Trang

CÂY MẦN TƯỚI

vnvet.net - Mạng thú y VN
Thứ hai - 15/11/2010 11:03
 Tên khác: lan thảo, hương thảo Tên khoa học Eupatorium staechadosmum Hance. Họ Cúc: Asteraceae (Compositeae)

Cây Mần tưới (Eupatorium fortunei) 2.JPG
Cây mần tưới - từ Wikipedia Bởi Hungda – CC BY-SA 3.0, Liên kết

Cây Mần tưới (Eupatorium fortunei) 1.JPG
Cây mần tưới - từ Wikipedia Bởi Hungda –  CC BY-SA 3.0, Liên kết

I. MÔ TẢ CÂY, PHÂN BỐ
Mần tưới là cây thảo, sống quanh năm. Về mùa đông lá già rụng nhiều. Chỉ còn lá non mọc ở đầu cành. Cây có thể cao tới 1 mét, trung bình 50-60cm. Cành phân nhánh nhiều. Thân trụ tròn. Lá mọc dối, mép lá có rạng cưa nhỏ, phiền lá hẹp dài 7 -11 cm ruộng 1,2 - 2, 5 cm. Gân chính nổi ở giữa có nhiều gân phụ phân nhánh. Toàn cây: thân, cành, cuống lá có mầu hơi tím, hoa tự hình dầu màu hơi tím hay trắng hồng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc vào tháng 4 -5.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng nhân dân dùng mần tưới như là gia vị ăn sống hay nấu với lươn, ba ba, hay băm nhỏ dồi lòng chó, lò
I. MÔ TẢ CÂY, PHÂN BỐ
Mần tưới là cây thảo, sống quanh năm. Về mùa đông lá già rụng nhiều. Chỉ còn lá non mọc ở đầu cành. Cây có thể cao tới 1 mét, trung bình 50-60cm. Cành phân nhánh nhiều. Thân trụ tròn. Lá mọc dối, mép lá có rạng cưa nhỏ, phiền lá hẹp dài 7 -11 cm ruộng 1,2 - 2, 5 cm. Gân chính nổi ở giữa có nhiều gân phụ phân nhánh. Toàn cây: thân, cành, cuống lá có mầu hơi tím, hoa tự hình dầu màu hơi tím hay trắng hồng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc vào tháng 4 -5.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng nhân dân dùng mần tưới như là gia vị ăn sống hay nấu với lươn, ba ba, hay băm nhỏ dồi lòng chó, lòng lợn. Ở Trung Quốc mần tưới mọc ở nhiều các tỉnh: Giang Tô, Tô Châu, Nam Kinh, Phúc Kiến. Nhân dân dùng mần tưới làm thuốc lợi tiểu, bổ dạ dầy, chữa sốt.
II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG
Hay dùng cành lá, ngọn là chủ yếu, mần tưới dùng tươi tốt hơn dùng khô.
Có thể thu toàn cây lức mới bắt đầu ra hoa, loại bỏ tạp chất, cắt 3 - 4 cm phơi âm can đến khô, dùng dần.
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong cây có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu mần tưới là Conmarin C9H6O2, Axit O coumaric C9H8O3 và Thymohydroquinol C10­H14O2. Hàm lượng tinh dầu trong cây cao nhất vào lúc cây ra hoa đầu tiên, có thể đạt tới 0,16%.
IV. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Tinh dầu mần tưới có tác dụng xua đuổi côn trùng: mạt gà, bọ chét, bọ chó, rệp. Hái lá bẻ cành mần tưới bỏ vào ổ chó, mèo hay ổ gà. Cứ 5 - 6 ngày thay lá khác.
Thí nghiệm: lấy 2 bôcan thủy tinh bắt mạt gà thả vào đó rồi bỏ lá mần tưới vào. Một bocan đậy kín còn cái kia để ngỏ. Sau 2 - 4 giờ quan sát: bô can để ngỏ mạt gà bỏ đi hết. Ngược lại bô can kín, mạt gà vẫn còn sống và tìm chỗ kín nấp. Sau 15 ngày mạt gà vẫn sống, như vậy mần tưới chỉ có tác dùng xua đuổi mạt, chứ không có tác dụng tiêu diệt mạt gà.
Bên quân đội khi đi rừng người ta dã lấy cây mần tưới vò nát xát lên da chân tay. Nó có tác dụng xua đuổi muỗi, rệt, đảm bảo đến 98%, kéo dài 2 - 6 giờ.
Nhân dân cho mần tưới vào lưng đận cau khô để chống mọt
V. ỨNG DỤNG
1. Trừ mạt gà, bọ chó, bọ chét
2. Trong chăn nuôi gà công nghiệp ta nên trồng hàng rào mần tưới ở xung quanh để bảo vệ không cho mạt gà và những côn trùng nơi khác đến, kèm theo chúng là mầm bệnh truyền nhiễm.
3. Bỏ lá vào các kho, nơi dự trữ thuốc để chống sâu mọt phá hoại thuốc và giống cây trồng.
Nguồn tin: Http://www.VnVet.net
  

MẦN TƯỚI

thuocdongduoc.vn

Cây Mần tưới

MẦN TƯỚI
Herba Eupatorii

Tên khác: Trạch lan, Lan thảo, Hương thảo, Co phất phử (Thái), Eupatoire (Pháp).

Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz., họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả:

Cây: Cây thuộc thảo, cao trung bình 50 cm có thể đến 1m. Thân, cành nhẵn, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối thuôn dài khoảng 10 cm rộng 2cm, đầu nhọn, có khía răng thưa, vò lá có mùi thơm đặc biệt. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành ngù kép, mang nhiều đầu dài 7-8mm; lá bắc nhỏ; hoa mầu tím hồng, đôi khi mầu trắng, tràng hoa loe dần về phía đầu, mào lông dài 3mm; bao phấn không có tai ở gốc. Quả bế, mầu đen, có 5 cánh lồi. Mùa hoa quả: tháng 9-11.

Dược liệu: là đoạn ngọn, cành dài, ngắn không đều, thường dài khoảng 20-30cm, đường kính 0,2-0,5cm, mặt ngoài nhẵn, màu hơi nâu, rỗng giữa, có những rãnh nhỏ chạy dọc, lá mọc đối hình mác, mép lá có răng cưa to và nông, phiến lá hẹp, dài 10-15cm, rộng 1,5-2,5 cm, gân chính nổi rõ, nhiều gân phụ phân nhánh. Cụm hoa là ngù đầu. Hoa màu trắng hoặc phớt tím hồng. Quả đóng màu đen nhạt, 5 cạnh. Thân, lá, hoa có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, hơi cay.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Eupatorii).

Phân bố: Cây được trồng rải rác trong một số vườn ở nông thôn các tỉnh miền Bắc.

Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, mùa thu, cắt lấy đoạn ngọn cành có mang lá, rửa thật sạch, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở 45-50oC đến khô.

Thành phần hoá học:

+ Các dẫn chất coumarin: coumarin chính danh (= benzo αpyron) và ayapin.

+ Các chất khác ở dạng lỏng: 2-hydroxy-4 methyl acetophenon, 8,10, epoxy-9-acetoxy-thymol-angelat, 9-isobutyryloxy-8,10-dihydroxy thymol, 9-ange-loyloxy-8,10-dihydroxy-thymol.

Công năng: Tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng.

Công dụng:

+ Chữa sốt, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nhân dân ta thường dùng lá Mần tưới non ăn sống, ăn gỏi như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng dùng hãm uống lợi tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng và làm rau thơm.

+ Người ta cũng dùng Mần tưới để trừ ho gà, mạt gà, rệp, mọt, bọ chó. Ðặt cành lá Mần tưới vào hũ đựng đậu xanh, đậu đen, cau khô để trừ mọt và sâu, hái cành lá Mần tưới cho vào ổ gà, ổ chó sau khi đã làm vệ sinh sẽ trừ được bọ gà, bọ chó có trong ổ, cứ vài ngày lại làm vệ sinh và thay lá một lần. Giường có rệp sau khi giũ và diệt rệp, rải cành lá Mần tưới dưới chiếu vài lần sẽ diệt hết rệp.

+ Người ta dùng lá Mần tưới giã nhỏ cho vào túi vải xát trực tiếp vào tay hay chân để xoa muỗi và dín (con bọ mát) có hiệu quả tốt trong vòng hai ba giờ. Phụ nữ nông thôn cũng thường dùng Mần tưới nấu nước gội đầu cho sạch tóc.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 50-150g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.

Bào chế: Dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, ủ mềm nhanh, cắt đoạn và phơi khô.

Bài thuốc:

1. Chữa máu hôi không ra sau khi đẻ: Mần tưới (cả gốc và lá), Ngải tím, Quế chi, đều nhau. Tán thành bột, lấy chừng 80g, chia làm 2 lần uống với rượu.

2. Chữa phù thũng sau khi đẻ: Mần tưới, Phòng kỷ, đều bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với giấm làm thang.

3. Chữa mụn nhọt, vết thương ứ huyết: Mần tưới, Huyết giác đều 20g. Sắc uống. Ngoài dùng Mần tưới giã đắp.

4. Chữa sốt, tiêu hóa kém: Mần tưới khô 20g, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống 15 phút trước hai bữa ăn chính.

Chú ý: Cây Mần tưới trắng (Eupatorium staechadosmum Hance) giải cảm, chữa kinh nguyệt không đều. Cây Mần tưới tía (Ba dót, Bả dột) (Eupatorium ayapana Vent.) dùng trong dân gian chữa cao huyết áp.

thuocdongduoc.vn

Thứ hai, 27/6/2011, 7:25 (GMT+7)
suckhoedoisong.vn 
Mần tưới, có tên khác là trạch lan, lan thảo, hương thảo, co phất phử (Thái). Cây cao 0,5 - 1m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông ngắn. Quả màu đen nhạt. Cây mọc hoang hoặc trồng làm thuốc. Ngoài trồng làm thuốc, nhân dân thường lấy ngọn non làm rau gia vị, nấu canh ăn giải nhiệt mùa hè. Lá già nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Bộ phận dùng làm thuốc là thân và lá. Mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc. Theo Đông y, mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mần tưới Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.
Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày.
Chữa rong huyết: Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại 15g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát,  chia uống 2 lần/ngày. Dùng  trong 5 ngày.
Phụ nữ sau sinh bị kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ: Mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong 10 ngày liền.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (mụn nhọt chưa mưng mủ): Lá mần tưới tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút. Bài thuốc này giúp giảm sưng, đau do mụn nhọt nhanh chóng.
Giúp sạch gàu: Mần tưới tươi 25g, bồ kết (3-5 quả) đốt cháy, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần.
Xua đuổi muỗi và dĩn: Lá mần tưới tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp và tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.
 Bác sĩ Hoàng Minh

vatgia.com

Mạt mọt ve rận rệp???

Giường ngủ của tôi có con gì đó hay cắn mỗi đêm, không biết nó là mạt hay mọt hay ve hay rận hay rệp nữa?. Nó khoảng bằng 1/2 con chí, màu nâu hoặc đen, cắn thì ngứa râm ran. Tình trạng này kéo dài đã 2 năm nay. Tôi đã thay chiếu mới, phơi giặt chiếu, phơi chiếu dưới nắng thường xuyên, sau đó thấy chiếu bị phơi nắng nhiều bị giòn và gãy nên phơi trong mát, 1 tuần/lần, phơi vạt giường dưới nắng, quét dọn vệ sinh giường mỗi ngày, giặt giũ mùng mền áo gối thường xuyên.... nhưng vẫn không hết. Cách giải quyết hiện nay là mỗi ngày chịu khó lôi cái chiếu đi giũ, giũ và giũ trước khi ngủ. Cái chiếu sắp bị gãy rồi mà cách này vẫn không khắc phục triệt để được. Xin hỏi, tôi phải làm sao?

Danh sách trả lời (2)

chào bạn! Kiểu này là giường ngủ của bạn có rận rệp hay mọ rồi ....
Nếu nước bạn ở là nước ôn đới thì có 1 cách hiệu quả để đuổi rệp trong mùa đông này. Mùa đông chọn 1 ngày nhiệt độ chừng từ -10 độ - 0 độ, mở tất các cửa sổ, để như vậy chừng một ngày, rận rệp không chịu được lạnh sẽ bỏ đi. Lưu ý không dùng cách này khi nhiệt độ dưới -10 độ, vì có thể làm nứt đường ống nước nóng trong phòng.

Ngoài ra có các loại thuốc diệt rận rệp chuyên dụng( dạng xịt) nghe nói cũng rất hiệu quả. Mua loại này bạn qua chỗ Trường Trinh gần Giải Phóng nhé! họ có bán đấy

Ngày gửi: 06/09/2008 - 15:23
Trước nhà mình nuối chó mèo cũng bị đốt, khiếp lắm ... Sau có người mách lấy lá cây Mần tưới đặt vào ổ của chó mèo và trên giường và gầm giường nhà mình, vài ngày sau thì bọn bọ chạy " mất dép, mất guốc " luôn.
Mình đã tìm trên net về công dụng của lá này là chữa bệnh và diệt trừ côn trùng. Mình coppy phần dưới đây để bạn áp dụng đúng cách hơn nhé.

Trừ côn trùng: Mần tưới diệt được chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn, kiến và hạn chế hoạt động của ruồi, muỗi. Muốn diệt chấy rận, lấy cả cây mần tưới, cắt nhỏ, nấu nước đặc, dùng gội đầu, giặt quần áo, chăn màn hoặc đổ nước sắc vào khe giường để trừ rệp. Nếu nấu lẫn mần tưới với lá sả, tác dụng càng tốt hơn. Cho mần tưới tươi vào hũ, đậy kín chống được mọt đỗ xanh, đỗ đen, cau khô.

Để trừ bọ chó, mạt gà, người ta dọn sạch phân và rác bẩn ở chuồng chó, ổ gà, rồi lấy cành lá mần tưới tươi để nguyên hoặc vò nát, lót vào, khoảng 3-5 ngày thay một lần. Lá mần tưới phơi khô, tán bột, rắc vào hòm, tủ để trừ mọt, nhậy.

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Có lẽ bạn nên thêm ảnh của cây vào cho mọi người dễ nhận diện.

    Trả lờiXóa