Trang

Các bài thuốc dân gian cây nhà lá vườn chữa bệnh thường gặp cho bé

Mẹ kiên trì áp dụng bài thuốc này, con không cần dùng kháng sinh, ăn ngoan mau lớn

doisongvietnam.vn - 11-02-2017 09:50:21               
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc có tác dụng chữa những bệnh ốm vặt của trẻ nhỏ cực kỳ hiệu nghiệm mà không cần dùng đến kháng sinh.

Chuối tiêu xanh giúp chữa đi ngoài cho trẻ

Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.

Lá mơ chống tiêu chảy hiệu quả, an toàn

Mẹ lấy 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé dùng.

Gạo lứt trị chứng ọc sữa ở bé

Lấy 7 hạt gạo lứt (đối với bé trai), 9 hạt gạo lứt (đối với bé gái), đốt hay rang cháy bỏ vào nửa tách nước ấm và nửa chén sữa, sắc còn phân nửa. Cho uống vài lần sẽ hết chứng trẻ ọc sữa.

Lá trầu không trị hăm da

Mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá rửa sạch, sau đó đun sôi nguội. Dùng khăn giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé.

Rau ngót trị nhiệt

Mẹ tước lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong bôi vào chỗ nhiệt.

Lá mã đề

Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát. Sau đó thoa nhẹ lên da bé trị rôm sảy, mụn nhọt.

Cỏ sữa trị hăm da

Mẹ lấy khoảng 5 đến 7 cây cỏ sữa rửa sạch, giã nát cho vào nước đun sôi lấy nước bôi vào chỗ bị hăm da.

Cỏ roi ngựa trị hăm da

Mẹ rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô.

Lá khế trị hăm da

Lấy 5 lá khế rửa sạch, vảy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Lấy mảnh vải sạch mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Gạo + cà rốt chữa tiêu chảy

Gạo và cà rốt làm theo công thức thái cà rốt nhỏ, rồi rang gạo lên rồi cho thêm nước chút muối trắng. Đun hỗn hợp lấy nước uống chữa tiêu chảy cho bé.

Búp cây ổi chữa tiêu chảy

15 búp ổi non rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Cháo lá dâu + tía tô trị nóng sốt

Hãy lấy một nắm gạo tẻ, một nắm đậu xanh nấu cháo.

Khi cháo nhừ, lấy một nắm lá dâu, một nắm nhỏ lá tía tô, rửa sạch, vảy cho hết nước, thái thật nhỏ sợi cho vào nồi cháo, để sôi khoảng chừng 5 – 10 phút, nêm nếm vừa dùng.

Múc cháo ra, để cho nguội hẳn mới cho trẻ ăn. Đây là một trong những phương thuốc trị sốt cho trẻ rất nhiều.

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus​


Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở bé

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp hiệu quả cho bé mẹ không nên bỏ qua.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên thường xuyên mắc các bệnh ho, cảm cúm và các bệnh về da. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau. Vậy làm thế nào để trị các bệnh bé hay gặp phải mà không dùng đến thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây xin giới thiệu các bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả cho bé, mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Trị rôm sảy

Mướp đắng

Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé rất hiệu quả

Có thể lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hằng ngày. Các nốt đáng ghét sẽ biến mất.

Trong mùa nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể chảy nhiều mồ hôi, gây rôm sảy, mẩn ngứa, khi gãi gây sây sát da, dễ sinh mụn nhọt. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc được dùng để trị lở ngứa:

Lá đào chữa chốc đầu trẻ em

 Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi.

Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa

 Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống.

Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt

Dùng sài đất tươi 300 g nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100 g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100 ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy.

Sắn dây chữa rôm

Bột lọc (tinh bột) sắn dây dùng để pha nước uống với đường cho mát, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy.

Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100 g sắc uống.

Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy

 Ngày dùng 4-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành, hoặc 80 g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống.

2. Trị hay nôn trớ

Sáng ngủ dậy dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng bé lên (Xoa phải nhanh tay mới nóng ấm, và nóng ấm lên mới có tác dụng) làm không quá 5 ngày.

Nếu vẫn lười ăn thì hãy nghỉ, 5 ngày sau mới được làm tiếp 5 ngày. Xoa lưng như vậy có tác dụng ấm chân thận lên, khỏe và ăn tốt ngay, ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài 20 tuổi (240 tháng) làm không tác dụng.

3. Trị bé bị hắt hơi sổ mũi, cảm, ho, sốt viêm họng

Khi bé bị hắt hơi, sổ mũi tức là đang bị cảm nhẹ thì bố mẹ nên làm càng sớm càng tốt, dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia.

Mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. Ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần, làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là do xoa quá nhẹ không ngấm dầu nóng vào sâu được do da chân rất dày (nhớ

4. Trị ho dai dẳng có đờm

Bài thuốc với gừng chú ý trọng lượng 100ml cho người 60kg bé 10kg thì giảm tương ứng chỉ uống bằng 1/5 – 20kg uống bằng 1/3 người lớn. 

Tỏi mật ong

Tỏi và mật ong trị ho dai dẳng hiệu quả cho bé

 Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút.

 Chia 6 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần.

Người lớn mỗi lần 1 củ, ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm.

Trẻ dưới 1 tuổi tính giọt (Không tính trọng lượng) 0 – 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loảng ra với nước ấm). 4- 6 tháng 15 – 20 giọt. 7 – 9 tháng 20 – 30 giọt. 12 tháng 30 – 40 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống.

 Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được. 

Lá bàng

3 – 4 lá bàng + 250ml nước lọc + 1/2 thìa ăn cơm muối, xay nát lọc lấy nước, đun sôi lên để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ngày súc miệng 4 – 6 lần, súc miệng thật kỹ. Trẻ nhỏ quá chưa biết súc miệng thì thấm vào khăn xô lau mồm cho bé, lau đi lau lại 2, 3 lần.  Ngày lau 4 – 6 lần như vậy. Khi mang ra dùng nên làm cho ấm lên.

Lưu ý: Có thể thực hiện theo một trong các cách trên, không làm tất cả các bài, không được mới làm bài khác.

5. Trị ra mồ hội trộm

Lá lốt

Lá lốt có công dụng tốt trong việc trị mồ hôi trộm

Là một loại cây dễ tìm, lành tính, có tính mát. Mẹ có thể dùng một nắm lá lốt rồi cắt nhuyễn rồi xào với thịt bò. Mẹ cho bé ăn mỗi ngày 1 lần hoặc nấu với canh hoặc xào với nấm. Nếu như bé khó ăn quá thì mẹ có thể đun sôi lá lốt với nước rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hoặc mẹ có thể phơi khô rồi nấu lấy nước uống cho trẻ. Lá lốt là bài thuốc dân gian trị mồ hôi trộm đơn giản được nhiều mẹ sử dụng.

Rau diếp cá

Mẹ dùng 1 nắm rau diếp cá và kinh giới, sau đó rửa sạch rồi giã nát, đem hãm với nước sôi và uống liền một tuần. Chứng mồ hôi trộm ở bé sẽ hết dần dần đó.

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng rau ngót với liều lượng 30g rau ngót, bầu đất 30g, bầu dục lợn 1 quả, tất cả mẹ đem nấu canh rồi cho trẻ ăn

Ra má

Mẹ chuẩn bị 10g lá dâu khô, 5g rau má khô. Tất cả đem rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 200ml nước và đun kỹ. Sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ngày. Cho bé uống trong 5 ngày liền nhau để thấy hiệu quả nhé mẹ.

6. Trị sổ mũi, cảm cúm

Trước khi ngủ dậy đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi dậy. Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên gìường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết.

Nếu thường xuyên thực hiện và thực hiện tốt thì bé sẽ rất khó bị cảm cúm. Việc đeo khẩu trang có thể sẽ bị bé vứt ra vì vướng víu. Vì vậy phải nói chuyện với bé, nguyên nhân, lý do phải làm (để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt chẳng hạn để bé hợp tác tốt). Tùy tính cách, cá tính của các bé mà bố mẹ chọn ra cách phù hợp để bé nghe lời, chỉ cần thực hiện vài ngày là bé sẽ quen.

 7. Trị tiêu chảy

Chuối xanh

Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.

Búp cây ổi 

Búp ổi trị tiêu chảy cho bé

15 búp ổi non rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Gạo + cà rốt

Gạo và cà rốt làm theo công thức thái cà rốt nhỏ, rồi rang gạo lên rồi cho thêm nước chút muối trắng. Đun hỗn hợp lấy nước uống chữa tiêu chảy cho bé.

Lá mơ

Lá mơ trị tiêu chảy cho bé hiệu quả

Mẹ lấy 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé dùng.

8. Rau ngót trị nhiệt

Mẹ tước lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong bôi vào chỗ nhiệt.

 9. Trị bệnh chân tay miệng, lở mồm, viêm lợi, nhiệt miệng, thủy đậu, mụn nhọt

Có thể thực hiện theo các cách sau:

7 – 10 lá bàng bánh tẻ + 1 lít nước + 2 thìa ăn cơm muối hạt xay nát, đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 – 7 phút để nguội, lọc lấy nước cho vào chai để tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần lấy ra dùng nên làm cho nóng lên. Dùng cho bé súc miệng chữa các bệnh nói trên hoặc dùng khăn thấm nước lá bàng đó lau trong miệng.

Đối với trường hợp bị Thủy đậu: Bố mẹ dùng khăn thấm nước đó lau khắp người 3 – 4 lần, chỉ 3 ngày là khỏi.

Đối với bé bị Mụn nhọt: Thấm vào gạc 4 -6 lớp đặt vào chỗ mụn băng lại, ngày thêm nước lá bàng 4 – 6 lần cho luôn ẩm. Không quá 3 ngày mụn to bằng nắm tay cũng tịt. Mụn nhỏ thì chỉ cần thấm vào khăn day nhẹ vào đó ngày 4 – 6 lần cũng hết.

10. Trị viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan

Dùng nước lá bàng nhỏ mũi ngày 4 – 6 lần. Có thể dùng lọ đnựg nước muối sinh lý cho nước lá bàng vào đó làm ấm lên trước khi sử dụng. Nhỏ vào 2 bên mũi mỗi bên 5 – 10 giọt, 5 phút sau làm lại lần 2 – và 10 phút sau làm lại lần 3 ngày làm 4 – 6 lần, nhỏ vào mũi sẽ tự khắc chảy xuống miệng và họng.

Bé lớn hơn nên để súc miệng, ngậm kỹ một lúc càng lâu càng tốt, rồi nhổ ra. Nếu có uống liều lượng nhỏ như thế cũng không ảnh hưởng gì.

Viêm tai giữa: thấm vào miếng bông nhỏ đặt vào tai. Ngày thay 4 lần và nhỏ vào mũi cũng 4 lần gọi là trong đánh ra, ngoài đánh vào, không quá 3 ngày là khỏi. Chú ý: quan trọng nhất là những lúc sau ăn và trước khi đi ngủ.

XB (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét