Trang

Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đối tượng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh tư liệu: TTXVN

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới.

Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Hiện COVID-19 được kiểm soát, quản lý bền vững theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế, trong đó tiêm vaccine là một nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn 2023-2025.

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, đối tượng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.

Về liều tiêm vaccine phòng COVID-19: Nếu chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 1 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 1 liều cách liều trước đó từ ít nhất 6 tháng bằng vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai tiêm 1 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn, đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn nêu trên để nghiên cứu đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 thời gian tới và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để được cung ứng kịp thời, tổ chức triển khai tiêm chủng theo kế hoạch của địa phương.

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024 do Bộ Y tế tổ chức hồi cuối tháng 1/2024, Bộ Y tế cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.

Để chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Liên quan đến COVID-19, mới đây các nhà khoa học vừa cảnh báo biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên KP.2 có khả năng lây lan nhanh hơn và "né" vaccine tốt hơn so với các biến thể trước đây, kể cả biến thể XBB đang chiếm số đông các ca nhiễm mới.

Theo nghiên cứu, KP.2 có hệ số lây nhiễm thực cao hơn đáng kể so với biến thể JN.1, cho thấy khả năng lây lan nhanh hơn. Điều này được quan sát thấy ở Mỹ, Anh và Canada, nơi KP.2 đang lan rộng nhanh chóng.

KP.2 cũng cho thấy khả năng kháng trung hòa cao, nghĩa là biến thể này có thể trốn tránh hệ miễn dịch do vaccine hoặc do nhiễm các biến thể trước đó tạo ra. Khả năng kháng vaccine cao hơn này có thể là một phần lý giải cho việc gia tăng số ca mắc COVID-19 do KP.2...


Nguồn
https://baotintuc.vn/y-te/huong-dan-moi-nhat-ve-tiem-vaccine-phong-covid19-tai-viet-nam-20240514164928506.htm

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3 "sở thích" giúp cơ thể sung sức, khỏe mạnh

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3 "sở thích" giúp cơ thể sung sức, khỏe mạnh

Theo khảo sát, nhờ 4 "sở thích này" mà nhiều người Nhật thọ tỷ nam sơn.

Nhắc đến quốc gia sống thọ, người ta sẽ nghĩ ngay tới Nhật Bản. Theo báo cáo năm 2022 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, quốc gia này  có 90.526 người sống thọ từ 100 tuổi trở lên. Con số này cao gấp hơn 5 lần so với hai thập kỷ trước. Luôn đứng top đầu trong số những quốc gia sống thọ nhất thế giới, bí quyết kéo dài tuổi thọ của người Nhật cũng khiến cả thế giới phải tò mò.

Mới đây, một khảo sát của Yumi Yamamoto - Chủ tịch LongeviQuest, tổ chức xác nhận tuổi của những người già nhất thế giới và thu thập câu chuyện của họ, đã phần nào tiết lộ bí mật thực sự nằm sau sự trường thọ của những người trăm tuổi ở Nhật.

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3

Theo đó, LongeviQuest đã khảo sát 269 người trên 100 ở Nhật Bản, tròn đó có Okinawa nơi có số lượng người sống trên 100 tuổi cao rất lớn. Kết quả của khảo sát cho thấy bên cạnh thói quen không ăn nhiều thịt và dành nhiều thời gian cho gia đình, những người này còn có những thói quen giúp tăng tuổi thọ khác như sau:

    1. Không ăn no

Người Nhật thường đựng và bày thức ăn vào những bát, đĩa nhỏ. Ngay cả đồ chua hay nước sốt cũng sẽ được chia thành nhiều phần, mỗi người một bát nhỏ. Tuy có nhiều loại đồ ăn nhưng số lượng mỗi món đều rất ít. Ngoài ra, người Nhật thường có thói quen chỉ "ăn no 80%". Thói quen này giúp người Nhật hạn chế lượng, giúp giảm chứng viêm, tạo cảm giác no lâu, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, thói quen này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp tuổi sinh lý của họ trẻ hơn và sống thọ hơn.

Hơn 90.000 người Nhật sống thọ hơn 100 tuổi nhờ bí quyết ăn uống lành mạnh

 Chủ tịch Yamamoto cũng cho hay, lượng calo trung bình hàng ngày của một người đến từ Vùng Xanh Okinawa chỉ khoảng 1.900 - thấp hơn mức 2.000 calo mỗi ngày mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị.

    2. Không làm điều gì quá mức

Qua những cuộc trò chuyện với những người trăm tuổi, Chủ Tịch Yamamoto cho biết một đặc điểm chung của những người trường thọ là họ không làm mọi việc quá mức, mà thay vào đó, họ làm mọi việc một cách có chừng mực.

Về điều này, Chủ Tịch Yamamoto đưa ra ví dụ về cụ Kane Tanaka, cụ bà thọ 119 tuổi nổi tiếng ở Nhật Bản từng rất thích Coca Cola, nhưng cụ chỉ uống một chai mỗi ngày.

"Cụ ấy thích Coca Cola nhưng không nghiện và cũng không uống quá nhiều. Đây là điều mà tôi nghĩ là phổ biến ở Nhật Bản. Người Nhật ăn uống cân bằng và không ăn uống quá mức", Yamamoto cho biết.

    3. Yêu thích vận động 

Theo Chủ tịch Yamamoto, ở Nhật Bản, hầu hết những người siêu thọ ở Vùng Xanh không đến phòng tập thể dục mà thay vào đó kết hợp vận động vào cuộc sống hàng ngày như đi bộ, đi cầu thang hay chơi các môn thể thao nhóm để kết hợp giao lưu với tập thể dục. Những cách vận động này giúp họ rèn luyện chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống loãng xương, là một cách tốt để cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3

Bên cạnh việc vận động đó, chủ tịch Yamamoto cũng cho biết người Nhật thường tập thể dục theo đài. Cụ thể, họ có một chương trình phát thanh hướng dẫn người nghe các bài tập thể dục theo trọng lượng cơ thể trong 5 phút mỗi ngày. Và hầu hết những người cao tuổi ở Nhật đã giữ thói quen tập luyện này từ những năm 1982. Thói quen thực hiện các hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian ngắn có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, từ đó cải thiện tuổi thọ của nhóm người cao tuổi này.

    4. Luôn ngồi thẳng

Yamamoto cho biết: "Một điều tôi nhận thấy ở những người trên 100 tuổi ở Nhật Bản là họ rất kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân về tư thế ngồi thẳng. Dù tuổi đã cao nhưng những người Nhật Bản rất già vẫn giữ tư thế ngồi rất thẳng".

photo-1716126880376

 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi thẳng là một tư thế rất có lợi cho sức khỏe. Khi ở tư thế này, chúng ta có thể giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể, đồng thời giúp cột sống khỏe mạnh, giảm hao mòn của bề mặt khớp, từ đó ngăn ngừa bệnh viêm thấp khớp khởi phát và giúp cơ thể hoạt động bình thường.

(Theo BI)


theo Ánh Lê


Nguồn
https://cafebiz.vn/khao-sat-269-nguoi-nhat-tren-100-tuoi-diem-chung-cua-truong-tho-chinh-la-co-3-so-thich-giup-co-the-sung-suc-khoe-manh-176240520063521123.chn

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi máu cơ tim là động mạch vành bị tắc nghẽn gây ngừng đột ngột quá trình cấp máu nuôi cơ tim; còn đột quỵ là gián đoạn hoặc giảm đột ngột nguồn cấp máu cho não khiến não thiếu oxy.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên dễ bị nhầm lẫn với nhau, cần phân biệt rõ.

Nhồi máu cơ tim

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP HCM, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành, làm cho máu không chảy đến nuôi cơ tim và làm một phần cơ tim chết đi.

Nguyên nhân

  • Béo phì.
  • Cao huyết áp.
  • Xơ vữa động mạch, cục máu đông đi từ chỗ khác tới hoặc hình thành ngay trên mảng xơ vữa hay viêm tắc động mạch.
  • Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ gồm hút thuốc lá; xúc động, căng thẳng quá mức; gắng sức quá mức; viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn; sau chấn thương, phẫu thuật.

Giai đoạn

Nhồi máu cơ tim có 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp và mạn tính.

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Lo âu, cảm giác hồi hộp.
  • Khó thở.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Tay chân có thể trở nên lạnh và ẩm.
  • Ngoài ra, triệu chứng cảnh báo còn gồm đau ngực với mức độ có thể thay đổi từ cảm giác đè nặng hoặc nóng rát phía trước ngực bên trái đến đau dữ dội giống như bị dao đâm hoặc siết chặt. Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai bên trái, lưng, bụng hoặc cánh tay bên trái. Thời gian đau kéo dài hơn 20 phút.
  • Người bệnh có thể trở nên bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ, dẫn đến mất ý thức hay đột tử.
  • Một số trường hợp, người bệnh không trải qua tất cả triệu chứng mô tả ở trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái vùng thượng vị.

Biến chứng

  • Biến chứng thường gặp trong nhồi máu cơ tim cấp thường liên quan đến sự tổn thương của cơ tim, bao gồm rối loạn nhịp tim, sốc hoặc suy tim cấp, viêm màng ngoài tim, thủng tim hay cơ tim, thủng vách liên thất, ngừng tim hay đột tử.
  • Người bị nhồi máu cơ tim cấp nếu không được cấp cứu đúng cách và can thiệp kịp thời có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như suy tim nặng hoặc sốc tim, rối loạn nhịp tim, hở van 2 lá nặng, thủng cơ tim ở vách liên thất hay thủng vách tim ở thành tự do.

Chẩn đoán, điều trị

Bệnh thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp. Trước hết, bác sĩ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh, sau đó đo huyết áp, mạch và nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe tim tổng thể. Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn.

Đột quỵ

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ khuyến cáo cộng đồng rằng đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn, làm ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não. Đột quỵ có thể để lại di chứng lâu dài nặng nề hoặc dẫn tới tử vong.

Phân loại

Đột quỵ được phân thành hai loại chính gồm đột quỵ thiếu máu não do tắc mạch máu não (nhồi máu não), chiếm khoảng 80%, và đột quỵ chảy máu não do vỡ mạch máu não (xuất huyết não) chiếm khoảng 20%.

Nguyên nhân

- Đột quỵ nhồi máu não là do tắc nghẽn mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hẹp động mạch cấp máu cho não:

  • Hẹp động mạch cảnh ở vùng trước cổ.
  • Hẹp các động mạch đốt sống phía sau cổ.
  • Hẹp các động mạch trong sọ.
  • Cục máu đông do bị bệnh rối loạn nhịp tim (rung nhĩ...), bệnh van tim, đa hồng cầu....
  • Bong tróc các mảng xơ vữa động mạch... gây tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn lòng mạch máu dẫn đến việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não bị ngưng trệ. Khi tế bào não ngưng hoạt động sẽ gây đột quỵ (mặt méo, yếu liệt tay chân, nói khó, hôn mê...).

- Đột quỵ xuất huyết não là do vỡ mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây vỡ mạch máu:

  • Phổ biến nhất là do bệnh tăng huyết áp.
  • Các nguyên nhân khác hay gặp ở người trẻ là vỡ dị dạng mạch máu não, vỡ túi phình mạch máu não, vỡ các thông động tĩnh mạch trong sọ...
  • Các bệnh gây rối loạn đông máu, liên quan đến dùng thuốc chống đông...
  • Khi mạch máu vỡ ra, máu sẽ thoát ra ngoài lòng mạch tạo nên cục máu bầm (khối máu tụ) xung quanh nơi bị vỡ, chèn ép các vùng não lành kế bên làm mất chức năng tế bào não dẫn đến đột quỵ (đột ngột đau đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê, cổ cứng...).

Dấu hiệu

Nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "F.A.S.T", như sau:

  • F (Face - khuôn mặt): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
  • A (Arm - cánh tay): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay/chân lên và so sánh hai bên tay/chân.
  • S (Speech - giọng nói): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng, ú ớ bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ nói một vài từ và lắng nghe.
  • T (Time - thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Yếu tố nguy cơ

  • Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, điều chỉnh được gồm tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, đái tháo đường; mỡ máu cao; uống nhiều bia rượu; hút thuốc lá và thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Còn các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, giới tính, tiền căn gia đình, người từng bị đột quỵ.

Điều trị

Tùy theo mức độ và thể loại đột quỵ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp sau hoặc phối hợp nhiều phương pháp:

  • Điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
  • Điều trị cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong thời gian vàng.
  • Can thiệp nội mạch lấy huyết khối và cầm máu.
  • Phẫu thuật mở sọ giải áp.
  • Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
  • Điều trị dự phòng tái phát các yếu tố nguy cơ.

Mỹ Ý


Nguồn
https://vnexpress.net/phan-biet-nhoi-mau-co-tim-va-dot-quy-4748209.html

Đột quỵ có phải là trúng gió?

Đột quỵ có phải là trúng gió? 10 điều nên biết

Bấm vào trang này để test

Tiếc rẻ 2 món ăn thừa để qua đêm trong tủ lạnh, chàng trai trả giá bằng 10 ngày nằm viện nguy kịch

Bác sĩ điều trị chính của A Vỹ giải thích, anh bị nhiễm vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng huyết bởi món hàu để qua đêm và đồng thời ngộ độc nitrit do ăn quá nhiều bắp cải luộc để qua đêm trong tủ lạnh. Chỉ vì tính tiết kiệm của mình mà anh bị viêm dạ dày ruột cấp tính cùng sốc nhiễm khuẩn, dẫn tới giảm khả năng tưới máu mô và suy chức năng cấp tính của nhiều cơ quan như phổi, gan và thận.

Ngyồn

Nhiều smartphone Samsung và Xiaomi phát bức xạ mạnh

Nhiều smartphone Samsung và Xiaomi phát bức xạ mạnh

Stocklytics đã chia sẻ một báo cáo về những smartphone hàng đầu theo mức độ bức xạ của chúng.

Theo ghi nhận, một số lượng lớn các thiết bị Xiaomi đang đứng đầu danh sách bức xạ smartphone, cùng với đó còn có cả những chiếc smartphone đến từ Samsung. Quan trọng hơn, báo cáo của Stocklytics nhấn mạnh một xu hướng đáng lo ngại là mức độ bức xạ của smartphone đang tăng lên, làm gia tăng lo ngại về tác động của công nghệ đối với môi trường.

Ngay cả những smartphone như iPhone của Apple cũng có mức bức xạ cao.

Ngay cả những smartphone như iPhone của Apple cũng có mức bức xạ cao.

Báo cáo xác định Xiaomi và Samsung là những công ty đóng góp nhiều smartphone Top đầu về mức bức xạ nhất, trong đó Xiaomi Mi A1 phát ra bức xạ cao đáng kể là 1,75 W/kg (tai) và 0,76 W/kg (cơ thể). Dòng Mi Max 3 của Xiaomi cũng không khá hơn là mấy với mức phát xạ 1,58 W/kg (tai) và 1,42 W/kg (cơ thể) đối với mẫu không có 5G, tronh khi biến thể 5G đẩy bức xạ cơ thể cao hơn nữa, ở mức 1,56 W/kg.

Samsung không hề bị bỏ lại phía sau khi Galaxy A23 5G gây ngạc nhiên với mức SAR gần 1,5 W/kg cho cả tai và cơ thể. Ngay cả những chiếc smartphone màn hình gập phổ biến của họ, Galaxy Z Fold 4 và Z Fold 5, cũng cho thấy mức độ phóng xạ đáng lo ngại. Trong đó, Galaxy Z Fold 4 đạt 1,30 W/kg (tai) và 1,51 W/kg (cơ thể) và Galaxy Z Fold 5 ở mức 1,24 W/kg (tai).

Kết quả nghiên cứu của Stocklytics.

Báo cáo cũng làm sáng tỏ tác động tiềm tàng của công nghệ 5G. Với dải tần số rộng hơn, 5G làm dấy lên mối lo ngại về khả năng phát thải bức xạ cao hơn từ smartphone. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nhà sản xuất ưu tiên thực hành thiết kế an toàn khi 5G ngày càng trở nên phổ biến.

Tất nhiên, khi các cơ quan quản lý ngày càng có ý thức hơn về bức xạ smartphone, chúng ta sẽ thấy nhiều nhà sản xuất quan tâm đến vấn đề này hơn.  Vì vậy các công nghệ mạng sắp tới trên smartphone có thể  giúp giảm lượng bức xạ.

Smartphone dựa vào sóng tần số vô tuyến (RF) để truyền và nhận tín hiệu. Những sóng này phát ra một mức bức xạ nhất định và đó là điều chúng ta đang đề cập đến: sự phát xạ bức xạ của smartphone. Nhưng bức xạ có hại hay không? Điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề.

Để hiểu được những rủi ro tiềm ẩn, chúng ta cần giới thiệu một thuật ngữ chính, đó là tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) - một phép đo khoa học định lượng tốc độ cơ thể người dùng hấp thụ năng lượng RF từ nguồn bức xạ, trong trường hợp này là smartphone. Nó được biểu thị bằng watt trên kilôgam (W/kg).

Hãy coi SAR như một cách để đánh giá lượng "nhiệt bức xạ" mà cơ thể người dùng đang hấp thụ. Các cơ quan quản lý như Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) ở Mỹ và EU đặt ra giới hạn SAR cho smartphone, với các giới hạn này được thiết lập để đảm bảo mức phơi nhiễm RF luôn nằm trong phạm vi an toàn cho người dùng.

Cuối cùng, nếu lo ngại về việc tiếp xúc với bức xạ, người dùng có thể thực hiện một số nghiên cứu để tìm điện thoại có xếp hạng SAR thấp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là việc hạn chế sử dụng smartphone thường xuyên sẽ giúp tránh xa các bức xạ do smartphone gây ra.

Nguồn: https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn...


https://www.24h.com.vn/thoi-trang-hi-tech/nhieu-smartphone-samsung-va-xiaomi-phat-buc-xa-manh-c407a1567812.html

iPhone 12 bị cấm bán tại Pháp vì bức xạ quá cao

Pháp đã tuyên bố rằng iPhone 12 không thể được bán tại nước này vì đã vượt quá giới hạn pháp lý của quốc gia về phơi nhiễm tần số vô tuyến.

Lệnh cấm được thực hiện sau khi cơ quan giám sát bức xạ của Pháp, Agence nationale des frequences (ANFR), tự tiến hành thử nghiệm trên iPhone 12. Họ không tiết lộ phương pháp thử nghiệm hoặc kết quả, nhưng một lãnh đạo Pháp cho biết iPhone 12 đã vượt quá Tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) của quốc gia đối với phơi nhiễm RF.


https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/doi-song-24h/mau-iphone-nay-bi-cam-ban-vi-buc-xa-qua-cao-186038.html

Những người nên hạn chế uống cà phê

Những người nên hạn chế uống cà phê

Nguồn
https://vnexpress.net/nhung-nguoi-nen-han-che-uong-ca-phe-4746212.html

Khảo sát 7.000 người trên 60 tuổi: Phát hiện điểm chung của tuổi thọ

Khảo sát 7.000 người trên 60 tuổi: Phát hiện điểm chung của tuổi thọ không phải tập thể dục mà là sở hữu 4 "không" này

Nghiên cứu này đã chỉ ra chìa khóa để kéo dài tuổi thọ chính là những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong những yếu tố quyết định tuổi thọ thì di truyền chỉ chiếm 25% và nguyên nhân còn lại là do lối sống. Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 7.000 người Canada trung niên được công bố trên tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng vào năm 2022 đã phần nào xác thực điều này.

 4 điểm chung của những người sống thọ

Theo đó, một nhóm tác giả này đã xem xét và phân tích dữ liệu của 7.000 người Canada trên 60 tuổi trong suốt 3 năm để xác định những yếu tố nào có liên quan đến tuổi thọ. Những người được chọn để tham gia nghiên cứu này đều có sức khỏe tốt, không có các vấn đề về trí nhớ hoặc các cơn đau mãn tính, không mắc bất kỳ bệnh tâm thần hay các khuyết tật về thể chất.

Hơn 70% số người tham gia có tình trạng sức khỏe tuyệt vời trong suốt thời gian nghiên cứu. Đặc biệt, trong số những người từ 80 tuổi trở lên, khoảng 50% vẫn có nhận thức, thể chất và cảm xúc cực kỳ cao này trong suốt 3 năm nghiên cứu.

Kết quả thu được cho thấy những người sống thọ có khá nhiều điểm tương đồng về lối sống. Cụ thể, khảo sát này chỉ ra những người sống lâu, sống khỏe đều sở hữu 4 "không" như: không bao giờ hút thuốc, không có tiền sử bệnh tim hoặc viêm khớp; không bị mất ngủ và không bị béo phì.

Đặc biệt, chỉ số sống lâu, sống khỏe của người ít gặp bất ổn khi ngủ cao hơn 29% so với những người khác. Chỉ số này ở người không hút thuốc cao hơn 46% so với những người thường hút thuốc. Ở những người không bị béo phì, chỉ số này cũng cao hơn 24% so với những người béo phì.

Theo các chuyên gia, việc không hút thuốc hay từ bỏ thói quen hút thuốc khi về già có thể cải thiện chức năng phổi, giảm tỷ lệ bệnh mạch vành, các triệu chứng hô hấp, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện lối sống chăm chỉ vận động thể chất. Đồng thời chỉ ra rằng một giấc ngủ ngon, đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định tuổi thọ khi chúng ta già đi. Các vấn đề về giấc ngủ như ngủ muộn hay thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm suy yếu sức khỏe nhận thức, tinh thần và thể chất.

Ngoài 60 tuổi, làm thêm 2 việc để kéo dài tuổi thọ

Sau 60 tuổi, thể chất và tinh thần sẽ bước vào giai đoạn lão hóa toàn diện. Lão hóa là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể trì hoãn nó bằng cách làm tốt 2 việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày dưới đây:

    1. Cười nhiều hơn

Tiếng cười có tác dụng rất quan trọng và tích cực đối với sức khỏe của con người. Nếu một người bị các cảm xúc tiêu cực chi phối trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến huyết áp tăng và có thể xảy ra nhiều triệu chứng bất thường khác.


 Khi bước sang tuổi 60, chúng ta cần giữ được thái độ sống lạc quan, vui vẻ và cười nhiều. Điều này có thể giúp tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, giúp trì hoãn sự xuất hiện của sự lão hóa và tuổi thọ cũng được kéo dài hơn.

    2. Sử dụng bộ não nhiều hơn

Bộ não con người cũng sẽ bắt đầu lão hóa theo tuổi tác. Bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tuổi già, là một trong những bệnh tuổi già phổ biến nhất. Do đó, việc ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ tuổi già cũng là một biện pháp giúp người cao tuổi sống lâu hơn. Muốn phòng ngừa chứng bệnh này thì người già cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều hơn. Từ đó có thể thúc đẩy lưu thông máu và độ nhạy cảm của dây thần kinh trong não. Chỉ khi bộ não khỏe mạnh, con người mới có thể sống lâu hơn.

(Tổng hợp)


Nguồn
https://cafef.vn/khao-sat-7000-nguoi-tren-60-tuoi-phat-hien-diem-chung-cua-tuoi-tho-khong-phai-tap-the-duc-ma-la-so-huu-4-khong-nay-188240514212834359.chn

Những thói quen khi vừa ngủ dậy dễ làm giảm tuổi thọ

Những thói quen khi vừa ngủ dậy dễ làm giảm tuổi thọ, có điều ai cũng tưởng tốt lại làm thường xuyên

Tập thể dục hay đi tiểu ngay khi vừa ngủ dậy là những điều đã được các nghiên cứu chỉ ra không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nhưng lại là thói quen nhiều người hay làm.

Cài chuông báo thức là cách giúp chúng ta ngủ dậy đúng giờ, tránh ngủ quên. Nhưng việc đặt báo thức nhiều lần cách 5 phút không giúp tỉnh táo hơn mà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến tăng cảm giác thèm ngủ, mệt mỏi, uể oải, khó tập trung khi thức giấc.

Cài chuông báo thức liên tục
Cài chuông báo thức là cách giúp chúng ta ngủ dậy đúng giờ, tránh ngủ quên. Nhưng việc đặt báo thức nhiều lần cách 5 phút không giúp tỉnh táo hơn mà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến tăng cảm giác "thèm" ngủ, mệt mỏi, uể oải, khó tập trung khi thức giấc.

Xem điện thoại ngay khi vừa ngủ dậy không chỉ khiến bạn trở nên căng thẳng hơn, mà còn khiến mắt tiếp xúc với các tia bức xạ từ màn hình di động ngay lúc sáng sớm sẽ không tốt cho mắt, đặc biệt là với những người bị cận thị, viễn thị…

Xem điện thoại ngay
Xem điện thoại ngay khi vừa ngủ dậy không chỉ khiến bạn trở nên căng thẳng hơn, mà còn khiến mắt tiếp xúc với các tia bức xạ từ màn hình di động ngay lúc sáng sớm sẽ không tốt cho mắt, đặc biệt là với những người bị cận thị, viễn thị…

Đây là 2 loại đồ uống giúp chúng ta tỉnh táo hơn để làm việc, nhưng nếu uống ngay khi vừa ngủ dậy với cái bụng đang đói là điều không nên. Thay vào đó, bạn hãy thưởng thức chúng sau bữa ăn sáng sẽ tốt hơn.

Uống cà phê hay uống trà ngay
Đây là 2 loại đồ uống giúp chúng ta tỉnh táo hơn để làm việc, nhưng nếu uống ngay khi vừa ngủ dậy với cái bụng đang đói là điều không nên. Thay vào đó, bạn hãy thưởng thức chúng sau bữa ăn sáng sẽ tốt hơn.

Theo các bác sĩ, bữa sáng đóng vai trò quan trọng như bữa chính, giúp bạn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài nhịn ăn. Nếu không ăn sáng sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, trí não, khiến cho cơ thể không đủ năng lượng làm việc.

Không ăn sáng
Theo các bác sĩ, bữa sáng đóng vai trò quan trọng như bữa chính, giúp bạn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài nhịn ăn. Nếu không ăn sáng sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, trí não, khiến cho cơ thể không đủ năng lượng làm việc.

Tranh cãi là điều không nên bắt đầu cho một ngày mới, vì nó sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta cả ngày, nhất là trong công việc. Vì vậy, hãy thức dậy với một tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, yêu đời để làm việc hiểu quả, giúp ngừa nhiều bệnh tật.

Tranh cãi khi vừa thức dậy
Tranh cãi là điều không nên bắt đầu cho một ngày mới, vì nó sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta cả ngày, nhất là trong công việc. Vì vậy, hãy thức dậy với một tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, yêu đời để làm việc hiểu quả, giúp ngừa nhiều bệnh tật.

Cơ thể cần một quá trình để thích ứng từ trạng thái trì hoãn hoạt động chuyển sang sẵn sàng vận động. Nếu vừa ngủ dậy đã đứng thẳng ngay máu sẽ không kịp thời vận chuyển oxy đến não, dễ dẫn đến bị chóng mặt, hoa mắt và dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Vội vàng đứng dậy
Cơ thể cần một quá trình để thích ứng từ trạng thái trì hoãn hoạt động chuyển sang sẵn sàng vận động. Nếu vừa ngủ dậy đã đứng thẳng ngay máu sẽ không kịp thời vận chuyển oxy đến não, dễ dẫn đến bị chóng mặt, hoa mắt và dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Cơ thể của bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước sau một đêm chìm trong giấc ngủ. Vì vậy, dù khát hay không bạn cũng nên uống một ly nước lọc ấm khi vừa ngủ dậy để tỉnh táo hơn, giúp cơ thể thanh lọc chất thải, đẩy lùi mệt mỏi và uể oải vào buổi sáng.

Không uống nước
Cơ thể của bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước sau một đêm chìm trong giấc ngủ. Vì vậy, dù khát hay không bạn cũng nên uống một ly nước lọc ấm khi vừa ngủ dậy để tỉnh táo hơn, giúp cơ thể thanh lọc chất thải, đẩy lùi mệt mỏi và uể oải vào buổi sáng.

Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tập ngay sau khi vừa ngủ sẽ không có lợi ích, ngược lại có thể phản tác dụng. Tốt nhất, khi vừa ngủ dậy hãy để cơ thể thích nghi một chút rồi hãy vận động nếu không sẽ dễ bị tai nạn, đột quỵ, đứt mạch máu não…

Tập thể dục ngay
Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tập ngay sau khi vừa ngủ sẽ không có lợi ích, ngược lại có thể phản tác dụng. Tốt nhất, khi vừa ngủ dậy hãy để cơ thể thích nghi một chút rồi hãy vận động nếu không sẽ dễ bị tai nạn, đột quỵ, đứt mạch máu não…

Đây là thói quen nhiều người làm vì sau một ngày làm việc bận rộn, nên buổi sáng dậy đúng giờ là một điều rất khó khăn, nhưng nó là thói quen xấu, về lâu dài sẽ hại sức khỏe. Chưa kể, nó dễ ảnh hưởng đến dạ dày, vì bạn nhịn ăn sáng sau một thời gian khá dài không ăn gì.

Nằm lì trên giường
Đây là thói quen nhiều người làm vì sau một ngày làm việc bận rộn, nên buổi sáng dậy đúng giờ là một điều rất khó khăn, nhưng nó là thói quen xấu, về lâu dài sẽ hại sức khỏe. Chưa kể, nó dễ ảnh hưởng đến dạ dày, vì bạn nhịn ăn sáng sau một thời gian khá dài không ăn gì.

Sau một đêm ngủ, bàng quang chứa đầy nước tiểu, tạo cảm giác thúc bách đi tiểu. Nếu đứng dậy đi tiểu ngay lập tức khi chưa tỉnh táo, bàng quang đột nhiên trống rỗng có thể gây chóng mặt, thậm chí có hiện tượng ngất khi tiểu tiện.

Đi tiểu ngay lập tức
Sau một đêm ngủ, bàng quang chứa đầy nước tiểu, tạo cảm giác thúc bách đi tiểu. Nếu đứng dậy đi tiểu ngay lập tức khi chưa tỉnh táo, bàng quang đột nhiên trống rỗng có thể gây chóng mặt, thậm chí có hiện tượng ngất khi tiểu tiện.

Hành động này sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và hiệu suất làm việc thấp. Vì vậy, hãy bắt đầu một ngày mới với những vận động nhẹ nhàng để đầu óc minh mẫn. Cách này sẽ giúp bạn nghĩ ra được nhiều kế hoạch trong một ngày, thay vì lao vào công việc ngay.

Mở máy tính làm việc ngay
Hành động này sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và hiệu suất làm việc thấp. Vì vậy, hãy bắt đầu một ngày mới với những vận động nhẹ nhàng để đầu óc minh mẫn. Cách này sẽ giúp bạn nghĩ ra được nhiều kế hoạch trong một ngày, thay vì lao vào công việc ngay.

Khi ngủ, cơ thể xả ra nhiều khí thải, trong đó có khí CO2, chưa kể là chất bẩn từ mồ hôi sẽ lưu lại trên chăn, gối. Nếu gấp gọn chăn gối ngay sẽ khiến các chất bẩn không thể phát tán được và bám lại trên vật dụng, khi ngủ lần sau bạn sẽ hít phải chúng thì sẽ không tốt.

Gấp chăn gối gọn gàng
Khi ngủ, cơ thể xả ra nhiều khí thải, trong đó có khí CO2, chưa kể là chất bẩn từ mồ hôi sẽ lưu lại trên chăn, gối. Nếu gấp gọn chăn gối ngay sẽ khiến các chất bẩn không thể phát tán được và bám lại trên vật dụng, khi ngủ lần sau bạn sẽ hít phải chúng thì sẽ không tốt.

Nguồn: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Nguồn
https://eva.vn/suc-khoe/nhung-thoi-quen-khi-vua-ngu-day-de-lam-giam-tuoi-tho-co-dieu-ai-cung-tuong-tot-lai-lam-thuong-xuyen-c131a595104.html

Các mẹo bảo quản gừng tươi

Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng

Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng

Không chỉ giúp khử mùi, tăng hương vị trong sơ chế thực phẩm, gừng còn rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, gừng nhanh bị khô héo và mọc mầm, vì vậy cần bảo quản đúng cách để bảo đảm giữ được gừng tươi lâu hơn.

Bảo quản gừng trong ngăn mát tủ lạnh

Đời sống - Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng

Trước khi cho gừng vào tủ lạnh để bảo quản, cần rửa sạch và để ráo nước. Sau đó dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói gừng vào một chiếc khăn khô rồi cho vào túi nhựa kín, giữ lạnh ở ngăn mát.

Cũng có thể dùng một tờ giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát. Với cách này, có thể bảo quản gừng trong thời gian khá lâu mà vẫn giữ được mùi thơm.

Bảo quản gừng bằng thùng carton và baking soda

Với cách bảo quản này, lưu ý là không nên rửa gừng mua về mà chỉ dùng giẻ khô lau sạch bụi bẩn trên bề mặt, nếu tiếp xúc với nước gừng dễ bị hỏng.

Sử dụng một thùng carton rồi lót một lớp giấy báo bên dưới, nếu không có giấy báo có thể dùng khăn giấy. Sau khi trải lớp giấy báo, rắc lên trên một ít baking soda (muối nở). Loại muối này có thể hút hơi ẩm trong không khí, bọc giấy lại có thể chặn hơi ẩm ở dưới đáy, để gừng có thể bảo quản được lâu trong môi trường khô ráo.

Sau khi lót giấy và baking soda, cho gừng vào thùng carton. Sau khi xếp gừng xong, lót một lớp giấy khác lên trên và rắc một ít baking soda lên rồi tiếp tục trải lớp gừng. Làm các bước như vậy cho đến khi đầy thùng. Khi hộp đầy, dùng giấy báo cũ bọc lại, đậy kín hộp và bảo quản ở nơi thoáng mát. Bằng cách này, gừng có thể được bảo quản tươi trong khoảng 6 tháng.

Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh

Gừng là một trong những gia vị có thể bảo quản tốt bằng phương pháp đông lạnh. Để bảo quản gừng trong ngăn đông, cần gọt vỏ, rửa sạch cả củ gừng, đặt vào các hộp đựng kín và trữ đông. Hoặc có thể dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh củ gừng. Nếu dùng các loại túi zip, cần ép hết không khí ra khỏi túi rồi mới cho vào ngăn đông để bảo quản.

Gừng tươi bảo quản trong ngăn đá không cần mất thời gian rã đông trước khi sử dụng. Nên dùng dụng cụ để bào củ gừng đông lạnh với lượng vừa đủ theo nhu cầu và cất phần còn lại vào tủ đông.

Bảo quản trong cát

Đời sống - Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng (Hình 2).

Bảo quản gừng trong cát rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Chỉ cần một chiếc đĩa hay rổ rộng. Sau đó bạn cho đầy cát sạch và thật khô vào rổ hay đĩa, vùi gừng xuống đó rồi để nơi thoáng mát. Cách này giúp bảo quản gừng rất tốt, giúp gừng tươi lâu và tránh bị khô.

Bảo quản bằng rượu trắng và màng bọc thực phẩm

Rượu có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng còn màng bọc thực phẩm có thể cách ly không khí và hơi ẩm, giữ cho gừng tươi lâu.

Cách làm rất đơn giản. Bạn cho nước lạnh vào tô, thêm một thìa muối, khuấy đều cho đến khi muối tan. Ngâm gừng 10 phút rồi phơi khô hoặc dùng khăn bếp lau khô.

Đổ rượu trắng nồng độ cao vào tô, thêm gừng vào ngâm trong một phút, lấy ra để nơi thoáng mát cho khô. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, cho vào hộp kín. Để nơi thoáng mát, gừng được bảo quản tươi một tháng.

Bảo quản bằng muối trắng

Gừng mua về, rửa sạch đất cát. Chuẩn bị chậu nước pha với muối, cho gừng vào ngâm khoảng 15 phút. Vớt gừng ra để ráo nơi thoáng mát, chờ cho đến khi gừng khô hẳn. Dùng màng bọc thực phẩm/túi zip cất gừng, đặt nơi thoáng mát.

Cách bảo quản gừng bằng muối rất tiện lợi, không nhất thiết phải bỏ gừng trong tủ lạnh để bảo quản mà vẫn có gừng tươi dùng lâu dài bất cứ khi nào cần với những lát gừng nguyên bản...

Ngâm gừng với giấm

Đời sống - Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng (Hình 3).

Ngâm gừng với giấm không chỉ là cách bảo quản gừng tươi lâu mà còn có thể tận dụng nước gừng ngâm. Gừng ngâm giấm sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có. Ăn gừng ngâm giấm còn giúp đào thải được những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.

Gừng ngâm giấm nên sử dụng gừng non, rửa sạch và thái thành lát mỏng đều nhau.

Gừng sau khi bóp với muối nên được chần qua nước sôi để giảm vị cay. Sau đó, vớt gừng ra, vắt bớt nước và để ráo.

Chuẩn bị nước giấm ngâm gừng bằng cách đun sôi hỗn hợp nước, giấm, đường (tỉ lệ 1:1:1). Cho gừng vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào và ngâm vài ngày ở nhiệt độ phòng. Sau đó, bảo quản gừng ngâm giấm trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng.

Minh Hoa (t/h)