ngăn ngừa giảm đau khi đau răng nhẹ.

Đối với bà bầu, nếu trường hợp đau răng trở nên nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi sau này. Không riêng gì bà bầu mà đối với tất cả các trường hợp đau răng khác, việc chữa đau răng bằng phương pháp tự nhiên nếu thực hiện 1 thời gian không có kết quả thì nên tìm đến bác sĩ.

"Mẹo hay" rễ cây lá lốt chữa đau răng vô cùng hiệu quả 3

Thực hiện chữa đau răng bằng lá lốt, rễ lá lốt không hiệu quả thì nên tìm đến bác sĩ

Dù bị đau răng do nguyên nhân nào thì bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng, kể cả với bà bầu. Huyền My đang mang bầu được 16 tuần, tương đương với khoảng 4 tháng thì việc điều trị nha khoa là rất phù hợp.

Bạn đang tham khảo bài viết rễ cây là lốt chữa đau răng, để biết thêm thông tin về cách chữa đau răng hiệu quả khác bạn có thể liên hệ tới nha khoa Paris bằng cách gửi câu hỏi theo form đăng ký dưới đây, các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn!


Mẹo hay chữa nhức răng bằng lá lốt cực kỳ hiệu quả

chuadaurang.vn - May 27, 2017

Chữa nhức răng bằng lá lốt là một trong những bài thuốc dân gian khá hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách thực hiện như thế nào và trường hợp nào phù hợp để áp dụng thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Sở dĩ có thể chữa nhức răng bằng lá lốt được là bởi loại lá này chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng hiệu quả.

Chữa nhức răng bằng lá lốt 1

Mẹo hay chữa nhức răng bằng lá lốt 

1. Trường hợp nào có thể chữa nhức răng bằng lá lốt? 

Lá lốt có thể chữa đau nhức răng khá hiệu quả trong những trường hợp sau:

✦ Nhức răng do sâu răng

✦ Nhức răng do viêm nhiễm vùng nướu, lợi

✦ Nhức răng do mọc răng khôn

✦ Đặc biệt, bà bầu bị nhức răng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chữa nhức răng bằng lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn này.

Trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp khác có thể chữa nhức răng bằng lá lốt hiệu quả. Để biết trường hợp của bạn chữa bằng cách này có tốt không, bạn cần phải có sự tư vấn từ nha sỹ.


2. Mẹo hay chữa nhức răng bằng lá lốt hiệu quả

Lá lốt không chỉ là loại gia vị thường ngày mà còn là một loại thuốc cực kỳ công hiệu đối với các trường hợp đau nhức răng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, hiệu quả mà bạn nhận được sẽ gần như không có. Hiểu được điều đó, các chuyên gia xin đưa ra cho bạn 2 cách chữa nhức răng bằng lá lốt hiệu nghiệm nhất:

✦ Cách thứ nhất: Sử dụng lá lốt

  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho thêm muối.
  • Bước 2: Để nguội, gạn lấy nước trong và thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 4-5 phút.

Mẹo hay chữa nhức răng bằng lá lốt cực kỳ hiệu quả 2

Giảm đau nhức răng bằng lá lốt cho hiệu quả nhanh chóng

✦ Cách thứ 2: Dùng rễ lá lốt 

  • Bước 1: Lấy một nắm rễ lá lốt giã nát và thêm một nhúm muối.
  • Bước 2: Chắt lấy nước và lấy tăm bông chấm vào chỗ răng đau, thực hiện ngày vài lần.

Chữa nhức răng bằng lá lốt chỉ là giải pháp tạm thời, cần có biện pháp chuyên khoa mới khỏi dứt điểm.

3. Chữa nhức răng dứt điểm cần gặp bác sĩ nha khoa

Trên đây là các cách chữa nhức răng bằng lá lốt mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm đau. Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân, điều trị triệt để nhất thì bạn cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ để tìm ra đau nhức do đâu.

Mẹo hay chữa nhức răng bằng lá lốt cực kỳ hiệu quả 3

Chữa nhức răng bằng lá lốt không phải là cách triệt để mà cần đến nha sĩ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau:

✓ Sâu răng: bác sĩ thực hiện nạo sạch vết sâu, sau đó hàn trám răng nếu mới chớm sâu và bọc răng sứ nếu răng sâu nặng, vỡ lớn.

