Trang

Quảng Ngãi: Phun thuốc diệt cỏ mì 2 người chết

Cập nhật lúc : 9:58 PM, 28/03/2012
vov.vn 

Việc sử dụng không đúng qui trình kỹ thuật khi bơm thuốc cỏ là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết đáng tiếc của người nông dân… 
Thông tin từ UBND xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 25/3 sau khi bơm 8 bình thuốc diệt cỏ, anh Đinh Văn Túc (sinh năm 1984), ở thôn Bồ Nung, xã Sơn Kỳ do ngấm thuốc cỏ nặng đã tử vong khi về nhà. Đồng thời, mẹ vợ anh Túc là bà Đinh thị Đát, làm cỏ mì trong khi anh Túc phun thuốc cỏ cũng đã bị say thuốc và không được cấp cứu kịp thời đã qua đời, 7 người dân bị mờ mắt do phun thuốc cỏ mì phải đưa vào Trạm xá xã điều trị. Đến thời điểm này, sức khỏe của 7 người này đã ổn định và trở về nhà.
Thời gian gần đây nhiều gia đình người H'rê ở xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà sử dụng thuốc diệt cỏ phục vụ sản xuất nhưng quá trình sử dụng không đúng qui trình kỹ thuật, khi bơm thuốc cỏ không có phương tiện bảo hộ, không đeo khẩu trang để che chống thấm vào người, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy hiểm hơn có nhiều trường hợp tử vong và nhập viện như nêu trên./.
Theo TTXVN

Mỹ thực hiện ca ghép mặt hoàn chỉnh nhất



Dịch bệnh quái ác biến người thành 'xác sống'

vietnamnet.vn - Cập nhật 25/03/2012 01:00:00 PM (GMT+7)
Tại miền đông bắc Uganda, một dịch bệnh bí hiểm đã biến các trẻ em thành "xác sống", tàn phá mảnh đất này.
Hình minh họa
Gần đây, bộ phim truyền hình dài tập giả tưởng của Mỹ là "Xác sống" đã khiến nhiều người kinh hãi. Nhưng trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thật, và đang hoành hành tại một góc của châu Phi.
Từ năm 2009, các quan chức y tế nước này đã nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này, nhưng vẫn chưa thành công.
Nancy Lamwaka đã bị thâm tím mình mảy vì cô bé không còn khả năng nhận ra nguy hiểm. Hầu hết các buổi sáng, Michael Odongkara đều phải đưa con gái ra khỏi nhà và trói con gái của mình vào cây. Đó điều khiến anh vô cùng đau lòng.
Căn bệnh kỳ lạ đã làm cô bé 12 tuổi mất đi khả năng về lý trí. Cô bé không thể nói, và luôn bị lạc đường. Một lần, cô bé đã bị lạc suốt trong rừng 3 ngày liền.
"Trói con bé vào cây khiến tôi đau lòng vô hạn... nhưng tôi buộc phải làm vậy vì tôi muốn cứu lấy mạng sống của nó. Tôi không muốn con bé bị lạc và chết chìm trong lửa, hoặc chết đuối trong hồ" - người cha đau khổ nói.
Lamwaka đã bị mắc một căn bệnh được gọi là 'hội chứng gà gật' hoặc còn gọi là "dịch bệnh xác sống" (chuyển ngữ một cách chính xác). Nguồn gốc của căn bệnh này vẫn chưa được phát hiện, cách chữa trị cũng vậy. Chính quyền Uganda ước tính có hơn 3000 trẻ em đã bị nhiễm bệnh này.
Căn bệnh này có tên gọi như vậy vì nó còn gây nên ra những cơn động kinh, chủ yếu nhiễm bệnh cho trẻ từ 5-15 tuổi, và hơn 200 nạn nhân đã nhiễm bệnh trong vòng 3 năm qua tại Uganda.
Hàng ngàn trẻ em ở miền nam Sudan cũng bị bệnh này.
Khi các cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra, trẻ em bị các triệu chứng này thường bị suy dinh dưỡng và teo lại cả về thể chất và tinh thần.
Lamwaka đã bị động kinh hơn 5 lần mỗi ngày trong suốt 8 năm qua và cơ thể em trở nên tàn tạ. Người cha đau khổ không thể giúp được gì cho em.
"Khi còn biết nói, con bé chỉ muốn ăn. Giờ thì nó chỉ với tay. Tại sao điều này lại xảy ra?" - Micheal nói.
Hội chứng này từng được ghi lại vào năm 1962 ở Tanzania. 15 năm sau đó, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu đó là bệnh gì.
"Chúng tôi có cả một bản dánh sách dài những thứ không gây ra bệnh dịch này. Nhưng lại không có được nguyên nhân chính xác là gì" - Scott Dowell - giám đốc bộ phận bệnh dịch toàn cầu và phản ứng khẩn cấp của Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết.
Những trẻ bị nhiễm bệnh này thường dễ bị tai nạn, chẳng hạn như bị rơi hoặc bị bỏng vì không còn khả năng nhận biết.
Từ khi bị nhiễm bệnh, Lamwaka đã bị rất nhiều tai nạn. Cơ thể em đầy các vết bầm tím do bị ngã và tay bị bỏng suốt vì toàn bị ngã vào lửa khi bố mẹ đi vắng.
"Con bé không hề biết là nó đang bị bắt lửa và đang bị cháy, cho tới khi có ai đó đưa nó ra khỏi đống lửa" - Micheal thừa nhận rằng anh đã không đưa con gái tới khám ở chỗ bác sĩ nữa.
"Kể cả khi họ đưa thuốc cho chúng tôi thì tôi cũng không nghĩ là nó có tác dụng gì nữa".
Ngồi cạnh đó là bà của bé Lamwaka, bà Jujupina Ataro, 72 tuổi. Bà có 3 đứa cháu bị bệnh này và suốt ngày chỉ lo tắm rửa, cho lũ trẻ ăn. Bà nói rằng các hàng xóm và bạn bè của bà cũng có trẻ bị bệnh này.
"Tôi biết rất nhiều nơi trong khu vực này. Nếu bác sĩ đến thì bạn sẽ thấy .... có biết bao nhiêu người [nhiễm bệnh], không thể nào đếm được. Đó cứ như thể cả thế hệ này đang bị hủy diệt vậy".
  • Lê Thu (theo Pravda)

Cách nhận biết chất cấm trong thịt heo

Cập nhật lúc :8:09 AM, 17/03/2012
(Đất Việt) Trước tình trạng heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm này, nhiều hộ chăn nuôi và các chuyên gia ngành nông nghiệp đã có nhiều chia sẻ trong việc phát hiện thịt heo nhiễm chất cấm.
>> Gần 30% thịt heo bày bán nhiễm chất độc
>> Choáng với 'kỹ thuật' tăng trọng heo

Theo kinh nghiệm của chính những hộ nuôi, quan sát thịt trên quầy bán, nếu thấy thịt nạc dính sát vào da mà không có lớp mỡ đệm thì rất có thể con heo đó được nuôi bằng hóa chất cấm, hay còn gọi là chất kích nạc, tăng trọng.
Ngoài ra, theo PGS.TS Dương Thanh Liêm, Bộ môn Dinh dưỡng động vật, Khoa Chăn nuôi - Thú y, ĐH Nông Lâm TP HCM, với những con heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi như bò, cừu, heo bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da. Hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.


Người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại thịt heo sậm màu, có những quầng đỏ thâm dưới da. Ảnh: Đ.Thư.

Cũng theo PGS Liêm, chất cấm khi vào cơ thể vật nuôi khiến sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA (Deoxyribonucleic acid, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền) trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô và nghèo chất béo, mất đi sự mềm mại, mất vị béo của thịt. Các loại thực phẩm như giò, chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến thường bị cứng mà không cần đến đến hàn the. PGS Liêm cũng khẳng định, hầu hết những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay là những hợp chất có nguồn gốc tổng hợp, nên đều có khả năng tồn dư trong thịt, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, không có phương pháp thủ công nào hữu hiệu để nhận biết thịt heo có hay không nhiễm chất cấm. Chất cấm sẽ vẫn còn đất sống bởi nhu cầu sử dụng thịt nạc tinh của người tiêu dùng đã tiếp tay cho các thương lái thu mua heo đưa vào các hộ nuôi. Ông Công cho rằng, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là một mặt các trại nuôi lớn sẽ kết hợp với các trung tâm giống chuyển giao và nhân rộng những loại giống heo siêu nạc. Mặt khác để loại bỏ chất cấm, cơ quan chức năng phải tăng cường thanh tra, giám sát các cửa hàng buôn bán thuốc và thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chặt việc nhập lậu các loại hóa chất độc hại này.

“Một lượng lớn chất cấm trên xuất hiện thị trường từ nhiều năm nay chứng tỏ việc vận chuyển không dừng lại ở phạm vi nhỏ lẻ, mà có thể được vận chuyển bằng phương tiện cỡ lớn, thậm chí là container, thì cơ quan chức năng không biết hay cố tình làm ngơ…”, ông Công nói. Trước tình hình bức xúc này, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế kiểm tra sự việc. Phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/3 tới. Ngành nông nghiệp Đồng Nai cũng đang đưa giải pháp kết hợp giữa kiểm dịch trước khi xuất chuồng và lấy mẫu nước tiểu của heo để kiểm tra nhanh chất cấm. Thú y TP HCM cũng đang chuẩn bị sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh để phát hiện tồn dư chất cấm trên heo đưa vào địa bàn và 13 tỉnh lân cận có liên kết với thành phố này.

Gội đầu bao nhiêu lần thì đủ?

vtv.vn - Thứ tư, 21/03/2012, 07:00 GMT+7

Nên gội đầu một tuần một lần hay 2 hoặc 3 lần? Hay nên gội đầu hàng ngày? Nên dùng dầu gội hay dùng cách làm sạch tự nhiên? Tưởng chừng vấn đề rất đơn giản nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào...

Gội đầu bao nhiêu lần thì đủ?

Gội đầu là cách hiệu quả để làm sạch các bã nhờn trên da (Ảnh: Essentialoils) 
 
Vì sao phải gội đầu?
 
Tuyến bã nhờn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người – dù bạn có muốn nó tồn tại hay không. Trên thực tế, tuyến bã nhờn bắt đầu xuất hiện dưới da ngay từ tháng thứ 4 bạn còn nằm trong bụng mẹ. Nó có mặt ở tất cả mọi nơi trên cơ thể bạn (trừ lòng bàn tay và bàn chân) nhưng thường có nhiều nhất ở da đầu và khuân mặt.
 
Các tuyến bã nhờn này thường gắn với các nang lông trên cơ thể (trừ vùng mắt và vùng môi). Nhiệm vụ của chúng là tiết ra chất nhờn – một loại dầu tự nhiên giữ ẩm cho da và tóc của bạn. Chất nhờn này sẽ kết hợp với tế bào của tuyến bã sẽ tạo thành lớp bài tiết trên da và tóc. Đây chính là nguyên nhân gây ra gàu trên tóc.
 
Đó cũng là lý do chúng ta phải gội đầu để làm sạch các tế bào chết và chất nhờn này!
Nhưng gội như thế nào và gội bao nhiêu lần thì đủ?
 
Ai cũng biết nếu không có tuyến bã nhờn, da có thể bị khô và tóc sẽ bị rụng sớm. Nhưng điều đó không có nghĩa là nên để bã nhờn lưu lại trên da và tóc để… dưỡng ẩm!
 
Dầu gội dầu có thể xử lý được vấn đề này vẹn cả đôi đường, bởi nó không chỉ làm sạch hết các bã nhờn tự nhiên ở trên da mà còn cung cấp, làm cân bằng độ ẩm trên da. Tùy theo tính chất da của từng người mà việc gội đầu có thể thực hiện thường xuyên hàng ngày hoặc cách ngày, hoặc vài ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người do thói quen, thường gội đầu hàng ngày. Vậy việc này thực sự có tốt?

Gội đầu bao nhiêu là đủ?
 
Cho đến giờ, tính hữu ích của dầu gội và tần suất của việc gội đầu hàng ngày hay hàng tuần vẫn là đề tài gây tranh cãi, ngay cả với các chuyên gia về da, tóc hay thậm chí là cả các bác sĩ da liễu.
 
 
Gội thường xuyên hay không còn tùy thuộc vào tính chất tóc (Ảnh: leyparejas)
 
Có người chỉ trích kịch liệt việc gội đầu thường xuyên vì cho rằng nó sẽ lấy hết các chất nhờn cần thiết nuôi dưỡng tóc. Người lại cho rằng, gội đầu là cần thiết vì nó sẽ loại bỏ các chất cặn bã còn lại trên da – nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về mụn.
 
Thực ra, khái niệm gội dầu hàng ngày bây giờ có thể bình thường nhưng với vài thập niên trước, nó là một khái niệm xa lạ. Phụ nữ ở những năm 1950 thường chỉ gội đầu 1 tuần một lần. Trong khi đó, tính trung bình ở thế kỷ 20, phụ nữ thường chỉ đến tiệm làm tóc khoảng… 1 tháng một lần. Một cột báo trên New York Times năm 1908 thậm chí còn khuyên mỗi người chỉ nên gội đầu 2 tuần một lần.
 
Lịch sử cũng ghi lại những trường hợp để đầu… bẩn lâu nhất, với những khoảng thời gian không tưởng. Chẳng hạn, năm 2007, một người khách mời trong một chương trình phát thanh ở Úc đã thừa nhận, hàng thập kỷ nay ông không gội đầu! Sau khi câu chuyện của ông lan ra, người ta thậm chí còn tổ chức hẳn một cuộc… thi xem ai để đầu không gội được lâu nhất. Kết quả đáng ngạc nhiên khi có tới 500 người đã tham gia thử thách trong vòng 6 tuần này. Và càng ngạc nhiên hơn khi có tới 86% trong số này thừa nhận: Tóc họ không tốt hơn nhưng cũng chẳng tệ hơn so với khi họ gội đầu đều đặn trong 6 tuần liên tục.
 
Một chi tiết cũng rất đáng lưu ý, theo khuyến cáo của các chuyên gia chính là việc bạn hoàn toàn có thể giữ cho tóc sạch sẽ dù rằng không gội đầu bằng dầu gội. Đó là sử dụng các sản phẩm tự nhiên như một số loại dầu gội đầu khô có sẵn trên thị trường. Một cách khác cũng được khuyến nghị là dùng trứng sống bôi lên tóc, sau đó dùng chanh tươi rửa sạch lại… 

Tựu chung lại, việc gội đầu nhiều hay ít, dùng dầu gội hay không dùng dầu gội không có một công thức cố định nào cả vì nó còn phụ thuộc vào tính chất tóc của từng người, thói quen, sở thích, sinh hoạt… Tuy nhiên, khuyến nghị được phần lớn các chuyên gia đưa ra là khoảng 2 lần một tuần là hợp lý!

Tác giả : Bảo Anh (dịch)

Một số bài thuốc cho người đái tháo đường

Bài thuốc cho người huyết áp cao

Món ăn cho người bệnh thận

Đẩy lùi chứng đau cổ


thanhnien.com.vn
Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức:

Dấu hiệu dự báo suy tim

Gạo trắng và nguy cơ đái tháo đường

Thứ Ba, 20/03/2012, 02:12 (GMT+7)

TT - Ăn cơm trắng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đây là kết quả của một nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp số liệu từ bốn nghiên cứu khác nhau của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Úc.
Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y tế cộng đồng Harvard (Boston, Mỹ) đã phân tích khẩu phần ăn của những người không mắc bệnh đái tháo đường trước khi tham gia nghiên cứu.
Những người châu Á ăn trung bình bốn phần cơm trắng/ngày, trong khi đó người Mỹ - Úc chỉ ăn khoảng năm phần cơm trắng/tuần. Kết quả cho thấy nguy cơ bệnh đái tháo đường tăng khoảng 10%, tương ứng với một khẩu phần cơm trắng tăng lên mỗi ngày.
Tuy nghiên cứu không được thiết kế để xác định nguyên nhân của mối liên quan, nhưng các nhà nghiên cứu đã giải thích: gạo trắng được xếp hạng cao về chỉ số đường huyết nên có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Ngoài ra, gạo trắng cũng ít chất xơ nên không có vai trò trong việc giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH
(Theo BMJ)

Lê, táo để 2 tháng vẫn tươi

Thứ Năm, 15/03/2012, 07:27 (GMT+7)

TT - Đó là trái cây chưng tết của gia đình chị Sông Ngân ở P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức (TP.HCM). Theo chị Ngân, những loại trái cây này chị mua trước Tết Nguyên đán 2012.
Sau khi chưng xong, chị không bỏ vào tủ lạnh nhưng đến nay trái cây vẫn tươi nguyên nên gia đình chị không dám ăn.

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp này, một cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết hiện nay có nhiều phương pháp để giữ trái cây tươi lâu. Trong đó, cách phủ màng sinh học là hữu hiệu và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu lê, táo để ngoài môi trường bình thường mà không được bảo quản đúng cách thì chỉ tươi và có thể sử dụng được trong vòng một tuần.
“Trường hợp trên có thể sử dụng chất bảo quản hoặc màng bảo vệ sinh học để giữ trái cây được tươi lâu. Tuy nhiên phải có mẫu cụ thể và qua quá trình xét nghiệm mới đưa ra kết luận chính xác” - vị này nói.
MẬU TRƯỜNG

Ý kiến (8)

Ướp tẩm và phủ
16/03/2012 08:40:52
Trái táo này rất có thể đã được tẩm chất bảo quản, vì táo bình thường để lâu sẽ hư từ trong ra. Trong trường hợp phủ màng sinh học, trái táo sẽ tươi lâu hơn, tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được sự phân hủy từ bên trong ra, dẫn đến tình trạng vỏ trái táo dần biến thành màu nâu!
nông dân
Lê, táo để 2 tháng vẫn tươi
15/03/2012 10:35:09
Gia đình mình mua chưng tết hơn 4 tháng mà chỉ mới đen chỗ phần cuốn còn trái thì vẫn tươi như lúc mới mua. Giờ nghĩ tới lê, táo là bị ám ảnh.
Bình Anh
Sợ thế
15/03/2012 10:20:09
Sao giống trường hợp của nhà tôi vậy. Vợ tôi mua mâm ngũ quả về chưng tết vừa qua. Các loại trái khác trên mâm để được mấy ngày tết thì hỏng hết. Chỉ có hai trái táo và một trái lê tôi cứ để trên bàn ăn từ tết đến tuần vừa rồi mà vẫn tươi nguyên. Thật đáng sợ.
nhân tâm
Thực phẩm ngày nay
15/03/2012 10:01:44
Sự thật là bây giờ ăn cái gì cũng sợ, ăn tiệm thì sợ vệ sinh thực phẩm, đồ ăn không đảm bảo chất lượng. Ra chợ mua về nấu thì cũng chỉ được sạch thôi chứ tiềm ẩn bên trong không biết như thế nào? Heo thì cho ăn cám tăng trọng - siêu nạc, rau củ thì toàn là thuốc kích thích tăng trưởng, thịt cá toàn chất bảo quản làm cho tươi,... Bởi vậy con người ngày càng bị nhiều bệnh, con người tự giết hại lẫn nhau mà không hay biết.
mrphan
Bảo quản bằng hóa chất
15/03/2012 09:42:17
Theo tôi trái cây này đã được bảo quản bằng hóa chất. Táo, lê là loại trái cây nhập khẩu, hầu hết là từ Trung Quốc.
Nam Việt
Nhà em để 4 tháng vẫn tươi nè
15/03/2012 08:21:37
Hai tháng mà ăn thua gì, để thêm hai tháng nữa xem, nó vẫn vậy à. Trái cây Trung Quốc mà, em cạch nó lâu rồi!
nguyễn
Có tội (?!)
15/03/2012 07:49:29
Nếu mua để mà chưng, cúng bái xong lại không dám ăn. Thật có tội ...
DucphongVL
Nguy hiểm
15/03/2012 07:39:26
Tết năm 2010 gia đình tôi cũng có mua táo và lê, khi tết đã qua tôi có để lại xem thử thì quả táo có thể tươi đến hơn 2 tháng. Sau đó tôi sợ để trong nhà các cháu nhỏ lấy ăn nên tôi đêm bổ ra xem thì trong ruột đã chuyển sang xốp, vỏ thì còn tươi, từ đó gia đình tôi không bao giờ mua táo nữa.
Họ và tên




Thứ Bảy, 17/03/2012, 07:11 (GMT+7)
TT - Những ngày gần đây, nhiều người dân hoang mang trước những loại trái cây, trong đó chủ yếu là trái cây nhập khẩu, để hàng tháng trời ở nhiệt độ thường nhưng vẫn còn tươi nguyên.
Thực tế hiện nay việc kiểm soát chất lượng trái cây nhập khẩu vào VN gần như buông lỏng.
Hai trái táo của gia đình chị Sông Ngân ở P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM dù để hai tháng nhưng nhìn vẫn còn tươi - Ảnh: Thuận Thắng
Tại các chợ đầu mối TP.HCM, mỗi ngày có hàng ngàn tấn trái cây ngoại được nhập về, phần lớn trong số này là các loại trái cây có dán nhãn mác Trung Quốc, thế nhưng chỉ cần nộp phí đậu xe cho ban quản lý các chợ đầu mối, các xe vận chuyển trái cây ngoại sẽ được “thả” tự do vào.
Dễ dàng vào VN
Xuất đi khó, nhập vào dễ
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt -  giám đốc Cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), sau khi gia nhập WTO, VN bắt đầu tiếp cận với một số thị trường trái cây khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... và gặp phải rào cản kỹ thuật rất gắt gao. Để vào được các thị trường này, trái cây VN phải chứng minh được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh và bị kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thấy hàng rào mà các nước dựng lên ngày càng nhiều nhưng ngược lại VN lại quá dễ dãi nên cơ quan chức năng VN cũng bắt đầu đàm phán với các nước về xem xét lại quy trình đánh giá nguy cơ dịch hại với trái cây nhập khẩu vào VN.
Khoảng 1g sáng, tại chợ đầu mối Hóc Môn, hàng chục chiếc xe tải nườm nượp kéo về cổng chính chợ. Tại đây các xe phải dừng lại nộp phí đậu xe cho ban quản lý chợ, sau đó các xe tiến thẳng vào khu vực kho bãi hoặc các vựa trái cây đã đợi sẵn để bốc dỡ hàng.
Theo quan sát của chúng tôi, mỗi đêm có khoảng vài chục chiếc xe vận chuyển trái cây ngoại nhập (chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc) đổ về chợ này. Trái cây thường được đóng gói kín đáo trong các thùng cactông có ghi rõ nguồn gốc, bên trong bọc thêm lớp nilông hoặc xốp mỏng. Mặc dù vận chuyển đường dài, lại đựng trong các thùng kín nhưng hầu hết trái cây vẫn còn tươi nguyên, không có dấu hiệu bị dập nát hay ẩm mốc. Tại chợ nông sản Thủ Đức, các xe tải cũng chỉ cần đóng phí qua cổng 20.000-30.000 đồng/xe là có thể tự do vào thả hàng cho các vựa.
Anh Hưng, một chủ vựa chuyên lấy trái cây từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về TP.HCM, cho hay: “Các công ty bên mình (VN) thường sang tận Trung Quốc để gom hàng. Sau khi làm thủ tục nhập khẩu, hàng sẽ được phân phối đi khắp mọi miền”. Cũng theo anh Hưng, các loại trái cây có xuất xứ Trung Quốc (chủ yếu là táo, lê) chỉ cần được dán tem, nhãn mác đầy đủ theo quy định của hải quan là có thể nhập vào VN. “Sau khi qua cửa khẩu, trong suốt quá trình vận chuyển về chợ, tôi chưa thấy có cơ quan nào kiểm tra chất lượng cả” - anh Hưng khẳng định.
Theo các chủ vựa phân phối trái cây, họ thường mua hàng đã đóng hộp kín nên không biết trước khi bán phía Trung Quốc có tẩm hóa chất gì để bảo quản hay không. Chỉ có điều đặc biệt là trái cây Trung Quốc tươi rất lâu vì ngoài thời gian để bên Trung Quốc thì khi qua cửa khẩu vận chuyển mất 3-4 ngày, sau đó lại để ở các nơi bán lẻ trong thời gian khá lâu nhưng ít thấy bị hư hại, dập nát. “Trái cây Trung Quốc để tươi trong thời gian dài nên chủ vựa tại chợ đầu mối không cần phải sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào khác để chống mốc hoặc hư hại” - anh T. cho biết. Khi được hỏi về việc quản lý chất lượng, vệ sinh thực phẩm trái cây, anh T. nói ngay: “Chẳng thấy kiểm tra bao giờ!”.
Quản lý lỏng lẻo
Theo TS Nguyễn Văn Phong - trưởng bộ môn công nghệ sau thu hoạch Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, bản thân các loại trái cây ôn đới như táo, lê đã có thời gian bảo quản lâu hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu để trái cây ở nhiệt độ thường trong điều kiện phía Nam mà sau hai tháng vẫn còn tươi là điều bất thường. TS Phong cho biết thông thường người ta dùng thuốc diệt nấm để bảo quản trái cây vì đây là nguyên nhân chủ yếu làm trái cây hỏng nhanh. Ngoài ra, tùy từng mục đích để trong bao lâu họ tính toán dùng thêm các cách khác như màng bọc để bảo quản. Về nguyên tắc, tất cả chất bảo quản trái cây đều phải được cơ quan chức năng cho phép sử dụng, nhưng nhiều người sử dụng cả những chất cấm như thuốc trừ cỏ để bảo quản trái cây do rẻ tiền và hiệu quả cao. “Muốn biết chất bảo quản có hại cho sức khỏe hay không thì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ quá trình thu hoạch, đóng gói phải lấy mẫu phân tích” - TS Phong nói.
Tuy nhiên, với điều kiện tại VN hiện nay, việc kiểm tra dư lượng các hóa chất trong trái cây cũng như hóa chất bảo quản là rất khó thực hiện. Một quan chức ngành nông nghiệp cho biết trước khi gia nhập WTO, trách nhiệm kiểm tra dư lượng thuốc trong rau quả nhập khẩu thuộc nhiều bộ khác nhau. Về nguyên tắc, một loại trái cây nhập khẩu về VN thì ngoài kiểm tra của hải quan tại cửa khẩu còn chịu sự kiểm tra về dịch hại và dư lượng chất bảo vệ thực vật. Nhưng theo ông Phạm Minh Sang - phó giám đốc Trung tâm kiểm định thuốc (Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT), theo Luật an toàn thực phẩm, nhiệm vụ kiểm tra tồn dư hóa chất trong trái cây mới chuyển về cho Bộ NN&PTNT từ tháng 7-2011. Do đó, với một lượng hàng nông sản nhập khẩu rất lớn mà trong một thời gian ngắn được chuyển giao sẽ khó kiểm soát hết mọi đơn hàng nhập khẩu. “Một trung tâm kiểm định thuốc phía Nam nhưng chỉ có năm máy kiểm tra dư lượng thuốc, so với các nước và lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan thì cơ sở kiểm định dư chất bảo vệ thực vật của VN chẳng thấm vào đâu. Ví dụ như Đài Loan, chỉ một địa phương của họ đã có hàng trăm máy tự động hoạt động suốt ngày đêm” - ông Sang nói.
Không chỉ thiếu máy móc mà kinh phí thực hiện phân tích cũng quá eo hẹp nên có muốn cũng không thể làm nhiều. Ông Sang giải thích chi phí để kiểm tra dư lượng của 25 loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường trong một mẫu kiểm nghiệm tốn 3-5 triệu đồng. Trong khi đó theo Luật an toàn thực phẩm, tiền thực hiện phân tích kiểm tra này là của Nhà nước. Do vậy, sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên các lô hàng nhập khẩu thì mỗi mẫu cũng chỉ kiểm tra được khoảng bảy loại hóa chất, một con số quá nhỏ nhoi so với trên 200 hóa chất mà các nước như Mỹ, Eu, Nhật... kiểm tra.
Ngoài ra, theo ông Sang, có hàng trăm loại chất bảo quản khác nhau và nhiều loại mới được nghiên cứu thêm trên khắp thế giới. Nếu như chất bảo quản không nằm trong danh mục kiểm tra thì cơ quan chức năng cũng chịu.
TRẦN MẠNH - DŨNG TUẤN
Trái cây để 4 tháng chưa hư...
Sau khi Tuổi Trẻ đưa tin “Lê, táo để hai tháng vẫn tươi” (Tuổi Trẻ ngày 15-3), nhiều bạn đọc đã gọi điện, email đến báo Tuổi Trẻ thông tin thêm về nhiều trường hợp tương tự.
Bạn đọc tên Bình Anh và bạn đọc tên Nguyễn cho biết đều mua táo và lê cách đây bốn tháng nhưng tới nay vẫn còn y nguyên, nhìn ngoài vỏ vẫn tươi như lúc mua từ chợ về.
Ông Sang (ngụ ở P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cũng lấy làm lạ khi quả dưa hấu vỏ vàng mua từ trước Tết Nguyên đán đến nay đã gần hai tháng vẫn chưa hư. Ông cho biết vỏ quả dưa vẫn tươi, cuống không rụng mà chỉ hơi héo.
Bạn đọc tên Nhân Tâm cũng rất sợ khi cho biết vợ anh mua mâm ngũ quả về chưng tết, trái cây nào chưng được vài ngày cũng hư nhưng hai trái táo và một trái lê vẫn tươi rất lâu (để hơn một tháng rưỡi vẫn chưa hư).
Chị Nguyễn Thị Kim Phụng lo lắng vứt mớ táo mua từ tết bỏ trong tủ lạnh mà đến giờ vẫn tươi như lúc mới mua. Chị cho hay sẽ bỏ hết vì sợ trẻ con trong nhà ăn phải nguy hiểm. Bạn đọc Trung Thành cũng mua cà chua ngoài chợ về, chỉ nấu một ít và bỏ quên hai quả bên ngoài. Một tuần sau nhớ ra thì quả cà chua vẫn chưa bị thối, vỏ chỉ hơi nhăn, trong khi mua cà chua ở siêu thị để 4-5 ngày là hư.
MẬU TRƯỜNG - BẢO ÂN

Bão từ tăng tốc, người lớn tuổi cảnh giác

Thứ Hai, 19/03/2012 - 06:34
dantri.com.vn
Không để lại những hậu quả nặng nề, gây rối loạn trên diện rộng hoặc phải nhập viện điều trị nhưng bão từ cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
 

 
 “Sống chung” với bão từ

Bão từ xuất hiện và tác động đến Việt Nam lần gần đây nhất kéo dài từ mùng 6 - 9/3. Theo TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Khoa học và Công nghệ VN) đây là trận bão từ lớn nhất trong vòng 5 năm qua.

PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: Mặc dù trận bão từ xảy ra hôm mùng 7/3 đã kết thúc nhưng trái đất vẫn nằm trong “vòng vây” của nó.

Năm 2012 nằm trong chu trình 11 năm của mặt trời (cứ trung bình 11 năm sẽ có một năm mặt trời hoạt động cực mạnh) nên dự báo, năm nay và năm 2013, bão từ mới thực sự bùng nổ với khoảng 40 - 45 trận bão từ, trung bình mỗi tháng có khoảng 3 trận.

Cường độ bão được phân chia thành 5 mức, trong đó cấp 1 nhỏ nhất tương ứng với 50 -100 nano Tesla (nT) - đơn vị đo cường độ bão từ và cấp 5 là lớn nhất (khoảng 400-500 nT).

Do nằm trong chu trình 11 năm nên năm nay và năm sau khả năng sẽ có bão từ đạt cấp 4 - 5. Còn hiện tại và những ngày tới, bão từ chỉ ở mức nhẹ, tác hại để lại chưa nhiều.

Không quá lo ngại

Nằm trong vùng chịu tác động của bão từ, lại đang ở năm bão từ tăng tốc có thể khiến nhiều người lo ngại. Chưa có kết quả cụ thể nào cho thấy bão từ trực tiếp gây chết người mà chỉ ghi nhận ở những tác động nhỏ thoáng qua tới sức khỏe con người, sau đó lại trở về bình thường. “Bão từ đã thường xuyên xảy ra từ nhiều năm nay, nhưng khi đó có lẽ do con người chưa quan tâm tới sức khỏe nhiều như bây giờ nên không để ý”.

GS.TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia đã từng cho biết, những người bình thường sẽ không thể cảm nhận được bão từ, chỉ những người mẫn cảm với từ trường như người bị các bệnh thần kinh và tim mạch có thể có một vài cảm giác đặc biệt như mệt mỏi, đau nhức xương, bồn chồn, tim đập mạnh, làm việc kém hiệu quả...

Những người già, bệnh nặng khi bị tác động của bão từ với cường độ mạnh có thể bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, truỵ mạch... Bởi lẽ hoạt động điện học của tim mất ổn định khi điện từ trường thay đổi đã làm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc gây tai biến mạch máu não.

Ở một số nơi trên thế giới khi có bão từ xảy ra, những người điều trị trong bệnh viện liên quan tới bệnh tim mạch và thần kinh được đưa vào một cái lồng xung quanh là sắt có tác dụng ngăn cản biến thiên. Tại Việt Nam chưa có lồng như vậy nhưng giới chuyên môn khuyến cáo tốt nhất là trong thời điểm bão từ hoạt động mạnh, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần được nghỉ ngơi trong nhà có nhiều khung sắt thép; nhà cao tầng, tường dày, thoáng khí để giảm thiểu tác động của bão từ.

Vì thế, vào những ngày được dự báo có bão từ xuất hiện, người bệnh nên tránh hoạt động nhiều ngoài trời, nhất là với đối tượng đã được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài, bệnh nhân cần đi ô tô, tránh ra nắng không đội mũ, không có dụng cụ bảo vệ cơ thể.

Khi có sự biến động không tốt cho sức khỏe, cần uống đủ nước, tránh lo âu, tránh những kích thích không tốt cho tâm lý. Nặng hơn, mệt mỏi hơn thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Theo Phụ nữ thủ đô

Đừng xem thường trẻ bị ho khi chuyển mùa

Thứ Hai, 19/03/2012 - 14:09

(Dân trí) - Khi trẻ bị ho, phần lớn các trường hợp đều có thể chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, cần biết những dấu hiệu nguy hiểm để chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra.


  
Nếu trẻ bị ho được chăm sóc tại nhà, cần bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú, không nên ngừng.

Phải tăng độ ẩm không khí trong phòng ở, đồng thời cần phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm để đưa đến cơ sở y tế.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần chú ý thêm vệ vệ sinh mũi họng, phát hiện dấu hiệu trẻ khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. Nhịp thở nhanh của trẻ được biểu hiện tùy theo lứa tuổi:
- trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi có nhịp thở 60 lần/1 phút;
- trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/1 phút;
- trẻ từ 1 đến 5 tuổi có nhịp thở 40 lần trong 1 phút.

Nếu trẻ bị ho và phát hiện có một trong những dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:

- Tình trạng khó thở: đối với trẻ em dưới 5 tuổi có biểu hiện nhịp thở nhanh, dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tiếng thở rít, tiếng thở khò khè; đối với trẻ trên 5 tuổi có biểu hiện đau ngực.

- Ho ra máu tươi hoặc đờm có máu.

- Ho ra đờm đặc.

- Ho trên 3 ngày hoặc ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần.

- Sốt cao trên 39oC.

- Bị co giật.

- Ngủ li bì, khó đánh thức.

- Không ăn uống được, trẻ bỏ bú hoặc bú ít.

- Nôn mửa nhiều.

Để phòng tránh ho cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề rửa tay. Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm do khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi bặm. Cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi...
 
BS. Nguyễn Võ Hinh

Bình Dương: Phát hiện 2 đàn heo nhiễm chất cấm

Thứ Hai, 19/03/2012 - 10:52
dantri.com.vn
Chiều 18/3, ông Tạ Ngọc Khang, Chi cục phó Chi cục Thú y Bình Dương, cho biết Cơ quan Thú y vùng 6 vừa gửi văn bản thông báo kết quả xét nghiệm heo tại 2 cơ sở chăn nuôi ở Bình Dương dương tính với beta-agonist - nhóm chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
 >> Tại sao thịt siêu nạc lại độc?
 >> Làm gì khi ăn phải thịt siêu nạc có độc chất?
 
Hộ chăn nuôi tại ấp 4, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát - Bình Dương nhận biên bản xử phạt từ cơ quan chức năng

Đó là hộ ông Nguyễn Văn Hùng ngụ tại ấp 4, xã Trừ Văn Thố và hộ ông Trịnh Ngọc Quang ngụ tại ấp Bến Lớn, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát. Thanh tra Chi cục Thú y Bình Dương đã lập biên bản, xử phạt 25 triệu đồng đối với mỗi trường hợp.

Theo ông Khang, heo của hai hộ trên bị Chi cục Thú y Bình Dương phát hiện và lấy mẫu để gửi xét nghiệm cách đây khoảng một tuần. Hai hộ này đều không khai báo nguồn gốc thức ăn có chất cấm được mua về từ đâu. Hiện cơ quan thú y đã yêu cầu họ thay đổi thức ăn cho heo, sau đó sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần hai, nếu vẫn dương tính với chất cấm thì tiếp tục phạt.

Cũng theo ông Khang, hiện có 5 đoàn công tác được Chi cục Thú y Bình Dương thành lập đang lấy mẫu xét nghiệm tại 200 trang trại chăn nuôi heo lớn ở Bình Dương để kiểm tra chất lượng thịt heo có nhiễm chất cấm hay không.

Còn ở Đồng Nai, đến nay, cơ quan chức năng đã tịch thu hàng tấn thực phẩm gia súc nghi chứa chất cấm (vì ở ngoài bao bì ghi sản phẩm có khả năng tạo nạc, bung đùi, bung mông…). Mẫu các sản phẩm trên đã được gửi xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Mặc dù vậy, người tiêu dùng ở Đồng Nai hiện rất ái ngại khi mua thịt heo để dùng. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đưa ra con số đáng lo ngại: Giá heo hơi từ 52.000 đồng đã giảm xuống còn 42.000 đồng/kg, trong khi giá đầu tư là 48.000 đồng/kg. Người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, nguy cơ thiếu hụt sản lượng thịt heo, mất cân đối về giá sẽ xảy ra.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đề nghị: Phải tìm ra người cung cấp chất cấm, xử lý nghiêm, đồng thời phạt nặng người sử dụng chất cấm, rút giấy phép những trại chăn nuôi vi phạm. “Cần phải làm một cuộc đại phẫu trong ngành chăn nuôi, giám sát lại tất cả các khâu xem khâu nào lơi lỏng để chất cấm có thể lọt vào, từ đó xử lý triệt để” – ông Công đề xuất.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục phó Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết sắp tới, Đồng Nai sẽ tăng cường lực lượng kiểm tra nhanh các đàn heo để phát hiện heo ăn thực phẩm có chất cấm. Ông Quang cũng kiến nghị chính quyền các huyện, thị xã ở Đồng Nai tăng cường hợp tác với lực lượng thú y để chấn chỉnh công tác giết mổ lậu. Những lò giết mổ lậu ở tỉnh này được xem là nơi “tụ hội” của heo bẩn trước khi đến bàn ăn của người tiêu dùng.

Theo Như Phú
Người lao động

Thứ Hai, 12/03/2012 - 07:05
(Dân trí) - Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
 >>  Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc
 
Dùng thuốc trị bệnh quá liều để có lợn siêu nạc

β-agonists là nhóm các hoóc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines (Adrenaline, Noradrenaline và Dopamine), có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose.

Các hoóc-môn β-agonists chia làm 3 nhóm:
- Nhóm β-agonists có tác dụng ngắn (Short acting β2-agonist-SABS), thường dùng là Salbutamol, Terbutaline. Được dùng để cắt cơn hen ở người, nhất là trong cấp cứu (dùng SABS dạng hít).         
- Nhóm β-agonists có tác dụng lâu dài (Long acting β2-agonist-LABS), thường dùng là Clenbuterol, Formoterol, Salmeterol. Dùng để cắt cơn hen về đêm và phòng các cơn hen tiếp theo ở người. Trong Thú y, chỉ được phép dùng Clebuterol để điều trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và trong bệnh sản khoa của bò cái.
- Nhóm β-agonists kết hợp gồm có Budesonide, Fluticasone, Inratropium…         

Bên cạch các tác dụng trên, β-agonists được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn, cừu) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng õ-agonists gấp 5-10 lần điều trị. Đây chính là lý do của việc sử dụng trái phép õ-agonists trong thức ăn chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi lợn) dẫn đến việc tồn dư các chất này trong sản phẩm động vật.

Việc sử dụng các loại β-agonists bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tủy lệ thịt nạc, giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ và đẹp hơn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Trong các loại β-agonist sử dụng trái phép trong chăn nuôi thì  phổ biến hơn cả là Salbutamol.

Thịt siêu nạc do hóa chất gây hại như thế nào?

Các ảnh hưởng không mong muốn của hoóc môn β-agonist là làm tim đập nhanh, rung cơ, hồi hộp lo lắng, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư hoóc-môn õ-agonist, sẽ bị ngộ độc, có các triệu chứng trên, nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.         

Vệc sử dụng các loại hoóc môn nói chung và β-agonists nói riêng trong thức ăn chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, nên phải được ngăn chặn.

Để tránh mua phải thị lợn có có chứa Salbutamol, các chuyên gia Thái Lan khuyến cáo người tiêu dùng không nên lựa chọn thịt của những con lợn có ít hoặc hầu nhưng không có mỡ, và tránh chọn những miếng thị nạc nguyên có màu đỏ hơn bình thường.

Chu Đình Tới


dantri.com.vn - Thứ Năm, 01/03/2012 - 09:36
Biểu hiện khi ăn thịt siêu nạc có chất ractopamine và clenbuterol gồm: lo lắng bất an, rối loạn nhịp tim, ù tai, tim đập quá nhanh, cơ mặt và các chi run rõ rệt, đau cơ, buồn nôn...
 >>  Cứ thịt lợn siêu nạc là “độc”?

  
Theo các bác sỹ, thời gian ủ bệnh từ 30 phút-2 giờ, tùy lượng thịt ăn phải. Khi xác định đã ăn phải thịt siêu nạc có độc chất, việc đầu tiên nên làm là uống nhiều nước để chất độc được đào thải ra ngoài, sau đó đến bệnh viện để được chỉ định biện pháp điều trị tiếp theo. Cấp cứu tại nhà như sau:

- Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím tỷ lệ 1:5000 hoặc axit tannic 1%.

- Dùng 40-60ml thuốc nhuận tràng magnesium sulfate để kích thích đi ngoài.

- Uống thuốc đối kháng atenol (altenolol) 12,5-25mg, mỗi ngày 3 lần để ngăn tình trạng loạn nhịp tim, sau khi nhịp tim đã ổn định đổi thành liều 12,5mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày. Có thể dùng propranolol (không áp dụng với bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử phổi tắc nghẽn), mỗi lần 10-30mg, ngày 3 lần liên tục trong 3 ngày.

- Truyền tĩnh mạch 1.000ml truyền tĩnh mạch muối đẳng trương có glucose được bổ sung vitaminC 1,0gram.

Theo Gia Vinh
An Ninh Thủ Đô

Rượu rắn đểu

Thứ Hai, 12/03/2012 - 14:21
dantri.com.vn
Ngoài chiêu biến rắn nước thành hổ mang, các đối tượng bán rượu còn “độn” thêm cả rắn nhựa.
“Tốn cả triệu bạc mua bình rượu quý gửi về quê biếu ông già vợ không ngờ lại bị mang tiếng là cho rượu đểu”, anh Phú, nhà ở quận 12, TPHCM, cười mếu khi kể lại chuyện dịp tết rồi anh mua một bình rượu rắn hổ mang nhưng hóa ra chỉ là rắn nước. Song anh Phú còn may mắn hơn những người mua nhầm rượu ngâm rắn… nhựa.

Rắn nhựa, rắn nước đều thành hổ mang

Cùng chung cảnh ngộ với anh Phú, anh D., nhà ở quận Tân Bình, TPHCM, kể: “Thấy người ta bán dạo một bình rượu ngâm bốn, năm loại rắn quý như hổ mang, mái gầm… giá chưa tới 1 triệu đồng nên tui mua đem biếu cho ông chú uống tẩm bổ. Không ngờ uống xong ổng phát hiện trong bình có đến hai con rắn làm bằng nhựa nên gọi điện thoại mắng vốn. Thiệt tình mỗi khi nhắc lại chuyện này tui quê đến nỗi chỉ muốn chui xuống đất”.

Nghe chuyện nhiều người mua nhầm rượu rắn đểu, ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, chia sẻ: “Họ làm giả tinh vi lắm, nếu chỉ nhìn trong bình rượu thì đến dân kiểm lâm cũng khó phân biệt được”. Đưa cho chúng tôi xem mấy bức ảnh cận cảnh rắn độc phình mang ngâm mình trong bình rượu, ông Cương giải thích: “Đây chỉ là rắn nước, rắn ráo nhưng sau khi các đối tượng bán rượu rắn dùng chỉ căng cho mang phình ra thì trông giống hệt rắn hổ mang”. Ông Cương cho biết những bức ảnh trên chụp được khi lực lượng kiểm lâm kết hợp với công an địa phương kiểm tra một điểm làm rượu rắn dỏm ở phường Trung Mỹ Tây, quận 12 (TPHCM). Tại đây, ngoài một đống bình rượu rắn dỏm đã thành phẩm còn có hàng ngàn con rắn chết (chủ yếu là rắn nước, rắn bông súng) sắp được “gia công” thành rắn hổ mang để ngâm rượu bán.
 
Rượu rắn dỏm được phát hiện ở quận 12, trong đó có nhiều bình ngâm rắn nước được “gia công” thành rắn hổ mang. (Ảnh do Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cung cấp)

Một cán bộ kiểm lâm cho biết hiện nay các đối tượng bán rượu rắn thường tản ra các quận, huyện ngoại thành và hoạt động khá kín đáo chứ không công khai và tập trung ở khu vực nội thành như trước đây. Tuy nhiên, cách thức làm rượu rắn dỏm vẫn như cũ. Đó là thu gom rắn chết ở các điểm bán rắn trái phép về ngâm rượu hoặc dùng các loài rắn rẻ tiền như rắn nước, rắn bông súng về “gia công” thành rắn độc để lừa người mua. Thường một bình rượu ngâm khoảng năm con rắn dỏm được bán với giá trên dưới 1 triệu đồng.

Coi chừng trúng độc

BS Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), cho biết nếu đúng là rắn hổ mang thật thì một ký rắn ngâm với khoảng 10 lít rượu có giá tới 4 triệu đồng. Do đó một bình rượu có đến bốn, năm con rắn hổ mang mà chỉ bán với giá trên dưới 1 triệu đồng thì nhiều khả năng là rắn dỏm.

BS Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cảnh báo người uống phải rượu ngâm rắn nhựa có thể bị ngộ độc do ngâm lâu ngày nên nhựa có thể bị phân hủy ngấm vào rượu. “Rượu rắn gồm hai phần: rượu và rắn. Vậy phải xem rượu dùng để ngâm rắn là rượu gì, có độc hại hay không. Còn rắn cũng vậy, nếu là rắn thật, kể cả rắn độc hay không độc, cũng phải tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu mua rượu rắn không rõ nguồn gốc, lại trúng phải rắn chết lâu ngày thì uống vào sẽ không tốt cho sức khỏe” - BS Nhân phân tích.

Ông Nguyễn Đình Cương cho biết thêm để tạo được hình dáng con rắn trong tư thế phình mang nằm trong bình rượu, người ta thường dùng chất formol để tẩm ướp. Do đó, nếu các đối tượng bán rượu rắn cũng dùng cách này để biến rắn dỏm thành rắn xịn thì người uống phải loại rượu này sẽ rất nguy hiểm.

“Đã hai năm rồi từ khi chứng kiến cảnh người ta dùng rắn thối để ngâm rượu ở quận 12, đến bây giờ mỗi khi nghe nói đến rượu rắn, tôi vẫn còn nổi da gà, ớn nhợn”, ông Cương nói.
 
Bán rắn xịn, bị phạt tù

Theo ông Nguyễn Đình Cương, các đối tượng bán rượu rắn dạo ở TP.HCM hầu hết đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của rắn. Do đó, đối với những trường hợp bán rắn dỏm như rắn nước, rắn ráo… (là động vật hoang dã) với số lượng nhiều thì theo Nghị định 99/2009 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và lâm sản, mức phạt tiền có thể lên tới 500 triệu đồng. Còn nếu bán rượu rắn thật như rắn hổ mang, hổ mang chúa thuộc nhóm IB (động vật hoang dã quý hiếm) thì có thể bị xử lý hình sự.
 
Theo Khang Bách
Pháp luật TPHCM

1g thịt lợn sống chứa gần 900 ấu trùng giun xoắn

Thứ Tư, 14/03/2012 - 12:15
dantri.com.vn
Xét nghiệm trong một vụ dịch ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc Yên Bái) cho thấy, trong 1g thịt lợn chứa 879 ấu trùng giun xoắn và một con lợn khác có 70 ấu trùng giun xoắn.
 >>  Thanh Hóa: Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tìm giun xoắn
 >>  Nhiễm giun xoắn từ nem chạo, 4 bệnh nhân nhập viện
  
Những món ăn tái, sống luôn ẩn chứa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng (Ảnh minh họa internet)
 
Số thịt lợn trên sau khi chế biến thành nem đã gây ra một vụ dịch giun xoắn tại huyện Mù Căng Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc Yên Bái) khiến 26 người mắc, 4 người tử vong. Đây được coi là một trong những vụ nhiễm giun xoắn quy mô lớn đầu tiên tại VN. Sau đó, hàng loạt vụ nhiễm giun xoắn do ăn thịt lợn sống cũng đã diễn ra, chủ yếu do ăn thịt lợn chưa nấu chín.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội, bệnh giun xoắn phân bố rộng khắp trên thế giới, trong đó có VN với các vụ dịch điển hình như vụ dịch ở Nghĩa Lộ khiến 26 người mắc, 4 người tử vong.

Trong một đám cưới tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên hồi tháng 11/2001 đã có 22 người bị nhiễm giun xoắn do ăn thịt lợn sống được lấy từ một con lợn được nuôi tại địa phương khiến 2 người tử vong. Tại một đám tang tháng 9/2004 cũng tại địa phương này đã có 20 người ăn món lạp đều bị nhiễm giun xoắn.

Tiếp đó, tháng 6/2008, tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cũng trong bữa tiệc ăn thịt lợn với món lạp đã có 22 người mắc bệnh, 2 người tử vong. Các xét nghiệm cho thấy, lợn ở đây nhiễm ấu trùng giun xoắn.

Gần đây nhất là tháng 2/2012, tại huyện Mường Lát, Thanh Hóa xảy ra vụ 27 người bị nhiễm giun xoắn do ăn món thịt lợn Mường chưa được nấu chín. Trong số này đã có 6 bệnh nhân được đưa về BV Hà Nội, kết quả xét nghiệm đều dương tính với giun xoắn, có bệnh nhân sinh thiết có ấu trùng giun xoắn trong cơ. Với ổ dịch này, hiện các chuyên gia dịch tễ đang đến hiện trường giám sát và phối hợp với địa phương xử trí.

Cũng theo TS. Đề, ấu trùng giun xoắn ký sinh trong cơ gây co rút và nhiễm độc, đa số các bệnh nhân đồng loạt xuất hiện triệu chứng sau 10 ngày như sốt, đau cơ, đi lại khó khăn, nuốt khó, phù nề, sụt cân, ngứa, nói ngọng, đau bụng, khó thở, ỉa chảy, đi ngoài ra máu. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm 31-50 tuổi và bệnh nhân hầu hết là nam giới.

Hầu hết các vụ dịch giun xoắn thường xảy ra do ăn thịt sống. Khi người ăn phải thịt bị nhiễm ấu trùng giun xoắn chưa được nấu chín, ấu trùng giun xoắn được giải phóng khỏi kén tại dạ dày, sau 1-2 giờ, ấu trùng di chuyển tới ruột non. Tại đây sau 24 giờ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập vào niêm mạc ruột. Vào ngày thứ 4-5 và kéo dài từ 10-30 ngày, giun cái đẻ ấu trùng trong các bạch mạch. Ấu trùng theo hệ bạch mạch tới tim phải, phổi rồi tới tim trái và tới cơ vân, cơ hoành, lưỡi... phát triển thành kén và có khả năng gây nhiễm.

Khi nhiễm giun xoắn, bệnh nhân thường có sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, phù mặt nhất là ở hai mi mắt ... Nặng có thể xảy ra một số biến chứng vào tuần thứ 3 - 4 như viêm cơ, viêm phổi, viêm não làm bệnh nhân có thể tử vong. Tùy theo mức độ nhiễm, tỷ lệ tử vong khoảng 6 - 30%, có trường hợp tử vong trong vòng 1 - 2 tuần. Bệnh nhân được điều trị qua khỏi vẫn còn thấy đau các cơ và bứt rứt trong nhiều tháng sau đó.

Cẩn trọng với lợn cỏ, lợn mán

Để phòng bệnh giun xoắn, các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nuôi lợn thả rông ngoài rừng, vườn. Không ăn sống các loại thịt, tiết canh, đồ tái chín. Đặc biệt, cần cẩn trọng với lợn cỏ, lợn mán… là những động vật được nuôi thả rông, dễ nhiễm ấu trùng giun từ môi trường và truyền sang người.

Nếu ăn phải thịt động vật nấu chưa chín mà thấy xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, kèm theo nôn, có khi chỉ có cảm giác buồn nôn, đau các cơ như cơ lưỡi, cơ vận nhãn, cơ ngực… cần đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

 
Theo Đông Bích
Lao động