Trang

Những điều bạn cần làm để tránh bệnh ung thư

suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 27/6/2017

 | 09:57 GMT+7

Để phòng bệnh ung thư, bạn không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, không ăn thức ăn quá cay, quá nóng hoặc đã bị ôi, thiu, mốc...

Theo Phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ khoảng 10% bệnh phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể: rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền... Có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố môi trường: lối sống thiếu khoa học, tật xấu như hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý... Hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư.

9-dieu-ban-can-lam-de-tranh-benh-ung-thu

80% các nguyên nhân gây ung thư có thể phòng tránh được bằng cách thay đổi lối sống. Ảnh: WH.

Thuốc lá được kể đến hàng đầu là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở con người, gồm ung thư phổi, dạ dày, thực quản, thanh quản, tụy, khoang miệng, bàng quang. Khói thuốc lá chứa đến hơn 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Người hút thuốc kèm theo nghiện rượu nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

Trong khi đó, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Ngược lại, ăn ít chất béo, nhiều rau, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư.

Mỗi năm nước ta có khoảng 126.000 trường hợp mắc mới ung thư ở cả hai giới, với 94.000 trường hợp tử vong. Ước tính số mắc mới vào năm 2020 sẽ lên tới khoảng 190.000 ca. Về tỷ lệ mắc bệnh, Việt Nam đứng thứ 78 trong số 172 quốc gia có báo cáo số liệu.

Dưới đây Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ung thư đưa ra 9 lời khuyên phòng bệnh:

- Không hút thuốc lá, nếu đang hút thì cần bỏ thuốc

- Hạn chế uống rượu

- Có thói quen dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau quả, giảm lượng muối

- Không ăn thức ăn quá cay, quá nóng

- Không ăn thức ăn ôi, thiu, mốc

- Tiêm văcxin phòng viêm gan B; văcxin phòng ung thư cổ tử cung

- Tình dục an toàn

- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ

- Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay..

Bạn sẽ muốn bỏ thuốc lá khi xem video

Phương Trang 




suckhoe.vnexpress.net - Thứ ba, 20/6/2017 | 12:21 GMT+7

Nếu bạn có vết thương hay vết bầm lâu ngày mà không lành không rõ lý do thì nên đi khám, vì có thể là chỉ dấu ung thư máu.  

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư MD Anderson, Mỹ, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường của cơ thể thì nên đi khám và tầm soát ung thư. Mỗi dấu hiệu dưới đây có thể là triệu chứng của căn bệnh ung thư nào đó. 

1. Nhức đầu kinh niên mà không rõ lý do: Ung thư não.

2. Ngộp, khó thở: Ung thư tim, phổi.

3. Ho dai dẳng, khan tiếng, đau ở cổ: Ung thư vòm họng.

4. Khó tiêu hóa, khó nuốt: Ung thư thực quản, dạ dày. 

5. Giảm hoặc mất khẩu vị mà không rõ lý do: Ung thư tiêu hóa.

6. Vết thương, vết bầm lâu mà không lành, đau dai dẳng không rõ lý do: Ung thư máu.

7. Thay đổi nhu cầu đại tiểu tiện mà không rõ lý do: Ung thư đại, trực tràng.

8. Thay đổi màu sắc, hình dạng ngón tay: Ung thư da.

9. Có máu trong nước tiểu, phân, đàm: Ung thư bàng quang, ruột, dạ dày.

10. Nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc, chảy máu, xâm lấn: Ung thư da. 

11. Sụt cân, mệt mỏi không rõ lý do: Dấu hiệu trong phần lớn các bệnh ung thư.

12. Xuất hiện các khối u dưới da: Ung thư cơ vân mềm sacomma.  

Lưu ý, đây chỉ là các dấu hiệu cảnh báo và có thể là triệu chứng của các bệnh khác. Tuy nhiên trong mọi trường hợp bạn nên đến gặp bác sĩ.

Phan Anh




suckhoe.vnexpress.net - Chủ nhật, 14/5/2017

 | 11:58 GMT+7
|

Vết thương không lành, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường, xuất hiện u cục ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể có thể là dấu hiệu của ung thư.


Thi Trân

Các chuyên gia của Trung tâm Ung thư Parkway Singapore cảnh báo 10 dấu hiệu giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhưng mọi người thường bỏ qua.

Vết thương không lành

Bạn hãy kiểm tra xem có bất kỳ vết đau (tổn thương) nào tồn tại lâu trên da hay âm đạo không. Ngay cả vết thương ở khoang miệng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể mà mãi không khỏi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư.

10-dau-hieu-bat-thuong-canh-bao-ung-thu-ban-khong-nen-bo-qua

Nốt ruồi mọc bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư. Ảnh minh họa: Womenshealth.

Khó tiêu hoặc khó nuốt

Nếu bạn bị khó nuốt hoặc phải vật lộn với chứng khó tiêu, hãy báo cho bác sĩ biết. Đây thường là những triệu chứng của ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư họng.

Chảy máu hoặc ra dịch bất thường

Hãy kiểm tra xem có bất kỳ chỗ nào chảy máu bất thường mà không phải do chấn thương không. Đó có thể là dấu hiệu sự xuất hiện của ung thư. Chẳng hạn như máu trong đờm thường là ung thư phổi, máu trong phân cảnh báo ung thư đại trực tràng, cháy máu âm đạo bất thường có thể gặp trong bệnh ung thư tử cung, buồng trứng hoặc cổ tử cung, dịch màu đỏ từ núm vú là ung thư vú.

U cục ở vú hoặc bất kỳ nơi nào

Hãy theo dõi bất kỳ u cục nào ở vú, tinh hoàn, hạch bạch huyết hoặc mô mềm. Nếu thấy tăng kích thước hoặc dày lên có thể là dấu hiệu của khối u dưới da.

Thay đổi thói quen đi đại tiện hoặc chức năng bàng quang

Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính, thấy đau khi tiểu, số lần đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn, đặc biệt là thấy máu trong nước tiểu. Nếu thấy kích thước phân thay đổi bất thường, có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.

Ho hoặc khàn tiếng dai dẳng

Đừng lờ đi cơn ho mãi dai dẳng hoặc khàn tiếng lâu dài, đã uống thuốc mà không cải thiện. Đây có thể là dấu hiệu ung thư phổi, thanh quản hoặc tuyến giáp.

Thay đổi nốt ruồi

Thay đổi bất ngờ về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước mụn ruồi thường gặp trong bệnh ung thư da.

Sụt cân không rõ lý do

Bạn không ăn kiêng nhưng lại sụt 5 kg hoặc nhiều hơn thì đừng phớt lờ. Trên thực tế, ung thư tụy, dạ dày, thực quản và phổi thường dẫn tới sụt cân.

Đau lưng

Căng cơ và đau thường gây cứng, khó chịu ở vùng lưng. Tuy nhiên một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt di căn tới xương vùng dưới của cơ thể cũng gây đau xương hông và lưng dưới.

Sốt và mệt mỏi

Sốt là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh, cũng là dấu hiệu thường gặp của ung thư khi ở giai đoạn tiến triển do ung thư ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm suy yếu khả năng kháng lại nhiễm trùng của cơ thể. Đặc biệt hãy để ý tới những cơn sốt kèm theo mệt mỏi cực độ. Khi đó, hãy báo cho bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.


Thứ hai, 24/4/2017 | 09:39 GMT+7
|

Ăn không tiêu, đầy bụng, đau thượng vị có thể là biểu hiện của tình trạng viêm loét dạ dày nhưng cũng có thể là ung thư.

Theo thạc sĩ Tạ Văn Trình, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), giống như xu thế chung của thế giới, tình hình bệnh ung thư tại Việt Nam tăng nhanh. Trong 15 năm, số ca mắc mới tăng gấp đôi - tốc độ tăng thuộc vào loại nhanh trên thế giới. Các chuyên gia ước tính đến năm 2020 số ca ung thư tại nước ta lên đến 200.000 ca mỗi năm, với 100.000 ca tử vong. Dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, tỷ lệ tử vong tại Việt Nam vẫn rất cao. Trong đó một phần do nhiều người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, điều trị kém hiệu quả.

Thạc sĩ Trình khuyến cáo, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, người bệnh nên đi khám để được sàng lọc bệnh ung thư:

1. Thay đổi thói quen của ruột hoặc bàng quang

Ruột:

- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

- Táo bón xen kẽ tiêu chảy.

- Mót rặn kéo dài.

- Có máu lẫn theo phân.

Bàng quang:

- Tiểu khó, tiểu buốt.

- Tiểu rắt, tiểu không hết.

- Tiểu ra máu.

Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư gan

2. Vết loét mãi không lành

Da:

- Mặt.

- Thân mình, tay chân.

- Núm vú.

- Vùng sinh dục, hậu môn.

Niêm mạc:

- Hốc miệng: Lưỡi, niêm mạc má, sàn miệng, vòm khẩu cái, amidan.

- Kết mạc mắt.

- Vùng sinh dục.

3. Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường

Xuất huyết âm đạo bất thường

- Sau giao hợp.

- Ngoài lúc hành kinh.

- Tiền mãn kinh.

Đi cầu ra máu: Trĩ; viêm, dò, ung thư đại trực tràng.

Chảy máu hoặc tiết dịch vùng núm vú: Viêm ống dẫn sữa, bướu nhú trong ống, ung thư vú.

Chảy máu mũi: Bệnh huyết học, ung thư vòm hầu, ung thư hốc mũi.

4. Một chỗ dày lên, một khối u ở vú hoặc ở nơi nào khác trên cơ thể

- Một khối u ở vú: Phụ nữ trên 30 tuổi.

- Một khối u ở bụng.

- Khối u ở tay, chân, thành bụng, thành ngực.

- Khối u ở cổ, nách, bẹn.

9 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vú

5. Thay đổi rõ ràng tính chất một nốt ruồi

- Lớn nhanh.

- Thay đổi màu sắc.

- Ngứa.

- Loét.

- Tiết dịch.

- Chảy máu khi đụng tới.

6. Ăn không tiêu hoặc khó nuốt

Ăn không tiêu, đầy bụng, đau thượng vị: Viêm, loét, ung thư dạ dày.

Nuốt khó, nuốt vướng, nuốt đau: Ung thư amidan, ung thư hạ hầu.

Nuốt nghẹn tăng dần: Ung thư thực quản.

7. Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng kéo dài

Ho dai dẳng: Nam giới, trên 40 tuổi, hút thuốc lá, ung thư phổi.

Khàn tiếng kéo dài: Trên 3 tuần, hút thuốc, uống rượu, ung thư thanh quản.

Nam Phương



Những dấu hiệu ung thư phổi mọi người không nên bỏ qua

suckhoe.vnexpress.net - Thứ tư, 17/5/2017

 | 09:14 GMT+7
|

Ho dai dẳng, hụt hơi, đau ngực, ho ra máu, liên tục bị viêm phổi... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. 

Bác sĩ Tan Wu Meng, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore, cho biết ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam và nữ. Dấu hiệu phổ biến của bệnh là những cơn ho dai dẳng dường, hụt hơi hoặc đau dai dẳng ở ngực. "Đặc biệt nếu bạn ho ra máu hoặc liên tục mắc các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi, cần đến gặp bác sĩ ngay. Bởi hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều mô tả bị các triệu chứng này", bác sĩ khuyên.

Image result for ung thư phổi

Ảnh minh họa: benhungthu.

Bác sĩ Tân giải thích: Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào lót ống khí. Theo Hội Ung thư Singapore, căn bệnh này chiếm 15% trong các loại ung thư ở đàn ông và 7,5% ở phụ nữ trong vòng 5 năm qua. Bệnh gồm 2 dạng chính: Ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Loại thứ hai thường ác tính hơn.

NSCLC là loại ung thư phổi phổ biến hơn, cứ 5 bệnh nhân thì có 4 người mắc dạng này. Ung thư loại này khi phát hiện sớm có thể chữa trị được bằng phẫu thuật kèm theo xạ trị hoặc hóa trị. Loại SCLC ở giai đoạn sớm có thể chữa bằng xạ trị và hóa trị. Thực tế hầu hết bệnh nhân SCLC được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi là khói thuốc. Nguyên nhân này chiếm hơn 80% các ca ung thư phổi, là hậu quả của thói quen hút thuốc lá, thuốc điếu, xì gà hoặc hút thuốc thụ động. Khói thuốc phá hủy cấu trúc tự nhiên các tế bào phổi và qua thời gian chúng phát triển thành ung thư.

Ngoài ra còn một số tác nhân khác được chứng minh gây ung thư phổi như radon (một loại khí phóng xạ) hoặc bụi công nghiệp (amiang). Bệnh cũng mang tính gia đình, nếu có người thân mắc ung thư phổi thì bạn có nguy cơ mắc cao hơn bình thường. Bệnh phổ biến ở người từ 65 tuổi trở lên, trong đó đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư phổi cao gấp 3 lần phụ nữ.

Ung thư phổi ở giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng điển hình. Khi bệnh phát triển, nhiều triệu chứng có thể xuất hiện và ngày càng nhiều, chẳng hạn như:

- Ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng tệ hơn.

- Khó thở, hụt hơi.

- Đau ngực dai dẳng.

- Ho ra máu.

- Giọng khàn.

- Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi.

- Luôn thấy mệt mỏi.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Theo bác sĩ Tan, các triệu chứng trên có thể là hậu quả của các vấn đề sức khỏe khác không liên quan tới ung thư. Tuy nhiên nếu có những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp, ngay cả khi phát hiện do ung thư thì điều trị sớm bao giờ cũng mang lại kết quả khả quan hơn.

Có 4 phương pháp điều trị ung thư phổi. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp này để đạt kết quả tốt hơn:

- Phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô chứa khối u. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể loại bỏ hoàn toàn nhờ phẫu thuật.

- Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

- Hóa trị: Dùng các loại thuốc trị ung thư làm teo nhỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể tác động đến các tế bào ung thư khắp cơ thể vì được đưa qua đường máu.

- Điều trị đích: Thuốc được đưa vào cơ thể để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc này đi vào máu và có thể tác động lên các tế bào ung thư khắp cơ thể. Điều trị đích được chỉ định áp dụng ở những bệnh nhân mắc NSCLC, thuốc sẽ nhắm vào một đột biến đặc biệt của tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.


suckhoe.vnexpress.net - Thứ bảy, 3/12/2016

 | 05:04 GMT+7
|

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Ho kéo dài kèm đau tức ngực, thở khò khè, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân và nhiễm trùng phổi là dấu hiệu của ung thư phổi, theo Nucleus Medical.

 Hội An




Việt Nam điều chế thành công thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ thảo dược

khoe360.tienphong.vn

07:12 ngày 22 tháng 05 năm 2017 - Nguyễn Hoài

TP - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, đã nghiên cứu và chuyển giao thành công công nghệ chế tạo phức hệ Nano Extra XFGC (KSol) dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu. Thành công này mở ra cho bệnh nhân ung thư sử dụng giá thành thấp hơn nhiều so với thuốc nhập ngoại.

Bốn thành phần có trong Ksol gồm hoạt chất chứa Funcoidan Sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp dưới dạng phức hệ Nano kết hợp với 3 loại dược liệu khác là Curcumin có trong củ nghệ vàng, tam thất và xáo tam phân. Đây là những thảo dược có chứa chất làm ức chế, ngăn cản sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, riêng Curcumin trong nghệ vàng rất ít mang lại hiệu quả khi dùng trực tiếp do khó tan trong nước và hấp thu kém. Với phức hệ Nano Extra XFGC vừa được chế tạo thì độ tan của Curcumin đã có thể tăng lên hàng nghìn lần, giúp tăng hiệu quả tác động lên tế bào ung thư.

Thành tựu mới này được đánh giá là một bước tiến mới, vượt bậc trong lĩnh vực dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo thành công phức hệ Nano EXTRA XFGC ưu việt, vừa giúp kế thừa được tác dụng vượt trội của hoạt chất Funcoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp và đồng thời là bước đột phá mới trong việc ứng dụng khoa học công nghệ Nano để phát triển nguyên liệu chế tạo sản xuất, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao thể trạng người bệnh và giảm độc tính hóa xạ trị.

Sản phẩm này được một số bệnh nhân bị ung bướu sử dụng và sau một thời gian dùng liên tục, kích thước khối u đã nhỏ dần đi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng xác nhận phù hợp công bố an toàn thực phẩm. Kết quả của đề tài đã được chuyển giao để đưa vào sản xuất và thương mại trên thị trường.

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có trên 200.000 người bị mắc ung thư mới và hơn 70.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, việc điều chế thành công thuốc điều trị ung thư từ thảo dược mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ung thư có thể sử dụng thuốc với giá thành rẻ và hiệu quả.

7 dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Viết bởi: Ngọc Bích     NGÀY 08 THÁNG 02, 2017 | 08:47 
suckhoedoisong.vn - (Theo foxnew 2/2017)
SKĐS - Có những thay đổi của cơ thể mà đôi khi ta không chú ý, dễ dàng bỏ qua và cho là không quan trọng. Tuy nhiên cần phải để ý đến sự thay đổi này nếu xảy ra kéo dài từ 1-2 tuần trở lên.

Có những thay đổi của cơ thể mà đôi khi ta không chú ý, dễ dàng bỏ qua và cho là không quan trọng. Tuy nhiên cần phải để ý đến sự thay đổi này nếu xảy ra kéo dài từ 1-2 tuần trở lên.Vì, đó có thể là những tín hiệu rất tinh tế của cơ thể  báo hiệu manh mối một điều gì đó không ổn cho sức khoẻ. Dưới đây là một vài trong số những tín hiệu bạn không thể bỏ qua.

1. Chữ viết tay của bạn có xu hướng thu hẹp lại

Bất kỳ sự thay đổi nào trong chữ viết tay của bạn có thể báo hiệu tín hiệu phát triển của sự run rẩy, đó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson. BS Rob Danoff, giám đốc y học gia đình tại Hệ thống Y tế Aria ở Philadelphia (Mỹ) cho biết. Đặc biệt là nếu chữ viết tay của bạn nhỏ hơn và chặt chẽ hơn, điều này có thể là một dấu hiệu bạn đang cố gắng để giữ bàn tay của mình ổn định.

 

2. Biến đổi làn da

Da khô và ngứa là những vấn đề phổ biến, có thể do tiếp xúc với xà phòng, kem dưỡng ẩm… Nhưng cũng có khi sự biến đổi da này không rõ nguyên nhân, không thể giải thích được sự thay đổi da đột ngột này. Bạn cần phải nói với bác sĩ nếu tự nhiên da của mình trở nên khô, dày hơn, hoặc có vảy…  Vì khi da trở nên dày hơn có thể là biểu hiện của huyết áp cao hoặc các vấn đề về thận. Khô, ngứa da có thể được gây ra bởi sự hoạt động kém của tuyến giáp, sự thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc thậm chí là một rối loạn tự miễn dịch.

 

3. Hơi thở của bạn có mùi trái cây

"Với người có bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, khi thở ra đôi khi có mùi kỳ lạ, giống với mùi của trái cây", BS Danoff nói. Mùi này là do những nỗ lực của cơ thể để đốt cháy hết lượng đường dư thừa trong máu của bạn.

"Bạn sẽ nhận thấy mùi, và mọi người xung quanh bạn cũng cảm nhận được", Danoff cho biết thêm.

 

4.  Đột nhiên gặp khó khăn khi tính toán

Nếu trước đây bạn không học giỏi toán, thì sự nhầm lẫn một chút không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu bạn là người luôn tính toán tốt với các con số, thậm chí còn thông thạo nhiều toán mẹo, hay đã từng quản lý tài chính… thì sự nhầm lẫn này có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ, Danoff nói. "Nếu điều đó xảy ra một lần hoặc hai lần, đừng lo lắng quá nhưng nếu bạn tiếp tục nhìn khi nhìn chằm chằm vào hóa đơn của bạn và bạn không thể tính toán hoặc cứ lúng túng trong việc cộng trừ... thì đó là dấu hiệu cần phải để ý".


5. Leo cầu thang một cách khó nhọc

Khi leo cầu thang bạn thấy mình phải thở gấp, có cảm giác như hết hơi, phải bíu tay vào thành cầu thang để leo lên… bạn cần thông báo cho bác sĩ của bạn. Vì tình trạng này có thể báo hiệu bệnh tim hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

 

6.  Cảm thấy chóng mặt khi đứng lên

Đứng lên quá nhanh, hoặc đơn giản là ăn không đủ (đói)… có thể làm cho chúng ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc choáng váng…". Nhưng nếu tình trạng đó diễn ra một cách thường xuyên, có thể bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như thiếu máu, rối loạn tiền đình, hoặc bệnh tim…

 

7.  Đi tiểu nhiều

Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn. Nếu số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường, bạn cần đi khám. Ngoài dấu hiệu của bệnh tiểu đường, đi tiểu nhiều có thể còn là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề tiền liệt tuyến hoặc thậm chí một số bệnh ung thư ruột, Danoff nói. Nếu màu sắc của nước tiểu có màu xanh hoặc tiêu chảy có mùi lưu huỳnh là hai thay đổi mà bạn không nên bỏ qua.

Ngọc Bích