Trang

Đã đến lúc thế giới nên ngủ trưa

Đã đến lúc thế giới nên ngủ trưa

Khi nắng nóng đạt đến 45 độ C ở Hy Lạp, các nhân viên bảo vệ và hướng dẫn viên du lịch tại Parthenon đã đình công vì không thể làm việc trong những buổi chiều thiêu đốt ở Athens.

"Điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho đất nước. Tuy vậy, Bộ Văn hóa đã không thực hiện các biện pháp quyết liệt để bảo vệ người lao động và du khách", Nghiệp đoàn Nhân viên Bảo vệ Cổ vật Panhellenic viết trong một thông cáo báo chí. Nghiệp đoàn tuyên bố rằng nhiều người đã ngất xỉu và say nắng tại Acropolis (khu di tích bao gồm đền Parthenon). Đây là nguyên nhân buộc họ đình công.


Ngủ trưa

Trên thực tế, khi các nhân viên bảo vệ và hướng dẫn viên từ chối làm việc vào những giờ nắng nóng cao điểm, về cơ bản, họ đã góp phần hồi sinh một truyền thống xa xưa ở Địa Trung Hải: giờ nghỉ trưa (siesta).

Văn hóa ngủ trưa

Trước đây, dân Địa Trung Hải có thói quen ăn thật nhiều và ngủ một giấc ngắn vào giữa trưa. Lối sống này từng khá phổ biến ở các nước Nam Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy. Tuy nhiên, ở thời hiện đại, người ta ít thấy sự xuất hiện của các giấc ngủ trưa ở các nước châu Âu.

"Giấc ngủ trưa xuất hiện trước khi con người tồn tại. Bằng chứng là có nhiều loài động vật không hoạt động vào lúc thời tiết nóng bức hay giữa trưa", TS Simon Quilty, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết. TS Quilty là tác giả của bài báo khoa học về sự thay đổi của văn hóa khi nhiệt độ tăng cao.

Ông cho biết truyền thống ngủ trưa từng bị chỉ trích trong những năm gần đây. Năm 2016, thủ tướng Tây Ban Nha còn đề xuất chính sách cấm người lao động ngủ trưa.

Nhiều loài động vật cũng chọn ngủ trưa để tránh thời gian nắng nhất trong ngày.
Nhiều loài động vật cũng chọn ngủ trưa để tránh thời gian nắng nhất trong ngày. (Ảnh: Alarmy).

"Có một sự phản kháng mạnh mẽ đối với truyền thống ngủ trưa vốn đã tồn tại từ lâu", Quilty nói. "Điều đó phản ánh sự thay đổi của các giá trị nhân văn trong 15-20 năm qua. Các vấn đề tiền bạc, lợi ích vật chất đang làm thay đổi văn hóa và, đặc biệt, hủy hoại môi trường sống".

Từ "siesta" (giấc ngủ trưa) phát triển từ cụm từ Latin sexta hora, nghĩa là tiếng đồng hồ thứ sáu sau bình minh. Đây là thời điểm mà mặt trời lên thiên đỉnh và tốt nhất là con người nên tránh nóng bằng một bữa ăn thịnh soạn và một giấc ngủ ngắn.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ ở nhiều quốc gia liên tục phá kỷ lục. Theo phân tích của tổ chức phi lợi nhuận Climate Central, biến đổi khí hậu đã làm 98% người dân trên Trái Đất sống trong thời tiết nóng hơn trước đây.

Ngay cả những nơi không có thói quen nghỉ trưa cũng đang cân nhắc đến giải pháp này, đặc biệt là khi nắng nóng ngày càng khắc nghiệt. Một tổ chức y tế cộng đồng ở Đức, quốc gia nổi tiếng với năng suất làm việc luôn ở mức cao, đã đề xuất chính sách cho phép người lao động nghỉ trưa để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ.

Giấc ngủ trưa cũng có thể là một giải pháp hiệu quả để đối phó với nắng nóng gay gắt ở Mỹ, theo José María Martín Olalla, giáo sư vật lý tại Đại học Seville (Tây Ban Nha).

"Cho phép người lao động nghỉ trưa đồng nghĩa với việc giúp họ hạn chế làm việc trong thời gian nóng nhất trong ngày", Olalla nói.

Giấc ngủ trưa giúp con người tránh hoạt động trong nắng nóng khắc nghiệt.
Giấc ngủ trưa giúp con người, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời, tránh hoạt động trong nắng nóng khắc nghiệt. (Ảnh: The New York Times).

Tuy nhiên, Tây Ban Nha và Mỹ có khá nhiều khác biệt trong văn hóa, đặc biệt là về thời gian làm việc và ăn trưa. Theo giáo sư Olalla, giấc ngủ trưa không chỉ giúp người lao động nghỉ ngơi mà còn là tín hiệu cho họ biết giờ ăn trưa đã đến.

"Ví dụ, ở Tây Ban Nha, bữa trưa là bữa chính trong ngày", Olalla nói. "Trong khi đó, bữa trưa ở Mỹ lại có vai trò kém nổi bật hơn".

Giấc ngủ trưa khá phổ biến trong văn hóa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, độ phổ biến của những giấc ngủ trưa đã giảm dần. "Giờ đây, không phải người Tây Ban Nha nào cũng ngủ trưa", giáo sư vật lý của Đại học Seville nói. Tuy nhiên, theo ông, sức nóng cực độ của biến đổi khí hậu đang hồi sinh lối sống này.

200.000 người có thể thiệt mạng vì nắng nóng

Theo một nghiên cứu của Đại học Texas A&M, nhiệt độ toàn cầu dự kiến tăng cao sẽ kéo theo số ca tử vong vì nhiệt độ cũng tăng. Các nhà nghiên cứu dự đoán có 200.000 người thiệt mạng vì thời tiết nắng nóng khắc nghiệt vào cuối thế kỷ 21, tăng gấp 5 lần so với thế kỷ trước.

Theo Mayra Reiter, giám đốc chương trình An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Farmworker Justice, một giấc ngủ trưa có thể hạn chế tác động xấu của thời tiết nắng nóng cho người lao động, đặc biệt là những người phải làm việc ngoài trời.

"Cho dù đó là một giấc ngủ trưa hay thời gian nghỉ ngơi giữa ngày làm việc, người lao động cũng cần nó khi làm việc dưới trời nắng nóng", Reiter cho biết. "Nếu không, họ sẽ đối mặt với nguy cơ tổn thương thận do mất nước, say nắng, thậm chí, tử vong do nhiệt độ cao".


Ở Mỹ, các công ty đang thử nghiệm nhiều giải pháp, bao gồm việc cho người lao động nghỉ trưa, để đối phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Shutterstock).

Ở Mỹ, các nhà tuyển dụng đã thử nghiệm nhiều giải pháp để ứng phó với nắng nóng cực độ. Sau mùa hè nóng kỷ lục, các công ty đang thử nghiệm cho nhân viên mặc áo khoác chứa nước đá, miếng dán thấm mồ hôi và nghỉ giải lao có trả lương để giúp người lao động làm việc hiệu quả trong thời tiết nắng nóng.

Trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực đòi hỏi nhiều thời gian trồng, chăm sóc và thu hoạch nông sản, những người nông dân đang chuyển sang thu hoạch cây vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày.

TS Brenda Jacklitsch, một nhà khoa học về sức khỏe và chuyên gia về nhiệt tại Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Mỹ, ủng hộ ý tưởng cho phép người lao động, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời, ngủ trưa.

Công nhân xây dựng cũng có nguy cơ tử vong vì nắng nóng. Năm 2022, mẹ của một công nhân xây dựng ở Texas đã đâm đơn kiện chủ thầu để đòi bồi thường 1 triệu USD sau khi con bà thiệt mạng vì nắng nóng. Người mẹ tin rằng công ty có thể giúp con trai bà tránh khỏi cái chết nếu họ cung cấp nhiều biện pháp đối phó với nắng nóng.

"Bạn biết đấy, giữa trưa là thời điểm nóng nhất trong ngày, khi đó mặt trời đã lên thiên đỉnh", Jacklitsch nói. "Vì vậy, việc công ty sắp xếp những việc nặng nhọc, căng thẳng nhất vào sáng sớm hoặc tối muộn có thể là một giải pháp phù hợp để giúp người lao động làm việc an toàn, hiệu quả".

Tín hiệu tốt giữa biến đổi khí hậu

Một trong những tác dụng chính mà giấc ngủ trưa mang lại cho người lao động là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của họ. Theo Nathan Morris, giáo sư sinh lý học môi trường ở Đại học Colorado, ngủ trưa có thể giúp con người làm mát từ bên trong lẫn bên ngoài.

Ý tưởng thích nghi thay vì chống lại nhiệt độ cực cao có thể đi ngược với văn hóa làm việc ở Mỹ. Tuy nhiên, theo TS Quilty, truyền thống và văn hóa bản địa ở các vùng nhiệt đới luôn phản ứng khá tốt với mối nguy hiểm của nhiệt độ khắc nghiệt.

"Mọi người chỉ nên hiểu đơn giản là thời tiết nắng nóng rất nguy hiểm", ông nói.

Theo Norman Frank Jurrula, một đồng nghiệp của Quilty trong nghiên cứu cách người bản địa thích nghi với biến đổi khí hậu, ngủ trưa là một ví dụ về cách phản ứng của con người đối với thời tiết nắng nóng. Một cách phản ứng khác, theo ông, là cách con người chú ý đến tình trạng hạn hán và di chuyển đến nơi có nguồn nước ổn định hơn.

 Việc con người ngủ trưa là một tín hiệu tốt giữa biến đổi khí hậu.
Việc con người ngủ trưa là một tín hiệu tốt giữa biến đổi khí hậu. (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của Quilty và Jurrula là chỉ sử dụng dữ liệu từ quá khứ thay vì xem biến đổi khí hậu như một vấn đề đương thời. Thực tế, vấn đề này đang làm tăng nhiệt độ thế giới lên cao đến mức con người không thể tồn tại.

Theo GS Olalla, tín hiệu tốt là con người đang cố thích nghi với điều này. Thói quen ngủ trưa đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ - một quốc gia nổi tiếng với những vụ thiệt mạng vì làm việc quá sức, bỏ ăn bỏ ngủ để làm việc.

"Nhân tiện, khi nhận được email mời trả lời phỏng vấn, tôi đang ngủ trưa", Olalla nói trong cuộc phỏng vấn để minh chứng cho sức mạnh lâu dài của giấc ngủ trưa.


Nguồn
https://khoahoc.tv/da-den-luc-the-gioi-nen-ngu-trua-134054

ăn đậu bắp với những lợi ích và tác hại

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này

Đậu bắp là loại quả nhiều dinh dưỡng, nhưng nếu dùng không đúng cách, đậu bắp cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi.

Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A,E,B, axit amin, kali, canxi,... có lợi cho cơ thể con người.

Nhiều người vô tư ăn đậu bắp mà không biết những tác hại khôn lường này - 1

Đậu bắp chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về đường tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Tác dụng của quả đậu bắp

Có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa táo bón tạo cảm giác no lâu hơn, có khả năng góp phần giảm cân. Chất xơ không hòa tan đi qua hệ tiêu hóa một cách nguyên vẹn, bổ sung lượng lớn vào phân và hỗ trợ quá trình tiêu hóa kịp thời và khỏe mạnh.

Đậu bắp chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về đường tiêu hóa.

Bảo vệ phổi

Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng như flavonoid, xanthin và lutein trong đậu bắp mang lại lợi ích to lớn trong việc bảo vệ phổi và trở thành loại rau lành mạnh cho mọi lứa tuổi.

Tốt cho đôi mắt và giúp da khỏe mạnh

Một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của đậu bắp là giữ cho đôi mắt và làn da được khỏe mạnh nhờ vào hàm lượng vitamin A dồi dào.

Duy trì khả năng miễn dịch

Đậu bắp rất hữu ích trong việc duy trì khả năng miễn dịch. Vitamin C trong loại rau này có thể đáp ứng 36% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa ho, nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

Tác hại khi ăn nhiều đậu bắp

Ăn nhiều đậu bắp mỗi ngày có thể khiến một số người phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như:

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong đậu bắp có chứa nhiều oxalat. Theo nhiều khuyến cáo từ viện nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Do đó, những người đang bị bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn nhiều đậu bắp, cũng như các thực phẩm giàu chất oxalat.

Gây ra bệnh tiêu chảy

Đậu bắp có chứa fructans – một loại carbohydrate. Ăn nhiều thực phẩm chứa fructans có thể gây ra các tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có vấn đề đường ruột, đặc biệt là người bị hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra ăn đậu bắp bị tiêu chảy thì có thể là do vệ sinh thực phẩm không sạch. Mặc dù đây là thực phẩm có lợi cho những người mắc bệnh táo bón nhưng đối với người bụng cồn cào hay đau bụng thì không nên ăn đậu bắp.

Viêm khớp

Mặc dù không phổ biến, nhưng một tỷ lệ nhỏ người có thể sẽ bị tăng tình trạng đau khớp, viêm khớp và viêm khớp kéo dài nếu ăn đậu bắp thường xuyên. Nguyên nhân là do trong đậu bắp có chất solanine, đây là một hợp chất có thể gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Người bị bệnh đông máu không nên ăn đậu bắp

Hàm lượng vitamin K trong đậu bắp có khả giúp đông máu, vì thế những người đang sử dụng thuốc chống đông máu nên hạn chế hoặc không nên ăn đậu bắp.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đậu bắp vào cùng thời điểm bạn uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường, vì nó có thể làm giảm sự hấp thu của loại thuốc này.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục

Một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận, ăn đậu bắp có thể làm tăng một số hormone (testosterone, hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng), và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, cụ thể là làm giảm trọng lượng, chức năng của tinh hoàn cũng như số lượng và sự di chuyển của tinh trùng.

Mặc dù đây chỉ là những nghiên cứu trên động vật, nhưng nếu bạn (nam giới) đang cố gắng có con thì tốt nhất vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc dùng đậu bắp.

Cách sử dụng đậu bắp an toàn

Một tuần bạn có thể ăn đậu bắp 2 – 3 lần, mỗi lần ăn khoảng 100 - 150g bắp kết hợp với những thực phẩm khác trong bữa ăn là đã có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.

Lưu ý khi ăn đậu bắp

Bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh được những tác hại khi ăn đậu bắp:

  • Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ, vì thế bạn không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
  • Không cần nấu đậu bắp quá chín kỹ để tránh việc làm mất các chất nhầy, cũng như bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
  • Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,... thậm chí bạn có thể ép đậu bắp thành nước để sử dụng.

Theo Đông y, đậu bắp chứa tính hàn vì thế với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.

Những người có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích, tiền sử bệnh sỏi thận đang điều trị bệnh tiểu đường, máu dễ đông cũng không nên sử dụng đậu bắp.

Nhìn chung, đậu bắp cũng giống như các loại thực phẩm khác, đều là nguồn bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu muốn nhận về lợi ích bạn hãy nên ăn chúng một cách điều độ và là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Lạm dụng đậu bắp có thể khiến bạn gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

 
6
Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo
1
Độc đáo

Phẫn nộ
7 đã tặng

Nguồn
https://vtcnews.vn/nhieu-nguoi-vo-tu-an-dau-bap-ma-khong-biet-nhung-tac-hai-khon-luong-nay-ar698618.html

sự cô đơn và các cảm xúc tiêu cực có thể thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn hơn so với việc hút thuốc

Có một thứ "cắt giảm" tuổi thọ, khiến cơ thể già nua nhanh hơn cả hút thuốc nhưng ít người để ý

Nghiên cứu chỉ ra rằng đây là thứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể hơn cả thói quen hút thuốc lá.

Nghiên cứu tiết lộ thứ khiến cơ thể lão hóa nhanh chóng

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Aging-US đã chỉ ra rằng sự cô đơn và các cảm xúc tiêu cực có thể thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn hơn so với việc hút thuốc.

Các nhà khoa học đến từ công ty công nghệ sinh học Deep Long Life đã tiến hành phân tích dữ liệu và đo tuổi sinh học (*) của gần 12.000 người tham gia nghiên cứu.

(*): Tuổi sinh học (biological age) đề cập đến mức độ trẻ hay già hơn so với tuổi tính dựa trên ngày tháng năm sinh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tâm lý, cảm xúc tiêu cực có thể khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn cả thói quen hút thuốc lá. Cụ thể, nghiên cứu xác định rằng hút thuốc khiến cơ thể già thêm khoảng 1,25 tuổi. Trong khi đó, sự cô đơn và các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi, tuyệt vọng,... có thể khiến cơ thể già thêm 1,65 tuổi.

Fedor Galkin, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng yếu tố tâm lý không nên bị bỏ qua trong các nghiên cứu về vấn đề lão hóa, bởi lẽ nó cũng có thể là tác động đáng kể lên tuổi sinh học của mỗi người".

"Trạng thái tinh thần và tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Tuy nhiên, chúng phần lớn lại bị ngó lơ khi nhắc tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay", tác giả của nghiên cứu nói tiếp.

Cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn.
Cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn. (Ảnh minh họa).

Chuyên gia Trương Khản, cựu giám đốc của Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết: "Trong tâm lý học, những cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, tức giận, thất vọng, buồn bã, đau đớn đều được gọi chung là những cảm xúc tiêu cực. Những trải nghiệm cảm xúc như vậy có thể gây hại cho tâm trí cũng như nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể".

Cụ thể vị chuyên gia cho biết, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng tới:

Hệ tiêu hóa: Những cảm xúc tiêu cực lâu ngày dễ gặp các vấn đề tiêu hóa chẳng hạn như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, đau bụng không rõ nguyên nhân.

Nội tiết: Những người thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng và cáu giận nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp.

Tim mạch: Những cảm xúc như lo lắng, giận dữ sẽ kích thích dây thần kinh giao cảm khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn adrenaline. Adrenaline có tác dụng giúp tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Tình trạng này kéo dài có thể gây hại cho hệ tim mạch. Trên thực tế, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người dễ tức giận có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp đôi so với những người ít giận dữ hơn.

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc tiêu cực?

Chuyên gia Trương Khản cho biết, trong cuộc sống, chúng ta không thể né tránh hoàn toàn các cảm xúc buồn bã, lo lắng, giận dữ. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực và từ từ làm chủ cảm xúc của bản thân.

Bác sĩ Viên Dũng Quý, trưởng Khoa Tâm lý học tại Bệnh viện Trung Đại trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc cho biết mọi người có thể làm theo những cách sau để bình ổn cảm xúc tiêu cực.

1. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm có thể giúp cơ thể giải phóng đủ hormone dopamine và giúp bạn luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày.

2. Luyện tập thể dục đều đặn

- Chạy bộ có thể thúc đẩy quá trình tiết endorphin và giúp giải tỏa lo lắng nhanh chóng;

- Đi bộ 30 phút - 1 tiếng có thể thúc đẩy sự tiết ra dopamine.

Chạy bộ
Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể giải tỏa lo lắng nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Dopamine được tổng hợp từ tyrosine. Các loại thực phẩm lành mạnh như đậu, cá biển, các sản phẩm từ sữa và các loại hạt rất giàu tyrosine. Do đó thường xuyên ăn các loại thực phẩm này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

4. Chia sẻ, tiếp xúc với những người thân yêu

Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và tiếp xúc gần với những người thân mà bạn tin tưởng có thể thúc đẩy quá trình tiết oxytocin giúp bạn cảm thấy yên tâm, vui vẻ hơn.

5. Theo đuổi sở thích

Theo đuổi một sở thích, học một kỹ năng mới giúp não bộ hoạt động hiệu quả và giữ cho tâm trí luôn vui vẻ.

6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất dopamine và kích thích não tiết ra serotonin, giúp mọi người cảm thấy sảng khoái.

7. Thiền định

Thiền định, hít thở sâu, tập yoga,... giúp bạn bình ổn cảm xúc và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí.

Thiền định
Thiền định giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. (Ảnh minh họa)

8. Nghe nhạc và xem chương trình hài kịch

Xem các chương trình hài kịch, nghe nhạc có thể giúp cơ thể tăng cường tiết ra serotonin giúp làm giảm mệt mỏi và xua tan sự lo lắng, cáu kỉnh.

9. Nuôi thú cưng

Chăm nuôi một con vật cũng là một trong những cách để giảm căng thẳng và xua tan cảm xúc tiêu cực.


Nguồn
https://khoahoc.tv/co-mot-thu-cat-giam-tuoi-tho-khien-co-the-gia-nua-nhanh-hon-ca-hut-thuoc-nhung-it-nguoi-de-y-133975

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết

Chân dung những con người đạp đổ định kiến "Nghỉ hưu = cô đơn + buồn chán" sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Cuộc sống mơ ước là đây chứ đâu!

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết

Hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ con người sau khi về hưu sẽ chỉ còn được làm bạn với tuổi già, là kéo dài những tháng ngày u tối, buồn tẻ, vô vị. Nhưng chia sẻ của 5 vị khách mời dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ về một cuộc sống sau khi về hưu tràn đầy sức sống.

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết- Ảnh 1.

Helen Brown đã làm việc vô cùng chăm chỉ trong suốt sự nghiệp của mình.

Bà làm việc trong ngành khoa học máy tính - một ngành nổi tiếng là khó khăn đối với phụ nữ vào những năm 90 - đồng thời phải chiến đấu với sự mệt mỏi đeo bám của chứng đau nửa đầu. Năm ngoái, căn bệnh của Brown khiến bà phải từ bỏ công việc của mình.

Bà Brown ngậm ngùi: "Cố gắng trở thành một phụ nữ trong thế giới số hóa là không hề dễ dàng." Ở tuổi 60, bà vẫn cảm thấy mình đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và bà cũng rất yêu thích công việc này."Công việc này mang lại giá trị cho cuộc đời của tôi, và giờ đây tôi buộc phải nói lời tạm biệt với nó…"

Đối với nhiều người, nghỉ hưu vẫn đồng nghĩa với sự cô đơn, buồn chán và nói thẳng ra là cái chết từ từ.

Tuy nhiên, năm người thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh ra trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1964) trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay sẽ chia sẻ những góc nhìn khác biệt với quan niệm có phần lỗi thời đó.

Mặc dù việc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể là một thách thức lớn và những lo ngại về sức khỏe luôn thường trực, nhưng họ vẫn cho rằng việc nghỉ hưu là điều tuyệt vời.

Vượt qua rào cản tâm lý

Sau khi quyết định nghỉ hưu, những lưu luyến dành cho công việc có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Cảm giác mất đi động lực sống là điều thường gặp ở những người mới nghỉ hưu khi vai trò của họ trong xã hội bị thay đổi quá đột ngột. Theo báo cáo của WHO, khoảng 28% người về hưu bị trầm cảm. Dựa vào đánh giá của 11 nghiên cứu y khoa gần đây về chủ đề này, con số này tương đương với 5% tổng số bệnh nhân bị trầm cảm trên toàn cầu.

Những người về hưu ngoài việc vật lộn thích nghi với lối sống mới thì còn có thêm mối lo ngại rằng tiền tiết kiệm của họ có thể không đủ khi nền kinh tế xảy ra biến động hoặc nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe khó có thể lường trước.

Bà Brown cũng cảm thấy vô cùng lạc lõng khi mới bước vào tuổi nghỉ hưu. Nhưng bà ấy đã áp dụng những bài học mà bà đã học được khi chiến đấu với bệnh tật: "Bạn có hai lựa chọn: bỏ cuộc ngay lập tức hoặc chiến đấu đến phút cuối cùng".

Helen Brown đã tạo cho mình một thời gian biểu để tránh việc sa đà vào những làn sóng cảm xúc tiêu cực. Một ngày của bà bắt đầu bằng vài giờ học tại Đại học Mở, sau đó là lớp vẽ màu nước, về nhà tập yoga, làm vườn hoặc dắt chó đi dạo, và cuối cùng là chơi game trên máy tính với chồng vào buổi tối. Bà không chừa lại một khoảng thời gian rảnh nào để mà bận tâm đến những mông lung trăn trở.

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết- Ảnh 2.

Clive Hook, 65 tuổi, cũng trải qua cú sốc ban đầu khi nghỉ hưu vào cuối năm 2019.

Ông Hook đã dành cả sự nghiệp của mình để đi công tác, điều hành các khóa học lãnh đạo cho các công ty lớn. Việc nghỉ hưu đồng nghĩa với việc mất đi tài xế cá nhân, những chuyến đi sang trọng cùng hàng loạt các tiện nghi khác. Mọi thứ sẽ chỉ còn xoay quanh cuộc sống gia đình đơn điệu, nhàm chán. Tình huống thậm chí còn tồi tệ hơn khi hai vợ chồng ông Brown nghỉ hưu cùng lúc.

Ông nói: "Hai vợ chồng tôi không tìm ra được lý do thực sự để làm bất cứ điều gì. Chúng tôi cứ thế tồn tại qua ngày, đến mức độ không quan tâm hôm nay là thứ mấy trong tuần. Việc đó khiến chúng tôi cảm thấy bản thân mình thật vô dụng."

Rồi một hôm, Clive Brown quyết định khám phá những điều khiến ông cảm thấy cuốn hút, những việc có thể mang lại cho cuộc sống tẻ nhạt của ông chút niềm vui. Ông Hook đã tham gia một dàn hợp xướng và trong năm đó, ông luôn giữ bản thân trong trạng thái bận rộn với các ủy ban hợp xướng, các hoạt động từ thiện và ba lớp học nơi ông học thêm ba thứ ngôn ngữ khác. Ông cũng có những buổi dạy kỹ năng lãnh đạo cho các y tá NHS thay vì các CEO như trước.

"Có một quan niệm sai lầm rằng cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán khi nghỉ hưu", ông Hook nói. "Trên thực tế, cuộc sống luôn luôn bận rộn đến mức tôi có cảm giác như đây là một công việc toàn thời gian."

Nghỉ hưu là để vui chơi

Đối với Jackie Harrison, việc nghỉ hưu đã đáp ứng được những kỳ vọng của bà: "Tôi đã nghĩ rằng đó sẽ là một kỳ nghỉ và nó đã diễn ra như vậy."

Bà Harrison đã làm thủ thư cho đến khi 65 tuổi và vui vẻ nghỉ hưu vào năm 2018. Giờ đây, bà đi du lịch ba lần một năm, đi thăm con cái mỗi cuối tuần, tập thái cực quyền, yoga tại phòng gym hoặc đi bộ trong công viên khoảng hai giờ mỗi ngày.

Bà nói về những người đã nghỉ hưu: "Đó chỉ là sự tự do có thể làm những gì chúng ta muốn và không phải làm những điều chúng ta không muốn".

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết- Ảnh 3.

Sandra Falconer, một giáo viên đã nghỉ hưu ở độ tuổi ngoài 70 cũng đồng tình với quan điểm này.

"Đó là sự tự do. Sự tự do không phải đi họp, không phải chạy đua vào giờ cao điểm."

Bà Falconer cho biết bà vô cùng thích thú khi có thể nói không với bất cứ điều gì bà không còn muốn làm nữa. Bà nghỉ dạy ở tuổi 63 nhưng vẫn tiếp tục làm công việc bán thời gian trong 5 năm. Bà được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson vào năm 2014 nhưng bà vẫn luôn giữ cho mình một phong thái tích cực, hàng ngày chăm chỉ tập thái cực quyền và thường xuyên tham gia các dự án địa phương.

Sandra Falconer, người chưa bao giờ có nhiều thời gian để viết văn với tư cách là một giáo viên, hiện là thành viên của một nhóm sáng tác thơ ca về sự nghèo đói và bất công. Tác phẩm của họ đã lọt vào danh sách rút gọn cho giải thưởng văn học.

Cũng có một số người cho rằng việc nghỉ hưu đã mang lại cho họ không gian để khám phá bản thân theo cách mà họ không có thời gian khi làm việc.

Helen Brown nói: "Nó gần giống như quay trở lại thời thơ ấu một lần nữa và bạn có cơ hội để khám phá thế giới từ đầu". "Bạn sẽ trút bỏ được mọi gánh nặng và căng thẳng khi không phải làm việc nữa."

Chiến đấu chống lại những định kiến và khuôn mẫu của xã hội

Mặc dù đang tận hưởng cuộc sống nhưng 5 vị khách mời đều nhận thấy những quan niệm sai lầm và định kiến về việc nghỉ hưu có thể gây tổn hại đến chất lượng cuộc sống của họ.

Clive Hook than thở: "Ở các nền văn hóa khác, khi bạn già đi đồng nghĩa với việc bạn sẽ khôn ngoan hơn. Trong nền văn hóa của chúng tôi, khi bạn già đi tức là bạn càng trở nên đần độn hơn".

Một số đã từng bị thanh thiếu niên mắng chửi trên đường phố; những người khác cho biết kỹ năng và kiến thức của họ liên tục bị đánh giá thấp hoặc họ cảm thấy như không được tiếp đón bởi các dịch vụ, đặc biệt là không nhận được sự phục vụ chu đáo từ hệ thống y tế.

Kathy Feest, một người thuộc thế hệ Baby Boomer mang trên mình tinh thần cầu tiến và luôn nói "không" với các khuôn mẫu xã hội, đáp lại: "Đừng quan tâm đến những gì họ nói bởi vì quan niệm mà họ có trong đầu đã lỗi thời lâu rồi".

Sandra Falconer tin rằng giới truyền thông và nỗi sợ già đi của chính người dân là nguyên nhân gây ra những định kiến tiêu cực. Điều nguy hiểm là một số người sẽ chỉ ngậm ngùi chấp nhận nhãn hiệu đó; Falconer nói thêm, "Nếu bạn đối xử với ai đó như thể họ vô hình, họ sẽ bắt đầu cảm thấy như thể họ vô hình."

"Tôi chưa bao giờ chấp nhận những khuôn mẫu. Trên thực tế, bên dưới chiếc áo liền quần này, tôi đang mặc một chiếc áo phông mà một trong những cô con gái của tôi mua cho tôi có dòng chữ "Việc cho rằng tôi chỉ là một bà già nhỏ bé là sai lầm lớn nhất của bạn."

Thái độ là chìa khóa để nghỉ hưu thành công

Nghỉ hưu khi 65 tuổi, tôi bị sốc: cuối cùng nhận ra, tự do hay không do thứ này quyết định, người già cần biết- Ảnh 4.

Kathy Feest buộc phải nghỉ hưu ở độ tuổi trẻ hơn dự kiến sau một vụ tai nạn thuyền khiến cột sống của bà bị gãy. Bà khi ấy mới 44 tuổi.

"Tôi chưa sẵn sàng từ bỏ. Tôi còn quá trẻ", Feest nói. Sau khi xây dựng lại cuộc đời, Feest đã tổ chức các khóa học để giúp những người khác tìm lại mục đích sống sau khi nghỉ hưu.

Mọi người thường khẳng định họ không muốn làm gì cả, nhưng Feest nói rằng việc tìm ra mục đích và theo đuổi nó khi nghỉ hưu là điều rất quan trọng. "Bạn thực sự biết. Bạn chỉ đang che đậy nó bằng cách này hay cách khác. Và bạn cho rằng mình không thoát ra được cái mác mọi người gắn cho mình chỉ vì bạn bị viêm xương khớp." Bà luôn khuyên mọi người phải tích cực tìm kiếm những gì họ muốn trong cuộc sống.

"Đó là một quan niệm sai lầm khi cho rằng nghỉ hưu là sự kết thúc của cuộc đời. Thật ra, đó là sự khởi đầu huy hoàng cho một giai đoạn mới của cuộc đời."


Nguồn
https://cafef.vn/nghi-huu-khi-65-tuoi-toi-bi-soc-cuoi-cung-nhan-ra-tu-do-hay-khong-do-thu-nay-quyet-dinh-nguoi-gia-can-biet-188240422110938062.chn

Sau 70 tuổi, đây là 4 thực phẩm chuyên gia Mỹ khuyên ăn càng nhiều càng bổ

Sau 70 tuổi, đây là 4 thực phẩm chuyên gia Mỹ khuyên ăn càng nhiều càng bổ: Kiểm soát đường huyết, chống già hiệu quả

Những thực phẩm này có thể dễ dàng mua tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ với người sau 70 tuổi như ngừa bệnh tim mạch, chắc khoẻ xương, giảm nguy cơ tiểu đường.

Sau 70 tuổi, đây là 4 thực phẩm chuyên gia Mỹ khuyên ăn càng nhiều càng bổ: Kiểm soát đường huyết, chống già hiệu quả

Khi bước sang tuổi 70, xương và bàng quang của người cao tuổi sẽ yếu đi, hệ thống tim mạch dễ gặp vấn đề và trí óc không còn minh mẫn nữa. Những tình trạng này là một phần trong quá trình lão hoá. Để đảm bảo vẫn giữ được sức khoẻ tốt những năm 70 tuổi, giai đoạn quan trọng quyết định tuổi thọ, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, tác giả sách Lauren Manaker khuyên người cao tuổi nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn.

Bông cải xanh (Súp lơ)

photo-1713953174067

Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hoá. Một khẩu phần gần 100g bông cải xanh có thể đáp ứng lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, giúp chống lão hoá, tăng cường đề kháng.

Theo chuyên gia Lauren Manaker, canxi và collagen trong loại rau này giúp xương chắc khoẻ trong khi vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Bông cải xanh cũng giúp tiêu hoá tốt nhờ lượng chất xơ dồi dào, duy trì đường ruột khoẻ mạnh ở người sau 70 tuổi. Ngoài ra chất xơ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu ở 960 người lớn tuổi cho thấy 1 khẩu phần rau xanh đậm như bông cải xanh giúp chống lại suy giảm trí não liên qua đến lão hoá. Cách chế biến phù hợp để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất là hấp bông cải xanh.

Hạt óc chó

photo-1713953176131

 Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ nhận định hạt óc chó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người ở độ tuổi 70. Theo dữ liệu được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người khoẻ mạnh ở độ tuổi 63-79 ăn hạt óc chó mỗi ngày có mức cholesterol "xấu" thấp hơn sau 2 năm. Nghiên cứu cho thấy loại hạt này có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Lauren Manaker cho biết hạt óc chó là nguồn cung cấp axit béo omega 3 gốc thực vật tuyệt vời, hợp chất quan trọng cho quá trình tiêu hoá, hấp thu và tạo ra năng lượng cho cơ thể. Loại hạt này chứa protein, chất xơ, chất chống oxy hoá tốt cho sức khoẻ người cao tuổi, có thể trở thành món ăn vặt lành mạnh giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nước ép lựu

photo-1713953188184


"Chất chống oxy hoá trong nước ép lựu giúp chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại khi chúng ta già đi. Thường xuyên ăn, uống thực phẩm giàu chất chống oxy hoá là cách bảo vệ sức khoẻ tốt nhất", chuyên gia Manaker nói.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Developments in Nutrition cho thấy nước ép lựu có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose, hỗ trợ kiểm soát đường huyết sau khi ăn. Nước ép lựu rất giàu vitamin E, vitamin K và magie, giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol, chống oxy hóa, giảm tình trạng viêm và tốt cho tiêu hóa. Loại nước này hỗ trợ làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu lão hóa và cải thiện sắc tố da ở người sau 70 tuổi.

Quả bưởi 

Chuyên gia Lauren Manaker cho biết với những người ở độ tuổi 70, việc bổ sung đủ vitamin C rất quan trọng với sức khoẻ tổng thể. Theo Tạp chí Dinh dưỡng, các nghiên cứu cho thấy rằng lượng vitamin C hấp thụ trong chế độ ăn uống có thể có vai trò quan trọng trong việc giảm tình trạng mất cơ bắp do tuổi tác.

Việc thường xuyên ăn các thực phẩm dồi dào vitamin C như bưởi mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ: cân bằng huyết áp, cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ duy trì cân nặng khoẻ mạnh, ngừa bệnh tim và tốt cho xương khớp. Bưởi cũng là một trong những loại quả có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát đường huyết.

Theo Eat this, Healthline


Nguồn
https://cafef.vn/sau-70-tuoi-day-la-4-thuc-pham-chuyen-gia-my-khuyen-an-cang-nhieu-cang-bo-kiem-soat-duong-huyet-chong-gia-hieu-qua-188240424170900703.chn

Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin
Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.

Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng quá liều vitamin có thể gây những hậu quả về sức khoẻ.

Tính mạng bị đe doạ

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khoẻ của người dân cũng càng tăng cao. Đặc biệt, không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin.

Chỉ cần gõ cụm từ "mua vitamin" trên thanh công cụ tìm kiếm, ngay lập tức, người dùng sẽ tiếp cận được với hàng loạt lời quảng cáo hấp dẫn.

Trong đó, các loại vitamin từ nhiều nhãn hàng được quảng cáo với lời lẽ "có cánh" như: Vitamin chất lượng cao, chính hãng, an toàn; Vitamin nâng cao sức đề kháng;…

Các loại vitamin cũng được bán với nhiều mức giá khác nhau, từ 190.000 đồng cho đến hơn 500.000 đồng, hoặc đắt hơn. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn loại vitamin phù hợp với "túi tiền". Tuy nhiên, thực tế, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ người dùng.

Mới đây, một cụ ông 89 tuổi tại Anh đã qua đời sau khi dùng vitamin D bổ sung liều cao trong suốt 9 tháng. Từ vụ việc này, cộng đồng y tế địa phương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng thực phẩm chức năng thông thường, vốn không được nêu rõ ràng trong các mẫu quảng cáo sản phẩm.

Tại nước ta, năm 2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hai bệnh nhi V.L. (3 tuổi) và M.H. (18 tháng tuổi) là anh em ruột nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều.

Qua thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc vitamin D - suy thận cấp do uống quá liều trong thời gian dài.

Gia đình cho biết, mong muốn con phát triển khoẻ mạnh, không bị còi xương nên đều đặn cho hai bé uống vitamin D mỗi ngày từ sau sinh. Tuy nhiên, bà thấy cháu thích uống và nghĩ vitamin là thuốc bổ, uống nhiều cũng không sao.

Do đó, thay vì cho cháu uống theo liều lượng quy định, bà lại cho hai cháu uống tùy thích. Hai bé uống trực tiếp tại lọ, không sử dụng dụng cụ đong thuốc hoặc qua dụng cụ đong nhưng lấy nhiều hơn liều quy định nhiều lần trong thời gian dài.

Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai anh em đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8 - 9 lần/ngày. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả cho thấy, hai bé bị tăng canxi máu, tăng canxi niệu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, nồng độ PTH giảm, thận hai bên nhu mô tăng âm.

Qua thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, hai anh em được chẩn đoán ngộ độc vitamin D - suy thận cấp.

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cũng cho biết, đã tiếp nhận cấp cứu nhiều trẻ bị nôn, đau bụng, tiêu lỏng, phồng thóp... Bác sĩ đánh giá những triệu chứng này dễ gặp ở trẻ nhỏ sau khi uống vitamin A liều cao. Chính vì các triệu chứng này, nhiều mẹ đã hốt hoảng đưa con đến bệnh viện vì tưởng trẻ bị ngộ độc thực phẩm ở trường học, viêm não hoặc màng não.

Một số bé phản ứng mạnh khi uống quá liều vitamin A có thể dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn; dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy... Các triệu chứng này xuất hiện sau khi uống từ 6 - 24 giờ.

Để vitamin là "cây đũa thần kỳ"

Vitamin và chất khoáng có thể bù đắp tình trạng thiếu hụt vitamin, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi các nguyên tố vi lượng bao gồm các loại vitamin là những "cây đũa thần kỹ". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.

ThS.BS Dương Công Minh, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM khuyến cáo, trẻ em nếu không có bệnh, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ thì thường không thiếu vitamin. Do vậy, trẻ không cần phải bổ sung thêm bằng các thuốc có chứa hỗn hợp những loại chất này.

Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ đang có chiều cao cân nặng phù hợp cũng nên bổ sung vitamin khi cần thiết. Do vậy, nhiều lúc bác sĩ vẫn chỉ định cho một số trẻ uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin.

Bởi, chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K. Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn cần được bổ sung vitamin. Ngoài ra, trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy...) cũng nên uống thêm vitamin.

"Bổ sung nguồn vitamin qua thực phẩm là cần thiết. Uống vitamin tổng hợp cũng là cách khi bị thiếu vitamin. Nhưng cách tốt nhất là tận dụng nguồn vitamin có trong thiên nhiên", bác sĩ Minh cho biết.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, các vitamin rất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Song, nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt.

Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế. Qua đó, tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hay vitamin nào cho con.

Đồng thời, không nên tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống. Phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.

Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ. Tốt nhất là để trong tủ có khóa an toàn. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.

Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì bé rất dễ bắt chước. Người chăm sóc trẻ phải chắc chắn biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.


Nguồn
https://giaoducthoidai.vn/con-dao-hai-luoi-mang-ten-vitamin-post680614.html

Những ai không nên đi bộ?

Những ai không nên đi bộ?

SKĐS - Đi bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản, phù hợp với tất cả mọi người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe… nhưng những ai không nên đi bộ?

Đi bộ thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, nâng cao mức độ thể lực tổng thể; giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cường tim, hạ huyết áp… giảm nguy cơ mắc bệnh tim  đột quỵ; tăng cường xương, cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, phối hợp, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương, té ngã. Đi bộ cũng thúc đẩy sức khỏe tinh thần bằng cách giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, đồng thời tăng endorphin cải thiện tâm trạng.

Mọi người ở mọi lứa tuổi và trình độ thể chất đều có thể đi bộ, khiến đi bộ trở thành một môn thể thao thuận tiện và bền vững để giữ sức khỏe.

1. Phụ kiện cần có khi đi bộ

Những ai không nên đi bộ?- Ảnh 1.

Phụ kiện đi bộ rất cần thiết để nâng cao sự thoải mái, an toàn và thích thú khi đi bộ. Đầu tư vào giày đi bộ hỗ trợ để ngăn ngừa sự khó chịu, chấn thương ở chân.

Hãy kết hợp chúng với tất thấm ẩm để giữ cho bàn chân luôn khô ráo, không bị phồng rộp. Mang theo một chai nước bên mình, nhấm nháp để giữ nước, duy trì mức năng lượng trong suốt chuyến đi bộ.

Theo dõi tiến trình, đặt mục tiêu bằng thiết bị theo dõi thể dục hoặc đồng hồ thông minh được thiết kế cho người đi bộ. Đảm bảo tầm nhìn và sự an toàn trong điều kiện ánh sáng yếu bằng các thiết bị phản quang như áo khoác, băng tay hoặc đèn kẹp. Với các phụ kiện phù hợp, đi bộ không chỉ trở thành một hình thức tập thể dục mà còn là một hoạt động thú vị và bổ ích.

2. Những việc cần làm sau một buổi đi bộ

Sau khi hoàn thành buổi đi bộ, điều quan trọng là phải thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giảm căng cơ và cải thiện tính linh hoạt. Tiếp theo, cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống nước để bổ sung lượng chất lỏng bị mất trong quá trình tập luyện.

Hãy dành thời gian để hạ nhiệt dần dần, cho phép nhịp tim trở lại trạng thái nghỉ ngơi. Hãy suy ngẫm về buổi đi bộ của bạn, ghi lại bất kỳ thành tích hoặc lĩnh vực nào cần cải thiện. Cuối cùng, hãy nuôi dưỡng cơ thể bằng một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn bổ dưỡng có chứa carbohydrate và protein để tiếp nhiên liệu, hỗ trợ phục hồi cơ bắp.

Những ai không nên đi bộ?- Ảnh 2.

3. Khi nào là thời điểm thích hợp để đi bộ?

Thời điểm thích hợp để đi bộ tùy thuộc vào sở thích cá nhân, lối sống và mục tiêu sức khỏe. Một số người thích đi bộ vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới với không khí trong lành, trong khi những người khác lại thấy đi bộ vào buổi tối hoặc sau bữa tối giúp họ thư giãn, thoải mái hơn. Đi bộ giữa trưa có thể có lợi cho việc phá vỡ thời kỳ ít vận động và tăng cường mức năng lượng.

Cuối cùng, thời điểm tốt nhất để đi bộ là bất cứ khi nào phù hợp với lịch trình của bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Sự nhất quán là chìa khóa, vì vậy hãy cố gắng kết hợp việc đi bộ vào thói quen hàng ngày của bạn vào thời điểm phù hợp nhất với bạn.

4. Những sai lầm cần tránh khi đi bộ

Khi đi bộ hãy tránh những sai lầm thường gặp để phát huy tối đa hiệu quả và giảm thiểu chấn thương:

- Uể oải: Cần duy trì tư thế thích hợp với vai ngửa và đầu ngẩng cao.

- Bước quá dài: Có thể làm căng cơ và khớp.

- Quên khởi động và hạ nhiệt (dễ gây chấn thương).

- Đi giày mòn: Nên đầu tư vào giày dép để hỗ trợ đôi chân trong quá trình đi bộ.

- Bỏ bê việc uống nước: Nên uống nước trước, trong và sau khi đi bộ.

- Bỏ qua cơn đau hoặc sự khó chịu: Hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh tốc độ hoặc tìm kiếm lời khuyên y tế nếu cần.

Cuối cùng, tránh những thứ gây xao lãng như điện thoại thông minh, luôn cảnh giác và nhận thức được môi trường xung quanh để có trải nghiệm đi bộ an toàn.

Những ai không nên đi bộ?- Ảnh 3.

5. Ai không nên đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.

- Những người có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, bệnh hô hấp hoặc chấn thương cơ xương khớp có thể cần hạn chế đi bộ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Những người mang thai gặp biến chứng hoặc mang thai có nguy cơ cao nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi đi bộ kéo dài hoặc vất vả.

- Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng thăng bằng hoặc vận động, chẳng hạn như chóng mặt hoặc viêm khớp nặng, nên thận trọng để tránh té ngã hoặc chấn thương.

Điều cần thiết đối với những người có vấn đề về sức khỏe là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu hoặc sửa đổi bất kỳ thói quen tập thể dục nào, bao gồm cả đi bộ.

Những ai không nên đi bộ?- Ảnh 4.

6. Lưu ý khi đi bộ đối với phụ nữ

Đối với phụ nữ, đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng an toàn là trên hết. Luôn đi bộ ở những nơi có ánh sáng tốt, tốt nhất là đi cùng bạn bè hoặc những khu đông dân cư, đặc biệt là vào buổi tối.

Mặc đồ phản quang và mang theo thiết bị báo động cá nhân hoặc còi để tăng cường an ninh. Luôn nhận thức được môi trường xung quanh và tin tưởng vào bản năng của mình; nếu cảm thấy tình huống đó không an toàn, hãy thay đổi lộ trình hoặc tìm kiếm sự trợ giúp.

Đầu tư vào giày dép hỗ trợ và quần áo thoải mái để tránh sự khó chịu hoặc chấn thương. Cuối cùng, hãy bổ sung đủ nước, thoa kem chống nắng và cân nhắc việc thay đổi lộ trình để chuyến đi của bạn luôn thú vị và hấp dẫn.

Những ai không nên đi bộ?- Ảnh 5.

7. Lưu ý khi đi bộ đối với nam giới

Đối với nam giới, đi bộ là một hình thức tập thể dục tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể. Đặt mục tiêu đi bộ với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, trải đều trong vài ngày.

Bắt đầu bằng việc khởi động, sau đó đi bộ với tốc độ nhanh để làm tăng nhịp tim nhưng vẫn cho phép bạn tiếp tục trò chuyện. Mang giày dép hỗ trợ và quần áo thoải mái. Kết hợp sự đa dạng bằng cách chọn các tuyến đường hoặc địa hình khác nhau. Hãy lắng nghe cơ thể và tăng dần cường độ hoặc thời lượng khi thể lực của bạn được cải thiện. Giữ nước và tận hưởng những lợi ích về tinh thần và thể chất của việc đi bộ thường xuyên.

Mời độc giả xem thêm:

Cách đi bộ và giãn cơ 30 phút để giảm cânCách đi bộ và giãn cơ 30 phút để giảm cân

SKĐS - Đi bộ và giãn cơ là hai hình thức tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả, có thể dễ dàng kết hợp thành thói quen hàng ngày để giảm cân…


Nguồn
https://suckhoedoisong.vn/nhung-ai-khong-nen-di-bo-169240416164038576.htm