Nên biết chỉ số huyết áp như tuổi của mình
"Nên biết chỉ số huyết áp như tuổi của mình". Đó là lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe trước tình trạng số ca bệnh tăng huyết áp tim mạch đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng.
Tăng huyết áp (huyết áp cao) nguy hiểm như thế nào?
Theo số liệu thống kê gần đây, tăng huyết áp (cao huyết áp) chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Có khoảng 64 triệu người sống trong tàn phế do biến chứng của tăng huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 7.1 triệu người trẻ tuổi. Tăng huyết áp lâu dài sẽ gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương tới các cơ quan khác trong cơ thể của chúng ta. Các tổn thương đó có thể là:
- Các biến chứng tại tim: Phì đại thất, thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, loạn nhịp tim, suy tim.
- Các biến chứng tại mạch máu: Dày hoặc xơ vữa mạch máu.
- Các biến chứng tại thận: Giảm độ lọc cầu thận, gây suy thận.
- Các biến chứng tại mắt: Tổn thương đáy mắt
- Các biến chứng tại não: Đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não cơn thiếu máu não thoáng qua.
Tăng huyết áp rất nguy hiểm vì vậy chúng ta không nên xem thường và bỏ qua căn bệnh này.
Tại sao cần biết chỉ số huyết áp như số tuổi của mình?
Thông thường, tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường không thấy gì khác biệt so với người bình thường khác. Tăng huyết áp có diễn biến rất âm thầm, trong khi các biến chứng của bệnh thì xuất hiện rất đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước và lại rất tàn khốc, làm cho người bệnh bị tàn phế hoặc tử vong.
Cách duy nhất để kiểm soát bệnh huyết áp tăng cao là việc theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày. Biết và nhớ chỉ số huyết áp như số tuổi của mình vậy. Việc đo huyết áp tại nhà cũng không quá phức tạp, không đòi hỏi phương tiện, trang bị gì quá đắt tiền. Hiện nay đã có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử có thể sử dụng tại nhà. (Phổ biến và uy tín có máy đo huyết áp Omron), giá mỗi loại máy cũng không quá đắt từ vài trăm đến vài ba triệu đồng, mà kết quả thì hoàn toàn có thể tin tưởng được. Với một chiếc máy đo huyết áp, bệnh nhân có thể theo dõi chỉ số huyết áp cho bản thân và cho cả gia đình. Nếu chưa có điều kiện mua máy đo huyết áp, người bệnh nên thường xuyên thăm khám chứ không chủ quan bỏ qua để rồi phải chịu những biến chứng không đáng có. Người trưởng thành có huyết áp bình thường nên kiểm tra mỗi 6 tháng/lần. Người từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp độ 2 – 3 tháng/lần. Người có biểu hiện của huyết áp cao (chỉ số đạt ngưỡng giới hạn) cần phải kiểm tra thường xuyên hơn, khoảng 1 – 2 lần/tháng.
Khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên là huyết áp tăng cao, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt, kết hợp với các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh cao huyết áp.
Làm gì để kiểm soát huyết áp tăng cao?
Huyết áp là một bệnh mạn tính, không thể chữa lành được mà chỉ có thể điều trị giảm tối đa nguy cơ dài hạn bị các biến chứng tim mạch và tử vong cho người bệnh. Để phòng ngừa, và kiểm soát huyết áp cao ngoài việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chúng ta cần điều chỉnh lối sống để ổn định huyết áp như:
1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: cứ giảm 10 kg cân nặng sẽ làm giảm 5 – 10 mmHg mức huyết áp tâm thu.
2. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần làm giảm huyết áp tâm thu từ 8 – 14 mmHg.
3. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và calci (không quá 6 g muối ăn một ngày): có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu từ 2 – 8 mmHg.
4. Tăng cường hoạt động thể lực: có thể làm giảm 4 – 9 mmHg huyết áp tâm thu. Vận động cơ thể đều đặn như đi bộ nhanh, chạy chậm ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc chơi các môn thể thao.
5. Hạn chế uống rượu: uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4 mmHg. Mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30 ml ethanol (tức khoảng 720 ml bia hay 300 ml rượu hay 90 ml whisky).
6. Không hút thuốc lá để giảm toàn bộ nguy cơ.
Theo Omron-yte.com.vn
-----
http://webmd.vn/song_khoe/nhung-thuc-pham-lam-sach-dong-mach-va-giam-mo-mau.html
Những thực phẩm làm sạch động mạch và giảm mỡ máu
Một số thực phẩm giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh và làm giảm huyết áp, từ đó giảm mỡ máu và ngăn chặn được bệnh tim. Hấp thu thực phẩm một cách hợp lý có thể kiểm soát cân nặng khỏe mạnh, hạn chế lượng natri trong cơ thể và duy trì một trái tim khỏe. Một số loại thực phẩm đặc biệt sau giúp làm sạch các mảng bám ở động mạch, giảm mỡ máu, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan và tim, đồng thời giúp phục hồi sức khỏe.
Sữa
Theo đại học California, uống sữa tách béo, ăn các loại pho mát như: gruyere, cheddar, parmesan và Swiss một cách hợp lý, giúp tăng cường canxi, giữ huyết áp ổn định.
Ngũ cốc nguyên cám
Các loại ngũ cốc nguyên cám, đặc biệt là bột lúa mì, bột yến mạch… rất giàu chất xơ, có khả năng kết hợp với cholesterol và đẩy các cholesterol xấu LDL ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm mỡ máu.
Protein
Cá là một trong những nguồn protein động vật tốt nhất, giàu axit béo omega 3 nhất, giúp chữa lành các bệnh về tim. Trong cá còn có chất béo không bão hòa đơn và canxi, góp phần làm giảm huyết áp và hạn chế nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cá có chứa omega 3 và 6 giúp ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol.
Trái cây
Pectin là chất xơ tự nhiên có trong táo, chanh, cam, quýt, bưởi, chúng kết hợp với các cholesterol và đẩy cholesterol ra khỏi máu. Táo có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL xuống 10% trong vòng 6 tuần. Cam và chanh giàu kali, giúp điều hòa huyết áp của thận. Bưởi có chứa các dưỡng chất quan trọng như vitamin C và axit folic. Ngoài ra, trong bưởi đào (bưởi da xanh ruột hồng) còn chứa lycopene – một chất chống oxi hóa, bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của cholesterol, làm giảm mỡ máu (cholesterol).
Rau cải
Axit folic và vitamin B có trong ngũ cốc, bơ, hành tây rất có ích trong việc bảo vệ động mạch bằng cách ngăn chặn sự tích tụ các mảng bám cholesterol xấu LDL.
Các loại hạt
Hàm lượng các chất khoáng, chất béo không bão hòa đơn và vitamin E cao trong hạnh nhân có tác dụng giúp tim khỏe mạnh.
Chất béo
Dầu olive có hàm lượng axit béo omega 3 và 6 cao, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đậu khô
Các loại đậu khô chứa nhiều chất xơ hòa tan, vitamin B và axit folic, làm giảm cholesterol và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.
Gia vị
Tỏi có tính kháng viêm và được xem là kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa huyết khối, làm giảm mỡ máu. Ăn một tép tỏi sống mỗi ngày giúp bảo vệ động mạch khỏe.
Chocolate
Theo Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, ăn khoảng 14 gram chocolate đen mỗi ngày giúp bảo vệ tim và kiểm soát huyết áp. Vì trong chocolate giàu phenol – chất làm sạch các mảng bám ở động mạch.
Theo Momega.vn
Chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch
Khi hấp thu quá nhiều calo không cần thiết làm cơ thể tăng cân, dẫn đến béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tim. Do đó, bạn cần phải giảm cân. Nhưng làm thế nào để vẫn thưởng thức được đủ các món ngon mà vẫn đạt được hiệu quả giảm cân như mong muốn?
Lợi ích của chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch
Khi giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch (tức chế độ dinh dưỡng ít chất béo, calo, muối và cholesterol), các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim như huyết áp cao có thể được ngăn chặn hoặc được cải thiện. Huyết áp cao thường gây ra bệnh xơ cứng động mạch. Khi máu lưu thông đến các động mạch này và bị cản trở, chúng khiến bạn cảm thấy đau ngực hoặc ép tim. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng này còn giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu.
Phân loại
Để giữ được cân nặng vừa phải, phụ nữ nên hấp thu khoảng 1,600 calo/ngày từ những thực phẩm được khuyến khích hấp thu theo chế độ ăn uống ngăn chặn cao huyết áp DASH và 2,000 calo/ngày đối với nam. Chế độ ăn kiêng DASH là chế độ ăn uống giảm hấp thu các thực phẩm có chứa muối, đồng thời tăng cường hấp thu các loại trái cây, ngũ cốc và rau cải. Từ đó, giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải và cải thiện huyết áp.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng điều trị bằng cách thay đổi lối sống TLC (tức chế độ ăn nhiều chất xơ và ít calo, chất béo, cholesterol và muối) cũng giúp hạ thấp nồng độ cholesterol xấu, từ đó làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Các thực phẩm có hàm lượng muối thấp
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, hấp thu quá nhiều muối là nguyên nhân làm huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn hãy thay thế các thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh ngọt, kem sôcôla và nước xốt… thường chứa hàm lượng muối, calo và chất béo cao bằng các loại ngũ cốc nguyên cám và những thực phẩm chưa chế biến. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau cải ít calo như ăn cà chua tươi thay vì cà chua đóng hộp, thay thế oliu giàu calo với hành tây, hoặc ăn khoai tây nướng thay vì ăn khoai tây chiên. Đồng thời, bạn hãy đọc nhãn của các thực phẩm dinh dưỡng để tránh những thực phẩm có chứa quá nhiều muối.
Ngũ cốc nguyên cám
Một nghiên cứu của Harris Kristina A. được công bố trên tạp chí "Báo cáo về bệnh xơ vữa động mạch" năm 2010 chỉ ra rằng yến mạch và lúa mạch làm giảm cholesterol xấu LDL, đồng thời giúp cải thiện tình trạng huyết áp. Những người ăn nhiều ngũ cốc hơn trong chế độ dinh dưỡng ít có khả năng bị béo phì. Để giảm cân, bạn nên chọn những ngũ cốc nguyên cám có hàm lượng calo thấp chẳng hạn như một bát bột yến mạch với sữa tách béo 2%, bánh mì nướng không bơ và nhớ ước lượng chính xác kích thước phần ăn của bạn một cách thật cẩn thận.
Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác cũng thích hợp cho chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch: chuyển từ việc sử dụng dầu trộn salad có chứa chất béo sang không chứa chất béo; hay chỉ ăn những chất béo tốt cho sức khỏe như dầu oliu; hoặc thay thế trứng, thịt gà với thịt đã được loại bỏ da, các loại đậu, sữa chua không béo và cá hồi. Đồng thời, ăn 2 chén trái cây và rau cải tươi mỗi ngày đều tốt cho sức khỏe tim mạch.
Theo Momega.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét