Trang

Những 'đại kỵ' khi ăn xôi không phải ai cũng biết để tránh mang họa vào người



TPO - Xôi rất tốt cho sức khỏe và cũng là món ăn được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể ăn xôi thường xuyên bởi những tác hại từ món ăn này có thể gây ra cho sức khỏe.

Những người không nên ăn xôi

Người muốn giảm cân

Những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Vì xôi có chứa nhiều tinh bột, giống cơm nên ăn nhiều bạn có thể bị tăng cân.

Phụ nữ mang bầu

Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp nói chung và các món xôi thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…

Tuy vậy, các bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải. Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Do đó, bà bầu ăn xôi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường lúc thai kỳ.

Ngoài ra, xôi nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu. Do đó, bà bầu nên ăn xôi một cách có chừng mực chứ không nên coi đây là món ăn hàng ngày.

Những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Vì xôi có chứa nhiều tinh bột, giống cơm nên ăn nhiều bạn có thể bị tăng cân.
Người béo

Với những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng bởi xôi cũng làm từ hạt gạo mà ra, và cũng có nhiều tinh bột giống cơm. Chẳng qua xôi thì nấu ít nước hơn nấu cơm mà thôi.

Người đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày không nên ăn xôi, kể cả bữa sáng. Đỗ xanh, gạo nếp tuy lành tính nhưng nó lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày tăng ợ chua và cảm giác chướng bụng khó chịu.

Hiện tượng nóng cổ, ợ chua khi ăn đồ nếp là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua. Do đó, chúng không tốt cho người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày - thực quản.

Người bị mụn nhọt

Ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.

Người có cơ địa nóng

Xôi có những thành phần khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn dễ "nóng trong người" và dễ nổi mụn. Vì vậy, người có cơ địa nóng nên hạn chế món này.

Những người hay bị nổi mụn trứng cá

Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên ăn xôi buổi sáng, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.

Người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ

Trong gạo nếp có chất Amylopectin rất khó tiêu. Vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều.

Người bị mẩn ngứa, mề đay

Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm.


Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con

Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.

Những lưu ý khi ăn xôi

Ăn xôi với thịt gà

Món xôi – gà là sự kết hợp yêu thích, món khoái khẩu khó cưỡng lại. Tuy nhiên, xôi nếp lại được cho là có tính kị với thịt gà. Thậm chí có thông tin cho rằng thịt gà ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít).

Ăn xôi nhiều lần trong tuần

Xôi là một thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng sánh ngang với các loại thịt, trứng, sữa, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên ăn nhiều xôi. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn xôi 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ.

Ăn xôi thay ăn cơm

Với những người muốn giảm béo thì đặc biệt không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Bởi, xôi có chứa nhiều tinh bột, giống cơm nên ăn xôi nhiều bạn có thể tăng cân nhanh chóng.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP


44 BÀI HỌC QUAN TRỌNG NHẤT VỀ GIẤC NGỦ


44 BÀI HỌC QUAN TRỌNG NHẤT VỀ GIẤC NGỦ
 19/12/2019 00:01
1. Bạn cần 7-9 tiếng ngủ mỗi ĐÊM.
2. Khi bạn ngủ DƯỚI 7 tiếng, não trở nên hư hại và độ hư hại này thậm chí có thể đo được.
3. Chỉ có <1% dân số trên thế giới có loại gen cho phép họ tồn tại mà chỉ cần ngủ 5 tiếng. Xác suất bạn bị sét đánh còn lớn hơn xác suất có loại gen này.
4. Khi bạn ngủ DƯỚI 6 tiếng, khoảng thời gian từ Hồi Phục đến Kiệt Sức trong ngày ngắn lại 30%.
5. Khả năng thu O2 và thải ra CO2 trong phổi của bạn giảm.
6. Nghiên cứu chỉ ra xác suất gặp tai nạn của những người ngủ 5 tiếng tăng 60% so với người ngủ 9 tiếng.
7. Ô nhiễm ánh sáng phá huỷ chất lượng giấc ngủ. Con người rất đói bóng tối chất lượng.
8. Ngủ càng ít, tuổi thọ càng giảm. Thiếu ngủ tăng xác suất chết sớm vì nhiều nguyên nhân (All-cause mortality)
9. Bản chất của tỉnh táo là não đang hư tổn mức độ thấp (low-level brain damage). Ngủ là cơ chế sửa chữa sự hư tổn này.
10. Trong quá trình ngủ sâu, có một hệ thống tẩy và thải toàn bộ chất độc chuyển hoá (metabolic toxins) trong não mà bạn tích luỹ trong suốt một ngày.
11. Một trong những chất độc là Beta-amyloid - gây ra bệnh Alzheimer's. Bạn càng ngủ ít, các loại chất độc càng tích luỹ và bám sâu.
12. Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư vú, tiểu đường. WHO đã xếp hạng Làm Ca Đêm vào nhóm 2A - Nguy cơ gây ung thư (Chỉ sau nhóm 1)
13. Một người Mỹ ngủ trung bình 6 giờ 31 phút. Con số này là 7.9 giờ vào năm 1942.
14. Số người có thể tồn tại lâu dài dưới 6 giờ ngủ mỗi ngày là 0.
15. Sau 14 ngày liên tục ngủ dưới 6 tiếng, khả năng nhận thức (cognitive performance) của bạn giảm cắm sâu và không có chiều hướng dừng lại.
16. Cứ mỗi 30s lại có một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến thiếu ngủ. Lái xe buồn ngủ giết nhiều lái xe hơn nhiều rượu và thuốc phiện cộng lại.
17. Một nghiên cứu chỉ ra Trường học đổi giờ học từ 7:35 đến 8:55 giảm 70% số vụ tai nạn của năm trước đó. Giờ học nên được lùi muộn hơn.
18. Một trường học khác đổi giờ học từ 7:25 sáng đến 8:30. Điểm SAT trung bình tăng 212 điểm.
19. Thí nghiệm một người ngủ 4 tiếng trong một đêm phát hiện số lượng tế bào chống ung thư trong cơ thể sụt giảm còn 30%.
20. Ở Bắc Mỹ, vào mùa xuân, đổi múi giờ, người dân mất 1 giờ ngủ. Tỉ lệ chết vì tim tăng 24%. Vào mùa thu, đổi lại múi giờ, người dân thêm 1 giờ ngủ. Tỉ lệ chết vì tim giảm 21%.
21. Nghiên cứu chỉ ra nếu ngủ 6 tiếng/đêm liên tục trong 7 ngày, 711 gen bị biến dạng. Một nửa số gen đó trở nên tăng động, tăng nguy cơ tạo ra các khối u, viêm. Một nửa số gen còn lại bị kìm nén lại, giảm khả năng miễn dịch.
22. Thiếu ngủ cướp đi trung bình 2% GDP. Ở Mỹ, con số này là 411 tỷ USD. Nếu trận chiến thiếu ngủ được đánh thắng, nước Mỹ có thể nhân đôi ngân sách cho giáo dục và cắt giảm được ngân sách Y Tế còn 1 nửa.
23. Nếu bạn đang ăn kiêng giảm béo, nhưng lại thiếu ngủ. 70% cân nặng của bạn giảm đến từ CƠ BẮP chứ không phải từ mỡ. Cơ thể trở nên kháng cự mất mỡ khi thiếu ngủ.
24. Một giờ sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ làm chậm quá trình sản sinh Melatonin (gây buồn ngủ) khoảng 3 tiếng, và lượng melatonin sản sinh tối đa cũng giảm còn 50%.
25. Loài người là loài động vật duy nhất trên trái đất TỰ kìm hãm việc ngủ. Mẹ thiên nhiên chưa bao giờ có giải pháp tiến hoá đối chọi với sự thiếu ngủ của con người. Nói cách khác đây là điều đi ngược lại tự nhiên.
26. Trong quá trình ngủ, não sử dụng thông tin cũ, kết hợp với thông tin mới vừa được học và tạo ra kết nối giữa các thông tin với nhau. Đây là lý do giải thích cho việc bạn tìm ra giải pháp mới cho vấn đề mà trước đó tưởng chừng không giải được.
27. Sự đều đặn rất quan trọng, đi ngủ và thức dậy duy trì một thời điểm giống nhau mỗi ngày.
28. 1 tiếng trước khi ngủ, không sử dụng bất kỳ thiết bị nào có màn hình. Tắt phần lớn các loại đèn 2-3 tiếng trước khi ngủ.
29. Giữ phòng mát (hơi lạnh) hơn là ấm (nóng). Nhiệt độ não giảm 2-3 độ C khi ngủ.
30. Làm ấm tay và chân trước khi ngủ để di chuyển máu từ những vùng này tới những vùng khác. Tác giả khuyên có thể đi tất và găng tay trước khi ngủ hoặc tắm nước ấm trước khi ngủ.
31. Khi bạn tắm nước ấm, mạch máu giãn ra (vasodilation) và máu tập trung nhiều hơn vùng bề mặt. Sau đó bạn bước ra ngoài, nhiệt độ tụt giảm và trở nên hoàn hảo cho việc ngủ.
32. Đừng đi ngủ khi quá no hoặc quá đói.
33. Chế độ ăn nhiều đường và ít chất xơ không tốt cho việc ngủ. Ngủ sâu (deep sleep) giảm và giấc ngủ của bạn dễ bị phân mảnh (fragmented)
34. Bạn có thể uống Melatonin để hỗ trợ việc ngủ nếu bạn bay giữa các vùng có múi giờ khác nhau. Một khi bạn đã quen múi giờ mới, melatonin trở nên ít tác dụng. Nhưng nó cũng không có tác hại.
35. Giấc ngủ ngắn (naps) không có tác dụng hồi phục giấc ngủ đã bị mất => CÁI NÀY QUAN TRỌNG.
36. Phần lớn các bác sĩ chỉ được đào tạo 2 tiếng trên trường học về Giấc Ngủ.
37. Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật ngủ bao nhiêu tiếng trong vòng 24 giờ qua. Bởi nếu ít hơn 6 tiếng, tỷ lệ mắc phải sai lầm phẫu thuật nghiêm trọng tăng 170%.
38. Bệnh viện - nơi mà bệnh nhân cần nhất sự ngủ, lại thường ồn ào hơn cả ở nhà.
39. Nếu bạn không ngủ đủ, bạn mất cơ hội cấu tạo và củng cố trí nhớ dài hạn của những thứ bạn vừa học.
40. Đừng ngủ ngắn sau 3 giờ chiều.
41. Đừng uống đồ uống có cồn trước khi ngủ => Nhiều người làm điều ngược lại để dễ ngủ.
42. Sáng tạo tồn tại nhờ có giấc ngủ trước đó.
43. Người càng già càng cần ít giấc ngủ là một quan niệm sai lầm (myth). Họ chỉ đơn giản là mất dần khả năng ngủ vì nhiều yếu tố.
Và cuối cùng trong bài tóm tắt này. Điều mình nghĩ là khai sáng với mình nhất.
44. Giấc ngủ không giống như ngân hàng để bạn có thể vay rồi trả nợ. Nếu bạn thiếu ngủ một hôm, bạn mất đi vĩnh viễn và không thể hồi phục được.
(Bạn hãy share cho người cần đọc, thậm chí in ra để thế hệ chúng ta thắng lại được cuộc chiến tranh thật sự trong thời đại này. Thiếu ngủ không chừa một ai)
Trích: Why we sleep? (Matthew Walker, PhD)

Hiếu Dân

Điều trị ung thư bằng nghệ có phải là một phương pháp đúng?


Điều trị ung thư bằng nghệ có phải là một phương pháp đúng?

điều trị ung thư bằng nghệ

Vai trò của nghệ trong phòng và điều trị ung thư

Củ nghệ (Tên tiếng anh: Turmeric, tên khoa học: Curcuma longa) là một loại thảo mộc thuộc họ gừng, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới phía Nam và Tây Nam châu Á. Củ nghệ đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước ở Ấn Độ và Trung Quốc, ngoài làm gia vị, nghệ còn dùng để điều trị các bệnh lý như bệnh da liễu, nhiễm trùng, căng thẳng và trầm cảm. Gần đây, có nhiều ý kiến còn cho rằng, có thể điều trị ung thư bằng nghệ.

trị ung thư bằng nghệ

Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Nghệ được nhiều người sử dùng để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh, điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong các bài thuốc này, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong, nhằm tăng tác dụng điều trị. Vậy, điều trị ung thư bằng nghệ và các chế phẩm từ nghệ có phải là một phương pháp đúng?

Các vấn đề sẽ được giải đáp trong bài viết:

  1. Thành phần hoạt chất có trong củ nghệ?
  2. Tiềm năng chống ung thư của Curcumin?
  3. Dùng Curcumin liều lượng như thế nào là an toàn?
  4. Đánh giá các chế phẩm nghệ trên thị trường?

I. Thành phần hoạt chất hóa học trong củ nghệ:

Năm 1815, Vogel & Pelletier đã phân lập được hoạt chất của nghệ và đặt tên là Curcumin, chiếm 2-5% trong nghệ. Curcumin với kí hiệu là hiệu C.I. 75300 làm nên màu vàng đặc trưng của nghệ. Năm 1910, Milobedzka và cộng sự mới xác định được curcumin là polyphenol kỵ nước có cấu trúc diferuloylmethane. Curcumin là một hỗn hợp gồm 77% diferuloylmethane, 18% demethoxycurcumin và 5% bisdemethoxycurcumin. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Curcumin khó  hòa tan trong nước tại pH axit và trung tính; tuy nhiên dễ hòa tan trong acetone, methanol, ethanol; dễ bị phân hủy trong đường tiêu hóa[1].

II. Tiềm năng chống ung thư của curcumin:

1. Con đường cơ chế ức chế các dòng tế bào ung thư

Một nghiên cứu năm 2009  ở trường đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy rằng Curcumin giúp điều chỉnh sự tăng trưởng và lan rộng của các tế bào ung thư ở mức độ phân tử. Cụ thể hoạt động thông qua việc điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu của tế bào bao gồm cả con đường sinh sản tế bào mới (cyclin D1, c-myc),con đường chống lại quá trình chết tế bào (Bcl-2, Bcl-x), con đường kích hoạt men caspase(caspase-8, 3, 9), con đường ức chế khối u (p53, p21), con đường thụ thể chết tế bào (DR4, DR5) và con đường protein kinase (JNK, Akt và AMPK)[2].

trị ung thư bằng nghệ

2.  Tế bào ung thư dạ dày

Một nghiên cứu trên mô hình động vật thí nghiệm năm 2017 về tác dụng của Curcumin trong việc ức chế tế bào ung thư dạ dày bằng cách ức chế bài tiết axit qua trung gian gastrin (hormone peptide kích thích tiết acid dạ dày) . Kết quả ghi nhận Curcumin ức chế đáng kể sự tăng sinh các tế bào ung thư dạ dày, kích hoạt con đường chết tế bào, ức chế tiết gastrin và acid dạ dày. Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ đang thực hiện nghiên cứu vai trò Curcumin trong phòng ngừa ung thư dạ dày trên bệnh nhân viêm teo dạ dày mạn tính hoặc dị sản biểu mô dạ dày ruột giai đoạn II/V (so sánh các thay đổi trong mô học ở biểu mô dạ dày (Histology Gastric Score) so với giả dược, theo dõi trong 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay Curcumin vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người trong điều trị ung thư dạ dày[3].

3. Tế bào ung thư tụy

Một thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ đánh giá hiệu quả của Curcumin trên 25 bệnh nhân ung thư tụy tiến triển. Bệnh nhân nhận được 8g curcumin bằng đường uống hàng ngày trong 8 tuần, tối đa 18 tháng, nghỉ mỗi 2 tháng. Người ta đo nồng độ các hóa chất trung gian gây viêm như interleukin (IL) -6, IL-8, IL-10, chất đối kháng thụ thể IL-1, sự biểu hiện trong tế bào đơn nhân máu ngoại vi của NF-κB và cyclooxygenase-2 (COX-2). 2/25 bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng. 1 bệnh nhân ghi nhận sự ổn định nồng độ các chất chỉ dấu gây viêm liên tục trong vòng >18 tháng, chủ yếu là NF-kB và COX-2. 1 bệnh nhân được cho thấy có sự  giảm khối u (73% so với ban đầu), kèm theo sự gia tăng đáng kể các cytokine huyết thanh như (IL-6, IL-8, IL-10 và thụ thể đối kháng IL-1) từ 4-35 lần [4].  

4. Tế bào ung thư vú

Một số nghiên cứu đã mô tả tác dụng chống ung thư vú của curcumin trên các dòng tế bào ung thư vú của người loại phụ thuộc, không phụ thuộc hormon và trên tế bào đa kháng thuốc.Curcumin giúp điều chỉnh các gen ung thư vúthông qua tác động lên chu kỳ tế bào và sự tăng sinh tế bào, chết tế bào theo chu trình, lão hóa tế bào, quá trình xâm lấn và tăng sinh mạch máu. Hoạt động chủ yếu của Curcumin đáp ứng thông qua các con đường tín hiệu qua các thụ thể như NFkB, PI3K / Akt / mTOR, MAPK và JAK / STAT. Các quan sát hiệu quả của Curcumin thông qua đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào ung thư vú trong môi trường phòng thí nghiệm. Nên nếu sử dụng curcumin như một tác nhân điều trị và phòng ngừa ung thư vú thì cần phải cân nhắc thêm vì hoạt tính sinh học đa dạng, phức tạp của Curcumin trên từng con đường tín hiệu chưa thể giải thích được. Đồng thời, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người bị ung thư vú[6].

5. Tế bào ung thư gan

Nhiều nghiên cứu trên tế bào ung thư gan người đã phát hiện thấy curcumin làm gián đoạn chu kỳ tế bào, có tác dụng độc tế bào (cytotoxic), chống sự tăng sinh và gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis)[7]. Một nghiên cứu nhỏ trên 12 bệnh nhân có ung thư đại trực tràng di căn vào gan cho uống Curcumin 450-3600mg/ngày trong 1 tuần trước khi phẫu thuật, thấy nồng độ Curcumin trong mô gan chưa đủ gây ra tác dụng dược lý, có thể là curcunin đã bị chuyển hóa mạnh ở nên không tới được gan[8]

6. Tế bào ung thư biểu mô đại trực tràng 

Năm 2001, một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I (mức độ động lực học và dược lực học) được thực hiện bởi Sharma và cộng sự, trên 15 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiến triển. Bệnh nhân được phân tầng nhận được uống Curcuma – viên thuốc đường uống cho bệnh nhân với hàm lượng 36-180mg Curcumin/viên. Liều dùng cho bệnh nhân là 1 viên/ngày, liều từ 440 đến 2200mg/ngày (36 -180 mg Curcumin/viên), trong vòng 4 tháng. Kết quả phân tích ghi nhận 1/15 bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng tại chỗ giảm nồng độ chất chỉ dấu ung thư. Kết quả cho thấy rằng chiết xuất Curcuma có thể được sử dụng an toàn cho bệnh nhân với liều tới 2,2 g mỗi ngày, tương đương 180 mg Curcumin; và Curcumin có sinh khả dụng đường uống thấp ở người vì trải qua quá trình chuyển hóa ở ruột. Tuy nhiên, đây chỉ là thực nghiệm trên nhóm nhỏ, cần thêm những thử nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu lớn hơn trên một quần thể dân số, đánh giá mức độ đáp ứng cũng như các tác dụng phụ nếu có[9]

III. Dùng Curcumin liều lượng như thế nào là an toàn:

FDA công nhận nghệ an toàn khi sử dụng. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thuộc Liên Hợp Quốc (FAO/WHO), 1996 đề nghị mức tiêu thụ hằng ngày chấp nhận được là 0,1-3 mg/kg[13].

Có sự khác biệt về hàm lượng sử dụng nghệ trong chế độ ăn uống ở mỗi quốc gia. Theo một nghiên cứu từ Nepal, việc tiêu thụ bột nghệ lên tới 1,5 g/người/ngày, tương đương với 50 mg/ngày, tuy nhiên chưa có ghi nhận xuất hiện các tác dụng phụ ở người[14]. Ở Ấn Độ, lượng nghệ trung bình một người ăn vào có thể lên tới 2,0-2,5g mỗi ngày (tương ứng với 60-100 mg Curcumin mỗi ngày), không ghi nhận độc tính hoặc tác dụng phụ [15]. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp uống 1,2-2,1 g chất Curcumin hàng ngày trong 26 tuần chưa ghi nhận bất kỳ độc tính. 

Tuy nhiên thực tế vẫn trên một vài đối tượng đặc biệt, vẫn có các tác dụng phụ khi sử dụng nghệ, cụ thể là:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Củ nghệ tương đối an toàn khi sử dụng như thực phẩm trong khi mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, nghệ lại không an toàn khi sử dụng như thuốc trong thai kỳ. Vì nó có thể thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt hoặc kích thích co bóp tử cung, gây nguy hiểm cho thai kỳ. Không dùng thuốc dạng nghệ nếu bạn đang mang thai.

Vấn đề về túi mật: Củ nghệ có thể làm cho vấn đề về túi mật trở nên nặng nề hơn. Không sử dụng bột nghệ nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật.

Rối loạn đông cầm máu: Nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ dễ bị bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn đông cầm máu.

Bệnh tiểu đường: Curcumin có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường vì nó có thể làm cho hạ đường huyết.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Củ nghệ có thể gây khó chịu ở dạ dày ở một số người. Nó có thể làm cho các vấn đề về dạ dày như GERD trở nên trầm trọng hơn. Không dùng nghệ nếu nó làm nặng thêm các triệu chứng của GERD.

Tình trạng nhạy cảm với nội tiết tố như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Củ nghệ có chứa Curcumin, có thể hoạt động giống như hormone estrogen. Về lý thuyết, nghệ có thể làm cho tình trạng nhạy cảm với hormone trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy củ nghệ làm giảm tác dụng của estrogen trong một số tế bào ung thư nhạy cảm với hormone. Do đó, nghệ có thể có tác dụng có lợi đối với các tình trạng nhạy cảm với hormone.

Cho đến khi được nghiên cứu nhiều hơn, hãy cẩn trọng sử dụng nghệ nếu bạn đang gặp tình trạng nặng hơn khi tiếp xúc với hormone. 

IV. Đánh giá các chế phẩm nghệ trên thị trường

  • Bột nghệ (Turmeric powder): Bột nghệ có nguồn gốc từ củ nghệ, bằng cách lấy củ nghệ rửa sạch, thái lát, sấy khô rồi nghiền nhỏ, màu vàng đặc trưng nhờ hàm lượng Curcumin cao, giữ nguyên các thành phần hợp chất và cả tinh dầu.
  • Tinh bột nghệ (Turmeric starch): Vẫn lấy củ nghệ thái lát hoặc để nguyên cho vào máy ép, dùng dây, vải sạch để lọc lấy dung dịch lắng xuống, gạn bỏ phần tinh dầu bên trên. Tiếp đến, pha phần đã gạn với nước sạch và để trong 4h cho phần bột lắng xuống giữ lại còn phần nước nổi trên hớt bỏ đi (làm như vậy 3-4 lần để loại bỏ hết tinh dầu). Lấy phần bột lắng còn lại cho vào máy sấy để bột khô và thu được tinh bột nghệ nguyên chất
  • Viên nano nghệ (Nano Cucurmin):  Công nghệ nano là một cách tiếp cận khác nhằm cải tiến sự hòa tan của nghệ, tăng cường tính khả dụng và hoạt động sinh học bằng cách giảm kích thước hạt, thay đổi cấu trúc bề mặt và bọc curcumin trong các chất vận chuyển nano khác nhau để đưa vào các mô đích cơ thể[16].Nhờ vậy giúp cải thiện sinh khả dụng, tính hòa tan của Curcumin trong cơ thể. Tuy nhiên các nghiên cứu dừng lại ở mức phòng thí nghiệm và trên mô hình động vật mà chưa có thử nghiệm trên người.

Nhận xét:

Hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh tinh bột nghệ có tác dụng hiệu quả hơn bột nghệ thường. Về mặt lý thuyết thì màu vàng của nghệ là do Curcumin. Hoạt chất sinh học của nghệ cũng nhờ Curcumin, trong khi đó chưa có nghiên cứu nào ghi nhận các tinh dầu có trong nghệ là có hại, hoặc gây kích ứng da.Trong khi đó, các phương pháp chế biến thủ công không kiểm soát được hàm lượng hoạt chất, sản phẩm cuối cùng thu được  chủ yếu là tinh bột. Vậy thì tinh bột nghệ chủ yếu là một cách chế biến thủ công, vô tình loại bỏ các hoạt chất có lợi với mục đích kinh doanh, mà tác dụng thì chưa chắc đã tốt hơn nghệ tươi hoặc bột nghệ thông thường.

Công nghệ nano Curcumin là một bước tiến đầy triển vọng trong việc giải quyết về tính khả dụng sinh học thấp và tính tan kém của Curcumin. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện tại chỉ dừng lại ở mức độ tế bào và mô hình động vật. Do đó, cần tiến hành thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người, đồng thời tiến hành đánh giá sự phân phối thuốc trúng đích đối với các tế bào ung thư, liệu pháp đơn dòng hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

Kết luận chung:

  • Curcumin được ghi nhận an toàn khi sử dụng, thậm chí 12-20g/ngày, hiện chưa có báo cáo về các trường hợp ngộ độc hoặc tác dụng phụ đáng kể xảy ra
  • Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ thông thường chi phí thấp, bảo toàn hàm lượng nồng độ hoạt chất, không gây tác dụng bất lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vì tính hòa tan kém, dễ bị phân hủy ở đường tiêu hóa, hoạt tính sinh học nên cần nghiên cứu thêm các chế phẩm khác để cải thiện hoạt tính của nghệ.
  • Curcumin có tác dụng dự phòng và điều trị nhiều loại ung thư với ở mức độ tế bào và thí nghiệm trên mô hình chuột, hoặc trên nhóm dân số nhỏ trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư tụy, ung thư đại trực tràng.
  • Viên nano nghệ là sản phẩm đầy hứa hẹn giúp giải quyết các đặc tính như tăng tính sinh khả dụng và độ hòa tan của bột nghệ thông thường, tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu đang dừng lại ở phòng thí nghiệm hoặc trên mô hình động vật, vì vậy cần thêm các nghiên cứu thử nghiệm trên người để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như tác dụng phụ nếu có.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Kim Thương, BS, CTV Ban Y học Ruy Băng Tím

Cố vấn:  

Nguyễn Hồng Vũ, TS. (Viện nghiên cứu City of Hope, California, Hoa Kỳ)

Lê Anh Phương, TS (ĐH Quốc gia Singapore, Singapore)

Trịnh Vạn Ngữ, ThS. (ĐH SoonChunHyang, Hàn Quốc)

Tài liệu tham khảo 

  1. Prasad S, Sharma V (2014). "Curcumin, a component of golden spice: from bedside to bench and back". Biotechnol Adv. 32(6):1053-64
  2. Jayaraj Ravindran, et.al (2014). "Curcumin and Cancer Cells: How Many Ways Can Curry Kill Tumor Cells Selectively?". AAPS J, 11(3): 495–510.
  3. Shufen Zhou, et.al (2017). "Curcumin suppresses gastric cancer by inhibiting gastrin mediated acid secretion". FEBS Open Bio. 2017 Aug; 7(8): 1078–1084.
  4. Navneet Dhillon, Bharat B. Aggarwal, et.al (2008). "Phase II Trial of Curcumin in Patients with Advanced Pancreatic Cancer". American Association for Cancer Research, pp. 4491-4499
  5. Kumar P, Kadakol A, et.al (2015). "Curcumin as an adjuvant to breast cancer treatment". Anticancer Agents Med Chem, 15(5):647-56.
  6. Urmila Banik, Subramani Parasuraman, et.al (2017). Curcumin: the spicy modulator of breast carcinogenesis. J Exp Clin Cancer Res; 36: 98.
  7. Ji Wang, et.al (2018). "Curcumin inhibits the growth of liver cancer stem cells through the phosphatidylinositol 3-kinase/protein kinase B/mammalian target of rapamycin signaling pathway". Exp Ther Med, 15(4): 3650–3658.
  8. Altaf S. Darvesh et al. "Curcumin and liver cancer: a review". Curr Pharm Biotech, 13, 218-228.
  9. Sharma, R.A.; McLelland, H.R.; Hill, K.A.; Ireson, C.R.; Euden, S.A.; Manson, M.M.; Pirmohamed, M.; Marnett, L.J.; Gescher, A.J.; Steward, W.P. "Pharmacodynamic and pharmacokinetic study of oral Curcuma extract in patients with colorectal cancer". Clin. Cancer Res., 2001, 7, 1894-900.
  10. Shankar, T.; Shantha, N.V.; Ramesh, H.P.; Murthy, I.A.; Murthy, V.S. Toxicity studies on turmeric (Curcuma longa): Acute toxicity studies in rats, guinea pigs and monkeys. Indian J. Exp. Biol., 1980, 18, 73-5.
  11. NCI, D. Clinical development plan: curcumin. J. Cell Biochem. Suppl., 1996, 26, 72-85.
  12. Chainani-Wu, N. Safety and anti-inflammatory activity of curcumin: a component of turmeric (Curcuma longa). J. Altern. Complement. Med., 2003, 9, 161-8.
  13. Deodhar, S.D.; Sethi, R.; Srimal, R.C. Preliminary study on antirheumatic activity of curcumin (diferuloyl methane). Indian J. Med. Res., 1980, 71, 632-4.
  14. Eigner, D.; Scholz, D. Ferula asa-foetida and Curcuma longa in traditional medical treatment and diet in Nepal. J. Ethnopharmacol., 1999, 67, 1-6.
  15. Cheng, A.L.; Hsu, C.H.; Lin, J.K.; Hsu, M.M.; Ho, Y.F.; Shen, T.S.; Ko, J.Y.; Lin, J.T.; Lin, B.R.; Ming-Shiang, W.; Yu, H.S.; Jee, S.H.; Chen, G.S.; Chen, T.M.; Chen, C.A.; Lai, M.K.; Pu, Y.S.; Pan, M.H.; Wang, Y.J.; Tsai, C.C.; Hsieh, C.Y. Phase I clinical trial of curcumin, a chemopreventive agent, in patients with high-risk or pre-malignant lesions. Anticancer Res 2001, 21, 2895- 2900.
  16. Sharma, R.A.; Euden, S.A.; Platton, S.L.; Cooke, D.N.; Shafayat, A.; Hewitt, H.R.; Marczylo, T.H.; Morgan, B.; Hemingway, D.; Plummer, S.M.; Pirmohamed, M.; Gescher, A.J.; Steward, W.P. Phase I clinical trial of oral curcumin: biomarkers of systemic activity and compliance. Cancer Res.,2004, 10, 6847-54.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà - VnExpress Sức Khỏe


Thứ sáu, 13/12/2019, 10:08 (GMT+7)

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Bóp đầu ngón tay giữ 3-5 giây sau đó thả ra, nếu máu ùa về ngay chứng tỏ cơ thể của bạn đủ lưu lượng máu.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Bóp chặt đầu ngón tay 

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp chặt các ngón tay bên trái. Bắt đầu với ngón tay cái và giữ 3-5 giây, lặp lại tương tự các ngón tay khác. Sau khi thả tay ra, máu sẽ ùa về trong 2 giây. Nếu cảm thấy điều đó, cơ thể bạn đang có đủ lưu lượng máu.

Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng. Nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe. Đau ở ngón tay cái có thể là dấu hiệu không tốt về phổi; ngón trỏ liên kết chặt chẽ với ruột già, bạn có thể gặp vấn đề về rối loạn đại tràng và táo bón. Ngón giữa và ngón áp út là các vấn đề về tim, ngón tay út cho thấy bạn có vấn đề ở ruột non.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Nắm chặt tay thành nắm đấm

Nắm và giữ bàn tay của bạn. Sau 30 giây, mở ra sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi nắm tay, các mạch máu bị ép lại, hạn chế lưu lượng máu đến tay. Sau khi thả lỏng bàn tay, máu ùa về, chứng tỏ các mạch máu cơ thể đang hoạt động tốt và bạn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phải mất nhiều thời gian để lòng bàn tay trở lại màu đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Kéo căng cơ mông

Nằm úp mặt xuống, đặt hai cánh tay bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên. Cong đầu gối, giữ trong 30 giây.

Làm động tác này thành công, cơ thể bạn khỏe mạnh. Nhưng nếu bài kiểm tra gây đau đớn, bạn có thể gặp vấn đề với gluteus maximus - nhóm cơ mông và là một trong những cơ bắp mạnh nhất của cơ thể.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Giữ hai chân lên cao 30 giây

Nằm úp mặt xuống sàn, giữ cánh tay bên hông và úp bàn tay xuống. Nâng cả hai chân lên trong 30-35 giây. Khi làm động tác này mà không co giật chân hoặc di chuyển, cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Nếu làm khó khăn, có thể bụng hoặc cột sống bạn đang gặp vấn đề.

30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

Nâng phần thân trên 30 giây

Nằm xuống và nâng phần thân trên và bàn tay của bạn lên. Giữ vị trí này trong 30-35 giây. Nếu vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn, cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, có thể cột sống bạn có vấn đề.

Lưu ý các bài kiểm này chỉ là tự kiểm tra nhanh mà bạn có thể tiến hành tại nhà, không thay thế cho các xét nghiệm thực tế được thực hiện bởi chuyên gia. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào không ổn, bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn.

Cẩm Anh (Theo Brightside) 

123 cách dân gian chữa bệnh

media.zalo.memedia.zalo.me

123 cách chữa bệnh dân gian

10:44 10/12/2019

Y học cổ truyền và những bài thuốc dân gian được lưu lại từ ngàn xưa tới nay nhưng lại có những giá trị to lớn đối với cuộc sống hiện đại.

Những bài thuốc chỉ đơn giản là thay đổi vài tư thế hay chỉ là một vài nắm lá cũng có công dụng vượt trội để trị liệu một số bệnh so với thuốc Tây và còn đảm bảo an toàn, thường được người dân áp dụng.

Dưới đây là 123 bài thuốc dân gian vô cùng đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện chữa các bệnh thường gặp được thể hiện bằng 2 câu văn vần dễ thuộc, dễ nhớ:

1. Ngủ chảy nước dãi do Tỳ Vị mất cân bằng

Tăng cường đi bộ, khoai lang ăn nhiều

2. Ngủ nghiến răng gan nóng uất đấy mà

Đỗ đen nấu cháo, ta hay ăn vào

3. Ngủ hay mộng mị chẳng yên yên

Tay đặt lên bụng, thế nằm thẳng ngay

4. Đi bơi chân bị chuột rút đừng lo

Tay bên không bị giơ cao lên trời

5. Vừa nôn vừa bị đi ngoài

Lá vối, vỏ quýt ta đem uống liền

6. Chỉ bị đau bụng nhẹ thui

Nước nóng, nước lạnh trộn cùng uống luôn

7. Yếu bóng vía sợ bị ma nhập

Củ tỏi giã nát ta mang theo người

8. Huyết áp bị tụt bất ngờ

Hít vào hóp bụng thế là nó lên

9. Trời lạnh huyết áp lên cao đột ngột

Ngâm chân nước nóng thế là xuống ngay

10. Đột nhiên quên béng thứ gì

Ngón tay gõ nhẹ " Ấn đường" nhớ ra

11. Lẹo mắt, đũa cả đánh cơm

Hơ nóng áp lẹo vài lần khỏi ngay.

12. Dính mưa dị ứng mề đay

Đồ khô, hơ nóng ta thay mặc vào.

13. Bị ong đốt phải làm sao

Tía tô bóp nát rịt vào chỗ đau.

14. Rết cắn lá Ớt lấy mau

Đem giã lấy nước bôi vào vết thương.

15. Độc rắn, nhựa Đu đủ xanh

Bôi, rồi thái quả sắc nhanh kịp thời.

16. Dạ đề trẻ khóc không ngơi,

Xác Ve sao, tán, uống bồi nước Cơm

17. Dị ứng Kinh giới, Đinh lăng

Rau má, Diếp cá đun cùng Tía tô.

18. Quai bị, muỗi đốt sưng u

Hạt Gấc nướng, ngâm giấm, từ từ xoa.

19. Bị sốt vi rút mùa Hè

Kinh giới, Diếp cá lấy về đun lên.

20. Trẻ em, Kiết lỵ mấy phen

Cỏ sữa đun uống, vài lần cầm luôn.

21. Lang ben dùng rượu ngâm riềng,

Hay Phá cố chỉ thường dùng mà bôi.

22. Muốn gan thải độc cấp thời

Phan tả diệp sắc uống thời độc ra.

23. Muốn cho hết bệnh vàng da

Nhân trần sắc uống thay trà sớm trưa.

24. Méo mồm khi gió lạnh về

Uống liền kinh giới, lâu thì khó cân.

25. Muốn cho hôi miệng hết dần

Lá Ổi sắc đặc ta cần súc luôn.

26. Khi nào mới bị sâu răng

Hạt Cau ngâm rượu ta dùng ngậm ngay.

27. Cẩu tích đun uống hằng ngày

Thận khỏe, răng chắc mặt mày tươi vui.

28. Mụn nhọt, mẩn ngứa muốn lui

Lá Đinh lăng sắc, uống chơi ngày ngày.

29. Mộc thông giúp Sữa thông ngay,

Lá Đinh lăng, lá Mít đem thay đun dùng.

30. Khi cai lại muốn sữa ngừng

Lá Dâu tươi sắc, nhẹ nhàng sữa lui.

31. Táo bón, có sữa Bò tươi

Thật nhiều theo sức ta thời uống ngay

Hoặc rau Diếp cá, rau Đay,

Mùng tơi, Dền đỏ, hàng ngày nấu ăn.

32. Tiêu chảy, có Hồng xiêm xanh

Cùng với lá Ổi, đun thành thuốc ngưng,

Hoặc riêng vỏ Măng cụt dùng

Sắc nước cho uống, bệnh cầm thảnh thơi.

33. Muốn gan mát, mắt sáng ngời

Có trà hoa Cúc ta mời bạn thân.

34. Áp huyết thấp muốn cho tăng

Trà Gừng pha uống dần dần lại lên.

35. Áp huyết cao muốn hạ luôn

Hoa Đại hãm uống vài bông nhẹ đầu.

36. Rôm sảy muốn trẻ hết mau

Nước Dừa tươi đó uống vào rất ngon.

37. Kỷ tử nếu ta thường dùng

Trẻ lâu, da đẹp sánh cùng thời gian.

38. Muốn cho béo đẹp mỡ màng

Sữa Ngô nếu có ta dùng thường xuyên.

39. Muốn mau tiêu mỡ giảm cân,

Táo mèo, vỏ Bưởi sắc dùng vui thay.

40. Muốn chân khỏe mạnh, dẻo dai

Ngũ gia bì đó sắc thời uống luôn.

41. Muốn cho khỏi bệnh đại tràng

Lá Mơ tam thể ta ăn thật nhiều.

42. Dạ dày muốn cho khỏi đau

Vỏ trứng Gà sấy, bột này ta chiêu.

43. Khô mắt, quáng gà về chiều

Ngày ngày Bí đỏ làm nhiều mà ăn.

44. Bụng lạnh muốn ấm từ trong

Củ Riềng sắc uống, vừa dùng lạnh tan.

45. Muốn cho mát ruột mát gan

Bột Sắn dây uống, nóng tan nhẹ liền.

46. Muốn cho phần ngực ấm êm

Gừng tươi giã nhuyễn nước đem uống dần.

47. Muốn cho phần ngực mát lành

Hạt Mã đề sắc nước dùng bệnh lui.

48. Đái đục, rễ cỏ tranh sao

Sắc đặc lấy nước uống vào tiểu trong.

49. Muốn cho vào giấc ngủ nhanh

Lạc tiên đun uống lại thành tiên ngay.

50. Da mặt trắng mịn, lá Dâu,

Vừng đen đun nước, cho vào mật Ong.

51. Muốn cho bệnh trĩ khỏi nhanh

Hoa Thiên lý đó ta ăn hằng ngày.

52. Nếu ta ăn uống không tiêu

Đun nước củ Sả uống nhiều cho thông.

53. Bị ho, ngực họng nhiều đờm

Vỏ Quýt đun nước uống thường tiêu tan.

54. Miệng nôn, trôn tháo bệnh nan

Hoắc hương, vỏ Quýt, ta đun uống liền.

55. Thời tiết mất giọng, tiếng khàn

Uống nước vỏ Quýt, giọng thanh hết rè.

56. Chanh leo đừng bỏ hạt đi

Đó là thần dược phòng ngừa ung thư.

57. Đám tang, bốc mộ nhớ ghi

Có Gừng, Tỏi nào sá chi hàn tà.

58. Cam tẩu mã, nào phải sợ

Cóc thiêu toàn tính lấy tro rắc vào.

59. Trẻ mồ hôi trộm, lá Dâu

Hái buổi sáng sớm, đun sau uống dần.

60. Hay bị mồ hôi tay chân

Lá Lốt vừa uống, vừa ngâm cũng lành.

61. Trời lạnh áp huyết vọt lên

Ngâm chân Gừng, Muối hoả liền thoái lui.

62. Rét run, tái mặt, thâm môi

Giã cho uống nước Gừng tươi ấm dần.

63. Gan nhiễm mỡ, bụng béo tròn

Sao vàng vỏ Bưởi, đun dùng rất hay.

64. Có Hp trong dạ dày

Đừng quên uống cạn trà Dây thường thường.

65. Lại hay bị bệnh đau lưng

Có củ Cẩu tích ta dùng chớ quên.

66. Xương khớp bị đau triền miên

Ngoài vườn có dây Đau xương trị lành.

67. Đau vai gáy, Dâu cả cành bỏ lá

Sao vàng, hạ thổ mà thành thuốc thang.

68. Rau Dền, rau Má, Cải xoong

Là món bổ máu ta dùng yên tâm.

69. Nhân sâm và củ Đinh lăng

Dùng vào bổ khí, lực tăng sức bền.

70. Bí trung tiện muốn thông nhanh

Có hạt Mít luộc, ăn liền gió đua

71. Bí đại, tiểu tiện Phèn chua

Đem phi, tán bột, rốn kia rắc vào.

72. Tiểu nhiều muốn giảm thì sao

Nấu cháo củ Súng ăn vào giảm ngay.

73. Muốn đi tiểu nhiều hàng ngày

Có rau Cải đó, ta nay ăn đều.

74. Nếu ai bị chứng giời leo

Nhựa cỏ Sữa đó bôi vào đừng quên.

75. Bản đồ bệnh lưỡi trẻ em

Cà tím cô đặc, lấy bông thấm vào.

76. Lá rau Ngót, bệnh lưỡi tưa

Giã vắt lấy nước, bôi thừa sức tan.

77. Mồ hôi muốn thoát dễ dàng

Có củ Khúc khắc ta mang ra dùng.

78. Đã lâu bị nhịn đói lòng

Chỉ nên ăn cháo loãng chớ dừng no cơm.

79. Khi bị ngộ độc thức ăn

Món ngon trước mặt chớ nên chào mời.

80. Bị đỉa chui vào trong người

Mật Ong đặc trị ta thời dùng ngay.

81. Mật Ong dẫu thật là hay

Trẻ dưới 01 tuổi ta nay tránh dùng.

82. Suy dinh dưỡng, Cao ban long

Dùng cho trẻ nhỏ thuốc thần chớ quên.

83. Đứt tay, chảy máu vết thương

Lấy tro giấy đốt ta đem rịt vào.

84. Lưu thông máu não làm sao

Dùng rau Ngải cứu ăn vào nhẹ thôi.

85. Sốt cao muốn hạ kịp thời

Diếp cá với cỏ Nhọ nồi đừng quên.

86. Mào gà trắng sao cháy đen

Tử cung ra máu đun dùng cầm ngay.

87. Tiêu sỏi gan, mật: Nghệ vàng

Lấy về làm thuốc ta đừng có quên.

88. Muốn tiêu sỏi thận: trái Thơm

Nướng trên than củi với cùng phèn chua.

89. Bệnh gout cần phải phòng ngừa

Đỗ xanh cả vỏ, ta cho ăn nhiều.

90. Trẻ ho có lá Hẹ tươi

Đường phèn cùng hấp ta rời kháng sinh.

91. Đau mắt đỏ Diếp cá tanh

Rửa sạch giã nhuyễn ta đem đắp vào.

92. Chẳng may bỏng lửa, nước sôi

Lá Bỏng giã nhuyễn, đắp vào vết thương

93. Viêm họng có quả Trám đen

Bỏ hạt, ninh kỹ thêm đường uống nhanh.

94. Bong gân lá Láng ta dùng

Hơ nóng, ngâm nước gạo xong đắp vào.

95. Mồ hôi trộm, lở, chốc đầu

Lá Bỏng vắt nước, uống vào thật hay.

96. Kiết lỵ nhăn nhó mặt mày

Rau Sam ( hoặc cỏ Sữa )đun nước uống ngay mau lành.

97. Xơ vữa động mạch để phòng

Rau Sam, Gừng sống ta cùng đun sôi.

98. Bắp cải viêm loét dạ dày

Trần qua, vắt nước, ta thay nước dùng.

99. Viêm loét dạ dày trên đường

Bột Sắn dây uống tạm hàn vết đau.

100. Bị bỏng do Ớt rát cay

Lá Ớt giã nát lấy ngay đắp vào.

101. Đi ngoài ra cả máu tươi

Hoa hòe sao cháy, đun sôi ta dùng.

102. Nóng quá mũi chảy máu cam

Nhọ nồi mát máu đun làm thuốc thôi.

103. Dạ dày xuất huyết, gấp rồi

Củ Bạch cập nướng cháy hơi mà dùng.

104. Đừng dại nghịch nhựa xương rồng

Nó có chất độc loét tung da dày.

105. Sốt xuất huyết, phải cấp thời

Mau tìm Diếp cá, Nhọ nồi trị ngay.

106. Trời lạnh, huyết áp lên cao

Ngâm chân nước ấm hạ rồi áp ơi.

107. Mưa lạnh xương nhức, khớp đau

Uống, ngâm lá lốt đã sao cho vàng.

108. Mùa Đông lạnh thấu tận xương

Củ gừng nướng cháy, ta đun uống liền.

109. Trời lạnh bị đau một bên

Gội đầu nước Quế ấy liền hết đau.

110. Quả dâu ta chín, thật hay

Bổ huyết, sáng mắt, tóc này thêm đen.

111. "Cam lồ" nước bọt chớ quên

Nuốt ực xuống bụng, tiêu tan bệnh mà.

112. Mụn thịt ( cơm ) nhìn chớ có buồn

Tía tô vò nát bôi vào rụng thui

113. Hóc xương , đọc thần chú câu này:

" Gần thì ra, xa thì vào" thế là nó trôi.

114. Trung tiện mà thấy khó khăn

Hạt mít đem luộc ăn vào thật hay

115. Tiểu tiện mà bí, bụng chướng thật nguy

Hành ta đem luộc uống vào hay ngay

116. Đại tiện mà gặp khó khăn

Phèn phi tán bột, rắc vào rốn thui.

117. Mồ hôi mà nó chẳng ra, nặng người

Lấy Hương Nhu tía , vừa uống vừa xông

118. Tác mũi , mà nó chẳng thông

Lấy máy sấy tóc hơ ngay ấn đường

119. Mùa Đông, trời lạnh ngủ chẳng ngon.

Đun gừng đã nướng, thêm đường cho ngon.

120. Bệnh Gout xin cũng chẳng có gì lo..

Tía tô, lá Vối, đỗ Xanh dùng lâu khỏi liền

121. Đi lạnh, đưa đám.. sợ nhiễm hàn tà

Về xông bồ hết, vỏ bưởi..trục hàn tà ra

122. Nắng nóng sợ nhiễm nhiệt tà

Vỏ quả dưa hấu uống vào bạn ơi

123. Trúng phong méo miệng thật lo

Kinh giới đun rượu uống cho sớm vào.

-ST-