Trang

Tràn ngập mực giả nhập từ Trung Quốc

27/07/2012 | 13:14
 
(Dân Việt) - Mực ăn giả đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn Thừa Thiên - Huế với giá rẻ. Vì được làm giả nên mực này không có mùi như mực thông thường, đốt thì có mùi khét như polymer cháy...
Bày bán công khai
Tại chợ Đông Ba (TP.Huế) hiện có hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế.
Mặc dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật; khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Theo quan sát của chúng tôi, tại chợ Đông Ba, loại mực này được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Tất cả các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Thấy chúng tôi thắc mắc, một chủ quầy hàng cho biết, loại hàng hóa này được chị mua từ Quy Nhơn (Bình Định), nơi mực có giá rẻ hơn nhiều so với Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Bình Định, loại mực được bán rẻ nhất là mực xà (hay còn được gọi là mực ma) hiện cũng có giá 150.000 đồng/kg loại tươi, nếu được phơi khô, tẩm gia vị thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, mực xà có màu đen, khi nướng lên rất cứng, khó nhai và có vị hơi đắng, không giống đặc điểm của loại mực xé sẵn ở chợ Đông Ba.
Tuồn vào nhà hàng, quán ăn
Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.
“Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì nó đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên rất được ưa chuộng” - một chủ quầy hàng bán loại mực này ở chợ Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) giải thích.
Ông Nguyễn Ngọc Diễn khuyến cáo người tiêu dùng không nên ăn loại mực giả này, và khi mua bất cứ loại hàng hóa nào cũng cần đòi hỏi sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hiện có rất nhiều nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP.Huế và các huyện, thị xã sử dụng loại mực này làm mồi nhậu cho thực khách. Khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Diễn - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, loại mực khô xé sẵn đang được bán trên địa bàn là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo ông Diễn, Chi cục đã rất nhiều lần phối hợp với bộ phận quản lý thị trường tiến hành tiêu hủy loại mực này. “Xử lý nhiều rồi nhưng trên thị trường vẫn bán là do nó được nhập lậu” - ông Diễn cho biết.

Mỗi ngày hơn 10 tấn gà loại thải Trung Quốc vào Hà Nội

tienphong.vn - 17:30 | 27/07/2012

Ngày 26-7, ông Nguyễn Huy Đăng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Đây là gà già, còn tồn dư kháng sinh, hormon... không đảm bảo chất lượng.
Theo ông Đăng, lượng gia cầm bán ra ở chợ Hà Vỹ khoảng 70.000 con/ngày, trong đó gà loại thải của Trung Quốc chiếm hơn chục tấn.
“Đây là vấn đề nan giải. Chúng tôi đang làm việc với Lạng Sơn, Quảng Ninh... để kiểm soát tình trạng vận chuyển lậu gà loại thải. Bởi quan trọng là phải xử lý tại gốc, chứ xử lý trên đường thì rất khó vì họ vận chuyển 24/24, không thể kiểm soát hết được. Mặt khác, muốn dừng xe phải có cảnh sát giao thông, chứ ông thú y không được phép dừng. Việc vận chuyển gà loại thải có cả đường dây, từ đầu biên giới, và thường vận chuyển vào thời điểm 1-2 giờ sáng, công an cũng phải điều tra kỹ mới bắt được”, ông Đăng nói.
Cũng theo ông Đăng, gà loại thải Trung Quốc nếu không có giấy tờ kiểm dịch, sẽ bị xử lý tiêu huỷ. “Tuy nhiên, cái khó là họ nhập về Lạng Sơn, Bắc Giang... và chỉ cần nuôi gần một tháng, sau đó làm giấy tờ kiểm dịch thú y thì không thể xử lý, vì “con gà không biết nói tiếng Trung Quốc”.
Gà loại thải dân Trung Quốc không ăn, mà sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, nhưng dân mình cứ “chén”, nhất là phục vụ làm phở. Gà loại thải mua ở Trung Quốc chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg, nhưng về Việt Nam bán với giá tới 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Theo SGTT

Táo Trung Quốc bảo quản bằng sáp nến

Nguyễn Minh    -Thứ Sáu, 13/07/2012, 10:57 (GMT+7)
(nongnghiep.vn) Một chủ sạp hàng chợ trái cây đầu mối tại Nam Kinh mới đây cho hay, những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để tới nửa năm mà không bị hư thối.
Gần đây, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc lan truyền những bức ảnh và thông tin do người tiêu dùng nước này phản ánh: Rất nhiều quả táo được các tiểu thương Trung Quốc dùng sáp nến công nghiệp phủ lên, 5 quả táo khi dùng dao cạo vỏ ra thì thấy có chứa rất nhiều sáp nến. 

Khi dùng táo, chỉ rửa mà không "cạo" hoặc gọt vỏ sẽ ăn cả sáp nến công nghiệp mà không hay biết
Khi phóng viên tờ “Nhân dân nhật báo” tìm hiểu tại khu chợ trên mới biết, việc tiểu thương Trung Quốc dùng sáp nến bảo quản trái táo không phải là chuyện gì mới mẻ. Ngoài việc giúp cho trái táo có mã đẹp, tươi sáng và láng mượt, táo được bảo quản bằng sáp nến để được lâu hơn. Một số chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc cho rằng, loại táo này có vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt quả táo. 
Tuy nhiên, liệu ai dám ăn táo cả vỏ khi mà cách đây không lâu người ta phát hiện nông dân Trung Quốc dùng túi giấy tẩm thuốc sâu để bọc táo từ lúc quả còn non? Bây giờ người ta lại phát hiện ra “chiêu” dùng sáp nến công nghiệp bọc táo để tăng cân và bảo quản lâu hơn.
Hầu hết những trái táo phủ sáp nến công nghiệp là những quả táo to, mọng, đẹp mã và được đóng gói để XK hoặc đưa vào siêu thị bán với giá cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá táo bình thường.
Vụ việc lại một lần nữa dấy lên những mối lo ngại không chỉ đối với người tiêu dùng Trung Quốc mà cả với người tiêu dùng ở nhiều quốc gia NK trái cây nước này theo các đường chính ngạch và tiểu ngạch.

07:42 | 19/06/2012

Truy tìm táo độc, thịt thối Trung Quốc

TP - Trước thông tin loại táo Fuji của Trung Quốc trồng theo công nghệ độc hại, ngày 18-6, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, Cục đã chỉ đạo lấy mẫu táo ở Hà Nội và TPHCM để phân tích; còn Bộ trưởng NN&PTNT chỉ đạo phải truy tận hang ổ thịt thối.
Táo Trung Quốc được bày bán tại các sạp hoa quả ở chợ Hôm (Hà Nội). Công nghệ trồng táo Fuji (Sơn Đông, Trung Quốc) được bọc chất độc để chống nấm mốc và sâu bệnh (ảnh nhỏ)
Táo Trung Quốc được bày bán tại các sạp hoa quả ở chợ Hôm (Hà Nội). Công nghệ trồng táo Fuji (Sơn Đông, Trung Quốc) được bọc chất độc để chống nấm mốc và sâu bệnh (ảnh nhỏ).
Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường
Tại cuộc họp bàn về an toàn thực phẩm (ATTP) và chất lượng vật tư nông nghiệp hôm qua, ông Hồng cho biết, loại táo Fuji trồng ở vùng Sơn Đông (Trung Quốc), được nông dân dùng túi bọc quả trên cây từ lúc xanh, đến lúc chín.
Tuy nhiên, vừa rồi phía Trung Quốc thông báo, đã tìm thấy hai chất cấm có độc hại (là thiran - một loại thuốc diệt nấm độc hại và asen- thạch tín) trong loại túi này tại một số nhà máy sản xuất; và khẳng định cả người sản xuất và sử dụng túi đều đã vi phạm.
Các nhà chức trách nước này đã tịch thu hàng triệu túi bọc (hiện khoảng 2,7 triệu túi), đồng thời đóng cửa, xử lý các xưởng sản xuất loại túi bọc quả trên.
Theo lãnh đạo Cục BVTV, Trung Quốc hiện sản xuất tới 40% giống táo đường của thế giới. Đây là giống táo đỏ Fuji, là loại táo giòn, ngọt, thơm. Nguồn gốc của giống táo này là từ Úc.
Ông Hồng cho biết: Hiện một số doanh nghiệp của Nhật Bản đã ngừng, không nhập táo từ vùng Sơn Đông (Trung Quốc) nữa.
Indonesia, nước nhập khẩu nhiều táo của Trung Quốc, cũng yêu cầu trước khi xuất táo sang phải kiểm tra chặt chẽ, đồng thời, phía Indonesia cũng kiểm soát chặt, nếu phát hiện các loại chất cấm trên, sẽ tạm dừng nhập.
Loại táo đỏ Fuji Trung Quốc có mặt rất nhiều ở Việt Nam. Trao đổi với Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Kiểm dịch thực vật Vùng VII (thuộc Cục BVTV, đóng ở Lạng Sơn) cho biết: Trung bình hằng năm, lượng táo Trung Quốc nhập qua cửa khẩu này khoảng 100 nghìn tấn. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, lượng táo nhập về qua cửa khẩu là 60 nghìn tấn, lê khoảng 25 nghìn tấn; cam, quýt khoảng 26 nghìn tấn…
Theo bà Hà, táo nhập từ Trung Quốc chủ yếu từ tháng 8 âm lịch đến sau Tết, trong đó, phần lớn là táo thường. Hiện chi cục đang được yêu cầu, tăng cường kiểm tra, lấy mẫu các loại táo nhập từ Trung Quốc.
Theo khảo sát của phóng viên, các loại táo Trung Quốc hiện được bán tràn ngập trên thị trường, từ thành phố đến các vùng quê của Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Cục đã chỉ đạo kiểm tra loại táo Fuji chặt chẽ hơn ở các cửa khẩu. Hai trung tâm kiểm nghiệm và khảo nghiệm thuốc BVTV của Cục lấy ngay mẫu táo hiện có ở Hà Nội và TPHCM, kiểm tra hai chất mà Trung Quốc thông báo, xem có trên táo của nước này đang bán ở Việt Nam hay không. Đây là những chất bị lạm dụng để đưa vào túi bọc. Hai trung tâm sẽ báo cáo kết quả vào ngày 22-6 tới”.
Hiện Cục BVTV cũng đã áp dụng bộ test (kiểm tra) nhanh, có kết quả sau 2 tiếng ở ba cửa khẩu lớn phía Bắc là Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái. Cùng kết hợp với định tính ở cửa khẩu, kết quả phân tích định lượng ở các phòng thí nghiệm, sẽ kiểm soát chặt hơn vấn đề rau, củ, quả ở cửa khẩu.
 Tại sao lại khuân vác thịt thối qua biên giới trong đêm tối như vậy, chắc là bên kia bán một, về Việt Nam bán ba, hoặc bán lời gấp năm. Hay là còn có động cơ gì nữa, mà bên kia bán rẻ như vậy, còn bên này cứ việc ăn tưng bừng. Muốn triệt hạ phải tìm tận gốc”.  
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Cục BVTV cần liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, qua đó làm văn bản, gửi cơ quan đồng cấp, để họ có câu trả lời chính thức.
Cục BVTV sẽ cử người sang Trung Quốc kiểm tra, xác minh tình hình khi cần thiết. “Trước hết cũng không nên cấm ngay, mà gia tăng kiểm soát. Xem tình trạng nguy hiểm, rủi ro đến đâu, nếu có táo chứa chất độc vào Việt Nam nhiều thì chúng ta sẽ cấm nhập”- ông Phát nói.
Truy tận “hang ổ” thịt thối
Ông Phạm Văn Đông, Phó cục trưởng Thú y, cho biết, liên quan sản phẩm nầm lợn, nầm dê thối, trong tháng 5, tháng 6, cơ quan liên ngành ở Lạng Sơn và các tỉnh biên giới bắt được gần 95 tấn nầm thối từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, ngày 6-6, cơ quan chức năng bắt hơn 650 kg nầm lợn thối có nguồn gốc từ bên kia biên giới.
Ông Đông cho biết, toàn bộ số hàng trên chủ yếu do lực lượng cửu vạn khuân vác, chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới. Khi truy bắt, cửu vạn vứt hàng bỏ chạy, chưa truy ra được chủ hàng.
Liên quan chất cấm trong chăn nuôi, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, trong tuần tới, sẽ thống nhất về lượng mẫu, ngưỡng dư lượng chất cấm khi phân tích để quyết định công bố hay không việc có chất cấm, vì một số phòng kiểm nghiệm đang áp dụng ngưỡng khác nhau.
 Ngoài ra, hiện cơ quan thú y, chăn nuôi, công an ở 20 tỉnh phối hợp để phong tỏa toàn bộ số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm ở 20 tỉnh thành của Cty TNHH Oni (TPHCM). Từ đó, đánh giá mức độ thiệt hại mà Cty này gây ra cho ngành chăn nuôi, để xử lý.
Theo Bộ trưởng Phát, việc ngăn ngừa chặn thịt thối, cần phối hợp công an, quản lý thị trường, và “phải truy tìm tận hang ổ, chứ chạy bắt ôtô này, ôtô kia trên đường thì không ăn thua”. Ông Phát cũng yêu cầu Thanh tra Bộ, trong tháng 6 phải thanh kiểm tra lại vấn đề giết mổ ở Hà Nội.
Phạm Anh

Một số bệnh giun sán và thói quen ăn uống của con người

Nguồn: Viện sốt rét và ký sinh trùng Quy Nhơn
Những cọng rau ngổ nhặt ra từ đĩa bê thui

 

            Những năm trước đây người ta thường quan niệm rằng: bệnh giun sán thường gặp ở những vùng nông thôn, nơi những người dân nghèo, có điều kiện vệ sinh thấp kém, thói quen ăn uống không hợp vệ sinh. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh môi trường, tập quán sử dụng phân tươi để bón rau thường gặp ở các vùng nông thôn chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun móc/mỏ, giun lươn, giun tóc) và các loại sán (sán dây lợn, sán dây bò).
          Ngày nay điều kiện kinh tế ngày càng được phát triển, vấn đề vệ sinh môi trường đã được cải thiện rất nhiều, nguồn nước sạch đã được cung cấp tới nhiều vùng nông thôn; nhiều gia đình đã xây dựng công trình vệ sinh hợp lý. Chính vì vậy tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất trong cộng đồng đã giảm rất nhiều (có vùng giảm từ80-90% xuống còn 30-40%). Bệnh giun truyền qua đất đã giảm ở mọi lứa tuổi do tác động của nhiều hoạt động phòng chống, do vấn đề cải thiện môi trường như đã nói ở trên. Nhưng đối với các bệnh sán lá truyền qua thức ăn, các bệnh ấu trùng lại có phần gia tăng và đối tượng nhiễm bệnh không phải ở người dân nông thôn hay vùng sâu, vùng xa mà phần lớn ở những “ Thượng đế” thành thị. Phải chăng đây là thói quen ăn uống? hay những món ăn khoái khẩu của “ Thượng đế”?
             Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào cơ chế bệnh lý hay đặc điểm sinh học của các loại giun sán mà chỉ muốn cảnh báo về nguy cơ nhiễm một số bệnh giun sán từ những thói quen ăn uống của con người mà thôi:
Bạn thích ăn rau sống trên cạn ư ?
Nếu các loại rau sống trên cạn như : rau xà lách, rau diếp, các loại rau thơm… rử a chưa sạch thì nguy cơ mắc bệnh do ăn phải trứng giun đũa, giun tóc, trứng sán dây lợn là dễ lắm đấy. Bởi lẽ các loại rau này thường được người dân tưới bằng nước phân người để kích thích rau phát triển.Trứng giun sán được bài xuất ra ngoài theo phân và được tưới lên rau, người ăn phải trứng có ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá và chu du hoặc không chu du rồi gây bệnh ở nơi ký sinh.
Vậy cần phòng tránh như thế nào một khi ta vẫn thích ăn rau sống: Phải rửa rau thật kỹ, nên rửa rau dưới vòi nước chảy là tốt nhất để loại bỏ trứng giun sán bám lẫn trong rau. Nên lưu ý rằng rửa rau trong chậu hoặc bằng các hoá chất tiệt trùng, hay nước muối khả năng loại bỏ trứng và làm cho trứng hỏng ít lắm.
Còn ăn rau sống ở dưới nước thì sao ?
Các loại rau mọc ở dưới nước như rau ngổ, rau cải xoong (xà lách xoong), rau cần, rau muống, rau răm… thậm trí những rau bị ngập nước đều có cơ hội cho ấu trùng sán lá bám vào (điển hình là ấu trùng sán lá gan lớn, sán lá ruột…).
Chúng ta thường gặp những cọng rau ngổ còn sống bày trên những đĩa bê thui, dê tái chanh, thịt chó, hay được ăn kèm với bún giò hoặc phở tái, những nồi lẩu hấp dẫn bao giờ cũng kèm nhiều rau thuỷ sinh…. Những lá rau răm còn sống trong đĩa trứng vịt lộn, trong các món nộm bắt mắt….Tất cả những món ăn trên nếu rau không được rửa sạch nguy cơ ấu trùng sán lá bám vào là rất cao, nhất là những vùng có lưu hành bệnh sán lá gan lớn. Điều tra của Khoa Ký sinh trùng-ViệnSốt rét-KST-CT Quy Nhơn (năm 2005) về trụ bám của ấu trùng sán lá gan lớn của 5 loại rau thuỷ sinh ở một số tỉnh miền Trung cho thấy tỷ lệ ấu trùng trên 1kg rau điều tra (rau ngổ 1,34%,rau cải xoong 0,97%, rau đắng 0,57%, rau răm 0,88%, rau muống 0%). Như vậy nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn khi chúng ta ăn sống các loại thuỷ sinh là rất lớn.
 
 Hình ảnh sán lá gan lớn chui ra từ ổ bụng
của bệnh nhân
Vấn đề ăn gỏi cá, tôm sống nữa ?
Hiện nay nhu cầu ẩm thực của người dân rất đa dạng và có xu hướng muốn thưởng thức những hương vị đồng quê: ăn nem chua, ăn gỏi cá, món ếch, lươn…Những món ăn này cũng tiềm ẩn những bệnh giun sán và bệnh ấu trùng rất nguy hiểm nếu như ấu trùng còn sống trong các thức ăn chưa được nấu kỹ.
 
 Hình ảnh ăn gỏi cá giếc sống của người dân

         Nếu ăn gỏi cá nước ngọt, hoặc cá nướng, cá chiên có ấu trùng sán chưa được nấu chín thì nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ sẽ rất cao. Tình trạng này thường gặp nhiều vùng miền bắc ăn gỏi cá mè, cá chép, cá trôi; miền Trung lại thích ăn gỏi cá giếc. Tất cả những sở thích này đã phải trả giá cho tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensisở một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình… và sán lá gan nhỏ Opisthor chisviverrini ở Phú Yên, Bình Định…
Ngoài ra nếu ăn thịt bò, thịt heo có ấu trùng chưa được nấu chín thì nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn, sán dây bò rất cao. Nguy cơ này thường gặp trong các món lẩu bò, bò nhúng dấm, nem chua, phở tái. Nếu nhiễm bệnh sán dây thì trong ruột non của người bệnh có sán trưởng thành dài từ 8-11m và chắc chắn gây phiền cho chúng ta rồi. Nếu ăn phải trứng sán dây lợn thì càng nguy hiểm nữa, lúc này sẽ trở thành người gạo và tác hại càng nặng nề hơn.
 
 Ấu trùng sán dây bò trong thịt bò

Một bệnh ấu trùng do giun non Gnasthostoma spinigerum gây ra cũng rất đáng ngại. Giun trưởng thành sống trong các bướu ở vách bao tử động vật ăn thịt sống như chó, mèo, chim, chồn…. Giun đẻ trứng ở vách bao tử rồi theo phân ra ngoài, nếu xuống nước sẽ thành ấu trùng và được loăng quăng đỏ Cyclop nuốt thành ấu trùng giai đoạn II. Khi Cyclop bị cá, ếch, lươn hay rắn nuốt, ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III ở bắp cơ của động vật này. Khi chó, mèo, chồn, chim ăn các ấu trùng giai đoạn II, ấu trùng vào vách bao tử và phát triển thành giun trưởng thành.
Còn con người chúng ta thì sao? Nếu người ăn cá, rắn, lươn, ếch…chưa nấu chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bao tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt….Ký sinh trùng có thể phát triển đến giun non, nhưng không trưởng thành được. Đến đâu, giun lại gây viêm, áp xe, hoại tử, xuất huyết đến đó….

 
 Chu kỳ của giun Gnasthostoma spinigerum


Như vậy nhiễm bệnh ký sinh trùng có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thói quen ăn uống của con người là một trong những nguyên nhân gây đến nhiễm bệnh ký sinh trùng rất đa dạng. Trong thời gian hiện nay, ngànhY tếđang quan tâm rất nhiều đến dịch bệnh, đặc biệt dịch tiêu chảy cấp; vấn đề an toàn thực phẩmvà vệ sinh ăn uống là vấn đề cốt lõi. Để phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng, việc “ăn chín, uống chín” và vệ sinh môi trường là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống con người.
Ngày 08/04/2008
TS Nguyễn Văn Chương

08-10-2009, 00:06
Nhóm Tư vấn

Bệnh sán lá gan lớn

diendanykhoa.com

I-Tổng Quan

Sán lá gan được xem là nguyên nhân gây ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ tại Châu Á và Châu Phi. Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 80-100%.
Sán lá gan là một ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê... Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Fasciola hepatica (F.hepatica) và Fasciola gigantica (F.gigantica) là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn.
Loài sán này có mặt ở Việt Nam và hơn 61 quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở những vùng có chăn thả gia súc. Trong khi F.hepatica chủ yếu phân bố ở châu Âu, châu Mỹ, Đông nam châu Phi và Nhật Bản thì F.gigantica lại chủ yếu phân bố ở châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và khu vực quần đảo Hawaii.
Đây là loại sán có kích thước lớn nhất trong họ sán lá, chiều dài từ 2-3cm, chiều rộng khoảng 1cm (có lẽ đây là lý do chính để gọi là sán lá gan lớn).


Fasciola hepatica trưởng thành

Sán lá gan lớn ở Việt Nam do ấu trùng Fasciola gigantica phát triển thành. Fasciola gigantica là một loài sán dẹp thuộc lớp Trematoda. Những con sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.


Trứng các loại sán thường gặp thuộc lớp Trematoda

Về bản chất có thể gọi đây là loại bệnh của các loài động vật ăn cỏ (còn gọi là động vật nhai lại) như trâu, bò, dê, cừu, hươu... (gọi là vật chủ cuối cùng hay vật chủ chính); còn người và một số động vật khác như lợn, chó, mèo là các đối tượng không may mắc bệnh (tạm gọi là vật chủ không may hoặc vật chủ không thường xuyên= accidental hosts). Nghiên cứu chu kỳ gây bệnh, chúng ta sẽ hiểu tại sao loài người lại có thể mắc bệnh sán lá gan lớn.

II-Vòng đời và đường lây nhiễm bệnh sán lá gan lớn.



Sán trưởng thành ký sinh ở ống mật chủ và đường mật trong gan người, gia súc. Trứng xuống ruột theo phân ra ngoài. Trong nước, trứng nở ra trùng lông rồi xâm nhập vào một số loài ốc; khi phát triển thành ấu trùng đuôi di động thì rời khỏi ốc.




Fasciola gigantica, Fasciola hepatica có trong cá nước lợ, và chủ yếu hơn là trong các loại rau sống trong nước (cải xoong, ngổ, rau om, rau cần, ngó sen, rau nhúp v.v…). Ăn gỏi cá, rau sống làm cho dạng nang ấu trùng (metacercaria) xâm nhập vào dạ dày ruột, rồi tự lột lớp vỏ, xuyên qua màng ruột, theo máu vào gan, phát triển trong tế bào gan, rồi sau đó định hình ở ống mật.
Sau khoảng 2- 3 tháng sẽ phát sinh triệu chứng: sốt, run lạnh, đau vùng bụng, vùng gan (hông phải). Nếu không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này người bệnh có biểu hiện mệt, chán ăn, buồn nôn, xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu, đau khớp, đau cơ, ho, có thể tràn dịch màng phổi. Đồng thời sẽ tạo ra những ổ áp-xe nhỏ, rồi những ổ áp-xe lớn, phá tổ chức gan, dẫn đến xơ gan, gây xơ cứng đường mật, tắc mật, vàng da.


Trứng F. hepatica có nắp (operculum)

Trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào thải ra ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài, trứng chưa trưởng thành cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chu kỳ. Trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng lông (miracidium=trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp thời gian này mất khoảng 2 tuần). Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc nước ngọt Lymnaea truncatula. Ở trong ốc, ấu trùng lông phát triển qua các giai đoạn thành bào ấu trùng (sporocysts) và ấu trùng (cercariae). Để tiếp tục chu kỳ các ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của các cây thủy sinh như các loại rau, cỏ... Ấu trùng có ở bề mặt của các cây thủy sinh là giai đoạn có khả năng gây bệnh của sán lá gan lớn. Lúc này các loại động vật ăn cỏ ăn phải cỏ có chứa ấu trùng hoặc người không may ăn phải các loại rau, củ thủy sinh có chứa ấu trùng thì sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn.


Ốc nước ngọt Lymnaea truncatula


Điểm khác biệt của sán lá gan lớn so với sán lá gan nhỏ hay một số loại sán lá khác là có thể gây bệnh ngay sau khi thoát ra khỏi vật chủ trung gian thứ nhất là ốc chứ không đòi hỏi phải có vật chủ trung gian thứ hai.
Sau khi xâm nhập qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ. Từ đây ấu trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua thành ruột và nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi khi ấu trùng tới gan bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột. Ngoài gan và đường mật, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức liên kết. Khi đã tới được các cơ quan hay tổ chức, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành gây bệnh, đẻ trứng để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.


Hình thể, vòng đời và đường lây nhiễm của sán lá gan lớn (Fasciola hepatica).

Nếu vật chủ thích hợp, chúng có thể tồn tại ở người từ 9 - 13,5 năm.

Ấu trùng xuyên qua thành ruột non và xuyên qua phúc mạc xâm nhập bao gan rồi di chuyển dần đến ống gan lớn. Bệnh tiến triển theo hai giai đoạn:

Giai đoạn gan (xâm nhập):

Các triệu chứng xuất hiện khoảng 6-12 tuần sau khi ăn phải các ấu trùng nang (metacercariae) và kéo dài 2-4 tháng. Trong giai đoạn này, một số lượng lớn ấu trùng di chuyển qua thành ruột, qua khoang phúc mạc, bao gan. Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải.

Giai đoạn mật (trưởng thành):
Có thể kéo dài nhiều năm, do F.hepatica có xu hướng di chuyển đến lòng ống mật chủ và phát triển thành sán trưởng thành ở đó. Trứng xuất hiện trong phân sau giai đoạn tiền lâm sàng khoảng 3-4 tháng. Khi xuất hiện tổn thương ở vị trí này thì giai đoạn phá hủy gan kết thúc. Các triệu chứng như sốt, chán ăn và đau bụng có thể hết, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn không triệu chứng. Tăng bạch cầu ưa axit (eosinophils) là một dấu hiệu thường gặp. Nhiều bệnh nhân có biến chứng bán tắc mật cùng với đau từng cơn vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, có biểu hiện của viêm đường mật cấp: sốt, vàng da, đau bụng...
Khi xâm nhập vào gan, sán lá gan lớn gây nên các tổn thương ở gan rất nặng nề mà hậu quả là chảy máu và hình thành sẹo. Sau khi sán đã xâm nhập vào đường mật, cùng với các tổn thương cơ học, các độc tố sẽ làm cho thành ống mật dày lên, đường mật giãn, tổ chức gan tổn thương thoái hóa, cuối cùng dẫn đến xơ gan.
Ở giai đoạn sớm và trong trường hợp số lượng sán trong đường mật chưa nhiều, các biểu hiện của bệnh sán lá gan lớn thường ít được chú ý. Có thể gặp đau vùng thượng vị, sốt, nôn, tiêu chảy, ngứa. Người bệnh có thể có các triệu chứng này kéo dài trong vài tháng. Giai đoạn sau là các biểu hiện của tình trạng viêm túi mật hoặc áp-xe gan. Xét nghiệm máu lúc này thường có hình ảnh của một tình trạng nhiễm khuẩn với tăng eosinophils.
Nhưng nếu người chưa là vật chủ thích hợp, sán non còn di chuyển xuống đại tràng, ra thành ngực, đến tuyến vú hoặc xuyên thủng da chui ra khớp gối. Thế giới cũng đã từng ghi nhận những trường hợp sán chui cả xuống buồng trứng, tinh hoàn, màng phổi...
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan lớn xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi sán lá gan lớn đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc…



III-Chẩn đoán và điều trị

Khi người bệnh có các biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn, viêm túi mật, áp-xe gan như đã mô tả đồng thời lại có tiền sử ăn rau sống, rau tái, đặc biệt là ở các vùng đang có bệnh lưu hành thì bệnh sán lá gan lớn là một chẩn đoán cần phải được nghĩ đến. Ngoài tổn thương ở gan, các tổn thương ở cơ quan khác cũng cần được quan tâm. Các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán là tìm trứng sán trong phân hoặc trong dịch tá tràng. Xét nghiệm miễn dịch và hình thái có giá trị cao trong chẩn đoán.

A- Lâm Sàng biểu hiện khi mắc bệnh sán lá gan lớn

Không như một số tỉnh ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... thường có tập quán ăn gỏi cá nước ngọt nên tỷ lệ mắc bệnh gán lá gan nhỏ khá cao, các tỉnh khác ở miền Trung -Tây Nguyên, người dân thường thích ăn sống các loại rau trồng hoặc mọc ở dưới nước nên nguy cơ mắc bệnh sán lá gan lớn khá cao. Khi bị mắc bệnh sán lá gan lớn, bệnh nhân thường thấy các biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng như toàn thân mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, thiếu máu nhẹ, sốt thất thường hay sốt cao. Đối với hệ tiêu hóa thường thấy đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa, gan to, vàng da... Các triệu chứng khác thấy kèm theo như bị ban đỏ dị ứng, đau khớp, đau cơ, ho, tràn dịch màng phổi, màng bụng, cũng có thể bị tổn thương ở những nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ...

B-Xét nghiệm - Biện pháp đơn giản và hiệu quả

Bệnh rất khó chẩn đoán về mặt hình ảnh học (kể cả bằng siêu âm hay chụp CT scan gan) dễ dẫn đến xử lý không đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi ấu trùng xuyên qua các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt.
Khi thấy có các triệu chứng đã nêu ở trên, người bệnh cần đi xét nghiệm và chẩn đoán sán lá gan lớn.
Các xét nghiệm bệnh sán lá gan lớn thường không tốn kém ,thời gian xét nghiệm cũng nhanh (24h) nên có thể thực hiện sớm, tránh để xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý về gan mật khác, đặc biệt ung thư gan.
Phương pháp xét nghiệm chủ yếu là phản ứng miễn dịch, xét nghiệm công thức máu (tăng bạch cầu ái toan). Ngoài ra, có thể sử dụng một số chẩn đoán hỗ trợ như X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ...


Hình ảnh CT scan một trường hợp bệnh sán lá gan lớn

Xét nghiệm cận lâm sàng ghi nhận kết quả test Elisa với sán lá gan dương tính (+), tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 8% (có thể lên tới 80%).
Siêu âm gan hoặc chụp CT scan cho thấy có tổn thương dạng sán lá gan lớn tại gan.


CT scan hình ảnh gan trong bệnh sán lá gan lớn

Xét nghiệm dịch tá tràng hoặc phân cũng có thể tìm thấy trứng sán lá gan lớn.


Chụp đường mật một cas nhiễm sán lá gan lớn


Theo y văn, người bị nhiễm Fasciola có tổn thương ở gan (hepatic fascioliasis) và ở đường mật (biliary fasciolasis). Tuy nhiên biểu hiện tổn thương đường mật cũng hiếm gặp.
Cơ chế gây bệnh của Fasciola Hepatica
• gây hoại tử áp xe
• gây xơ hóa chủ mô
• gây viêm gan khoảng giữa
• gây tổn thương đường mật, nơi định cư
Đặc điểm tổn thương chủ mô gan trên siêu âm: dạng thâm nhiễm là phổ biến, có thể gọi là thâm nhiễm gan do sán lá gan lớn. Các tổn thương gọi là áp-xe có thể chỉ là chỗ nang hóa, điều này phù hợp với hình ảnh chụp CT-scan. Dấu hiệu dãn và dày vách đường mật hiếm gặp, có thể do tổn thương vẫn còn ở giai đoạn sớm. Dấu hiệu tích tụ dịch dưới bao gan không gặp thường, và tổn thương ở phân thùy 5-6 cũng không phải là qui luật.
Nguyên nhân tổn thương: Kích thước Fasciola trung bình 3.0 x 1.8 cm, về lý thuyết có thể quan sát được trên siêu âm như ngoại vật trong gan, nhưng chưa lần nào được phát hiện. Dù sao cần tìm sán lá gan trong tổn thương gan để có được chẩn đoán xác định và đặc hiệu nhất.
Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị nhiễm sán lá gan lớn khá dễ dàng.

IV-Thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn

Praziquantel có tác dụng điều trị các loại sán khác rất tốt nhưng không mấy hiệu quả trong điều trị sán lá gan lớn. Thuốc được lựa chọn trong điều trị sán lá gan lớn hiện nay là triclabendazol hoặc bithionol. Tốt nhất là khi đã thấy các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị.

A-Triclabendazol

Tổ chức Y tế thế giới đã tài trợ cho VN khoảng 10 nghìn viên Egaten là thuốc đặc trị chữa bệnh sán lá gan từ tháng 5/2006. Với tốc độ lây lan nhanh của bệnh như hiện nay, số lượng thuốc trên chỉ đảm bảo cầm cự đến tháng 12/2006. Hiện Bộ Y tế đã làm việc với Tổ chức Y tế thế giới về việc cung cấp thuốc đặc trị Egaten, đồng thời xét duyệt kinh phí cho công tác điều tra, tập huấn tại các cơ sở điều trị và tuyên truyền phòng chống bệnh sán lá gan rộng rãi trong dân chúng, nhất là những vùng dân cư còn sử dụng phân chuồng trong sản xuất nông nghiệp, uống nước trực tiếp từ sông suối không qua nấu chín, vì sán lá gan xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra Bộ Y tế còn lên kế hoạch một dự án khoa học nhằm cơ bản loại trừ bệnh sán lá gan, thời gian triển khai dự án dự kiến từ 2007 đến 2010.
Thuốc điều trị đặc hiệu có hiệu quả hiện nay được sử dụng là triclabendazole (biệt dược Egaten) do Thụy Sĩ sản xuất.
Triclabendazole là dẫn xuất của benzimidazole, một loại thuốc diệt giun sán có hoạt tính đã được chứng minh chống lại sán lá (fluke). Thuốc có hoạt chất 6-chloro-5-(2,3 dichlorophenoxy)-2-methyl-thiobenzimidazole (triclabendazole).
Triclabendazol (TCB): cần chú ý phân biệt với tên Fasinex dùng trong thú y và với tên Egaten dùng cho người. TCB ngăn cản quá trình phosphoryl-ôxy hóa ở ty lạp thể, làm cho sán không kiểm soát được hô hấp, đồng thời gắn kết với các phân tử tubulin ngăn cản quá trình hình thành vi ống ở sán. Từ đó, sán bị tê liệt rồi chết.


Egaten 250mg (triclabendazole)


TCB có hiệu lực với sán lá gan lớn trong giai đoạn non và trưởng thành, có hiệu lực ngay sau khi bị nhiễm 24 giờ và cả trong giai đoạn cấp, bán cấp, mạn nhưng hiệu quả tốt nhất vào giai đoạn tiền giải phẫu bệnh (tuần 1- 4 sau nhiễm).

Thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh sán lá gan lớn do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây nên. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng điều trị cả bệnh sán lá phổi Paragonimus.
Sau khi được chẩn đoán xác định bị mắc bệnh sán lá gan lớn, thầy thuốc chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu triclabendazol với liều lượng được điều chỉnh tùy theo trọng lượng của từng bệnh nhân.
Viên thuốc có hàm lượng 250mg, loại viên nén có vạch và dễ bẻ thành hai nửa bằng nhau để thuận tiện trong việc chia liều chính xác.
TCB dùng đường uống, sau khi ăn no, nuốt cả viên với một ít nước, không nhai.
Uống một liều duy nhất 10mg/kg cân nặng. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm, cần điều trị tiếp lần 2 với liều 20mg/kg cân nặng/ngày, uống chia 2 lần cách nhau 12 -24 giờ.

Có nhiều cách dùng như dùng một lần duy nhất hoặc dùng 2 lần, cách nhau 12 giờ hoặc dùng 3 lần cách nhau 12 giờ. Nếu sau 60 ngày không hết triệu chứng, dùng thêm 1 lần. Ba cách cho kết quả như nhau.

Có thể điều trị hỗ trợ thêm bằng thuốc kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng để chống bội nhiễm, thuốc hạ sốt, giảm đau...
Bảo đảm chế độ ăn uống, bồi dưỡng hợp lý để bổ sung năng lượng cho bệnh nhân từ 1500 - 2000 Kcalo/ngày.
Trong quá trình điều trị, phải theo dõi diễn biến của bệnh để đánh giá kết quả. Cần kiểm tra bằng xét nghiệm siêu âm chẩn đoán và thử nghiệm test Elisa trước và sau điều trị vào các ngày thứ 1-7, ngày 15, 30 và 60. Thời gian theo dõi để tránh tái nhiễm từ 6 tháng đến 1 năm.

Nhược điểm của thuốc đặc hiệu triclabendazole (Egaten) là khó tìm mua được trên thị trường và nếu có tìm được thì giá tiền cũng rất đắt, khoảng từ 1 đến 3 triệu đồng/một liều 2 viên.
Đứng trước thực trạng khó khăn về thuốc đặc hiệu và để giải quyết tình hình bệnh sán lá gan lớn có chiều hướng phát triển và gia tăng ở một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc, bảo đảm đủ thuốc điều trị đặc hiệu để khống chế bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giúp đỡ, hỗ trợ cho Bộ Y tế Việt Nam và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng một số lượng thuốc triclabendazole theo nhu cầu điều trị hàng năm để cấp cho những bệnh nhân có nhu cầu sử dụng. Thuốc được cấp hoàn toàn miễn phí, không thu tiền thông qua hệ thống quản lý chuyên môn của chuyên ngành ký sinh trùng ở Việt Nam như: Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, các Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh, thành phố có tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn khá phổ biến.
Ngoài những cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa ký sinh trùng đã được cung cấp thuốc đặc hiệu để điều trị, các cơ sở khám chữa bệnh khác của Nhà nước, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn, cần liên hệ với hệ thống các cơ quan, đơn vị chuyên khoa nói trên để được hướng dẫn và giúp đỡ, hỗ trợ thuốc. Muốn có sự giúp đỡ, hỗ trợ thuốc miễn phí, cần có sự giới thiệu của cơ sở khám chữa bệnh kèm tóm tắt bệnh án, kết quả siêu âm chẩn đoán và thử nghiệm test Elisa dương tính (+) với sán lá gan.
Không nên mua thuốc ở thị trường bên ngoài vì dễ gặp phải thuốc giả và giá lại quá cao.
Khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa ký sinh trùng. Nếu phát hiện bệnh, cần điều trị triệt để, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Triclabendazole là loại thuốc được ưu tiên lựa chọn vì có hiệu quả và ít tác dụng phụ.
Nếu có viêm tắc đường mật, phải phối hợp kháng sinh và phẫu thuật.
Các thuốc điều trị sán lá gan trước đây như emetin, dehydroemetin, chloroquin, albendazole, mebendazole... hiện nay không dùng nữa do hiệu quả kém hoặc độc tính cao.

TCB không gây độc nghiêm trọng, chỉ thấy mệt, suy nhược, đau ngực, sốt, buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị, đau hạ sườn phải, gan to, rối loạn nhẹ chức năng gan (enzym ASAT, ALAT, phosphatase kiềm tăng), đau vùng đường mật, vàng da (bilirubin toàn phần tăng). Những hiện tượng này có thể do sán tê liệt phóng thích ra kháng nguyên hơn là do bản thân thuốc. Một số biểu hiện khác hiếm gặp hơn: ngủ gà, ngứa, đau lưng, ho, khó thở. Dự kiến có cơn đau nặng ở đường mật do sán bị tống ra khi dùng thuốc nhưng trong thực tế thường chỉ thấy đau nhẹ vùng đường mật hoặc không thấy đau.

Một vài nghiên cứu mới đây của nhà sản xuất nhận thấy thuốc gây quái thai trên súc vật (với liều quy ra gấp 10 lần liều dùng trên người) nhưng chưa ghi nhận được trường hợp quái thai nào ở người. Chưa có thông tin đầy đủ về việc thuốc tiết qua sữa. Chưa xác định dược tính an toàn cho trẻ nhỏ. Không nên dùng thuốc cho người có thai, cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi.

Tùy từng trường hợp có thể phối hợp với thuốc chống co thắt (để giảm đau, tránh vàng da), prednisolon (trong trường hợp cấp hay có biểu hiện nhiễm độc do kháng nguyên Fasciola), kháng sinh (dự phòng nhiễm khuẩn do tổn thương đường mật).

Không dùng cho người bị mẫn cảm với TCB hay với các dẫn chất bendazol. TCB có thể gây tán huyết (thận trọng với người thiếu men glucose-6-phophat-deshydrogenase).

Đây là thuốc đặc trị dùng rộng rãi trong nhiều nước. Nước ta chưa nhập, chỉ có viện trợ của WHO.

B-Các thuốc khác

- Artesunat (AT): Hiệu quả điều trị của AT không kém TCB nhưng AT có ưu điểm: dung nạp tốt (đã được chứng minh trong điều trị sốt rét) và không bị kháng thuốc, có thể dùng cho người có thai, sản xuất được trong nước, dễ mua, giá rẻ trong khi TCB đã bị kháng thuốc (ở súc vật), không dùng được cho người có thai và chưa nhập vào nước ta, giá rất đắt (khoảng 3 triệu đồng một liều).

-Albendazol & mebendazol: Chúng có hiệu quả với sán lá gan lớn ở động vật nhưng lại thất bại trên người (hầu như không hiệu quả ở dạng mạn tính có tổn thương lớn), phải dùng liều rất cao, kéo dài.

- Nitazoxanid: Trên lâm sàng có hiệu quả trong giai đoạn non và giai đoạn trưởng thành của sán lá gan lớn, rất kém ở các giai đoạn khác, hiệu quả chung chỉ khoảng 36%.

- Emetin hydrochloride: Có một số hiệu quả nhưng lại ảnh hưởng bất lợi đến tim mạch (viêm cơ tim), chỉ dùng nội trú (dùng tiêm, kéo dài tới 10 ngày) nên không tiện sử dụng trong cộng đồng.


- Chloroquin, dithiamin, metronidazol: Thử trên người không có kết quả.

Như vậỵ: Chỉ có TCB là thuốc đặc trị.
Trong các thuốc thử nghiệm, chỉ có AT có hiệu quả tương đương TCB có thể dùng, song cần nghiên cứu thêm.
Các thuốc khác hiện nay không còn nơi nào sử dụng.


V-Để phòng bệnh sán lá gan lớn:

Không được ăn sống các loại rau thủy sinh như cải xoong, rau diếp, húng, mùi tây, ngổ... Không ăn thịt, gan hoặc lòng gia súc chưa nấu chín kỹ.


Rau muống


Rau cải xoong (cresson)


Rau cần



Rau sống


Thức ăn tái sống

Do ốc là vật chủ trung gian và ăn rau sống hay ăn các loại cây thủy sinh là căn nguyên mắc bệnh nên biện pháp dự phòng đơn giản nhất là không ăn rau sống, các loại rau, cây thủy sinh, đặc biệt trong vùng đang có bệnh lưu hành.
Biện pháp dự phòng áp dụng trong cộng đồng là quản lý, xử lý tốt phân của gia súc. Tiến hành tiêu diệt ốc trên diện rộng khi có dịch bệnh lưu hành.

VI-KẾT LUẬN:

Sán lá gan lớn là bệnh nguy hiểm, cần dự phòng tốt (không ăn rau sống, cá gỏi), cần quan tâm thích đáng việc cung ứng thuốc đặc hiệu TCB và nghiên cứu thêm về tác dụng điều trị của Actesunat.

Albatros
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Bộ Y Tế, TTCDYK Medic, CDC, WHO v.v…
__________________

Nhìn Sán trên cá chẽm bị bệnh / Bạn có muốn ăn cá chẽm không?

tepbac.com
Hình ảnh một số bệnh thường gặp trên cá chẽm

Một số hình ảnh phẩu thuật mẫu cá chẽm bệnh.

1. Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá chẽm
bênh nhiễm khuẩn streptococcus trên cá chẽm
Mẫu cá chẽm bệnh nhiễm khuẩn streptococcus gây xuất huyết trên da.
2. Cá chẽm bệnh gan mủ
ca chem benh gan mu
Mẫu gan cá chẽm bệnh gan mủ
3. Cá chẽm bênh sán lá gan ký sinh trên mang
san la gan bam tren mang ca chem
Sán lá gan bám trên mang cá chẽm
san la gan bam tren mang ca chem
Sán lá gan với cặp mắt đen đang bám vào mang cá chẽm
4. Đĩa cá ký sinh trên cá chẽm
dia ca ky sinh tren ca chem
dia ca ky sinh trong mieng ca
Những con đĩa cá to đen ký sinh trên trong miệng cá chẽm
5. Phân hủy nội tang
noi tang ca chem bi phan huy
Nội tạng cá chẽm bị phân hủy, mặc dù cá vẫn còn bơi.
Tài liệu tham khảo
Bùi Quang Trung
Update: 30/03/2012

Trà dược phòng chống tiểu đường

www.ykhoa.net
Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

Tiểu đường là một trong những căn bệnh đã được y học cổ truyền phương Ðông biết đến từ lâu với tên gọi là chứng Tiêu khát. Phương thức trị liệu chứng bệnh này cũng rất phong phú, trong đó có một biện pháp khá độc đáo là lựa chọn, chế biến một số dược liệu để sử dụng dưới dạng hãm uống như trà, mà người xưa thường gọi là trà dược hay trà thuốc. Thật khó có thể kể hết các loại trà dược có công dụng phòng chống tiểu đường của y học cổ truyền. Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin dẫn một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và chọn dùng khi cần thiết.

Bài 1: Nhân sâm 50g, mạch môn 100g, thiên hoa phấn 150g. Ba thứ sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ích khí sinh tân, làm hết khát và hạ đường huyết. Loại trà này được lấy từ sách Nhân trai trực chỉ phương luận, trong đó thành phần quan trọng là nhân sâm với công năng chủ yếu là đại bổ nguyên khí, cố thoát sinh tân. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh: Trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nhân sâm có khả năng làm giảm đường huyết, cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân, cải thiện chức năng tim mạch và dự phòng các biến chứng thứ phát. Các chế phẩm trị liệu tiểu đường của Trung Quốc như Tiêu khát bình phiến, Tiêu khát giảng đường phiến... đều được xây dựng dựa trên công thức của loại trà dược này.
Bài 2: Ngọc trúc 100g, sa sâm 100g, thạch hộc 100g, mạch môn 100g, ô mai 100g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thuộc thể Phế vị táo nhiệt lâu ngày khiến cho âm huyết hư tổn, biểu hiện bằng các triệu chứng ăn nhiều, khát nhiều, tiểu tiện nhiều, thân thể hao gầy, họng khô miệng khát, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng... Theo y học cổ truyền, cơ chế bệnh sinh chủ yếu của chứng tiêu khát là do nhân tố táo nhiệt chưng đốt lâu ngày khiến cho âm dịch bị thương tổn mà phát thành bệnh. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh: Ðối với thể bệnh Âm hư (âm dịch thiếu) thì việc dùng các vị thuốc dưỡng âm sinh tân như ngọc trúc, sa sâm, thạch hộc, mạch môn, ô mai... đều có tác dụng làm hạ đường huyết. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy, ngọc trúc và mạch môn đều có khả năng kích thích các thành phần có hoạt tính làm giảm đường máu, riêng mạch môn còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào tuyến tụy.
Bài 3: Vỏ dưa hấu 200g, vỏ bí đao 200g, thiên hoa phấn 120g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt sinh tân, nhuận táo chỉ khát. Theo dược học cổ truyền, vỏ dưa hấu (tây qua bì) vị ngọt, tính mát, có công dụng giải thử, làm hết khát, lợi niệu, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm thận, tiêu khát, hoàng đản (vàng da) và giải rượu; Vỏ bí đao (đông qua bì) vị ngọt, tính mát, có công dụng như sách Trấn nam bản thảo viết: "Chỉ tiêu khát, tiêu đàm, lợi tiểu tiện". Thiên hoa phấn là một vị thuốc tư âm nhuận táo, cũng đã được nghiên cứu hiện đại chứng minh là có tác dụng làm hạ đường huyết, hiệu quả bền vững nếu dùng kéo dài. Loại trà dược này đặc biệt thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có kèm theo các chứng trạng viêm nhiệt như lở miệng môi, mụn nhọt, viêm da...
Bài 4: Ðịa cốt bì lượng vừa đủ, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết, thoái nhiệt, làm giảm đường máu và huyết áp. Theo dược học cổ truyền, địa cốt bì vị ngọt, tính lạnh, vào ba đường kinh phế, can và thận, được các y thư cổ như Thánh tễ tổng lục, Y tâm phương. dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị chứng tiêu khát. Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trên mô hình chuột gây tăng đường huyết thực nghiệm, địa cốt bì có khả năng làm giảm đường máu, cải thiện tình trạng thương tổn tế bào beta tuyến tụy. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp nên rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu và cao huyết áp.
Bài 5: Mướp đắng (khổ qua) lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh thử, điều nhiệt, minh mục, giải độc và làm giảm đường huyết. Theo dược lý học cổ truyền, khổ qua vị đắng, tính lạnh, thường được dùng để chữa các chứng phiền khát do nhiệt bệnh hoặc thử bệnh, đau mắt đỏ do can nhiệt, kiết lỵ, viêm da, ho, tắm cho trẻ em trừ rôm sẩy... Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng hiện đại cho thấy, khổ qua có tác dụng làm giảm đường huyết bao gồm cả hai loại do nguyên nhân tụy và không do tụy. Cơ chế tác dụng chủ yếu là do khổ qua đã kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng tiết Insulin.
Bài 6: Nhân sâm 30g, hồng hoa 100g. Hai thứ sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 13g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ khí cố bản, sinh tân hoạt huyết, dùng cho người bị tiểu đường có biến chứng tim mạch. Theo dược lý học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ấm, có công dụng hoạt huyết hóa ứ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hồng hoa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện vi tuần hoàn, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu cho nên khi dùng chung với nhân sâm thì phức hợp này vừa có công dụng hạ đường huyết, vừa có khả năng dự phòng tích cực các biến chứng tim mạch thường có trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tình trạng viêm tắc động tĩnh mạch.
Chú thích ảnh: Hồng hoa.


BS PHAN XUÂN TRUNG

Trà dược - tửu dược

10 loại trà dược chống mệt mỏi
Những tác dụng của việc uống trà
Những điều cần tránh khi uống trà
Rượu dâm dương hoắc
Rượu thuốc cho người cao tuổi
Rượu thuốc dùng trong mùa thu
Trà có thể giúp xương thêm chắc
Trà cúc giúp giảm đau trong
Trà cúc giúp giảm đau trong 'ngày ấy'
Trà dược an thần
Trà dược cho người bị hen phế quản
Trà dược cho người bị hen phế quản
Trà dược phòng chống tiểu đường
Trà kỷ tử - vị thuốc chữa nhiều bệnh
Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim
Trà tang thầm, đồ uống dân gian độc đáo
Trà thuốc làm giảm mỡ máu
Trà và những điều cấm kỵ
Trà xanh có thể bảo vệ tim
Trà xanh không có tác dụng với bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Trà xanh ngăn chặn sự lây lan của ung thư
Trà xanh trị viêm họng
Trà ô long ngừa tăng huyết áp
Trà đen cải thiện tuần hoàn máu
Trà đen làm giảm cholesterol xấu
Trà, cà phê có thể cắt cơn đau đầu
Uống trà có lợi cho tóc và da
Uống trà giúp ngăn ngừa ung thư
“TRÀ VI BÁCH BỆNH CHI DƯỢC”
Thứ Bảy, 15/10/2005, 19:14 (GMT+7)

Lãng tử giữa thương trường

BS Phan Xuân Trung nhận cúp vàng tại Softmart TP.HCM 2005
TTCN - Các đồng nghiệp khoác áo blouse gọi Phan Xuân Trung là “bác sĩ điện toán”. Một mình quản trị năm trang web y tế, BS Xuân Trung (Trung tâm y khoa Medic) còn trực tiếp điều hành Công ty phát triển điện toán y khoa Hoàng Trung - doanh nghiệp vừa đoẠt cúp vàng tại Chợ phần mềm & giải pháp công nghệ thông tin (SOFTMART) TP.HCM 2005.
Gõ vào địa chỉ www.ykhoa.net, chúng tôi bắt gặp dòng chữ “Ước nguyện góp phần xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần”.
Chuyên mục “Y học phổ thông” bày ra 48 chuyên đề y khoa: tiêu hóa, thần kinh, ung bướu... Click vào “Da liễu”, có tới mấy chục bài viết về hắc lào, nấm chân, mụn trứng cá...
Ngoài ra, trang web còn các chuyên mục thú vị khác: tiến bộ y tế, câu chuyện pháp y, giáo dục giới tính, HIV/AIDS... Chúng tôi gửi câu hỏi “Làm thế nào để sinh con gái?” đến ykhoa.net, ngay trong ngày đã nhận được hai bài viết của BS chuyên khoa sản.
Khai trương vào cuối năm 2000, đến nay ykhoa.net của BS Trung đã có gần 1 triệu lượt truy cập.
Tháng 9-2005, sau ba năm “ẩn mình luyện công”, BS Trung quyết định đưa phần mềm “Hệ thống quản lý chuyên môn bệnh viện - Ykhoa.net 2005” đi dự Softmart TP.HCM 2005 và bất ngờ đoạt cúp vàng. BS Trần Anh Tú giới thiệu cho chúng tôi một số khâu ứng dụng phần mềm này tại phòng khám đa khoa Thánh Mẫu (Q.Tân Bình). Ở bộ phận X-quang, BS phụ trách chỉ cần gõ tên bệnh nhân (hoặc mã số) vào máy tính, màn hình tức thì hiện ra tất cả thông tin đã lưu trước đây về bệnh nhân.
Sau khi chụp, BS cho in kết quả trên một mâu giấy nhỏ. Công việc của BS chụp rất dễ dàng, vì phần mềm đã cài sẵn danh sách các mô tả chuẩn cho các vùng chụp X-quang cơ bản. BS Tú cho biết: “Nhanh, tiện lợi, khỏi dùng phim, tốn ít giấy. Nếu hệ thống máy tính được nối mạng thì tốc độ phục vụ còn nhanh hơn, thầy thuốc sẽ có thêm thời gian tham vấn cho bệnh nhân”.
Thầy thuốc mê điện toán
Mỗi ngày BS Trung dành trọn buổi sáng để cập nhật thông tin, trả lời thắc mắc, kiểm tra sự cố mạng và điều hành một nhóm kỹ thuật viên. Ngoài ykhoa.net, anh còn quản trị bốn website chuyên ngành khác là
yhoccotruyen.net, thuoc-suckhoe.com, medic-lab.com và chandoanhinhanh.com. Ba năm trước BS Trung quyết định lập công ty: “Không ít doanh nghiệp điện toán y khoa trước đây đã chết yểu do không bán được sản phẩm. Tôi may mắn làm trong ngành nên biết khá rõ nhu cầu khách hàng”.
Giai đoạn đầu chưa làm ra sản phẩm, khoản vốn đầu tư 100 triệu đồng cứ vơi dần. Khi hai người bạn cùng góp vốn xin rút lui, Trung bèn mượn tiền gia đình lấp vào chỗ trống để tiếp tục cuộc chơi. Đến năm 2003, lần đầu tiên trong đời kinh doanh anh bán được phần mềm cho bộ môn giải phẫu bệnh (ĐH Y dược TP.HCM). Số tiền chỉ 5 triệu đồng song đã giúp anh tự tin “sản phẩm của mình cũng bán được”.
Sinh năm 1967, BS Trung chỉ mới làm quen với máy tính non 10 năm trước. Qua sách vở, anh mày mò tìm hiểu lập trình và tự học thiết kế web. Khi được Medic cử tham gia quản trị mạng y tế Medinet, Trung cố “bơi” và đã theo kịp công việc mới mẻ, sau này chính anh tự thiết kế và quản trị trang web ykhoa.net.
Cũng từ một bài viết cảnh báo của GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) về những sai lầm y tế trên trang web, BS Trung bèn triển khai chương trình “toa thuốc thông minh”. Anh bức xúc: “Trước nay, các BS thường ghi toa theo trí nhớ, viết bằng tay, chữ viết cẩu thả. Điều đó rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người”. Với “toa thuốc thông minh” trong Ykhoa.net 2005, khi ra toa BS chỉ cần click để chọn đúng tên thuốc, hàm lượng... nên tránh được nhầm lẫn, trùng lắp và tương tác thuốc.
“Online” tích cực
Cuối ngày làm việc, BS Trung phóng xe trực chỉ quận Bình Thạnh, nơi gần 30 học viên lớp “Positive Thinking” (Tư duy tích cực - TDTC) đang chờ đợi anh. Trong ánh đèn màu hư ảo và tiếng nhạc vọng âm âm, BS Trung dẫn dắt họ vào thế giới của sự bình an: “Hãy buông lỏng đôi vai... Hãy tưởng tượng đang đứng bên mặt hồ phẳng lặng...”. Sau 10 phút thư giãn, gương mặt stress
ban nãy của các học viên biến đâu mất. “Chúng tôi không dạy gì cả, chỉ hỗ trợ các bạn khám phá cái mình đã có”.
Từ khi có trang web Ykhoa.net, mỗi sáng chủ nhật BS Trung lại cùng các đồng nghiệp người Việt đang công tác ở nhiều nước tham vấn sức khỏe trực tuyến: “Double Doctor (BS kép) là người thầy thuốc trị bệnh cả thể xác lẫn tinh thần. Tại VN, do bệnh viện quá tải nên các BS thường không có đủ thời gian để tham vấn, chăm sóc phần hồn cho bệnh nhân”.
Theo BS Trung, đấy là một cách làm có lợi cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân và là cơ hội để quảng bá các cơ sở y tế và đất nước Việt Nam. Cũng trên tinh thần TDTC đó, mới đây Công ty Hoàng Trung đã tung ra “chiêu” tặng miễn phí website y tế mà theo BS Trung giải thích là “người ta được, còn mình cũng chẳng mất mát, sứt mẻ gì”.
Nếu phải chọn lựa giữa ngành y và kinh doanh, BS Trung quả quyết: “Có BS nhi, tiết niệu, nội thần kinh thì cũng cần có BS điện toán. Công việc của BS không chỉ là cầm dao mổ xẻ. Bằng công nghệ thông tin và mạng truyền thông, tôi nghĩ mình sẽ phát huy được nội lực của bản thân và đồng nghiệp. Sắp tới, BS Trung dự định lập thêm trang web TDTC giúp giảm stress và nuôi dưỡng tâm hồn cho người Việt.
Với BS Trung, kinh doanh cũng giống một “game” (trò chơi) có mục tiêu rõ ràng: phát triển ứng dụng điện toán để phát huy năng lực ngành y tế. Với mục tiêu đó, anh khỏi phải đau đầu lo lắng cho các khoản đầu tư có mức rủi ro cao; ngược lại, anh chỉ đầu tư theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”, dễ dàng kiểm soát và thưởng thức kết quả như một thú vui. 
THÁI BÌNH

Ý kiến (3)
Cảm ơn
15/02/2012 22:41:55
Cảm ơn BS Trung. Các trang web của BS thật sự rất cần thiết, bổ ích cho mọi người sống trong thế giới này. Kính chúc BS luôn khỏe, hạnh phúc, thành công, chúc trang web ngày càng hoàn thiện mỹ mãn.
Phan Thu Thủy
Tiên phong Việt Nam
24/01/2012 10:29:46
Bác sĩ Trung có thể nói là người tiên phong trong việc tin học hóa ngành y ở Việt Nam.
Trần Trung Hiếu
Thật hay và bổ ích
01/09/2011 16:36:58
Đọc xong bài viết, cũng như tham khảo các bài viết về y khoa của BS Trung, tôi thấy thật bổ ích cho các nhân viên y tế lẫn người dân. Chúc anh thành công rực rỡ trên con đường y khoa điện tử.
châu hoàng hưng

Hãi hùng cà phê ‘đểu’

08:22 | 17/07/2012
tienphong.vn - Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường…
Quy trình sản xuất mất vệ sinh. Ảnh: Đàm Huy
Quy trình sản xuất mất vệ sinh. Ảnh: Đàm Huy.
Đậu nành + hóa chất
 Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào
Một công nhân ở cơ sở rang xay cà phê Thông Phát
Trưa ngày 6-7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2.
Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất.
Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè.
Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang…
Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.
Lạnh người!
Không thể phân biệt thật giả
Khi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành “cà phê”, nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn; ông Thông mở nắp thùng nhựa màu xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu “thượng đế” nào không tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là “cà phê” đậu nành.
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16-7.
Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt.
Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại.
Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”.
Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM).
Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ.
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào nậu nành rang
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào nậu nành rang .
Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong
Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong.
Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê”
Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê” .
Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang. Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy
Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang. Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy.
Theo Đàm Huy - Thanh Tùng
Thanh Niên

Cuộc phẫu thuật ngoạn mục cho người bị cắt hai quả thận

Thứ Tư, 11/07/2012, 17:19 (GMT+7)

TTO - Chiều 11-7, GS.TS Bùi Đức Phú, giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đã thực hiện thành công bước đầu ca ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (37 tuổi, ở Thới Lai, Cần Thơ).
Các bác sĩ ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú ngày 10-7 - Ảnh do Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú là người bị cắt cả hai quả thận tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ mà TTO nhiều lần phản ánh. Hiện bệnh nhân này đã ăn uống được và đang được tiếp tục tích cực theo dõi và điều trị sau mổ.
Hai lần mổ
Ca mổ được thực hiện hai lần, tại Trung tâm Tim mạch trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, do Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành dưới sự chỉ đạo của GS.TS Bùi Đức Phú. 
Lần đầu tiến hành mổ lúc 7g30 sáng 10-7 và kết thúc vào 11g30 cùng ngày. Quả thận được lấy từ người cho và bỏ vào hố chậu phải người nhận.
Ca mổ diễn ra thuận lợi, nước tiểu có ngay sau khi ghép xong, các mạch máu: tĩnh mạch thận - tĩnh mạch chậu ngoài (kiểu tận bên) và động mạch thận - động mạch chậu trong (kiểu tận - tận). Tuy vậy, nước tiểu sau đó ít dần, đến 13g30 GS.TS Bùi Đức Phú đã quyết định mổ lại vì chưa xác định được nguyên nhân do thải ghép tối cấp hay do lưu lượng máu qua thận ghép không đầy đủ.
Sau khi mổ lại, thận mới ghép vẫn hồng, động mạch thận vẫn đập nhưng hơi bị co thắt, nên các bác sĩ đã quyết định cắt hệ giao cảm quanh động mạch thận và cắm lại động mạch thận với động mạch chậu ngoài kiểu tận - bên, đồng thời cho áp dụng phác đồ chống thải ghép tích cực.
Cuộc mổ lần hai kết thúc lúc 16g30, bệnh nhân vẫn không có nước tiểu, nhưng sau đó một giờ nước tiểu bắt đầu ra nhiều, đến 7g sáng 11-7 đã ra 5 lít nước tiểu, các thông số xét nghiệm bình thường, bệnh nhân tự thở và bắt đầu ăn nhẹ.
Quả thận vừa lấy từ người cho chuẩn bị ghép vào bệnh nhân Tú - Ảnh do Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp
Trường hợp hiếm gặp
Theo đánh giá của GS.TS Bùi Đức Phú, đây là sự cố y khoa hiếm gặp, ở Việt Nam đây là ca thứ hai.
Ca đầu tiên cách đây 30 năm, bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm, sau đó chuyển ra nước ngoài ghép thận nhưng không thành công. Riêng trường hợp này, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan như UBND TP Cần Thơ, Sở Y tế Cần Thơ đã có sự chỉ đạo kịp thời trong điều kiện trình độ năng lực của các thầy thuốc VN trong lĩnh vực ghép tạng đã phát triển.
Quá trình điều trị cho bệnh nhân Tú cũng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ nên bệnh nhân Tú đã được cứu sống. Tuy nhiên, GS Phú cũng cho rằng trước mắt ca mổ có diễn biến thuận lợi, song đây chỉ mới là kết quả ban đầu, còn phải tiếp tục tích cực theo dõi điều trị sau mổ.
Sáu tháng điều trị đặc biệt
Như TTO đã nhiều lần thông tin, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú đã bị cắt cả hai quả thận ngày 6-12-2011 tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, do sỏi thận trái làm mất chức năng thận, bệnh nhân có thận móng ngựa (thận phải và thận trái dính với nhau nhưng không được phát hiện trước mổ). Sau đó bệnh nhân được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
Đến ngày 4-1-2012 được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục điều trị và theo dõi chuẩn bị ghép thận.
Ở Huế, chị Tú và chồng được bố trí một phòng đặc biệt và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng thích hợp, không phải đóng một khoản chi phí nào.
Bệnh nhân được lọc máu chu kỳ tổng cộng 71 lần (3 lần/tuần cách nhật) và điều trị bảo tồn nội khoa như điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, rối loạn nước, điện giải, vitamin và các điều trị khác.
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú đã dần bình phục, người khám là GS.BS Bùi Đức Phú - Ảnh do Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp
Sau một thời gian điều trị, huyết áp bệnh nhân tạm ổn định, dao động từ 120/80 mmHg đến 150/100 mmHg, mạch từ 80-90 lần/phút, tình trạng thiếu máu cải thiện tốt với Hb đạt mục tiêu từ 11-12 g/dL. Các chỉ số sinh hóa đều ổn định. Không có tình trạng thừa dịch, nhiễm trùng.
Tuy nhiên, vì yếu tố miễn dịch nên chưa thể ghép thận cho bệnh nhân sớm được, bệnh nhân lại rất nhớ nhà nên từ ngày 20-4 đã xin về thăm nhà ở Cần Thơ trong hai tuần. Ở Cần Thơ, bệnh nhân tiếp tục được chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
Sau đó trở lại Huế, bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo đúng phác đồ và tiếp tục chờ đợi vì kết quả xét nghiệm miễn dịch chưa cho phép ghép thận.
Trong quá trình điều trị dài ngày, tinh thần bệnh nhân có vài lần không ổn định. Đặc biệt lúc 18g30 ngày 30-6, khi nhận tin gia đình ở Cần Thơ bị thiệt hại do lốc, bệnh nhân đột ngột lên cơn phù phổi cấp. Các bác sĩ đã hồi sức kịp thời, cho thở máy áp lực dương, hạ huyết áp chỉ huy, chạy thận nhân tạo cấp cứu…, sau một tuần tình trạng bệnh nhân đã được ổn định.
Thận mới ghép cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú lấy từ một trong hai người tình nguyện hiến thận. Sau hàng loạt xét nghiệm, Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế đi đến thống nhất xét chọn người cho thận phù hợp và hoàn tất đầy đủ các xét nghiệm theo đúng quy trình ghép thận quốc gia, lên kế hoạch ghép thận cho bệnh nhân vào ngày 10-7.
THÁI LỘC