Trang

14 tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà đơn giản nhưng siêu hiệu quả

14 tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà đơn giản nhưng siêu hiệu quả

·         Đau lưng là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, bạn đồng ý chứ?

·         Bạn hay người thân thường hay than phiền vì mỏi và đau nhức lưng sau khi khiêng nặng hay ngồi lâu làm văn phòng không?

·         Bạn có biết rất nhiều người trên thế giới này đang khổ vì ông "lưng" không?

·         Bạn đã áp dụng nhiều cách từ thuốc, điều trị, tập luyện nhưng không có cái nào có hiệu quả cao và lâu dài?

Vậy làm sao bây giờ? Bỏ cuộc hay thử các siêu tư thế Yoga giúp chữa đau lưng tại nhà!

Nếu bạn là một trong hàng trăm triệu người trên toàn cầu đang chịu đựng chứng đau lưng quái ác, hãy tìm đến yoga - một liệu pháp chữ trị đau lưng (ngoài việc đi gặp bác sĩ). Một nghiên cứu về y học nội khoa đã chứng minh rằng liệu pháp cổ xưa này sẽ giúp xoa dịu chứng đau lưng mạn tính. Sau đây KhoeDep.vn xin giới thiệu 14 tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà siêu hiệu quả.

1. Tư thế lưng không di chuyển

Tư thế lưng không di chuyển

Tư thế này dựa vào trọng lực để giữ hông và thân người của bạn trên cùng 1 mặt phẳng, vô cùng hữu ích cho phần lưng dưới của bạn. Đặt lưng nằm xuống, hai tay thả lỏng hai bên, phần sau đầu gối tựa vào một miếng đệm hay 1 cái ghế sao cho bắp chân song song với mặt đất. Hai đầu gối tạo thành một góc 90 độ với thân người bạn, cổ thả lỏng. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 phút.

2. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu

Tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà này làm cho cột sống và hai hông giãn ra hết mức. Đặt lưng và hai chân nằm xuống đất sao cho khoảng cách từ mông tới chân bằng 1 gang tay. Giữ hai chân bằng chiều rộng của hông và đặt 1 khối hay gối giữa hai đầu gối. Ép chặt đầu gối giống như bạn đang ép chặt hai lòng bàn chân xuống mặt đất, nâng hông lên. Giữ cho cổ dài ra.

3. Tư thế tựa lưng vào tường

Tư thế tựa lưng vào tường

Để thư giãn cơ vai, bạn hãy nằm xuống và đặt 1 cái gối yoga dưới xương cùng sát tường. Nâng hai chân lên sao cho hông của bạn tựa vào tường. Giữ hai tay mở rộng và thư giãn sang hai bên.

4. Tư thế tựa vai

Tư thế tựa vai

Trong tư thế trước, bỏ cái gối đi và ấn hai lòng bàn chân vào tường. Dùng hai chân để nâng hông hướng lên mặt bạn, sao cho có một đường thẳng đứng từ gối tới vai. Cách này giúp giải phóng phần lưng dưới khỏi sức nặng của cơ thể.

Lưu ý: Khỏe Đẹp và nhiều chuyên gia Yoga khác khuyên bạn nên tham khảo tất cả các bài tập Yoga từ cơ bản tới nâng cao để hiểu biết tường tận cách tập thế nào cho hiệu quả.

5. Tư thế trẻ con

Tư thế trẻ con

Đây có thể được xem là một trong những tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà an toàn và hiệu quả nhất. Nó giúp mở rộng phần xương cùng và lưng dưới đồng thời giúp giảm nhịp tim. Đặt 1 cái gối ôm hay gối thường giữa hai đầu gối và mở rông hai chân ra, mười ngón chân chạm vào nhau. Ngồi lên hai chân và tựa ngực lên gối ôm. Đặt đầu bạn tựa lên 1 bên và hít thở sâu. Giữ nguyên tư thế đó đến khi nào bạn muốn, đổi hướng đầu bạn sang bên kia khi cần.

6. Tư thế anh hùng

Tư thế anh hùng

Ngồi lên 1 cái gối hay khối nào đó, đầu gối chạm nhau và hai bàn chân tách ra. Xòe các ngón chân ra, sao cho ngón út chạm mặt đất. Ngồi thẳng đứng và nâng hai cánh tay lên sao cho tay này chạm vào cùi chỏ kia và ngược lại.

7. Tư thế con mèo (có hay không kèm theo xoay cổ tay)

Tư thế con mèo

Tư thế này giúp tăng độ uốn và giãn của xương cột sống trong khi trọng lực tạo sức đè lên vai và khớp hông. Đặt hai tay ngay dưới hai vai và hai hông ngay dưới hai khớp gối. Hít vào và nhìn về phía trước và thả lỏng bụng. Khi bạn thở ra, hóp bụng vào cao lên và đầu hướng xuống. Thực hiện y chang kèm theo xoay cổ tay vào trong giúp mở rộng xương đòn. Khi bạn xoay các ngón tay, phần xương đòn sẽ tự mở rộng.

7 động tác Yoga tiếp theo sẽ tăng thêm sự đa dạng và hỗ trợ xương cột sống thêm vững chắc. Đừng bỏ qua nhé!

8. Tư thế Plank

Tư thế Plank

Cơ thân người cứng chắc sẽ hỗ trợ cho xương cột sống giữ cho người bạn thẳng. Duỗi hai chân ra tựa lên mũi chân, giữ vai ngay phía trên cổ tay tạo thành tư thế Plank - tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà hay và phổ biến.

Nếu bạn chưa biết sức mạnh của Plank, hãy tham khảo ngay bài viết Plank là gì nhé.

9. Tư thế gập người xuống

Tư thế gập người xuống

Xoay các ngón chân vào nhau sao cho mở rộng vùng lưng dưới. Tạo thế đứng các ngón chân chạm vào nhau còn lòng bàn chân tách dần ra. Gập người xuống và ôm hai cùi chỏ lại.

10. Tư thế lao tới thấp người với vị trí tay khác nhau

Tư thế lao người tới

Tạo dáng lao tới với chân trái hướng phía trước, kéo cổ tay phải lại đặt trên sàn cùng chiều với gót chân. (Duỗi các ngón tay theo hướng này giúp giữ vai đứng yên. Kéo đầu ngón tay trái hướng về phía trước càng xa càng tốt, nách tựa lên đầu gối. Tựa thân người trên xương đùi giúp tạo khung thẳng cho xương cột sống. Lặp lại theo hướng ngược lại.

11. Tư thế ngồi xoay người

Tư thế ngồi xoay người

Tư thế Yoga chữa đau lưng tại nhà này giúp kéo giãn phần lưng giữa nhờ vào động tác xoay. Duỗi 1 chân ra và kéo chân kia lại sao cho hai lòng bàn chân đều ở phía trước. Các ngón chân hướng về phía trước khi khớp gối hướng lên trên. Xoay người về phía chân bị kéo về và ôm nó bằng 1 tay. Đặt tay còn lại lên mặt đất phía sau lưng có tác dụng hỗ trợ.

12. Tư thế xoay người kiểu hiền nhân

Tư thế xoay người kiểu hiền nhân

Động tác này giúp kéo giãn cùng cột sống thắt lưng và tạo ra hướng chuyển động cho các khớp hông. Ngồi với hai đầu gối co lại, một chân phía trước và 1 chân phía sau. Lòng bàn chân phía trước sẽ chạm vào đầu gối của chân còn lại. Đặt 1 tay bên cạnh chân phía sau và vặn người, nhìn về hướng ngược lại.

13. Tư thế Squat (Ngồi xổm)

Tư thế Squat ngồi xổm

Bài tập chữa đau lưng tại nhà này mở rộng hai hông ra và giúp tăng tính linh hoạt khi bạn đi hay di chuyển. Giang rộng hai chân ra và ngồi xổm xuống, ngón chân hướng phía trước. Đè nặng xương cụt xuống. Nếu hai gót chân không thể chạm đất, hãy đặt 1 cái mền hay gối phía dưới. Hai lòng bàn tay chắp phía trước, hai đầu gối ép ấn vào vùng cơ cánh tay sau.

14. Tư thế gập người về phía đầu gối gập

Tư thế gập người về phía gối

Cách gập người này giúp giãn xương cột sống, vai, và gân kheo. Để làm được, ngồi xuống sao cho hai chân duỗi thẳng ra phía trước và đặt 1 cái gối hay 1 cái gối ôm dưới hai khớp gối. Gập người, hướng đầu vào giữa hai chân.

Tiêu chuẩn 5 điều tốt chứng tỏ sức khỏe tốt của giáo sư Vạn Thừa Khuê

http://sohanews.sohacdn.com/zoom/640_400/2017/photo-1-1500820653381-0-0-496-800-crop-1500820667771-1500820704901.png

Giáo sư Vạn Thừa Khuê: Đủ 5 điều này không cần đi khám, thiếu một hãy coi chừng!

soha.vn - Vân Hồng Theo Trí Thức Trẻ • 24/7/2017

 

Giáo sư Vạn Thừa Khuê là một chuyên gia sức khỏe nổi tiếng Trung Quốc. Ông từng là quan chức cao cấp của Bộ y tế Trung Quốc trong nhiều năm, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc.

Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục làm công việc tư vấn và giảng dạy ở lĩnh vực y khoa. Bất kỳ bài phát biểu nào của ông đều nhận được sự khen ngợi và gây bàn luận xôn xao khắp cộng đồng.

Sau đây là một trong những "lời vàng" sức khỏe của vị giáo sư 84 tuổi nhưng trông thần thái vẫn trẻ như lứa tuổi 50.

Cơ thể khỏe mạnh luôn có "5 tốt" - bạn thiếu điều nào không?

Tiêu chuẩn về sức khỏe thì có rất nhiều (WHO cũng có bảng tiêu chuẩn 10 điều về sức khỏe), nhưng theo giáo sư Vạn Thừa Khuê, công thức "5 tốt" dưới đây sẽ phản ánh chính xác một người khỏe mạnh hay là không. Chữ "tốt" ở đây được giáo sư Khuê giải thích là: nhanh gọn, trơn tru, không có trở ngại, ách tắc

Ai cũng có thể soi mình vào đó để xem đủ "5 tốt" hay không, nếu đủ thì không cần phải đi khám, còn nếu có trục trặc ở bất kỳ vấn đề nào đó thì cần xem xét lại kỹ tình hình sức khỏe bản thân. "5 tốt" đó là:

1. Ăn tốt: Không ăn uống bừa bãi, thích thì ăn, không thích thì thôi. Không ăn thiên lệch, món thì ăn quá nhiều, món lại quá ít, không cân bằng dinh dưỡng. Ăn trong cảm giác ngon miệng, ăn gì cũng cảm thấy ngon và sẵn lòng ăn. Miệng ăn càng ngon thì sức khỏe càng tốt. Ăn không ngon miệng là sức khỏe kém rồi!

2. Đại tiểu tiện tốt: Mỗi ngày đi đại tiện từ 1-2 lần, tiểu tiện trung bình 5-6 lần, đó là tiêu chí thể hiện hệ tiêu hóa và bài tiết đều đang hoạt động tốt. Nếu đại tiểu tiện không đều, là cơ thể bạn đang tiềm ẩn bệnh tật. Cần phải xem xét và can thiệp kịp thời.

3. Nói tốt: Trong vòng 3 phút, bạn có thể trình bày xong một vấn đề khá phức tạp, làm cho người khác hiểu được một cách rõ nghĩa. Đây là tiêu chí chứng tỏ bạn sở hữu trí tuệ minh mẫn, mạch lạc, tư duy tốt.

4. Ngủ tốt: Tiêu chí đánh giá sức khỏe của hệ thống thần kinh vận hành tốt chính là ngủ nhanh, ngủ dễ, ngủ ngon giấc. Người thiếu ngủ, mất ngủ hoặc khó ngủ sâu giấc, đều phải chú ý điều chỉnh ngay.

5. Đi tốt: Tiêu chí này thể hiện cơ bắp và xương cốt vẫn còn hoạt động tốt. Đi lại thuận tiện là một trong những điều kiện để đảm bảo rằng bạn đang sở hữu một sức khỏe ổn định.

 

10 tiêu chuẩn sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

1. Tinh thần và sức lực dồi dào, có thể bình tĩnh xử lý mọi sinh hoạt và công việc hàng ngày.

2. Lạc quan yêu đời, thái độ tích cực, vui vẻ gánh vác công việc chung.

3. Khéo nghỉ ngơi, ngủ ngon giấc.

4. Năng lực ứng biến tốt, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh.

5. Có sức đề kháng nhất định đối với cảm cúm và bệnh truyền nhiễm thông thường.

6. Thể trọng hợp lý, ngoại hình cân đối.

7. Mắt tinh, phản ứng nhạy bén, mí mắt không bị viêm.

8. Răng sạch, không thiếu, không đau, màu sắc nướu lợi bình thường, không bị chảy máu.

9.Tóc óng mượt, không không xơ xác, gãy rụng.

10. Cơ bắp, làn da có tính đàn hồi, đi lại nhẹ nhàng, uyển chuyển, linh hoạt.

 

Bên cạnh đó, sức khỏe con người còn phụ thuộc vào môi trường sống và sự tự rèn luyện bản thân. Môi trường sống xung quanh bao gồm nhân tố sinh vật, vật lý, hóa học, xã hội, kinh tế, văn hóa, lối sống sinh hoạt hàng ngày, yếu tố vệ sinh, nhân tố di truyền.

 

Để đạt được tiêu chuẩn "5 tốt" đòi hỏi con người phải rèn luyện rất nhiều, giáo sư Khuê khuyên tối thiểu áp dụng 4 nhiệm vụ sau.

1. Chú ý tập luyện, kết hợp giữa động và tĩnh.

2. Ăn uống hợp lý, kết hợp lao động và nghỉ ngơi.

3. Lạc quan, độ lượng, bình tĩnh giải quyết công việc.

4. Trang bị thêm những hiểu biết thông thường về vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. 

 

Lời khuyên "vàng" dành cho mọi lứa tuổi

* Đối với trẻ em: Lời cảnh tỉnh từ chuyện 18 con tôm

Chuyện xảy ra ở Bắc Kinh trong một gia đình rất giàu có. Cậu con trai nói thích ăn tôm, người mẹ liền đi mua ngay 18 con về nấu cho con ăn. Đứa trẻ ăn một mạch hết 17 con, còn thừa một con không ăn hết vì quá no.

Người mẹ ăn nốt con tôm thừa cho gọn. Sang ngày hôm sau, đứa trẻ đập bàn lớn tiếng quát tháo mẹ: "Tại sao mẹ đã ăn con tôm của con?". Đó chỉ là một tình huống nhỏ đến mức vặt vãnh, nhưng nó thể hiện một lỗ hổng quá lớn không thể lấp đầy trong việc nuôi dạy con cái.

Những ông bố bà mẹ có cách nuông chiều con thái quá, sẽ sinh ra những đứa trẻ có lối sống ích kỷ, cực đoan, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến những vấn đề xung quanh, và đặc biệt, chúng không hề có ý thức sống chung hòa thuận với cộng đồng, không nỗ lực lao động.

Chính cha mẹ đã tạo ra một thế hệ trẻ khiếm khuyết về cách sống mà sau khi nhận ra thì đã quá muộn. Vì vậy, dù nhà bạn có giàu có cỡ nào, con bạn cũng không nên trở thành một đứa trẻ phú quý ngay từ khi còn nhỏ. Hãy để chúng tự làm việc và biết yêu lao động, tự tuy dưỡng tâm tính và biết cách chăm sóc sức khỏe chính bản thân mình một cách khoa học, lành mạnh.

 

* Đối với thanh niên và trung niên: Phải quan tâm chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay

Mỗi buổi sáng sớm, ở nông thôn thì không nói, nhưng ở thành phố, những nơi đông đúc chật hẹp, đều xuất hiện những người lớn tuổi tập thể dục. Người thì chạy, nhảy, người khiêu vũ, múa thái cực quyền, đi bộ hoặc tham gia bài tập theo nhóm, rất nhộn nhịp và vui tươi.

Cũng trong thời khắc đó, hầu hết thanh niên đang ngủ nướng, nằm ườn trên giường một cách lười biếng. Thậm chí, có rất nhiều thanh duy trì lối sống thiếu lành mạnh, sinh hoạt vô độ không dựa vào nguyên tắc nào cả.

Họ bỏ bữa ăn sáng, ăn tối thì nhồi nhét hết sức, đêm không ngủ mà thức thâu đêm, rồi buổi sáng không tỉnh dậy, nằm ngủ không màng đến giờ giấc. Điều này là do đâu, liệu thanh niên họ có ý thức được việc làm này sẽ để lại hậu quả gì?

Một thực tế khám nghiệm lâm sàng cho thấy, các bệnh vốn dĩ xưa nay thuộc về người già, chỉ có người già mới có nguy cơ mắc bệnh như tim mạch, huyết quản tắc nghẽn, đột quỵ não… Thì hiện nay, xu thế người trẻ mắc bệnh đã trở nên quá phổ biến, thậm chí sớm hơn tận 20 năm.

Có những người mới chỉ bước vào tuổi trung niên, thậm chí đang là thanh niên đã mắc các bệnh đặc trưng của người cao tuổi. Điều này là do đâu? Tôi khẳng định luôn là do lối sống thiếu lành mạnh gây ra cả.

Vì thế, muốn có sức khỏe tốt, muốn sống thọ với chất lượng sống cao, việc chăm sóc sức khỏe phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ, ngay bây giờ, khi bạn đang nghe tôi nói. Nếu trì hoãn việc này, là bạn đang tự chối bỏ món quà sức khỏe quý giá mà cuộc sống đã ban tặng.

 

* Đối với người già: Hãy xem mình là một "lão thiếu niên" kể cả khi đã 80 tuổi

Thế kỷ 21 được xem là kỷ nguyên của sự trường thọ, đây là tuyên bố của cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan với thế giới vào năm 1999. Hiện nay, tuổi trung bình của thế giới là 66 tuổi, ở Trung Quốc là 71,8 tuổi, Nhật Bản là 81,9 tuổi.

Bây giờ ở nhiều nước còn lưu truyền câu nói ví von hài hước nhưng cũng là để phản ánh thực tế về tuổi thọ đang ngày càng nâng cao. Đó là "100 tuổi vẫn cười hihi, người 90 chẳng có gì là hiếm, người 80 thì đông như hội, người 70 chỉ là em út, người 60 như bé trong nôi".

Vì vậy, khi 60 tuổi chuẩn bị nghỉ hưu, đừng xem đó là giai đoạn kết thúc, nghỉ việc, già cỗi. Mà hãy xem là giai đoạn bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy duy trì một tâm trạng sống vui vẻ hạnh phúc, coi mình như một "lão thiếu niên". Đây chính là điểm mấu chốt quyết định việc bạn có tiếp tục sống khỏe sống thọ hay không sau khi nghỉ hưu.

 

* Đối với người hút thuốc: Một điếu thuốc lấy đi của bạn 7 phút cuộc đời

Mọi nghiên cứu về tác hại của thuốc lá hầu hết đã được công bố. Và chắc chắn rằng hầu hết những người hút thuốc lá đều đã từng nghe qua. Nhưng tại sao họ vẫn hút? Đó là một câu hỏi lớn.

Mỗi một điếu thuốc khi hút, sẽ tạo ra hàng trăm loại chất độc. Mất khoảng 6 giây, các chất độc đó sẽ vào tới não. Nghiên cứu thống kê cho thấy, hút một điếu thuốc có thể rút ngắn 7 phút tuổi thọ, bạn cứ thế mà tự nhân ra kết quả.

Những người hút thuốc, có tỉ lệ tuổi thọ trung bình thấp hơn người không hút thuốc khoảng từ 20-25 năm. Người hút thuốc cũng có tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 15 lần so với người không hút.

Vậy, hút thuốc hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi người. Hút thuốc và sức khỏe đều là việc bạn có thể tự quyết định cho chính cuộc đời mình.

 

* Đối với người trầm cảm: Chỉ có nụ cười mới giúp bạn chữa khỏi bệnh

Tôi biết rất rõ rằng, có nhiều người không phải chết vì già yếu, mà là chết vì tức giận. Vì thế, hãy học cách tự biết kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc của mình.

Hãy chịu có luyện thành thói quen cười nhiều, thích cười và suy nghĩ hài hước. Đây là bài thuốc tốt nhất, rẻ nhất để chữa căn bệnh trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi và áp lực.

Các chuyên gia tâm sinh lý Pháp từng nghiên cứu cho thấy, con người nên cười mỗi ngày tổng cộng khoảng 30 phút. Mỗi 1 phút cười, sẽ tạo niềm hứng khởi để cơ thể thoái mái thư giãn trong thời gian 47 phút sau đó.

Vì vậy, Trung Quốc có câu nói nổi tiếng, "mỗi ngày cười 3 tràng, bác sĩ sẽ giải nghệ".

 

*Theo Health/Fuye.

Hạt đu đủ có những tác dụng quý giá vô cùng bất ngờ

http://phunusuckhoe.vn/uploads/hat-du-du.jpg
Hạt đu đủ rất giàu dưỡng chất, có các đặc tính chống sưng viêm, chống oxy hóa, chống ký sinh trùng và chống khuẩn giúp chữa trị nhiều loại bệnh.
Đu đủ là một trong những loại quả tuyệt vời nhất với thành phần dinh dưỡng vô cùng ấn tượng, mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, từ chăm sóc da cho tới phòng chống ung thư. Đặc biệt, ngoài phần ruột đỏ thì hạt đu đủ cũng có nhiều tác dụng không kém đấy. 
Hạt đu đủ không độc, có thể ăn được và có mùi vị mạnh mẽ, hơi pha lẫn giữa mù tạt và tiêu đen. Do vậy, bạn cũng có thể sử dụng hạt đu đủ như là thực phẩm bổ sung khi ăn tiêu đen hàng ngày. 

Hạt đu đủ chứa nhiều các hợp chất flavonoid và phenolic, protein, canxi, magie và phốt pho. Chúng cũng có đặc tính chống sưng viêm, chống oxy hóa, chống ký sinh trùng và chống khuẩn. 

Cách sử dụng hạt đu đủ 

Có nhiều cách sử dụng hạt đu đủ. Một vài cách phổ biến đó là:
- Ăn kèm với ruột đu đủ. Sau khi đã bổ đu đủ ra, không bỏ phần hạt đi mà rửa sạch và ăn kèm với nhau.
- Nghiền nát: Bạn có thể lấy hạt đu đủ còn tươi và nghiền chúng bằng cách sử dụng chày và cối giã. Sau khi nghiền xong thì cho bột đu đủ vào một bình nhỏ để trong tủ lạnh khoảng 1 tuần (có thể để trong ngăn lạnh để chúng được giữa lâu hơn). Khi sử dụng, để bột tan ra trước khi cho vào salad, smoothie hoặc súp.
- Hạt đu đủ đã khô và nghiền thành bột: Một lựa chọn khác đó là sấy khô hạt đu đủ dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng máy sấy thực phẩm. Khi hạt khô, dùng máy chế biến thức ăn (food processor) nghiền nát thành bột. Từ sau, bạn có thể dùng bột này để làm salad, smoothie, súp hoặc tẩm ướp vào thịt gà, thịt lợn, bít tết trước khi nấu.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt đu đủ?
Do hạt đu đủ có đặc tính chống khuẩn cao nên bạn không thể dùng vượt quá lượng cho phép. Nếu không thì nó có thể gây ra những tác dụng phụ như tiêu chảy. Tốt nhất là nên giới hạn khoảng 1 đến 2 thìa mỗi ngày, dù sử dụng dưới dạng nào. Đối với những người mới ăn thì ban đầu, nên ăn từng chút một sau tăng dần lên 2 thìa. 
Lưu ý: Hạt đu đủ có thể được sử dụng như một dạng thuốc ngừa thai tự nhiên. Thế nên, nếu có dự định sinh con thì bạn không nên thử.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và những người bị dị ứng với nhựa mủ hay papain (một dạng mủ từ quả đu đủ) thì tuyệt đối không được ăn hạt đu đủ cũng như ruột đu đủ. 

Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn hạt đu đủ 

1.    Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa 
Một lượng lớn enzyme tiêu hóa có trong hạt đu đủ giúp phá vỡ các sợi protein và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Nhờ có các đặc tính chống khuẩn nên hạt đu đủ cũng hiệu quả để ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn E.coli, salmonella và staphylococcus gây ra thông qua việc tiêu diệt các thể sinh bệnh khi ăn phải thực phẩm có độc. Ngoài ra, hạt đu đủ cũng góp phần duy trì sự ổn định của môi trường axit trong đường ruột. Để nhận được tất cả những lợi ích này, bạn chỉ cần ăn một thìa hạt đu đủ mỗi ngày mà thôi.

2. Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột 
Trong hạt đu đủ có nhiều enzyme proteolytic có thể giúp loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột và trứng của chúng. Để sử dụng hạt đu đủ với mục đích này, bạn có thể trộn 1 hoặc 2 thìa bột từ hạt đu đủ vào 1 cốc nước hoặc sữa ấm. Uống vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói trong 3 ngày liên tục.

3. Ngăn chặn ung thư 
Tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư (bao gồm cả ung thư vú, ung thư ruột, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt) là nhờ đặc tính chống oxy hóa cao trong hạt đu đủ. Đặc biệt, dưỡng chất thực vật isothiocyanate của nó còn làm giảm việc kích hoạt chất gây ung thư carcinogens và tăng khả năng giải độc.

4. Giảm sưng viêm 
Các enzyme papain và chymopapain có trong hạt đu đủ đóng vai trò cốt lõi trong việc giảm các triệu chứng sưng viêm liên quan đến đau khớp, gút và hen suyễn. Do vậy, nếu đang bị đau khớp thì bạn có thể ăn ít nhất 1 thìa hạt đu đủ mỗi ngày để điều trị bệnh.

5. Giải độc gan 
Hạt đu đủ còn có tác dụng giải độc gan và thận. Ngoài ra, enzyme proteolytic có trong nó sẽ giúp làm giảm việc quá tải ở gan và hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan. 
Cách sử dụng:
- Nghiền nhỏ một vài hạt đu đủ còn tươi để tách lấy 1 thìa nước.
- Cho thêm 10 giọt nước chanh và uống 1 hoặc hai lần một ngày trong vòng 1 tháng. 

(Nguồn: Top10homeremedies)
_____


soha.vn - Theo Gia đình và xã hội • (từ năm 2015)

Trong dân gian, khi bị chín mé, một loại nhọt mọc sâu phía bên trong thịt ở đầu ngón tay, chỉ cần giã nát quả đu đủ non đắp vào sẽ làm tiêu hết mủ.
Đáng lưu tâm là dạng bệnh chín mé này có thể ăn đứt cả xương ở đầu ngón tay.
Trong sách y học cổ truyền, quả đu đủ non, lá đu đủ hoặc hạt đu đủ có nhiều hợp chất làm tiêu mủ, tiêu khối u, chống viêm rất hiệu quả.
Các nhà khoa học hiện nay còn tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong hạt đu đủ.
Các chất hiện diện trong hạt đu đủ làm ngừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư và các khối u.
Những hạt nhỏ màu đen chứa chất isothiocyanate giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư máu, phổi và tuyến tiền liệt.
Do vậy theo các chuyên gia, để phòng ngừa ung thư, bạn có thể sử dụng hạt đu đủ như sử dụng một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Chỉ cần nghiền một thìa đu đủ chia làm 2 – 3 bữa ăn trong ngày không chỉ giúp bạn phòng chống ung thư mà còn ngăn ngừa một số bệnh thường gặp khác.
Bạn cũng có thể ăn sống hạt đu đủ bằng cách nhai trực tiếp rồi nuốt hoặc nghiền nát và thêm vào trong salad, sữa hoặc mật ong. Mùi vị của chúng tương tự như tiêu nhưng nặng hơn một chút.

Vì hạt đu đủ có tác dụng chữa bệnh nên chúng sẽ trở thành chất độc nếu bạn sử dụng quá liều lượng hoặc sử dụng cho những đối tượng như phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Do vậy nếu lạm dụng hạt đu đủ sẽ có thể gây họa.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, liều lượng sử dụng hạt đu đủ cho phép ở một người bình thường không được quá một thìa cà phê mỗi ngày.

Ngoài tác dụng tiêu u và ngăn ngừa ung thư, hạt đu đủ còn có tác dụng trị những bệnh sau:

Trị xơ gan: Hạt đu đủ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành bệnh xơ gan . Hạt đu đủ uống với nước chanh tây trong hai tháng sẽ cho kết quả chữa bệnh xơ gan hiệu quả.
Điều bạn cần làm là lấy 1 muỗng cà phê hạt đu đủ, nghiền nát và thêm vào ly nước chanh ấm. Tiêu thụ vào sáng sớm sẽ giúp điều trị xơ gan vô cùng hiệu quả.

Trị nhiễm virus: Hạt đu đủ cũng hoạt động như một tác nhân chống virus và chữa lành bệnh nhiễm virus nhẹ. Do vậy, thêm hạt đu đủ trong chế độ ăn uống là cách tốt nhất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng bên trong cơ thể

Tiêu diệt ký sinh trùng: Sự có mặt của chất alkaloid carpaine trong đu đủ giết chết giun đường ruột và ký sinh trùng.

Hỗ trợ tiêu hóa: Enzyme papain có trong hạt đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nó cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giúp tiêu hóa protein.

Tốt cho bệnh thấp khớp: Thuộc tính chống viêm của hạt đu đủ tốt cho điều trị viêm khớp và các bệnh khớp.
Kháng viêm: Để làm giảm các cơn đau, sưng viêm bên trong cơ thể hoặc các khớp, có một cách vô cùng đơn giản là thường xuyên tiêu thụ hạt đu đủ. Chúng có công dụng làm giảm sưng, đỏ và viêm gây đau.

Ngừa thai: Để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, tất cả các bạn cần làm là nuốt một muỗng cà phê hạt đu đủ đã nghiền nát. Cách kì diệu này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì không gây ra tác dụng phụ.
_____

(Blog Dưỡng sinh, thuốc và y học) Sưu tầm thêm:

Cách sử dụng hạt đu đủ
Ăn kèm với ruột đu đủ. Sau khi đã bổ đu đủ ra, không bỏ phần hạt đi mà rửa sạch và ăn kèm với nhau.
Bạn có thể lấy hạt đu đủ tươi và nghiền chúng bằng cách sử dụng chày và cối giã. Sau khi nghiền xong thì cho bột đu đủ vào một bình nhỏ để trong tủ lạnh khoảng 1 tuần (để trong ngăn lạnh chúng giữ được lâu hơn). Khi sử dụng, để bột tan ra nước khi cho vào salad hoặc súp.
Một lựa chọn khác đó là sấy khô hạt đu đủ dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng máy sấy thực phẩm. Khi hạt khô, dùng máy chế biến thức ăn nghiền nát thành bột. Sau đó bạn có thể dùng bột này để làm salat, moothie, súp hoặc tẩm ướp và thịt gà, thịt lợn, bít tết trước khi nấu.
Lưu ý:
Liều lượng sử dụng hạt đu đủ cho phép ở một người bình thường không được quá một thìa cà phê mỗi ngày. Vì nếu dùng không đúng liều lượng sẽ phản tác dụng, và khi ấy chúng có thể trở thành chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng hạt đu đủ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuyệt đối không được dùng hạt đu đủ.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: thủ 3 thứ này ở đầu giường vượt qua thời khắc sinh tử

https://i0.wp.com/anlanh.tv/wp-content/uploads/2017/10/ngu-ngon-20160905114424.jpg?resize=500%2c359&ssl=1

Trong cuộc sống thời hiện đại, có 2 dạng triệu chứng sẽ ngay lập tức cướp đi mạng sống của con người: đó là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ba thứ này đặt ngay tầm tay này sẽ giúp bạn giành lại mạng sống từ tử thần: 1 ly nước, 1 cây kim, 2 viên aspirin.

1. Hai viên thuốc aspirin

Một trong những vấn đề đe dọa tính mạng chính là những cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Chúng xuất hiện rất nhẹ nhàng và gần như không dễ nhận thấy, thậm chí bạn không hề cảm thấy bị đau thắt ngực.
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trong khi đang ngủ.
Ban đầu cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khác không giống như bệnh tim, sau đó mới có thêm cảm giác đau nửa (người) bên trái. Kế đến bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, toát mồ hôi lạnh, nổi gai ốc với những triệu chứng bất thường, không phổ biến. Người bệnh tiếp tục bị đau ngực nặng lên, mức độ đau đủ để khiến bạn bật dậy nửa đêm.
Đa số người bị nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau, do đó khi đã ngủ thì họ sẽ không bao giờ thức dậy được nữa. Nếu bạn may mắn phát hiện mình có bất kỳ triệu chứng nào như mô tả ở trên, hãy ngay lập tức ngậm 2 viên aspirin (luôn để sẵn trên đầu giường) cho thuốc tan ra, sau đó uống thêm một ít nước.
Hãy ngay lập tức ngậm aspirin nếu cảm thấy có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim.
Sau đó, bạn phải ngay lập tức được đưa đi cấp cứu, đồng thời thông báo ngay với bác sĩ là bạn vừa uống hai viên thuốc aspirin. Trong khi chờ đợi xe tới, bạn hãy ngồi trên ghế hoặc ghế sofa.

2. Một cây kim

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại xảy ra khá phố biến, đặc biệt ở lứa tuổi trung và cao niên. Người bệnh bỗng nhiên bị tắc nghẽn mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não.
Khi bị đột quỵ, các mao mạch não bị vỡ, bệnh nhân đột nhiên sẽ cảm thấy đau đầu nặng, cơ thể mất thăng bằng và ngã đổ xuống đất. Trong trường hợp này, bạn không nên hoảng sợ. Bất kể là người bệnh đang ở đâu, nhà tắm, nhà bếp, văn phòng, hãy giữ cho cơ thể họ nằm yên không động đậy. Bởi vì nhúc nhích sẽ làm mạch máu vỡ nặng hơn. Giữ bệnh nhân trong một tư thế ổn định. Nếu bệnh nhân không tự ngồi vững được, bạn hãy cho họ ngồi vào lòng bạn, giữ yên tư thế ngồi như vậy, tránh không để cho bệnh nhân ngã thêm một lần nữa.
Đột quỵ khiến bệnh nhân mất thăng bằng và ngã đổ.
Khi đã ngồi yên, bạn bắt đầu tiếp tục hỏi người bệnh xem họ cảm thấy như thế nào. Nếu người bệnh không nói được, ú ớ, mắt miệng méo lệch, chảy nước dãi và các triệu chứng khác, bạn phải ngay lập tức thực hiện 2 động tác sau đây. Một là gọi cấp cứu hoặc sự giúp đỡ của người xung quanh càng nhanh càng tốt. Hai là tìm một chiếc kim nhọn, tốt nhất là kim sạch, hoặc dùng bật lửa đốt đầu kim, hoặc dùng nước bọt rửa kim thật sạch, thậm chí bạn có thể dùng răng để cấp cứu.
Bạn dùng kim hoặc vật nhọn, thậm chí là răng để cắn lên 10 đầu ngón tay của bệnh nhân, làm sao để tay chảy ra một vài giọt máu. Nếu máu không thể tự chảy thì bạn có thể chích thủng da tay rồi bóp mạnh nặn máu chảy ra. Lưu ý là cả 10 đầu ngón tay đều phải làm cho chảy máu như vậy.
Dùng đầu kim chích vào 10 đầu ngón tay và nặn máu ra.
Tiếp sau đó, trong lúc chờ đợi cấp cứu, bạn có thể dùng ngón tay với một lực tương đối mạnh, vuốt vành tai người bệnh từ trên xuống dưới. Dùng kim chích 2 lỗ cho chảy một vài giọt máu ở thùy tai, chờ ít phút sau, có thể là xe cấp cứu chưa đến thì bệnh nhân đã có biểu hiện hồi tỉnh trở lại. Bệnh nhân sẽ bắt đầu hồi phục trạng thái cơ miệng, cơ mắt, giảm tình trạng bị méo lệch (không méo mồm nữa).
Đợi bệnh nhân đã cảm thấy mọi thứ trở lại bình thường mới đưa đến bệnh viện. Nếu bỏ qua các bước sơ cứu này mà ngay lập tức đưa đi bệnh viện, việc di chuyển và rung lắc trên đường chính là nguyên nhân làm cho mạch máu vỡ nghiêm trọng hơn.
Ngón tay là nơi kết nối với trái tim, khi làm chảy máu sẽ giúp giảm huyết áp tức thì. Tay có nhiều huyệt vị kết nối với cơ thể, thức tỉnh huyệt vị giúp cơ thể mau chóng hồi tỉnh trở lại.

3. Một ly nước lọc

Nếu bạn là người có tiền sử bệnh tim, hãy tập cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ, và mang một cốc nước để sẵn trong phòng ngủ. Điều này là để phòng khi bị đau đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác liên quan đến tim mạch thì có thể "giải cứu" kịp thời.
Hãy uống một cốc nước trước khi đi ngủ.
Đây là những bệnh gây ra bởi độ nhớt máu quá cao. Trong khi ngủ sẽ xuất hiện hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi, mất nước, dẫn đến giảm lượng nước trong máu, làm cho độ nhớt máu tăng cao hơn bình thường. Vì thế, nếu bạn uống một ly nước trước khi đi ngủ, nó có thể làm giảm độ nhớt máu, giảm nguy cơ đau tim. Hoặc nếu khi tỉnh dậy cảm thấy khó chịu, hãy uống ngay cốc nước và nghỉ một lúc trước khi ra khỏi giường.


Trên bàn tay có 1 điểm nếu bạn chịu khó ấn vào hằng ngày thì hiệu quả vô cùng “kỳ diệu”

phunugiadinh.vn  

Người bị đau dạ dày, yếu bụng, lão hóa sớm các bộ phận cơ thể, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, chỉ cần bấm vào huyệt tam nhãn, hiệu quả bất ngờ mà không cần dùng thuốc.

Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có các kinh mạch và huyệt vị.

Từ xa xưa, con người đã biết ứng dụng những ưu điểm của sự kết nối này để chữa bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.

Có một cách chữa bệnh đau dạ dày, yếu đường ruột vô cùng đơn giản, mới nghe thì thật khó tin, nhưng nhiều người sau một thời gian kiên trì bấm huyệt đã nhận được kết quả vô cùng khả quan.

Tác dụng của việc bấm huyệt Tam nhãn

Theo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" ( 董氏奇穴針灸學) ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi.

Khi dương khí hư yếu, đặc biệt là khí huyết vùng dạ dày tắc nghẽn sẽ gây ra chứng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.

Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nếu uống thuốc ngay tức thì, chỉ có tác dụng giảm đau, càng uống thuốc, bạn sẽ lại càng thấy khó chịu.

Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại. Đơn giản vì "chướng ngại vật" trong đường ruột vẫn tồn tại.

Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.

Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay (xem hình minh họa).

Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.

Cách bấm huyệt

Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.

Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.

Do cách thực hiện đơn giản nên bài bấm huyệt này rất được người cao tuổi ưa chuộng, áp dụng hàng ngày và nở rộ ở nhiều quốc gia khu vực châu Á.

Hãy bấm một cách chính xác, đúng vị trí, dùng ngón tay cái của bàn tay này bóp vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần bấm giữ khoảng 10 phút, sau đó đổi tay.

Bạn có thể bấm huyệt này bất kỳ lúc nào trong ngày, ở bất kỳ đâu nếu thấy rảnh rỗi hoặc thuận lợi. Duy trì trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.

Thời gian cảm nhận được tác dụng của bài bấm huyệt này phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Hãy kiên trì bấm huyệt bởi dù sao, đây cũng là phương pháp không có tác dụng phụ.

*Theo Theo People