✓ Viêm lợi: hỗ trợ điều trị bằng lấy cao răng hoặcsử dụng gel bôi, thuốc kháng sinh nếu bệnh nặng.

✓ Viêm tủy răng: chỉ định điều trị nội nha lấy tủy, sau đó bọc răng sứ hoặc trám răng thẩm mỹ để duy trì tuổi thọ răng được lâu dài.

✓ Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: nhổ răng nếu răng mọc lệch hoặc mọc ngầm và bị lệch, rạch nướu cho răng mọc lên nếu răng mọc bình thường.

✓ Răng sứt mẻ: hàn trám nếu tình trạng nhẹ, bọc răng sứ nếu vết sứt mẻ lớn hơn 1/3 chiếc răng.


Dùng lá lốt chữa đau răng như thế nào cho hiệu quả?

chuadaurang.org - Dùng

lá lốt chữa đau răng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng mà an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ em. Lá lốt là một loại rau thơm gia vị có giá thành khá rẻ, từ lâu nó đã được dùng làm các bài thuốc chữa bệnh. 

1. Dùng nước lá lốt chữa đau răng

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có công dụng giảm đau. Dùng lá lốt chữa đau răng là bài thuốc đơn giản nếu bạn chưa có thời gian đi khám.Trong lá và thân cây lá lốt chứa các tinh dầu và các ancaloit có thành phần chủ yếu  là  beta-caryophylen và benzylaxetat có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm hữu hiệu.

Lấy 20g lá lốt rửa sạch, giã nhuyễn hòa với 50l nước ấm và 3gmuối trắng, chia làm nhiều lần ngậm dần trong ngày.Tuy ban đầu ngậm có thể đau nhức hơn nhưng qua ba ngày, cơn đau sẽ hoàn toàn biến mất.

Mẹo dân gian dùng lá lốt chữa đau răng Hiệu Quả và An Toàn 1

Lá lốt có tính kháng viêm mạnh, dùng lá lốt chữa đau răng là phương pháp đơn giản, dễ làm.

Khi chân răng đau có chảy mủ hôi thối, bạn cũng có thể ngậm nước lá lốt , trong khoảng 1-2 giờ sẽ tiêu trừ hoàn toàn mủ, làm sạch chân răng, chấm dứt cơn đau.

Tham khảo thêm: Cách chữa sâu răng với trầu không

2. Dùng rễ lá lốt chữa đau răng

Nếu ngại mùi lá lốt hơi hăng hắc, khó ngửi bạn có thể dùng các bài thuốc từ rễ lá lốt cũng có công hiệu giảm đau răng rất tốt.

Rễ lá lốt chữa đau răng. Lấy rễ lá lốt rửa sạch, giã nát với muỗi trắng. Dùng bông sạch tẩm hỗn hợp nước thu được ngậm vào chỗ bị đau trong 2-3 phút. Dùng nước muối ấm súc miệng thay bằng đánh răng. Chỉ sau 2 ngày áp dụng cách chữa đau răng này cơn đau sẽ giảm rõ rệt.

Mẹo dân gian dùng lá lốt chữa đau răng Hiệu Quả và An Toàn 2

Rễ lá lốt có tính ấm, có tác dụng kháng sinh, rễ lá lốt chữa đau răng thay cho các loại thuốc ngậm.

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai do sự thay đổi hormone dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng và phải rất cẩn thận trong dùng thuốc chữa trị. Sử dụng lá lốt chữa đau răng theo hai cách như trên vô cùng hiệu nghiệm mà không ảnh hưởng đến mẹ và bé.


Cách chữa sâu răng với trầu không đơn giản, rất dễ làm

hanrangthammy.com - Cách chữa sâu răng với trầu không

 vừa đơn giản vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí tối đa, giúp bạn vừa giảm đau nhức răng do vi khuẩn sâu răng gây ra. Những thông tin dưới đây sẽ mách cho bạn các cách  chữa sâu răng hiệu quả đơn giản với lá trầu không ngay tại nhà cực kì hiệu quả. Hãy ghi chú ngay vào cuốn "cẩm nang sức khỏe" của bạn nhé!

1. Tại sao trầu không lại có tác dụng chữa sâu răng?

Theo đông y, lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng, có tác dụng tiêu tiêm, sát khuẩn, sát trùng hiệu quả.

Trong 100g lá trầu có chứa từ 0,8 – 1% hoặc có khi chứa tới 2,4 % tinh dầu – đây là một hoạt tính kháng sinh mạnh và có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có vi khuẩn sâu răng. Vì vậy, cách chữa sâu răng với trầu không là một bài thuốc khá đơn giản, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí nhất mà bạn nên lưu ý.

Cách chữa sâu răng với trầu không – Hiệu quả mà tiết kiệm 1Cách chữa sâu răng với trầu không tại sao lại hiệu quả?

2. Cách chữa sâu răng với trầu không – hướng dẫn chi tiết

Cách chữa sâu răng với trầu không tương đối đơn giản, tự bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà mà không hề gây ra bất cứ tác dụng nguy hiểm gì. Cụ thể có 3 cách như sau:

–  Cách 1: Súc miệng với lá trầu không: Dùng tầm 10 lá trầu tươi đem cắt nhỏ nấu cùng với khoảng 1 bát nước, dùng nước này để ngậm khoảng 5-10 phút mỗi lần sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Nên thực hiện 3 lần mỗi ngày và liên tục trong vài ngày để đạt hiệu quả cao.

 – Cách 2: Lá trầu không + muối: Dùng lá trầu không giã với một ít muối và hòa với một chén rượu, dùng nước của hỗ hợp này để súc miệng sẽ có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.

Cách chữa sâu răng với trầu không – Hiệu quả mà tiết kiệm 2Cách chữa sâu răng với trầu không và muối

– Cách 3: Lá trầu không  + củ nghệ vàng + búp bàng: Lấy mỗi thứ khoảng 50g đem rửa sạch, sau đó thái nhỏ và ngâm với rượu, trước khi dùng đem đun cách thủy tầm 30 phút, chờ nguội rồi lấy dung dịch này để ngậm trong vòng 5 -10 phút. Nếu không muốn ngậm, bạn có thể dùng bông để chấm vàovùng răng bị sâu.

=>  Cách chữa sâu răng với trầu không mặc dù có tác dụng giảm thiểu các cơn đau nhức và dễ thực hiện nhưng chỉlà cách giảm đau trong một thời gian ngắn, ở một thời điểm nhất định, không chữa sâu răng được một cách triệt để, nếu để lâu ngày sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, chỉ nên dùng khi bạn chưa thể đi khám ở phòng khám nha khoa được. Vậy có cách chữa sâu răng hiệu quả triệt để không?

3. Cách chữa sâu răng đạt hiệu quả cao nhất?

Cách chữa sâu răng với trầu không không phải là biện pháp điều trị lâu dài, cách hiệu quả nhất để điều trị chứng bệnh này là phải trị được mầm mống của bệnh, không cho vi khuẩn tiếp tục làm hại răng. Muốn làm được điều này, bạn cần đến gặp bác sỹ để khám và điều trị tại đó.

Cách chữa sâu răng với trầu không – Hiệu quả mà tiết kiệm 3Hình ảnh khách hàng trước và sau khi hàn trám răng sâu tại Nha Khoa KIM
* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người

Thông thường, bác sỹ sẽ làm sạch phần răng bị sâu ăn, không để sót lại một chút nào, sau đó cần hàn trám cho răng sâu để phục hình và ngăn chặn sâu răng tái phát trở lại. Tuy nhiên, cần lưu ý khi hàn răng thật cẩn thận để tránh tình trạng vết trám bị bong bật, có kẽ hở, nếu như vậy thì đây là điều kiện lý tưởng để sâu răng xâm nhập.

Trong việc điều trị sâu răng, để bệnh được điều trị hiệu quả, răng chắc khỏe trở lại, nên chọn cơ sở đáng tin cậy, bệnh viện sẽ là sự lựa chọn hàng đầu bởi hơn bất cứ phòng khám nào, đây sẽ là nơi có điều kiện tốt nhất.

Tại Nha khoa Kim, việc điều trị sâu răng được tiến hành bởi bác sỹ nha khoa có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, do đó thao tác nạo bỏ mô răng bị bệnh đảm bảo sạch sẽ, không để sót lại một chút nào nhằm ngăn chặn bệnh tái phát.

Cách chữa sâu răng với trầu không – Hiệu quả mà tiết kiệm 4Hình ảnh khách hàng trước và sau khi điều trị răng sâu tại Nha Khoa KIM
* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người

Sau khi làm sạch vết sây, bác sỹ sẽ tiến hành hàn răng thẩm mỹ để phục hình lại cho răng, vật liệu thường được sử dụng là Composite với màu sắc tương đối giống với màu răng thật, lành tính với cơ thể. Bác sỹ sẽ tạo hình vết trám sao cho thẩm mỹ nhất, bám chắc vào khoang trám, khó bị bong tách dưới tác động của nhiệt độ hay ăn nhai.

Hệ thống các trang thiết bị được đầu tư đầy đủ, cơ sở vật chất khang trang, chất lượng, phục vụ hiệu quả việc điều trị của bác sỹ cũng như tạo sự thoải mái, an tâm nhất cho bệnh nhân.




Đau răng, sâu răng đến mấy chỉ cần một nắm lá này là trị tận gốc không cần đi nha sĩ chi tốn tiền

Sức khỏe Blog Tâm Sự        

Đau răng, sâu răng thật là một nỗi ám ảnh đối với các chị em. Không chỉ gây đau nhức, đau răng còn ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ nữa. Vậy nên nếu đang khổ sở vì bị chứng đau răng, sâu răng hành hạ mọi người hãy thử dùng nắm lá này chữa trị nhé.
Hình minh họa

Nhiều người tốn rất nhiều tiền đi nha sĩ chỉ mong chữa tận gốc bệnh sâu răng của mình nhưng không khỏi. Thế nhưng sử dụng loại lá này thì rất nhanh hết-loại lá "thần dược" này chính là lá lốt. Mọi người có biết tại sao lá lốt lại có thể giảm đau răng không? Nguyên nhân bởi vì trong thân và lá của lá lốt có chứa tinh dầu benzylacetat, beta caryophylen và alkaloid. Những chất này có tính kháng khuẩn cao giúp giảm sưng, tiêu viêm. Bên cạnh đó, lá lốt có vị cay, mùi thơm và tính ấm nên hạn chế đau nhức răng hiệu quả. Vậy chúng ta cùng tham khảo công thức sử dụng lá lốt chữa đau răng.

Công thức 1

– 20g lá lốt.

– 3g muối trắng.

– 50ml nước.

Ảnh: Internet

Cách làm:

– Lá lốt mua về rửa sạch dưới vòi nước rồi ngâm vào chậu nước muối loãng.

– Thái nhỏ lá lốt rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng 50ml nước và 3g muối trắng.

– Sau khi xay nhuyễn thì đổ vào chai, đậy kín nắp và đặt trong bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Ảnh: Internet

– Mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ hãy lấy chai nước lá lốt để ngậm và súc miệng trong 5 phút. Thực hiện liên tục trong 3 ngày, cơn đau sẽ giảm đi hoàn toàn và biến mất. Đối với những người bị chân răng đau chảy mủ có mùi hôi thì ngậm nước lá lốt. Khoảng 1-2 giờ sau sẽ loại bỏ mủ, làm sạch chân răng và chấm dứt cơn đau.

Công thức 2

Lá lốt mua về lấy cả thân, cành và lá đem rửa sạch. Sắc bó lá lốt với nước đến khi cô đặc lại thì dùng thứ nước này để ngậm dần. Mỗi ngày hãy ngậm 3 – 4 lần và thực hiện liên tục trong 3 ngày. Tình trạng đau nhức răng sẽ giảm nhanh đến bất ngờ.

Công thức 3

Ngoài công thức dùng lá và thân, cành của lá lốt để giảm đau răng, bạn còn có thể rễ của nó để áp dụng. Cách này cũng hiệu quả và không có mùi hắc, khó ngửi.

Đầu tiên hãy chuẩn bị 20g rễ cây lá lốt, rửa thật sạch rồi giã nát với mấy hạt muối và ép lấy nước cốt. Sau khi đánh răng xong hãy dùng miếng bông cotton nhỏ nhúng vào hỗn hợp rồi thấm vào vị trí răng bị đau. Ngậm và cắn chặt răng trong khoảng 3 – 5 phút thì súc miệng lại bằng nước muối ấm. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, chỉ sau 2-3 ngày tình trạng đau răng sẽ có sự chuyển biến rõ rệt.

Theo Thời Đại