soha.vn - Thái Phong (T.H) |
Ung thư đường mật là khối u ác tính nguyên phát tại ống mật ngoài gan, tức là từ vùng cửa gan đến phần cuối của đường mật gần tuyến tụy.
1. Ung thư đường mật là gì?
Trong các cơ quan nội tạng, ống mật chỉ là bộ phận phụ trợ cho gan nhưng cũng không kém phần quan trọng. Bộ phận này có cấu trúc dạng ống dài nối gan xuống ruột và có chức năng chuyển mật từ gan xuống ruột.
Chính vì có chức năng như vậy nên một nửa phần trên của ống mật có liên quan đến gan, nửa dưới của bộ phận này lại liên quan mật thiết với tuyến tụy.
Ung thư ống mật là khối u ác tính nguyên phát tại ống mật ngoài gan, tức là từ vùng cửa gan đến phần cuối của đường mật gần tuyến tụy.
Tuy rằng ung thư ống mật chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các trường hợp ung thư, tuy nhiên, căn bệnh này là bệnh lý ác tính phổi biến thứ nhì của gan mật, chỉ sau ung thư gan.
Hình ảnh ung thư đường mật ngoại biên (Ảnh minh họa)
2. Tiên lượng sống thêm của bệnh ung thư đường mật:
- Nếu không được điều trị, đa số bệnh nhân chỉ sống sót được 6 tháng.
- Nếu cắt bỏ được toàn bộ khối y, 30 - 40% bệnh nhân sống sót ít nhất 5 năm, với khả năng trị khỏi hoàn toàn.
- Nếu không cắt bỏ được toàn bộ khối u, không thể chữa khỏi hẳn bệnh. Với việc điều trị giảm nhẹ tạm thời, 1/2 số bệnh nhân sẽ sống được 1 năm, 1/2 số bệnh nhân khác có cơ hội sống lâu hơn.
3. Biểu hiện của ung thư đường mật giai đoạn đầu:
Đối với bệnh ung thư đường mật nói riêng và tất cả các loại ung thư nói chung, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, ở giai đầu gần như không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, vì vậy, việc phát hiện ra bệnh rất khó khăn.
Khi đã xuất hiện những triệu chứng như vàng da, đau kéo dài ở vùng bụng chứa gan mật thì bệnh đã không còn ở giai đoạn sớm nữa.
Vậy phải làm sao để có thể phát hiện ra bệnh ung thư đường mật ở giai đoạn đầu?
Hãy nắm rõ những yếu tố nguy cơ để cảnh giác với căn bệnh này. Những yếu tố nguy cơ đó là:
- Có hiện tượng đau hoặc khó chịu vùng gan mật.
- Đang ở độ tuổi trung niên.
- Từng bị sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật...
Những người này nên đi khám định kỳ để được phát hiện bệnh kịp thời và chính xác.
4. Triệu chứng của ung thư đường mật:
- Triệu chứng đường tiêu hóa:
Đây là triệu chứng thường gặp ở đa số các bệnh nhân mắc ung thư đường mật (khoảng 90% số bệnh nhân). Cụ thể những triệu chứng ở đường tiêu hóa là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, sợ dầu mỡ, ợ hơi, dạ dày hẹp...
Những triệu chứng này là do chức năng túi mật bị giảm sút, không thể tiêu hóa chất béo gây ra.
- Triệu chứng đau vùng bụng bên phải:
Thông thường, đa số bệnh ung thư đường mật đồng thời cũng bị bệnh sỏi mật (tỷ lệ 80%). Vì vậy khi mắc ung thư đường mật rất có thể sẽ mắc thêm các triệu chứng giống như sỏi mật hoặc viêm túi mật.
Những triệu chứng đó là: Đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên bên phải, đôi khi kém theo những cơn đau bột phát kéo dài lan đến tận vai phải.
- Xuất hiện khối u vùng bụng bên phải:
Một nửa số bệnh nhân bị ung thư đường mật sẽ có xuất hiện khối u vùng thượng vị phải. Khối u này sẽ khiến kích thước của túi mật tăng lên rõ rệt.
- Triệu chứng vàng da, ngứa da:
Triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn cuối.
Triệu chứng này xuất hiện do tế bào ung thư đã xâm lấn đến ông mật hoặc di căn đến hạch bạch huyết, chèn ép lên ống mật dẫn đến cản trở ống mật, dịch gan không tiết vào đường ruột và chảy ngược vào máu gây ra hiện tượng ngứa và vàng da.
- Triệu chứng sốt và giảm cân:
Khoảng 25% số bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng sốt cao do nhiễm trùng ống mật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét