Làm móng là thú vui khó bỏ của chị em phụ nữ.
Chị em sẵn sàng bỏ nhiều tiền nhiều thời gian để cắt gọt, dũa, sơn để được một bộ móng đẹp, hợp thời trang.
Nhưng đằng sau những bộ móng đẹp thế này...
... là những nguy cơ của nhiễm trùng móng, viêm móng, nấm móng do phải ngâm nước lâu và khi cắt móng tay có thể tạo ra những vết xước nên vi trùng dễ xâm nhập, gây bệnh
Tổn thương thường gặp nhất ở những phụ nữ có thói quen làm móng là nấm móng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn trychophyton gây ra. Tổn thương bắt đầu từ bờ tự do hay hai cạnh bên của móng. Biểu hiện ban đầu là móng sẽ mất bóng, giòn, dày lên và có màu bẩn.
Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng ngón cái nặng sau khi làm móng ở tiệm.
Móng tay một người bị nhiễm trùng, mưng mủ và biến dạng do bị nhiễm trùng sau khi làm móng.
Sưng phồng da bao quanh móng: Dấu hiếu này thường gặp ở người bị nhiễm trùng móng tay. Phụ nữ thường cắt, tỉa da quanh móng liên tục. Việc này sẽ khiến móng lẫn da quanh móng yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Móng tay khô, giòn, thường xuyên bị nứt do bị nhiễm nấm.
Vùng da dưới móng tay bị đổi màu sau nhiều năm cắt, dũa gọt, cạo móng tay làm đẹp.
Vàng móng là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất ở các tín đồ thích sơn móng tay, bởi việc thường xuyên tiếp xúc với nước sơn và các chất tẩy của nước sơn sẽ khiến cho móng của bạn bị vàng và hơi xỉn màu đi.
Móng tay bình thường thường nhẵn, mịn, có màu hồng sáng bóng tuy nhiên việc cắt tỉa, cạo móng nhiều làm bề mặt móng tay bạn gợn sóng hoặc có hõm, sau đó có thể là dấu hiệu đổi màu da dưới móng tay.
Làm móng không an toàn còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan B, HIV....
Càng "độc" càng dễ rước họa Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, móng tay, chân thực ra là một sự biệt hóa của da. Chúng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ cơ thể con người. Bề ngoài của móng có vẻ thô ráp, song thực chất nó là một thực thể sống. Sơn móng tay chứa những hóa chất không an toàn, thậm chí cực kỳ độc hại. Do vậy nếu sơn sửa móng tay thường xuyên thì sẽ khiến móng yếu đi, giòn, khô và dễ gãy, ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ cơ thể. Kèm theo đó, chân móng, kẽ móng còn rất dễ bị nhiễm trùng, vùng da xung quanh rất dễ bị nhiễm nấm. Khi được hỏi về chất lượng của hai loại sơn móng tay trên, bác sĩ Chu Thanh Hương, bệnh viện đại học Y Hà Nội cho biết, đây đều là các loại sơn móng tay gia công, không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên có chứa rất nhiều hoá chất độc hại. Đó là các loại hoá chất như benzen, toluen, aceton... sẽ gây ung thư, nếu tích lũy nhiều trong cơ thể. Cũng giống như da, móng tay cũng cần tiếp xúc với oxy để sống khỏe mạnh. Các keratin (một loại protein được tìm thấy trong móng tay và lớp ngoài của da) cũng cho phép thấm hút nước. Vì keratin có thể hấp thụ chất lỏng nên các móng tay, móng chân cũng có thể thấm hút các oxít sắt có trong sơn móng tay. Nguy hiểm hơn là nó hoàn toàn có thể dễ dàng ngấm vào máu. Việc phủ chất bột như sợi vải nhân tạo, sợi nhung lên bề mặt móng dễ gây bệnh vàng móng, móng dễ giòn, gãy. Chất huỳnh quang có trong sơn móng tay dạ quang trong đêm cũng là một chất độc, rất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi sử dụng trực tiếp. Khi sơn lên móng tay, móng chân lớp sơn chứa lưu huỳnh thì vô tình người sử dụng đã biến móng tay mình thành nơi hấp thu các tia bức xạ. Móng càng phát sáng thì càng chứng tỏ nó đã hấp thu nhiều các tia bức xạ. Vào ban ngày, khả năng móng tay hấp thụ các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời là rất cao. Có thể ung thư, tổn thương thận, gan Ở nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng một số chất huỳnh quang vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng, khiến cơ thể nhiễm độc và không ngoại trừ khả năng gây ung thư cho người tiếp xúc nhiều. Nguy hiểm hơn là có rất nhiều chất nguy hiểm trong sơn dạ quang như chất camphor gây ngứa mắt, mũi, họng và kích thích vào hệ thần kinh trung ương gây chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn có thể bị động kinh. Chất ethanol gây mệt mỏi, giảm sự tập trung, kích thích mắt và đường hô hấp trên, gây buồn ngủ, hạn chế về tầm nhìn. Chất acetone gây khô miệng, khô họng, chóng mặt, nặng hơn có thể gây hôn mê. Chất benzyl alcohol kích thích đường hô hấp trên, nhức đầu, hạ huyết áp, nặng hơn có thể chết do suy hô hấp. Chất limonene có thể gây ung thư da. Ethyl acetate gây kích thích mắt, đường hô hấp, gây khô da, nứt da, thiếu máu và có tổn hại đến thận và gan. |
Phú Sang (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét