Trang

Rar chất độc da cam: Chiến dịch Ranch Hand và tội ác của Mỹ ở Việt Nam

Chiến dịch Ranch Hand và tội ác của Mỹ ở Việt Nam

danviet.vn - Thứ Sáu, ngày 24/11/2017 16:30 PM (GMT+7)

Bom đạn có thể qua đi nhưng những tội ác từ chiến dịch Ranch Hand của Mỹ tại chiến trường Việt Nam thì vẫn còn tác động nặng nề tới tận ngày nay.

Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch quân sự cấp chiến lược được Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam với mục đích rải chất độc hóa học xuống các khu vực rừng rậm nhằm giết chết cây cối, triệt hạ các căn cứ và cơ sở cách mạng của quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Wiki

Chiến dịch này được Mỹ thực hiện gần như trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam diễn ra, kéo dài từ năm 1962 tới năm 1971 với hàng triệu tấn chất độc hóa học được rải xuống rải rác khắp miền Nam Việt Nam và khu vực biên giới tiếp giáp Lào, Campuchia. Loại chất độc này được gọi nôm na là "Chất độc Da cam" vì chúng có màu da cam. Nguồn ảnh: TTVH.

Chất độc Da cam có tác dụng hủy hoại lâu dài sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, làm ô nhiễm nước suối, ao hồ và có tác dụng trong thời gian dài. Do biết đây là một kế hoạch vi phạm nhân quyền và không một quốc gia đồng minh nào của mình đồng ý thực hiện nhiệm vụ này và để qua mắt các cơ quan giám sát quốc tế, Mỹ đã dựng lên một kịch bản trá hình để thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Collect.

Cụ thể, Mỹ xây dựng một căn cứ bí mật tại đơn vị không quân 62 của quân đội ngụy Sài Gòn, tập kết chất độc hóa học tại đây và đặt tên cho căn cứ này là không đoàn 14. Khi kế hoạch được thực hiện, người dân sinh sống trong các khu vực lân cận khu vực bị rải chất độc hóa học đã kêu ca về việc bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi hít phải chất độc da cam. Nguồn ảnh: Tail.1

gay lập tức, chính quyền ngụy Sài Gòn tay sai cho Mỹ đã cho in những truyền đơn khẳng định rằng, chất độc da cam chỉ ảnh hưởng tới cây cối, gia súc và con người hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì dù có hít phải hay thậm chí là uống phải nước đã nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Zmes.

Tổng cộng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, Mỹ đã rải xuống toàn miền Nam Việt Nam 20 triệu gallons chất độc da cam, tương ứng với khoảng 76.000 mét khối chất độc hóa học. Nguồn ảnh: Study.

Không những vậy, một phần lãnh thổ của Lào và Campuchia cũng phải hứng chịu thứ chất độc hóa học này. Trong giai đoạn từ năm 1961 tới 1971, Mỹ đã thực hiện 20.000 phi vụ rải chất độc hóa học trên lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia lân cận. Nguồn ảnh: Times.

Theo thống kê của Mỹ, tổng cộng đã có 20.000 km vuông rừng ở miền Nam Việt Nam đã bị "ảnh hưởng nghiêm trọng" bởi thứ chất độc hóa học này và khoảng 2000 mét vuông rừng bị "triệt hạ hoàn toàn". Nguồn ảnh: Repub.

Cũng theo tính toán này, có khoảng 20% diện tích rừng của miền Nam Việt Nam đã từng bị rải chất độc hóa học "ít nhất một lần". Tài liệu này cũng đề cập tới việc nhiều phần trăm rừng ở miền Nam Việt Nam bị rải chất độc hóa học "nhiều lần trong nhiều năm" nhưng không nhắc tới số liệu chính xác. Nguồn ảnh: Associa.

Những khoảng đồi trọc được tạo ra sau khi chất diệt cỏ thấm vào cây cối và đất đai, những khoảng đồi trọc như thế này có thể tồn tại đến hết mùa khô cho tới tận mùa mưa, khi nước mưa rửa trôi được một phần chất độc hóa học ngấm trong lòng đất. Nguồn ảnh: SQS.

Tới tận ngày nay, chất độc hóa học vẫn để lại hậu quả và di chứng nặng nề cho các thế hệ sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam vì nó có tác động trực tiếp vào GEN con người, khiến con cái của những người phơi nhiễm chất độc da cam sẽ bị dị tật bẩm sinh từ khi chưa sinh ra. Nguồn ảnh: Health.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn chưa chịu bồi thường cho Việt Nam về việc sử dụng chất độc màu da cam trong suốt thời gian họ tham chiến dù chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm. Ảnh: Bản đồ những khu vực bị Mỹ rải chất độc da cam trong chiến dịch quân sự trá hình dài tới hàng chục năm. Nguồn ảnh: Datao.

Theo Nhật Vi (Kiến Thức)

6 công dụng tuyệt vời gừng đem lại cho sức khỏe | Lao Động Online

http://laodong.com.vn/Uploaded/phamthuhien/2016_07_02/a_OTHE.jpg?w=600&crop=auto&scale=both

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột.    

https://laodong.vn/suc-khoe/6-cong-dung-tuyet-voi-gung-dem-lai-cho-suc-khoe-568694.bld

6 công dụng tuyệt vời gừng đem lại cho sức khỏe

02/07/2016 | 08:02 AM

 

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột.    

 

Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng.

Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.

Gừng có tác dụng bảo vệ chống lại dạ dày viêm loét, do đó tránh được bất kỳ loại rối loạn dạ dày. Trong điều trị bệnh, gừng cũng được sử dụng để khắc phục chứng máu lưu thông kém và đau thắt lưng. Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 cho thấy dùng gừng kèm với thuốc chống nôn sẽ gia tăng 40% công dụng chống nôn.    

Một trong những công dụng tuyệt vời mà gừng đem lại cho sức khỏe đó là chữa chứng đau nửa đầu rất hiệu quả. Nghiên cứu của tác giả này còn cho thấy gừng có hàng loạt công dụng làm giảm đau cơ bắp, loại bỏ tình trạng viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí làm chậm sự phát triển và tiến đến tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng, đại tràng.

 

Gừng được sử dụng như một loại thuốc giảm đau để điều trị đau đầu. Hãy nghiền nát gừng tươi và nước đun sôi. Lọc và uống khi còn ấm để giảm con đau đầu.

Gừng có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn do tình trạng ốm nghén hay do hóa trị gây ra. Hãy nhai một miếng gừng để vượt qua cảm giác buồn nôn đồng thời cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng, phá vỡ các protein và hỗ trợ tiêu hóa. 

 

  Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn. Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất. 

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

Một tạp chí về nông nghiệp của Mỹ đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển.

Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. 

Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật.  

Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.

Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở.  

Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh. Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. 

Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.

Nguyễn Mai

Bệnh điếc do tiếng ồn: Nguy cơ, phòng và điều trị

vtc.vn - Thứ bảy , 17/10/2015 08:10 AM GMT+7
Bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) do tiếng ồn trong môi trường lao động là một trong những bệnh nghề nghiệp (BNN) mà người lao động (NLĐ) hay gặp nhất ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Hàng năm, có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện Giám định Y khoa kết luận là bệnh ĐNN; Bệnh không có khả năng phục hồi nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản. 

Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh điếc nghề nghiệp, nguy cơ phòng ngừa và điều trị bệnh, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ – Bác sĩ Trịnh Hồng Lân – Trưởng khoa Sức khỏe Lao động, Bệnh nghề nghiệp, Viện Y tế công cộng TP. HCM - BYT.  

- Hiện nay bệnh ĐNN khá phổ biến, bác sĩ có thể cho biết trong môi trường lao động nào thì người lao động có nguy cơ mắc bệnh ĐNN cao nhất?

Các chuyên gia y tế cho rằng, con người có thể nghe được âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz và nghe tốt nhất là từ 500 đến 4.000 Hz. Tuy nhiên, trên thực tế, những tiếng ồn trong các dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy xí nghiệp, công trường xây dựng, làng nghề tư nhân là rất lớn. 

Trong khi đó, rất ít NLĐ sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế tiếng ồn tác động trực tiếp vào tai. NLĐ phải tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn và đặc biệt là tiếng ồn có cường độ cao, tai sẽ bệnh ngễnh ngãng và dần dần dẫn đến điếc vĩnh viễn. 

Trong môi trường lao động công nghiệp, người công nhân phải làm việc khi tiếng ồn liên tục chung cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép 85 dB trong 8 giờ/ ngày và kéo dài trên 3 tháng có nguy cơ ĐNN. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tiếng ồn chung lien tục trong 8 giờ làm việc của NLĐ là không quá 85dB. Kết quả các nghiên cứu về tác hại tiếng ồn đến sức khỏe và sức nghe của NLĐ làm việc ở nhiều ngành nghề cho thấy, tỷ lệ bệnh ĐNN của NLĐ ở ngành dệt kim chiếm từ 11 đến 14%; thợ khoan đá chiếm 18%; thủy thủ tàu biển chiếm 18%; công nhân ngành giấy là 3,6% và ngành xi măng chiếm 6,4%. 

Các nhà chuyên môn của Viện Y Học lao động – Vệ sinh môi trường sau khi khảo sát, nghiêm cứu về tiếng ồn nơi làm việc của 431 NLĐ thì có trên 90% số người được hỏi cho rằng, nơi làm việc ồn trong đó tỷ lệ ù tai chiếm gần 60%, số NLĐ bị tức tai là từ 17,4 đến 18,8%, tỷ lệ người nghe chiếm từ 42 đến 45,5%. Khi NLĐ bị điếc do môi trường lao động có tiếng ồn vượt mức cho phép thì khả năng nghe không thể hồi phục. 

Nghĩa là, dù có ngừng tiếp xúc với tiếng ồn thì mức độ điếc vẫn không giảm do tiếng ồn đã tác động và làm hỏng tế bào nghe của ốc tai.

- Thưa bác sĩ, những triệu chứng nào của bệnh điếc do tiếng ồn gây ra và các đối tượng dễ mắc bệnh điếc do tiếng ồn?

Nếu một người tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, các triệu chứng của điếc do tiếng ồn sẽ gia tăng từ từ. 

Với thời gian, âm thanh mà người này nghe được sẽ không rõ, có thể người này sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói. 

Ở giai đoạn sớm, một số người điếc do tiếng ồn có thể không biết sức nghe của mình đã bị thuyên giảm. Để phát hiện, cần làm các bài kiểm tra khả năng nghe và đo thính lực.

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị điếc do tiếng ồn do tiếc xúc với tiếng ồn lớn hoặc tiếng ồn tại nơi làm việc trong cuộc sống.

- Theo bác sĩ, bệnh điếc nghề nghiệp có thể phòng ngừa và điều trị bằng những biện pháp nào?

Một điều đặc biệt nguy hiểm đối với người bị ĐNN do tiếng ồn là giai đoạn đầu NLĐ không nhận biết được mình bị điếc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì thời gian đầu, chỉ có tế bào cảm nhận âm thanh tần số cao ở tai NLĐ bị tổn thương  nên quá trình giao tiếp vẫn hầu như chưa bị ảnh hưởng. NLĐ chỉ phát hiện được mình bị ĐNN hay không khi kiểm tra sức nghe bằng máy đo sức nghe. Hiện nay bệnh ĐNN đã được xếp vào danh mục 30 BNN được bảo hiểm ở Việt Nam. 

Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe của con người rất lớn, trực tiếp làm giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống của NLĐ. 

Tuy nhiên, NLĐ có thể chủ động phòng chống được những tác hại mà tiếng ồn gây ra đối với cơ thể như tuyệt đối phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, đeo nút tai chống ồn trong quá trình làm việc khi phải tiếp xúc với tiếng ồn và bố trí thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn hoặc không nên làm việc liên tục trong 8 giờ, cần có những khoảng thời gian nghỉ ngắn để giúp phục hồi thính lực. 

Khi đó người lao động nên được bố trí trong các phòng nghỉ yên tĩnh riêng biệt. Các cơ sở sử dụng lao động cũng cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu những nguồn gây tiếng ồn như dần thay thế các dây chuyền sản xuất quá lạc hậu, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho NLĐ, và cùng cơ quan chức năng tăng cường phối hợp tuyên truyên nhằm nâng cao ý thức của NLĐ trước những tác hại mà tiếng ồn có thể gây ra.

Khi phát hiện điếc (tai ù, sức nghe giảm…), NLĐ cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích và thiết thực trong việc phòng và ngừa bệnh điếc nghề nghiệp.

Bài viết phục vụ Dự án "Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015".

Thùy Trang



Nghiên cứu mới: Người đi xe đạp có nguy cơ điếc và trầm cảm cao nhất

(VTC News) - Mỗi buổi sáng ra đường, con người phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn ở mức cao nhất, dễ dẫn đến bệnh điếc và trầm cảm.

Một nghiên cứu mớt nhất được tiến hành bởi Tiến sĩ Vincent Lin thuộc Đại học Toronto ở Canada, đã được đăng trên tạp chí Journal of Otolaryngology- Head &Neck Surgery cho biết: Nghiên cứu này là lần đầu tiên chúng ta xem xét đến số lượng tiếng ồn mà con người thường xuyên tiếp xúc trong suốt chuyến đi hàng ngày, để nhằm đưa ra những nỗ lực kiểm soát tiếng ồn và tạo ra môi trường yên tĩnh hơn cho con người.

Đo lường sự phơi nhiễm tiếng ồn trên các tuyến tàu điện ngầm, xe điện, xe bus, xe ô tô, xe đạp,…các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, mặc dù tiếng ồn trung bình vẫn nằm trong mức an toàn nhưng những tiếng ồn rất lớn khi di chuyển như tiếng còi tàu, tiếng bíp của còi xe…vẫn có thể gây ra nguy cơ điếc tai, nghe kém cho con người.

Theo ngưỡng được đề nghị bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiếp xúc với trọng lượng 114 A (dBA) trong thời gian dài hơn 4 giây, tiếp xúc với 117 dBA trong thời gian dài hơn 2 giây và tiếp xúc với 120 dBA trong thời gian dài hơn 20 giây có thể đẩy con người đến nguy cơ bị nghe kém gây ra tiếng ồn (dBA hay decibel-A là mức áp suất âm).

Để đo độ phơi nhiễm tiếng ồn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị đo tiếng ồn đặt trên áo sơ mi cách lỗ cổ khoảng 2 inch. Sau đó, họ thu thập tiếng ồn trên tàu điện ngầm, xe bus, xe điện, trong khi lái xe, đi xe đạp, đi bộ... Họ cũng đo tiếng ồn bên trong và ngoài các phương tiện giao thông.

Cuối cùng họ kết luận, khoảng 85% tiếng ồn lớn nhất xuất hiện trong các loại xe ô tô lớn như xe bus vượt ngưỡng 120 dBA, trong khi tiếng ồn trên tàu điện ngầm chỉ 114 dBA.

Những người đạp xe thường tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá 117 dBA, và 85% họ tiếp xúc với tiếng ồn lớn hơn 120 dBA. Những người tham gia phương tiện giao thông công cộng đang chịu đựng tiếng ồn ào vượt 9% mức độ cho phép ở tàu điện ngầm, 12% ở se bus và 14% ở những người đạp xe. Vì vậy người đi xe đạp là đối tượng dễ có nguy cơ nghe kém và trầm cảm cao nhất.

Video: Kẹt giữa bến xe ở Hà Nội, hàng chục hộ dân 'kêu cứu'

Tiến sĩ Vincent Lin cho biết thêm: "Bây giờ chúng ta bắt đầu hiểu rằng, sự phơi nhiễm tiếng ồn quá mức dẫn đến bệnh lý đáng lo ngại như trầm cảm, lo lắng, tăng nguy cơ bệnh mạn tính và nguy cơ tai nạn giao thông. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên với trải nghiệm về tiếng ồn thường xuyên của người đi xe đạp. Ho cho biết, sự ồn ào ở mức cao không chỉ xảy ra trên tàu hỏa mà còn trên xe bus- một phương tiện giao thông công cộng phổ biến."

Các nhà khoa học hiện đang lên kế hoạch nghiên cứu thêm các yếu tố khác gây ra sự phơi nhiễm tiếng ồn cho con người, trong đó có cả thói quen sử dụng máy nghe nhạc khi di chuyển đường dài.

 (Theo Daily Mail)


Những loại thực phẩm càng ăn càng ho nặng

QUỲNH ANH 24/11/17 10:39  

TGT - Một trong những nguyên nhân khiến bạn phải chịu đựng những cơn ho dai dẳng không khỏi chính là ăn nhiều những thực phẩm không nên sau đây.

Đồ ăn lạnh, cay

Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.

Tôm, cua (các loại hải sản)

Tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua, gây ra ho kích ứng.

Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều đến những cơn ho. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những người đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh càng lâu khỏi.

Dừa, mía

Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.

Quả quýt

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường cho rằng quýt, quất có tác dụng trị ho nên thường ăn nhiều với mong muốn giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ có lớp vỏ bên ngoài của những loại quả này mới có tác dụng trị ho, còn ruột của chúng có chứa chất cellulite. Chất này khiến cho cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Do đó khi bị ho, mẹ nên hạn chế cho con ăn quýt.

Rau đay, mồng tơi

Đây là 2 loại rau có nhiều chất nhầy, ăn vào có thể sinh đờm, kích thích cổ họng gây ho. Do đó, tuy giải nhiệt rất tốt nhưng trong thời gian đang bị ho không nên nấu những món ăn có 2 loại rau này để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.


Dấu hiệu cho thấy bạn không phải bị cảm lạnh thông thường

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/600/2017/photo1511334954411-1511334955222-0-0-315-600-crop-1511335012111.jpg

Cảm lạnh thông thường rất dễ chuẩn đoán, tuy nhiên đôi khi có thể bị nhầm với những tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn. Vậy làm cách nào để phân biệt?

soha.vn

 

Dấu hiệu cho thấy bạn không phải bị cảm lạnh thông thường

BS. Tuyết Mai - Theo Sức khỏe và Đời sống • 11:30 PM, 22/11/2017

 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên biết:

Các triệu chứng kéo dài hơn 5 ngày: Nếu là cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường diễn ra trong 4-5 ngày. Uống đủ nước, nghỉ ngơi giúp cải thiện bệnh nhưng nếu các triệu chứng kéo dài lâu hơn, có thể bạn bị cúm và nên đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng tái xuất hiện: Bạn đang dần bình phục tuy nhiên các triệu chứng cảm lạnh lại tái xuất hiện, điều đó có nghĩa tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương và bạn cần đi khám ngay.

Bạn bị bệnh sau khi đi nghỉ: Các bác sĩ luôn cảnh cáo du khách về các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng sau các chuyến đi quốc tế. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy nghi ngờ.

Gặp các vấn đề về dạ dày: Đối với cảm lạnh thông thường, bạn sẽ không bị nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nếu xuất hiện kèm các triệu chứng trên.

Đau ngực hoặc khó thở: Nên thận trọng nếu các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện cùng với khó chịu ở ngực, nghiêm trọng tới mức khiến bạn khó thở. Quan trọng là bạn không nên tự chữa ở nhà vì nguyên nhân có thể do viêm phế quản hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn phổi.

Gặp các vấn đề khác: Triệu chứng cảm lạnh thông thường xuất hiện ở đường hô hấp, tuy nhiên nếu bạn gặp các vấn đề ở đầu hoặc tai, có thể đây không phải là cảm lạnh thông thường.

Bạn bị sốt nhiều ngày: Nếu bạn bị sốt nhẹ trong vài ngày, đừng tự chữa bệnh ở nhà. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh nghiêm trọng hơn là cảm lạnh thông thường.

Bạn bị đau đầu: Đừng bỏ qua những cơn đau đầu dữ dội. Nguyên nhân có thể sâu xa hơn bạn nghĩ. Để tránh tình trạng tồi tệ hơn xảy ra, bạn nên đến khám bác sĩ.

(Theo indiatimes)

Thói quen khi sử dụng nước mắm đang "âm thầm" gây hại cả nhà

Ngày 30 Tháng 7, 2017 | 02:19 PM 
giadinh.net.vn




Khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.

Nước mắm là một trong những gia vị được ưa chuộng của người Việt. Chỉ với một chai nước mắm nguyên chất, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa, Hà Nội đã chỉ ra những sai lầm khi bà nội trợ nêm nước mắm vào món ăn.

Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi

Nếu nêm nước mắm lúc nước đang sôi sùng sục (nhiệt độ cao) sẽ làm biến mất một phần axit amin trong nước mắm và món ăn. Như vậy, món ăn sẽ không ngon, không có vị ngọt. Hơn nữa, món ăn dễ biến thành màu sẫm do axitamin kết hợp với đường trong món ăn.

 Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi nêm nước mắm vào món ăn

Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi nêm nước mắm vào món ăn

Đun nước mắm quá lâu

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, kể cả bà nội trợ nêm nước mắm vào lúc thức ăn vẫn còn nguội sau đó đun quá lâu thì mùi vị và vitamin trong nước mắm sẽ bốc hơi hết.

Dùng chung bát nước mắm có thể lây bệnh

Đó là thói quen có từ hàng trăm năm nay, nhưng theo các chuyên gia, thói quen này chính là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (Hp) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Đây là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng dẫn tới ung thư.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm

Ở trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn bù thêm muối, nước mắm cho bé sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng, đặc biệt là thận.

Khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.

Người có tiền sử bệnh tật không nên ăn nhiều nước mắm

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh suy thận và suy thận mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp nếu ăn quá nhiều nước mắm sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Hướng dẫn chọn nước mắm ngon thông qua màu sắc và hương vị

Về màu sắc: Nước mắm ngon có màu nâu cánh gián sậm hoặc màu nâu vàng, trong và không có cặn đục.

Về hương vị: Nước mắm ngon khi ăn vào thì thấy vị mặn ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng và có hương vị đặc trưng. Còn nước mắm chỉ có vị mặn chát từ đầu đến cuối là nước mắm không ngon.

Theo Dân Việt


7 căn bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc nếu nuôi thú cưng

Ngày 30 Tháng 7, 2017 | 11:58 AM - giadinh.net.vn 

Ngoài cảm xúc yêu thương và thư giãn mà thú cưng mang lại, chúng cũng có nguy cơ khiến bạn mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như bệnh dại, giun sán hay lyme.

Không thể phủ nhận được niềm vui và cảm giác ấm áp mà những con vật nuôi mang lại cho chủ nhân của chúng. Nhiều người có thể ngồi hàng giờ chỉ để ngắm chú cá bơi trong bể, hay cười âu yếm khi chú mèo mắc kẹt trong hốc tủ.

Tuy nhiên, dưới đây là những điều bạn cần biết để phòng tránh khi nuôi thú cưng trong nhà.

Nhiễm khuẩn Salmonella

Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm.

Rất nhiều người nghĩ khuẩn này chỉ có trong các loại thịt nấu chưa chín kỹ. Thực tế, động vật có thể gây ra bệnh này. Khuẩn Salmonella có trong phân động vật. Khuẩn vẫn tồn tại khi ở môi trường bên ngoài và có thể bám trên lông của chúng.

Salmonella sống trong đường tiêu hóa, gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn...Ảnh: CDC.

Nếu không rửa tay sau khi chạm vào một con vật bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể bạn. Để giảm nguy cơ, bạn hãy rửa tay kỹ, nhất là sau khi tiếp xúc với phân động vật.

Giun móc

Bạn có thể bị nhiễm giun móc từ bể bơi, phòng thay quần áo cũng như thú nuôi bị nhiễm bệnh của mình. Dấu hiệu nhận biết là trên da xuất hiện các phát ban đỏ, đậm màu ở trung tâm, gây ngứa, sốt, ho giống như bị hen. Ở giai đoạn đầu nhiễm giun móc có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc.

Bệnh mèo cào

Một vi khuẩn có tên là Bartonella henselae sẽ truyền sang cho người qua vết cắn, cào hoặc liếm vết thương hở của những con mèo trông có vẻ khỏe mạnh nhưng đã bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, cố gắng đừng để mèo cắn, cào hay liếm vào một vết thương hở trên cơ thể bạn. Tìm cách loại bỏ hết bọ chét trên mèo vì chúng là vật trung gian truyền khuẩn từ con mèo này sang con mèo khác. Ảnh: Fully Feline.

Khi nhiễm bệnh, bạn có thể thấy vết thương phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Bệnh có thể chỉ gây cúm nhẹ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Bệnh Lyme

Bạn có thể mắc bệnh Lyme từ những con ve sống trên vật nuôi của mình. Đó là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Nếu nhiễm Lyme, bạn có thể thấy phát ban trên da, sốt, hoặc đau cơ, khớp và ảnh hưởng đến trí nhớ trong một thời gian dài.

Để bảo vệ bản thân, tránh mang vật nuôi đến những khu vực nhiều cỏ cây, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, tắm và vệ sinh cho vật nuôi để loại bỏ ve.

Nhiễm giun sán

Giun sán là ký sinh trùng trong đường tiêu hóa. Ấu trùng của chúng có trong phân động vật. Giun sán có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau cơ khớp, thiếu máu, phát ban nổi mụn ngoài da. Nếu nuôi thú, bạn nên dùng bao tay và đi ủng cẩn thận khi dọn phân của chúng.

Nhiễm Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Bệnh xảy ra khi bạn bị nhiễm toxoplasmosis - Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng phổ biến ở vật nuôi, đặc biệt là mèo.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ, nhưng có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai. Với căn bệnh này, quy tắc tốt nhất là phòng ngừa bằng cách vệ sinh cho mèo hàng ngày, sử dụng găng tay nếu cần, và tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật. Ngoài ra, hãy chắc chắn rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rabies gây ra, bệnh có thể khiến người mắc tử vong. Ảnh: Medical News Today.

Bệnh dại

Khi nói về bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi, bạn không thể bỏ bệnh dại. Virus này lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cả động vật và người, có thể gây tử vong. Để ngăn ngừa bệnh dại, hãy đưa thú nuôi của bạn đi tiêm vắc xin bệnh dại và tránh xa các động vật hoang dã.

Theo Zing


Công dụng tuyệt vời của nước đậu đen rang

https://image.vtcns.com/resize/628x314/files/lcm/2017/08/18/2c5476ad-67c6-4963-bbbb-979084ea7547_nuoc-dau-den-rang-tot-cho-suc-khoe-103924.jpg

Đậu đen bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết, giải phong nhiệt... Chừng đó công dụng đã đủ là động lực để bạn nấu ngay một nồi nước đậu đen rang chưa?

https://vtc.vn/phi-nua-doi-vi-khong-biet-cong-dung-tuyet-voi-nay-cua-nuoc-dau-den-rang-d343921.html

 

Thứ sáu , 18/08/2017 13:00 PM GMT+7

 

Đậu đen bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết, giải phong nhiệt... Chừng đó công dụng đã đủ là động lực để bạn nấu ngay một nồi nước đậu đen rang chưa?

 

Đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu tốt cho cơ thể cũng như nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.

Đậu đen cũng thuộc top đầu bảng trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ nên rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, đậu đen là một thực phẩm có nhiều muối khoáng và vitamin. Khi đậu đen được rang lên thì thành phần đường bột gây hại cho cơ thể đã giảm đi đáng kể. Vì thế, nước đậu đen rang được người Nhật dùng nhiều nhất.

 

Sau đây là những tác dụng tuyệt vời của nước đậu đen rang:

 

Nước đậu đen rang bổ thận

Y học phương Đông cho rằng, sắc đen của đậu đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Từ xa xưa, người Nhật Bản và Trung Quốc đã biết dùng nước đậu đen rang để giúp bổ thận, bổ máu và tăng cường chức năng sinh lý.

 

Nước đậu đen rang khử độc sulfates

Khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate trong đậu đen có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý.

 

Nước đậu đen rang chữa bệnh gút

Theo các tài liệu của Y học cổ truyền Trung Hoa, nước đậu đen rang có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng. Người bị bệnh gút nên uống 1 ly nước đậu đen vào mỗi buổi sáng, sau khi ngủ dậy, uống một bát và một buổi tối trước khi đi ngủ, liên tục trong 30 ngày.

 

Nước đậu đen giảm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, vỏ đậu đen có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Đây là một chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

 

Nước đậu đen rang có tác dụng bổ tim

Đậu đen có chứa chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu đen còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu nên rất có ích cho sức khỏe tim mạch.

Nước đậu đen rang làm giảm lượng đường cơ thể hấp thụ

Đỗ đen có vị ngọt nhẹ có thể thay thế lượng đường hàng ngày của bạn. Đáng ngạc nhiên là nó cũng hoạt động với chức năng kiểm soát cholesterol và lượng đường trong máu. Bí mật này của người Nhật chứa chất béo lành mạnh với carb thấp, giúp cơ thể bạn giữ độ nạc phù hợp.

 

Lưu ý quan trọng:

Chỉ uống khoảng 500 ml/người một ngày. Phải rang đậu đen để hạ tính lạnh của hạt đậu đen để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

Đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi. Vì vậy chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc vì không tốt cho đường ruột.

Cách nấu nước đậu đen rang

Rửa sạch đậu đen.

Cho đậu đen vào chảo rang trong khoảng 10' này.

Nếu không dùng hết trong một lần thì các bạn có thể cho đậu đen đã rang vào lọ, đậy kín và dùng dần trong 1 tuần.

Đun sôi 1 lít nước.

Cho đậu đen đã rang vào nồi rùi để nước sôi trở lại thì tắt bếp. Sau đó, ngâm đậu đen trong nước khoảng 10'.

 

Uyên

 

 

Đậu đen rang nấu nước uống có tác dụng gì?

Đậu đen rang nấu nước uống có tác dụng gì?

www.phunuvagiadinh.vn

 

Khám phá những công dụng của nước đậu đen rang và cách làm nước uống từ đậu đen rang để tăng cường sức khỏe.

Đậu đen rang nấu nước uống là cách giải nhiệt ngày hè được yêu thích của nhiều chị em. Thậm chí, nhiều nàng công sở còn làm sẵn tại nhà để các thành viên trong gia đình có thể uống bất cứ lúc nào muốn. Nói chung, đây là thức uống rất tiện lợi và lý tưởng cho những ngày hè nóng nực mà bất cứ eva nào cũng nên biết cách làm.

 

Đậu đen rang nấu nước uống có tác dụng gì?

Đậu đen có tên thuốc theo Đông y là ô đậu, hắc đại đậu hay hương xị. Đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết và chữa trị nhiều loại bệnh.

Không chỉ ở Việt Nam, đậu đen cũng được sử dụng phổ biến trong văn hóa ẩm thực ở nhiều nước khác trên thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, với người Nhật, trà đậu đen còn là thức uống giảm cân, giữ gìn vóc dáng và làm đẹp rất được ưa chuộng.

 

Một số lợi ích của uống nước đậu đen rang:

Nước đậu đen rang tốt cho những người bị thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.

Người bị tiểu đường và huyết áp cao cũng có thể dùng đậu đen rang nấu nước uống để kiểm soát bệnh.

Đậu đen có chứa hàm lượng protein lên tới 24,4%, lipit 1,7%, glucid 53,3% và rất nhiều axit amin thiết yếu tốt cho cơ thể. Ngoài ra, đậu đen còn có nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, B1, B2 và một số khác.

Khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate trong đậu đen rất hiệu quả để khử độc sulfates cho cơ thể. Hóa chất này có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, gây đau đầu, tăng nhịp tim hoặc rối loạn chú ý.

 

Làm nước uống từ đậu đen rang như thế nào?

Nói chung, đậu đen rang nấu nước có cách làm khá đơn giản. Quan trọng nhất vẫn là chọn được loại đậu xanh lòng, thơm ngon và chú ý không đun đậu quá nhừ.

 

Khi mua đậu, chị em có thể thử cắn đôi hạt đậu. Nếu ruột màu hơi xanh, vỏ đen, bóng là loại ngon, nếu ruột trắng thì có thể đậu đã bị mọt.

Cách làm đậu đen rang nấu nước uống:

Bước 1: Nhặt bỏ các hạt bị hỏng, sâu, lép, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho đậu lên chảo rang kỹ đến khi có màu vàng, ngửi thấy mùi thơm thì hạ thổ, để nguội. Bạn có thể cho vào hộp kín để dùng dần.

Bước 2: Mỗi khi dùng, lấy một dúm nhỏ đậu đen đã rang cho vào ấm và đun sôi khoảng 10 phút. Sau thời gian này, bắc ấm xuống bếp nhưng vẫn không mở vung để ủ đậu. Đợi một lúc thì rót nước ra cốc và uống như uống trà. Chị em cũng có thể cho đường hoặc muối để uống tùy khẩu vị.

 

Chú ý không nên ngâm đậu quá lâu trong nước vì đậu sẽ nhừ và lên men, sẽ dẫn tới khó uống và giảm tác dụng.

 

Ngoài cách làm đậu đen rang nấu nước uống, chị em cũng có thể nấu chè đỗ đen để đổi khẩu vị cho cả nhà. Đây cũng là cách sử dụng đậu đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chuẩn bị: 450g đỗ đen, 150g đường trắng, 1 thìa muối tinh, 1 thìa nhỏ vani, dừa bào sợi.

 

Cách làm:

Bước 1: Đãi sạch đậu đen để loại bỏ các hạt bị hỏng. Sau đó, cho đậu đen vào chậu/nồi to, cho thêm muối tinh vào và đổ nước ngâm qua đêm.

Bước 2: Đổ đậu đen ra để ráo nước rồi cho vào nồi. Cho nước lạnh xâm xấp mặt đậu rồi bắt đầu đun. Khi đậu đen sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi đậu chín mềm là được.

Bước 3: Cho đường trắng vào đun với lửa nhỏ, dùng đũa đảo nhẹ để đường tan nhanh hơn. Một lúc sau nếu ăn thử thấy đậu mềm, không bị sượng, vị ngọt vừa miệng thì cho vani vào và tắt bếp.

Khi ăn chỉ cần múc chè ra cốc rồi rắc thêm một ít dừa tươi nạo sợi và đá lạnh là xong. Cốc chè với những hat đậu chín mềm, bùi, và vị ngọt mát sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn trong những ngày hè oi bức..

 

Còn chần chừ gì nữa? Hãy thử vào bếp và chuẩn bị đậu đen rang lấy nước uống hoặc tập làm chè đậu đen đãi cả nhà ngay nhé. Chúc bạn thành công.