Cây mã tiền: hạt có chất strychnine gây độc. UBND TP.HCM đã cấm trồng.
Hoa loa kèn/ly ly: Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine.
Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Trúc đào:Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp...
Thủy tiên: Tên khoa học của loại hoa này là Narcissus spp. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ củ thì rất nguy hiểm. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch.
Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
Đỗ quyên: có tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở.
Cẩm tú cầu: Những bông hoa rực rỡ và rất 'bắt mắt' này có thể khiến bạn bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bạn có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.
Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Vạn niên thanh: mủ (nhựa cây) của cây gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng...
Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
Loại hoa có cánh hình trái tim được mệnh danh là 'trái tim của Hawai', có tác dụng trang trí cao, hút nhiều chất khí độc và rất được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố.
Dạ lan: tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...
Cây bã đậu (mủ và hạt độc)
Cây cô ca cảnh (lá có chất cocaine gây nghiện)
Cây thông thiên (hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét