Trang

Tiêu chí đánh giá cơ thể nhiễm độc nặng hay nhẹ: Xem xong bạn sẽ biết mình cần phải làm gì

soha.vn - Vân Hồng | 20/06/2017 08:37

Tiêu chí đánh giá cơ thể nhiễm độc nặng hay nhẹ: Xem xong bạn sẽ biết mình cần phải làm gì

Trong 19 gợi ý sau đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có nguy cơ bị nhiễm độc. Hãy xem để thải độc kịp thời bằng cách sửa những thói quen sai lầm lâu nay mà bạn không biết.

Làm cách nào để biết cơ thể bị nhiễm độc nhiều hay ít?

Cơ thể nhiễm độc là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, việc thải độc lại không hề dễ dàng. Chất độc tích tụ lâu trong cơ thể có thể dẫn đến nảy sinh các khối u, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.

Sau đây là 19 tiêu chí đánh giá khả năng nhiễm độc của cơ thể bởi những thói quen hàng ngày. Hãy xem chi tiết từng câu một, nếu bạn đồng ý với càng nhiều câu hỏi bao nhiêu thì tỉ lệ nhiễm độc của bạn càng cao bấy nhiêu.

Cách giải quyết bắt đầu từ những đáp án mà bạn trả lời.

1. Da thường xuyên bị sần sùi, mắc các bệnh về da như dị ứng, ngứa ngáy, lở loét, viêm da…

2. Sắc mặt kém, không hồng hào, không sáng bóng mịn màng

3. Vẻ bề ngoài trông già hơn so với tuổi thật

4. Thường xuyên bị táo bón, khó tiêu, phân khô

5. Dễ dàng mệt mỏi

6. Thường hay đau vai, đau lưng, đau bụng kinh

7. Leo bộ từ tầng 1 lên đến tầng 5 là thở dốc, mệt không thở nổi

8. Thường xuyên có cảm giác sợ lạnh

9. Thích ăn các món ăn lạnh, đồ uống lạnh

10. Thích ăn các món ăn ngọt tráng miệng, hay ăn vặt đồ ngọt

11. Không thích ăn nhiều các loại rau, trái cây

12. Mỗi bữa ăn nhất định phải có cá hoặc thịt

13. Thường xuyên uống rượu

14. Đi siêu thị hay có xu hướng mua đồ ăn sẵn, các loại đồ ăn nhanh

15. Thường xuyên thức đêm

16. Thời gian ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày

17. Luôn cảm thấy cuộc sống có nhiều áp lực

18. Hút thuốc lá

19. Uống nước không đủ so với nhu cầu

- Nếu bạn hoàn toàn không đồng ý/không gặp phải các triệu chứng nêu trên, xin chúc mừng vì cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh, chưa có triệu chứng nhiễm độc.

- Nếu bạn đồng ý (trả lời là có) với từ 5-10 câu trên, thì cơ thể có phần nhiễm độc ở mức trung bình, nội tạng bắt đầu có những rắc rối xuất hiện. Cần chú ý thay đổi cách sinh hoạt càng sớm càng tốt. Câu nào bạn trả lời là có thì hãy sửa lỗi ngay tại chính nhược điểm đó.

- Nếu bạn đồng ý với từ 10 câu trở lên, càng nhiều câu đúng với trường hợp của bạn thì hiện tượng nhiễm độc càng tăng ở mức cao. Ngay lúc này, bạn nên thay đổi thói quen xấu tức thì để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe.

Các chuyên gia cho rằng, cách thải độc cơ thể tốt nhất chính là thay đổi thói quen xấu, duy trì những thói quen chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Không có loại thuốc nào có thể chữa lành thói quen xấu của bạn, ngoại trừ sự quyết tâm của bạn.

*Theo Health/39

Thận có khỏe thì sức mới bền: 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

soha.vn - Vân Hồng | 22/06/2017 00:03

Thận có khỏe thì sức mới bền: 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.

Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe, tài chính và tuổi thọ.

Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai

Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.

Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.

Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.

Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út

Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.

Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì "ngồi chơi".

5. Úp tay vào lưng

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.

Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.

7. Ấn huyệt Quan nguyên

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

Huyệt Quan nguyên (chấm đỏ) nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.

Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).

Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.

Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.

Đông y đã hướng dẫn bạ cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.

*Theo Health/Sina/Sohu

CHỮA HẾT viêm xoang tại nhà với Tỏi

Mẹo nhỏ CHỮA HẾT viêm xoang tại nhà với Tỏi!

Trị viêm xoang bằng tỏi là phương pháp lưu truyền từ rất lâu đời và được minh chứng bởi hàng ngàn người đã khỏi viêm xoang với các bài thuốc từ Tỏi. Trong Tỏi chứa hàm lượng lớn kháng sinh tự nhiên Allicin có thể tiêu diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm...giúp mũi được thông thoánghắt hơi, sổ mũi, đau đầu thuyên giảm đáng kể.

Rượu tỏi chữa viêm xoang:
Bạn cần chuẩn bị 200g tỏi bóc vỏ và 1 lít rượu ngon. Cho tỏi nguyên tép và rượu vào hũ thủy tinh rồi đậy kín nắp, hàng ngày nên lắc tỏi để dịch tỏi tiết ra nhanh hơn. Khoảng 1 tháng, khi thấy rượu tỏi chuyển sang màu vàng nghệ thì uống khoảng 1 muỗng cà phê đều đặn 2 lần vào sáng và tối. Chỉ cần thực hiện cách này trong một thời gian ngắn, chứng nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu,…sẽ giảm đi rõ rệt và dần hết hẳn.

Uống 1 muỗng cà phê rượu tỏi đều đặn ngày 2 lần sáng và tối


Chữa viêm xoang bằng nước muối và tỏi:
Bạn đun sôi khoảng 50ml nước sôi rồi cho 1/2 thìa cà phê muối vào. Chờ nước nguội còn khoảng 30-40 độ C thì thái mỏng vài tép tỏi bỏ vào. Đến khi nước nguội hẳn, bạn dùng ống xilanh hút và bơm đều 2 mũi ngày làm từ 2-3 lần sẽ rất hiệu quả.

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang:
Bạn ép lấy dịch tỏi rồi trộn đều với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:2. Sau khi rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý, bạn dùng tăm bông chấm hỗn hợp nhét vào mũi để khoảng 5 phút rồi xì mũi nhẹ nhàng và lau sạch. Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày trước khi đi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất.


Dùng tăm bông chấm vào tỏi ngâm mật ong nhét vào mũi 5 phút rồi xì mũi nhẹ nhàng
 

Các phương pháp dân gian này tuy dễ làm, ít tốn kém nhưng khi tự chế, bạn cần hết sức lưu ý về cách nhỏ, liều lượng và đảm bảo vệ sinh vì nếu không bệnh tình càng

Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!

Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì! Câu nói thực sự quá hay!

Khi bạn già đi, có tôi đi cùng ...

Hiện nay, trên xã hội có rất nhiều phương thức dưỡng lão, như bạn đời, bạn tình mới, con cái, người thân, bảo mẫu, tổ chức, xã hội vv... Nhưng cơ bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình!

Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng râm!

Dưỡng lão luôn dựa vào người khác, sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn, khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.

Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.

Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!

Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật:

Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!

Già rồi, chúng ta đã già đi! Chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn khỏe, đầu ốc vẫn tỉnh táo, già rồi, hy vọng vào ai! cần chia thành từng giai đoạn.

Giai đoạn đầu: 60-70 tuổi

Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.

Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.

Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.

Giai đoạn thứ hai: sau 70 tuổi không mắc bệnh

Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình hực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lwucj và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm——chống sặc, phải chậm lại - chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!

Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba, quản cả một đời, ích kỷ một chút, hãy tự quản bản thân mình. Tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng, mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình càng lâu dài hơn một chút. Để thời gian sống của mình càng lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái.

Giai đoạn thứ ba: Sau 70 tuổi bị bệnh

Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc.

Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều

Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.

Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn cuối của cuộc đời

Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.

Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bảo bối này!

Điều này cho thấy rằng, con người đến tuổi già rồi mong đợi ai? Bản thân, bản thân, vẫn chính là bản thân bạn.

Túc ngữ nói rất hay, "có tài chính sẽ không nghèo, có kế hoạch sẽ không loạn, có chuẩn bị sẽ không bận rộn", thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa? Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.

1, Sức khỏe về già

Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.

2, Nơi trú ngụ về già

Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!

3, Tài sản về già

Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữa kỹ, trước khi chưa vào quan tài quan nhất định không chia tài sản.

4, Bạn già

Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết gia bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.

Tóm lại, cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.

Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.

Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì "người ở trên trời, tiền trong ngân hàng", cái gì "một mình rất cô đơn", "già rồi không ai chăm sóc" những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.

Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói: tuổi già của tôi, tôi tự làm chủ!

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tiền liệt tuyến chuẩn xác nhất

thegioitre.vn - N.Tuyết 04/10/17 16:22


TGT - Tiểu buốt, đau, gặp khó khăn trong việc cương cứng…đừng chủ quan, có thể bạn đã mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Là căn bệnh phổ biến ở nam giới nhưng thường không biểu hiện ở giai đoạn đầu. Việc chú ý những triệu chứng bất thường là vô cùng quan trọng trong việc điều trị sau này.

Tiểu buốt, đau

Ảnh nguồn internet

Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nam giới, việc bị chèn ép hoặc có một khối u rất nhỏ cũng gây ra những trở ngại như tiểu buốt, đau, buồn tiểu nhưng tiểu không ra…

Đa số bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt đều gặp các triệu chứng liên quan đến vấn đề tiểu tiện. Vì thế đừng chủ quan nếu bạn gặp một trong những vấn đề trên mà không rõ nguyên nhân.

Khó khăn trong việc duy trì cương cứng

Khối u tuyến tiền liệt có thể ngăn cản lưu lượng máu đến dương vật. Nó gây ra các phản ứng trong việc cương dương.

Nhưng vấn đề này thường có thể nhầm lẫn với bệnh u xơ. Không có cách nào khác ngoài việc bạn phải đến gặp bác sỹ nếu gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc khó duy trì cương cứng trong quan hệ tình dục.

Thường xuyên đau ở lưng, hông, đùi trên

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở đàn ông tuổi từ trung niên, vì thế những cơn đau ở lưng, hông, đùi trên thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau dây thần kinh tọa.

Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tuyến tiền liệt. Khác với đau dây thần kinh tọa, đau do ung thư tuyến tiền liệt thường là những cơn đau đứt quãng, âm ỉ. Vì thế, khi gặp những cơn đau bất thường, hãy tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán sớm nhất.

Máu trong nước tiểu

Ảnh nguồn internet

Không cần ra nhiều máu, chỉ cần trong nước tiểu có máu kèm theo thì bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và phân biệt hai bệnh lý liên quan này.Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có biểu hiện máu trong nước tiểu, nhưng đây cũng là biểu hiện rõ nhất của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Máu trong tinh dịch

Chắc chắn đây là dấu hiệu bất thường nhất, nhưng không phải ai cũng phát hiện được. Bởi thường lượng máu đi kèm không nhiều.

Tuy nhiên, nếu như máu trong nước tiểu có thể nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thì máu trong tinh dịch lại là dấu hiệu chuẩn xác nhất để xác định bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Vì thế, nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy chuẩn bị những kiến thức tốt nhất về bệnh ung thư tuyến tiền liệt.


Các bài thuốc dân gian cây nhà lá vườn chữa bệnh thường gặp cho bé

Mẹ kiên trì áp dụng bài thuốc này, con không cần dùng kháng sinh, ăn ngoan mau lớn

doisongvietnam.vn - 11-02-2017 09:50:21               
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc có tác dụng chữa những bệnh ốm vặt của trẻ nhỏ cực kỳ hiệu nghiệm mà không cần dùng đến kháng sinh.

Chuối tiêu xanh giúp chữa đi ngoài cho trẻ

Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.

Lá mơ chống tiêu chảy hiệu quả, an toàn

Mẹ lấy 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé dùng.

Gạo lứt trị chứng ọc sữa ở bé

Lấy 7 hạt gạo lứt (đối với bé trai), 9 hạt gạo lứt (đối với bé gái), đốt hay rang cháy bỏ vào nửa tách nước ấm và nửa chén sữa, sắc còn phân nửa. Cho uống vài lần sẽ hết chứng trẻ ọc sữa.

Lá trầu không trị hăm da

Mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá rửa sạch, sau đó đun sôi nguội. Dùng khăn giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé.

Rau ngót trị nhiệt

Mẹ tước lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong bôi vào chỗ nhiệt.

Lá mã đề

Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát. Sau đó thoa nhẹ lên da bé trị rôm sảy, mụn nhọt.

Cỏ sữa trị hăm da

Mẹ lấy khoảng 5 đến 7 cây cỏ sữa rửa sạch, giã nát cho vào nước đun sôi lấy nước bôi vào chỗ bị hăm da.

Cỏ roi ngựa trị hăm da

Mẹ rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô.

Lá khế trị hăm da

Lấy 5 lá khế rửa sạch, vảy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Lấy mảnh vải sạch mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Gạo + cà rốt chữa tiêu chảy

Gạo và cà rốt làm theo công thức thái cà rốt nhỏ, rồi rang gạo lên rồi cho thêm nước chút muối trắng. Đun hỗn hợp lấy nước uống chữa tiêu chảy cho bé.

Búp cây ổi chữa tiêu chảy

15 búp ổi non rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Cháo lá dâu + tía tô trị nóng sốt

Hãy lấy một nắm gạo tẻ, một nắm đậu xanh nấu cháo.

Khi cháo nhừ, lấy một nắm lá dâu, một nắm nhỏ lá tía tô, rửa sạch, vảy cho hết nước, thái thật nhỏ sợi cho vào nồi cháo, để sôi khoảng chừng 5 – 10 phút, nêm nếm vừa dùng.

Múc cháo ra, để cho nguội hẳn mới cho trẻ ăn. Đây là một trong những phương thuốc trị sốt cho trẻ rất nhiều.

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus​


Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở bé

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp hiệu quả cho bé mẹ không nên bỏ qua.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên thường xuyên mắc các bệnh ho, cảm cúm và các bệnh về da. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau. Vậy làm thế nào để trị các bệnh bé hay gặp phải mà không dùng đến thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu các bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả cho bé, mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Trị rôm sảy

Mướp đắng

Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé rất hiệu quả

Có thể lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hằng ngày. Các nốt đáng ghét sẽ biến mất.

Trong mùa nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể chảy nhiều mồ hôi, gây rôm sảy, mẩn ngứa, khi gãi gây sây sát da, dễ sinh mụn nhọt. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc được dùng để trị lở ngứa:

Lá đào chữa chốc đầu trẻ em

 Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi.

Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa

 Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống.

Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt

Dùng sài đất tươi 300 g nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100 g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100 ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy.

Sắn dây chữa rôm

Bột lọc (tinh bột) sắn dây dùng để pha nước uống với đường cho mát, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy.

Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100 g sắc uống.

Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy

 Ngày dùng 4-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành, hoặc 80 g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống.

2. Trị hay nôn trớ

Sáng ngủ dậy dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng bé lên (Xoa phải nhanh tay mới nóng ấm, và nóng ấm lên mới có tác dụng) làm không quá 5 ngày.

Nếu vẫn lười ăn thì hãy nghỉ, 5 ngày sau mới được làm tiếp 5 ngày. Xoa lưng như vậy có tác dụng ấm chân thận lên, khỏe và ăn tốt ngay, ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài 20 tuổi (240 tháng) làm không tác dụng.

3. Trị bé bị hắt hơi sổ mũi, cảm, ho, sốt viêm họng

Khi bé bị hắt hơi, sổ mũi tức là đang bị cảm nhẹ thì bố mẹ nên làm càng sớm càng tốt, dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia.

Mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. Ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần, làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là do xoa quá nhẹ không ngấm dầu nóng vào sâu được do da chân rất dày (nhớ

4. Trị ho dai dẳng có đờm

Bài thuốc với gừng chú ý trọng lượng 100ml cho người 60kg bé 10kg thì giảm tương ứng chỉ uống bằng 1/5 – 20kg uống bằng 1/3 người lớn. 

Tỏi mật ong

Tỏi và mật ong trị ho dai dẳng hiệu quả cho bé

 Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút.

 Chia 6 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần.

Người lớn mỗi lần 1 củ, ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm.

Trẻ dưới 1 tuổi tính giọt (Không tính trọng lượng) 0 – 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loảng ra với nước ấm). 4- 6 tháng 15 – 20 giọt. 7 – 9 tháng 20 – 30 giọt. 12 tháng 30 – 40 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống.

 Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được. 

Lá bàng

3 – 4 lá bàng + 250ml nước lọc + 1/2 thìa ăn cơm muối, xay nát lọc lấy nước, đun sôi lên để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ngày súc miệng 4 – 6 lần, súc miệng thật kỹ. Trẻ nhỏ quá chưa biết súc miệng thì thấm vào khăn xô lau mồm cho bé, lau đi lau lại 2, 3 lần.  Ngày lau 4 – 6 lần như vậy. Khi mang ra dùng nên làm cho ấm lên.

Lưu ý: Có thể thực hiện theo một trong các cách trên, không làm tất cả các bài, không được mới làm bài khác.

5. Trị ra mồ hội trộm

Lá lốt

Lá lốt có công dụng tốt trong việc trị mồ hôi trộm

Là một loại cây dễ tìm, lành tính, có tính mát. Mẹ có thể dùng một nắm lá lốt rồi cắt nhuyễn rồi xào với thịt bò. Mẹ cho bé ăn mỗi ngày 1 lần hoặc nấu với canh hoặc xào với nấm. Nếu như bé khó ăn quá thì mẹ có thể đun sôi lá lốt với nước rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hoặc mẹ có thể phơi khô rồi nấu lấy nước uống cho trẻ. Lá lốt là bài thuốc dân gian trị mồ hôi trộm đơn giản được nhiều mẹ sử dụng.

Rau diếp cá

Mẹ dùng 1 nắm rau diếp cá và kinh giới, sau đó rửa sạch rồi giã nát, đem hãm với nước sôi và uống liền một tuần. Chứng mồ hôi trộm ở bé sẽ hết dần dần đó.

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng rau ngót với liều lượng 30g rau ngót, bầu đất 30g, bầu dục lợn 1 quả, tất cả mẹ đem nấu canh rồi cho trẻ ăn

Ra má

Mẹ chuẩn bị 10g lá dâu khô, 5g rau má khô. Tất cả đem rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 200ml nước và đun kỹ. Sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ngày. Cho bé uống trong 5 ngày liền nhau để thấy hiệu quả nhé mẹ.

6. Trị sổ mũi, cảm cúm

Trước khi ngủ dậy đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi dậy. Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên gìường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết.

Nếu thường xuyên thực hiện và thực hiện tốt thì bé sẽ rất khó bị cảm cúm. Việc đeo khẩu trang có thể sẽ bị bé vứt ra vì vướng víu. Vì vậy phải nói chuyện với bé, nguyên nhân, lý do phải làm (để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt chẳng hạn để bé hợp tác tốt). Tùy tính cách, cá tính của các bé mà bố mẹ chọn ra cách phù hợp để bé nghe lời, chỉ cần thực hiện vài ngày là bé sẽ quen.

 7. Trị tiêu chảy

Chuối xanh

Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.

Búp cây ổi 

Búp ổi trị tiêu chảy cho bé

15 búp ổi non rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Gạo + cà rốt

Gạo và cà rốt làm theo công thức thái cà rốt nhỏ, rồi rang gạo lên rồi cho thêm nước chút muối trắng. Đun hỗn hợp lấy nước uống chữa tiêu chảy cho bé.

Lá mơ

Lá mơ trị tiêu chảy cho bé hiệu quả

Mẹ lấy 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé dùng.

8. Rau ngót trị nhiệt

Mẹ tước lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong bôi vào chỗ nhiệt.

 9. Trị bệnh chân tay miệng, lở mồm, viêm lợi, nhiệt miệng, thủy đậu, mụn nhọt

Có thể thực hiện theo các cách sau:

7 – 10 lá bàng bánh tẻ + 1 lít nước + 2 thìa ăn cơm muối hạt xay nát, đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 – 7 phút để nguội, lọc lấy nước cho vào chai để tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần lấy ra dùng nên làm cho nóng lên. Dùng cho bé súc miệng chữa các bệnh nói trên hoặc dùng khăn thấm nước lá bàng đó lau trong miệng.

Đối với trường hợp bị Thủy đậu: Bố mẹ dùng khăn thấm nước đó lau khắp người 3 – 4 lần, chỉ 3 ngày là khỏi.

Đối với bé bị Mụn nhọt: Thấm vào gạc 4 -6 lớp đặt vào chỗ mụn băng lại, ngày thêm nước lá bàng 4 – 6 lần cho luôn ẩm. Không quá 3 ngày mụn to bằng nắm tay cũng tịt. Mụn nhỏ thì chỉ cần thấm vào khăn day nhẹ vào đó ngày 4 – 6 lần cũng hết.

10. Trị viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan

Dùng nước lá bàng nhỏ mũi ngày 4 – 6 lần. Có thể dùng lọ đnựg nước muối sinh lý cho nước lá bàng vào đó làm ấm lên trước khi sử dụng. Nhỏ vào 2 bên mũi mỗi bên 5 – 10 giọt, 5 phút sau làm lại lần 2 – và 10 phút sau làm lại lần 3 ngày làm 4 – 6 lần, nhỏ vào mũi sẽ tự khắc chảy xuống miệng và họng.

Bé lớn hơn nên để súc miệng, ngậm kỹ một lúc càng lâu càng tốt, rồi nhổ ra. Nếu có uống liều lượng nhỏ như thế cũng không ảnh hưởng gì.

Viêm tai giữa: thấm vào miếng bông nhỏ đặt vào tai. Ngày thay 4 lần và nhỏ vào mũi cũng 4 lần gọi là trong đánh ra, ngoài đánh vào, không quá 3 ngày là khỏi. Chú ý: quan trọng nhất là những lúc sau ăn và trước khi đi ngủ.

XB (Tổng hợp)