Trang

Kinh hãi trái cây "ăn" hóa chất

26/08/2015 07:04 GMT+7

TTO - Thịt heo bị tiêm thuốc an thần, rau củ quả tàn dư hóa chất độc hại, sầu riêng bị nhúng hóa chất làm chín sau một đêm, nguy hiểm không?


			Khó phân biệt trái cây chín tự nhiên và trái cây bị nhúng, tiêm hóa chất gây chín - Ảnh: Thuận Thắng

Khó phân biệt trái cây chín tự nhiên và trái cây bị nhúng, tiêm hóa chất gây chín - Ảnh: Thuận Thắng

Câu chuyện những công nhân ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) ngất xỉu vì ảnh hưởng trong quá trình nhúng sầu riêng vào hóa chất làm chín trái cây, một lần nữa làm hàng ngàn bạn đọc lo lắng, đặt câu hỏi về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay.

Sau thịt lợn bị tiêm thuốc an thần, rau củ quá tàn dư hóa chất độc hại, sầu riêng bị nhúng hóa chất để làm chín sẽ là gì?

Người nội trợ lo lắng

Chị Tân Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) kể chị thường mua trái cây ở một chỗ quen. Một hôm vì thèm ăn mít nên chị ra hỏi mua thì người bán bảo "hôm nay đừng ăn, mai có mít chín cây tui bán cho". Nghi ngờ, chị Thanh hỏi lại vậy hôm nay mít bị làm sao thì người này trả lời mít không ngọt, không thơm lắm vì được làm chín bằng thuốc.

"Là chỗ quen biết nên họ nói thì mình mới biết, nếu không chẳng cách nào phân biệt được. Người bán hàng còn chỉ mình là khi mua mít phải nhìn cái cuống, nếu thấy những lỗ li ti thì chắc chắn mít đó chín bằng thuốc thúc chín rồi", chị Thanh kể.

Phóng viên Tuổi Trẻ đến một cửa hàng bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) hỏi mua thuốc ép chín sầu riêng thì được nhân viên đưa ngay một chai thuốc dung tích 0,5 lít với dòng chữ "phân bón lá cao cấp" trên bao bì.

Theo lý giải của nhân viên ở đây thì việc ghi nhãn "phân bón lá" là để lách sự kiểm tra của cơ quan chức năng.


			Các công nhân đang sơ chế sầu riêng tại cơ sở của của Công ty TNHH MTV Kim Quý (Krông Pắk, Đắk Lắk) sáng 24-8 - Ảnh: TRUNG TÂN

Các công nhân đang sơ chế sầu riêng tại cơ sở của của Công ty TNHH MTV Kim Quý (Krông Pắk, Đắk Lắk) sáng 24-8 - Ảnh: TRUNG TÂN

Mắt thường khó phân biệt

Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, giảng viên khoa công nghệ hóa học và thực phẩm Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết bằng mắt thường rất khó phân biệt trái cây chín cây và trái cây chín bằng cách tiêm hóa chất.

Tuy nhiên, dựa vào những kinh nghiệm có được, cô Minh Thủy cho biết có thể nhìn vào màu sắc và hình dáng của quả để phán đoán.

"Ví dụ như chuối, chuối ủ thường có màu sắc rất đẹp, căng bóng, trong khi chuối chín tự nhiên thì màu hơi lem nhem, da không bóng. Sầu riêng hay mít thì nên chọn loại gai nở, mắt nở.

Mít chín tự nhiên sẽ có vị ngọt, mít chín bằng cách ngâm hóa chất thì không ngọt được như vậy. Sầu riêng cũng vậy, nếu chín bằng cách ngâm hay tiêm hóa chất để chín liền thì múi sầu riêng sẽ không mềm, ăn vào hơi sượng sượng", cô Thủy chia sẻ.


			Táo, lựu, hồng Trung Quốc được bày bán tại một sạp trái cây ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Táo, lựu, hồng Trung Quốc được bày bán tại một sạp trái cây ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Tiến sĩ (TS) Phạm Văn Tấn, phó giám đốc Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết trái cây được ủ chín bằng đất đèn hay khí ethylene sẽ chín đồng đều hơn không chỉ trong phạm vi một trái mà cả một lô trái cây so với để chín tự nhiên.

Ví dụ, chuối hay xoài hoặc cam khi được ủ chín sẽ có màu vàng ươm và rất đồng đều về màu sắc. Thịt của trái cũng có độ cứng rất đồng đều. Chín tự nhiên sẽ không được như vậy.

Một thương lái bật mí: sầu riêng bị chấm hóa chất làm chín hay bị đen thâm phần đít trái.

Hóa chất có thể gây ngộ độc, ngất xỉu, hỏng mắt

TS Võ Thái Dân, trưởng khoa nông học Trường đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết về bản chất, chín là quá trình chuyển từ tinh bột thành đường trong trái cây.

"Hôm nay xử lý để ngày mai trái cây chín liền thì rõ ràng tinh bột chưa chuyển hóa kịp, chất lượng quả sẽ bị dở đi", TS Võ Thái Dân nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Văn Tấn cho biết các nước thường dùng ethylene để làm chín trái cây.

Chất này không độc nhưng lại đắt tiền nên ở nhiều người ở Việt Nam thường sử dụng loại rẻ tiền hơn là acetylene và ethephon để làm chín trái cây.

TS Nguyễn Văn Phong, trưởng phòng công nghệ sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, đánh giá nguồn tạo ra khí ethylene ngoại sinh (như ethephon) để làm chín phải được kiểm định rõ ràng và có quy định về liều lượng được sử dụng trên trái cây sau thu hoạch bởi "nếu sử dụng những nguồn ethephon trôi nổi trên thị trường, dòng ethephon sử dụng trước thu hoạch và đã trộn với nhiều loại thuốc khác nhau nữa thì rõ ràng là có nguy cơ đối với sức khỏe con người", ông Phong nhận định.


			Kéo dài tuổi thọ trái cây bằng hóa chất - Ảnh Khương Văn

Kéo dài tuổi thọ trái cây bằng hóa chất - Ảnh Khương Văn

Theo TS Phạm Văn Tấn thì việc sử dụng acetylene để làm chín trái cây là phương pháp mà nhiều người ở Việt Nam, Ấn Độ… thường sử dụng. Cùng một lượng trái cây, tính về nồng độ, nếu chỉ cần dùng 1 phần khí ethylene thì cần đến 10 phần Acetylene để ủ trái cây chín được như nhau.

Acetylene hay còn gọi là "khí đá", được sinh ra từ phản ứng của đất đèn với nước. Khí acetylene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người trong một thời gian dài.

Nếu tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác nữa.

"Mặc dù ủ chín trái cây bằng khí acetylene rẻ hơn và dễ tìm nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng nếu không biết dùng đúng cách", TS Tấn nói.

Do đất đèn có chứa hợp chất của hydro với phosphorus nên có mùi hôi và rất độc. Do đó, nó đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Việt Nam và một số nước khác vẫn còn dùng chất này để ủ chín trái cây.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương thì điều đáng lo ngại chính là làm sao kiểm soát được liều lượng, nồng độ mà người tiêm tiêm vào trái cây để làm chín.

Ăn vào có thể gây ảnh hưởng gan, mật, các triệu chứng về tim mạch

Bên cạnh đó, nếu bơm liều lượng lớn vào trái cây thì ethephon có thể kết hợp với nitrate có sẵn trong trái cây và tạo ra ethylene glycol dinitrate.

"Ngưỡng an toàn của ethylene glycol dinitrate thấp hơn của ethephon và có thể gây ra các triệu chứng về tim mạch như tim đập nhanh, loạn nhịp tim hoặc nhức đầu, chóng mặt và thậm chí là ảnh hưởng gan, mật", bác sĩ Phương nói.

Bạn đọc Cay Tram chia sẻ việc bơm hóa chất làm chín trái cây có thể giết chết thương hiệu Việt vừa làm suy giảm sức khỏe người tiêu dùng.

"Cần phải có quy định nghiêm ngặt những người bán các loại thuốc bảo vệ thực vật, ghi tên địa chỉ người mua, và có nhật ký bán hàng để đối chiếu với hàng tồn kho và hàng nhập, truy nguồn gốc, phạt nặng những cơ sở không chấp hành ...", bạn đọc viết.

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả nhất

http://m.soha.vn/song-khoe/cach-duoi-muoi-don-gian-ma-hieu-qua-nhat-20150129113438007.htm
Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả nhất
Sống khỏe | Phương Vũ - 11:34 ngày 29/01/2015

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả nhất cho gia đình bạn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người. Biết cách đuổi muỗi sẽ giúp bạn tránh bị muỗi đốt.
Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả nhất

Để xịt muỗi, nhiều người thường xuyên sử dụng các loại hương muỗi, thuốc xịt, kem thoa chống muỗi có thể gây mùi khó chịu, đau đầu, dị ứng da, các chất độc hại có trong thuốc xịt muỗi cũng có thể dẫn tới ngộ độc.

Những cách đuổi muỗi sau đây không những an toàn mà còn rất hiệu quả và bạn hoàn toàn có thể tham khảo trong gia đình.


Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả nhất
Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả bằng cây húng thơm

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt cây húng thơm trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.

Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả bằng túi thơm
Cách này thường sử dụng cho trẻ nhỏ. bạn lấy 1 cái túi dạng túi thơm, nhỏ vảo một miếng bông hoặc vải mềm vài giọt tinh dầu xả chanh, rồi đặt vào trong túi, buộc chặt lại. Đặt túi cạnh trẻ em giúp chống muỗi trong bán kính 50 cm.

Mặc quần áo màu trắng hoặc nhạt màu là cách đuổi muỗi đơn giản và hiệu quả

Loại quần áo này có tính phản quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi.

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả bằng cách bật máy hút bụi

Bạn bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết.

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả bằng nước hoa hoặc tỏi

Vẩy một ít nước hoa hoặc đặt một bát tỏi đã nghiền nát vào nơi muỗi thường bay đến. Mùi nước hoa và vị cay của tỏi làm muỗi rất "ngại".

Cách đuổi muỗi đơn giản mà hiệu quả bằng sả

Hương của cây sả cũng làm cho muỗi sợ, bạn hãy trồng một chậu cây sả trong phòng và bạn có thể trang trí thành một chậu cảnh dễ thương vừa giúp bạn xua đuổi muỗi vừa giúp bạn có một không gian mát mẻ và thân thiện trong phòng của mình.

Điểm mặt thực phẩm cấm kỵ ăn cùng với thịt gà, thịt lợn

http://m.soha.vn/song-khoe/diem-mat-thuc-pham-cam-ky-an-cung-voi-thit-ga-thit-lon-20150129145105981.htm
Điểm mặt thực phẩm cấm kỵ ăn cùng với thịt gà, thịt lợn
Sống khỏe | Thanh Lê - 22:44 ngày 29/01/2015

Ngày tết đã đến gần, bạn phải hết sức lưu ý khi chế biến cũng như kết hợp thực phẩm với nhau để tránh nguy hại cho sức khỏe.
Thực phẩm không ăn cùng thịt gà

Thịt gà là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp Tết nhưng chỉ cần một chút sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của món ăn hoặc gây hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn kèm thịt gà.

- Tỏi, rau cải và hành sống:

Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

- Muối vừng và kinh giới:

Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

- Cơm nếp:

Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

- Cá chép:

Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

- Không ăn với tôm:

Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Những thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn

Không chỉ ngày tết, thịt lợn là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Thịt lợn tuy phổ biến nhưng cũng cần chú ý một vài thực phẩm kiêng kị sau:

- Thịt bò:

Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn.

Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

-  Gan:

Người xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu". Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.

-  Đậu tương:

Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho.

Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.

Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

-  Rau thơm:

Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.

Những nguyên tắc tối kỵ cần phải biết khi ăn thịt gà

http://m.soha.vn/song-khoe/nhung-nguyen-tac-toi-ky-can-phai-biet-khi-an-thit-ga-20150212154327325.htm
Những nguyên tắc tối kỵ cần phải biết khi ăn thịt gà
Sống khỏe | Thái Phong (T.H) - 15:43 ngày 12/02/2015

Thịt gà tương đối lành, dễ chế biến, dễ ăn. Tuy nhiên, khi ăn thịt gà vẫn cần phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng để món ăn thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe.
Thịt gà là món ăn bổ dưỡng không thể thiếu được trong ngày Tết.

Những thực phực phẩm không nên ăn cùng thịt gà:

Thịt gà không ăn cùng cá chép: 

Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Tỏi, rau cải và hành sống:

Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

Tôm:

Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Những người không ăn thịt gà:

Người mới phẫu thuật và có cơ địa sẹo lồi:

Thịt gà có tính nóng nên dễ gây ra hiện tượng sưng và mưng mủ vết thương. Những vết mưng mủ đó khiến da lâu lành, dễ viêm nhiễm và hình thành sẹo xấu trên da.

Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất nên tránh những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này để giảm sẹo để lại trên da.

Người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng

Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà nên khi ăn cần loại bỏ những bộ phận này.

Thêm nữa, để tránh dị ứng, khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập giập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.


Người có bệnh cao huyết áp

Theo quan điểm của Đông y, thịt gà có dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol và huyết áp tăng cao.

Vì vậy, thịt gà được xem như là khắc tin h của bệnh cao huyết áp. Những người bệnh huyết áp cao nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Người bị thuỷ đậu

Thịt gà tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, tức cơ thể nhiệt thịnh âm hư mà lại bổ sung nhiệt thì sẽ làm bệnh không những không lui mà tiến triển xấu thêm.

Hơn nữa, theo Đông y, thịt gà có tính chất động phong nhất là thịt gà trống nên càng không thích hợp dùng trong chứng bệnh này.

11 dấu hiệu trên gương mặt cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

http://m.soha.vn/song-khoe/11-dau-hieu-tren-guong-mat-canh-bao-can-benh-nguy-hiem-20150325081249162.htm
11 dấu hiệu trên gương mặt cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Sống khỏe | Anh Thơ - 20:34 ngày 25/03/2015

Có nhiều dấu hiệu bất thường trên gương mặt chúng ta cần chú ý để tránh những bệnh nguy hiểm.
1. Môi nứt nẻ


Thiếu vitamin B12 có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh thiếu máu.
Nghe có vẻ như đây là triệu chứng do thời tiết, nhưng nứt môi, đặc biệt là ở 2 bên mép thường là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiết hụt vitamin B12. Thiếu vitamin này có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh thiếu máu.

Vì vậy khi bị nứt môi, hãy chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn những phương pháp bổ sung vitamin hiệu quả.

2. Gương mặt bị lệch

Khi bạn thấy gương mặt của bạn không đối xứng là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ.

Nếu bạn cảm thấy có sự bất thường trên gương mặt như tê một bên hoặc cảm thấy khó khăn khi cười hoặc nói, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất bởi đó có thể là sự khởi đầu của một cơn đột quỵ. Hãy cẩn thận về điều này để chuẩn đoán bệnh sớm nhất.

3. Mụn nhọt trên má

Bất cứ thứ gì chạm vào gương mặt của bạn trong một thời gian nhất định đều có thể khiến lỗ chân lông bị tắc bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào làn da của bạn.


Bạn hãy cẩn thận khi thấy mụ nhoẹt nổi trên má.
Đôi khi trong quá trình buôn chuyện với bạn bè, bạn vô thức áp má vào chiếc điện thoại hoặc thỉnh thoảng vì ngứa ngáy, bạn chạm tay lên khuôn mặt…

Tất cả những hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng kỳ thực, nó lại có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở da.

4. Bị sụp mí mắt

Một số nguyên nhân có thể khiến mí mắt bị sụp có thể là do căng thẳng, đột quỵ hoặc ung thư phổi. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khối u ác tính trong lồng ngực có thể chèn ép lên các dây thần kinh và ảnh hưởng đến mắt.

Các dấu hiệu rõ ràng hơn của bệnh ung thư phổi là giảm cân, ho và đau tức ngực.

Ngoài ra việc đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu, làm việc với máy tính quá lâu hoặc đeo kính áp tròng trong thời gian dài cũng khiến mắt bị mỏi. Từ đó làm mí mắt của bạn bị sụp xuống.

5. Da đỏ

Mặt ửng đỏ như mụn trứng cá có thể là do rối loạn da mãn tính (Rosacea). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ.

Bệnh có khuynh hướng phát triển theo thời gian, vết ửng đỏ sẽ lan rộng ra, những nốt mụn mủ nhỏ xuất hiện và mũi trở nên sưng tấy và gia tăng kích thước.

6. Má tím

Điều này cho thấy nồng độ oxy trong máu thấp. Hoặc một lý do khác là huyết áp trong các động mạch cung cấp tới phổi tăng cao, điều đó có nghĩa là máu không đủ oxy để lưu thông quanh cơ thể, Tony Heagerty, giáo sư y khoa tại Đại học Manchester cho biết.

Lượng oxy thấp trong máu cũng liên quan đến bệnh phổi mãn tính và bệnh tim.

7. Môi vàng

Rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh gan. Do bị bệnh gan, da bạn bị vàng đi kéo theo màu sắc đôi môi cũng vàng theo. Nếu thấy đột nhiên môi ngả màu vàng, tốt nhất bạn nên gặp bác sỹ để kiểm tra chức năng gan của mình.

8. Xuất hiện vệt máu trong mắt

Hiện tượng chảy máu võng mạc là một trong những manh mối sớm nhất của tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường tích tụ trong máu quá cao, mạch máu bị chặn lại, sưng lên khiến những mạch máu nhỏ ở võng mạc bị vỡ ra, gây chảy máu.

Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù mắt.

9. Đốm trắng trong mắt

Nếu ai đó có lượng cholesterol cao trong máu, nó sẽ biểu hiện thành những đốm trắng trong mống mắt.

Bác sĩ Francesca Marchetti của chuyên ngành nhãn khoa cho biết: "Một dấu hiệu khác của cholesterol cao là xuất hiện mọng mỡ trong lòng trắng của mắt, theo khoa học gọi là pingueculas".

Bên cạnh đó, những bướu nhỏ hay mụn nổi trên mí mắt và vùng da quanh mắt cũng là dấu hiệu của cholesterol cao.

Giáo sư trị liệu và dược lý lâm sàng David Webb của ĐH Edinburgh cảnh báo đây là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, ngăn chặn lưu thông máu, có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ.

10. Da và mắt vàng

Da và mắt vàng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu gan của bạn bị tổn thương đáng kể cũng gây vàng da.

11. Nếp nhăn


Nếp nhăn có thể là một dấu hiệu của bệnh loãng xương. 
Theo một nghiên cứu của Mỹ được công bó vào năm 2011, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Nghiên cứu này được tiến hành trên 114 phụ nữ sau mãn kinh trong độ tuổi 40-50 chỉ ra rằng những người có nếp nhăn xấu nhất và nhiều nhất thường có hệ xương cực kỳ yếu ớt. 

Nhóm nghiên cứu cho biết nguyên nhân có thể do lượng collagen tốt cho cả xương và da trong cơ thể thấp hơn mức độ cho phép

Trái cây đẹp nhờ hóa chất

nld.com.vn - 17/08/2015 22:26

Sau nhiều ngày tiếp cận, phóng viên Báo Người Lao Động đã được các thương lái tiết lộ và "biểu diễn" việc dùng hóa chất biến trái cây non, xanh thành trái chín đẹp mắt chỉ trong vài giờ

Chiều 15-8, chúng tôi được chị S. (một thương lái chuyên thu mua sầu riêng tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) dẫn xuống huyện Chư Sê để mua sầu riêng.

Ngâm ngay tại vườn

Sau khi thống nhất mức giá 20.000 đồng/kg sầu riêng chín rụng và 17.000 đồng/kg sầu riêng xanh, non với một nhà vườn, chị S. cho người vào hái toàn bộ số sầu riêng, khoảng hơn 400 quả. Những quả chín rụng được để riêng một đống.

Ngay tại sân nhà người bán, những quả sầu riêng xanh, non, kể cả những quả đui (không có hạt) được gom thành đống riêng. Sau đó, chị S. lấy chậu nước và đổ một loại hóa chất đựng trong chai nhựa không nhãn mác vào hòa tan, từng quả được đưa vào chậu ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra. Sau khi những quả sầu riêng được ngâm đã khô nước, hai người giúp việc của chị S. mang ra bãi đất trống ném mạnh xuống để tạo dấu vết như sầu riêng chín rụng.

 

Một chủ vựa ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đang bơm hóa chất Trung Quốc vào trái mít Ảnh: Cao Nguyên
Một chủ vựa ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đang bơm hóa chất Trung Quốc vào trái mít Ảnh: Cao Nguyên

 

Chị S. giảng giải: "Quả non, xanh cỡ nào chỉ cần ngâm một lúc là ngày mai chín hết. Như vậy mới kịp đơn hàng để gửi đi TP HCM. Còn việc chúng nó ném xuống đất để tạo dấu vết như thể là sầu riêng chín rụng, không tinh ý thì không ai phát hiện được".

Tại kho nhà chị S., hàng tấn sầu riêng được chất đống, phân thành nhiều loại. "Loại quả điếc, quả đui thưa múi không ai thèm mua nhưng mình vẫn mua, sau đó làm chín để bán cho mấy cơ sở làm kem vì họ chỉ cần mùi sầu riêng chứ đâu cần múi miếc gì" - chị S. nói và cho biết mỗi ngày chị thu mua, ép chín và gửi xe vào bán cho các thương lái ở TP HCM được khoảng 200 kg. Cũng theo chị S., giới mua bán sầu riêng ở TP Pleiku đều dùng hóa chất để ép chín sầu riêng vì nhu cầu tiêu thụ lớn, nếu không dùng hóa chất thì lấy quả chín đâu mà bán.

Chúng tôi về 2 huyện Krông Pắk và Ea Kar của tỉnh Đắk Lắk cũng tận mắt chứng kiến công nghệ ép chín mít siêu tốc bằng hóa chất. Cơ sở chế biến mít của ông Bốn (xã Ea Đar, huyện Ea Kar) đang chứa hàng tấn mít, nhiều quả đã bóc vỏ nằm ngổn ngang trên mặt sàn nhớp nháp. Cả khu vực bốc mùi hôi thối.

Chúng tôi đặt vấn đề cần tìm nguồn hàng với số lượng lớn để chế biến nhưng thấy mít có nhiều quả non sẽ không chín đồng loạt, ông Bốn bật cười, giải thích: "Mít mua về còn non thì cả tuần mới chín. Nếu cả tấn mít đợi mỗi ngày chín vài quả rồi đem lột thì sao bán được, phải dùng hóa chất kích thích để trái chín đồng loạt, đẹp lại không bị đắng". Chúng tôi nói muốn quan sát cách ép mít chín thì ông Bốn cho biết toàn bộ mít đã được bơm thuốc, chỉ ngày mai là chín.

Rời cơ sở của ông Bốn, chúng tôi đến vựa của anh Minh. Theo anh Minh, cơ sở có 2 loại là mít bơm hóa chất và không bơm hóa chất nhưng loại không bơm rất ít vì chỉ dùng để ăn hoặc bán cho người quen, đem biếu; còn mít lột lấy múi làm nguyên liệu sấy đều phải dùng hóa chất. Có ba cách ép mít chín: pha hóa chất với nước tưới đều lên mít, sau đó đậy bạt ni-lông ủ; đưa hóa chất vào xi lanh, chai nhựa, dùng dùi đâm thủng một lỗ nhỏ ở cuống rồi bơm thuốc vào; dùng dao khoét một lỗ nhỏ ở bất cứ vị trí nào của trái mít rồi đổ trực tiếp hóa chất vào trái.

"Cách thứ ba được các chủ vựa áp dụng phổ biến vì khi hóa chất được bơm trực tiếp vào, mít nhanh chín, chín đều, múi đẹp không bị sượng chỉ sau 24 giờ, kể cả trái còn non" - anh Minh giải thích rồi cầm chai hóa chất, lấy con dao khoét vào thân trái một lỗ nhỏ, đổ hóa chất vào. "Nếu bơm quá nhiều, trái chín nhanh không lột kịp sẽ úng thối. Nếu bơm không đủ liều, trái chín sượng, múi có màu nhạt sẽ bị chê, mất giá" - anh Minh nói.

Hóa chất: Mua bao nhiêu cũng có

Theo chỉ dẫn của chị S., chúng tôi đến nhà của người tên K. để mua hóa chất làm sầu riêng nhanh chín. Ông K. lấy ra hai loại hóa chất, một loại đựng trong chai nhựa không nhãn mác, giá 50.000 đồng/chai và một gói thuốc đựng 20 ống nhỏ như cây bút, ghi chữ Trung Quốc, giá 30.000 đồng/gói. Ông K. cho biết thuốc này có tên là "Hoa quả thúc chín tố và chín trái".

"Chỉ cần pha khoảng 3 nắp chai với nửa chậu nước là có thể ngâm được gần 100 quả. Sáng nay ngâm thì sáng mai chín ngay. Còn loại ống thì cứ 5-6 ống pha với 1/2 lít nước bơm vào quả là chín, thường dùng cho mít hơn sầu riêng" - ông K. hướng dẫn và cho hay những loại thuốc này ông mua từ một người ở ngoài Bắc. Khi phóng viên đề cập chuyện ảnh hưởng tới sức khỏe hay không, ông K. thẳng thừng: "Cái đó sao tôi biết được, nhưng nói thật tôi chẳng bao giờ ăn sầu riêng hay mít bày bán ngoài cửa hàng".

Từ lời giới thiệu của anh Minh, chúng tôi đến một số cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật ở thị trấn Ea Kar hỏi mua thuốc. Các cửa hàng này đều nói hết hàng đối với người lạ, còn với các chủ vựa mít thì mua bao nhiêu có bấy nhiêu.

Xử lý rất khó

Theo các chủ vựa, có ba loại hóa chất để ép trái cây chín nhưng loại có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhiều người sử dụng, mỗi trái chỉ cần nhỏ 2 đến 3 giọt là chín.

Ông Nguyễn Huy Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai, cho biết đã nghe thông tin về những loại hóa chất ép sầu riêng chín nhưng bắt quả tang rất khó. Những loại thuốc kích thích trái cây chín nhanh nếu có nguồn gốc rõ ràng thì không có hại lắm. Tuy nhiên, do các sản phẩm thương lái sử dụng không có nhãn mác nên không biết được chất gì, có độc hại hay không.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk, việc thúc mít chín bằng các loại hóa chất bơm, chích trực tiếp vào trái sẽ đe dọa đến sức khỏe người dùng. Hóa chất Trung Quốc không có địa chỉ, ngày tháng sản xuất, trên bao bì ghi chữ "ít độc" nghĩa là vẫn có độc. Người tiêu dùng ăn phải sản phẩm có loại thuốc này rất dễ bị kích ứng da gây mẩn ngứa, khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ nguy hại đến sức khỏe.

 

Hàng xấu ai thèm mua!

Tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM), bà N. (một chủ vựa trái cây lớn), cho biết thường mua "mão" luôn cả vườn sầu riêng để hái từng đợt. Vào vụ, trái sầu riêng hái trên cây xuống đều già nhưng chờ chín thì rất lâu và chín không đều nên thương lái phải dùng thuốc thúc chín cho đều trong một thời điểm. Loại thuốc thường dùng chủ yếu màu vàng nhạt, có dạng bột và dạng nước, giá từ 120.000 - 320.000 đồng/kg do các đầu mối đem đến. Công đoạn ủ, phun thuốc thúc chín được thao tác ngay tại vườn trước khi chất lên xe chở đi nhập kho. Nhờ thuốc mà ruột sầu riêng có màu vàng rất đẹp. Tùy vào thời điểm bung hàng bán mà thương lái gia giảm lượng thuốc nhiều hay ít.

Tại bến Bình Đông (quận 8), hằng ngày tấp nập các ghe chở chuối xanh từ Tiền Giang, Bến Tre lên bán sỉ. Muốn chuối chín, thương lái xịt vào buồng chuối thuốc thúc chín là ngay ngày hôm sau cả buồng chuối già căng vỏ rất đẹp. Ông Thà, một chủ ghe, cho biết muốn bán ngày nào thì xịt thuốc trước vài giờ là có hàng bán. Người bán tha hồ vận chuyển, thậm chí đẩy xe đi bán rong cả ngày dưới nắng nóng cũng không bị xuống màu.

Các thương lái nói đều biết tác hại của thuốc thúc chín trái cây nhưng buộc phải làm thế. Ông Thà bảo nếu không làm, hàng xấu thì chỉ đổ bỏ chứ ai thèm mua. Chừng nào người tiêu dùng còn ham chọn trái cây căng mọng với màu chín đẹp thì chừng đó thương lái vẫn phải làm.

Một cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM cho biết lâu nay chi cục chủ yếu kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trên rau củ quả chứ chưa kiểm tra, kiểm nghiệm chất bảo quản.

Ng.Mai

 

Dưa hấu để 8 tháng vẫn tươi

Ngày 17-8, anh Trần Văn Ân- chủ quán cà phê Nhóc ở phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương- bổ trái dưa hấu mà nhiều khách uống cà phê tại quán gọi là "quả dưa thần kỳ". Kết quả, bên ngoài vẫn còn tươi nhưng bên trong đã thối. Nói về quả dưa này, anh Ân cho biết ngày 8-2, anh mua tại một điểm bán dưa di động ở khu vực chợ Đình (TP Thủ Dầu Một) về chưng Tết Nguyên đán. Dù thời tiết nóng, quả dưa đặt gần chỗ nhang khói nhưng một tháng trôi qua, vỏ vẫn tươi như lúc mới mua. Khách uống cà phê thấy lạ nên bảo anh đừng xẻ mà để xem thử khi nào héo. Đến nay, vỏ quả dưa vẫn tươi. Khi bổ ra, anh Ân phát hiện bên trong có chất lỏng, màu vàng, mùi hôi rất khó chịu.

 

Trái dưa hấu anh Trần Văn Ân mua về từ Tết Nguyên đán đến nay vỏ vẫn còn tươi
Trái dưa hấu anh Trần Văn Ân mua về từ Tết Nguyên đán đến nay vỏ vẫn còn tươi

 

Ông Đinh Thiên Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bình Dương, nói nếu trái dưa hấu để lâu vậy mà không hư thì do có chất bảo quản. Ở Việt Nam, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn kém, không có loại chất bảo quản đó. Chất bảo quản này có thể từ nước khác nhưng chưa biết thuộc nhóm chất gì nên không rõ mức độ gây hại cho sức khỏe người dùng.                     

  Như Phú

 

Cao Nguyên - Hoàng Thanh

TP.HCM: Đột kích cơ sở sản xuất thuốc thú y, phát hiện 750 kg chất tạo nạc

Thứ năm, 20/08/2015 - 21:36

(Dân trí) Hơn 300 sản phẩm không nằm trong danh mục thuốc thú y được phép sản xuất tại Việt Nam vừa bị lực lượng chức năng phát hiện. Trong đó, nhiều sản phẩm nghi có chứa chất kháng sinh và Salbutamol (chất tạo nạc) gây nguy hiểm cho người.
 >> Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Truy trách nhiệm của thương lái!
 >> Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Hàng ngàn trang trại nguy cơ bị "vạ lây"!
 >> Phát hiện 14/48 mẫu phẩm heo dương tính với chất tạo nạc

chatcam-3d8de

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở sản xuất thuốc thú y

Chiều 20/8, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Cục Cảnh sát kinh tế (C46) và các thanh tra của Bộ Nông nghiệp & PTNT vẫn đang làm rõ nghi vấn một cơ sở sản thuốc thú y trái phép tại đường Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM.

Trước đó, vào sáng 19/8, sau một thời gian theo dõi, lực lượng liên ngành trên đã ập vào cơ sở sản xuất thuốc thú y Khoa Nguyên, phát hiện một khối lượng cực lớn thuốc thú y trái phép. Theo thông tin ban đầu, cơ sở này không đủ điều kiện sản xuất tối thiểu, không có phòng lạnh, phòng vô trùng hoặc có nhưng không đảm bảo kỹ thuật.

chatcam4-735ae
Nhiều loại thuốc nằm trong danh mục cấm sản xuất được phát hiện

Theo Đoàn kiểm tra thông tin, cơ sở Khoa Nguyên được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thuốc thú y từ tháng 5/2013  nhưng không hoạt động đúng theo lính vực mà đã đăng kí trong giấy phép, không đủ điều kiện sản xuất; sản xuất những sản phẩm có trong danh mục bị cấm sản xuất kinh doanh.

Bước đầu, Đoàn kiểm tra đã niêm phong khoảng 30 thùng có chứa chất tạo nạc nhãn hiệu KN-Samurai ghi rõ tạo nạc, bung đùi, nở mông vai…với tổng khối lượng 750 kg. Salbutamol, một chất  thuộc nhóm beta agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng và một số loại kháng sinh bị cấm. Các chất này có thể gây ra bệnh ung thư, nguy hiểm với người tiêu dùng.

Ngoài ra, cơ sở này cũng không có các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động. "Cơ sở này nằm trong nhà dân, cửa đóng suốt ngày rất khó vào bên trong, việc điều tra, tiếp cận của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn. Phải qua một thời gian mật phục, theo dõi, trinh sát mới bắt quả tang được cơ sở này đã sản xuất các loại thuốc thú ý nằm trong danh mục cấm sản xuất. Nếu số thuốc này lọt ra ngoài thì rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng", một thanh tra của phòng Thanh tra chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp & PTNT) cho biết.

chatcam3-ae8de
Chất tạo nạc được phát hiện

Liên quan đến việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trang trại sử sụng chất tạo nạc cho đàn heo.

Mới đây nhất, ngày 18/8, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai đã tiến hành xét nghiệm lần 2 đối với đàn heo của 11/14 hộ có phát hiện dương tính với chất tạo nạc. Kết quả có 3/11 mẫu được xét nghiệm vẫn có kết quả dương tính với loại chất cấm này. Chi cục Thú y và các địa phương tiếp tục giữ đàn heo đối với 3 hộ này.

Để tăng cường kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Theo đó, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ...Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở ngành, địa phương thực hiện "Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi".

Trung Kiên

Một cách uống nước sai gây ung thư quá nhiều người mắc

soha.vn - 29/08/2014 11:48

Một cách uống nước sai gây ung thư quá nhiều người mắc

Nhiều gia đình hiện có thói quen uống nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác.

Nhưng không phải ai cũng biết rằng thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Theo các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng Quốc gia, nước đun sôi 100oC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút hoặc 100oC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.

Mỗi lít nước đun sôi để nguội có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat/ngày, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg.

Ngoài ra, nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.

Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Chính vì vậy, nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.

Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng

Nhiều người sau khi lao động nặng, gắng sức sẽ có cảm giác khát và uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. Chính vì vậy, sau khi lao động nặng, chỉ nên uống nước từ từ để bù đắp lượng nước đã bị mất do bài tiết qua tuyến mồ hôi.

Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng, tập thể thao.

Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hóa thức ăn.

Cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước. Khi đó, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy hết khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.

Bác sĩ Nguyễn Lâm

theo Nông nghiệp Việt Nam

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả

soha.vn - 14/07/2014 21:27

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả
 
Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp.

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

http://i899.photobucket.com/albums/ac197/pictureofvienmy/Khoe%20Dep/ngamchanvoinuoclanh.jpg

Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

theo Pháp luật Online

4 thời điểm tuyệt đối không được nhổ răng để tránh nguy hiểm

soha.vn - Tuyết Anh (T.H) |

4 thời điểm tuyệt đối không được nhổ răng để tránh nguy hiểm

Đang bị viêm răng, nứa

Khi răng hay nứa bị viêm sẽ rất dễ dẫn tới viêm nhiễm ngày càng nặng nề. Đặc biệt khi khâu vệ sinh không đảm bảo sẽ nguy hại vô cùng.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt

Trong thời kỳ kinh nguyệt hormone của phụ nữ tăng cao thường gây nên tình trạng mùi hôi miệng, viêm nứa viêm răng.

Do đó, việc nhổ răng dễ gây viêm nhiễm cho răng. Đồng thời khiến bạn bị mất máu nhiều là điều không hề tốt cho cơ thể ở thời điểm đó.

Người đang ốm, mới ốm dậy

Theo ThS.BS Nguyễn Vũ Trung, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Hà Đông

Khi đang ốm hay vừa mới ốm dậy không nên đi nhổ răng vì sức đề kháng không tốt, khả năng đông máu của cơ thể kém, khiến việc cầm máu mất nhiều thời gian.

Khi nhổ răng thường gây chảy máu, sưng, viêm sốt. Nếu thực hiện nhổ răng số 8 khi ốm hay mới ốm dậy thì càng nguy hiểm hơn.

Theo SKĐS

Đây là thời điểm cơ thể đang bị suy yếu về hệ miễn dịch, giảm khả năng đông máu, việc phục hồi vết thương gặp khó khăn nếu nhổ răng sẽ rất có hại.

Ngoài ra, sức chịu đau của người ốm rất kém, cơ thể sẽ bị suy kiệt nếu nó là một cái răng khôn hay răng hàm bị sâu bạn nên để đến khi sức khỏe thật tốt mới nên nhổ.

Phụ nữ đang mang thai

Lượng canxi trong cơ thể của phụ nữ đang mang thai có sự xáo trộn liên tục do đó thường gặp các bệnh về răng miệng.

Việc nhổ răng dễ gây viêm nhiễm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.

Một lưu ý cho mẹ bầu là tuyệt đối không được dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh khi đau nhức răng mà chưa có chỉ định của bác sĩ để ảnh hướng đến sức khỏe của thai nhi.

Một số trường hợp nhổ răng có biểu hiện sốt, đau nhức, chảy máu kéo dài cần đến gặp bác sĩ để thăm khám lại.

theo Trí Thức Trẻ

10 thực phẩm chết người tiềm ẩn trong căn bếp nhà bạn

http://m.soha.vn/song-khoe/10-thuc-pham-chet-nguoi-tiem-an-trong-can-bep-nha-ban-20150806172353124.htm
10 thực phẩm chết người tiềm ẩn trong căn bếp nhà bạn
Sống khỏe | Trần Trâm - 16:37 ngày 08/08/2015

Chất độc nguy hiểm có thể "ẩn mình" trong những thực phẩm được xem là ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn ăn hàng ngày.
Hạt quả anh đào

Cũng giống như hạt táo, hạt anh đào chứa một loại hydrogen cyanide gọi là a-xít prussic độc hại gây nguy hiểm khó lường nếu vô tình ăn phải. Hạt mận, đào cũng nguy hiểm tương tự.


Cây đại hoàng

Lá cây đại hoàng chứa a-xít oxalic gây sỏi thận. Nếu ăn loại lá này quá nhiều (khoảng 5 kg) có thể gây chết người.


Hạt nhục đậu khấu

Hạt nhục đậu khấu thực ra là một chất gây ảo giác. 6 g hạt nhục đậu khấu cũng có thể gây co giật, nhiều hơn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần phân liệt.


Khoai tây

Chất glycoalkaloids tích tụ trong lá, thân và mầm khoai tây có thể gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, hôn mê và thậm chí tử vong. Tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm để tránh nguy hiểm.


Hạnh nhân

Hạnh nhân có 2 loại: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Hạnh nhân đắng chứa lượng độc tố hydrog xianua tương đối lớn. Chỉ 7-10 hạt hạnh nhân đắng cũng có thể gây nguy hiểm cho người lớn và tử vong ở trẻ em.


Mật ong nguyên chất

Grayanotoxin trong mật ong thô chưa qua quá trình xử lý độc tố có thể dẫn đến chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn và nôn kéo dài 24 tiếng. Chỉ với 1 thìa grayanotoxin cũng có thể gây ra các triệu chứng trên.


Cà chua

Thân và lá cà chua có chứa chất độc kiềm có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Cà chua xanh cũng có tác hại tương tự. Nên tránh ăn lá cà chua và ăn với số lượng quá lớn để tránh nguy cơ tử vong.


Cá ngừ

Mối nguy hiểm trong cá ngừ đó là thủy ngân mà cá hấp thụ ngoài tự nhiên.  Nếu ăn vào, thủy ngân có thể đi qua thận hoặc đến não gây điên loạn.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên cho trẻ em và phụ nữ mang thai ăn cá ngừ. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều cá ngừ để tránh bị nhiễm độc thủy ngân.


Củ sắn

Củ sắn là loại rau nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ được ưa chuộng ở châu Phi khi được chế biến thành loại nước ép gọi là Piwarry. Tuy nhiên, lá và rễ sắn lại chứa nhiều cyanide có thể giết chết bạn chỉ sau vài miếng cắn.


Hạt điều

Khác với hạt điều khô đã được hấp bày bán trong siêu thị, hạt điều sống chứa chất độc urushiol, một hóa chất cũng có trong cây thường xuân. Hóa chất này có thể gây hại tương tự cây sồi độc Ivy. Hàm lượng urishiol cao có thể gây tử vong.


(Theo Fox News)

Cho con nghịch iPhone, iPad chẳng khác nào giết con!

http://www.suckhoenhi.vn/cho-con-nghich-iphone-ipad-chang-khac-nao-giet-con-d768html
Cho con nghịch iPhone, iPad chẳng khác nào giết con!
Cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như iPhone, iPad có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây là khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ và Canada...

Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Thực tế thì giới trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với cường độ cho phép, và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng - theo báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012.

Các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad đang làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên.

1. Kích thích não bộ phát triển
Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự phát triển sớm não bộ của trẻ được quy định bởi những kích thích môi trường.Sự kích thích sớm đối với phát triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, internet, iPad, TV), và được cho là có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh.

2. Chậm phát triển
Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi. Cứ 1 trong 3 trẻ ở độ tuổi tới trường hiện nay bị chậm phát triển về khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác. Chỉ khi có sự vận động mới làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.

3. Bệnh béo phì
Do thiếu sự vận động nên những trẻ chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Cũng theo khảo sát trên, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%. Trung bình, có 1 trong 4 trẻ ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm.

4. Mất ngủ
60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010). Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn (báo cáo của Boston College 2012).

5. Các chứng bệnh về tinh thần
Việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác (số liệu từ các báo cáo:Bristol University 2010, Mentzoni 2011, Shin 2011, Liberatore 2011, và Robinson 2008). Cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, và nhiều trong số này phải dùng thuốc trị liệu gây tác động nguy hiểm (báo cáo Waddell 2007).

6. Gây hấn
Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn. Không những thế, chúng còn phải đối mặt với rất nhiều các nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất được chiếu đầy rẫy trên TV.

7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số
Những nội dung trên các phương tiện truyền thông được phát với cường độ cao có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là chúng sẽ không thể học tập tốt được.
8. Nghiện kỹ thuật số
Nếu các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số ở cường độ quá thường xuyên thì họ dễ có xu hướng lơ là con cái. Và khi đó, trẻ thiếu sự quan tâm sát sao của phụ huynh sẽ gắn bó với các thiết bị điện tử rồi hơn và rồi dần dẫn tới nghiện ngập. Cứ 1 trong số 11 trẻ này trong độ tuổi từ 8-18 bị nghiện thiết bị điện tử.

9. Bức xạ
Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chuyên gia James McNamee của Hội Y khoa Canada cảnh báo: "Trẻ em dễ chạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Chính vì vậy, chúng ta không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là như nhau".
10. Thiếu bền vững
Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững. Trẻ em chính là tương lai nhưng tương lai đó sẽ rất bất định với những trẻ lạm dụng và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới tình trạng nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.
(Theo Cnet)