soha.vn - 05/06/2014 08:12
soha.vn Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. |
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu... Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là "bệnh của nhà giàu".
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau... Sau đây là một số tác dụng của cây lốt.
- Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
- Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
- Chữa phù thũng do suy thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
-Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
- Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt
vietcadao.com
vietcadao.com chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt, Chữa bệnh ra mồ hôi tay bằng lá lốt hiệu quả nhanh bất ngờ. Mỗi ngày, bạn lấy |
Chữa bệnh ra mồ hôi tay bằng lá lốt hiệu quả nhanh bất ngờ. Mỗi ngày, bạn lấy một nắm lá lốt đã sao và cho vào xoong hoặc ấm đun nước đun sôi chừng 15 phút. Bạn có thể uống nước này cả ngày thay cho nước lọc nhưng không nên uống quá loãng hay quá đặc nhé.
CHỮA BỆNH RA MỒ HÔI TAY BẰNG LÁ LỐT
Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ. Ít ai ngờ rằng lá lốt có tác dụng không ngờ trong việc chữa trị chứng ra mồ hôi một cách hiệu quả.
Không biết các bạn có giống như tôi đã từng khổ sở vì mồ hôi tay, chân trong mùa hè chưa? Còn tôi, tôi đã từng rất khổ sở vì mồ hôi tay chân đổ ra như tắm. Tôi đã từng chán nản và muốn tìm tới biện pháp phẫu thuật tuyến mồ hôi hay tiêm botox. Nhưng rồi chỉ nhờ một lần tình cờ, bệnh đổ mồ hôi chân tay của tôi đã được chữa khỏi.
Thế là tôi mạnh dạn làm theo đúng những biện pháp người thanh niên ấy bày. Và rồi, bản thân tôi sau 2 tuần áp dụng cũng thấy biện pháp rẻ bèo này khá hiệu nghiệm thật.
Số là trong một lần buồn chán vì mãi chưa tìm được biện pháp nào chữa bệnh đổ mồ hôi tay chân dứt điểm, tôi đã gặp một bài báo của một người thật việc thật. Qua đó, tôi thấy anh chia sẻ về cách chữa trị mồ hôi tay chân chỉ bằng lá lốt quanh vườn nhà.
Chứng ra mồ hôi tay chân gây rất nhiều bất tiện và khó khăn trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Chứng ra mồ hôi này còn gây cho chủ nhân những khó chịu mỗi khi tay hoặc chân luôn mướt mồ hôi. Chứng này nếu để lâu rất khó điều trị, tuy nhiên có những cách điều trị cũng rất đơn giản bằng các mẹo dân gian là bạn có thể hạn chế được chứng ra mồ hôi. Sử dụng lá lốt cũng là một trong những cách tốt nhất để bạn hạn chế chứng ra mồ hôi tay chân.
Lá lốt có công dụng ngừa chứng ra mồ hôi tay chân
Thú thực, tôi là người khá đa nghi nên tôi không mấy tin tưởng vào biện pháp quá đơn giản mà không hề tốn kém này của người chia sẻ ấy. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, có thể là chia sẻ thật của họ thì sao vì chắc chắn anh ấy cũng như tôi khi viết bài này đều không có ý định quảng cáo một sản phẩm nào đó. Ngược lại, anh ấy chỉ muốn chia sẻ một kinh nghiệm điều trị mồ hôi mà có thể rất hữu ích với một số người bị bệnh này.
Thế là tôi mạnh dạn làm theo đúng những biện pháp người thanh niên ấy bày. Và rồi, bản thân tôi sau 2 tuần áp dụng cũng thấy biện pháp rẻ bèo này khá hiệu nghiệm thật. Nói chung, bệnh của tôi đã thuyên giảm trông thấy luôn. Giờ đi tất chân cả ngày tôi cũng không còn lo ngại nữa. Hoặc bắt tay ai thì tôi vẫn thấy rất tự tin cũng như khá thoải mái.
Cứ thế, mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một nắm lá lốt đã sao và cho vào xoong hoặc ấm đun nước đun sôi chừng 15 phút. Bạn có thể uống nước này cả ngày thay cho nước lọc.
Cụ thể là, kinh nghiệm sử dụng lá lốt để trị mồ hôi chân tay của tôi như sau. Vì nhà tôi ở quê nên có vườn rất rộng. Và cây lá lốt được bà tôi trồng bạt ngàn ở một góc vườn. Vì thế, tôi chỉ việc vào vườn và nhổ những cây lá lốt lên. Tôi lấy cả rễ của chúng, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng 2 đốt ngón tay.
Lúc này, bạn cần rửa thật sạch lá lốt rồi đem ra phơi cho tái dưới nắng. Sau đó mới đem chúng đi sao vàng. Khi sao mẻ lá lốt chuyển sang màu vàng, bạn hãy đổ chúng xuống nền nhà sạch để chúng tự nguội đi. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người gọi đó là biện pháp hạ thổ đấy.
Cứ thế, mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một nắm lá lốt đã sao và cho vào xoong hoặc ấm đun nước đun sôi chừng 15 phút. Bạn có thể uống nước này cả ngày thay cho nước lọc. Song lưu ý là không nên uống nước lá lốt quá loãng hay quá đặc nhé.
Bạn cứ uống liên tục trong vòng 7 ngày. Nhưng sau khi ngừng uống 4-5 ngày thì bạn lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nước lá lốt nữa nhé. Tôi tin chắc bạn cũng sẽ như tôi và tác giả chia sẻ kinh nghiệm hay này sẽ khỏi đổ mồ hôi tay chân đấy.
Bạn cứ uống liên tục trong vòng 7 ngày. Nhưng sau khi ngừng uống 4-5 ngày thì bạn lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nước lá lốt nữa nhé.
Được biết, nhiều năm qua, chính tác giả của kinh nghiệm trị mồ hôi bằng lá lốt này đã mách nước cho rất nhiều người về mẹo hay này. Và hầu như người nào khi áp dụng thì đều phản hồi lại đã thành công. Bản thân tôi mới áp dụng đúng 1 năm nay cũng thấy đúng như vậy. So với mùa hè năm trước và mùa hè năm nay, quả đúng tôi thấy biện pháp này thật hiệu quả.
Như vậy, với những người đang khổ sở vì mồ hôi tay chân quá nhiều, hãy thử chữa theo biện pháp trên xem sao nhé. Biện pháp này vừa không tốn kém, không mất thời gian cũng như không lích kích mà lại tự nhiên và không có tác dụng phụ nguy hiểm nào với sức khỏe. Thêm nữa, lá lốt lại là cây luôn có sẵn trong mảnh vườn nhà bạn.
Cây lá lốt có thể chữa được bệnh hôi miệng rất hay, sử dụng cây lá Lốt nấu nước súc miệng mỗi ngày sẽ làm miệng bạn thơm tho thoát khỏi mùi hôi khi ta nói chuyện với mọi người, và nó còn có thể chữa ngộ độc một số loại nấm hay bệnh thấp khớp". Với bệnh hôi miệng bạn chỉ cần lấy một nắm lá Lốt rửa sạch sau đó đun sôi, để nguội rồi lấy nước đó súc miệng mỗi ngày bệnh hôi miệng sẽ nhanh chóng khỏi. Còn với bệnh thấp khớp ta dùng cây lá Lốt kết hợp với một số dược liệu như sau: Lá lốt cả cây và rễ 20g, vòi voi 40g, ké đầu ngựa (cây thương nhĩ) 20g, cỏ xước 20g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 500ml nước cho sôi còn còn khoản 200ml chia 2 lần uống trong ngày, uống 15 ngày. Với bệnh ngộ độc nấm chỉ cần lấy 20g lá Lốt, 20g lá khế, 20g lá hoặc quả đậu ván đỏ tất cả giã nát pha với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống một lần có thể giải các độc tố trong cơ thể bạn khi bạn bị ngộ độc nấm. Để hữu hiệu hơn trong chữa bệnh bạn có thể liên hệ với lương y Trần Đình Tuyên, sđt: 0985731642 để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Ngoài ra theo (Thành long, nguồn thanhnienonline) có bài cây lá Lốt còn chữa trị được một số bệnh khác liên quan đến chị em phụ nữ. Mách nhỏ với chị em này, cây lá Lốt nó có thể trị viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư nửa đấy: Bạn chỉ cần 50g lá Lốt, 40g Nghệ, 20g Phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Nguyên nhân gây nên chứng bệnh ra mồ hôi tay chân:
- Do chứng bệnh tim mạch cũng khiến chúng ta đổ mồ hôi tay chân
- Đây còn được Đông Y gọi là chứng phế chủ bì mao, những người mắc chứng bệnh ở cơ quan hô hấp thì rất dễ ảnh hưởng tới việc tiết mồ hôi toàn thân.
- Cuối cùng là do cơ thể chúng ta thiếu một số chất, trong đó có canxi trong máu.
Chứng ra mồ hôi tay chân gây cho chúng ta nhiều khó chịu
Cách chữa trị bằng lá lốt:
Lá lốt có công dụng không ngờ trong việc điều trị chứng ra mồ hôi tay chân, hãy áp dụng thường xuyên để bạn có được kết quả như ý.
Nguyên liệu cần có:
30 gam lá lốt
Muối trắng
Cách thực hiện:
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Bước 4: Để nước ấm sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
Ngâm tay chân vào nước lá lốt đun sôi để trị chứng ra mồ hôi
Lưu ý là chúng ta nên làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút.
Với cách làm này bạn có thể hạn chế được chứng ra mồ hôi tay chân một cách hiệu quả, Vì theo Đông y lá lốt tính ôn ấm, tác dụng trừ hàn
Theo Y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: Tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh...
Những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh).
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi, toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi).
Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
Một số cách chữa tình trạng này theo y học cổ truyền như sau:
Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra có thể ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một bát nước sôi, ba bát nước lạnh và một thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mười phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh.
Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét