Trang

Thay đổi nếp sống để có giấc ngủ tốt

Tiền Phong Online:
16:46 | 26/11/2011

> Những ét-vê 'lỗi' nhịp sinh học
> Lý giải chứng khó ngủ tuổi trung niên

TP - Em bị chứng mất ngủ, mỗi tối chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng là thức giấc rồi không ngủ lại được. Mong bác sĩ giúp em các món ăn hoặc loại thảo dược để có giấc ngủ ngon. - Nguyễn Hoàng Kim (happysummer07@yahoo.com).

Mất ngủ là chứng bệnh không hiếm gặp. Có đến gần 40% người bị mất ngủ. Tình trạng mất ngủ cũng không giống nhau, người thì trằn trọc mãi không ngủ được, người thì thức giấc không ngủ lại được, người thì ngủ rất muộn, người thì mỗi đêm phải thức giấc cả chục lần...

Người ta không khuyến khích những người mất ngủ sử dụng thuốc ngủ như một cứu cánh mà khuyến khích họ thay đổi nếp sống, nhịp sống, thói quen ăn uống, đồng hồ sinh học... để có thể hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất. Cụ thể:

- Dành thời gian cho ngủ ít hơn nhu cầu một chút: Thời gian ngủ mỗi ngày không phải là hằng số 7-8 giờ, đó là thời gian lý tưởng. Nếu bạn không ngủ đủ thời gian đó trong ngày nhưng bạn vẫn ngủ sâu, ngủ ngon, thức giấc không mệt mỏi, làm việc hiệu quả trong ngày thì bạn hãy hài lòng với giấc ngủ của mình.

Cho nên, hãy theo dõi giấc ngủ của mình và cân đối thời gian ngủ để đáp ứng đúng nhu cầu của cơ thể. Khi thức giấc không ngủ lại được, bạn không nên nằm trên giường mà hãy dậy làm việc gì đó, khi nào thực sự muốn ngủ tiếp hãy đi ngủ.

- Buổi tối nên tích cực vận động, tắm nước nóng, uống nước lạnh, uống sữa ấm... là những lời khuyên dành cho người mất ngủ. Bạn không nên cố dỗ mình vào giấc ngủ mà hãy làm việc nhà, đọc sách, xem TV, chăm sóc nhà cửa, đến khi nào thực sự muốn ngủ mới đi ngủ.

- Không nên ăn bữa tối quá giàu năng lượng vì cơ thể cần tiêu hóa cũng gây hiệu ứng trằn trọc, mất ngủ.

-Một số loại đồ ăn giúp dễ ngủ hơn có trà tâm sen, cháo lá sen. Những đồ ăn giàu trytophan như sữa, trứng, thịt, đậu đỗ, cá, phomát... được coi là hormone ngủ. Tránh ăn uống các chất kích thích như cà phê, trà, rượu.

BS Nguyễn Thị Tình

(Mọi thắc mắc xin gửi về email suckhoe@baotienphong.com.vn)

Số ca ngộ độc thuốc cam tăng mạnh

Tiền Phong Online:
07:19 | 29/11/2011

> Dùng thuốc cam, hàng loạt trẻ ngộ độc

TP - Thông tin từ Viện Hóa học (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) cho biết, mấy ngày gần đây, số lượng mẫu bệnh phẩm thuốc cam và mẫu máu của các bệnh nhi được nghi là nhiễm độc chì gửi đến Viện Hóa học xét nghiệm tiếp tục tăng.

Số lượng các mẫu thuốc cam gửi đến Viện Hóa học tiếp tục tăng mạnh             Ảnh: Nguyễn Hoài
Số lượng các mẫu thuốc cam gửi đến Viện Hóa học tiếp tục tăng mạnh Ảnh: Nguyễn Hoài .

Năm người ngộ độc chì trong một nhà

Tính đến ngày 28-11, Viện Hóa học đã tiếp nhận 27 mẫu thuốc cam bị nghi nhiễm độc chì, gần gấp đôi số mẫu phân tích cách đây một tuần. Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các mẫu thuốc cam trên đều có chứa chì, trong đó 21/27 mẫu thuốc cam có chứa từ 12-23%. Cá biệt có hai mẫu được gửi đến xét nghiệm ngày 24-11 chứa hàm lượng chì lên đến 65,8%.

Nếu tính số lượng bệnh nhân bị nghi nhiễm độc chì gửi mẫu máu và mẫu nước tiểu đến Viện Hóa học xét nghiệm, con số lên hơn 100. Ngoài Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Yên Bái như thông tin đã đưa (xem Tiền Phong số 326, thứ ba ngày 22-11), còn ghi nhận thêm các địa phương khác có hiện tượng sử dụng thuốc cam làm hàng loạt trẻ ngộ độc chì như Hải Phòng, Thái Bình…

Không chỉ dừng lại ở trẻ em, ngộ độc chì do dùng đông dược cũng lây sang ở người lớn. Trường hợp nhiễm độc chì nhẹ nhất cũng ở mức 85 mcg/dl, cao hơn 5 lần ngưỡng an toàn vốn chỉ được phép ở mức 15 mcg/dl.

Trường hợp nhiễm độc chì nặng nhất xét nghiệm ở Viện Hóa học mới đây có hàm lượng chì trong máu lên đến 205 mcg/dl, gấp gần 14 lần mức cho phép. Một gia đình ở Nam Định có tới năm người cùng bị nhiễm độc chì; người nhiều tuổi nhất là 78, người ít tuổi nhất là một cháu bé 4 tuổi, đã tử vong.

Có thuốc đông y chứa chì

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong đông y có sử dụng một loại thuốc có chứa chì được gọi là duyên đơn. Thuốc này được điều chế bằng cách oxide hóa chì hay chế từ chì oxide. Thuốc ở dạng bột, có màu đỏ sẫm tươi hoặc màu cam, dùng trong kỹ nghệ sơn, thủy tinh, tráng men và làm thuốc.

Tây y không sử dụng duyên đơn. Đông y có ghi đây là loại thuốc có vị cay, tính lạnh, không độc, chủ yếu để chế cao dán mụt nhọt và để chế long đờm, chấn tâm, chữa nôn ọe. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cho hay, rất ít bài thuốc đông y sử dụng duyên đơn; nếu có sử dụng, hàm lượng duyên đơn trong bài thuốc rất thấp nên hầu như không gây ảnh hưởng gì.

Một bệnh nhi nhiễm độc chì được điều trị tại BV Nhi T.Ư Ảnh: Nguyễn Hoài
Một bệnh nhi nhiễm độc chì được điều trị tại BV Nhi T.Ư Ảnh: Nguyễn Hoài.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng nhận định, loại thuốc màu cam mà các cháu sử dụng và bị ngộ độc chì có thể là duyên đơn hoặc có sử dụng duyên đơn làm thành phần thuốc. Về nguyên nhân khiến việc sử dụng loại thuốc này gây ngộ độc chì hàng loạt, có thể do trước kia, chì được sử dụng làm duyên đơn là chì khoáng vật, hàm lượng chì rất thấp. Hiện nay, có thể một số ông lang sử dụng chì công nghiệp để điều chế duyên đơn nên hàm lượng chì mới cao như vậy.

Một phần khác là do sử dụng thuốc này không đúng cách. Vẫn theo lương y Vũ Quốc Trung, ngay đông y cũng khuyến cáo khi sử dụng duyên đơn “cần dùng cẩn thận, thời gian dùng ngắn, tránh nhiễm độc chì”. Việc có trẻ được cho sử dụng một tuần liên tiếp, lại được bôi trực tiếp lên vết loét, nguy cơ ngộ độc chì rất cao.

Theo TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa Phân tích, Viện Hóa học, kết quả phân tích cho thấy chì có trong các mẫu thuốc cam chủ yếu là chì minium hay gọi là chì đỏ, có thành phần hóa học là Pb2PbO4 hoặc Pb3O4, tức là các oxide chì. Đây chính là loại oxide chì công nghiệp mà, theo lương y Vũ Quốc Trung, có thể được dùng điều chế duyên đơn.

Nguyễn Hoài


08:12 | 22/11/2011

Dùng thuốc cam, hàng loạt trẻ ngộ độc

> Trẻ em ngộ độc thuốc - Lỗi của người lớn
> Một bé trai hôn mê vì dùng thuốc bắc

TP - Những ngày gần đây xuất hiện liên tiếp các ca trẻ em nhập viện do sử dụng một loại thuốc đông y có màu cam, quen gọi là thuốc cam dùng chữa bệnh viêm loét miệng và bước đầu được xác định là bị ngộ độc chì.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị ngộ độc chì. Ảnh: Th. Hà
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị ngộ độc chì. Ảnh: Th. Hà.

14 ca nhập viện

Theo TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa phân tích, Viện Hóa học (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), chưa bao giờ số lượng mẫu bệnh phẩm thuốc màu cam được các cơ sở điều trị gửi đến Viện Hóa học để xác định hàm lượng chì lại nhiều như bây giờ.

Chỉ tính riêng trong tháng 11-2011, có 15 mẫu bệnh phẩm được gửi đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả phân tích cho thấy có 14 trong số 15 mẫu bệnh phẩm thuốc màu cam được gửi đến có chứa hàm lượng chì từ 12,5- 22%.

Mười sáu mẫu máu của các bệnh nhân có sử dụng loại các thuốc cam trên cũng được gửi đến Viện Hóa học để phân tích. Kết quả, có 14 bệnh nhân bị nhiễm độc chì ở các mức độ khác nhau.

Theo TS Lợi, tất cả 14 trường hợp nhiễm độc chì kể trên đều là trẻ em: Nhỏ tuổi nhất mới 2,5 tháng tuổi (xem Tiền Phong số 309 ngày 5-11-2011 bài “Một bé trai hôn mê vì dùng thuốc nam”), lớn nhất là 12 tuổi. Các bé đến từ nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định. Bố mẹ của các bé, sau khi thấy con mình bị viêm loét miệng, đã mua loại thuốc màu cam nói trên để về điều trị. Kết quả là các cháu bị nhiễm độc chì ở các mức khác nhau.

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trong tháng 11 trung tâm có tiếp nhận hai trường hợp trẻ em bị ngộ độc chì. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai bé đều bị ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam. TS Duệ cho hay việc ngộ độc chì do dùng loại thuốc này không phải là chuyên hiếm. Trước đây, trung tâm cũng đã tiếp nhận một số trường hợp bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam, bao gồm cả người lớn và trẻ em.

Buông xuôi với thuốc gia truyền không phép

Ngộ độc chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trong trường hợp ngộ độc chì cấp tính. Khi chì đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, khiến trẻ bị co giật, rối loạn hành vi, có thể gây mất trí nhớ, giảm sút trí tuệ, cơ bắp bị ảnh hưởng có thể dẫn đến bại liệt. Chì cũng ảnh hưởng hệ tạo máu gây thiếu máu, còn khi xâm nhập vào xương, nó khiến trẻ không phát triển được chiều cao... Ngoài ra còn ảnh hưởng nhiều cơ quan khác.

TS Duệ cảnh báo, khi trẻ em bị nhiễm độc chì với nồng độ cao thì dù có điều trị đào thải hết cũng để lại di chứng khiến ảnh hưởng sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ.

Vẫn theo TS Duệ, trong điều kiện dịch chân tay miệng đang phát triển mạnh, không ít các bậc phụ huynh nhầm tưởng con mình bị mắc bệnh cam miệng và nguy cơ sử dụng loại thuốc này sẽ tăng lên. Ông đề nghị cần có sự vào cuộc sớm của các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng sử dụng loại thuốc này.

TS.DS Phạm Văn Khiển, Tổng Biên tập Tạp chí Dược học (Bộ Y Tế), chì là một nguyên tố kim loại nặng, cực độc. Việc một số thuốc cam gần đây có chứa hàm lượng chì cao, TS Khiển cho rằng, có thể là do nguyên liệu chế biến có nhiễm chì. Tuy nhiên do đây là loại thuốc gia truyền, việc kiểm định các loại thuốc này gần như không thể. Đây cũng là loại thuốc không nằm trong danh mục các thuốc được Bộ Y tế cho phép.

Nguyễn Hoài

Hôm qua PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, đêm 20-11 khoa vừa tiếp nhận hai bệnh nhi là chị em ruột ở huyện Hải Hậu (Nam Định) được chuyển từ Trung tâm Chống độc sang trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm độc chì.

Bé gái (11 tuổi) hiện rất nguy kịch, tổn thương não, thận, hệ tiết niệu, la hét liên tục, kích thích vật vã, vật lộn, đau bụng, tiểu tiện ra máu, phải cho uống thuốc an thần. Bé trai (9 tuổi) nồng độ chì trong máu cao hơn, chưa la hét, kích thích nhưng có biểu hiện đau đầu, đau bụng. Theo các bác sĩ đây là hai trường hợp ngộ độc chì cấp tính.

Được biết trước đó, thấy các con xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, mẹ các bé đã mua thuốc bổ hình tròn, không rõ tên thuốc của một người bán dạo ở chợ gần nhà với giá 300.000 đồng về cho cả bốn mẹ con uống. Sau khi uống khoảng 10 ngày đứa con út bốn tuổi bị đau bụng và đau đầu.

Tiếp đó đến chị gái và anh trai có biểu hiện đau bụng, đau đầu. Gia đình đưa ba con đến Bệnh viện Nhi T.Ư khám. Bác sĩ nghi ngộ độc chì. Bé nhỏ tuổi nhất đã tử vong, hai trẻ lớn hơn được chuyển Bệnh viện Bạch Mai.

Thái Hà

Phát hiện thực phẩm chức năng không đạt tiêu chuẩn an toàn

HNMO:
29/11/2011 06:31

(HNM) - Ngày 28-11, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế đã thông báo, qua kiểm tra một số công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN), Thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện 3 sản phẩm TPCN không bảo đảm chất lượng ATVSTP.

Cụ thể, TPCN Cishi (Qinggupo capsule), số lô 110318, NSX 18-3-2011, HSD 17-3-2013 do Công ty cổ phần Thiết bị y tế Delta Việt Nam (số 3, ngõ 176 Mai Dịch, Hà Nội) nhập khẩu; TPCN The Ultimate Gout Forrmula, số lô D176, NSX không ghi, HSD 6-2015 do Công ty cổ phần Thiết bị y tế Delta Việt Nam nhập khẩu; TPCN viên nang Phục Linh nhãn hiệu Juji, NSX 3-3-2011, HSD 1-3-2013 do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Châu Phong (phòng 811, nhà D, Vinaconex 3, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) nhập khẩu.

Để kịp thời ngăn chặn các sản phẩm không bảo đảm chất lượng ATVSTP ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, Cục ATVSTP yêu cầu hai công ty nhập khẩu dừng ngay việc kinh doanh 3 loại TPCN vi phạm, đồng thời khẩn trương thu hồi 3 lô sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Cục cũng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố giám sát việc dừng kinh doanh, đặc biệt kinh doanh ở các nhà thuốc 3 lô sản phẩm nêu trên, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm.


Trúc Linh

Chấm dứt các ca nhiễm mới HIV/AIDS vào năm 2015

Thanh Niên Online:

T.Ư Hội Chữ thập đỏ VN cho biết, chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã chính thức chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero”.

Chủ đề này có ý nghĩa hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

Nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, VN cũng đưa ra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015. Theo đó, sẽ khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2015; chấm dứt các ca nhiễm mới vào năm 2015; giảm các trường hợp tử vong do HIV/AIDS.

Phi Loan

Dầu cá giảm đau khớp

Thanh Niên Online:
Ảnh: Shutterstock

Dùng một lượng nhỏ dầu cá mỗi ngày có thể giúp giảm đau khớp ở bệnh nhân viêm khớp xương mãn tính.

Cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm của các nhà khoa học Úc cho thấy, dầu cá có thể giảm đau và viêm sưng do bệnh viêm khớp xương mãn tính gây ra. Để có kết luận trên, theo báo Daily Mail, các nhà nghiên cứu khảo sát ở 200 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 60.

Mai Duyên

Chế độ ăn chay khỏe mạnh

Thanh Niên Online:
Đậu xanh - Ảnh: Đ.N.Thạch

Ăn chay nếu không đúng cách có thể khiến bạn bị suy dinh dưỡng. Để tránh được điều này, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bạn nên ăn nhiều loại thức ăn để đảm bảo đủ lượng calo và dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo healthday.com, các chuyên gia thuộc cơ quan này đưa ra những gợi ý sau để có một chế độ ăn chay khỏe mạnh: 1. Chọn nguồn protein từ thực vật như đậu nành, các loại hạt, đậu Hà Lan và các loại đậu khác như đậu đỏ, đậu xanh...; 2. Bổ sung nhiều canxi từ các loại rau xanh rậm lá, các loại thực phẩm giàu canxi và các chế phẩm từ sữa; 3. Bổ sung nhiều vitamin B12, vốn thường chỉ có trong thực phẩm từ động vật, bằng cách chọn các thực phẩm có chứa loại vitamin này như ngũ cốc hoặc từ các sản phẩm đậu nành.

Mai Duyên

Bảo vệ tuyến tiền liệt

Thanh Niên Online:
Trái cây, rau quả góp phần tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt - Ảnh: Shutterstock

Khi nam giới già đi, 3 vấn đề có thể nảy sinh liên quan đến tuyến tiền liệt bao gồm viêm, phình to và ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt được xem là căn bệnh “sát thủ” thứ hai sau ung thư phổi.

Sau đây là một số cách đơn giản có thể giúp nam giới bảo vệ tuyến tiền liệt.

Gặp bác sĩ

Các chuyên gia khuyến cáo các cuộc kiểm tra thường niên nếu nam giới trên 50 tuổi, 2 năm một lần nếu ở trong độ tuổi 40-49, và 3 năm một lần nếu trong độ tuổi 20-39. Nguy cơ tuyến tiền liệt phình to tăng 4% mỗi năm sau tuổi 55.

Tầm soát ung thư

Nên tiến hành tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng gia tăng cùng tuổi tác. Bác sĩ sẽ đo mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và tiến hành một cuộc kiểm tra trực tràng. Việc gặp bác sĩ và tầm soát ung thư tuyến tiền liệt đều đặn có vai trò then chốt do sự phát hiện sớm sẽ góp phần cải thiện hiệu quả trị bệnh.

Ăn rau quả

Nên ăn trái cây và rau, đồng thời tránh những loại thực phẩm có mức chất béo cao. Để bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt và tránh cho tuyến tiền liệt bị phình to, nên cố gắng ăn nhiều rau quả mỗi ngày.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Giảm việc tiếp xúc với những chất gây ung thư radon, a-mi-ăng, phóng xạ và ô nhiễm không khí. Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá và tránh ngửi thuốc lá. Hạn chế phơi nắng và nên sử dụng kem chống nắng. Dùng bia rượu hết sức chừng mực.

Khuyến cáo

Theo các chuyên gia, mức độ hoạt động thể chất cao và không có mỡ bụng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt. Vì vậy, giới mày râu được khuyến cáo duy trì một trọng lượng lành mạnh.

Những vấn đề chẳng hạn như bí tiểu hoặc tiểu khó có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến tiền liệt không khỏe và cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Quyên Quân

Tắc động mạch chi dưới

Thanh Niên Online:

Viêm tắc động mạch chi dưới là bệnh lý dễ bị bỏ qua do chẩn đoán nhầm với bệnh về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già.

Tưởng đau xương khớp

Bệnh nhân nam tên Th., 67 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau, mỏi, co cứng bắp chân cả hai bên, không thể đi bộ. Triệu chứng xuất hiện từ một năm qua. Ông Th. đã đi khám tại một số nơi được chỉ định điều trị về xương khớp nhưng không khỏi. Sau khám lâm sàng và chụp mạch máu phát hiện ông bị hẹp khít động mạch chậu 2 bên, tắc động mạch đùi nông 2 bên.

Mới đây, một bệnh nhân nữ 75 tuổi (Hà Nội) vào viện trong tình trạng đau nhức liên tục bàn chân, ngón chân cái đã bị thâm tím, có biểu hiện hoại tử. Tình trạng đau cứng cơ bắp chân trong suốt thời gian dài, ngay cả khi nghỉ ngơi và uống thuốc trị xương khớp không khỏi. Kết quả chụp mạch xác định bị tắc động mạch đùi và các động mạch nhánh ở cẳng chân.


Viêm tắc động mạch chi dưới dễ nhầm với đau xương khớp ở người già - Ảnh: T.Tùng

TS-BS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán can thiệp mạch (Bệnh viện 108, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi gặp nhiều trường hợp tương tự các bệnh nhân kể trên. Đây là bệnh viêm tắc động mạch chi dưới, bệnh chỉ được phát hiện sau thời gian đau kéo dài và điều trị xương khớp không khỏi. Kết quả chụp sau can thiệp mạch, toàn bộ phần mạch bị tắc đã tái lưu thông”.

TS-BS Lê Văn Trường lưu ý, cần nghĩ đến bệnh viêm tắc động mạch chi dưới nếu bệnh nhân có các triệu chứng: đau, mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ mới có thể tiếp tục đi được. Hiện tượng đó lặp lại sau một khoảng cách đi bộ nhất định. Khoảng cách đó ngắn dần chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng lên. Tiếp đó, xuất hiện đau bàn, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ, thậm chí gây mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân; da chân tái và lạnh.

Giai đoạn nặng hơn sẽ bị loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân (do thiếu máu nuôi dưỡng), kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng. Phần lớn người bệnh đến điều trị ở giai đoạn muộn do không có triệu chứng khi bệnh mới khởi đầu; hoặc nhầm với bệnh cơ xương khớp, đau thần kinh ngoại vi, do tuổi già...

Không phẫu thuật

Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng hẹp/tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới vị trí tổn thương. Người dễ mắc bệnh viêm tắc động mạch chi dưới nếu hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...

Nếu có triệu chứng như đã mô tả ở trên, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa bệnh mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh và chính xác nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến hẹp tắc mạch. Ngoài ra, siêu âm mạch máu có thể giúp bệnh nhân biết rõ vị trí, mức độ động mạch bị hẹp tắc, tình trạng thiếu máu chi dưới.

TS-BS Trường cho biết, với bệnh lý này, điều trị cơ bản là mở thông động mạch bị tắc bằng phương pháp nong (đặt stent động mạch chậu) chi dưới qua da bằng ống thông (can thiệp mạch). Khi lòng mạch được mở thông, dòng máu phục hồi, các triệu chứng đau sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn. Các vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên, phần hoại tử nặng do điều trị muộn không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.

Liên Châu

Viagra - coi chừng… cương mãi

Thanh Niên Online:

(TNTS) Nhiều trường hợp quý ông, để cải thiện "bản lĩnh đàn ông" đã tự tìm mua thuốc trị rối loạn cương dương uống, hậu quả nó cứ cương mãi không chịu hạ!

Cuối tháng 10 vừa qua, khoa Nam học, Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM) tiếp nhận một nam bệnh nhân gần 40 tuổi vào viện trong tình trạng dương vật bị cương cứng kéo dài, sung huyết, phù nề rất to. Các bác sĩ khẩn cấp tiến hành chọc hút thể hang của dương vật, tạo đường thông thương giữa thể hang và thể xốp nhằm "bình thường hóa" cho "cậu nhỏ" đang bị phình rất to.

Qua tìm hiểu, các bác sĩ biết được, trước đó để cải thiện chuyện tế nhị của đấng nam nhi, người đàn ông trên tự ý tìm mua 4 viên thuốc được giới thiệu có công dụng trị rối loạn cương (RLC) với giá 50 ngàn đồng/vỉ 4 viên. Uống chưa hết vỉ thì bị biến chứng như nói trên.


Một ca phẫu thuật điều trị tại khoa Nam, Bệnh viện Bình Dân - Ảnh: Thanh Tùng

Mới đây, BV này cũng tiếp nhận một nam sinh viên, 24 tuổi, ở TP.HCM vào viện vì biến chứng sau khi dùng thuốc trị RLC, toàn thân bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng (Phó khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân) cho biết: "Thực chất nam sinh viên này không bị RLC, mà bị rối loạn tâm lý, cậy ấy cứ lo sợ mình bị RLC nên tự tìm thuốc mua uống". Bác sĩ Dũng tiết lộ, trường hợp các quý ông tự mua, dùng thuốc và bị tai biến phải vào viện cấp cứu là rất thường gặp. "Tai biến này rất nguy hiểm, vì nếu không được xử trí kịp thời sẽ khiến xơ hóa thể hang, gây RLC còn nặng hơn nữa, hoặc thậm chí dẫn đến hậu quả liệt dương luôn", bác sĩ Dũng khuyến cáo.


Với những trường hợp dùng tân dược trị RLC bị biến chứng cương kéo dài cần phải nhập viện để được xử trí cho dương vật trước 6 giờ, tính từ lúc bị tai biến. Vì nếu để lâu sẽ dẫn đến xơ hóa thể hang, gây liệt dương.


Người bệnh tim mạch nên cẩn trọng

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Trường Đại học Y Dược (TP.HCM) - Tổng thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP, khuyến cáo: "Các thuốc điều trị RLC hiện nay trên thế giới và ở trong nước phần lớn là các loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, chủ yếu là động mạch, gây hạ huyết áp. Do tác dụng làm giãn động mạch, lượng máu sẽ về các động mạch nhỏ như động mạch vành tim, động mạch sinh dục dễ dàng hơn và có tác dụng giúp động tác cương lên của dương vật trở nên dễ dàng, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh tiểu đường hay bệnh xơ vữa động mạch. Bản thân các thuốc này như Viagra Sednefil lúc đầu được nghiên cứu để điều trị cho người bệnh cao huyết áp có tăng áp động mạch phổi, và trong quá trình dùng thuốc các nhà chuyên môn mới phát hiện ra đặc tính điều trị RLC, thực chất là tác dụng phụ của thuốc, vì thế về sau người ta dùng Viagra để điều trị RLC là chính, chứ không phải như công dụng khởi nguyên ban đầu của nó".


Thuốc trị rối loạn cương trôi nổi rất dễ gây những biến chứng khó lường - Ảnh: Thanh Tùng

PGS-TS Nam phân tích: "Ở những bệnh nhân bị RLC, các thầy thuốc khuyên rằng, nên đi khám kiểm tra sức khỏe trước khi sử dụng đề phòng những bệnh tim nặng có thể gây đột tử trong lúc "hành sự". Tránh sử dụng thuốc trị RLC đồng thời với các loại thuốc làm giãn động mạch vành tim như các chế phẩm của Nitrate. Trong lịch sử đã có những vị vua bị đột tử trong lúc "hành sự", người ta thường cho nguyên nhân của nó là thượng mã phong. Nhưng không phải mọi trường hợp đều là thượng mã phong, mà có thể có một số vị vua do sử dụng các loại thuốc đông dược có tác dụng cường dương quá liều".

Tương tự, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng cũng khuyến cáo, phần lớn các nhóm thuốc tân dược điều trị RLC đều có những phản ứng phụ sau khi dùng như: hoa mắt, phừng đỏ mặt, nghẹt mũi, đau lưng, đau cơ - là những biểu hiện rất thường xảy ra, nhưng người bệnh có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, khuyến cáo là nhóm thuốc trị RLC này không được dùng chung với các thuốc chứa Nitrat (thuốc điều trị trong bệnh cơn đau thắt ngực), vì dễ dẫn đến tác dụng "hiệp đồng" gây tụt huyết áp rất nguy hiểm, có thể đưa đến tử vong. "Với những người bệnh có vấn đề về tim mạch cần phải thận trọng khi sử dụng các thuốc trị RLC. Cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà chuyên môn, không được tự ý dùng. Người đang dùng thuốc chữa bệnh tim mạch, nếu muốn dùng các tân dược trị RLC thì phải cho bác sĩ điều trị biết rõ thuốc tim mạch mình đang dùng để tránh nguy cơ gặp phải tác dụng "hiệp đồng" gây nguy hiểm. Ngoài ra, những người có bất thường về mạch máu, tĩnh mạch, hay bệnh lý hồng cầu khi dùng các thuốc tân dược trị RLC cũng cần lưu ý vì dễ làm cho những bệnh lý đó nặng nề hơn", bác sĩ Dũng nói.

Một số nhà thuốc hiện nay cũng chủ động không bán các tân dược trị RLC cho người không có toa chỉ định từ bác sĩ, vì theo họ loại thuốc này phải bán theo đơn, và cần được theo dõi về tim mạch, huyết áp…

Thanh Tùng

Thuốc trị mụn cóc

Thuốc và sức khỏe | suckhoedoisong.vn:
Thứ sáu, 16/10/2009, 10:6 (GMT+7)

Mụn cóc là bệnh do một loại virut có tên gọi là HPV gây nên. Hiện nay khoa học đã chứng minh được trên 100 chủng HPV gây bệnh ở người. Tùy theo chủng virut mà hình thành các thương tổn khác nhau. Tùy theo vị trí, tính chất của thương tổn mà có tên gọi khác nhau: mụn cóc ở bộ phận sinh dục gọi là sùi mào gà, mụn cóc bàn chân, mụn cóc dưới móng, hạt cơm phẳng, mụn cóc thông thường... Mụn cóc ở cổ tử cung, ở sinh dục nếu không điều trị có thể bị ung thư hóa.

Có khoảng 65% bệnh nhân bị mụn cóc không điều trị nhưng bệnh tự khỏi. Tuy nhiên khoảng 40% có nguy cơ to ra, lan rộng, lan sang vùng khác và lây cho cộng đồng.

Thuốc bôi tại chỗ

Mụn cóc bàn tay.

Axit salicylic với nồng độ từ 5%-40% cùng với các hoạt chất khác nhau như cream, chất màu, keo, gôm hoặc dung dịch carboxycellulose. Thuốc bôi tại chỗ, có thể cho bệnh nhân tự bôi tại nhà có tác dụng làm bong lớp sừng. Tỷ lệ khỏi 70-80%. Lưu ý không dùng bôi mụn ruồi, bớt sắc tố, không bôi lên niêm mạc và sùi mào gà. Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, suy tuần hoàn, không bôi lên da lành, tránh thuốc dây vào mắt, nếu không may vào mắt phải rửa nước trong 15 phút và đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị tiếp.

Cantharidin (verr-Canth) có tác dụng hoại tử thượng bì và hình thành mụn nước. Thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu sử dụng. Thời gian dùng thuốc từ 3-4 tuần. Không bôi gần mắt, niêm mạc, sinh dục và da lành.

Axit dibutyl squaric/diphencyclopropenone, làm tăng nhạy cảm tại chỗ và hình thành viêm da tiếp xúc dị ứng. Bôi đến khi có phản ứng xảy ra, thường từ 1-2 tuần.

Axit trichloacetic (Tri-Chlor): Với nồng độ 80% gây hoại tử tổ chức. Bôi 4 lần /1 tuần cho đến khi khỏi mụn cóc. Không bôi lên mụn ruồi, bớt sắc tố, vùng tóc, mặt, niêm mạc, sinh dục. Thận trọng tránh để lại sẹo.

Podophyllin (Podocon-25) là loại nhựa cây có chứa nhiều hợp chất gây độc tế bào được dùng trong điều trị mụn cóc sinh dục. Đây là thuốc bôi sùi mào gà tốt nhất. Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây nôn mửa, sốt, lẫn lộn, hôn mê, tắc ruột, suy thận... không bôi diện rộng, không dùng cho phụ nữ có thai.

Axit aminolevoulinic (ALA) làm tăng nhạy cảm ánh nắng phối hợp với ánh sáng xanh trong điều trị mụn cóc rất thành công.

Một số loại thuốc mới

Imiquimod (Aldara) là chất đáp ứng miễn dịch được chấp nhận điều trị mụn cóc sinh dục. Cũng có thông báo thành công trong điều trị mụn cóc thông thường ở trẻ em. Thận trọng thuốc có thể gây đỏ da, ngứa, nóng rát, tránh tiếp xúc với ánh nắng.

Podophyllotoxin là một chất tinh chế của podophyllin có tác dụng trên niêm mạc tốt hơn hẳn podophyllin, được dùng điều trị mụn cóc sinh dục và cũng có tác dụng với mụn cóc ngoài bộ phận sinh dục.

5-fluorouracil là hóa chất dùng tại chỗ điều trị bệnh Bowen và dày sừng do quang hóa, cũng có hiệu quả trong điều trị mụn cóc đặc biệt là hạt cơm phẳng. Bôi dung dịch hoặc cream 5% hàng ngày với liệu trình 01 tháng.

Tretinoin là axit retinoic lúc đầu được dùng điều trị trứng cá. Hiện nay là loại thuốc điều trị bệnh hạt cơm phẳng rất tốt.

Những thuốc tiêm trong thương tổn

Liệu pháp tiêm chất miễn dịch vào trong thương tổn: Tiêm test kháng nguyên candida, quai bị hoặc nấm trichophyton vào thương tổn thấy tỷ lệ khỏi bệnh là 74%.

Bleomycin là hóa chất ức chế tổng hợp AND trong tế bào và virut, tác dụng trên cả tổ chức nhiễm virut HPV, làm biến đổi mao mạch tạo nên hoại tử thượng bì, rất tốt cho điều trị mụn cóc kháng trị. Tỷ lệ khỏi bệnh trong khoảng từ 33%-92%. Thận trọng thuốc có thể gây nổi mề đay, tím đầu chi, hoại tử đầu chi, phản ứng đặc ứng tương tự như sốc phản vệ nên phải theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm.

Interferon-alfa 2a và interferon-alfa 2b: là loại cytokine có tác dụng kháng virut, kháng khuẩn, kháng ung thư. Tiêm vào trong thương tổn có tác dụng tốt hơn nhiều so với đường toàn thân. Liều người lớn 3lần/tuần trong 3-6 tuần. Tỷ lệ khỏi đã được thông báo là 36-63%.

Những thuốc tiêm và uống

Cimetidine (Tagamet) là thuốc kháng thụ thể H2 histamin dùng trong điều trị loét dạ dày, với liều cao có tác dụng điều chỉnh miễn dịch, được dùng điều trị mụn cóc, tuy nhiên kết quả chưa cao.

Thận trọng: thuốc có thể gây thiếu máu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, làm tăng nồng độ nhiều loại thuốc trong máu, không nên dùng kết hợp với các thuốc: theophylin, wafarin, phenytoin, quinidin, propranolol metronidazole, procainamide và lidocain.

Retinoid có tác dụng làm mất khả năng tạo sừng của mụn cóc, làm giảm đau. Retinoid cũng có tác dụng làm giảm số lượng tổn thương mụn cóc trong bệnh nhân ghép thận.

Thận trọng: thuốc có phản ứng khô da, viêm môi, nhạy cảm ánh nắng, rụng tóc, viêm ruột, nếu thấy đi ngoài ra máu, đau bụng, tiêu chảy phải ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và trong độ tuổi sinh đẻ.

Cidofovir tiêm tĩnh mạch áp dụng điều trị mụn cóc kháng trị. Thận trọng khi dùng vì có nguy cơ nhiễm độc thận.

ThS.BS. Đỗ Xuân Khoát



thuocbietduoc.com.vn
Điều trị mụn cóc





Tôi xem trên mạng có giới thiệu thuốc Compuund W dùng trị mụt cóc, không biết thông tin đó có đúng khộng nếu đúng thì tôi có thể mua thuốc đó o đâu, và cho hoi có cách nào trị được mụt cóc nữa khộng Xin cam on (Dang Van Viet)

Trả lời:

Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Mụn cóc có thể phát triển trong nhiều tháng mới nhìn thấy được.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn vì chúng hiếu động và thường xuyên làm trầy sướt chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất... Virus HPV thường sống ở những nơi ấm - ẩm nên việc đi chân đất ở những nơi này sẽ dễ bị mụn cóc bàn chân hơn. Làm móng, cắt khoé móng chân, tay… cũng là nguyên nhân thường gây mụn cóc ở người lớn (nhất là phụ nữ). Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như khi bị ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDs dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi.

I. Các dạng mụn cóc: Có hai dạng mụn cóc thường gặp

1-Dạng mụn cóc thông thường (Common warts)

Là những cục sẩn cứng nhô trên da, mặt sần sùi, hình tròn, kích thước từ 2mm đến vài chục milimét, có màu xám. Có thể gặp mụn cóc này ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng nhiều. Mụn cóc có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt:

- Ở dưới lòng bàn chân, dưới móng tay, dưới móng chân khi chạm vào thường gây đau nhói.

- Mụn cóc Mosaic (Mosaic Warts): Bao gồm nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành chùm ở lòng bàn chân,gót chân.

- Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (Genital Warts): Gặp ở bộ phận sinh dục đàn ông, đàn bà, chung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như bệnh mào gà. Trong trường hợp có quan hệ tình dục thì dễ bị lây.

2-Dạng mụn cóc phẳng (plane warts)

Là những sẩn nhỏ hơi nhô cao trên mặt da, nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được. Kích thước từ 1mm đến 5mm, màu vàng nâu, bề mặt trơn láng. Loại mụn cóc này thường lây lan nhanh nên thường có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.

II. Cách lây lan

1- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giầy dép, quần áo. Thông thường phải mất 2-3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay không.

2-Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: Từ vài mụn cóc lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân!

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc bàn chân còn gây ra một số triệu chứng khác. Khi phát triển to hoặc nằm ở những vị trí bị đè ép khi đi bộ hay chạy (gót chân, đầu ngón chân cái…), chúng sẽ gây đau hay tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau.

Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.

III. Các phương pháp điều trị phổ biến

Vì đây là bệnh gây ra do virus, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó cần thiết là nên điều trị càng sớm càng tốt.

Có nhiều phương pháp gọi là "chữa mẹo" trong dân gian nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả .

Tự điều chỉnh tại nhà

Chọn giầy dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá. Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày-dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.

Chấm acid

Khi mụn dưới 0,5 cm sử dụng dung dịch acid Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack). Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể dùng những chế phẩm này tại nhà, nhưng để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng.

Cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết (do lần thoa thuốc ngày hôm trước); thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống (mụn cóc hình dây) của mụn. Hạn chế tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng. Đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để chỗ mát, vì thuốc dễ bay hơi, thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Tuy nhiên, không được tự sử dụng thuốc khi có các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim - mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm trùng...

Chấm Nitơ lỏng

Thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt (có người khỏi hoàn toàn). Thuốc được sử dụng là khí Nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196oC). Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm, có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi chấm.

Đốt điện (Electrosurgery)

Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1 cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấ đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm của việc đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Khuyết điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn (tiểu phẩu), chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, dễ bị nhiễm trùng (vì vết thương hở), chảy máu ở những vết thương to và không được may cầm máu.

Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)

Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn (vết thương kín) nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.

Tiêm Bleomycin tại chỗ hoặc tiêm Interferon trong trường hợp mụn cóc khó điều trị.

Lưu ý:

- Không được làm bể, rút dịch… bóng nước trên bề mặt vết thương chấm nitơ lỏng. Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, tiết dịch hay mủ, mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh… thì có thể vết thương bị nhiễm trùng.

- Đôi khi mụn cóc tái phát nhanh do các mụn mẹ đã gieo rắc virus và tạo các mụn con ở những vùng da xung quanh trước khi chúng được điều trị. Các mụn cóc con này có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị mụn mẹ. Do đó, nên điều trị mụn cóc sớm ngay khi mới phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên.

- Để tránh tái phát nhiều lần, bệnh nhân phải được dặn dò và tự theo dõi hằng ngày trong 2-4 tuần tại những vị trí tổn thương cũ để phát hiện ngay bất kỳ biểu hiện tái phát nào. Điều trị lại (chấm acid, nitơ, đốt điện, tiểu phẫu…) càng nhanh càng tốt những tổn thương “tái phát”, trước khi virus kịp lây nhiễm ra những vùng da xung quanh.

Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” bỗng nhiên tự biến mất không cần phải can thiệp.

Chúc bạn mau khỏi.

Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Triệu chứng sau cắt túi mật

Bee - Khoa học & Đời sống Online:
22/06/2009 16:06:06

- Sỏi đường dẫn mật (bao gồm sỏi ở ống mật chủ, túi mật và trong gan) là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp ở nước ta. Nếu sỏi túi mật có biến chứng hoại tử túi mật thì mổ cắt túi mật tốt hơn là mổ lấy sỏi rồi mở thông (dẫn lưu).

Người thân tôi 51 tuổi, mổ sỏi thận từ năm 1998. Khi đó, thầy thuốc nói nên cắt túi mật vì nếu chỉ mổ để thông thì sẽ phải mổ lại, nguy hiểm hơn. Khi ra viện, người nhà tôi được dặn là về nhà ,nếu thấy vàng mắt, vàng da thì đến mổ lại. Sau đó, tuy không thấy hiện tượng trên, nhưng cho đến tận bây giờ, có hiện tượng khó tiêu, mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm, đi ngoài phân sống, da dẻ không có sắc hồng mà trắng bệch. Xin hỏi người nhà tôi phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ?

Nguyễn Trung Trực (Xin giấu địa chỉ)

Sỏi đường dẫn mật (bao gồm sỏi ở ống mật chủ, túi mật và trong gan) là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp ở nước ta. Nếu sỏi túi mật có biến chứng hoại tử túi mật thì mổ cắt túi mật tốt hơn là mổ lấy sỏi rồi mở thông (dẫn lưu).

Lý do là nếu để túi mật lại rất hay bị tái phát sỏi và là ổ nhiễm khuẩn, thủng túi mật và nguy cơ ung thư phát triển. Nếu sỏi ở ống mật chủ, nhất là ở đoạn cuối do sỏi gây tắc và chít hẹp thì phải mổ nối mật với ruột. Người nhà bác được mổ cắt túi mật, nối mật vào ruột là đúng, còn những triệu chứng hiện nay có thể là do bị viêm túi mật và chít hẹp ống mật chủ do sỏi.

Sau mổ, sỏi mật rất hay bị tái phát vì các lý do: Nhiễm trùng, kết tủa muối mật và cholesterol. Khi bị tái phát, nếu sỏi còn nhỏ, di động được thì có thể chưa có triệu chứng gì trầm trọng. Nhưng khi sỏi gây biến chứng như tắc, nhiễm trùng thì sẽ có triệu chứng điển hình: đau hạ sườn phải, sốt, vàng da vàng mắt.

Ngoài ra còn các dấu hiệu như rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, nếu da và niêm mạc vàng tăng thì người gầy sút nhanh. Sỏi tồn tại lâu sẽ đưa đến tình trạng xơ gan, cổ trướng ứ mật. Nếu tình trạng vàng mắt, vàng da đã xuất hiện thì đã xảy ra tình trạng tắc đường mật, lúc này mới can thiệp mổ lại thì đã muộn, điều trị khó khăn hơn.

Người nhà bác chưa thấy tình trạng vàng da, vàng mắt thì không có nghĩa là sỏi chưa tái phát. Ngoài ra, ăn khó tiêu, đi ngoài phân sống, da trắng bệch thiếu sắc hồng là những triệu chứng do mật và tuỵ bị ảnh hưởng nên không góp phần vào tiêu hoá thức ăn. Vì vậy, người nhà bác cần đi khám sớm, siêu âm gan mật, thăm dò chức năng gan tụy để có kế hoạch phòng, điều trị sớm.

Để phòng sỏi tái phát và hỗ trợ cho tiêu hoá, cần chú ý:

- Không ăn các chất có nhiều cholesterol như mỡ động vật, sữa, trứng, thịt rán, thịt hun khói... Giảm thức ăn có gia vị cay chua. Kiêng rượu bia và thuốc lá.

- Tăng cường ăn rau, quả, đạm thực vật (đậu các loại).

- Nếu xét nghiệm thấy có cholesterol tăng cao trong máu thì cần điều trị để hạ xuống. Tránh để bị nhiễm khuẩn đường ruột.

- Dùng gần như thường xuyên thuốc lợi mật như artichaut (chophyton, artichaut...), sorbitol.

- Thuốc làm tan sỏi: chenodesoxy cholique, chenolite, rowachol...

- Cần có chế độ thể dục và tập luyện hợp lý.
  • BS Phạm Văn Thọ (Theo KH&ĐS số 18, 4/3/2005)

Yến sào dỏm ngày càng tinh vi

dantri.com.vn
Thứ Bẩy, 19/11/2011 - 17:13

Công nghệ “mông má” yến sào ngày càng điêu luyện, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là yến thật, đâu là yến đã qua “xử lý”.
Chị Anh Thảo, nhà ở huyện Bình Chánh - TP.HCM, kể: Tôi mua yến sào tại một cửa hàng ở quận 1 - TP.HCM về ăn. Lần đầu, tổ yến chưng xong nở to, có rất nhiều sợi dai. Đến lần thứ ba, tổ yến nở ít hơn, chỉ có lác đác vài sợi yến, số còn lại đã tan ra thành nước. Mới đây, chị Thanh Xuân, nhà ở quận 3 - TPHCM, phát hiện hộp yến sào của người quen tặng chị hồi tháng 10 có vài tai yến bị mốc, có tai bị nổi đường. Mang hộp yến sào này đến cửa hàng của một công ty uy tín nhờ kiểm tra, chị phát hoảng khi biết đó là yến chất lượng kém, có thể người bán đã xử lý qua các chất tẩy trắng, tẩm đường… và sấy không khô để ăn gian trọng lượng.


Tổ yến dỏm bán trên thị trường. Ảnh: Thái Phương

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường hiện nay, ngoài yến nhà, yến đảo, tại Việt Nam còn có yến sào nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia. So với yến sào Việt Nam, yến sào nhập khẩu chất lượng kém hơn, giá chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/100g nhưng nguồn hàng dồi dào nên được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nhập về bán và giới thiệu là yến Việt.
Theo chị Trần Thị Xuân Hòa, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Thiên Yến, yến sào sau khi làm sạch, sấy khô thì rất khó phân biệt đâu là hàng tốt, đâu là hàng kém chất luợng. Yến sào thật có mùi thơm, sợi dai, khi chưng nở to; còn yến sào dỏm thường có mùi hăng, vị nồng của đường và khi chưng không nở, sợi yến tan thành nước.
Một số người kinh doanh yến trôi nổi còn làm giả bằng cách xử lý qua hóa chất, gắn thêm lông chim vào để tổ yến trông “thật” hơn. Bị làm giả nhiều nhất là yến huyết vì loại yến này đặc biệt bổ dưỡng, giá thành cao. Nếu trước đây, yến huyết giả khi ngâm nước sẽ ra màu hoặc thử với lá trà xanh, tổ yến chuyển sang màu đen thì với công nghệ “ủ” yến huyết hiện đại, yến huyết giả không dễ bị phát hiện. Những ai có điều kiện sử dụng yến huyết thật và tinh ý lắm mới có thể phân biệt yến huyết thật, giả nếu để 2 tổ yến kế bên nhau. Yến huyết thật có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển; yến huyết giả thì đỏ thẫm, tanh nồng.
“Yến sào tốt mua tận gốc đã lên đến 38 - 40 triệu đồng/kg, nếu tính luôn các khoản hao hụt, công sơ chế… thì giá bán không thể dưới 50 triệu đồng/kg. Yến huyết thật cực hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng yến khai thác được nên giá lên đến 20 – 25 triệu đồng/g.
Trong khi đó, yến sào trên thị trường “thượng vàng hạ cám” và một số trường hợp, người bán nhìn mặt khách hàng để “hét” giá. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin, mua hàng tại những địa chỉ uy tín, tin cậy để hạn chế tối đa nguy cơ mất tiền oan uổng vì mua nhầm yến sào dỏm” – giám đốc một công ty yến sào nói.
Theo Đông Nghi
Người Lao Động

Giãn phế quản sau lao phổi | Tư vấn sức khỏe | suckhoedoisong.vn

suckhoedoisong.vn:
Thứ tư, 26/5/2010, 9:33 (GMT+7)
Bố tôi bị lao phổi đã điều trị khỏi cách đây 10 năm. Thời gian gần đây bố tôi hay bị ho, khó thở, mệt mỏi. Kết quả đi khám cho biết bố tôi bị giãn phế quản do hậu quả của lao phổi. Xin quý báo tư vấn về bệnh này, có thể chữa khỏi dứt điểm được không?

Dương Văn Công (Hải Phòng)

Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là sự giãn không hồi phục của cây phế quản. Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản trong đó do lao phổi xơ là một nguyên nhân hay gặp ở nhiều bệnh nhân. Giãn phế quản do lao có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá huỷ và xơ hoá dẫn đến co kéo và giãn phế quản không hồi phục; Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ. Vì đa số trường hợp lao hậu tiên phát, tổn thương lao ở các phân thuỳ đỉnh và phân thùy sau của thuỳ trên nên giãn phế quản thường gặp ở các vị trí này là vị trí dẫn lưu phế quản tốt nên các triệu chứng thường nghèo nàn.

Trong quá trình điều trị, phục hồi chức năng hô hấp là biện pháp quan trọng đối với người bệnh, đó là cần làm thường xuyên tập thở sâu, đều, ho có điều khiển, gõ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau (tuỳ theo vùng phế quản giãn) nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; Phun hít thuốc giãn nở phế quản; Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt bệnh nhân phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than... Đây là bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ đúng những chỉ định điều trị của bác sĩ mới mong bệnh ổn định.

BS. Nguyễn Thanh Hà

Vì sao mỏi hàm?

suckhoedoisong.vn:
Thứ hai, 24/5/2010, 16:19 (GMT+7)

Răng của tôi mọc không thẳng hàng, từ bé tôi không cảm thấy khó khăn gì trong ăn uống nhưng vài tháng nay tôi rất hay bị mỏi hàm bên trái, đau răng, chảy máu răng, hôi miệng, gần đây là nhức đầu bên hàm bị mỏi. Xin hỏi bác sĩ, tôi phải làm gì với tình trạng này?

Trần Thu Ngân (Hà Nội)

Tình trạng của bạn có thể là hàng loạt những dấu hiệu bệnh răng miệng. Chảy máu chân răng, hôi miệng, đau răng có thể bạn vừa bị sâu răng vừa bị viêm lợi. Còn mỏi hàm và nhức đầu rất có thể liên quan đến tình trạng răng khấp khểnh suốt những năm qua. Tình trạng răng mọc không đều thường dẫn tới lệch khớp cắn, trong thời gian đầu, người bệnh không cảm thấy ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt như ăn uống, cười nói nhưng tình trạng này kéo dài không được sửa chữa (khoảng từ tuổi trên 30) sẽ gây ra cảm giác mỏi hàm, nhức đầu. Thậm chí thường xuyên bị sai khớp hàm khi cười, ngáp. Có những trường hợp đau đầu do lệch khớp cắn nhưng ít nghĩ đến do răng mà nghĩ đến do viêm dây thần kinh số V, do đó điều trị bệnh lý thần kinh đã không đem lại kết quả. Theo chúng tôi, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị sâu răng, viêm lợi và nếu có lệch khớp cắn thì nên điều chỉnh kịp thời.

BS. Nguyễn Trọng Lân


Tin khác:
Dị tật và yếu tố di truyền (24/05)
Thận trọng khi túi mật bị viêm (24/05)
Vẹo vách ngăn mũi có nguy hiểm? (21/05)
Đề phòng các bệnh thận hay mắc phải (21/05)
Hạn chế ra mồ hôi nách (21/05)
Viêm phế quản co thắt (21/05)
Cần chú ý gì khi trẻ tiêm vaccin phối hợp DPT - VGB – Hib (20/05)
Xoa bóp giúp trẻ chữa táo bón (20/05)
Sao lại teo cơ mác? (20/05)
Khổ vì gàu (20/05)

Thận trọng khi túi mật bị viêm

suckhoedoisong.vn:
Thứ hai, 24/5/2010, 16:4 (GMT+7)

Vị trí túi mật bị viêm trên siêu âm.
Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay, bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng đã biến chứng khá nặng. Đặc biệt những người có nguy cơ cao ít biết trước mình có khả năng mắc bệnh, đó là những người cao tuổi, béo phì, giảm cân nhanh, phụ nữ do dùng thuốc điều trị... Viêm túi mật không do sỏi gây tử vong cao hơn do sỏi.

Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Viêm túi mật xảy ra do tắc nghẽn đường dẫn mật, chủ yếu do sỏi mật (90% các trường hợp liên quan đến sỏi của đường mật và 10% khác không có sỏi đường mật). Nuôi cấy dịch mật cho dương tính với vi khuẩn khoảng 50 - 75% trường hợp cho thấy sự phát triển của vi khuẩn có thể là kết quả của viêm túi mật hoặc là do các yếu tố gây bệnh khác. Yếu tố nguy cơ mà viêm túi mật phản ánh có thể có sỏi đường mật bao gồm: tuổi cao, giới nữ, béo phì, giảm cân nhanh, do dùng thuốc, phụ nữ mang thai.

Viêm túi mật không do sỏi có liên quan đến điều kiện kết hợp với tình trạng ứ mật bao gồm: suy nhược cơ thể, phẫu thuật lớn, tổn thương trầm trọng, nhiễm khuẩn... và những nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn Salmonella, đái tháo đường, nhiễm virut cự bào ở những bệnh nhân bị AIDS.

Viêm túi mật do sỏi gặp nhiều hơn ở phụ nữ

Sỏi túi mật ở nữ cao hơn nam giới 2 - 3 lần, vì thế viêm túi mật do sỏi ở nữ cao hơn ở nam. Mức độ cao progesteron ở phụ nữ có thai có thể gây ra ứ trệ dịch mật, kết quả tỷ lệ bệnh túi mật cao hơn ở phụ nữ có thai. Viêm túi mật không do sỏi thường thấy nhiều hơn ở những nam giới cao tuổi. Phạm vi tác động của viêm túi mật tăng theo tuổi, cơ chế giải thích bệnh sỏi mật tăng ở người già chưa rõ ràng. Có thể tỷ lệ tăng ở nam giới cao tuổi có liên quan với thay đổi tỷ lệ androgen/estrogen.

Tam chứng Charot là dấu hiệu điển hình của bệnh

Khi túi mật bị viêm, các biểu hiện điển hình thường thấy là:

Đau bụng: Thường đau vùng gan, đau bụng vùng hạ sườn phải xuyên ra sau lưng hay lên vai phải, cũng có khi đau vùng thượng vị nên dễ nhầm với cơn đau do ổ loét dạ dày - tá tràng. Trong lúc đau, nếu người bệnh ăn hay uống, đau sẽ tăng lên do đường mật bị kích thích.

Sốt: xuất hiện sau các cơn đau vài giờ (6 - 12 giờ) do nhiễm khuẩn đường mật với các cơn sốt rét run và vã mồ hôi, sau đó nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường hoặc hơi tăng.

Vàng da: có thể có ở những trường hợp viêm túi mật do sỏi.

Bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Ở người già, triệu chứng đau và sốt có thể không rõ. Trong các đợt tắc mật có thể thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của suy thận như tiểu ít, nước tiểu sẫm màu như nước vối và ngứa. Khám bụng thấy gan to, thường to đều cả hai thuỳ. Túi mật to có thể thấy rất rõ, di động theo nhịp thở. Tắc mật lâu ngày hoặc sau các đợt viêm đường túi mật có thể viêm teo nhỏ lại nên khi thăm khám không thấy túi mật to, lúc đó nghiệm pháp Murphy sẽ dương tính.

Hầu hết bệnh nhân viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân viêm túi mật không do sỏi có tỷ lệ tử vong trong khoảng dưới 10% lớn hơn nhiều so với khoảng 4% ở những bệnh nhân viêm túi mật do sỏi. Nếu có hơi trong đường mật, tỷ lệ tử vong xấp xỉ 15%. Thủng túi mật xảy ra ở khoảng 10 - 15% trường hợp. Các biến chứng hay gặp là viêm mủ và áp-xe đường mật; suy gan, suy thận.

Cần thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu

Mặc dù tiêu chuẩn xét nghiệm không chắc chắn ở tất cả những bệnh nhân viêm túi mật, nhưng cũng có ích trong chẩn đoán. Số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu có tắc mật bilirubin máu tăng cao, tăng loại bilirubin trực tiếp. Men phosphatase kiềm tăng. Amylase máu, men gan có thể tăng. Cấy máu có thể dương tính khoảng 50% các trường hợp. Cấy dịch mật có thể dương tính gần như tất cả bệnh nhân. Trong các đợt viêm đường mật nặng có thể có các dấu hiệu của suy thận (urê máu, creatinin máu cao...), rối loạn chức năng gan về đông máu (tỷ lệ prothrombin giảm, kéo dài thời gian đông máu. Ở giai đoạn nặng có thể thấy các dấu hiệu đông máu rải rác trong lòng mạch...).

Trên hình ảnh Xquang: Có thể thấy hình ảnh gan to, bóng túi mật to, có thể thấy hơi trong đường mật.

Siêu âm có thể thấy gan to, túi mật to, thành túi mật dày, có thể có sỏi trong và ngoài gan, có thể có giun kèm theo. Nếu các kết quả không rõ ràng, cần chụp đường mật, CT scanner đường mật hoặc nội soi đường mật.

Nhiều trường hợp điều trị khó khăn

Dùng kháng sinh phổ tác dụng rộng với các chủng đường ruột cả ái khí lẫn yếm khí, kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào đường mật và có sự kết hợp giữa các nhóm: Thông thường dùng nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 (cefobis) với nhóm amyloglycosis (gentamycin) và metronidazonl. Nếu có kết quả kháng sinh đồ thì dùng theo kháng sinh đồ là tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là những rối loạn chức năng gan và thận.

Trong nhiều trường hợp phải giải phóng đường mật tạm thời như chọc mật qua da hay mở cơ thắt Oddi qua nội soi. Nếu bệnh có biến chứng nặng phải phẫu thuật mở đường mật, lấy sỏi, rửa đường mật và đặt ống dẫn lưu.

ThS. Nguyễn Trung Dũng

Tiểu khó, bệnh gì?

suckhoedoisong.vn:
Thứ năm, 27/5/2010, 11:0 (GMT+7)

Hình ảnh Xquang sỏi niệu quản làm tắc gây ứ nước bể thận.
Tiểu khó (đái khó) chủ yếu là đái rắt, đái buốt, bí đái và vô niệu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm, sỏi hệ tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, có thai ở nữ giới do khối u, suy tim, suy thận.

Thế nào là đái khó?

Đái khó gồm các trường hợp đái rắt, đái buốt, bí đái và vô niệu. Đái rắt là đi đái nhiều lần trong một ngày (bình thường đi đái 5 - 6 lần trong một ngày), nhưng mỗi lần chỉ đái được rất ít nước tiểu. Đái rắt xảy ra trong các trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn, kí sinh trùng, sỏi; u xơ tuyến tiền liệt ở người già thường đái rắt về đêm; lao thận; lo lắng xúc động nhiều, phụ nữ có thai gần ngày sinh.

Đái buốt là bệnh nhân thấy đau buốt khi đái, do viêm bàng quang, niệu đạo, sỏi bàng quang hay niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.

Bí đái là bệnh nhân mót đái nhưng nước tiểu không tống ra ngoài được, trong đó bí đái cấp tính xảy ra đột ngột, bàng quang căng lên gây đau bụng, bí đái mạn tính xảy ra từ từ không đau bụng. Bí đái gặp trong các trường hợp: dị dạng bàng quang (không có lỗ niệu đạo), trẻ em bị sa bàng quang, hẹp niệu đạo, ung thư tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo sau bệnh lậu, nhiễm khuẩn sau đẻ, u xơ tử cung, chảy máu não, tổn thương tủy, dập đứt niệu đạo...

Vô niệu là bệnh nhân không đi đái nhiều giờ hoặc nhiều ngày, thông bàng quang cũng không có nước tiểu hoặc có rất ít nước tiểu (dưới 100ml/24 giờ). Vô niệu có thể do sỏi niệu quản làm tắc niệu quản nên nước tiểu không xuống bàng quang được; do khối ung thư chèn ép vào niệu quản cũng làm cho nước tiểu không xuống bàng quang được; do viêm thận nhiễm độc, do trụy tim mạch, suy tim nặng...

Các nguyên nhân gây đái khó?

Viêm tiết niệu, sinh dục: viêm âm đạo, theo một nghiên cứu, viêm âm đạo chiếm từ 10 - 15% các trường hợp đái khó. Viêm niệu đạo do vi khuẩn, virut, trùng lông, trùng roi hoặc nấm. Ở phụ nữ bị đái khó cấp tính thì 20% được ghi nhận là có viêm niệu đạo do Chlamydia. Viêm bàng quang, viêm thận, bể thận cũng do nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gây ra. Xét nghiệm nước tiểu thấy mủ niệu, khuẩn niệu, trụ bạch cầu. Viêm niệu đạo do Chlamydia: không có đái máu, dịch cổ tử cung mủ nhày. Viêm niệu đạo do lậu cầu. Đái khó không do nhiễm khuẩn, gồm: phản ứng dị ứng, tác dụng của hóa chất và tác nhân kích thích, xà phòng; Thuốc tránh thai, mỡ bôi trơn âm đạo; Băng vệ sinh có chất khử mùi; Chế phẩm vệ sinh cho phụ nữ; Chấn thương; Lạm dụng tình dục; Vật lạ đường tiết niệu, sinh dục; Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen sau mãn kinh.

Đái khó tái phát: tái nhiễm khuẩn mới. Sau khi giao hợp, nồng độ vi khuẩn trong bàng quang tăng lên tạm thời gấp 10 lần. Vì vậy nên đi tiểu sớm sau khi giao hợp có thể làm giảm nồng độ vi khuẩn trong bàng quang xuống nhanh và do đó làm giảm khả năng nhiễm khuẩn. Một lời khuyên khác cho bệnh nhân đái khó tái phát là đi tiểu nhiều lần và uống nhiều nước.

Đái khó ở nam giới

Ở nam giới, đái khó do viêm niệu đạo là nguyên nhân hay gặp nhất. Vi khuẩn Chlamydia gây ra từ 50 - 60% trường hợp viêm niệu đạo ở nam không do lậu. Bệnh lậu thường đái khó nặng và dịch xuất tiết niệu đạo màu vàng, trong khi viêm niệu đạo không do lậu thì dịch xuất tiết thường trong, trắng và đái khó nhẹ hơn. Một nguyên nhân nữa của đái khó ở nam giới là viêm tuyến tiền liệt với các triệu chứng: mệt mỏi, đau bụng dưới, đau thắt lưng hoặc cảm giác đè nén trực tràng, to tuyến tiền liệt, đau nhẹ.

Điều trị

Tốt nhất là làm kháng sinh đồ và điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp thì mủ niệu và khuẩn niệu thường do viêm bàng quang. Chỉ cần cấy nước tiểu nếu bệnh nhân đã bị viêm bàng quang 3 lần hoặc hơn trong 1 năm. Cần chú ý rằng viêm âm đạo do nấm Candida monilia là biến chứng hay gặp sau khi điều trị kháng sinh. Do đó các bệnh nhân có tiền sử nhiễm nấm khi dùng kháng sinh đều phải dùng miconazole hoặc clolrimazole đồng thời với kháng sinh hoặc dùng khi thấy khởi phát ngứa âm đạo.

BS. Trần Tất Thắng

Vì sao bị đau sau tán sỏi niệu quản?

suckhoedoisong.vn:
Thứ tư, 16/3/2011, 9:20 (GMT+7)

Cách đây hơn một năm, tôi bị sỏi niệu quản và đã được điều trị bằng phương pháp tán sỏi. Nhưng gần đây, tôi rất hay bị đau theo một đường từ rốn xuống dương vật, lúc đi tiểu thì càng đau hơn. Xin hỏi, nguyên nhân của hiện tượng này và tôi nên làm gì?

Nguyễn Văn Nam(Thái Bình)

Sỏi niệu quản là một bệnh thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất trong sỏi hệ tiết niệu do niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ làm cho thận bị hủy hoại dẫn đến nguy cơ tử vong. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu quản như mổ mở, nội soi, tán sỏi (có thể bằng xung hơi, siêu âm, tán laser). Đối với một số trường hợp sau tán sỏi niệu quản, người bệnh được đặt một ống thông (ống thông Double J) trong niệu quản nhằm giúp những cặn sỏi còn sót lại trôi ra dễ hơn, khi trôi ra không gây đau nhiều làm cho thận nhanh hết ứ nước hơn và niệu quản chỗ có hòn sỏi nằm không bị hẹp. Ống thông này sẽ được rút ra sau một tháng. Trong thư bạn không nói rõ có phải đặt ống thông này không và có nhớ lịch hẹn của bác sĩ đến tháo ống thông không vì nếu ống thông này để lâu ngày cũng là một nguyên nhân gây đau như bạn đã mô tả trong thư. Ngoài ra, hiện tượng đau này cũng có thể do còn vài mảnh sỏi nhỏ kẹt ở miệng niệu quản hay hốc tuyến tiền liệt hoặc do viêm, hẹp, tăng co thắt cổ bàng quang, niệu đạo. Bạn nên đến bệnh viện khám lại để tìm nguyên nhân chính xác mới có biện pháp điều trị thích hợp.

BS.Dương Văn Cường

Ngũ vị tử, Vị thuốc trị chứng phế hư

suckhoedoisong.vn:
Thứ bảy, 12/11/2011, 9:19 (GMT+7)

Ngũ vị tử còn gọi là huyền cập, ngũ mai tử, sơn hoa tiêu... Tên khoa học là Schisandra chinensis (Turcz) Baill. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, hạt. Thành phần hóa học: trong ngũ vị tử có tinh dầu, các dẫn chất thuộc nhóm lignan, vitamin C và E… Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn. Vào kinh phế và thận. Có tác dụng cố biểu, cầm mồ hôi, còn dùng liễm phế, cố tinh, sinh tân dịch. Công năng: an thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau các bệnh sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ. Liều dùng: 4 - 8g.

Ngũ vị tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:

Cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, loại bỏ hạt, nghiền nát. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với nước đặc đại táo để làm hoàn to bằng hạt ngô. Có thể làm dưới dạng bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.

Chứng phế hư, ho hen suyễn: đảng sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngũ vị tử 6g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống.

Người già phổi yếu, thở suyễn: ngũ vị tử 5g, sa sâm bắc 12g, mạch môn đông 10g, ngưu tất 10g. Sắc uống.

Ích thận, cố tinh: tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Tất cả làm thành viên hoàn, hoặc sắc uống. Chữa thận dương hư, hoạt tinh.

Chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: đảng sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Di mộng tinh: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước nửa ngày cho mềm, bóc tách bỏ hạt, đem sao cùng hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm.

Viêm gan mạn tính: ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường.

Đơn thuốc này làm thành viên bằng đậu xanh, uống 30 viên với một chút dấm. Tốt với người thận hư, đái trắng đục, đau eo lưng, cứng xương sống.

Một số món ăn - rượu thuốc chữa bệnh có ngũ vị tử:

Rượu ngũ vị tử: ngũ vị tử 40g, rượu 200ml. Ngâm 2 lần, mỗi lần 100ml trong 10 ngày, lọc riêng, sau loại bỏ bã thuốc, trộn hai thứ rượu thuốc với nhau, có thể thêm ít nước cất cho loãng, mỗi lần uống 2,5ml, ngày 3 lần. Dùng cho các bệnh nhân suy nhược thần kinh.

Rượu nhân sâm, ngũ vị, câu kỷ: nhân sâm 10 - 20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g, rượu 500ml. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15 - 20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.

Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Rạch tim lợn, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào trong, khâu kín, hấp cách thủy. Dùng cho các bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.

Kiêng kỵ: Những bênh nhân bên ngoài có biểu tà, trong có thực nhiệt không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Thuốc Nam dùng khi bị tiêu chảy

suckhoedoisong.vn:
Chủ nhật, 13/11/2011, 14:5 (GMT+7)

Đau bụng tiêu chảy, Đông y gọi là “hắc loạn”, có triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc do chức năng của lục phủ ngũ tạng không ổn định, suy quá hoặc thịnh quá gây ra sinh - khắc không bình thường, dẫn đến rối loạn ở bộ máy tiêu hóa. Chứng trạng thường gặp là đau đầu phát sốt, toàn thân đau mỏi, bụng đầy trướng, đau từng cơn, ợ hơi ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy. Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu chảy theo từng thể lâm sàng.

Sa nhân là vị thuốc trị tiêu chảy do ăn phải đồ sống lạnh.

Tiêu chảy thể hàn thấp: Biểu hiện sôi bụng đau bụng, lợm giọng, phân lỏng, bụng đầy trướng, chân tay và toàn thân lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, cơ thể yếu mệt, chân tay cơ bắp không có lực. Phép trị là ôn dương tán hàn, hóa thấp. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: hoắc hương 10g, thương truật 12g, bán hạ 10g, búp ổi 12g, tất bát 10g, củ riềng 10g, chích thảo 12g, hoài sơn 12g, quế 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, phòng sâm 12g, gừng khô 8g, tất bát 12g, lương khương 12g, chích thảo 12g, trần bì 10g, thủ ô 12g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tiêu chảy thể thử thấp: Biểu hiện thượng vị đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, phân màu vàng nâu, mùi hôi khắm, hậu môn nóng, tâm bứt rứt, miệng khát, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng… Phép trị là giải thử trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: hoàng cầm 12g, ngân hoa 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, nam hoàng bá 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch linh 10g, cam thảo 10g, mã đề thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, ngân hoa 12g, liên kiều 10g, tang diệp 16g, chi tử 10g, rau má 20g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, phòng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tiêu chảy thể tích trệ: Biểu hiện nôn mửa ra thức ăn chua hôi, ợ hơi liên tục, vùng thượng vị đầy trướng, chán ăn, đau bụng tiêu chảy, phân chua khắm, rêu lưỡi dày nhớt… Phép trị là tiêu thực, hòa vị, khai trệ, thông khí. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: trần bì 10g, hương phụ 10g, thần khúc 12g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, sinh khương 8g, cam thảo 10g, hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, mộc hương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: bán hạ 16g, hậu phác 12g, trần bì 10g, sơn tra 12g, sinh khương 8g, lá đắng 16g, chỉ xác 8g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, mộc hương 4g, ngấy hương 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tiêu chảy do mệnh môn hỏa hư suy: biểu hiện phân sống, bụng sôi cuộn lên từng đợt, đại tiện lỏng nhiều lần. Phép trị là bổ hỏa sinh thổ, nâng đỡ ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: cẩu tích 12g, khiếm thực 12g, tần giao 10g, cố chỉ 10g, gừng khô 8g, thỏ ty tử 12g, phụ tử 6g, nhân sâm 12g, quế 4g, thiên niên kiện 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đinh lăng 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: dâm dương hoắc 12g, nhục thung dung 10g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, phụ tử 6g, gừng khô 8g, hoàng kỳ 16g, chích thảo 12g, đại táo 5 quả, bạch truật 16g, sa nhân 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tiêu chảy do can mộc vượng quá làm hại đến tỳ thổ (mộc khắc thổ): Biểu hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh ăn ít, dạ dày đau, chức năng tiêu hóa bị trở trệ. Phép trị là bổ thổ bình can (ức can, dưỡng tỳ vị). Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: đan bì 10g, chi tử 10g, cỏ mực 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, bạch truật 16g, sa nhân 10g, cam thảo 10g, đại táo 5 quả, đinh lăng 16g, ngấy hương 16g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: hạ liên châu 16g, cỏ mần trầu 16g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, nhân trần 10g, đan bì 10g, bạch truật 12g, sinh khương 6g, hậu phác 10g, trần bì 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: Biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.

Bài 2: hoàng liên 12g, hoàng bá 10g, quế 10g, cây cứt lợn (sao vàng hạ thổ) 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, sinh khương 10g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: trong thời gian điều trị, cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.

Lương y Trịnh Văn Sỹ