Trang

10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh

soha.vn
soha.vn
Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.


Vân Hồng | 

10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh

Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.


1. Sức khỏe là do mình, không phải do trời định

Căn cứ những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.

Duy trì nguyên tắc ăn uống với phương châm ăn sáng ngon, ăn trưa đủ và ăn tối ít. Nhưng nhiều người chúng ta đang ăn uống ngược lại, phản khoa học, là cách tự "bức tử" sức khỏe.

Hãy nhớ dành cho mình một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhất. Một bữa sáng hoàn chỉnh phải có 4 nhóm thực phẩm: Sữa động/thực vật, trứng gà hoặc thịt, bắt buộc phải có rau và hoa quả.

2. Thói quen có hại nhất trên đời này chính là hút thuốc

Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu danh sách chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút, hút thuốc cả đời giảm từ 20 đến 25 năm tuổi thọ.

Điều đáng lưu ý rằng, sáng sớm vừa ngủ dậy nếu hút thuốc ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khảo sát cho thấy, người hay hút thuốc thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư phổi nếu sức khỏe tổng thể không tốt.

3. Ăn quá thừa dinh dưỡng cũng giống như trúng độc

Bạn hãy duy trì nguyên tắc ăn uống theo quy luật nhất định, mỗi ngày cần ăn một đĩa rau (khoảng gần 0,8-1kg), ăn 2 trái cây, 3 muỗng dầu thực vật (không được vượt quá 25g); Mỗi ngày 2 bát cơm hoặc tương đương 4 cái bánh bao.

Mỗi ngày nên ăn đủ 5 nhóm thức ăn chứa đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu với lượng thích hợp. Khoảng 1 lạng thịt, một quả trứng gà, khoảng 500ml sữa, 1 miếng đậu phụ hoặc 1 cốc sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá khoảng 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6-8 cốc nước và khoảng 6g muối.

Bởi vì nước là nguồn sống của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước đúng cách, để khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước.

Vậy uống 8 cốc trà có được không? Trà không được, cà phê, nước ngọt, bia đều không thể thay thế được nước. Nếu uống trà cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc.

4. Quản lý tốt cảm xúc là quản lý tốt sức khỏe

Làm thế nào để đối phó tốt với những cảm xúc phát sinh mỗi ngày, khi đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn giữ tâm trạng và sức khỏe.

Thông thường có 2 cách để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc là im lặng trong lòng, hoặc là bùng cháy, nói hết ra những điều mình cảm thấy. Nhưng điều đó dẫn đế việc hoặc là làm tổn thương chính mình, hoặc là làm tổn thương người khác.

Thế nên, có một bí quyết, không phải hai cách trên, không làm tổn thương ai, đó chính là sự quên đi. Nếu vui thì hãy cười, nếu buồn thì khóc, đặc biệt, đừng làm quá, đừng tức quá lâu, nhanh chóng điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.

5. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức

Trong sách "Hoàng đế nội kinh" (TQ) từ lâu đã giảng rất rõ ràng rằng, "Phẫn nộ hại gan, phấn khích hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận".

Cho nên con người không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ cảm xúc.

6. Đi bộ là cách rèn luyện sức khỏe cực kỳ tốt

Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm.

Mỗi ngày nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.

Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu, nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Cần đi được 130 bước/phút, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng.

Để đạt tới tốc độ trên, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể nâng cao rất nhanh, từ 30 – 50%.

Mỗi người nên duy trì mức cân nặng hợp lý, thời trẻ thế nào, khi lớn tuổi cũng không nên quá khác biệt. Ví dụ như bản thân giáo sư Khuê, vẫn duy trì cân nặng hợp lý trong vòng 30 năm qua.

Chẳng may bị béo lên, hãy lập tức kéo cân nặng xuống. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Vì vậy bạn phải biết tiết chế cái miệng, vận động tay chân. Con người là chết ở cái miệng, lười ở đôi chân.

7. Chỉ cần 1 lần uống rượu say, cũng giống như một lần mắc bệnh viêm gan cấp tính

Thế giới đã nghiên cứu và "điểm danh" 6 thói quen sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe, trong đó đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ.

Nếu chỉ uống một lượng ít thì vẫn còn tốt, một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia là tối đa. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.

Một lần uống rượu say, hậu quả sẽ lớn bằng một lần bị viêm gan cấp tính. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị giết chết.

8. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh

Có chuyên gia cho rằng 70% bệnh tật của con người đến từ trong gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta xuất phát từ yếu tố gia đình.

Trong gia đình ngàn lần không nên "ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn", nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang giữ lại sự hậm hực hay sao.

Giáo sư Khuê đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ gây đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến.

Làm sao vợ chồng có thể thương yêu nhau dài lâu? Nói hơi dài, nhưng bạn phải đảm bảo 8 nguyên tắc: Kính trọng nhau, yêu thương nhau, tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.

Mỗi người đều có cá tính riêng, ai cũng có nhược điểm, hãy tự nhắc nhở mình rằng, thôi được, cứ để cô ấy/anh ấy vui là được.

Giáo sư Khuê muốn nhấn mạnh rằng, vợ chồng sống với nhau, khi khỏe yêu nhau thì hãy yêu cả khi ốm. Khi vui yêu nhau thì hãy yêu cả khi buồn. Khi trẻ yêu nhau thì hãy yêu cả khi già đi. Yêu ưu điểm thì hãy yêu cả khuyết điểm.

9. Hãy dùng lý trí, không để cảm xúc quyết định việc sinh hoạt

Sức khỏe xuất phát từ những thói quen, muốn khỏe, bạn cần thực hiện 7 nguyên tắc:

- Ăn đủ 3 bữa

- Ngủ đủ 8 tiếng

- Vận động tối thiểu 30 phút

- Duy trì nụ cười tổng cộng trong 30 phút

- Nên đi đại tiện hàng ngày

- Nên nói chuyện với vợ/chồng, quan hệ vợ chồng không tốt thì không thể khỏe mạnh, khó làm việc tốt.

- Không hút thuốc, không say rượu.

Mỗi ngày đều khỏe thì cả đời sẽ khỏe. Cần nhớ thêm rằng, ăn được không khỏe, biết ăn mới khỏe. Tùy tiện ăn uống không bao giờ khỏe.

Dựa vào bụng để ăn thì no, dựa vào mồm để ăn thì ngon, còn dựa vào não để ăn thì sẽ khỏe. Hãy ăn sáng như hoàng tử, ăn trưa như người thường, còn ăn tối như kẻ hành khất.

10. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới

Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.

Chúng ta hiện nay đang làm ngược lại, vì thế rất nhiều bệnh xuất hiện như béo phì, tiểu đường, thống phong...

Nhiều người không quen ăn rau xanh, không có thói quen ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không thích ăn rau xanh. Mỗi ngày nên ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.

Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng này, người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh 20 loại có thể phòng chống ung thư tốt nhất.

Trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống đứng vị trí số 1, rau xanh lá đứng thứ 2.

Để phòng chống ung thư, bảo vệ nội tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện… đều không thể thiếu hai loại thực phẩm này.

* Theo Tạp chí dưỡng sinh Trung Quốc/Sina

Theo Vân Hồng

Trí Thức Trẻ





Thứ Năm, 20:22  23/02/2017


soha.vn
soha.vn
Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể: 3 nguyên tắc vàng chặn đứng sự hình thành khối u. BS. Nghiêm Xuân Hoàn | 22/02/2017 23:10

BS. Nghiêm Xuân Hoàn | 

Nguyên nhân của ung thư rất đa dạng. Tế bào bình thường có thể trở thành tế bào ung thư là do quá trình tích lũy các khiếm khuyết di truyền hay các đột biến gen. Bệnh lý truyền nhiễm, yếu tố môi trường ô nhiễm và độc hại, lối sống không và chế độ ăn uống không lành mạnh… là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương DNA và do đó dẫn đến ung thư.

Trong cuộc sống của bất kỳ một cá nhân nào đó đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều các yếu tố nguy cơ kể trên. Tuy nhiên, một cơ thể khỏe mạnh, thông qua hệ thống miễn dịch, luôn đảm bảo sự cân bằng nhằm kiềm chế sự phát triển và lây lan các tế bào bất bình thường (tế bào tiền ung thư hay tế bào ung thư) hoặc tiêu diệt chúng.

Giáo sư Keith Scott-Mumby, người được coi là một Columbus trong y học nói rằng: "Nhiều người, tôi là một trong số họ nhìn nhận ung thư về cơ bản là một bệnh của hệ thống miễn dịch. Đặc biệt trong thế giới hiện đại của chúng ta, có quá nhiều độc tố. Bạn không có cách nào để ngăn chặn tế bào bị thương tổn hay trở thành các tế bào bất thường".

"Nhưng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể làm được điều đó. Chúng sẽ bắt và nhanh chóng tiêu diệt các tế bào bất thường. Vì vậy bạn hãy làm mọi thứ để giúp hệ miễn dịch của bạn trở nên khỏe mạnh. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên biết những loại dinh dưỡng tốt có thể làm được điều đó".

Dưới đây là 5 điều quan trọng bạn nên biết về các tế bào ung thư:

1. Mỗi người đều có các tế bào ung thư trong cơ thể. Những tế bào này không được phát hiện trong các xét nghiệm thông thường cho đến khi chúng được nhân lên và phát triển đến hàng tỷ tế bào.

2. Tế bào ung thư hiện diện trong cơ thể khoảng 6-10 lần trong cả cuộc đời của mỗi người.

3. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u.

4. Khi một người bị ung thư, điều đó có nghĩa người đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nặng hoặc do các yếu môi trường độc hại, lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.

5. Một cách hiệu quả để chiến đấu lại với ung thư là làm cho tế bào ung thư bị đói bằng cách không cung cấp những thức ăn cần thiết cho nó tăng sinh và phát triển.

"3 nguyên tắc vàng" giúp tiêu diệt tế bào ung thư:

1. Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư

Có thể nói chắc chắn rằng không có cách nào tốt hơn giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh bằng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì vậy hãy đặt câu hỏi cho chính mình rằng "Bạn đã thực sự có một chế độ ăn hợp lý để phòng ngừa ung thư chưa?" Và đây là những gợi ý hết sức cần thiết.

- Tăng cường chế độ ăn với rau, hoa quả tươi, ngũ cốc và các thực phẩm nhiều chất xơ.

- Ăn thường xuyên hơn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (antioxidant foods): Các loại hoa quả dưới đây rất giàu chất chống oxi hóa.

Ngoài ra tất cả các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A (carot, đu đủ, cà chua, khoai lang, bí đỏ), vitamin C (cam, cherry, Kiwi, dâu tây), vitamin E (quả bơ, đu đủ, hạt điều, lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân...) cũng là những thực phẩm có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa ung thư.

- Tăng cường bổ sung vitamin D.

Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt quan trọng hơn tất cả các loại vitamin khác bởi tác dụng "vạn năng" của nó đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tác dụng sinh học của nó có liên quan đến sự biểu hiện của hơn 3000 gen trong cơ thể.

Ngoài vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ cơ xương, vai trò của vitamin D trong phòng ngừa nhiều loại ung thư và bệnh lý truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng.

Hơn 90% vitamin D trong cơ thể được tổng hợp trong da dưới ánh nắng mặt trời. Còn lại rất ít được hấp thu từ ăn uống vì vậy chế độ ăn hàng ngày không thể đảm bảo được sự đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu kết hợp giữa Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và Trường đại học Tuebingen (Germany) đăng tải trên tạp chí BMC Infectious diseases cho biết, khoảng 90% người khỏe mạnh bị thiếu hụt loại vitamin này (nồng độ vitamin D huyết tương<30ng/ml).

Nghiên cứu cũng cho biết có sự liên quan chặt chẽ giữa sự thiếu hụt vitamin D với ung thư gan trên ở bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B. Vì vậy một cách đơn giản nhất đảm bảo không bị thiếu hụt là hãy bổ sung vitamin D hàng ngày với liều lượng 10-20 (µg/day) cho tất cả các lứa tuổi.

- Không ăn nhiều đường và chất ngọt bởi vì đây là nguồn thức ăn giúp phát triển khối u. Đường chứ không phải là protein mới là thứ mà khối u cần để phát triển vì vậy người bị ung thư vẫn cần protein có trong thịt để tăng cường sức khỏe chống lại ung thư. Tuy nhiên cần chú ý là không nên ăn nhiều thịt đỏ mà nên ăn thịt gà và cá thay vì thịt bò và thịt lợn.

2. Tăng cường hoạt động thể chất

Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được. Một nghiên cứu lớn nhất được tiến hành bởi Viện Ung thư Quốc Gia (Mỹ) trên hơn 1.4 triệu người cho biết hoạt động thể dục thể thao thường xuyên làm giảm nguy cơ 13 loại ung thư phổ biến ở người.

Mối liên hệ giữa vận động thể dục thể thao và giảm nguy cơ nhiều loại ung thư có thể được giải thích bởi một số cơ chế chính sau:

- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tác nhân truyền nhiễm.

- Các hoạt động thể chất giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn giúp vận chuyển oxy tới tất cả các tổ chức. Tế bào ung thư không được phát triển tại môi trường giàu oxy vì oxy có thể giết các tế bào ung thư.

- Làm giảm nồng độ các hormone như insulin, estrogen và các yếu tố phát triển khối u (growth factors) được cho là có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển ung thư.

- Kiểm soát cân nặng, ngăn chặn béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với nhiều loại ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch… Theo ước tính mỗi năm có hơn 500 nghìn ung thư được chẩn đoán liên quá đến béo phì.

- Tăng dòng máu tới các cơ quan như gan, thận và ruột giúp tăng cường thải trừ một cách hiệu quả các chất thải và chất độc mà có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới ung thư ra khỏi cơ thể.

3. Trẻ hóa, phục hồi năng lượng và lối sống lành mạnh

- Luôn biết cách cân bằng một cách hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn giúp giải tỏa stress. Sự kết hợp chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện và một giấc ngủ chất lượng là cách phục hồi năng lượng của bạn tốt nhất sau một ngày làm việc căng thẳng, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự nhen nhóm phát triển của tế bào ung thư.

- Nói không với thuốc lá và rượu. Tránh xa các độc tố trong môi trường như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…Hạn chế tiếp xúc với các nguồn phát bức xạ, chỉ chụp XQ kiểm tra khi cần thiết. Không ăn thức ăn mà bản thân không tin tưởng về độ an toàn và chất lượng, đặc biệt khi có mùi bất thường hay nấm mốc…

- Tiêm phòng đầy đủ phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus, human papillomavirus (HPV) bởi đây là các nguyên nhân gây ung thư gan và cổ tử cung rất phổ biến ở Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

1. Holick MF and Chen TC. Vitamin D deficiency: a worldwide problem with health consequences. Am J Clin Nutr. 2008

2. Nghiem Xuan Hoan et al. Association of vitamin D deficiency with hepatitis B virus - related liver diseases. BMC infectious diseases 12/2016

3."Moore SC, et al. Leisure-time physical activity and risk of 26 types of cancer in 1.44 million adults. JAMA Internal Medicine. May 16, 2016"

4. Winzer BM, Whiteman DC, Reeves MM, Paratz JD. Physical activity and cancer prevention: a systematic review of clinical trials. Cancer Causes and Control 2011; 22(6):811-826. [PubMed Abstract]

5. Melina Arnold et al. Global burden of cancer attributable to high body-mass index in 2012: a population-based study Lancet Oncology November 26, 2014

Theo B.S Nghiêm Xuân Hoàn

Trí Thức Trẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét