Trang

Dấu hiệu cảnh báo ung thư tai mũi họng - VnExpress Sức Khỏe

Thứ hai, 25/2/2019, 16:45 (GMT+7)

Khi nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân, nuốt vướng, ù tai, khạc ra máu, hạch vùng cổ..., nên khám tầm soát ung thư.

Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết ung thư vùng tai mũi họng là một trong 5 vị trí ung thư thường gặp nhất, đặc biệt ở nam giới. Mười năm qua Việt Nam có trên 80% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ. Điều trị bệnh giai đoạn này rất khó khăn và hiệu quả không cao.

Bệnh nhân thường đến chuyên khoa ung bướu khám sau khi đã khám ban đầu tại các chuyên khoa liên quan như Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại khoa...

Các phương tiện chẩn đoán và điều trị ung thư hiện ngày càng phát triển, tỷ lệ bệnh nhân phát hiện sớm ngày càng cao, kết quả điều trị khả quan.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo một số dấu hiệu sớm:

- Nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân.

- Ù tai, nghe lùng bùng trong tai hoặc nghe kém.

- Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên, nghẹt hoàn toàn hay không hoàn toàn.

- Chảy máu mũi đỏ tươi hoặc nhày mũi lẫn máu lờ lờ như máu cá.

- Khạc ra máu hoặc ra đàm dính ít máu.

- Nuốt vướng hoặc nuốt đau như bị mắc xương.

- Nuốt đau lan lên tai.

- Khàn tiếng kéo dài, tăng dần.

- Phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần.

Dấu hiệu báo động bệnh ở giai đoạn trễ

- Nhìn đôi (nhìn một thành hai), sụp mi, chảy nước mắt sống.

- Đau hoặc tê bì vùng mặt.

- Há miệng hạn chế hoặc khít hàm tăng dần.

- Giảm cử động của lưỡi (thè lưỡi, đưa lưỡi sang trái hoặc sang phải).

- Nuốt khó, nuốt nghẹn tăng dần với thức ăn đặc.

- Khó thở tăng dần.

Phương pháp phát hiện ung thư vùng tai mũi họng

Khám lâm sàng vùng tai mũi họng và hạch vùng cổ

Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh giai đoạn sớm, bệnh nhân cần đến các chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên khoa Ung bướu để khám lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và khoanh vùng tổn thương nghi ngờ ung thư, từ đó chỉ định xét nghiệm phù hợp với từng vị trí tổn thương.

Không nên để đến khi có các dấu hiệu muộn mới đi khám và tầm soát vì kết quả điều trị sau 5 năm sẽ giảm đi hơn một nửa so với giai đoạn sớm.

Nội soi tai mũi họng

Trước đây bác sĩ sử dụng phương pháp soi tai mũi họng bằng gương soi gián tiếp với đèn Clar nên rất khó phát hiện các tổn thương nhỏ, thậm chí có thể bỏ sót bướu.

Ngày nay nhờ sự phát triển của sợi quang học đồng thời sử dụng nhiều loại nguồn sáng khác nhau, các bác sĩ có thể nhìn thấy được hình ảnh tổn thương rất rõ ràng. Qua hệ thống soi này, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bướu để có kết quả mô học chính xác.

Người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng tai mũi họng như hút thuốc lá, uống rượu hoặc gia đình có người bị ung thư vòm hầu, nên tầm soát bằng cách nội soi tai mũi họng định kỳ mỗi 6-12 tháng.

Siêu âm vùng cổ

Siêu âm vùng cổ rất an toàn và chính xác, có thể thấy được hạch vùng cổ nghi ngờ di căn hoặc tổn thương tại chỗ.

Chụp cắt lớp điện toán CT scan hoặc cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ ít khi được bác sĩ chỉ định ngay từ đầu vì có giá thành khá cao. Trường hợp sau khi khám lâm sàng và nội soi mà vẫn còn nghi ngờ có tổn thương dưới niêm thì CT và MRI có vai trò phát hiện bướu rất tốt.

Xét nghiệm tìm virus hoặc kháng thể kháng virus

Ung thư vòm hầu có liên quan rất mật thiết với virus EBV, có thể làm xét nghiệm kháng thể IgM-EBV, IgG-EBV hoặc xét nghiệm sinh học phân tử tìm DNA-EBV trong huyết tương hoặc trong mẫu mô sinh thiết.

Các vị trí ung thư khác như khẩu hầu, hạ hầu, thanh quản có liên quan đến virus HPV, do đó có thể làm xét nghiệm sinh học phân tử mẫu mô sinh thiết của bướu hoặc hạch cổ để chẩn đoán xác định.

Lê Phương

Lương y bày 3 bí quyết dưỡng thận: Làm được 1 đã tốt, đủ cả 3 sẽ khỏe mạnh, sống thọ

Ngọc Minh - Theo Trí Thức Trẻ, 21/02/2019 12:39


Muốn khỏe mạnh, sống thọ thì cần biết cách nuôi dưỡng tốt cho thận, dưới đây là 3 cách dưỡng thận đơn giản của vị đại tá, lương y 72 tuổi chia sẻ.


Thận nắm giữ gì của cơ thể

Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội chia sẻ để khỏe mạnh cũng phải có bí quyết riêng trong việc nuôi dưỡng hai quả thận trong cơ thể.

Bởi vì, thận là một trong những tạng trong lục phủ, ngũ tạng, có vai trò rất quan trọng. Thận có chức năng lọc nước, lọc máu, sinh tinh, sinh tử, có nhiệm vụ quản lý về gân, xương.

Thận còn có vai trò cung cấp nguồn khí để nuôi dưỡng cho cơ thể. Người có thận tốt, sức khỏe và khí sắc cũng tốt, ít khi bị nhức mỏi đau xương.

Một vai trò được nhắc đến nhiều của quả thận chính là bài tiết chất độc, nước thải ra ngoài cơ thể. Thận có vai trò quản lý tạo miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp cho trí não linh hoạt, điều tiết hoạt động của con người.

Bí quyết 1: Tập thể dục cho thận

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, một quả thận tốt, khỏe mạnh thì phải thường xuyên luyện tập để rèn luyện. Rèn luyện cho thận tốt lên bằng các bài tập thể dục dưỡng sinh như khí công … để thu thập khí nuôi dưỡng thận và cơ thể.


Tập dưỡng sinh rất tốt để rèn luyện và dưỡng thận.

Khi phổi làm nhiệm vụ hít và lọc khí, sau đó khí sẽ đi vào thận. Tại thận khí sẽ được phân chia để đi vào từng cơ thể giúp cho cơ thể hành huyết, hành khí. Nếu thận yếu huyết, khí bị ứa lại tại vị trí nào thì sẽ gây đau mỏi cho vị trí đó.

Tập thể dục để nuôi dưỡng thận là việc cần phải làm hàng ngày, khi thực hiện cần phải chậm rãi vừa tập vừa lắng nghe và cảm thận cơ thể khí - huyết đang được lưu thông.

Bí quyết 2: Ăn uống phải giữ gìn

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết: "Ngoài ăn rèn luyện tập thể dục dưỡng sinh, muốn dưỡng thận tốt thì ăn uống phải biết giữ gìn, tiết chế. Không ăn đồ quá nóng hoặc đồ quá lạnh dễ gây nên mất cân bằng âm dương. Tránh ăn nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn – nước uống công nghiệp, đồ ăn nhiều muối...



Ăn thực phẩm màu đen đều tốt cho thận.

Ưu tiên ăn những thực phẩm tự nhiên, ăn khi còn tươi mới, đồ ăn có tính mát. Các thực phẩm có màu đen như: đậu đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo lứt… đều có tác dụng bổ thận. Trong ngũ hành những thực phẩm có màu đen sẽ đi vào thận".

Lương y gợi ý món ăn tốt giúp dưỡng thận trong trường hợp thận hư, yếu như sau: sử dụng bầu dục lợn, chim sẻ ninh với đỗ trọng ăn trong ngày.

Trong Đông y một số vị thuốc giúp bổ thận có thể kể tới đó là hà thủ ô, nhục thung dung, ba kích, hồ đào nhục… ăn uống bổ trợ thêm sẽ giúp cho thận khỏe.

Bí quyết 3: Đại tiểu tiện thông suốt đều đặn

Theo Lương y Bùi Hồng Minh thì đại tiện và tiểu tiện đều liên quan tới chức năng của thận.

Vì vậy có những trường hợp bệnh nhân bị táo do phổi, đại tràng có vấn đề, thì còn có liên quan tới thận. Do thận điều tiết nước trong cơ thể nếu thận kém gây ra hiện tượng nhiệt, táo.

Cách dưỡng thận đơn giản cần phải uống đủ nước và hàng ngày đi vệ sinh đúng giờ. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.


Uống đủ nước, đại tiểu tiện đúng giờ sẽ tốt cho thận.

Để thận khỏe thì còn phải đi tiểu tiện theo nhu cầu, tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Tiểu tiện có liên quan tới sức khỏe của quả thận, người thường xuyên tiểu nhiều có thể do thận và bàng quang quá lạnh, phải làm ôn ấm lại thận.

Hay như nước tiểu đỏ, màu đục, đi tiểu buốt dấu hiệu thận và bàng quang bị nhiệt, tây y còn gọi nhiễm khuẩn.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm, 3 bí quyết trên nếu thực hiện được đầy đủ sẽ giúp sống khỏe và thọ lâu. Còn chỉ thực hiện được 1/3 cũng đã tốt cho thận và cơ thể.

Mỗi ngày vẫy tay như thế này sẽ mang sự khỏe mạnh, không còn lo bệnh tật khắp người - Kênh thông tin dành cho phụ nữ và gia đình Việt


Bài thể dục vẫy tay này rất đơn giản, ai nấy cũng đều có thể học được, quan trọng là vẫn phải kiên trì.






Nguyên lý dưỡng sinh vẫy tay

Vẫy tay sẽ tác động đến 12 kinh mạch ở cổ tay, bàn tay, gân chân, đầu gối… khiến chúng chịu kích thích mà vận động co giãn, có thể tăng cường huyết dịch trong cơ thể, thậm chí là tuần hoàn vi huyết quản đến tận cùng cơ thể. Dưới sự tác động của khí huyết lưu thông nhanh chóng, 1 vài tế bào hư hỏng, chất thải trong cơ thể sẽ bị bài trừ ra ngoài. Theo góc độ y học hiện nay mà nói, khi vùng vẫy tay có thể khiến cơ thịt của toàn cơ thể thả lỏng, huyết dịch sẽ gia tăng lưu thông thông suốt đến khắp cơ thể.

Rèn luyện 1 tháng: bụng sinh nhiệt, thông tam tiêu, không bệnh tật!

Những người bờ vai đau mỏi sau khi kiên trì vùng vẫy tay 1 khoảng thời gian, thì những bệnh tật về đau mỏi đều sẽ biến mất. Đây là bởi vì thông qua vùng vẫy tay đả thông kinh mạch trong cơ thể người, khiến huyết khí càng thông suốt hơn. Bài thể dục vẫy tay này rất đơn giản, ai nấy cũng đều có thể học được, quan trọng là vẫn phải kiên trì.



Động tác cơ bản

Đôi chân đứng hơi cong, hơi nhắm mắt, giơ 2 tay ra, hơi dùng sức vùng vẫy 2 cánh tay. Mỗi lần khi vẫy đến 5 cái, hãy phối hợp với đầu gối khom xuống.

Thời gian luyện tập

Nửa tiếng đồng hồ trở lên. Khi mới vừa luyện tập, 10-15 phút là được, sau đó từ từ gia tăng thời gian.

Thời điểm luyện tập

Luyện tập vào lúc rạng sáng mặt trời vừa ra và buổi chiều mặt trời sắp xuống, hiệu quả sẽ tốt nhất. Sau khi ăn cơm, bụng đói thì không thích hợp luyện tập.



Những điều chú ý

Trong quá trình luyện tập nếu như xuất hiện 3 hiện tượng là chóng mặt, đau ngực, 2 vai nặng nề mỏi mệt thì cho thấy đã vận động quá mức rồi, cần phải nghỉ ngơi. Có những người sẽ xuất hiện triệu chứng nấc cục, thả hơi…điều này cho thấy tam tiêu đã được thông rồi. Đây đều là hiện tượng bình thường, không cần lo lắng.

Chú ý: Trong quá trình này, phải bỏ hết tất cả tạp niệm, như vậy mới có thể khiến bản thân tâm bình khí hòa, đạt đến hiệu quả gấp đôi.

3 món ăn dễ gây ung thư nếu để qua đêm - VnExpress Sức Khỏe

Chủ nhật, 17/2/2019, 09:34 (GMT+7)

Rau xanh, thực phẩm từ đậu nành, hải sản... nếu để qua đêm sẽ sinh ra nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ung thư.

Theo Caloribee, đồ ăn thừa hoặc một số loại thực phẩm để qua đêm sẽ có lượng độc tố cao, nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là 3 loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên để qua đêm:

Rau có màu xanh

Các loại rau có màu xanh chứa hàm lượng nitrat rất cao. Khi nitrat bị nấu chín và để trong một thời gian dài, chúng sẽ chuyển sang nitrit, là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu ăn không hết tốt nhất là nên bỏ đi, tuyệt đối không nên để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt, cần tây, dưa chuột.

Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu.

Hải sản



Hải sản để qua đêm dễ bị biến chất, gây tổn thương gan và thận khi ăn.

Hải sản để qua đêm như tôm, cua cá đã nấu chín khiến hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng được hâm đi hâm lại nhiều lần.

Thực phẩm từ đậu nành

Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ... rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 đến 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất. Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium - một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.

Thúy Quỳnh

Gừng không chỉ là gia vị, bạn sẽ là “thầy thuốc” thông minh nếu biết thêm 20 cách dùng này

https://static.phunugiadinh.vn/wp-content/uploads/2017/11/1-gung.png
Gừng có mặt trong hầu hết mỗi căn bếp, nếu bạn biết thêm 20 cách sử dụng này, gia vị đơn giản cũng có thể trở thành thần dược. Hãy thử làm theo hướng dẫn này.
Gừng khô – Vị thuốc đa năng 
Gừng từ xưa đã là gia vị quan trọng không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình. Ngoài việc dùng gừng như một hương liệu, chuyên gia Đông y còn xem gừng là một vị thuốc đa dụng tuyệt vời để điều trị nhiều bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Theo Đông y, gừng được sử dụng từ thời xa xưa, sử sách ghi chép lại rằng "Ăn một chút gừng đúng lúc, bạn sẽ không phải nhờ tới bác sĩ kê đơn". Điều này vẫn được thầy thuốc Đông y hướng dẫn áp dụng cho đến ngày nay.
Để ứng dụng những bí quyết này vào cuộc sống, Chuyên gia Đông y hướng dẫn bạn 20 cách sử dụng gừng thông minh và kỳ diệu nhất giúp bạn tránh xa thuốc khi chưa cần thiết.
1. Giải rượu
Pha một chút nước gừng nóng vào một chút mật ong với lượng thích hợp để uống, cách này có thể làm giảm bớt triệu chứng hoặc giã rượu nhanh chóng.
2. Cao huyết áp
Nhiều người mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi. Những lúc huyết áp lên cao bạn cũng có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Nước gừng sẽ làm giãn huyết mạch, giúp huyết áp giảm xuống nhanh hơn.
3. Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng
Pha bột gừng với nước đường để uống ngay tức thì sau khi bị ngã sẽ giúp người bệnh hồi tỉnh nhanh chóng, giải cứu tạm thời trước khi được can thiệp y tế.
4. Đau đầu do cảm lạnh
Vào mùa đông rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mỗi khi cảm lạnh sẽ đi kèm đau đầu hoặc sổ mũi, một chậu nước gừng nóng ấm pha muối và giấm sẽ là "liều thuốc" hữu ích tuyệt vời.
Ngâm ngập bàn chân vào chậu nước đã pha trong khoảng 15 phút cho đến khi bàn chân có dấu hiệu đỏ ửng lên (dùng nước hơi nóng) rồi lau khô chân.
Cách làm này giúp điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho.
Ngoài ra, có thể cắt gừng tươi thành sợi, cho thêm đường đỏ nấu chín. Uống khi nóng ấm, đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.
5. Đau nửa đầu
Khi bạn bị đau nửa đầu, pha một chút nước gừng nóng để ngâm hai tay trong khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất tùy mức độ nặng nhẹ.
6. Chữa gàu trên đầu
Mùa đông da khô, da đầu sẽ xuất hiện rất nhiều gàu, gây ngứa ngáy khó chịu. Hãy thử dùng gừng tươi bôi lên tóc và da đầu, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu hiệu quả.
7. Nhiều gàu, rụng tóc
Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, gừng còn là bài thuốc chữa trị các bệnh về tóc và da đầu khác vô cùng hiệu quả.
8. Lở loét miệng
Đun nước gừng nóng súc miệng thay nước lọc thông thường, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Mỗi khi có bệnh thì áp dụng cách làm này từ 6 đến 9 lần sẽ khỏi.
9. Đau răng do viêm nha chu
Đun nước gừng nóng súc miệng thay nước lọc thông thường, ngày 2 lần vào sáng và tối. Trong trường hợp răng bị đau nhiều, có thể đặt một miếng gừng tươi vào chỗ đau, cắn giữ nguyên tại chỗ để giảm đau.
10. Cổ họng sưng đau
Pha một chút muối ăn vào nước gừng nóng, uống như uống trà. Sử dụng liên tiếp ít ngày là đỡ. Nên uống khi bệnh vừa chớm.
11. Buồn nôn, ói mửa
Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là có thể tránh được cảm giác "mè hè" khi nhìn phải nơi dơ bẩn.
12. Ho
Dùng 15g gừng tươi nấu thành nước với đường trắng vừa uống, dùng nóng có thể điều trị các chứng viêm ho.
Dùng 30g gừng tươi nấu nước nóng ấm tắm cho trẻ em để điều trị bệnh ho cho trẻ một cách hiệu quả.
13. Đau lưng dưới bả vai
Nhiều người bị đau lưng dưới bả vai hoặc cánh tay rất "khó ở" nhưng không thể giải quyết được nhanh gọn. Trong tình huống này bạn nên cho một ít muối và giấm vào trong nước gừng nóng, dùng khăn thấm nước này đắp vào chỗ đau.
Thực hiện như vậy nhiều lần để làm giảm cơn đau.
14. Đau xương khớp
Gừng có tính ấm, nên khi ăn một ít gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau sẽ giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng vùng bị tổn thương.
15. Trị giun
Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là hết giun sán.
16. Chữa hôi chân
Nhiều người có mồ hôi chân nhiều, đi giày ủ kín sẽ sinh mùi hôi khó chịu. Ngâm chân vào trong nước gừng nóng pha thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, duy trì việc ngâm chân thì mùi thối biến mất. Mỗi đợt ngâm từ 4-5 ngày.
17. Nổi mề đay
Nấu cháo gừng tươi quế chi bằng công thức 10 miếng gừng tươi, 3g bột quế chi, 50g gạo, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần/ngày. Ăn ít ngày cho đến khi giảm triệu chứng hoặc lặn mề đay.
18. Tay chân nổi mụn nhọt, rôm sảy, mùi hôi cơ thể
Khi chân tay nổi mụn nhọt mà chưa bị vỡ, có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay chân.
Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, hạn chế tình trạng nổi mụn nhọt.
Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài vùng da hay nổi rôm sảy sẽ nhanh chóng làm chúng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều có thể sử dụng cách làm này.
19. Đau bụng kinh
Dùng 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu cùng với đường đỏ, mỗi ngày uống 2-3 lần cho đến khi triệu chứng đau bụng giảm. Mỗi khi có chu kỳ kinh đau bụng thì có thể sử dụng.
20. Say xe
Người hay bị say xe cần áp dụng bí quyết này bằng cách uống một ít nước gừng trước khi lên xe. Cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường chỉ cổ tay khoảng 3 ngón tay, dùng khăn bọc lại.
Ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe, nôn ói.
*Theo Huanqiu/soha