Trang

Món đuông chà là tẩm nước mắm (đuông lội sông)

baodatviet.vn
Clip về người Việt ăn sâu... khuấy đảo Liveleak
Cập nhật lúc :12:31 PM, 28/05/2012
(ĐVO) “Sao người Việt có thể ăn được những con vật này, họ là người ngoài hành tinh à!?”.
>> Cười té ghế với clip khách Tây vật vã ăn trứng vịt lộn
>> Những món ăn 'rợn tóc gáy' của người Việt

Một clip về Việt Nam đã khuấy đảo Liveleak.com, một trang mạng chuyên đăng tải clip về những chuyện lạ lùng trên thế giới. Đó là clip ghi lại cảnh một nhóm người Việt thưởng thức món “đuông lội sông”, một đặc sản ở vùng Nam Bộ.

Phần lớn nội dung của clip ghi lại cảnh một thanh niên “vật lộn” với một chú đuông sống đang ngoe nguẩy. Sau một hồi lâu, anh cũng đã nuốt được con sâu béo múp này vào bụng. Sau đó, một thanh niên khác trổ tài xử lý một chú đuông một cách thuần thục trong nháy mắt.



Được coi là sản vật đệ nhất Nam Bộ, con đuông (loài sâu sống trong thân cây dừa, chà là) có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nước lửa than, rán bột, cuốn lá cải... Nhưng đặc sắc nhất có lẽ là món đuông chà là tẩm nước mắm, còn gọi là “đuông lội sông”. Trong món ăn này, những con đuông béo mẫm còn sống sẽ được thả vào bát nước mắm và vùng vẫy trong đó. Thực khách sẽ gắp từng con, cho vào miệng nhai và cảm nhận hượng vị mềm, bùi, ngọt khó tả của món đặc sản này.
Chỉ sau vài ngày đăng tải, clip đã nhận được gần 60.000 lượt xem, 500 lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook và trên 400 bình luận của các thành viên nước ngoài.

Nhiều thành viên bày tỏ sự sửng sốt trước món ăn “không thể tin” của người Việt.

“Sao người Việt có thể ăn được những con vật này, họ là người ngoài hành tinh à!?”, thành viên nick Resistorinwales thốt lên.

“Chúa ơi, ít nhất là hãy nấu nó lên trước khi ăn!”, thành viên nick Tlc_tip ngán ngẩm.

Ngay cả những người sành ẩm thực cũng phải chào thua món ăn “sâu ngoe nguẩy” của Việt Nam.

“Tôi rất thích các món ăn Việt như phở, bún, chả giò, gỏi cuốn... Chúng là những món ăn tuyệt vời. Nhưng phải đối mặt với món này thì tôi sẽ… chạy thẳng luôn”, thành viên Fred Garvin chia sẻ.

Xem clip.

Đồng tình với quan điểm trên, thành viên FingFrenchy nhận xét: “Tôi yêu tất cả các loại thực phẩm khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau, nhưng tôi thề là tôi sẽ không thể nào tiêu hóa nổi cái món ăn khủng khiếp kia”.

Thành viên Cheesay hài hước: “Bây giờ tôi đã hiểu lý do tại sao người Việt Nam không sử dụng dĩa. Họ không muốn vô tình giết chết thực phẩm của mình trước khi ăn nó”.

Cũng có thành viên cho rằng món đuông sống này chỉ là một ngoại lệ đặc biệt của ẩm thực Việt Nam. “Rõ ràng đây không phải là một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Nếu đã quen với nó, vì sao họ lại có vẻ mặt hãi hùng như vậy khi cắn nó? Chắc chắn món ăn này quái gở ngay cả đối với họ”, thành viên stfu_now nhận định.

Những người tỏ ra hứng thú với món ăn lạ lùng của người Việt rất ít, và thành viên Lolling là một người trong số đó. “Thật thú vị khi chất lỏng nhày nhụa màu vàng trong con vật phọt ra khi bạn cắn vào nó”, thành viên này bình luận.

Một ngoại lệ khác, thành viên Xyzzjp cho rằng mọi người nên tôn trọng món đuông sống của người Việt: “Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho những người quan niệm rằng tất cả những gì họ không quen đồng nghĩa với việc chúng là đồ rác rưởi. Họ đã bỏ lỡ rất nhiều điều trong cuộc sống”.
Văn Hòa (tổng hợp)

Patê “dỏm”: Quá bẩn!

nld.com.vn

Thứ Hai, 28/05/2012 02:24

Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc


Patê bán ở chợ khó bảo đảm chất lượng. Ảnh: Hồng Thúy
Từ lâu, patê, chả lụa, giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàng thịt nguội này muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bày bán ở các chợ đều không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng.
Dễ làm như... luộc rau!
Cuối tuần rồi, chúng tôi tiếp cận một cơ sở gia đình chuyên sản xuất patê nằm sâu trong hẻm ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Đầu ra sản phẩm của cơ sở này là các chợ, quán ăn, xe bánh mì lề đường.
Tại đây, các công đoạn chế biến đều bày trên sàn nhà chật chội, ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh. Công đoạn chế biến chính nằm cạnh nhà vệ sinh. Nguyên liệu làm patê như gan, mỡ heo, bánh mì thì chất la liệt trên sàn nhà. Thau chậu, cối xay bám đầy chất bẩn. Trước khi chế biến, bánh mì được ngâm với nước đục ngầu. Gan, mỡ heo thì được ngâm trong thau, xô. Để patê thơm ngon, sau đó, toàn bộ nguyên liệu được trộn với gia vị, phẩm màu, hương liệu. 
Sau khi lân la nhiều nơi, chúng tôi mới biết cơ sở nói trên không phải là cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất patê ở TPHCM cũng có quy mô, “công nghệ” sản xuất tương tự.
Ông Lê Văn Toàn, phụ trách sản xuất cho một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết làm patê dễ như... luộc rau, chỉ cần nghe qua là có thể làm được. Gan trộn với mỡ heo, bánh mì và gia vị cho vào nồi hấp khoảng 2 - 3 giờ là có thành phẩm. 
Sử dụng nguyên liệu thải
Theo đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thực phẩm quận Bình Thạnh, trước đây đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí, có hộ sử dụng chất cấm.
Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánh mì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ. Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Gan bột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết. Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến, patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến cho phẩm màu rẻ tiền vào. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại thải ra từ các chợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối. Nhiều cơ sở cũng không ngần ngại tận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọn hương patê (hóa chất) do giá rẻ, chế biến đơn giản.
Không chỉ patê, hiện nay, chả lụa, giăm bông cũng được nhiều cơ sở chế biến từ nguồn nguyên liệu không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dễ bị đổ nhớt
Giám đốc kỹ thuật của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết làm patê khá đơn giản nhưng cái khó là ở khâu bảo quản. Nếu không bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sau một, hai ngày, sản phẩm sẽ bị mốc, đổ nhớt, có dòi. Một nguyên nhân khác làm patê dễ hư là do cơ sở sản xuất chưa hấp chín sản phẩm. Nếu hấp dưới 70 độ C, patê sẽ xốp, hấp dẫn người mua. Ngược lại, hấp ở nhiệt độ cao, quá chín, sản phẩm sẽ không xốp. Vì vậy, để patê chín và xốp là kỹ thuật không đơn giản, những cơ sở nhỏ khó làm được.
Nguyễn Hải
15 ý kiến
  • Quốc Thái
    28/05/2012 08:04
    Trong đầu họ đã bẩn thì họ làm gì cũng bẩn cả! Phóng viên đã tìm ra những địa chỉ ĐEN rồi, giờ đến lượt chính quyền và các ban ngành liên quan "xuống tay" xem nào?Hay lại là 3 không KHÔNG BIẾT, KHÔNG THẤY và KHÔNG NGHE THẤY BÁO CÁO!
  • miss_simple
    28/05/2012 10:42
    Đọc bài báo này xong từ nay cạch bánh mì pate luôn.
  • Thu Phương
    28/05/2012 11:41
    Công việc này đáng lý ra là của Ban, ngành, nhưng Ban ngành quá "lười" nên không biết gì cả ...., Đa số những "món hàng độc" đến vời dân là nhờ báo chí phát hiện.
  • ok_ngon
    28/05/2012 12:03
    Làm gì? sản xuất ra sao? vệ sinh hay không ? không biết vì đó là chuyên môn của người ta , làm sao biết được, hằng tháng đóng đủ tiền là được...kiểm tra làm gì ? quản lý thị trường đâu ? Không nghe, không thấy , không hiểu , không nghe ai phản ánh...mù bẩm sinh hay mù cơ lý...?
  • Xê kô mỏ nhọn
    28/05/2012 13:33
    Cám ơn NLĐ đã cho thông tin rất bổ ích cho bạn đọc. Trời, lâu nay món khoái khẩu của tui là bánh mỳ patê, chết tui rồi, không biết có bị sao không đây??
  • TK
    28/05/2012 15:05
    @ Xêkô mỏ nhọn: Có chăng cái mỏ sẽ nhọn hơn chút xíu, hi hi..., đùa chút cho vui, có lần nào bạn bị tào tháo rượt chưa? nếu chưa thì yên tâm đi, vài năm nữa xem sao? Công nhận đọc bài báo mà thấy sợ xanh mặt nè.
  • Mạnh Hà
    28/05/2012 15:06
    Những món ăn chế biến sẵn nói chung là rất bẩn, mấy loại sau cần nên tránh là thịt quay, pate, xúc xích, lạp xưởng ...không nhãn mac. Thịt quay thì rất nhiều thịt thối được phù phép tẩm hóa chất thành món ngon, bổ, rẻ. Còn lạp xưởng và pate không nhãn hiệu được chế biến từ các loại thịt ôi thiu, đầu thừa, đuôi thẹo... không bán được cho ai.
  • kiec
    28/05/2012 15:18
    Sáng nào tui cũng 1 ổ bánh mì{patê+chả lụa}và ly đen. Mấy ngày qua báo NLĐ cảnh báo cà-phê, chả, patê. Chỉ còn bánh mì{không}là an toàn. Nếu nay mai bánh mì "có bề gì", chắc tui buồn lắm! híc híc!
  • Năm Xà Ben
    28/05/2012 15:51
    NĂm tui kỳ nầy chắc nhổ hết răng, không dám ăn gì hết chỉ uống nước mà sống, mà không biết dạo nầy nước có bị nhiểm hóa chất không nữa? Thời buổi nầy cái gì cũng không an toàn, Thực phẩm độc hại, nước nhiểm khuẩn nhiểm hóa chất, ngay cả không khí cũng ô nhiểm luôn, Biết làm sao đây? Bởi vì chỉ có người chết rồi mới không ăn không uống và không ...thở !
  • nga
    28/05/2012 17:37
    Nói chung là bây giờ chẳng có gì gọi là đảm bảo. Ăn ở ngoài, dơ là cái chắc. Mua về làm ăn thì nguyên liệu chưa chắc là nguyên liệu sạch. Tui thường xuyên ăn thức ăn nấu sẵn của siêu thị, cũng có lúc là thịt ế (đôi khi còn ngửi được mùi thịt hư), tôm ế ướp hàng the. Còn gan bán trong siêu thị, nhiều khi thấy thâm xì mà nhân viên vẫn để bán cho khách, ai không biết mua phải thì "lãnh đủ".
  • Bồ Kào
    28/05/2012 22:16
    Từ lâu tôi đã sợ rồi - Patê chả cá bồi hồi khi ăn - Lương tâm tựa lũ chó săn - Chẳng còn một tẹo chết nhăn cả đàn.
  • Nguyễn Minh Quang
    28/05/2012 22:19
    Nhiều bạn nói: đọc xong thông tin này hết dám ăn bánh mì. Nếu các bạn vào 1 cửa hiệu bánh đàng hoàng, sạch sẽ thì sẽ không có những điều này. Pate bẩn chỉ có thể xuất hiện ở những xe bánh mì lề đường, ngõ hẻm, bán dạo..., còn những nơi có đăng ký kinh doanh thì không có tình trạng này vì nhà kinh doanh không ai muốn "chết" sớm đâu.
  • Năm Dốt
    28/05/2012 22:27
    Tống cổ mấy thằng quỷ sứ đó vô tù , mỗi ngày bắt nó ăn cái thứ patê do nó làm ra, múc nước sông ở kinh Nhiêu Lộc cho nó uống coi nó có dám làm nữa không. Nhà nước khỏi tốn cơm.
  • Cu Tí
    28/05/2012 22:33
    Trời ơi là trời ! Trước tình hình thực phẩm dơ '' lạm phát '', bây giờ con phải ăn thứ gì ông làm ơn chỉ giùm con với .
  • nguyễn thị diễm phi
    29/05/2012 10:05
    Thực phẩm để ăn mà làm như vậy thật là không lương tâm chút nào.

Mì Gấu Yêu quảng cáo có đúng sự thật?

nld.com.vn

Thứ Sáu, 25/05/2012 21:54

Có hay chăng mì Gấu Yêu công bố không sử dụng chất bảo quản nhưng lại sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có công dụng tương tự để thay thế(?!)

Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu vừa tung ra sản phẩm mới: Mì Gấu Yêu. Sản phẩm này được quảng cáo là dành cho trẻ em với tiêu chí 3 không: Không sử dụng chất bảo quản, không sử dụng phẩm màu và không sử dụng chất điều vị (tạo ngọt). Vậy sự thật của mì “3 không” này có đúng như những gì đã công bố?
Trên bao bì sản phẩm mì Gấu Yêu có 2 thành phần muối phosphate là 451i và 452i. Theo danh  mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thì 451i có tên khoa học là pentasodium triphosphate, có chức năng bảo quản và ổn định. Còn muối phosphate 452i có tên khoa học là sodium polyphosphate.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 451i thường được sử dụng để bảo quản hải sản, thịt, gia cầm, thức ăn chăn nuôi… còn chất 452i thường được sử dụng thay thế hàn the trong chế biến thực phẩm. Theo Quyết định số 3742 của Bộ Y tế, 451i và 452i là 2 phụ gia thực phẩm cũng có chức năng bảo quản, ổn định trong chế biến thực phẩm.
Vậy có hay chăng mì Gấu Yêu công bố không sử dụng chất bảo quản nhưng lại sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có công dụng tương tự để thay thế ?
Hơn thế nữa, mì Gấu Yêu công bố là không sử dụng chất điều vị. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Khoa học Công nghệ sắc ký Hải Đăng phân tích mẫu gia vị của gói mì này thì tổng hàm lượng 2 chất disodium inosinate và disodium guanylate lên đến 8,38g/kg và hàm lượng bột ngọt (monosodium glutamate) là 0,49%.
Theo Quyết định số 3742 của Bộ Y tế, 2 chất disodium guanylate (627) và disodium inosinate (631) không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng. Nhưng trong danh mục phụ gia thực phẩm của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) thì 2 chất này được liệt kê trong nhóm chất điều vị.
Theo tài liệu Sinh hóa ứng dụng của PGS-TS Đồng Thị Thanh Thu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), 2 chất điều vị disodium guanylate và disodium inosinate cùng với bột ngọt sẽ tạo ra một chất có vị ngọt gấp nhiều lần so với bột ngọt thông thường hay còn gọi là siêu bột ngọt.
Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì 2 chất điều vị 627 và 631 rất thông dụng vì có độ ngọt cao hơn nhiều lần so với bột ngọt, được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm như nước tương, gia vị, nước chấm, mì ăn liền...
Trao đổi về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), cho biết: “Hai chất điều vị 627 và 631 là siêu bột ngọt. Nếu đã ghi trong thành phần của sản phẩm là không sử dụng chất điều vị mà có chứa siêu bột ngọt là đã đánh lừa người tiêu dùng”!
Không những thế, trên tờ rơi của sản phẩm mì Gấu Yêu, Công ty Á Châu đã đánh đồng chất điều vị (tạo ngọt) với bột ngọt. Trong khi đó, theo Quyết định số 3742 của Bộ Y tế, chất điều vị là một nhóm chất phụ gia thực phẩm không chỉ có bột ngọt (monosodium glutamate) mà còn có rất nhiều chất khác có chức năng điều vị được sử dụng phổ biến trong thực phẩm.
THANH TÂM

Lưu ý về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

thanhnien.com.vn

Nam giới có thể không cần làm xét nghiệm PSA một cách thường quy để tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đây là khuyến cáo mới của Ủy ban đặc nhiệm phòng ngừa bệnh tật - Hoa Kỳ vừa đưa ra.
PSA là một xét nghiệm máu có thể tăng trong nhiều trường hợp mà không liên quan với ung thư tuyến tiền liệt như người cao tuổi hay phì đại. Xét nghiệm PSA tăng nhưng kiểm tra bằng sinh thiết thì đa số là không ung thư, ngược lại kết quả có thể âm tính giả dù kết quả sinh thiết phát hiện ung thư. Trong khi đó việc điều trị quá tay có thể gây nhiều tác dụng phụ.
Các nhà khoa học phân tích giữa lợi và hại của xét nghiệm PSA trong tầm soát ung thư và đi đến kết luận nếu 1.000 người được tầm soát ung thư bằng PSA thì tránh được một người chết vì ung thư tuyến tiền liệt, một người bị tắc mạch chân hoặc phổi do điều trị, hai người bị cơn đau tim do điều trị, có đến 40 người bị liệt dương và tiểu không kiểm soát do điều trị.
Theo Tuổi Trẻ

Đồ ngọt gặm mòn trí não

Ăn ngọt nên có chừng mực - Ảnh: Shutterstock


thanhnien.com.vn

Thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm suy giảm trí tuệ của con người, theo cảnh báo của các chuyên gia Mỹ.

Sau khi theo dõi chuột thí nghiệm, các chuyên gia của Đại học California tại Los Angeles (UCLA) phát hiện chế độ uống liên tục mật bắp trong suốt 6 tuần đã hủy hoại khả năng hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Suốt thời gian này, các nhà khoa học đã bổ sung thêm chất bổ dưỡng cần thiết cho trí não là a xít béo omega-3 dưới dạng dầu lanh và DHA cho một nhóm chuột, trong khi nhóm còn lại chỉ uống toàn nước mật bắp. Khi được đặt trước mê cung, chuột thiếu DHA di chuyển chậm chạp hơn cả, và não của chúng cho thấy sự suy giảm hoạt động, theo AFP dẫn lời Giáo sư khoa giải phẫu thần kinh Fernando Gomez-Pinilla của UCLA. Ông cho hay các tế bào não của nhóm chuột này gặp vấn đề khi truyền tín hiệu cho nhau, làm gián đoạn khả năng suy nghĩ và khiến chúng chẳng nhớ lại lộ trình đã học cách đây 6 tuần.
Quan sát cặn kẽ hơn trong não chuột, cho thấy nhóm không được bổ sung DHA cũng đã bộc lộ dấu hiệu kháng insulin, một loại hormone kiểm soát đường huyết và điều phối chức năng não bộ. “Do insulin có thể xâm nhập hàng rào đường huyết, nó có thể phát tín hiệu buộc tế bào thần kinh kích hoạt các phản ứng gây cản trở khả năng học tập và gây mất trí nhớ”, Giáo sư Gomez-Pinilla giải thích. Nói cách khác, ăn quá nhiều đường fructose có thể làm gián đoạn khả năng insulin điều tiết cách các tế bào sử dụng và tồn trữ đường, vốn cần thiết cho quá trình xử lý suy nghĩ và cảm xúc.
“Insulin quan trọng đối với cơ thể về mặt kiểm soát đường huyết, nhưng nó cũng có thể đóng một vai trò hoàn toàn khác ở não, nơi mà hormone này làm gián đoạn ký ức và khả năng học hỏi”, Gomez-Pinilla nói. Như vậy, nhóm của chuyên gia Gomez-Pinilla đã đưa ra một kết luận hoàn toàn mới về tác dụng phụ của đường. Trong khi cuộc nghiên cứu chưa cho biết ăn bao nhiêu đường mới có hại, các chuyên gia đã cung cấp một số chứng cứ mới cho thấy hội chứng trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến trí não lẫn cơ thể. “Phát hiện của chúng tôi đã minh chứng được rằng cái mà chúng ta hấp thu có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tư duy”, Gomez-Pinilla kết luận. Giáo sư Mỹ cũng lưu ý rằng hiệu ứng tiêu cực của đường có thể được giảm thiểu nếu bổ sung đúng cách DHA, theo báo cáo trên chuyên san Physiology.
Hạo Nhiên


Ăn quá nhiều đường gây tổn hại cho não

(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo ăn quá nhiều đường có thể khiến não người hoạt động chậm lại, theo AFP.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại Viện Đại học California-Los Angeles (UCLA, Mỹ) phát hiện xi-rô bắp có hàm lượng đường fructose cao (một loại đường đơn phổ biến được dùng trong đồ uống và thực phẩm) gây ảnh hưởng tới trí nhớ của các chú chuột trong phòng thí nghiệm.
Họ chia những chú chuột này thành 2 nhóm và cho chúng uống dung dịch xi-rô nói trên trong 6 tuần; trong đó, có một nhóm được bổ sung thêm a xít béo omega-3, vốn rất cần thiết cho hoạt động của não.
Tiếp theo, họ trả các chú chuột về lại môi trường đã được huấn luyện trước đó.
Kết quả, các nhà khoa học phát hiện nhóm chuột thiếu omega-3 trở nên chậm chạp hơn, não của chúng cũng bị suy giảm trong hoạt động tiếp hợp.
“Tế bào não của chuột gặp vấn đề trong việc truyền tín hiệu cho nhau khiến chúng mất khả năng suy nghĩ rõ ràng và không nhớ được những gì đã được huấn luyện trước đó” - Giáo sư Fernando Gomez-Pinilla, chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật thần kinh và khoa học sinh lý của UCLA, cho biết.
Ngoài ra, khi phân tích kỹ hơn, các nhà khoa học phát hiện những chú chuột không được bổ sung omega-3 còn có dấu hiệu chống lại insulin, một loại hormone kiểm soát đường huyết và điều hành chức năng não.
Từ đó, ông Gomez-Pinilla kết luận: “Ăn thức ăn có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài gây tác hại đến khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não. Song, việc bổ sung omega-3 vào các bữa ăn có thể giúp bộ não giảm sự tổn hại này đến mức tối thiểu”.
Xi-rô bắp có hàm lượng đường fructose cao thường có trong soda và một số thực phẩm dành cho trẻ em. 
Nghiên cứu trên được đăng trên chuyên san Physiology.
Văn Khoa

Chất béo bão hòa gây hại cho trí nhớ

Hé lộ “công nghệ” làm thạch dừa bẩn

Thứ Bảy, 19/05/2012, 14:47 (GMT+7)

TTO - Sau hơn một tuần làm công nhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến “công nghệ” sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch.
“Phụ gia” nấu thạch là các loại phân bón dùng cho cây trồng như NPK, SA, DAP...
Thạch dừa nổi lõm bõm trong nước sông đục ngầu - Ảnh: Chính Thành
Nghe chúng tôi có nhu cầu xin việc làm, bà Năm, chủ cơ sở làm thạch ngụ phường Phú Khương, TP Bến Tre, ngó trân trân cảnh giác: “Mấy chú đã mần thạch bao giờ chưa? Chưa mần khi nào thì kiếm nơi khác đi, chỗ tui không nhận người lạ”. Chúng tôi liên hệ một cò tên Hoàng, hành nghề xe ôm ở cổng bến xe Bến Tre, đồng ý dẫn mối tới một cơ sở sản xuất thạch dừa thô kế bến phà Hàm Luông. Theo lời cò Hoàng, đây là khu sản xuất thạch dừa thô lớn nhất nhì Bến Tre nhưng không quen biết thì rất khó xin vào làm vì các chủ ở đây luôn cảnh giác với người xin việc ở ngoại tỉnh.
Dù được cò Hoàng giới thiệu nhưng phải năn nỉ ỉ ôi chúng tôi mới được bà Bảy Chí, chủ cơ sở làm thạch dừa công đoạn 2 ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, Bến Tre, chấp thuận vào làm.
Làm thạch từ nước sông, rạch
Mới 6g ngày 14-4 khu xưởng rộng gần 400m2 nằm mép bờ sông Bến Tre của bà Bảy đã vang rền tiếng máy nhịp lạch xạch. Kế hai bước chân, bốn chiếc môtơ rửa thạch mốc đen quay ù ù. Tuy mới đầu sáng nhưng khắp xưởng đã xộc lên mùi hôi thối của đống thạch ép để quá hai ngày nằm chất thành đống. Gần đó, ở khu cắt thạch, một nhóm 15 công nhân tất bật đưa thạch vào xắt.
Giẫm đạp cho thạch dừa thô tơi ra - Ảnh: Hữu Khoa
Phía trên hai công nhân nam mau mắn xúc thạch vào bao lưới. Chốc chốc lại lấy chân trần giẫm lên mớ thạch vương vãi khắp nền gạch rồi lùa vào một góc. Quang cảnh khu xưởng nhìn nhếch nhác như bãi chiến trường với mùi thạch thối, thạch tươi rơi vãi khắp nơi. Ấn tượng hơn cả nơi ngâm thạch là một bồn căng bạt hình vuông rộng 50m2. Trong bồn lõm bõm nước đục ngầu và có mùi tanh nồng. Khi chúng tôi thắc mắc, một công nhân tên Huy đang bơm nước vào bồn nói huỵch toẹt: “Toàn là nước sông chứ nước máy nào mà chịu cho xiết. Ở đây cơ sở nào mà không mần vậy”. Ông Huy giải thích thêm để có thêm lợi nhuận, nhiều nơi còn lấy nước sông, thậm chí là nước kênh rạch để nấu thạch.
Theo chúng tôi quan sát, các công đoạn ngâm thạch, xắt thạch của cơ sở đều phải dùng một lượng nước lớn để bơm rửa. Khối lượng nước rửa thạch và ngâm thạch một ngày lên đến hàng trăm mét khối nước. Để có đủ nguồn nước, bà Bảy đặt hai môtơ công suất lớn cạnh bờ sông Bến Tre, sau đó hút nước sông lên một thùng nhựa 2.000 lít. Một môtơ nữa hút trực tiếp nước sông không qua bồn chứa. Trong cả công đoạn dài ngâm xắt thạch, cơ sở hoàn toàn dùng nguồn nước sông để sử dụng.
Tương tự cơ sở của bà Bảy Chí, tại cơ sở chế biến thạch dừa A Lộc, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An chuyên mua thạch công đoạn 1 về chế biến thành thạch khô cũng vô cùng nhếch nhác. Nguồn nước của cơ sở sử dụng ngâm, rửa thạch cũng hoàn toàn hút từ sông Bến Tre lên. Cẩn thận hơn, đường ống của cơ sở A Lộc được chôn ngầm dưới đất nối từ xưởng tới bờ sông dài gần 200m. Một công nhân cho biết chiếc môtơ hút nước loại lớn luôn phải hoạt động hết công suất mới đủ hút nước lên rửa thạch.
Ba ngày làm ở xưởng A Lộc, chúng tôi quan sát hầu hết thạch đều có mùi thối nồng nặc rất khó chịu, có túi thạch đã chuyển sang màu đen. Một vài xô nhựa đựng thạch cũ có màu xám trắng bị ruồi nhặng bu đen đã bốc mùi chua tới nghẹt mũi. Khi vớt thạch, chúng tôi lấy vài viên thạch trắng, miếng nhỏ giống như thạch dừa thành phẩm, lên định ăn thử. Anh Thương, phụ trách bốc thạch, vội quát lớn: “Ê, không ăn được đâu! Ăn vào là đứt ruột, đi bệnh viện xúc ruột liền à nha. Thuốc tẩy và hóa chất không đó!”.
Những túi thạch dừa tươi từ 60kg ở cơ sở sau khi cắt, ép xong chỉ còn khoảng 3-4kg. Tới khâu đóng gói, hai nữ công nhân hăng hái dùng chân trần đạp liên hồi tới khi thạch tơi ra. Tiếp theo là dùng tay bóp cho thạch thật nhuyễn. Vừa bóp thạch, một công nhân nữ tên Tám vừa quay qua chúng tôi than thở: “Bóp cái này phải mang bao tay, về rửa xà bông hoặc comfort hàng chục lần, không thì tay còn hôi thối ba ngày chưa hết”.
Khi được hỏi dấm và thuốc tẩy dùng để làm gì, bà Tám có vẻ rành rẽ: “Dấm để tẩy trắng và khử mùi thối của thạch. Càng bỏ nhiều thạch sẽ càng đẹp và mất đi cái mùi thối khó chịu. Còn thuốc tẩy, nếu không có nó thì để 1- 2 ngày thạch sẽ đen thui và thối dữ lắm! Có thuốc sẽ bảo quản được thạch 6 tháng không hề gì cả”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuốc tẩy cơ sở A Lộc sử dụng để bảo quản thạch có xuất xứ từ Trung Quốc. Thuốc có tên khoa học là Chlorine dioxide (ClO2). Đây là loại thuốc tẩy mạnh cấm dùng để chế biến hay bảo quản thực phẩm.
“Phụ gia” là các loại phân bón
Khi tiếp xúc với anh Nhật, một trong những người quản lý xưởng thạch dừa A Lộc lâu năm, anh phán chắc nịch: “Các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre đều có chung một quy trình sản xuất. Khi nấu họ đều cho các loại phân bón SA, NPK, DP... và hàng chục chất phụ gia khác. Nếu phần trăm nước càng nhiều thì liều lượng phân sẽ phải bỏ nhiều hơn”. Anh cho biết thêm thường thì nước dừa khi nấu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là nước sông chiếm 70%.
Anh Toại đang pha chế “phụ gia” cho vào nồi nấu thạch - Ảnh: Chính Thành
Tại cơ sở nấu thạch của ông Nguyễn Văn Phương, tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Thuận An A, xã Mỹ Thạch An, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến quy trình nấu thạch sởn gai ốc ở đây. Cơ sở có 7 người làm, gồm cả hai vợ chồng ông Phương. Với hơn 5.000 khay thạch, công suất mỗi lần xuất cũng ngót nghét 6 - 7 tấn thạch tươi giai đoạn một. Để nấu thạch luân phiên, ông Phương mua hàng ngàn lít nước dừa khô chất đống ở góc xưởng. Những chiếc can 30 lít cáu bẩn đựng đầy nước dừa pha giấm đã lên men mùi thum thủm.
Đến màn pha chế phụ gia, ông Phương chỉ đạo toàn bộ công nhân đi múc thạch. Một mình ông “đạo diễn” khâu nấu nướng. Sau khi lửa từ lò nấu đượm hồng, ông cho xả đầy nước vào chiếc bồn nấu hơn 800 lít. Nước bồn nấu chớm sôi, ông tới đống phân chất các loại phân SA, NPK, DP, đường đen hí hoáy cân từng loại cho vào xô nhựa nhỏ.
Cứ một mẻ nấu như vậy ông cân 6kg phân NPK và phân SA, gần nửa kg phân DP và 7kg đường đen. Ông Phương giải thích hồn nhiên: “Phân DP là để cho thạch dừa tăng độ cô đặc lại. Còn SA và NPK sẽ giúp miếng thạch dừa dày lên”. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, ông Phương cười trấn an: “Mấy loại phân này cho phép bỏ mà, đâu có sao!”.
Công nhân dùng thuốc tẩy (ClO2) để tẩy trắng thạch dừa thô - Ảnh: Hữu Khoa
Nước dừa lên men dùng để nấu thạch dừa - Ảnh: Chính Thành
Theo quan sát của chúng tôi, đến ngày nấu thạch ông thường nấu 7 - 8 mẻ một đợt. Cứ mỗi mẻ nấu ông Phương cho 11 can nước dừa vào nồi. Số nước còn lại ông hút trực tiếp từ con rạch ngoài xưởng đổ vào với tỉ lệ 40% nước dừa - 60% nước rạch. Ngoài đường nhìn vào thấy khá rõ con rạch ông dùng để lấy nước nối với nhiều nhánh rạch nhỏ chạy khắp tổ nhân dân tự quản 07- 09, ấp Thuận An A.
Những ngày tiếp theo, tiếp xúc nhiều cơ sở nấu thạch khác, chúng tôi ghi nhận công thức “phụ gia” đặc biệt này đều được áp dụng cho hầu hết các cơ sở ở đây. Chiều 16-4, tại cơ sở của bà Út Tan ở tổ 3, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, chúng tôi chứng kiến công đoạn nấu tương tự xưởng nấu của ông Phương.
Tại cơ sở này, anh Toại là công nhân được tin tưởng giao nấu thạch đang hì hục làm một mình. Bên cạnh Toại là đống phân SA, NPK, đường đen chất thành đống cạnh lò nấu. Tới lúc pha chế, không cần cân đong rườm rà, anh Toại chỉ cần lấy những bọc phân to tướng đã được ông chủ để sẵn trong bọc nilông pha chút nước rồi đổ thẳng vào nồi nấu đang sôi ục ục. Trong chốc lát, từ nồi nấu bốc hơi nước mạnh phả vào mắt mũi chúng tôi cay xè.
ĐỖ PHI - CHÍNH THÀNH - HỮU KHOA
Nghiêm cấm sử dụng phân bón trong thực phẩm
Sử dụng nguồn nước sông không qua xử lý tại cơ sở chế biến là vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm (QCVN 01:2009/BYT).
Phân bón nói chung và các loại phân như SA, NPK, DP là thức ăn của cây trồng, nên việc đưa phân bón vào chế biến thực phẩm vì bất cứ mục đích gì cũng là việc làm trái phép.
Các chất phụ gia, các kim loại nặng trong phân đều có thể là chất độc đối với cơ thể con người một khi vượt quá ngưỡng cho phép, không đào thải được, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh lý cấp tính, mãn tính hay ung thư.
Riêng chlorine dioxide (ClO2) không có trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT. Vì vậy việc sử dụng chúng trực tiếp trong chế biến, xử lý thực phẩm là trái phép. Theo cảnh báo của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) thì người tiêu dùng nếu ăn phải thức ăn có chứa chất tẩy trắng công nghiệp này, tùy theo liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm buồn nôn, mất nước và tiêu chảy nghiêm trọng.
ThS BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM
Người làm thạch đã nhầm lẫn nghiêm trọng!
TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt, trưởng bộ môn công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu thuộc Bộ Công thương, khẳng định: Nông dân đã nhầm lẫn các chất pha chế “phụ gia” khi nấu thạch một cách nghiêm trọng. Chất sunphat amôn (SA) và chất diAmonphotphat (DAP) cho phép sử dụng trong khi nấu thạch không phải là phân bón cho cây trồng như nông dân lầm tưởng.
Hai loại phụ gia SA, DAP (người dân gọi là phân DP - PV) là hai loại chất dinh dưỡng  vi sinh bổ sung cho quá trình lên men vi khuẩn phát triển trong môi trường hình thành thạch dừa. Chúng có nồng độ tinh khiết (99%) hoàn toàn khác với hai loại phân SA và DAP ngoài thị trường.
Việc người làm thạch mua phân bón SA, DAP, NPK về làm chất phụ gia là hoàn toàn không có trong quy trình chế biến thạch. Trong nước dừa cũng có các chất đạm, lân, kali nhưng chúng có nguồn gốc thiên nhiên, giàu protein. Còn các chất hữu cơ đạm, lân, kali trong phân làm phụ gia khi làm thạch có nguồn gốc hóa học. Mục đích sử dụng cho cây trồng.
TS Minh Nguyệt cho biết thêm trong quy trình nấu thạch, nước dừa chiếm gần 100%, còn lại là các chất phụ gia như đường cát, chất dinh dưỡng SA, DAP... Không được bỏ nước vào khi nấu thạch vì nước dừa tuy là chất dinh dưỡng nhưng rất loãng. Nếu pha thêm nước sẽ không đủ để lên men thành thạch.

Kinh hoàng với công nghệ làm huyết vịt giả


TNO) Sau ám ảnh về trứng gà giả, gạo giả, bắp cải ướp hóa chất độc hại…, người dân Bắc Kinh (Trung Quốc) giờ phải đối mặt với nạn ăn phải huyết vịt giả, theo báo Bắc Kinh.
Một số doanh nghiệp gia công thực phẩm ở Bắc Kinh đã dùng máu heo để làm đậu phụ huyết vịt - một món không thể thiếu trong các nồi lẩu hoặc canh của người dân xứ này.
Theo điều tra của phóng viên báo Bắc Kinh, loại huyết vịt giả này phần lớn được tiêu thụ ở một số thị trường bán sỉ.
Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng là huyết vịt có tác dụng bổ máu, mát gan, giải độc, những kẻ trục lợi đã sử dụng máu heo gia công thêm hóa chất độc hại để làm đậu phụ huyết vịt.
Phóng viên báo Bắc Kinh đã thâm nhập được vào một xưởng chế biến thịt tại Bắc Kinh. Tại đây, phóng viên đã chứng kiến quy trình phù phép máu heo đỏ tươi thành huyết vịt.
Lưu Học Quân - một người trong xưởng này bảo đảm: Tất cả chỗ huyết vịt này đều là máu heo làm ra cả, nhìn và ăn đều không hề phát hiện ra điều gì khác nhau nên rất nhiều chợ bán sỉ và siêu thị đã tới đặt hàng chúng tôi.
Ông Lưu này còn cho biết phần lớn lượng huyết vịt trên thị trường Bắc Kinh đều được làm từ máu heo, bởi vì không đủ nguồn cung vịt.
Giá bán đậu phụ huyết heo là 1,3 tệ (4.160 đồng)/miếng to và giá bán đậu phụ huyết vịt là 1,3 tệ/2 miếng nhỏ.
Mỗi ngày, ông Lưu sản xuất khoảng 140 kg đậu phụ huyết vịt.Tuy nhiên, giá bán lẻ tại các tiệm đối với loại hàng này đã được đẩy lên gấp 5-6 lần, khoảng 16 tệ (51.200 đồng)/kg đậu phụ huyết vịt, 10 tệ (32.000 đồng)/kg đậu phụ huyết heo.
Phó giáo sư Lý Hưng Dân của Học viện Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đậu phụ huyết vịt phần lớn được làm từ máu heo hoặc máu gia súc kém chất lượng. Để tăng độ dẻo và chống thối rữa, các nhà sản xuất hám lợi nhuận đã cho vào nhiều chất phụ gia độc hại như formaldehyde, bột màu công nghiệp... Những phụ gia này gây hại tới gan, thận của người tiêu dùng.
Ngọc Bi

Tai heo giả độc hại ở Trung Quốc

thanhnien.com.vn

Chính quyền tỉnh Giang Tây, Trung Quốc vừa phát hiện tai heo giả chứa hóa chất độc hại, có thể gây ung thư cũng như ảnh hưởng máu và tim mạch.

Theo tờ China Daily ngày 16.5, người dân phản ánh tai heo luộc mua sẵn tại một khu chợ ở thành phố Cám Châu bốc mùi hôi thối. Qua kiểm tra, nhà chức trách phát hiện số tai heo này làm bằng gelatin công nghiệp và sodium oleate.
 Tai heo giả độc hại ở Trung Quốc nd33
Tai heo giả rất dai và khó xé nhỏ - Ảnh: China Daily
China Daily dẫn lời các chuyên gia cho hay sodium oleate bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Trung Quốc. Hóa chất này có khả năng tạo mùi vị thơm ngon nhưng rất độc, khiến huyết áp tăng cao và có hại cho tim.
Bên cạnh đó, gelatin công nghiệp thì chứa hàm lượng crom cao và có khả năng gây ung thư.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc cũng phát hiện nhiều cơ sở sử dụng chất này để sản xuất vỏ thuốc con nhộng.
Người bán tai heo giả ở Giang Tây hiện đã bị bắt và nhà chức trách đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Lê Loan

Nữ sinh mất tay chân vì vi khuẩn ăn thịt người

Thứ Ba, 15/05/2012 10:50

(NLĐO)- Một phụ nữ ở Georgia - Mỹ đang phải chiến đấu để giành giật sự sống của mình sau khi bị một loại vi khuẩn ăn thịt người quái ác tấn công cơ thể.

Aimee Copeland
Aimee Copeland, nữ sinh viên 24 tuổi, đang theo học thạc sĩ tại Đại học Tây Georgia, bị một vết thương khá sâu trong chuyến đi chơi xuồng trên sông với bạn bè ở Carrollton. Vết thương trên chân trái của Aimee có tiếp xúc với nước sông và hậu quả là cô đã nhiễm phải loại vi khuẩn ăn thịt người có khả năng đe dọa đến cuộc sống.
 
Hai tuần trước, cô gái trẻ đang có một tương lai hứa hẹn này đã phải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ chân trái của mình sau khi được các bác sĩ chẩn đoán là bị loại vi khuẩn quái ác tấn công.
 
“Thật kỳ diệu , Aimee đã vượt qua được cái đêm khó khăn đó” - ông Andy Copeland, bố cô, cho biết trên ABC News.
 
Theo các bác sĩ, vết thương trên da đã mở đường cho vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập cơ thể gây ra bệnh viêm cân hoại tử (Necrotizing Fasciitis), một chứng nhiễm khuẩn liên cầu hiếm gặp tấn công sâu vào trong các vết thương và phá hủy mô xung quanh.
 
Vi khuẩn ăn thịt người
 
"Vi khuẩn này sản sinh ra những enzyme có khả năng phân hủy các cơ ở sâu bên trong” - TS  William Schaffner, Giám đốc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee kiêm Giám đốc Quỹ Quốc gia về bệnh truyền nhiễm, cho hay.
 
“Do tấn công vào sâu nên vi khuẩn ăn thịt người có thể “lộng hành” trong cơ thể mà người bệnh không nhận thấy” - ông William cho biết.
 
Việc cắt bỏ một phần cơ thể có thể tránh nhiễm trùng vết thương và giữ bệnh nhân sống sót. Tuy nhiên, cuộc chiến với loại vi khuẩn quái ác này vẫn chưa có hồi kết khi các bác sĩ tiết lộ rằng nữ sinh viên trẻ này sẽ phải tiếp tục hy sinh thêm 2 cánh tay cùng chân phải còn lại của mình mới mong giữ lại mạng sống.
 
Có dễ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người?
Ở Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 750 trường hợp nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, thường do một loại vi trùng hoại tử gây ra. Tuy nhiên, bệnh của Aimee Copeland lại do một loại vi khuẩn khác có tên Aeromonas, chính vì vậy trường hợp của cô lại càng lạ lùng hơn.
Khả năng sống sót?

Cứ 5 người nhiễm phải loại vi khuẩn quái ác này lại có 1 người không thể qua khỏi. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm Aeromonas như Copeland thì không thể thống kê được khả năng sống sót.
 
Bệnh tấn công cơ thể ra sao?
 
Loại vi khuẩn này thường sống trong các vùng nước lợ và ấm như ao, hồ, suối. Không phải ai cũng bị loại vi khuẩn này tấn công, nạn nhân thường là những người tiếp xúc với vi khuẩn khi bị những vết thương sâu. Những người có hệ mễn dịch yếu cũng dễ bị loại vi khuẩn này tấn công.
 
Làm gì khi bị nhiễm?
Cần đến ngay cơ quan y tế để được chăm sóc và ngăn chặn vi khuẩn lây lan khắp cơ thể.
Đỗ Quyên (Theo AP, ABC News)

Chè dây chữa bệnh gì? Thuốc Ampelop

(thuocbietduoc.com.vn)

thuoc co tac dung phu gi khong? (nguyen huu quy)
Trả lời:
Để hỏi thông tin về tác dụng phụ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất và nghiên cứu ra sản phẩm ampelop:
http://thuocbietduoc.com.vn/TRAPHACO/gtlhcomp.aspx?con=2
Tuy nhiên bạn biết Ampelop được làm từ chè dây, mà Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, ở các huyện Thông Nông, Nguyên Bình, Hà Quảng, Hoà An của tỉnh Cao Bằng. Theo kinh nghiệm dân gian chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
Kết quả phân tích thành phần của Chè Dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất Flavonoid và tanin ;chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese. Kết quả nghiên cứu chè Dây chữa viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau: Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày; Chè Dây cho kết quả khỏi  bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Hiện nay còn có cả chè Dây dạng túi lọc và chè Dây sấy khô, sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm đó là loại chè sạch, không gây độc và không có tác dụng phụ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây

tradaythaomoc.com

Traphaco nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm Ampelop với thành phần chính là cao chè dây (80% flavonoid), có tác dụng diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, chống viêm, giảm đau, giảm tiết acid dịch vị, làm liền sẹo vết loét.
Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau khi ăn các thức ăn chua, cay nhiều, hoặc khi căng thẳng thần kinh… Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… Bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn cao hơn trẻ em. Ngoài yếu tố phát sinh bệnh như thuốc lá, bia rượu, trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, các loại thuốc kháng viêm… thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.


Ngoài chế độ ăn uống hợp lý (hạn chế thức ăn chua, cay, tuyệt đối không uống bia, rượu), người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Hiện nay, Đông dược vẫn được nhiều người sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn. Còn chè dây được xem như một loại thuốc đặc trị chữa các bệnh liên quan tới dạ dày vì có tác dụng nổi trội là diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp vết loét liền sẹo, cắt cơn đau nhanh chóng và an thần. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Chính bởi những đặc tính dược học này mà Traphaco đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm Ampelop với thành phần chính là cao chè dây. Ampelop rất hiệu quả trong việc điều trị viêm, loét dạ dày, tá tràng, hạn chế tái phát và không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng dài ngày. Để có nguồn nguyên liệu sạch, công ty đã và đang thực hiện dự án trồng cây chè dây an toàn nhằm duy trì và phát triển nguồn dược liệu phục vụ cộng đồng lâu dài. Dự án này đã góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng núi (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai…), nơi có khí hậu thích hợp để trồng loại cây này.
Cẩm Ly
Việt Báo (Theo_NgoiSao)

namduoc.com
Thông tin về: Ampelop
Tên gọi: > Ampelop
Viên nang AMPELOP điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.......
CHI TIẾT SẢN PHẨM

THÀNH PHẦN
Cao chè dây (80% Flavonoid) ..... 625mg
Tá dược...vđ... 1 viên
CÔNG DỤNG
Diệt trừ Helicobacter Pylori
Chống viêm, giảm đau.
Giảm tiết acid.
Liền sẹo vết loét dạ dày - hành tá tràng.

CHỈ ĐỊNH
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

LIỀU DÙNG-CÁCH DÙNG

Phác đồ điều trị đơn độc: Uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày, sau bữa ăn. Đợt điều trị 30 ngày liên tục.
Phác đồ điều trị phối hợp làm tăng hiệu lực diệt Helicobacter Pylori, hạn chế tái phát, đợt điều trị 30 ngày liên tục.
10 ngày đầu tiên: Ampelop 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn. Amoxycilin: 1000mg/lần x 2 lần/ngày. Metronidazol: 500mg/lần x 2 lần/ngày.
Các ngày tiếp theo: Ampelop 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.


thiennhien.net

Một dự án làm thuốc từ nguồn dược liệu sạch

Từ cây chè dây mọc hoang trên các sườn đồi sườn núi, các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ thuộc Trường đại học Dược Hà Nội và Công ty cổ phần Traphaco đã tạo ra thuốc AMPELOP công dụng hữu hiệu điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Sản xuất thuốc trị viêm loét dạ dày từ chè dây
Bà Đặng Thị Kỳ, Mỹ Đức, Hà Tây đã đau dạ dày hơn một năm. “Uống thuốc ngoại mệt lắm. Nhưng từ ngày bác sĩ cho uống thuốc Ampelop được chiết xuất từ cây chè dây, không nóng ruột, không có tác dụng phụ, không gây chóng mặt, buồn nôn nữa”.

Bà Kỳ là một trong hàng trăm bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tây bằng thuốc mới Ampelop sản xuất từ nguồn dược liệu là cây chè dây ở các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Qua khảo sát và đánh giá của nhóm nghiên cứu về một số căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng, viêm ruột… ở các vùng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, hoặc Cao Bằng, dân tộc Dáy, Dao ở Lào Cai nơi mà bà con dùng chè dây uống thường xuyên, thì tỷ lệ mắc các bệnh này hầu như không có.

Từ kinh nghiệm dân gian trên, một công trình nghiên cứu cấp bộ về loài thảo dược này đã được các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ uy tín của bộ môn Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế, Viện Y tế Cổ truyền Việt Nam cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện. “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cây chè dây từ năm 1990. Để xác định được tên khoa học của cây chè dây mà đồng bào vẫn dùng, chúng tôi đã phải lên tận nơi để lấy được mẫu cây mẫu có hoa, có quả, hạt và sau đó mới xác định được tên khoa học là Ampelopsis cantonesis Planch. Vitaceace”. GS.TS Phạm Thanh Kỳ, chủ nhiệm công trình: Sản xuất quy mô công nghiệp thuốc mới Ampelop điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng từ dược liệu chè dây Việt Nam hiệu quả cao thuộc chương trình KC.10 (mã số KC.10.DA11) nhớ lại.

Sau đó, nhóm nghiên cúu đã xác định thành phần chính là flavonod có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori… là xoắn khuẩn gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và độ an toàn cao.

Những thành công bước đầu này đã thôi thúc các nhà khoa học chuyển hướng sang bào chế nguồn dược liệu quý này dưới dạng viên nang. Một xưởng sản xuất Ampelop dạng bột gói ngay tại Trường đại học Dược Hà Nội. Những gói thuốc đầu tiên này đã được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai cho kết quả tốt. Các chỉ tiêu thống kê trên bệnh nhân cho thấy thuốc Ampelop chiết xuất từ chè dây có tác dụng cắt cơn đau do loét hành tá tràng, liều sẹo ổ loét và diệt trừ khuẩn Helicobacter pylori…với tỷ lệ cao hơn các dược liệu khác. Một đặc tính hơn hẳn nhóm thuốc điều trị dạ dày hành tá tràng là thành phần flavonoid ampelopsis trong chè dây không những không làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở gan mà còn có tác dụng giải độc gan theo cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do. Người bệnh khi uống thuốc không gặp phải phản ứng phụ gây khó chịu như một số loại thuốc khác.

Sản xuất quy mô công nghiệp
Kết quả nghiên cứu về cây chè dây đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc “Lấy Nam dược trị Nam nhân” của ngành y dược nước ta. Với mong muốn đưa ra một liệu pháp mới sử dụng chè dây trong điều trị dạ dày – hành tá tràng, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với Công ty cổ phần Traphaco hoàn thiện quy trình sản xuất viên nang Ampelop quy mô 100.000 viên/mẻ và 1 triệu viên trong một lô sản xuất.

Đến nay, dự án đã sản xuất được 9 triệu viên Ampelop cung cấp trên thị trường phục vụ người bệnh. Giá thành sản phẩm dự kiến là 154.000 đ/liều điều trị 2 hộp (mỗi hộp giá 77.400đ) nhưng thực tế giá bán là 72.000đ/hộp, giảm so với dự kiến là 5.400đ/hộp. “Nếu so với một số thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng đang bán trên thị trường Việt Nam hiện nay, chi phí điều trị bằng thuốc Ampelop thấp hơn các loại thuốc tân dược như Gastrotat, Pilopac và Pilokid của Ấn Độ”.

Dự án này cũng đã góp phần tăng thu nhập cho nhân dân vùng núi, nơi có cây chè dây mọc hoang, như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, góp phần vòa công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao. Với giá thu mua 25.000đ/kg lá chè dây, để sản xuất được 9 triệu viên thuốc Ampelop, Công ty cổ phần Traphaco đã phải mua 50 tấn lá chè dây với số tiền khoảng 1.250.000.000đ.

Để đảm bảo khai thác lâu dài và bền vững nguồn dược liệu chè dây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ kinh phí cho Traphaco thực hiện đề tài nghiên cứu trồng cây chè dây ở vùng núi cao. Dự án đã tổ chức hướng dẫn nhân dân vùng cao nơi có cây chè dây mọc hoang bảo tồn nguồn nguyên liệu sạch này bằng cách thu hái lá, không chặt cành để bảo vệ và giúp cây chè dây tái sinh.
Theo Sức khoẻ & Đời sống (Ngày 29/12/2006)

Truy quét thuốc bằng thịt trẻ em từ Trung Quốc

Thứ Hai, 07/05/2012, 15:51 (GMT+7)

TTO - Cục Hải quan Hàn Quốc hôm nay 7-5 cho biết họ đang thắt chặt các biện pháp thanh tra để triệt phá đường dây buôn bán thuốc làm bằng thịt trẻ em tán bột có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Hàn Quốc đang truy quét “thuốc thịt người” từ Trung Quốc - Ảnh minh họa: Herbal
AP dẫn lời Cục Hải quan Hàn Quốc nói rằng từ tháng 8-2011 tới nay, họ đã phát hiện 35 trường hợp buôn lậu thuốc này giả dạng trong vỏ nang của một loại thuốc tăng cường khả năng chịu đựng cho con người.
Các quan chức của cục cho biết viên nang dạng bột tán trên làm từ thịt trẻ em hay trẻ sơ sinh đã chết ở vùng đông bắc Trung Quốc.
Có khoảng 17.450 viên nang tuồn vào Hàn Quốc qua đường bưu phẩm hoặc xách tay từ một số người gốc Hàn sinh sống tại khu vực đó đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ đã có bao nhiêu viên được tiêu thụ trót lọt vào đất Hàn Quốc.
Một số người tin rằng loại thuốc đó có khả năng trị bách bệnh, trong đó có bệnh ung thư giai đoạn cuối và bệnh yếu sinh lý. Tuy nhiên, các kiểm tra cho thấy chúng chứa những loại siêu vi khuẩn và thành phần có hại cho sức khỏe.
Cục Hải quan Hàn Quốc cho hay họ sẽ thanh tra nguồn gốc thuốc từ thành phố Diên Cát, Thanh Đảo và Thiên Tân - nơi được coi là các lò sản xuất thuốc loại này.
PHAN ANH


Thứ Hai, 07/05/2012 - 23:05
(Dân trí) - Cơ quan hải quan Hàn Quốc hôm nay tiết lộ họ đã phát hiện hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt thai nhi được khách từ Trung Quốc chuyển vào nước này. Những viên thuốc được cho là chữa “bách bệnh”.


Cơ quan hải quan Hàn Quốc đã thu giữ được 17.000 viên thuốc thịt người từ tháng 8 năm ngoái.
 
Được biết những viên thuốc này được đưa từ Trung Quốc sang, nơi một số nhân viên y tế đã “phím” cho các công ty y tế khi có trường hợp nạo phá thai hoặc các bé bị sinh non.

Những bào thai nhỏ bé này sau đó được mang đi, bảo quản trong tủ lạnh của các gia đình liên quan đến đường dây buôn bán, trước khi được mang tới các trung tâm y tế và được đưa vào lò vi sóng y tế để sấy khô. Tiếp đó các bào thai khô được tán thành bột và được đưa vào các viên thuốc cùng với thảo dược để che giấu thành phần thực sự của nó, nhằm đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan.

Được biết giới chức Trung Quốc đã biết về nạn buôn bán này và đã tìm cách ngăn chặn xuất khẩu chúng, tuy nhiên hàng ngàn túi thuốc vẫn được tuồn lậu vào Hàn Quốc.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc (SBS) hôm nay cho hay họ đã tăng cường tìm kiếm các gói thuốc đáng ngờ trên được khách đi từ Trung Quốc mang vào nước này. Theo các nhân viên hải quan, kể từ tháng 8 năm ngoái, 35 vụ tuồn thuốc thịt trẻ em đã được tiến hành, với hơn 17.000 viên thuốc được cải trang là “thuốc tăng lực” được thu giữ.
 
Các cuộc kiểm tra cho thấy viên thuốc này chứa 99,7% là thịt người.
 
Tờ San FranciscoTimes đưa tin các cuộc kiểm tra đối với những viên thuốc này cho thấy chúng được tạo nên từ 99,7% là thịt người. Các cuộc kiểm tra cũng xác định được giới tính của các em bé được sử dụng.

Nhu cầu dùng thuốc này tăng lên do người ta cho rằng nó có thể tăng sinh lực. Tuy nhiên, trên thực tế những viên thuốc thịt người này chứa siêu vi khuẩn và các thành phần gây hại khác.

Rất nhiều kẻ buôn thuốc đã bị giới chức Hàn Quốc bắt giữ. Song những người này lại khẳng định họ không biết thành phần của thuốc và quá trình sản xuất của chúng.

Vũ Quý
Theo Daily mail, KBS

Chuyện động trời ở Trung Quốc: Thịt thuốc phiện!

Thứ Tư, 02/05/2012 09:53

(NLĐO) – Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.

Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm.
 
Giáo sư Mạc Bảo Khánh thuộc trường Đại học Y Nam Kinh khẳng định phụ gia “Vua loài thịt” là một hỗn hợp các chất phụ gia, trong đó có chứa chất chlorine để làm chất xúc tác, gây tổn hại tới sức khỏe con người.
 
Theo một số đầu bếp tại Nam Kinh, chất phụ gia này có mặt ở hầu hết các cửa hiệu và họ thường gọi đó là những chất ma thuật.
 

Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA)
 
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xảy ra bê bối an toàn thực phẩm. Liên quan đến thịt, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về một loại bột trộn vào thức ăn cho heo ăn để có được những sản phẩm thịt tươi ngon và nhiều nạc. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
 
Các chuyên viên y tế cho biết việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác.
 
Ngoài ra, người dân nước này còn phải đối mặt với nạn sữa nhiễm melamine, giá đỗ nhiễm độc, dầu bẩn…
 
Thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể làm người dùng bị đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim…
(Ảnh: CCVIC.COM)
H.Bình (Theo Tân Hoa Xã, SINA)

Sâm Ngọc Linh bị làm giả