Trang

Tác hại khôn lường từ thói quen khi dùng giấy vệ sinh

soha.vn - Thanh Thu | 03/11/2015 04:00

Dưới đây là những mối nguy hại khôn lường từ thói quen dùng giấy vệ sinh mà nhà nào cũng cần biết để phòng tránh.


Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh.

Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh.

Dùng thay cho giấy ăn

Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người.

Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại.

Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe ; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Mặt khác, theo BS Nguyễn Xuân Mai-nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) - cho biết: Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.

Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli...

Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.

Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng.

Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu

Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ.

Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa .

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường.

Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi.

Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.

Được biết hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy vệ sinh, thường thì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra và chúng ta chưa hề biết trong các loại giấy vệ sinh hiện nay trên thị trường được sản xuất tràn lan trong đó có rất nhiều tạp chất từ phế liệu, chưa nói đến việc sử dụng hóa chất để xử lý.

Do đó, để đảm bảo an toàn người dùng nên có sự cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

theo Khỏe & Đẹp

 

Sai lầm "chết người" của chị em khi dùng giấy vệ sinh

soha.vn - Mạc Nhiên | 18/04/2015 20:27

Sai lầm

Thói quen dùng giấy vệ sinh có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Chất lượng không tốt của giấy vệ sinh và thói quen sử dụng không đúng cách dễ trở thành tác nhân gây nên viêm nhiễm.

Dưới đây là những thói quen xấu khi dùng giấy vệ sinh gây hại cho sức khỏe của phụ nữ.

Sử dụng giấy không hợp vệ sinh

Dùng giấy không hợp vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Giấy vệ sinh được tái chế kém chất lượng dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa.

Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng dễ gây viễm nhiễm. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, trưởng phòng khám sản phụ khoa của Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) cảnh báo trên tờ Tri thức trực tuyến:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl.

Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.

Tích trữ giấy trong túi để dùng dần

Tờ Sức khỏe và Đời sống cho biết, một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy.

Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại - là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.

Dùng không đúng cách

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, thói quen dùng giấy lau không đúng khiến cho bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ có xu hướng tăng cao.

Vi khuẩn từ giấy vệ sinh sang lưu trú ở vùng âm đạo, khi hệ vi khuẩn ở vùng âm đạo bị phá vỡ, chúng có thể gây chứng viêm âm đạo.

Dùng giấy vệ sinh không đúng cách dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn các loại giấy vệ sinh cao cấp hoặc giấy ăn mỗi lần đi vệ sinh.

Bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.

theo Đời sống & Pháp Luật

 

 

Hiểm họa khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

soha.vn - 27/03/2015 09:55

Hiểm họa khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

Hiện nay, một số quán ăn vẫn dùng các giấy cuộn vệ sinh làm giấy ăn cho thực khách. Ngay cả nhiều gia đình cũng dùng giấy vệ sinh để lau miệng vì rẻ.

Giấy vệ sinh hay còn gọi là giấy cuộn vốn được sản xuất để dùng trong các toilet.

Thế nhưng hiện nay, phần lớn các quán ăn đều sử dụng chúng cho thực khách chùi miệng, lau đũa... vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau.

Theo một chuyên gia của Công ty TNHH một thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ…

Còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ....

Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

Về tác hại của loại giấy vệ sinh kém chất lượng, theo BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại.

Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.

Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli...

Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.

Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau.

Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng...

Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại.

Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.

Đối với hai loại giấy ăn và giấy vệ sinh, mọi người có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách.

Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn...

theo Giadinh.net

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét