Trang

Người bệnh tim với sinh hoạt tình dục


vnexpress.net/suc-khoe/nguoi-benh-tim - Thứ sáu, 18/1/2019, 19:45 (GMT+7)

Tôi là nam 44 tuổi, bị bệnh tim. Xin hỏi bác sĩ tôi nên quan hệ tình dục như thế nào để an toàn sức khỏe? (Tiến)

Trả lời:

Tình dục là hoạt động liên quan trực tiếp đến nhịp tim và huyết áp. Đối với người mắc bệnh tim mạch, hoạt động gối chăn cần được quan tâm và có chế độ sinh hoạt khác với người bình thường. 

Để tránh những biến cố xảy ra trong khi "yêu", người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ. Trong đó, bác sĩ sẽ đo lường, xếp loại các mức độ nguy cơ biến cố và tư vấn chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp với từng nhóm theo mô hình KiTOMI.

Mô hình tóm tắt quá trình sinh hoạt tình dục bình thường của con người bao gồm các hoạt động theo thứ tự tăng dần về mức độ như hôn (kissing - Ki), vuốt ve âu yếm (touching - T), quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex - O), thủ dâm (M - Masturbation) và giao hợp (intercourse - I).

Dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ xếp người bệnh vào ba nhóm nguy cơ bị biến cố tim mạch:

- Nhóm nguy cơ cao bao gồm những người có bệnh lý tim mạch không ổn định, bị suy tim mức độ ba trở lên với những biểu hiện khó thở, đau ngực dù không gắng sức hoặc gắng sức nhẹ.

- Nhóm nguy cơ trung bình gồm những người bị bệnh tim mức độ hai, có những triệu chứng đau ngực, khó thở khi có những hoạt động gắng sức vừa phải như đi lên một, hai tầng lầu.

- Nhóm nguy cơ thấp là những bệnh nhân suy tim mức độ một, có những cơn đau ngực ổn định hoặc khi gắng sức nhiều, người bệnh cao huyết áp nhưng đã được kiểm soát.

Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao có thể áp dụng mức độ KiT, tức sinh hoạt tình dục chỉ gồm việc hôn (Ki) và vuốt ve (T) bạn tình. Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên áp dụng toàn bộ KiTOM, được phép thực hiện các hoạt động ở mức KiT, quan hệ bằng miệng (O), thủ dâm (M). Mô hình KiTOMI đầy đủ, bao gồm cả việc giao hợp (I) phù hợp cho người bệnh ở nhóm nguy cơ thấp.

Ngoài ra, bệnh nhân nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những nguy cơ biến cố tim mạch có thể xảy ra. Với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bệnh không nên tự quyết định mức độ sinh hoạt trước khi được bác sĩ khám và tư vấn.

Bác sĩ Trương Quang Bình 
Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM


vnexpress.net/suc-khoe - Thứ sáu, 21/12/2018, 07:23 (GMT+7)

Mệt mỏi, khó thở, đau nhức, ợ chua, đau dạ dày có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh tim.

Đau tim là căn bệnh phổ biến hiện nay với nhiều triệu chứng như đau ngực, căng thẳng, toát mồ hôi lạnh. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu thầm lặng mà bạn không biết đến, theo Reader's Digest. 

Mệt mỏi

Theo bác sĩ tim mạch Stacey E. Rosen, mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến, nhất là với bệnh nhân nữ. Trong 25 làm nghề, bác sĩ thấy hầu hết những người bị bệnh tim đều có cảm giác mệt mỏi và khó thực hiện những vận động thông thường hàng ngày.

Khi đau tim, lưu lượng máu đến tim bị giảm, gây căng thẳng cho cơ bắp khiến bạn cảm thấy kiệt sức.

Đau nhức ở lưng, cánh tay hoặc ngực

Đau nhức ở lưng, ngực hoặc một trong hai cánh tay thường là dấu hiệu đau tim thầm lặng. My Heart Sisters giải thích khi tế bào cơ tim bắt đầu hết oxy do một động mạch bị chặn ngăn không cho oxy theo máu vào, chúng bắt đầu gửi tín hiệu đau qua hệ thống thần kinh.

Não của bạn có thể nhầm lẫn các tín hiệu thần kinh đó với các tín hiệu đến từ cánh tay hoặc hàm, vai, khuỷu tay, cổ hoặc lưng trên.

Khó thở

Đột nhiên thở hổn hển khi lên cao trong chuyến bay hoặc khó thở ngay sau khi thức dậy cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.

Tim đóng vai trò chính trong việc vận chuyển oxy đến khắp bộ phận cơ thể và loại bỏ carbon dioxide khỏi các mô. Do đó lưu lượng máu đến tim có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

Ợ nóng hoặc ợ hơi

Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng sau bữa ăn là điều đáng lo ngại. Cơn đau ngực giống như ợ nóng do thiếu lưu lượng máu đến tim, gây đau tim, Ryan Madonick, một bác sĩ tiêu hóa nói.

Đau dạ dày

Các triệu chứng đau tim đôi khi liên quan đến dạ dày như buồn nôn, ói mửa hoặc rối loạn tổng thể, đặc biệt là ở phụ nữ, bác sĩ Rosen nói. Nếu bạn không cảm thấy khỏe, hãy đến bác sĩ để khám. 

Khó chịu ở họng, cổ hoặc hàm

Bác sĩ Kini nói sự khó chịu không thể giải thích được ở cổ hoặc hàm, hoặc bị nghẹn ở cổ họng mà bạn chưa từng cảm thấy trước đây. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đến những thay đổi tinh tế như thế này vì họ gặp khó khăn trong việc cảm nhận cảm giác, bác sĩ Rosen khuyên. 

Cảm giác đau khác lạ

Bác sĩ Rosen nói rằng các bệnh nhân tim cho biết có cảm giác đau đớn rất khác lạ. Nếu có vấn đề bất thường trong cơ thể, cần đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thùy An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét