Dầu cá (fish oil) được biết đến với lượng cao axit béo omega-3 tốt cho tim, giúp làm giảm triglyceride máu, giảm viêm và thậm chí làm giảm các triệu chứng của các tình trạng như viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bạn bổ sung nhiều omega 3 không phải lúc nào cũng tốt. Việc dùng omega 3 liều quá cao thực sự có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bạn.
Tăng đường huyết
Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lượng cao axit béo omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng khi dùng 8g axit béo omega 3 mỗi ngày có thể làm gia tăng 22% lượng đường trong máu ở người tiểu đường tuýt 2 trong khoảng thời gian 8 tuần. Điều này là do các liều cao omega 3 có thể kích thích sản xuất glucose góp phần làm tăng đường huyết.
Một số nghiên cứu trái chiều cho thấy rằng chỉ có liều rất cao omega 3 mới có thể tác động đến lượng đường trong máu. Phân tích khác của 20 nghiên cứu cho thấy liều hàng ngày lên tới 3,9g EPA và 3,7g DHA (hai dạng chính axit béo omega 3) không có tác dụng đối với đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chảy máu
Chảy máu chân răng và chảy máu cam và 2 trong số những dấu hiệu của tác dụng phụ của việc dùng dư thừa dầu cá. Đánh giá từ 52 nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông ở người lớn, nhưng từ đó lại tăng nguy cơ chảy máu.
Vì lý do này, lời khuyên được đưa ra là bạn hãy ngừng sử dụng dầu cá trước khi phẫu thuật và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông như warfarin.
Chứng ợ mùi tanh của cá
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc bổ sung dầu cá omega 3. Hệ tiêu hóa sẽ phản ứng tiêu cực với dầu cá là nguyên nhân mà dầu cá không được hấp thụ đúng cách. Phản ứng này sẽ giải phóng khí trong bụng, buộc bạn phải ợ lên mùi tanh khó chịu. Một trong những nguyên chính dẫn tới việc ợ tanh là uống dầu cá trong khi đói.
Hạ huyết áp
Dầu cá được ghi nhận có khả năng làm hạ huyết áp. Tác dụng này có lợi cho người bị tăng huyết áp nhưng nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng đối với những người có tiền sử huyết áp thấp. Dầu cá có tương tác với các thuốc làm giảm huyết áp, vậy nên bạn cần phải thảo luận với bác sĩ nếu bạn đang được điều trị tăng huyết áp.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại
Thủy ngân là một chất hủy hoại các cơ quan một cách nghiêm trọng. Nhiễm độc do thủy ngân, nếu không được chú ý kịp thời, có thể gây cho hại cho tim và gan. Hầu như đối với các loại dầu cá kém chất lượng đều có thể chứa mức thủy ngân cao.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến do uống dầu cá omega 3. Tác dụng phụ này đặc biệt phổ biến hơn khi dùng liều cao, có thể đi kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác như đầy hơi. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi dùng axit béo omega 3, bạn hãy thử dùng thực phẩm bổ sung trong bữa ăn và xem xét giảm liều để theo dõi các triệu chứng có giảm bớt hay không.
Trào ngược
Mặc dù dầu cá được biết đến bởi lợi ích lớn đối với sức khỏe tim mạch, nhưng nhiều người phản ánh rằng họ cảm thấy nóng rát ngực từ khi bắt đầu sử dụng dầu cá.
Một số triệu chứng trào ngược, bao gồm việc ợ hơi, buồn nôn, bụng cồn cào là những tác dụng phụ phổ biến của dầu cá do nó chứa nhiều chất béo. Chất béo được chỉ ra có khả năng gây khó tiêu trong một số nghiên cứu.
Duy trì liều vừa phải và sử dụng cùng với bữa ăn thường có tác dụng giảm trào ngược và các triệu chứng kèm theo.
Tăng cân
Nếu bạn đang trong thời gian giảm cân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng dầu cá bổ sung, vì đã có một số người tăng cân sau khi sử dụng. Đây thực sự là một tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của dầu cá. Có thể do bạn đang sử dụng một loại dầu cá chất lượng thấp.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke) là một tình trạng xuất huyết trong não được do các mạch máu bị suy yếu vỡ ra. Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng việc hấp thụ nhiều axit béo omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể khẳng định rằng tác dụng phụ của omega 3 có thể gây đột quỵ.
Khó thở
Mặc dù hiếm gặp nhưng thực tế đã có nghiên cứu chỉ ra rằng một số người đã bị khó thở sau khi bổ sung quá nhiều dầu cá. Nguyên nhân có thể là do dị ứng với dầu cá khiến hệ hô hấp bị viêm, ngăn chặn các đường dẫn khí và làm tắc chúng. Điều này đương nhiên ảnh hưởng tới việc hít thở hàng ngày.
Ngộ độc vitamin A
Một vài loại thực phẩm bổ sung omega-3 cũng có lượng vitamin A cao, rất có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ một lượng lớn. Ví dụ, 1 một thìa canh khoảng 14g dầu gan cá cho bạn nhiều gấp 2,7 lần nhu cầu vitamin A trong ngày của bạn, chỉ với 1 lần dùng. Ngộ độc vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Lâu dần, việc này có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan trong một số trường hợp. Về lý do này, tốt nhất là hãy chú ý đến lượng vitamin A ở trong những sản phẩm bổ sung omega-3, và chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải.
Mất ngủ
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Trong một nghiên cứu trên 395 trẻ em đã chỉ ra rằng khi uống 600mg axit béo omega 3 mỗi ngày trong 16 tuần có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trong một nghiên cứu báo cáo rằng việc dùng dầu cá liều cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mất ngủ và lo lắng ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm. Báo cáo cho thấy việc uống quá nhiều dầu cá có thể cản trở giấc ngủ và góp phần gây ra chứng mất ngủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định rõ hơn về tác dụng phụ của omega 3 đối với giấc ngủ.
Tác động tiêu cực với những rối loạn thần kinh
Các nghiên cứu nhận định rằng những người đang bị những rối loạn về thần kinh như rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nếu sử dụng dầu cá bổ sung có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Đối với những người mắc các chứng bệnh này họ trải qua cảm giác kiến bò, bồn chồn không yên, dùng dầu cá làm tình trạng nghiêm trọng hơn, họ có thể trở nên hung bạo. Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu thực sự muốn sử dụng dầu cá hợp lý khi có các vấn đề rối loạn thần kinh.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét