Trang

Những bài thuốc chữa bệnh từ rau đay

soha.vn - ​
Tiểu Nguyễn | 

Ăn rau đay vào mùa hè không chỉ giúp bạn tránh bị táo bón mà còn giải nhiệt, chữa cảm nắng... 

Rau đay – loại rau đem lại nhiều lợi ích sức khỏe không thể thiếu vào mùa hè

Là một loại rau thường được ăn vào mùa hè, rau đay đem lại vô vàn tác dụng.

Không chỉ giúp giải nhiệt mùa hè, rau đay còn là loại rau giúp nhuận tràng, chữa được nhiều bệnh thường gặp.

Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau đay có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng nhuận tràng, tiêu đàm, thông kinh.

Rau đay thường được dùng để chữa bệnh cho người bị suy nhược cơ thể, táo bón, kiết lỵ, ho đàm, an thần, trợ tim, lợi tiểu và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Rau đay và những bài thuốc chữa bệnh đừng bỏ qua - Ảnh 1.

Là một loại rau thường được ăn vào mùa hè, rau đay đem lại vô vàn tác dụng.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong rau đay có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Trong 100g rau đay có chứa Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650m%, vitaminB1 0,24mg%, vitaminB2 0,36mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,490 đơn vị, vitamin E 141 đơn vị. Đây đều là những loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mỗi người.

Không chỉ có rau đay, hạt đay cũng là một trong những loại thực phẩm có vai trò chữa bệnh rất tốt.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong hạt đay có chứa nhiều corchorosid và olitorisid, trong đó olitorisid có tác dụng trợ tim, tăng sức co bóp cơ tim, làm giảm nhịp đập nhanh bất thường của tim.

Trong Đông y, hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim.

Do đó, bên cạnh việc sử dụng rau đay để chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa bệnh, lương y Bùi Hồng Minh khuyên bạn đừng vội vứt bỏ hạt đay.

Thay vào đó, bạn có thể thu lượm hạt đay phơi khô và cất giữ, sau này tận dụng để chữa nhiều bệnh thường gặp.

Rau đay và những bài thuốc chữa bệnh đừng bỏ qua - Ảnh 2.

Rau đay có chứa nhiều nhớt, đây là một tổ hợp chất sinh học rất tốt cho sức khỏe của bạn có công dụng kích thích ruột vận động.

"Rau đay có chứa nhiều nhớt, đây là một tổ hợp chất sinh học rất tốt cho sức khỏe của bạn có công dụng kích thích ruột vận động, đồng thời có tác dụng làm nhờn phân, do đó giúp nhuận tràng, rất tốt để chữa táo bón.

Trong rau đay có chứa nhiều polysaccharid giúp tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ rau đay mà bạn không nên bỏ qua:

Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ rau đay

- Giải nhiệt mùa hè: Rau đay tươi đem rửa sạch, sau đó nấu với nước cua để ăn cơm hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt, tăng cường canxi cho cơ thể, bồi bổ cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể nấu canh rau đay, mồng tơi, khoai sọ cũng sẽ giúp giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo bón, chỉ cần ăn 2-3 ngày liền.

Rau đay và những bài thuốc chữa bệnh đừng bỏ qua - Ảnh 3.

Rau đay tươi đem rửa sạch, sau đó nấu với nước cua để ăn cơm hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt, tăng cường canxi cho cơ thể, bồi bổ cơ thể.

- Hay bị hồi hộp, tim đập nhanh, bứt rứt, khó ngủ: Rau đay 100g, mướp hương, rau mồng tơi, cua đồng giã nát, lọc nước. Sau đó đem mướp, rau đay cùng các loại rau kia nấu canh và ăn.

- Phụ nữ sau sinh có ít sữa: Rau đay 100g đem nấu canh hoặc sắc thành nước uống trong ngày. Uống liên tục như vậy sẽ gọi sữa về nhiều hơn.

- Chữa say nắng, ra nhiều mồ hôi: Lá rau đay rửa sạch, vắt lấy nước uống, còn bã rau đay thì đem đắp lên người, lên trán sẽ giúp đánh bay say nắng.

- Bí tiểu: Rau đay 100g, mã đề 100g đem sắc lấy nước uống hoặc đem nấu canh tôm cua ăn.

- Hen suyễn: Hạt rau đay đem sắc đặc rồi uống sẽ giúp chặn được cơn suyễn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách sau để chữa hen suyễn: hạt rau đay đem giã nát, xơ mướp cắt nhỏ, sau đó đem sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Rau đay và những bài thuốc chữa bệnh đừng bỏ qua - Ảnh 4.

Mặc dù rau đay rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa hè nhưng những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này.

- Táo bón: Rau đay đem sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp chữa táo bón vô cùng hiệu quả. Hoặc rau đay, rau mồng tơi có lượng bằng nhau, đem nấu canh ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 1 tuần để nhuận tràng, tránh táo bón.

Hoặc rau đay, mồng tơi, rau lang, rau má đem nấu canh ăn trong 1 tuần cũng phát huy tác dụng này rất tốt.

- Phù thũng: Hạt rau đay 15-20g đem sắc lấy nước nóng uống, đắp chăn cho vã mồ hồi sẽ thấy người nhẹ nhõm, giảm phù.

- Cảm nắng nhẹ: Hạt rau đay đem sắc uống nóng, vã mồ hôi sẽ cảm thấy nhẹ người hơn.

Lưu ý: Mặc dù rau đay rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa hè nhưng những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này vì có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Muốn có nhiều sữa sau sinh, chị em cũng nên chọn loại rau đay màu đỏ tía thay vì dạng rau đay thân trắng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

theo Trí thức trẻ



Bài thuốc trị rắn cắn, lợi sữa tuyệt hay từ mớ rau mùa hè chưa đến 5 nghìn đồng

03-07-2017 11:16:17 
Tác dụng của rau đay
Tác dụng của rau đay với sức khỏe không chỉ được tận dụng trong các bài thuốc dân gian mà còn được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh.

Không chỉ là loại rau ngon bổ rẻ thường xuất hiện trong mâm cơm mùa hè của các gia đình Việt, rau đay còn có vô vàn công dụng với sức khỏe. Theo cựu đại tá – lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong các tài liệu Đông y ghi rõ, công dụng của rau đay gồm thông kinh, tiêu đam, nhuận tràng nhờ vị ngọt, tính mát.

tác dụng của rau đay 1

Rau đay được cả Đông y và Tây y công nhận có tác dụng chữa bệnh. Ảnh Internet

Loại thực phẩm mùa hè này còn thường xuất hiện trong các bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, lợi tiểu, trợ tim, an thần, ho đàm, kiết lỵ, táo bón và những người bị suy nhược cơ thể. Hạt đay với tính nóng, vị đắng, không độc cũng giúp bổ tim, kích thích tuần hoàn máu.

Không chỉ là vị thuốc quý trong Đông y, y học hiện đại cũng khẳng định rau đay chứa vô số dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong 100 gram rau đay tươi có chứa vitamin E 141 đơn vị, vitamin A 7,490 đơn vị, vitamin C 168mg%, vitamin B2 0,36mg%, vitamin B1 0,24mg%, Kali 650mg%, Sắt 3,8mg%, Phốt pho 93mg% và Canxi 498mg%.

Hạt đay chứa một lượng dồi dào olitorisid có tác dụng làm giảm chứng tim đập nhanh bất thường, tăng cường hoạt động co bóp của cơ tim và trợ tim hiệu quả. Ngoài ra, chất nhớt và polysaccharid của rau đay còn kích thích ruột vận động, giúp nhuận tràng và trị táo bón.

Bài thuốc chữa bệnh từ rau đay

- Táo bón: Một trong những tác dụng của rau đay được nhiều người biết đến nhất là trị táo bón. Chỉ cần dùng rau đay sắc lấy nước uống khoảng 2-3 lần/ngày hoặc nấu canh mồng tơi rau đay 1 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần để trị táo bón, nhuận tràng.

tac dung cua rau day 2

Ăn nhiều canh rau đay giúp nhuận tràng, trị chứng táo bón. Ảnh Internet

- Trị rắn cắn: Trong một số trường hợp khẩn cấp không thể tới bệnh viện kịp thời, người ta còn dùng rau đay khi sơ cứu vết thương bị rắn cắn. Bài thuốc trị rắn cắn từ rau đay như sau: Lấy dây kim cang, ngọn chuối tiêu, ngọn rau đay mỗi thứ 1 nắm đem rửa thật sạch, vẩy ráo nước rồi giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vết thương.

- Cảm nắng nhẹ: Dùng hạt rau đay khô sắc lấy nước uống nóng để cơ thể nhanh vã mồ hôi.

- Phù thũng: Lấy 15-20 gram hạt rau đay đem sắc lấy nước uống nóng, sau đó trùm kín chăn cho người vã mồ hôi. Công dụng của rau đay sẽ giúp giảm phù nhanh chóng.

- Hen suyễn: Lấy hạt rau đay sắc thật đặc rồi chắt nước uống sẽ giúp ngăn chặn cơn suyễn. Hoặc sắc một nắm xơ mướp cắt nhỏ với hạt đay giã nhuyễn lấy nước uống 2 lần/ngày cũng có công dụng tương tự.

- Lợi tiểu: Mã đề 100 gram, rau đay 100 gram đem sắc nước uống hoặc nấu canh tôm ăn hàng ngày.

- Say nắng: Lấy một nắm rau đay tươi rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã đắp lên trán để trị say nắng.

- Lợi sữa: Bài thuốc lợi sữa là một trong những tác dụng của ray đay được nhiều người tin dùng nhất. Trong rau đay có nhiều nước và chất nhờn giúp sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, mẹ sau sinh ăn liên tiếp rau đây trong vòng 1 tháng sẽ thấy lượng sữa của tuần 3, tuần 4 ra nhiều hơn hẳn 2 tuần đầu.

tác dụng của rau đay 3

Bài thuốc lợi sữa từ rau đay được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Ảnh Internet

Nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, tuần 4 vẫn về nhưng kém hơn nhiều. Do đó, sản phụ có thể dùng rau đay để nấu canh hoặc sắc nước uống sau sinh để lợi sữa. Lưu ý, để việc ăn rau đay lợi sữa hiệu quả hơn, chị em nên dùng rau đay thân màu đỏ tía thay vì rau đay thân trắng.

- Khó ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp: Ăn canh cua đồng nấu với mướp hương, mồng tơi và rau đay thường xuyên sẽ giúp trị chứng bứt rứt khó ngủ hoặc tim đập nhanh bất thường.

Tác dụng của rau đay có rất nhiều, tốt và an toàn cho cả bà bầu. Tuy nhiên, trường hợp bị tiêu chảy tuyệt đối không được ăn rau đay để tránh bệnh nặng hơn.

 

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN



Rau đay là loại rau quen thuộc trong bữa cơm người Việt. Nhưng không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng, trong rau đay còn chứa đựng những công dụng hết sức quý báu.

Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ. Rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.

Ích mẹ, lợi con

Rau đay, về phương diện y học cổ truyền, là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Do đó, rau đay thường được dùng làm loại rau làm thuốc có tác dụng chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu. Rau đay cũng được dùng làm rau thuốc chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú, rau đay được dùng như một phương thuốc an thai và cực kỳ lợi sữagiúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.

Về phương diện y học hiện đại, rau đay là loại rau tương đối giàu dinh dưỡng, tất nhiên không phải là đầu bảng. Nhưng xét trên khía cạnh thực tế, rau đau đứng trong tốp đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3). Với những chất dinh dưỡng như vậy, rau đay rất tốt cho trẻ em, bà mẹ mang thai, bà mẹ sau sinh. Trong danh sách các loại rau nên chế biến cho trẻ ăn dặm, ngoài các thứ củ quả thông thường, bạn nên ngắt lá rau đay nấu cho trẻ. Nhớ bỏ cuống lá. Phân tích trong thành phần, người ta thấy trong 100g rau đay có tới gần 92g nước. Tức là khối lượng nước trong rau đay rất lớn, lại là lượng nước có chứa khoáng chất và hoạt chất sinh học. Nên rau đay vô cùng hữu ích với người kém ăn, chán ăn, người bị táo bón, ậm ạch, ăn lâu tiêu. Rau đay cũng là loại rau đứng trong tốp đầu bảng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Canh cua rau đay

Canh cua rau đay

Theo các nghiên cứu mới, người ta còn thấy rau đay có nhiều giá trị thực phẩm-thuốc khác nhau. Phân tích hóa chất trong lá rau người ta thấy có nhiều chất flavonoid, saponin, tannin, steroid, triterpen. Đặc biệt, trong số các hóa chất tìm được người ta thấy có hai chất mang hoạt tính chức năng mạnh là phytol và monogalactosyldiacylglycerol (chống khối u). Ở phần ngọn non có rất nhiều polysaccharid và lignin (đây là các chất mang hoạt tính estrogen thực vật). Trong phần ngọn người ta cũng tìm thấy một số chất đường glucose, fructose, sucrose và 2 chất inositol (đây là các chất giúp nhuận tràng). Điều lý thú, trong lá rau đay người ta còn tìm thấy một hoạt chất thuốc có tên là capsin. Đây là một chất có tác dụng tương tự như với các glycosid cường tim vốn được sử dụng làm thuốc chống suy tim bấy lâu nay (hoạt chất làm vận mạch, lợi sữa và lợi tiểu). Trong chất nhầy của rau đay người ta tìm thấy rất nhiều acid hữu cơ như: coumaric, ferulic, vanillic, hydroxybenzoic (những hoạt chất có tác dụng kháng viêm).

Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau, người ta chứng minh được dịch chiết lá rau đay có một số tác dụng mới như tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa được thử nghiệm với chuột, tác dụng chống viêm được thử nghiệm với chân chuột bị phù, tác dụng chống khối u thực nghiệm gây ra bởi vi rút Epstein-Barr.

4 tác dụng tiêu biểu

Mặc dù nhiều tác dụng mới ngày càng được tìm ra nhưng rau đay có 4 tác dụng tiêu biểu mà bạn không nên quên.

Tác dụng 1: hóa giải táo bón.

Tác dụng này có được là vì trong rau đay có khá nhiều nước. Vì nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Trong rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho dễ bị tống đẩy. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, hóa giải được táo bón.

Tác dụng 2: tăng cường lợi sữa.

Rau đay được chứng minh là rất lợi sữa trên thực tế và lý thuyết. Vì rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều. Hơn thế nữa, phân tích người ta thấy hàm lượng chất béo trong sữa mẹ ở tuần 3, 4 ở bà mẹ ăn rau đay cao hơn người không ăn.

Tác dụng 3: thanh nhiệt giải độc.

Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay có nhiều nước, chữa nhiều nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.

Tác dụng 4: khai thông tiểu tiện.

Những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát sẽ tìm thấy ở rau đay một phương cách thú vị bài trừ các hiện tượng trên. Lý do rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.

Có nhiều cách dùng khác nhau để thu được các tác dụng trên. Một cách đơn giản nhất là bạn ăn 200 - 300g rau đay tùy bệnh, nấu ăn liên tục 2 lần/ngày và liên tục trong 20 - 30 ngày, bạn sẽ thấy khả quan.Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ. Rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét