Trang

Những món ngon danh bất hư truyền ở Pleiku

Phố núi Gia Lai và những món ăn ngon "vật vã"

authorNgọc Phạm (tổng hợp) Thứ Năm, ngày 21/09/2017 18:55 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Đến với Gia Lai là đến với phố núi Pleiku thơ mộng và những món ăn gây nhớ nhung, thèm thuồng.

Bánh tráng xoài

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 1

Đi giữa cái nắng Krông Pa ta sẽ bắt gặp những cây xoài chi chít quả, rụng đầy gốc cây. Nhưng rồi tiếc của trời, người dân ở đây tìm tòi ra cách để khỏi phải lãng phí những trái xoài ngon ngọt kia. Bánh tráng xoài ra đời là sự kết tinh của sự chịu thương chịu khó của người dân.

Bún cua thối

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 2

Món ăn này rất kén người ăn bởi mùi thum thủm của cua thối và nồng nồng của nước cua lên men. Nhưng một khi đã ăn rồi thì khó lòng mà quên được mùi vị của món bún này. Bún cua thối có vị ngon rất riêng khó mà diễn tả được thành lời, chỉ biết rằng nước dùng rất ngọt thanh, vị cay cay, mằn mặn.

Phở khô

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 3

Phở khô không chỉ là món ăn ngon mà còn là niềm tự hào của người dân Pleiku. Khi thưởng thức phở khô, người ăn sẽ phải chủ động nêm trộn gia vị vào. Ăn phở khô lúc nào cũng có 2 tô, một tô là bánh phở và một tô là nước dùng. Tô bánh phở không thể nào thiếu thịt heo băm nhỏ, gà xé sợi, hành phi giòn được trộn với nước sốt đặc biệt. Còn nước dùng thì thơm ngọt, ăn kèm thêm chút giá đỗ để tránh gây cảm giác ngán.

Gỏi lá rừng

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 4

Để chọn những lá rừng ngon, chuẩn, không có độc tố và không có phản ứng khi ăn kèm cùng nhau, nhất định phải là người có kinh nghiệm. Gỏi lá rừng chính là sự kết hợp đầy hấp dẫn giữa nem thính và mắm thịt, taọ nên sự hòa quyện giữa vị cay nồng của lá tươi và vị mặn mà của thịt, của nem.

"Cà sóc" kiến vàng

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 5

Món ăn này thật ra là tên gọi của đu đủ xanh thái sợi, trộn cùng với kiến vàng còn sống, giã nhuyển. Khi ăn, cho thêm một ít ớt tươi và lá é để tăng thêm hương vị. Lần đầu ăn có thể cảm nhận rất rõ cái vị chan chát của đu đủ hòa với vị chua thanh của kiến vàng, vị cay xè của ớt và vị thơm bùi của lá é.

Bò nướng ống

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 6

Món ăn này là sự pha trộn giữa các loại rau rừng và thịt bò thái lát mỏng. Thịt bò được làm chín bằng ống tre nên có mùi tre cháy xém rất đặc trưng. Dù nướng bằng than lửa nhưng món ăn lại không có mùi khói ám vào, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.

Cơm lam gà nướng

 pho nui gia lai va nhung mon an ngon "vat va" hinh anh 7

Cơm lam là món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, nhưng khi được ăn cùng với gà nướng thì lại mang một hương vị khác đậm chất Tây Nguyên. Gà được nướng bằng cách cắm gần đống than hồng chứ không nướng trực tiếp để  tránh bị khô, vì thế khi ăn gà vẫn còn rất mềm và thơm, lưu giữ được vị ngọt đặc trưng. Cơm lam thì được nướng vừa có chút cháy xém rất ngon miệng.



ĐẾN PLEIKU, HÃY ĂN 10 MÓN NÀY!

Thế gian có bài "Đi thật xa để trở về" thì gấu tui sẽ có bài "Đi vỗ béo rồi trở về"…chỉ về cái tính ham ăn của tôi cả thôi ihhhh T.T Đi đâu chưa biết nhưng trong list phải biết rõ chỗ nào để ăn những món ngon và đặc trưng của cái điểm đến đó. ahihi :") nên mình có béo thì nó cũng…có cái lý do ha. :") Rồi, giờ quay lại câu chuyện hôm nay muốn kể các bạn, đó là: GẤU VI VU PLEIKU. 

Một ngày trời chả đẹp là mấy, chàng Gấu nhăm nhe lướt VietjetAir, chọn điểm đi là Hồ Chí Minh và điểm đến thì cứ kéo lên kéo xuống coi nơi nào Gấu chưa tới để chọn, chàng nhẹ nhàng chọn Pleiku – vì nghe nhắc đến nhiều mà chưa có dịp lên. Ok, chốt lịch. Đến ngày xách balo lên và đi thôi…

Mình có hỏi vòng vòng vài người xem Pleiku có gì…câu trả lời chung là: méo có gì chơi đâu, lên chi pa!… oh, ko chơi thì giờ tao đi ăn. ô cế? :3 Và đây là 10 món ngon mà không nên bỏ lỡ khi đến Pleiku nhé quý dzị (ko nên xem tiếp khi đang đói hoặc đang tự thấy mình béo hoặc…đang diet =))))) #foodporn )

Bún cua…thúi

Tại sao lại gọi là bún cua thúi? Vì nó thúi thiệt. :3 Như kiểu khi đang đi trên đường bên Hongkong mà bỗng nghe mùi thum thủm là biết ngay cách đó không xa là một sạp bán đậu hủ thúi. Và, ở Pleiku cũng thế. Chẳng khó để nhận ra mí người ngồi cắm mặt ăn đó là đang ăn Bún cua. :v Ai khó tính trong chuyện ăn uống chắc sẽ bị shock…mùi ngay. :))))

Bún cua khu xóm Chợ nhỏ – đường Phùng Hưng

Theo tìm hiểu thì món này xuất xứ từ Bình Định, do mấy người Bình Định di dân di cư lên Pleiku ở và mang luôn cả món này lên, và giờ nhắc Bún cua người ta nghĩ tới Pleiku chứ ít ai nghĩ tới Bình Định lắm. Món này có mùi thum thủm đặc trưng đó là do chất đạm trong thịt cụa bị phân huỷ sau khi được đậy kín và ủ qua đêm cho nước cua "lên tuổi". Sau đó sẽ được chưng thành mắm cua. Chan vào tô bún là có thể thưởng thắc ngay rồi. Để tăng độ hấp dẫn, hãy thêm rau vào, thêm nem, thêm chả nữa. Thích phê hơn thì cắn thêm mấy trái ớt xanh nhỏ xinh nữa là cứ gọi là lên đỉnh.

Bạn có thể tìm thấy món này dễ dàng ở khu xóm chợ nhỏ đường Phùng Hưng hoặc đoạn đường Quyết Tiến – giao với Đồng Tiến. Cứ thấy mùi thum thủm và có đám đông thì xác định là quán bún cua thúi nha.

Bún cua khu Quyết Tiến

Bún cua khu Quyết Tiến

Cá nhân mình thấy mùi mắm của quán ở Quyết Tiến thơm hơn, nồng hơn và ngon hơn ở Phùng Hưng. Tuy nhiên, về độ rau sạch thì ở Phùng Hưng sạch hơn. ^^

Món này thường bán tầm giờ chiều đến tối nha.

Phở khô

Món này thì chẳng còn lạ gì mấy với nhiều người. Phở khô hay còn gọi là phở hai tô ih. Vì ngoài một tô phở khô thì còn đi kèm một tô nước dùng. Sợi phở ở Gia Lai dòm lạ bỏ xừ, nhìn khá giống sợi hủ tiếu ở Sài Gòn. Sợi phở được làm từ gạo nên khi nhúng qua nước sôi, trộn lên vẫn dai, thơm. Tuỳ khẩu vị mà nêm nếm thêm xì dầu, tương, chanh, ớt, giấm…cho vừa miệng.

Nếu ăn phở gà thì gà xé được bỏ thẳng vào trong tô phở khô luôn. Còn mình đạo thịt bò nên ăn phở bò. Bò được bỏ riêng trong tô nước kèm theo nóng hổi.

Bạn có thể tìm đến Phở Ngọc Sơn (15 Nguyễn Thái Học), phở Nữ (Nguyễn Du),… để thưởng thức món này.

Món này bán cả ngày ^^

Bánh xèo

Nếu chưa biết ăn sáng món gì, có thể khởi động ngày mới bằng món bánh xèo Pleiku này. :v

Mình thấy khá là lạ. Như kiểu bánh khọt Vũng Tàu phiên bản…dĩa ấy. Là một lớp bột, xèo lên, rồi thêm trứng, thêm tôm, thêm thịt bò dzô…xong, lấy ra cái dĩa, chan mắm vào, ăn với rau. :v Gọn gàng và ngon lành biết mấy ^^

Gà nướng

Món này khá là nổi tiếng ở đất Gia Lai này. Gà chủ yếu là gà nuôi trong các làng, mỗi con trên dưới 1kg thì thịt mới ngon và đặc biệt, nướng xa lửa – là nướng cách mặt lửa chừng một gang tay thay vì đặt ngang trên bếp. Mỗi con nướng như vậy hết ít nhất 45 phút thì mới chín đều được. Và gà chín bằng hơi nóng phả ra từ lửa nên đảm bảo sẽ hạn chế bị cháy và không bị mất đi vị ngọt của thịt gà. Nên tốt nhất là hãy gọi đặt gà trước khi vào để giảm thời gian ngồi chờ. Món này thường ăn kèm với cơm lam. Lần này mình ăn một mình nên thôi…xực hết con gà là được rồi, ko "nỡ" gọi thêm cơm lam. hehe

Món này có thể đến khu làng Plei Têng cách trung tâm Pleiku khoảng 11km để tận hưởng. Quán nổi tiếng nhất khu này là Gà nướng Tiên Sơn, mình ngán mí chỗ nổi tiếng nên chọn quán Gà nướng Plit (33 Đào Duy Từ), cách đó không xa mấy. ^^

Mì quảng chả cá

Mình thích mí món mì quảng lắm. Ăn quài luôn. Nên tỏ ra cực thích thú khi lượn quanh Pleiku thấy rất nhiều chỗ bán mì quảng…với giá 10k/tô. Ồ quào, sooo rẻeee luôn ếh. Nhào dzô liền. :v

Món này thì gặp rất nhiều ở các con đường, mình thì đâm đầu vào đầu đường Sư Vạn Hạnh ăn – chỗ này toàn bán cho dân địa phương thôi. Ít khách du lịch sẽ ngon hơn. hehe

Lụi nướng

Lụi là một trong những món ăn vặt phải nếm thử khi đến Pleiku. Và mình đã nghe theo điều đó của các báo mạng =)) và thấy, cũng dzui miệng vì nước chấm tương me lạ lạ. Lụi giòn rụm, thơm đặc trưng của thịt xay, bún khô được gói ở trỏng. Ngồi vỉa hè, rỉa rỉa món này cũng số dzách lắm nè.

Bánh bèo thập cẩm

Cá nhân thì mình thấy món này không hấp dẫn mình lắm. Ko ngon như ở Buôn Ma Thuột nữa. Cứ note ở đây, ai thích thì có thể đến ăn cho biết ạh.

BanhBeo

Địa chỉ: 06 Nguyễn Đình Chiểu

Bánh canh bột gạo/bột lọc

Món này ngon.  Mình thích bột gạo hơn, giống món hồi còn bé tí mình hay được bà nội mua cho ăn, tô hồi đó chỉ 500đ – 1000đ mỗi tô. hehe.

Bánh hỏi cháo lòng

Chẳng phải nơi nổi tiếng về món này như Tuy Hoà – Phú Yên, nhưng rất đáng để thử nha. Con đường Nguyễn Thái Học có một nùi quán, thấy quán nào duyên thì tấp vào ăn thôi

Cháo lươn

Cũng như trên, món này ngon đó nhưng không quá đặc sắc. Có thể xem đây là một lựa chọn khi sáng ra méo biết ăn gì.

IMG_9796

Quán được đánh giá ngon là 57 Hùng Vương – quán có biển màu vàng ih.

Dza-ua muối

Món này cũng chẳng lạ. Nhưng có thể ăn vài ba hủ để đổi vị trước khi đi ăn các món khác cũng là lựa chọn tốt. Có thể ăn ở cafe Thu Hà (Nguyễn Thái Học) nha.

Còn về khoản cafe, mình thích vỉa hè nên chọn ngồi ở quán Cafe Phượt (Lê Hồng Phong) – nơi mà gần như dân phượt, hội vespa, 67,…đồ thường tụ tập mỗi khi đi ngang Pleiku. Tới quán này dòm các bức hình được chia sẻ và dán đầy tường thấy thật phấn khích.

Chỗ thứ hai là cafe Thu Hà (Nguyễn Thái Học), quán này thì nổi tiếng rồi. Khách chủ yếu là dân địa phương, từ già đến trẻ và thường tụ tập dạng gia đình 2 thế hệ ở đây. Rãnh thì sáng ra đây ngồi ngắm…kẹt xe cũng được. :v

Còn muốn kiểu ngắm gái xinh xinh, teen teen đồ thì ra quán cafe Mesa ở Hùng Vương. Tiếc là mình chưa ra để kiểm chứng thông tin được các "rân chơi" chia sẻ này =))))

Bonus thêm món Gỏi Lá, ở Kontum, cách Pleiku khoảng 45km nha.

Món này ngon lắm. Đáng để đi xa chỉ để ăn món này lắm ih. đường đẹp, rộng rãi, ko quá nhiều xe. Mình đi xe máy mất khoảng 1 tiếng. ^^ Món gỏi lá này được công nhận là top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần thứ hai năm 2013 luôn đó. Nên, đến Pleiku rồi thì ráng xíu tới Kontum ăn nha.

Món này thì…như tên gọi, toàn là lá thôi. Một phần ăn nó như này: 1 combo rau-lá, thịt ba chỉ, tôm, bì, giò thủ. Thêm đĩa tiêu nguyên hạt, muối hạt, và ớt xanh. Kèm theo tô nước sốt chấm đặc biệt kia nữa. 30-35k/set. Cái nước chấm đó là thứ kỳ công nhất của món này. Nào là ủ gạo nếp lên men với tôm khô, thịt ba chỉ; rồi xay nhuyễn. Sau đó cho lên chảo dầu nóng, thêm hành phi, thêm mẻ, gia vị đồ rồi đảo đều tay. Món này hoàn toàn dựa vào độ nhạy của người nấu, chỉ cần nghe mùi bốc lên của nước sốt là biết nước chấm đã đạt chuẩn hay chưa.

Còn cách ăn thì…có 2 cách. Cầu kỳ thì phải đúng quy trình như này: Trước tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn thành cái phễu nhỏ, , sau đó cho thêm lá chua và vài lá khác tùy lựa chọn, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong "phễu", nhất định phải cho thêm hạt tiêu và hạt muối, một chút nước chấm.

Mình thì thuộc nhóm thứ hai, ăn tạp. :3 nên chỉ có cuốn như cuốn bánh tráng thôi chứ chả phễu phiếc gì mắc mệt. Rồi chấm, rồi ăn. Cạp một phát để cảm nhận đủ hương vị của các loại lá, chua chua của lá cóc rừng non, bùi bùi của lá sung, chát chát của lá mơ,… Vẫn ngon như thường =))

GoiLa3

Món này có hẳn một khu phố Gỏi lá ở đường Trần Cao Vân, có nhiều quán nổi tiếng lắm, như Út Cưng – search google phát ra ngay. :3 Mà mình thì lại ko thích kiểu quán như này nên chọn quán Gỏi Lá Sức Sống Mới (21 Trần Cao Vân) xéo xéo Út Cưng, ngồi bệt, chủ thân thiện hơn nhiều. ^^



5 món ngon nức lòng ở phố núi Pleiku

Nếu bạn tò mò về Tây Nguyên, hãy đến Pleiku – thành phố lớn thứ ba của khu vực này, chỉ sau Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Pleiku vẫn thường được nhắc đến với Biển Hồ mênh mông, những con đường uốn quanh rừng thông trập trùng, đồi chè bạt ngàn nhưng sẽ là thiếu sót nếu không kể tới những món ngon của phố núi này.

- chudu24.com



Bò một nắng

Bò một nắng là đặc sản riêng có của Pleiku, mặc dù món ăn này bắt nguồn từ huyện KrongPa – huyện cuối cùng của tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với các tỉnh Nam Trung Bộ. Để có bò một nắng ngon, người ta phải chọn loại bò thả rông trên núi, quanh năm chỉ ăn cây cỏ. Bò được chăn thả tự do, hoạt động nhiều sẽ cho thịt ngọt và săn chắc. Thịt bò sau khi làm sạch được thái miếng to cỡ bàn tay, ướp cùng các gia vị, gừng, xả để làm giảm mùi hôi của thịt bò. Phần ướp thịt là khâu quan trọng nhất, mỗi gia đình lại có những bí quyết riêng để làm cho món ăn ngon hơn. Sau đó miếng thịt được đem phơi qua một nắng cho se lại.

bo-mot-nang

Khi dùng, thịt bò được đem nướng trên than hoa cho tới khi chín tới. Nếu nướng quá lâu sẽ làm mất vị ngọt và độ tươi của thịt bò, làm chúng dai hơn. Bò một nắng ngon nhất là khi chấm cùng muối kiến vàng lá é. Kiến vàng sống trên những cây cao trong rừng, người dân địa phương tìm bắt cả tổ kiến, đem về rang nhanh trên chảo nóng rồi trộn cùng lá é và muối. Loại muối này có mùi thơm đặc trưng của lá é, vị beo béo của trứng kiến càng làm cho bò một nắng thêm đậm đà.

Bún mắm cua

Thoạt đầu nghe tên món ăn này, người ta dễ liên tưởng nhầm đến món bún mắm của miền trung. Bún mắm cua là món ăn được người Bình Định đem tới phố núi trong cuộc khai hoang lập nghiệp và dần trở thành đặc sản của mảnh đất này. Nếu người Hà Nội có bún đậu mắm tôm thì người Pleiku cũng có bún mắm cua. Hai thứ bún đậm mùi khiến những người chưa quen khó lòng dám ăn thử. Vậy nhưng đã ăn rồi là dễ nghiền.

bun-mam-cua

Những con cua đồng được rửa sạch,bỏ mai, giã nhuyễn, lọc lấy nước rồi cho thêm chút muối để ủ kín qua đêm cho đủ độ chua. Sau một đêm, thứ nước cua ấy có mùi rất khó ngửi nhưng lại được những người đầu bếp thích mê. Họ trưng thứ mắm ấy cùng hành phi thơm phức, nước cua sánh lại nâu óng. Thịt ba chỉ, nem chua, chả giò được xào cùng nhau cho vừa miệng. Bún trụng qua nước xôi rồi trộn đều với những thức trên cùng mắm cua. Vị nồng đậm của món ăn tỏa ra ngay khi vừa ghé mũi. Thêm chút ớt cay cay và chanh chua càng khiến bún mắm cua hấp dẫn hơn.

Phở khô

Phở khô Gia Lai đã trở thành thương hiệu của phố núi, theo những người con xứ này tới mọi miền. Món ăn đơn giản, vị thanh và hợp khẩu vị nhiều người. Gà ngon được luộc chín, xé lấy phần thịt rồi xương và những phần cổ cánh tiếp tục được cho vào ninh nước dùng. Hành khô phi vàng tới cùng thịt băm đã nêm nếm gia vị. Trụng bánh phở khô vào nước xôi rồi bỏ ngay ra tô cho khỏi nát. Người nấu cho thịt băm và hành phi lên trên, rau sống, giá đỗ ở dưới. Thêm một tô nước dùng bỏ chút rau mùi là có ngay món phở khô rất lạ miệng.

pho-kho

Phở khô không cầu kì trong cách chế biến. Hương vị thanh tao, vừa phải, ngọt thơm lắng đọng dần dần.

Cơm lam gà nướng

Cơm lam ở Pleiku có cách nấu không khác nhiều so với cơm lam ở những nơi khác. Loại nếp nương thuôn dài, hạt nhỏ nhưng thơm và chắc được nấu trong những ống tre, nứa khi chín cho mùi thơm ngai ngái.

Gà đồi săn chắc được tẩm mật ong, xả ớt cùng gia vị rồi kẹp vào thanh tre, nướng cho tới lúc chín vàng ươm. Thịt gà thơm nức ăn cùng miếng cơm lam dẻo ngọt, chỉ riêng hai thứ ấy đã khiến người khách phương xa thêm yêu quý ẩm thực phố núi Pleiku.

com-lam-ga-nuong

Lụi nướng

Lụi nướng là món "ăn chơi" dân giã của người Gia Lai nhưng không thể thiếu trên đường phố mỗi dịp đông đến. Lụi thực chất là những xiên nướng. Phần nhân bên trong gồm thịt xay cùng nấm mèo, cuộn bên ngoài bằng lớp vỏ bánh tráng. Lụi được nướng trên than hồng, vỏ bánh thì giòn tan còn nhân bên trong lại mềm mại, nóng hổi quyện vào nhau. Điểm đặc biệt là người Gia Lai ăn lụi chấm kèm tương me hoặc tương đậu đậm đà. Trong cái lạnh tái tê, ăn vài xiên lụi nướng ven đường quả thực không còn gì hợp hơn.

lui-nuong



Ba món dân dã trên đường rong ruổi phố núi Pleiku

Một lần ghé thăm Tây Nguyên, ngoài việc băng qua những đường đèo ngoạn mục, tản bộ trên các con phố ngoằn ngoèo lên xuống để ngắm hoa cà phê nở trắng trời hay ghé thăm những di tích nổi tiếng thì bạn nên tìm thưởng thức những món ăn địa phương bình dị đã làm nên hương vị đặc trưng, trứ danh ở phố núi.

- chudu24.com



Bò khô muối kiến

Một món ăn mà nhắc đến Gia Lai, mọi người thường nhớ đến là miếng thịt bò chấm cùng với muối kiến vàng, loại gia vị độc đáo làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Thịt được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị. Đây là khâu quan trọng quyết định đến độ ngon của thịt bò vì nếu đậm hay nhạt quá khi nướng sẽ không ngon và không bảo quản được lâu.

bo-muoi-kienNhững miếng thịt bò thơm, ngọt và dai chấm cùng thứ muối kiến vàng với vị chua độc đáo đã làm nên thương hiệu cho món ăn này ở vùng đất Gia Lai.. Ảnh: Lê Việt Nguyên.
Khi ăn, người ta sẽ lấy từng miếng thịt đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho lên bếp than hồng nướng đến khi rám vàng hai mặt rồi mang ra cho thực khách. Khâu nướng thịt bò phải rất khéo léo để thịt không quá cháy, vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô. Món ăn này sẽ tròn vị nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.
Nhấm nháp một miếng thịt bò cùng với muối kiến vàng, cảm nhận vị thơm, ngọt của thịt bò quyện cùng vị chua đặc trưng của muối, khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Bạn cũng có thể mua về làm quà tặng bạn bè, người thân, giá một kg thịt bò khoảng 500.000 đồng.

Gà nướng cơm lam

Ngoài thịt bò chấm muối kiến, cơm lam gà nướng là một trong những món ăn mà bạn không thể bỏ qua. Cơm được nấu trong những ống tre, có mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa mang lại hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
Cơm lam ở đây được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi ống tre được nướng xong, bóc từng miếng tre nứa bên ngoài bạn sẽ gặp phần cơm trắng nõn, dẻo và có mùi thơm phức.

Cơm lam ăn với gà nướng là món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: Lê Việt Nguyên.
Cơm lam ăn với gà nướng là món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: Lê Việt Nguyên.

Cơm lam sẽ ngon hơn nếu ăn chung với gà nướng sả ớt. Những con gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo trở gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng.
Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán được nhiều người biết đến ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hàn Thuyên với giá khoảng 250.000 đồng.

Bò núi nướng que

Bò nướng bằng que tre tuy đơn giản nhưng lại rất độc đáo với hương vị thơm ngon khó diễn tả. Thành phần chính của món ăn là thịt bò, được làm chín bằng cách nướng nhưng lại không có mùi khói, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.

Bò nướng ống vừa thơm mùi nứa non, vừa thoang thoảng hương vị thơm ngon của các loại rau rừng. Ảnh: Lê Việt Nguyên
Bò nướng ống vừa thơm mùi nứa non, vừa thoang thoảng hương vị thơm ngon của các loại rau rừng. Ảnh: Lê Việt Nguyên

Thịt bò sau khi ướp được xỏ bằng những que tre và được nướng trên bếp than hồng. Khi màu thịt bên ngoài chuyển sang vàng cháy xém, hương thơm thoang thoảng lan tỏa là có thể dùng được.
Món ăn được dọn ra cho thực khách vẫn còn nằm trong chiếc que tre. Khi ăn, bạn phải tự tay tháo ra. Để tăng thêm mùi vị, thịt bò được ăn kèm với rau húng quế. Miếng thịt bò mềm, nhưng có độ dai nhất định, vị mặn vừa phải kèm theo hương thơm xộc thẳng vào mũi khiến bạn sẽ thích thú.
Bên ánh lửa bập bùng trong cái se lạnh của phố núi Pleiku, ngồi thưởng thức miếng thịt bò núi nướng bằng que tre cùng ché rượu cần sẽ là những trải nghiệm khó quên trong hành trình của bạn.



Bún mắm cua hương vị đặc trưng phố núi Pleiku

Bún mắm cua là món ăn rất đặc biệt, ai chưa biết ăn khi ngửi mùi sẽ có cảm giác lạ nhưng khi đã biết ăn rồi thì nó trở thành món ăn không thể nào quên được. Để có một bát bún mắm cua ngon, người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.

chudu24.com 

                                     

Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo của món ăn này nên người bán thường lựa chọn cua rất kỹ. Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.
Bún tươi, sau khi trụng nước sôi, được trút vào tô, rồi lần lượt bên trên là quả trứng vịt, vài miếng thịt ba chỉ xào săn, một khẩu nem chua hoặc chả, vài miếng bóng heo chiên phồng, giá đỗ. Sau cùng, một muôi mắm cua kèm măng le sẽ được chan lên tô bún để hoàn tất công đoạn chế biến. Tô bún được bưng ra bàn kèm rổ rau sống gồm xà lách, ngổ, húng quế, húng bạc hà, bắp chuối.

Đặc sản bún mắm cua.
Đặc sản bún mắm cua.

Múc một thìa tương ớt đỏ cay xè cho vào, kế đó là thìa mắm nêm rồi khéo léo dùng đũa trộn đều tô bún để mọi nguyên liệu thấm đẫm mắm cua và tương ớt. Ăn bún kèm các loại rau sống và vài tép tỏi tươi, bạn sẽ được hưởng một thứ đồ ăn có hương vị mạnh mẽ và dữ dội.
Vị mắm cua mằn mặn nhưng béo nồng, măng bùi bùi, rau sống tươi mát, ớt cay xé, tỏi thơm nồng, bì heo chiên giòn rụm… Hiếm có thứ bún mắm nào trên đời lại nồng nàn, đậm đà, quyến rũ như bún mắm cua thối Pleiku.
Rất nhiều người khi tới Phố Núi đã lắc đầu quầy quậy khi mới ngửi thấy mùi mắm cua, thế nhưng, sau khi đã "chịu mùi", họ lại vô cùng tâm đắc với thứ mắm có mùi thơm ngất ngây, mặn mòi, đậm đà này.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét