Trang

Danh sách thuốc bổ "vô dụng" và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố

kenh14.vn - 08:30:00
kenh14.vn
Hầu hết thuốc viên vitamin đều vô dụng, chỉ một số loại thực sự nên uống thôi. Đó là những thuốc gì?

13/10/2016

Hầu hết thuốc viên vitamin đều vô dụng, chỉ một số loại thực sự nên uống thôi. Đó là những thuốc gì?

Từ trước đến nay, đa phần chúng ta vẫn nghe theo một quan niệm sau: ăn nhiều rau, tập thể dục, và uống thuốc bổ - vitamin.

Thực ra, quan niệm này chỉ đúng ở 2 vế đầu. Vế cuối cùng thì còn phải xem xét, vì bên cạnh một số loại thuốc nên uống thì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các loại thuốc bổ sung vitamin có mặt trên thị trường hiện nay hầu như không đem lại tác dụng gì đáng kể. Thậm chí, một số loại còn có hại như gây sỏi thận, ung thư...

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 1.

Thế nhưng, thuốc bổ bây giờ nhiều như quân Nguyên, uống loại nào tốt, loại nào không? Danh sách dưới đây do các chuyên gia của Mỹ lập ra sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

Vitamin tổng hợp (Multivitamin)? Dẹp đi!

Trong nhiều thập kỷ, các loại thuốc vitamin tổng hợp được cho là rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Các mẩu quảng cáo kiểu như: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, Vitamin A để sáng mắt, Vitamin B cho một ngày tràn đầy năng lượng... cứ nhan nhản ngoài đường và trên các phương tiện truyền thông.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 2.

Nhưng thực ra, nếu như bạn có một chế độ ăn hợp lý thì tất cả những vitamin nêu trên đều đã được bổ sung đầy đủ. 

Chưa kể, việc uống thêm vitamin có thể gây hại nữa. Như theo một nghiên cứu quy mô lớn vào năm 2011 trên 39.000 phụ nữ, những người thường xuyên uống vitamin có nguy cơ tử vong cao hẳn so với những người không uống.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 3.

Ăn uống bình thường là đủ rồi...

Vitamin D? Ok uống đi!

Khác với các loại vitamin tổng hợp, vitamin D không có nhiều trong các loại thực phẩm phổ biến, trong khi đây lại là thứ rất quan trọng nhằm giúp cho xương của chúng ta khỏe mạnh hơn. Bạn có thể hấp thụ vitamin D trong khi tắm nắng, nhưng chỉ nắng buổi sáng sớm mới có hiệu quả mà thôi.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 4.

Nắng cũng có vitamin D, nhưng không đủ...

Theo một số nghiên cứu mới đây trên tạp chí PLOS ONE, những người uống vitamin D thường xuyên cũng có tuổi thọ trung bình cao hơn bình thường.

Chất chống oxy hóa? Bỏ qua đi! 

Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả 3 loại Vitamin tổng hợp, đều có rất nhiều trong rau củ quả. Bổ sung chất chống oxy hóa cũng được chứng minh là phương pháp chống ung thư rất hữu hiệu.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 5.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu uống thứ này quá đà, bạn đang tự hại bản thân. Ví dụ như theo một nghiên cứu vào năm 2007 trên nam giới hút thuốc, những ai thường xuyên uống thuốc bổ sung chất chống oxy hóa có nguy cơ hình thành ung thư phổi cao hơn hẳn. Một nghiên cứu khác năm 2013 trên PLOS ONE cũng kết luận rằng, bổ sung chất này bằng thuốc uống làm tăng nguy cơ tử vong của người trưởng thành.

Vitamin C? Bỏ qua nốt đi!

Vitamin tổng hợp chẳng có tác dụng, nhưng vitamin C bình thường thì sao? Kết quả cũng không khá hơn: không có tác dụng gì.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 6.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả. Vì thế, ăn hoa quả là được rồi.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái với quan niệm vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, thì thực sự nó còn chẳng ngăn được những cơn cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, nếu uống quá liều, vitamin C còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Muốn bổ sung vitamin C, tốt nhất ăn nhiều hoa quả vào là được.

Vitamin B3? Bỏ qua luôn!

Trong nhiều năm, Vitamin B3 được cho là thần dược trị bách bệnh, từ Alzheimer đến bệnh tim. Có điều, sự thật là chẳng có gì gọi là thần dược đâu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2014 trên 25.000 người có tiền sử bệnh tim, thì việc uống vitamin B3 hay không cũng không có tác dụng gì trong chuyện này. Chưa kể, người uống vitamin B3 thường xuyên có nguy cơ nhiễm trùng cao, dễ gặp vấn đề về gan và mắc chứng xuất huyết nội.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 7.

Vitamin B3 có rất nhiều trong cá hồi nhé các chế

Thay vào đó, hãy bổ sung vitamin B3 một cách tự nhiên từ cá ngừ, cá hồi hoặc thịt bò.

Vitamin E? Cũng vậy thôi...

Vitamin E thực ra rất nổi tiếng nhờ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Nhưng theo một nghiên cứu trên 36.000 nam giới vào năm 2011 thì người uống vitamin E thường xuyên lại có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn hẳn. 

Một nghiên cứu khác vào năm 2005 cũng cho thấy việc uống vitamin E liều cao làm tăng nguy cơ tử vong của người trưởng thành. 

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 8.

Nạp hết đống này thì cũng chả cần uống thuốc nữa đâu...

Tất nhiên đừng tẩy chay nó, vì đây vẫn là vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng thay vì uống thuốc, hãy ăn nhiều rau xanh vào là ổn rồi.

Các chế phẩm sinh học (probiotics)? Không nên uống!

Các chuyên gia cho biết những loại chế phẩm sinh học hiện đang được bán với mức giá khá cao, thường là trên $1/viên, cùng lời quảng cáo có thể bổ sung lợi khuẩn, rất tốt cho sức khỏe.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 9.

Nhưng trên thực tế, tác dụng của chúng không thực sự rõ ràng. Một số trường hợp có hiệu quả, một số chẳng tác dụng gì. So với giá trị phải bỏ ra và hiệu quả mang lại, chế phẩm sinh học không phải là lựa chọn khôn ngoan. 

Kẽm? Ok uống đi!

Khác với vitamin C, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh kẽm có thể giúp chúng ta cải thiện hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh tật thông thường.

Danh sách thuốc bổ vô dụng và bổ thật do các chuyên gia Mĩ công bố - Ảnh 10.

Theo một nghiên cứu vào năm 2011, các chuyên gia thực hiện thử nghiệm trên các ứng viên vừa mới bị cảm lạnh. 

Họ được chia thành 2 nhóm, một nhóm uống thuốc bổ sung kẽm, một nhóm uống thuốc "giả dược" (placebo effect). Kết quả, những người uống kẽm có thời gian ốm ngắn hơn và ít có triệu chứng nặng hơn.

Nguồn: Business Insider

Bất ngờ với công dụng chữa chứng đau tai, đau đầu của tỏi

Thứ Tư, 7/9/2016 12:35 GMT+7
(PLO) -Các bà và các mẹ cũng biết rất rõ tỏi có công dụng chữa lành tốt hơn bất kì loại thuốc Tây nào. Cùng thử nghiệm cách này: Cho tỏi vào lỗ tai và cảm nhận kết quả nhé!
Bất ngờ với công dụng chữa chứng đau tai, đau đầu của tỏi

Trong trường hợp này, tỏi sẽ giúp triệt tiêu cơn đau ở tai và từ đó loại bỏ cơn đau đầu. Đau tai là một cảm giác rất khó chịu, nhưng tỏi có thể giúp giải quyết tình trạng này hoàn toàn.

Nhét tỏi vào tai để chữa chứng đau tai, đau đầu

Nếu bạn thấy đau tai, có thể nhét tép tỏi vào tai để giảm triệu chứng đau. Bạn bóc vỏ rồi rửa sạch tỏi, cho vào lỗ tai giống như đang nghe tai nghe vậy.

Đây là điều sẽ xảy ra khi bạn nhét một tép tỏi vào tai

Sau khi cho tép tỏi vào tai, bạn sẽ thấy dễ chịu, đỡ đau hơn trong vài phút. Cùng lúc đó sẽ cảm thấy sức nóng lan tỏa trong tai.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn bỏ tỏi vào tai

Không chỉ chữa đau tai, việc bỏ tỏi vào tai còn khá hiệu quả với chứng đau đầu. Đặt tỏi vào tai trước khi đi ngủ và để tỏi trong tai qua đêm như vậy, chắc chắn sáng hôm sau bạn sẽ thấy nhẹ nhõm, thoải mái, cơn đau đầu biến đi đâu mất.

Lưu ý: trước khi thực hiện cần tham khảo bác sỹ chuyên môn.

Tỏi giúp hạ thân nhiệt

Nếu trẻ đang sốt, có thể bóc vỏ tỏi, thái thành lát mỏng sau đó ngâm vào giấm táo, xoa hỗn hợp lên tay và áp vào lòng bàn chân và tai của trẻ. Nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ hạ và khiến trẻ dễ chịu hơn.

Lưu ý: trước khi thực hiện cần tham khảo bác sỹ chuyên môn.

Tỏi trị ho rất hiệu quả

Chữa ho với tỏi

Nước ngâm tỏi là một loại siro chữa ho tự nhiên, sau đây là công thức:

Thành phần: 1 củ tỏi, 30-45ml mật ong tự nhiên.

Chuẩn bị: Lột vỏ và thái nhỏ tỏi, cho vào bát. Đổ mật ong vào. Đậy bát bằng một tấm giấy bạc hay một chiếc đĩa, để qua đêm ở nhiệt độ phòng.

Sáng hôm sau, bạn lọc lấy phần lỏng và bỏ xác. Lượng nước mật ong tỏi này đủ dùng hết trong ngày. Cứ mỗi 2 giờ bạn lại ngậm 1 thìa hỗn hợp, hoặc bạn có thể dùng thường xuyên hơn cũng tốt.

Trị tiểu đường

Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể. Bạn nên ngâm tỏi trong dấm khoảng 30-40 ngày trước khi sử dụng./.

 

Bích Liên (tổng hợp)

Thái sơn bàn thạch - an thai thánh dược

baodanang.vn - Phương hay Thuốc quý
www.baodanang.vn
Thái sơn bàn thạch, hiểu nôm na vững như đá tảng núi Thái, là tên bài thuốc có tác dụng an thai chắc chắn trên nền tảng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích thận...

Thứ Bảy, 11/10/2014, 07:34 [GMT+7]

Thái sơn bàn thạch, hiểu nôm na vững như đá tảng núi Thái, là tên bài thuốc có tác dụng an thai chắc chắn trên nền tảng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích thận. Đây là bài thuốc trong Cảnh Nhạc toàn thư, rất được người đời sau tín nhiệm ứng dụng. Một số kết quả nghiên cứu lâm sàng hiện đại cũng đã chứng minh hiệu quả đặc biệt của bài thuốc.

Thành phần: Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12g, Chích Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Xuyên Tục đoạn 12g, Hoàng cầm 12g, Bạch thược (sao rượu) 12g, Bạch truật (sao) 12g, Thục địa 20g, Xuyên khung 4g, Chích Cam thảo 2g, Sa nhân 2g, Nhu mễ (Gạo nếp) 1 nắm.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Nói theo y học hiện đại, bài thuốc này tăng cường sức miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, bổ huyết và an thai.

Chủ trị: Trị thai phụ khí huyết đều suy, hoặc người mập mà không chắc, hoặc người ốm mà huyết nhiệt, hoặc can tỳ bẩm tố suy yếu, biểu hiện hay mệt mỏi, không thiết ăn uống, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch hoạt vô lực hoặc trầm nhược, hay động thai, sẩy thai nhiều lần.

Cách dùng và gia giảm:

Bài thuốc có thể dùng ngừa sẩy thai đối với những người mang thai cơ thể suy nhược, người có tiền sử sẩy thai nhiều lần hoặc có triệu chứng dọa sẩy thai. Cách 3 - 5 ngày sắc uống 1 thang liền trong 3 - 4 tháng đầu trong thời kỳ thai nghén.

Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc để dưỡng thai tùy tình hình cụ thể thầy thuốc có thể gia giảm liều lượng.

Lưu ý uống thuốc đồng thời kiêng cữ phòng dục, giận hờn, thức ăn cay nóng, giấm rượu,… mới phát huy tác dụng tốt.

Một số nghiên cứu lâm sàng:

Tạp chí Trung y Vân Nam số tháng 6-1985 có báo cáo dùng bài thuốc gia giảm đã trị 104 ca  sẩy thai gồm dọa sẩy 96 ca, sẩy thai liên tiếp 8 ca. Kết quả sinh thường đủ tháng 98 ca, không kết quả 6 ca.

Học báo Học viện Trung y Triết Giang số tháng 6-1981 có báo cáo dùng bài thuốc gia Trữ ma căn, A giao trị 3 ca sẩy thai liên tiếp. Kết quả toàn bộ sinh thường đủ tháng.

Trung  y dược Cát Lâm, số tháng 5-1980 có báo cáo dùng bài thuốc điều trị 88 ca thai nghén nôn nặng. Kết quả khỏi 85 ca, đỡ 1 ca, không hết 2 ca.

Nghiên cứu Trung thành dược, số tháng 9-1995, có báo cáo dùng bài thuốc gia giảm trị 1 bệnh nhân Ban xuất huyết do giảm tiểu cầu đã nhiều năm xuất hiện ban chảy máu dưới da tím xanh, chảy máu răng, kinh nguyệt kéo dài, sắc nhạt lượng nhiều, gần đây do chấn thương ở vai phải sưng phù tím bầm. Kết quả sau khi uống 4 thang, chỗ da tím bầm sắc nhạt đi, uống tiếp 10 thang khỏi. Theo dõi một thời gian không thấy tái phát chảy máu.

Giải thích bài thuốc:

Trong bài này, dùng Sâm, Truật, Kỳ, Thảo để bổ tỳ ích khí; dùng Quy, Thục, Thược để dưỡng huyết; khí huyết sung túc thì thai nguyên bền chắc; Hoàng cầm thanh nhiệt, phối hợp với Bạch truật để kiện tỳ thanh nhiệt (vì thai tiền đa nhiệt), nên có công năng dưỡng thai. Dùng một ít Sa nhân cay ấm lại sáp để vừa lý khí hòa trung,  vừa an thai; lại dùng Tục đoạn kết hợp với Thục địa để bổ can thận mà an thai; Xuyên khung phối hợp với thuốc bổ huyết, dưỡng huyết, điều hòa khí ở trong huyết; Gạo nếp ngọt bình để dưỡng tỳ vị giữ thai nhi vững chắc.

Bài này do bài thuốc Bát trân thang (*) bỏ Phục linh gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, Sa nhân, Hoàng cầm, Gạo nếp mà thành. Vì vậy, mạn phép phổ biến mấy câu vè sau cho dễ nhớ:

Thái Sơn Bàn Thạch =  
                                            Bát Trân,
Giảm Linh, gia Nếp, Đoạn,
                                 Nhân, Cầm, Kỳ.
Dưỡng huyết, bổ khí, kiện tỳ…
An thai thánh dược, nhớ ghi
                                                bài này.

PHAN LANG


(*) Bát trân là thang song bổ khí huyết, bao gồm 2 bài Tứ quân (bổ khí: Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo) và Tứ vật (bổ huyết: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung).




Thái sơn bàn thạch tán

(theo thaythuoccuaban.com)

www.thaythuoccuaban.com
Thái sơn bàn thạch tán, tác dụng của bài thuốc Thái sơn bàn thạch tán, cách dùng Thái sơn bàn thạch tán, thai son ban thach tan

Thái sơn bàn thạch tán

Nhân sâm

12

Xuyên tục đoạn

1212

Xuyên khung

4

 

 

Chích hoàng kỳ

12

Bạch thược

12

Chích cam thảo

2

 

 

Hoàng cầm

12

Bạch truật

12

Sa nhân

2

 

 

Đương quy

12

Thục địa

20

Gạo nếp

1 nắm

Cách dùng: Sắc nước uống.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.

Giải thích bài thuốc:  Bài này là do bài " BÁt chân thang" bỏ phục linh gia Hoàng kì. Tục đoạn, Sa nhân, Hoàng cầm, Gọa nếp  mà thành bài thuốc dưỡng huyết an thai thường dùng. Trong bài, bài " bát trân thang" bỏ phục linh gia hoàng kýong khí bổ huyết để dưỡng thai, tục đọa bổ ích can thận, Sa nhân điều khí, gạo nếp bổ dưỡng tỳ vị, Hoàng cầm dùng chung với bạch truật theo cổ nhân có tác dụng  an thai.

Ứng dụng lâm sàng: TRên lâm sàng thường dùng bài thuốc để dưỡng thai tùy tình hình cụ thể gia giảm liều lượng. Trường hợp thai động kèm theo mất ngủ, tim hồi hộp gia Toan táo nhân sao, Long nhãn nhục để dưỡng tâm, an thần, lưng đau nhiều gia Đỗ trọng, thỏ ty tử để bổ can thận, Trường hợp âm đạo gia huyết có triệu trứng sẩy thai gia A giao, Ngải diệp, để chỉ huyết an thai, bài thuốc có thể dùng với ngừa sảy thai đối với những người có tiền sử dọa sẩy thai, hoặc có mang cơ thể suy nhược. Cách 3-5 ngày uống 1 thang liền trong 3-4 tháng đầu trong thời kỳ thai nghén.



Năm 1997, người sưu tầm đã từng dùng bài gia giảm như hình chụp dưới, thấy tác dụng rất tốt



13 bài thuốc an thai

baodanang.vn - Phương hay Thuốc quý
baodanang.vn
Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thường hay gặp những trường hợp bất ngờ hoặc trệ thai, hoặc có thai mà đau bụng, thậm chí có người phải sanh non...

Thứ Bảy, 04/04/2015, 07:40 [GMT+7]

Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thường hay gặp những trường hợp bất ngờ hoặc trệ thai, hoặc có thai mà đau bụng, thậm chí có người phải sanh non, sẩy thai do nhiều nguyên nhân như gánh nặng, đi đường xa, lao động nặng dưới trời oi bức, ngã khi đi xe đạp… gây ảnh hưởng đến bào thai.

Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc đã được các lương y lành nghề lâu năm cống hiến, theo tài liệu Toa thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam.

Cây lá gai cho lá làm bánh ít, lấy sợi vỏ thân đan lưới cá, củ làm thuốc an thai.
Cây lá gai cho lá làm bánh ít, lấy sợi vỏ thân đan lưới cá, củ làm thuốc an thai.

1- Có thai hay đau bụng: Lấy củ gai (cây lá gai cho lá làm bánh ít, dùng vỏ lấy sợi đan lưới cá) rửa sạch, thái mỏng, rang vàng, sắc uống. Lúc uống vò thêm 9 đọt ngải cứu vắt nước vào thuốc làm thang để an thai.

2- Có thai đau bụng hoặc động thai xuất huyết: Lấy củ gai rửa sạch cạo bỏ vỏ ngoài, Ngải cứu 11 đọt, rửa sạch; cả hai thứ thái nhỏ cho vào siêu, đổ nước ngập bã thuốc, sắc chín, chế vào 1/3 chén rượu, ăn cả bã uống cả nước.

3- Có thai gần kỳ sinh, phù thũng toàn thân: Tía tô (cả cành và lá) 80g, vỏ củ gừng tươi 40g. Tía tô thái nhỏ, cả hai thứ cho vào nồi đất, đổ khoảng 2 ca nước lạnh, bịt kín miệng nồi đun sôi. Xông cho ra mồ hôi nhiều và uống một bát nước xông ấy là khỏi.

4- Phụ nữ có thai thường sinh non hoặc động thai: Hạt sen (bỏ tim) 12g, củ gai 12g, gạo nếp 12g. Củ gai cạo vỏ rửa sạch thái mỏng, gạo nếp nấu cháo thật nhừ, xong cho khoảng 2 vị thuốc trên nấu chín, mỗi sáng ăn 1 lần, ăn khoảng 20 lần sẽ hiệu nghiệm.

5- Trệ thai: Nguyên nhân: Do gánh nặng đi đường xa, bị té ngã hoặc do phòng sự làm cho thai trệ (lệch thai). Triệu chứng: Bụng dưới nặng, đi tiểu không thẳng chỗ, đi lại khó khăn, đau hoặc có chớm huyết. Dùng củ gai (sao rượu) 120g, ngải cứu (sao khô) 80g. Đổ hai bát nước sắc lấy 2/3 bát, uống mỗi ngày hai lần, đêm một lần, uống trước hai bữa ăn, uống liên tục ba thang. Kiêng kỵ: Không lao động nặng, tránh phòng sự.

6- Đau bụng trệ thai: Củ gai 12g, thăng ma đầu 12g, lá vông nem 12g, đương quy thân 20g, rễ cây cối xay 12g. Các vị trên rửa sạch thái nhỏ, sắc uống sẽ ổn định thai.

7- Chữa đau bụng do động thai: Củ gai 40g, sao vàng, sắc đặc uống. Ghi chú: Khi động thai, đau bụng nhiều, có kèm ra huyết, nên đến các cơ sở y tế khám thai để theo dõi và điều trị.

8- Chữa đau bụng do động thai:  Củ gai 40g, củ rau má 12g, ngải cứu 30g, cỏ nhọ nồi 20g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, lá tía tô đỏ 12g. Sắc đặc, ngày uống 1 thang 2 lần.

9- Chữa có thai hay đau bụng dưới: Củ gai 100g, lá ngải cứu (tươi) 50g, cành tía tô 50g. Củ gai rửa sạch cạo vỏ thái mỏng, sao vàng, tán bột. Cành tía tô sao vàng, tán bột. Lá ngải cứu bỏ cọng phơi khô, tán bột. Ba thứ trộn đều, luyện hồ viên bằng hạt ngô, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên.

10- Trị sẩy thai liên tục: Lá ngải cứu 12g, vỏ quýt lâu năm 8g, cành tía tô 12g, cam thảo đất 8g, cỏ mần trầu 8g, cỏ mực 8g,  húng quế 8g, rau má 8g, củ gai 20g, ké đầu ngựa 8g, gừng 3 lát. Sắc uống.

11- An thai (do ngã đau bụng): Lá ngải cứu 1 nắm vò nước cho uống. Hoặc: cành lá tía tô 40g, xích đồng nam 20g, củ gai sao 20g. Sắc uống.

12- Do khí hư, thai hay động: Xích đồng nam 28g, củ gai 12g, cành vông non 16g, cành sung non 16g, hà thủ ô 16g, ngải cứu 12g, tía tô 12g. Sắc uống.

13- An thai hoàn: Thục địa sấy khô 80g, tục đoạn 40g, ngải cứu 80g, vỏ quýt 20g, rễ củ gai 80g, cành tía tô 40g, sa nhân 20g, củ mài 120g, củ cỏ cú (tứ chế) 20g. Tá dược vừa đủ 1.000g. Viên nhỏ, đóng lọ 90g. Công dụng: Chữa phụ nữ bị động thai, đe dọa sẩy, người mệt, nôn ọe, đau bụng, hoa mắt, kém ăn ngủ. Liều dùng: mỗi lần 20g, ngày 2 lần sau bữa ăn hoặc khi đau bụng. Người đã bị sẩy hoặc mới có thai lần  đầu tiên nên uống đề phòng, nhất là trong tháng thứ ba.

PHAN LANG (st)