Thu Lê - theo TTVN | 16/11/2012 - 20:00
Người bị sốt phong nhiệt cạo gió dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người và tử vong.
Đó là khuyến cáo của ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ
tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X với phương
pháp chữa bệnh dân gian “cạo gió đánh cảm” vẫn được sử dụng rất phổ biến để chữa cảm.
Từ lâu, cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả được dùng rất phổ biến để chữa các chứng cảm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cách cạo gió đánh cảm thế nào là đúng, khi nào được và khi nào không được cạo gió đánh cảm, những đối tượng nào có thể cạo gió và những đối tượng nào tuyệt đối chống chỉ định với phương pháp chữa bệnh này. Thực tế cũng cho thấy, chỉ vì cạo gió không đúng cách, nhiều người bệnh đã phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: méo mồn, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao…
PV đã có cuộc trao đổi nhanh với ôngNguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, một chuyên gia đầu ngành về đông y và các bài thuốc dân gian về vấn đề này.
Ông Hướng nhấn mạnh: “Không phải dạng cảm nào cũng có thể cạo gió, đánh cảm để chữa dù rằng đây là phương pháp dân gian và có hiệu quả với việc chữa trị các chứng cảm phong hàn.
Cảm phong nhiệt mà tiến hành cạo cảm thì không những bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh…”
Theo đó, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải với người mắc chứng cảm phong nhiệt khi tiến hành cạo cảm, đánh gió là tăng huyết áp, méo mồn, liệt nửa người dẫn đến hôn mê và tử vong.
Giải thích về hiện tượng này, ông Hướng cho biết: “Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.
Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…”
Cũng theo ông Hướng, không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, hocó đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…
Ông Hướng khuyến cáo: “Cạo gió chữa cảm phải đúng cách. Phải đánh hai bên cột sống, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).
Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị tim, cao huyết áp, bà bầu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.”
Từ lâu, cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả được dùng rất phổ biến để chữa các chứng cảm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cách cạo gió đánh cảm thế nào là đúng, khi nào được và khi nào không được cạo gió đánh cảm, những đối tượng nào có thể cạo gió và những đối tượng nào tuyệt đối chống chỉ định với phương pháp chữa bệnh này. Thực tế cũng cho thấy, chỉ vì cạo gió không đúng cách, nhiều người bệnh đã phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: méo mồn, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao…
PV đã có cuộc trao đổi nhanh với ôngNguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, một chuyên gia đầu ngành về đông y và các bài thuốc dân gian về vấn đề này.
Ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (Ảnh Thu Lê)
Theo
ông Hướng, cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được sử dụng từ lâu đời
và có những tác dụng nhất định trong việc chữa các chứng cảm phong hàn.
Tuy nhiên, chúng ta không thể và không nên lạm dụng phương pháp chữa
bệnh này vì nếu lạm dụng và tiến hành không đúng cách sẽ để lại những di
chứng nặng nề cho người bệnh.Ông Hướng nhấn mạnh: “Không phải dạng cảm nào cũng có thể cạo gió, đánh cảm để chữa dù rằng đây là phương pháp dân gian và có hiệu quả với việc chữa trị các chứng cảm phong hàn.
Cảm phong nhiệt mà tiến hành cạo cảm thì không những bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh…”
Theo đó, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải với người mắc chứng cảm phong nhiệt khi tiến hành cạo cảm, đánh gió là tăng huyết áp, méo mồn, liệt nửa người dẫn đến hôn mê và tử vong.
Giải thích về hiện tượng này, ông Hướng cho biết: “Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.
Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…”
Cũng theo ông Hướng, không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, hocó đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…
Ông Hướng khuyến cáo: “Cạo gió chữa cảm phải đúng cách. Phải đánh hai bên cột sống, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).
Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị tim, cao huyết áp, bà bầu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét