Trang

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Tin tức 24h:
Thứ Hai, 26/09/2011 14:16

Giờ bà Connie Culp, người phụ nữ đã từng khiến trẻ con khiếp sợ vì mắt, mũi, má biến mất do bị chồng bắn đã có thể tô son, trang điểm trên khuôn mặt được cấy ghép.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở MỹGặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ


Bà Culp trước và sau khi được ghép mặt.

Trước năm 2008, khuôn mặt của bà Connie Culp bị biến dạng và trông rất đáng sợ, sau khi bị chồng bắn 4 năm trước. Bà từng kể lại vẫn còn nhớ như in hình ảnh người chồng tàn nhẫn dùng súng bắn vào mặt, và khoảnh khắc kinh hoàng đó đã làm thay đổi cả cuộc đời bà. May mắn thay, 4 năm sau đó, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ, sau khi được một người phụ nữ khác hiến tặng khuôn mặt sau khi qua đời.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Một bức ảnh của bà Culp trước khi bị chồng bắn.

Bà Culp đã trải qua 30 cuộc phẫu thuật để chỉnh lại gương mặt. Ban đầu, bà không thể ăn các đồ ăn cứng hoặc tự thở, tự ngửi. Giờ đây sau 3 năm phẫu thuật, cuộc sống của bà đã thay đổi nhiều. Bà có thể ăn diện, trang điểm để đi chơi cùng con và các cháu của mình.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở MỹGặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Bà Culp chụp ảnh cùng bác sĩ phẫu thuật sau khi khuôn mặt bà được cấy ghép.

Bà Culp cùng bác sĩ phẫu thuật tháng 5/2011.

Niềm vui nữa ngoài gia đình của bà Culp đó là làm từ thiện và giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Tự tin trang điểm cho khuôn mặt của mình.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ
Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Cùng con và cháu.

Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ
Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ
Gặp lại người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt ở Mỹ

Hằng ngày, bà Culp vẫn phải uống rất nhiều loại thuốc để giữ được khuôn mặt hiện tại của mình.

đỗ quyên

Theo Bưu Điện Việt Nam

Thiếu nữ thành người thực vật vì chơi trò rồng cuốn mạo hiểm

Tin tức 24h:
Thứ Ba, 27/09/2011 09:26

Trong lúc toa xe của trò chơi rồng cuốn mạo hiểm lao xuống với tốc độ 122km/h, tim của Nhược Từ đã đột ngột ngừng đập, và cô sống cuộc đời thực vật kể từ đó.

Thiếu nữ xinh đẹp Hồng Nhược Từ đang là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học tại Đài Loan. Tháng trước, trong lúc cùng bạn bè đi chơi công viên, sau khi chơi trò chơi mạo hiểm rồng cuốn, cô đã bị hôn mê và trở thành người thực vật.

Thiếu nữ thành người thực vật vì chơi trò rồng cuốn mạo hiểm

Hồng Nhược Từ trước khi bị tai nạn vì chơi trò chơi mạo hiểm.

Trò chơi rồng cuốn mạo hiểm được thiết kế giống như tại các công viên giải trí khác: hình chữ U với những toa xe trượt bánh theo hình xoắn ốc, tốc độ 122km/h, mỗi lần có thể chở 28 người. Trong vòng 1 phút 30 giây tham gia trò chơi mạo hiểm này, hành khách sẽ được trải nghiệm những cú lao, rơi, lắc rợn người, bởi vậy những người có tiền sử bệnh tim mạch hay thần kinh yếu đều được khuyến cáo không được tham gia trò chơi này.

Do gia đình khẳng định rằng Nhược Từ không có tiền sử bệnh tim mạch, nên trường hợp ngoài ý muốn của cô được các bác sỹ giải thích là do bị sốc đột ngột nên nhịp tim bị rối loạn, thậm chí ngừng đập. Sau khi được cấp cứu, do bị thiếu oxi nên não của Nhược Từ gần như đã tê liệt. Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng cho rằng khả năng nhịp tim của Nhược Từ vốn không ổn định, và chỉ đặc biệt thể hiện rõ khi bị kích thích mạnh nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc trên.

Trong trường hợp bị kích thích quá độ, tim của chúng ta có thể ngừng đập, và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Chỉ số hôn mê của người bình thường dưới 8 phút sẽ được gọi là hôn mê sâu, nhưng do não của Nhược Từ bị thiếu oxi nên bệnh tình càng trở nên trầm trọng.

Thiếu nữ thành người thực vật vì chơi trò rồng cuốn mạo hiểm

Nhược Từ hôn mê sâu trên giường bệnh.

Mẹ của Nhược Từ cho biết, bình thường sức khỏe của cô khá tốt. Những năm học cấp 3, cô còn là thành viên của đội cổ vũ trong trường với những hoạt động thể chất sôi động mà không có vấn đề gì về sức khỏe. Biến cố của con gái đã khiến cả gia đình Nhược Từ lao đao. Tuy nhiên, người nhà và các bác sỹ vẫn kiên quyết nỗ lực cứu chữa cho cô, với hy vọng cô sẽ tỉnh dậy vào ngày sinh nhật của mình trong tháng 10 tới.

TIGÔN

Theo Bưu điện Việt Nam

Mỹ: 16 người thiệt mạng do dưa đỏ nhiễm khuẩn listeria

Dân trí:
Thứ Năm, 29/09/2011 - 11:02

(Dân trí) - Các quan chức y tế Mỹ cho biết có ít nhất 13 người tử vong và 72 người bị bệnh do dịch nhiễm khuẩn listeria trong dưa đỏ Colorado ở Mỹ.


3 trường hợp tử vong khác cũng có thể liên quan với loại hoa quả nhiễm khuẩn này, ở một trang trại tại Holly và đã bị thu hồi. Vi khuẩn này cũng được phát hiện ở thiết bị và sản phẩm tại khu đóng gói của trang trại này.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo số trường hợp nhiễm bệnh có thể tăng lên, vì các triệu chứng của bệnh có thể mất ≥ 4 tuần mới xuất hiện.

Tiến sĩ Robert Tauxe thuộc CDC cho biết: “Thời gian ủ bệnh lâu thực sự là một vấn đề. Những người đã ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn cách đây 2 tuần hoặc thậm chí 1 tuần cũng có thể bị bệnh sau đó vài tuần”.

Hầu hết những người lớn khỏe mạnh ít có khả năng bị nhiễm khuẩn listeria, tuy nhiên những người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tổn thương.

Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng là 78 tuổi.

Từ ngày 31/7, các trường hợp bị nhiễm khuẩn được báo cáo tại 18 bang của Mỹ với các ca tử vong được xác nhận ở các khu vực thuộc Texas, New Mexico và Maryland.

Không giống với nhiều tác nhân gây bệnh khác, vi khuẩn listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong phòng, thậm chí cả ở nhiệt độ trong tủ lạnh.

CDC và FDA khuyến cáo vứt bỏ ngay các sản phẩm có khả năng nhiễm khuẩn và vệ sinh các bề mặt có thể tiếp xúc với vi khuẩn.

Thanh Mai

Theo BBC

Phát hiện hơn 100 con giòi trong hốc mũi

Dân trí:
Thứ Sáu, 23/09/2011 - 11:47

(Dân trí) - Sau 2 tháng chịu đựng triệu chứng đau nửa mặt bên phải, đến khi bắt đầu bị chảy máu mũi bà Bhagwati Devi 75 tuổi (Ấn Độ) mới chịu đến bệnh viện Fortis Escorts khám.



Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện một ổ gồm hơn 100 con giòi đang sống trong mũi bà, kích thước 1x0,3cm. TS Sanjeev Chawla, bác sĩ tai mũi họng thực hiện phẫu thuật này nói: “Tôi đã nội soi mũi và phát hiện ra ổ giòi trong quá trình chẩn đoán, song tôi không thể tưởng tượng được số lượng lại lên tới hơn 100 con”.

Phẫu thuật được thực hiện thành 2 giai đoạn, thậm chí sau khi lấy ra hơn 50 con giòi, các bác sĩ có thể thấy sự chuyển động bên trong màng nhầy. Các con giòi làm ổ quanh khu vực xoang mũi, giữa hốc mắt phải và má phải, sau khu vực mũi hầu.

Phẫu thuật đầu tiên kéo dài khoảng 2 tiếng được thực hiện hôm 27/8 và giai đoạn 2 được tiến hành hôm 27/8. Tiến sĩ Chawla nói nếu bệnh nhân đến viện chậm khoảng 15 ngày thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bà Bhagwati Devi đã rất may mắn vì ổ giòi chỉ nằm trong mũi và chưa ảnh hưởng tới não, mắt, cổ họng và phổi. Các bác sĩ cho rằng 1 hoặc 2 con giòi có thể bò qua mũi hoặc qua một khe nhỏ do phẫu thuật cắt u ở bên phải mũi cách đây 1 năm và bắt đầu làm ổ trong mũi bà.

Bà Bhagwati xuất viện hôm 30/8 và được theo dõi trong 1 tuần. Bà nói: “Tôi đã bị khó thở và đau không thể chịu nổi. Song giờ thì mọi thứ đã tốt hơn.”

Anh Khôi

Theo Hindustantimes

Hoang mang sau ca tử vong tay chân miệng đầu tiên tại Hà Nội

Dân trí:
Thứ Bẩy, 24/09/2011 - 15:01

(Dân trí) - Ca tử vong đầu tiên tại Hà Nội vì căn bệnh tay chân miệng đã khiến rất nhiều gia đình có con nhỏ tại Hà Nội, nhất là những người có con đang học mầm non, trở nên hoang mang, lo lắng.
>> Hà Nội: Thêm một trường mẫu giáo có 6 trẻ bị tay chân miệng
>> Hà Nội: Bệnh nhi tử vong do bị tay chân miệng thể tối cấp

Phát sốt vì lo lắng!

Mấy tháng trở lại đây, khi dịch tay chân miệng ầm ĩ ở phía Nam, người Hà Nội không mấy quan tâm vì bệnh dịch này chưa tới mình. Đến khi Hà Nội ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì mắc tay chân miệng thể nặng, bệnh nhi tử vong dù được đưa tới viện chỉ sau 1 ngày có sốt thì câu chuyện về tay chân miệng mới trở nên nóng hổi, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe của con.

Phản ứng của cha mẹ các em học sinh mầm non trường mầm non số 5 phường Ngọc Hà, Hà Nội sau ca tử vong đầu tiên trong trường này là đồng loạt cho con nghỉ học. Sáng hôm qua, tại trường này chỉ có 52/488 trẻ đến lớp, trong khi ngày thường, học sinh đi học rất đều, thường đạt trên 400 trẻ.
Sáng 23/9, trường mầm non số 5 phường Ngọc Hà vắng lặng hơn ngày thường rất nhiều với 52 bé đến lớp. Ảnh: N.Toàn

Không chỉ riêng tại trường mầm non này, nhiều trường mầm non khác ở Hà Nội cũng thưa vắng học sinh hơn bình thường vì bố mẹ sợ tay chân miệng không cho con tới lớp. Như tại một lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm tại khu đô thị Xa La, chiều qua cũng chỉ có 19 trẻ đến lớp. Ngày thường, con số đến lớp vẫn luôn đạt 25 - 26 bé.

Có con học tại lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Sơn Ca, phường Phúc La, Hà Nội, chị N.T.V (Khu đô thị Văn Quán) tỏ ra rất lo lắng bởi lớp mẫu giáo lớn sĩ số trên 60 cháu. Nhưng chị cũng chẳng thể cho con nghỉ học vì nhà chỉ có hai vợ chồng đã phải đi làm. “Không lẽ đem con về quê gửi ông bà? Mà mình cũng phải nghe ngóng, tình hình mà căng lên chắc cũng phải vậy”, chị V chia sẻ.

“Phải mình, mình cũng cho con nghỉ học”, đó là lời khẳng định của chị Ngọc Dung, Vĩnh Tuy, Hà Nội. “Mỗi lần nhắc đến tay chân miệng, đặc biệt là ca tử vong của bé gái tội nghiệp, cả nhà mình đều phát sốt. Vì thế cũng đã bàn phương án, nếu tình hình có vẻ căng lên thì bà nội, ngoại từ quê sẽ luôn phiên lên chăm cháu. Không phải mình không tin trường lớp các con không đảm bảo vệ sinh, nhưng 3 cô trông tới 60 cháu, khó đảm bảo như bà chăm cháu được”, chị Dung chia sẻ.

Không chỉ những mẹ có con đang độ tuổi mầm non mới lo lắng, mà những người có con nhỏ đều đang lo lắng đến phát sốt về căn bệnh này.

“Bình thường, cả tháng mình mới rửa đồ chơi cho con lần. Nhưng từ hôm biết thông tin về ca tử vong này, mình rất hoảng. Thay vì để cả đống đồ cho con chơi, mình giờ chỉ chọn lọc những món bé thích, rồi tối nào khi con đi ngủ rồi cũng rửa bằng dung dịch rửa bình sữa, phơi khô ráo đến sáng sau con lại có đồ chơi. Đến lau nhà, giờ mình cũng pha dung dịch lau nhà đậm đặc hơn”, chị Hà ở khu đô thị Xa La chia sẻ.

“Từ ngày có tay chân miệng ở Hà Nội mình đâm ra “đa nghi”. Thấy em bé nhà hàng xóm có sốt là cũng “dỏng tai” lên nghe ngóng xem sốt gì. Rồi cũng cửa đóng then cài không cho con đi chơi, tránh tiếp xúc vì sợ tay chân miệng. Mà khi nào có vắc-xin tay chân miệng, nhất định mình sẽ cho con đi tiêm dù đắt tới đâu”, chị Thảo, khu đô thị Việt Hưng chia sẻ.

Cô Đỗ Thị Bích Vân, hiệu trưởng trường mầm non số 5 cho biết, sau ca tử vong vì tay chân miệng của bạn cùng lớp, rất nhiều phụ huynh của các bé khác dù con không có biểu hiện gì nhưng cũng đã đưa con đi khám. Nhiều phụ huynh gọi điện bày tỏ, đến viện xin xét nghiệm xem có bị tay chân miệng không mà không được đồng ý. Bác sĩ đều tư vấn con đang khỏe, không có dấu hiệu gì không nhất thiết phải xét nghiệm.

Về vấn đề này, bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện nhi TƯ cho biết, hiện nay, không phải chỗ nào cũng thực hiện được xét nghiệm EV71, hơn nữa, đây là loại xét nghiệm khó và đắt tiền hơn rất nhiều, nên khi quyết định có thực hiện hay không phải được cân nhắc kỹ. Còn TS Trần Nhật An, Trưởng khoa lây, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho rằng cha mẹ tự cho con đi xét nghiệm tay chân miệng là không cần thiết và lãng phí. Vì thực tế, chỉ cần khi khám lâm sàng và kết luận là trẻ mắc tay chân miệng, các bác sĩ đã cho bệnh nhân điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tùy từng trường hợp mà được điều trị theo phác đồ nặng, nhẹ chứ không đợi kết quả xét nghiệm rồi mới điều trị.

Phòng tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi-rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng dính dịch này của người bệnh… Vì vậy, để phòng bệnh, cả người lớn và trẻ phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng chloramin B 5% (nước khử trùng) hoặc xà phòng, nếu là bình sữa, bát, đĩa thì có thể luộc trong nước 100oC để khử trùng; hạn chế tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung đồ dùng; ăn chín, uống chín, che miệng khi ho và hắt hơi.
Thường xuyên rửa đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, phơi khô. Ảnh: H.Hải
Và thường xuyên rửa tay xà phòng cho bé. Ảnh: H.Hải

“Nếu cắt được nguồn lây này, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi. Mà để phòng một bệnh lây qua đường tiêu hóa không có cách gì khác ngoài ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho bé”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chia sẻ.

“Cha mẹ phải tạo thành thói quen, vài 3 tiếng lại rửa tay xà phòng diệt trùng cho bé một lần. Có những người, cả ngày không rửa tay cho con vì cho rằng bé chẳng làm gì bẩn. Việc bàn tay bé tiếp xúc với mặt sàn khi bò, bé cầm đồ chơi, cho vào miệng… đều là những hành vi nguy cơ. Mà ở trẻ nhỏ, rất khó ngăn thói quen này nên phải đảm bảo đồ chơi của bé luôn sạch sẽ, sàn nhà sạch, rửa tay thường xuyên… sẽ giảm được nguy cơ lây bệnh”, BS Điển khẳng định.

Ngoài phòng bệnh, việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Ở thể điển hình, các dấu hiệu rõ ràng với phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay chân. Nhưng cũng có những đứa trẻ rõ, có bé không rõ (bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Nhi TƯ có ban nhưng không phải ban phỏng điển hình).

Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu sốt, đầu tiên là phải theo dõi đáp ứng xem bé có dứt sốt sau khi dùng thuốc không. Nếu không đáp ứng thuốc hạ sốt (hạ sốt kém sau dùng thuốc, sau chườm ấm) thì cần phải đưa trẻ tới viện khám.

"Với một bác sĩ khi tiếp xúc với đứa trẻ ngay lập tức, rất khó phát hiện đây là thể tối cấp hay không tối cấp, do thời gian tiếp xúc ngắn, cảm nhận của người mẹ là quan trọng. Bác sĩ chỉ tiếp xúc vài phút, nhưng người mẹ tiếp xúc nhiều, cảm nhận chính xác nhất con mình đang ở giới hạn nào. Ví như tiếng khóc của đứa trẻ, nó khóc đau đớn, hờn dỗi hay giận dữ. Vì thế, sự quan sát của người mẹ rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn”, bác sĩ Điển nói.

Các phụ huynh cần lưu ý tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu sốt cao ≥ 390C; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh; co giật, hôn mê.

Hồng Hải

Cẩn thận với hạ đường huyết trên bệnh nhân Đái tháo đường

Dân trí:
Thứ Hai, 19/09/2011 - 07:44

Do đường huyết tăng cao, bệnh nhân Đái tháo đường thường phải dùng nhiều loại thuốc để hạ chỉ số này. Và khi sự phối hợp các thuốc không hợp lý hay ăn uống kiêng khem quá mức bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết, có thể đột ngột đi vào hôn mê.



Hạ đường máu rất dễ xảy ra

Bác Thạnh (Thạch Thất, Hà Tây) bị ĐTĐ một năm nay. Ban đầu mức đường máu của bác là 15mmol/l sau khi đi điều trị ở bệnh viện về, hiện tại bác vẫn tiếp tục uống thuốc như của bệnh viện kê, tuy nhiên dạo gần đây bác liên tục bị những cơn chóng mặt, run rẩy, toát mồ hôi…

Những triệu chứng này thuyên giảm đi khi bác ăn một miếng bánh hay uống một cốc sữa đậu nành. Bác đã được tư vấn giảm dần liều thuốc tuy nhiên hiện tượng này vẫn tiếp diễn khiến bác và gia đình hết sức lo lắng.

Bởi khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế hạ đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương não, thậm chí hôn mê gây tử vong.

Khắc phục cách nào?

Hiểu rõ được nguyên nhân cũng có nghĩa là sẽ tìm ra cách khắc phục phù hợp.

Cụ thể, hạ đường huyết thường xảy ra trong những trường hợp sau:

- Ăn quá ít, bỏ bữa ăn hoặc ăn chậm sau khi uống hoặc tiêm thuốc điều trị đái táo đường. Uống hoặc tiêm liều quá cao các thuốc tây điều trị ĐTĐ.

- Tập luyện hoặc lao động quá nặng, quá lâu so với bình thường.

-Hay do một số tương tác của các nhóm thuốc bệnh nhân dùng để điều trị các bệnh khác như các thuốc chống viêm giảm đau, một số thuốc điều trị nấm hoặc kháng sinh.

- Ngoài ra uống rượu quá nhiều sẽ ức chế gan tổng hợp glucose từ glucogen. Nếu bệnh nhân bị các bệnh gan, thận, tim nặng hoặc bị bệnh viêm nhiễm nặng, ví dụ như bị suy giáp hoặc suy thượng thận thì rất dễ bị hạ đường huyết.
Giải pháp mới cho bệnh nhân Đái tháo đường



Để phòng và hạn chế tối đa những nguy cơ này, xu thế mới hiện nay là sử dụng kết hợp những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược kèm theo để hạn chế thuốc tân dược. Điển hình trong số các dược liệu có tác dụng hạ đường huyết đó là Dây thìa canh.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực Vật Dược trường ĐH Dược Hà Nội đã tìm thấy nguồn gen Dây thìa canh tại Việt Nam có tác dụng hạ đường huyết an toàn, ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, điều hòa rối loạn lipid máu. Đề tài nghiên cứu

đã được chuyển giao độc quyền cho nhà máy Nam Dược ứng dụng, nhân rộng nguồn gen dược liệu và sản xuất thành dạng viên uống Diabetna tiện sử dụng.

Diabetna với khẩu hiệu “Đồng hành cùng bệnh nhân Đái tháo đường” đã mang lại cuộc sống vui khỏe cho rất nhiều những người không may phải sống chung với căn bệnh này.

http://www.ichnhan.vn

PV

Rùng mình tận mục xưởng chế biến tương ớt giá rẻ

Dân trí:
Thứ Hai, 19/09/2011 - 12:35

(Dân trí) - Tương ớt giá 6.000 đồng/lít được chế biến một cách hết sức đơn giản, không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, không loại trừ bên trong các chất phụ gia dùng để chế biến tương ớt có chất Rhodamine B, thuốc nhuộm công nghiệp, cực kỳ có hại cho sức khỏe con người.
Khoảng 9h20 ngày 18/9, tổ công tác Đội 4 - Phòng CSMT phối hợp với Công an huyện Phú Xuyên làm nhiệm vụ tại QL 1A (đoạn đi qua địa phận xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) phát hiện chiếc xe tải màu xanh BKS 33M-0085 có dấu hiệu nghi vấn, đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe có 7 can, 1 thùng phuy chứa nhiều thực phẩm lỏng, nghi là tương ớt.
Một nồi nấu tương ớt bị phát hiện tại cơ sở của Dương Văn Đình.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng Dương Văn Đình (SN 1965, ở tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, cũng như giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hóa đơn bán hàng... Chiếc xe cùng toàn bộ hàng hóa và cả chủ hàng sau đó được đưa về trụ sở CAH Phú Xuyên làm rõ.

Tại đây, Dương Văn Đình cho hay số thực phẩm trên đúng là tương ớt. Trong 7 can nhựa màu trắng, mỗi can có chứa 20 lít tương ớt và trong 1 thùng phuy nhựa màu xanh có chứa 100 lít tương ớt. Tổng cộng 240 lít tương ớt này được Đình chở từ nhà riêng (đồng thời cũng là nơi sản xuất) ở tiểu khu Phú Mỹ đi tiêu thụ.

Dưới vai trò chủ cơ sở sản xuất, Dương Văn Đình cho biết nguyên liệu để sản xuất tương ớt gồm: ớt tươi, nước, muối, mỡ. Quy trình sản xuất sơ bộ như sau: ớt tươi được ninh nhừ rồi xay nhuyễn, sau đó cho muối, mỡ vào trộn đều và cho ra tương ớt thành phẩm.
Tương ớt giá rẻ được chế biến thủ công, không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên liệu đầu vào được cơ sở này thu mua quanh khu vực Phú Mỹ. Tương ớt thành phẩm được đưa đến các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Dương Văn Đình thừa nhận cơ sở của mình không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSANTP, cũng như không có cam kết bảo vệ môi trường.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình tại tiểu khu Phú Mỹ. Những người có mặt tại buổi kiểm tra không khỏi rùng mình trước loại tương ớt được sản xuất tại cơ sở này.

Khu vực sản xuất rộng vài chục mét vuông chính là bếp của gia đình Dương Văn Đình. Nhiều thùng phuy cỡ lớn ủ men, các loại can nhựa loại 20 lít cắt ngang thân vứt lăn lóc và cả loại chai nhựa dưới 10 lít (trong danh mục nhựa cấm tái chế) treo lủng lẳng trên dây thép dưới hiên nhà, trong buồng.

Các trinh sát đã phát hiện một nồi tương ớt thành phẩm loại 50 lít để lăn lóc ngay gần khu vực than củi đen sì, không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng bu vào. Một loạt các can ớt với màu đỏ đậm, nhạt khác nhau để dưới nền nhà… Kiểm đếm ban đầu cho thấy có 3 can loại 20 lít, 9 can loại 5 lít. Ngoài ra còn có 1 thùng phuy loại 100 lít đựng ớt ngâm, 1 thùng phuy đựng đậu tương ngâm, 1 máy quay trộn phụ gia tương ớt, 1 máy xay ớt và đậu tương.
Những chai tương ớt bắt mắt xuất hiện tại nhiều quán ăn.

Đặc biệt cơ quan công an đã tiến hành kiểm đếm và thu giữ 1 hộp nhựa đựng chất bảo quản (600g), 8 gói bột màu nghệ (900g), 1 gói bột màu đỏ (100g), 1 gói bột màu tím (100g) là những chất phụ gia mà vợ của Dương Văn Đình là Bùi Thị Chung thừa nhận dùng để trộn lẫn trong quá trình sản xuất tương ớt thành phẩm.

Một cán bộ Đội 4 - Phòng CSMT Hà Nội cho hay, không loại trừ các chất phụ gia này có chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước), vốn là thuốc nhuộm trong lĩnh vực công nghiệp và làm chất đánh dấu (thuốc nhuộm huỳnh quang) trong một số lĩnh vực khoa học, cực kỳ có hại cho sức khỏe người. Tuy nhiên, việc thực sự có chất này hay không tại cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình chỉ có thể kết luận sau khi có kết quả phân tích mẫu tương ớt lấy từ cơ sở này.

Bùi Thị Chung cho biết, có tổng cộng 4 loại tương ớt thành phẩm, với giá dao động chỉ từ 6.000đ - 20.000đ/lít. Hàng ngày, những chai tương ớt nhỏ trông rất bắt mắt nhưng giá chỉ vỏn vẹn có 3.000 đồng này vẫn hiện diện trên mặt bàn các quán phở, bún, miến…

Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.

Tiến Nguyên

Dùng cả chất “thúc chín” để ướp… thịt

Dân trí:
Thứ Ba, 27/09/2011 - 08:32

Vừa qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã phát hiện hóa chất Ethephon hay còn gọi “thúc chín tố” cùng nhiều hoóc-môn kích thích tăng trưởng gốc bị cấm sử dụng, đang được thương lái lạm dụng để bảo quản thịt tươi lâu.

Đây là những chất thường dùng để thúc chín trong hoa quả như chuối, đu đủ, nhưng giờ đang được lạm dụng trong thực phẩm.

Theo PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Ethephon có tên hoá học là Chrocthyl photphonic axit. Đây là hoạt chất mà trên thế giới người ta dùng để kích thích ra hoa, chín quả, ra mủ cao su.

Hóa chất Ethephon bị cấm sử dụng, đang được thương lái lạm dụng để bảo quản thịt tươi lâu.

Còn ở Việt Nam, chất này được phép sử dụng trong việc kích ra hoa của xoài, nhãn, thanh long, kích thích mủ cao su, kích thích quả nhanh chín hơn. Việc sử dụng chất này trên hoa quả là do chúng vẫn có lớp vỏ bảo vệ, tuy nhiên khi sử dụng phải đúng liều lượng vì chất này rất độc hại.

Chất này nếu dùng ướp thịt, khi ăn vào sẽ gây lở loét, xót mắt, đỏ mắt, nếu có tiếp xúc trực tiếp với da sẽ ăn mòn da, gây sưng, đỏ da...

ThS Phan Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam cho biết, cơ chế hoạt động của Ethephon là phủ lên cây trồng, hoa quả một loại chất khí hội sinh có tên Etylen. Nó tác động đến quá trình sinh lý, sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sự chín của quả. Ethephon gặp nước và không khí sẽ bay hơi, nên khi đưa vào hoa quả, đặc biệt những hoa quả có vỏ thì không hại nhiều cho sức khoẻ.

Khả năng độc của nó phụ thuộc nhiều vào liều lượng. Tuy nhiên, khả năng của cây trồng và của quả lại không cho phép hấp thụ nhiều loại chất này.

Theo Phạm Hằng

Khoa học & Đời sống


xaluan.com - Gửi vào 26/09/11 11:11
( theo vnexpress )

Mầm bệnh từ thịt "siêu nạc", "đỏ tươi"

Không ít vật nuôi đang được vỗ béo bằng các chất độc để tạo ra thịt siêu nạc hay thịt đỏ tươi, mà người tiêu dùng rất khó nhận ra. Cứ 10 mẫu thịt gia súc gia cầm bán trên thị trường hiện nay thì có đến 6 mẫu nhiễm khuẩn gây kiết lỵ, tiêu chảy...


Bày bán trên vỉa hè bụi bặm là một trong những nguyên nhân khiến thịt lợn bị nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa: Hà Đan
Bày bán trên vỉa hè bụi bặm là một trong những nguyên nhân khiến thịt lợn bị nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa: Hà Đan

Cơ quan chức năng vừa phát hiện việc lạm dụng các hoóc môn kích thích tăng trưởng như Sallbutamol, Clenbuterol... trộn vào trong thức ăn chăn nuôi. Đây đều là những chất bị cấm sử dụng vì nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, chất Clenbuterol bị cấm sử dụng vì tính nguy hại của nó. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế, loại chất này dễ mua, giá rẻ nên người chăn nuôi đã trộn vào thức ăn cho lợn. Hóa chất này thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng, vì thế lợn rất nạc, màu sắc thịt tươi ngon.

Nếu ăn phải thịt lợn chứa chất kích thích tăng trọng, về lâu dài cơ thể sẽ bị tích tụ chất tăng trọng, dễ dẫn gây rối loạn chuyển hóa: tăng cân, béo phì, mất sức đề kháng, xương bị xốp rất nguy hiểm. Chất Clenbuterol thường tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, phổi ...

Phó giáo sư Thịnh phân tích, hiện nay hầu hết thịt lợn bán ngoài thị trường đều rất nạc và người dân không thể biết thịt nào là an toàn. Thực tế, có giống lợn siêu nạc, khác với lợn thông thường được cho ăn “bột siêu nạc”.

Bằng mắt thường, người tiêu dùng rất khó phân biệt được hai loại thịt lợn này. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ có thể thấy loại thịt lợn “bẩn” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, trơn láng, độ săn chắc kém, ít mỡ, nạc sát da. Tại bắp vai, đùi cho thấy lượng thịt phát triển bất thường, thịt u lên, màu đỏ au giống màu đỏ của thịt bò.

Tốt nhất các bà nội trợ chỉ nên mua loại thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua nên chọn miếng thịt tươi ngon, màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra, các thớ đều.

Mới đây, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp) còn phát hiện việc lạm dụng chất Ethephon hay còn gọi "thúc chín tố" để bảo quản thịt tại Thanh Hóa và một số tỉnh thành khác. Các thương lái sử dụng hóa chất này để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi . Trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật, chất này hoàn toàn cấm sử dụng.

Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện công nghệ sinh học- công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết hóa chất Ethephon thúc đẩy quá trình tươi hóa, làm màu đỏ hồng (màu vô cơ) tươi lên.

Bình thường nếu thịt lợn để ngoài môi trường 2-3 tiếng, không sử dụng hóa chất bảo quản gì thì màu đỏ hồng sẽ chuyển sang sậm hơn, như màu đỏ nâu nhạt.

"Vì thế chị em khi đi chợ nên tránh chọn thịt có màu quá đỏ tươi", tiến sĩ Tâm nhấn mạnh.

Trong hội thảo Môi trường xanh- An toàn thực phẩm với sức khỏe tổ chức mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra một kết quả khảo sát đáng "giật mình", theo đó, năm 2010, trong 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm lấy tại các chợ trên toàn quốc thì có hơn 450 mẫu không đạt tiêu chuẩn (chiếm 61%). Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm Coliforms, Ecoli, Salmonella... gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, lỵ.

Kết quả giám sát vệ sinh thú y năm 2009 cũng cho thấy thực trạng tương tự. Trong số 832 mẫu thịt trâu, bò, lợn, gia cầm thì có đến 475 mẫu không đạt.

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là thịt được vận chuyển bằng xe máy, giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh, bày bán ở vỉa hè nên bị ô nhiễm chéo vi khuẩn từ môi trường, nguồn nước không sạch, các phương tiện, thiết bị trong quá trình giết mổ, vận chuyển, buôn bán.

Theo báo cáo của giáo sư Đậu Ngọc Hào, Giám đốc Trung tâm Thú y cộng đồng, cả nước hiện có 29.000 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó miền Bắc chiếm hơn 82%. Thế nhưng tại miền Nam, số lượng cơ sở được kiểm soát lên đến gần 68%, trong khi đó ở miền Bắc con số này chỉ là gần 18%.

111 trẻ chết, vẫn không công bố dịch tay chân miệng

Người Lao Động Online:

Thứ Ba, 27/09/2011 00:01

(NLĐ) - Ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 26-9 cho biết trong tuần, cả nước ghi nhận hơn 2.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 45 địa phương, trong đó có 2 ca tử vong ở Hà Nội và Huế.

Với trường hợp bé gái 3 tuổi ở quận Ba Đình (Hà Nội) tử vong, hiện các chuyên gia dịch tễ vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc TCM tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, TP.
Bộ Y tế cho biết thẩm quyền công bố dịch thuộc về chủ tịch UBND tỉnh, thành. Bệnh TCM còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.
D.Thu

'Xanh mặt' vì những món khoái khẩu chứa độc tố chết người

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :2:03 PM, 20/09/2011
(ĐVO) Những món thủy hải sản thường được cho là ngon, bổ và hấp dẫn nhưng mấy ai biết rằng, chúng chứa nhiều độc tính, dễ gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người.

Ở vùng biển Việt Nam có rất nhiều loài thủy hải sản có khả năng tạo ra độc tố, trong đó phổ biến 6 loại: tetrodotoxin - độc tố thần kinh, ciguatera, DSP - độc tố gây tiêu chảy, PSP - độc tố gây chứng liệt cơ, NSP - độc tố gây loạn thần kinh, ASP - độc tố gây chứng mất trí nhớ.

Cùng Đất Việt điểm mặt những loại thủy hải sản chứa độc tính:

Cá Nóc

Cá Nóc thuộc họ Tetraodontidae, đa số sống ở biển nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt và nước lợ. Đây là loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (Nhật Bản), nhưng lại là món ăn khoái khẩu của người dân vùng biển.

Cá Nóc là một loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Việt Nam.

Cá Nóc trung bình có chiều dài khoảng 15 cm đến 40 cm khi trưởng thành, với trọng lượng từ 0,45 – 2 kg và có hình dáng tròn bầu như trái lê.

Loài cá này không tự cấu tạo độc tố trong cơ thể, mà được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn có tên Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Độc tố của cá nóc biến động khá phức tạp theo mùa vụ và theo cá thể. Trong cùng một loài, có thời điểm trong năm mang độc tính cao (ví dụ mùa mang trứng, cá nóc sẽ trở nên độc hơn) và sẽ có những cá thể độc nhiều hoặc ít độc.

Lượng độc tố trong cá phần lớn tích tụ trong phần nội tạng của cơ thể, nhiều nhất là ở buồng trứng, gan, tụy tạng, ruột …và một phần nhỏ trong máu, da và bắp thịt. Chất độc tố này có tên gọi Tetrodotoxin, độc hại gấp 1200 lần cyanua. Người ăn cá khi bị trúng độc, bắp thịt bị co cứng, đầu óc cảm thấy choáng váng, cơ thể rã rời, nhức đầu, nôn mửa, khó thở. Khoảng 60 – 80 % nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 4 – 6 giờ và hiện nay, khoa học chưa tìm ra thuốc giải. Biện pháp chữa trị chỉ là súc rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính (active charcoal) để thải loại bớt chất độc, hô hấp nhân tạo, truyền dịch nhằm tăng cường sức chống chịu của cơ thể...

Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong tổng số 17 loài cá Nóc đặc trưng ở vùng biển Việt Nam, có 8 loài có chất độc; trong đó có 5 loài chứa độc tính cao gây nguy hiểm cho tính mạng con người gồm: cá Nóc răng mỏ chim, cá Nóc đầu thỏ chấm tròn, cá Nóc tro, cá Nóc vằn vện, cá Nóc răn rùa; và 3 loài cá nóc còn lại gồm: cá Nóc vàng, cá Nóc chuột vân bụng và cá Nóc chuột Mappa.

Hiện, chưa có một công trình khoa học nào công bố về những giá trị dinh dưỡng đặc biệt của thịt cá nóc như những lời đồn đại, còn mức độ thơm ngon thì hoàn toàn tùy thuộc cảm nhận cá nhân. Song, thực tế là việc ăn cá nóc rất nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người, nhưng ngư dân ở các vùng biển vẫn tin rằng nọc độc của cá nóc chủ yếu nằm ở da và cơ quan nội tạng, nếu loại bỏ những bộ phận này thì việc ăn thịt cá nóc không có gì phải quan ngại và nhiều người đã phải trả giá đắt bằng sinh mạng cũng vì suy nghĩ nông cạn này.

Ghi nhận mới đây cho thấy, vào ngày 28/8 vừa qua, khi một tàu cá đánh bắt cách cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu khoảng 100 hải lý thì xảy ra vụ ngộ độc do ăn cá nóc làm 1 người chết là ông Lư Mới (quê Kiên Giang, chủ tàu cá) và 4 người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.

Ngao sò

Ngao sò có thể chứa tới 38 loài tảo độc, trong đó có 4 loại độc tố cực kỳ nguy hiểm gây tiêu chảy, liệt cơ, mất trí nhớ và nhũn não…

Ngao, sò có thể chứa tới 38 loài tảo độc.

TS Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam cho biết trên báo Khoa học và Đời sống: Ngao, sò là nhuyễn thể hai vỏ, lấy thức ăn từ phù du thực vật và động vật nên ngoài việc nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Vibrio gây tiêu chảy cấp thì nguy cơ lớn nhất ở ngao, sò chính là độc tố từ tảo biển - có 75 loài, trong đó có tới 38 loài chứa độc tố. Ngao sò hút nước, ngậm ép nước lọt qua, giữ lại các chất cặn bã - phù du, trong đó có tảo. Trường hợp tảo chứa chất độc sẽ không thoát ra được, tích lũy trong thịt, đặc biệt là ruột của nhuyễn thể. Nếu ăn phải nhuyễn thể có hàm lượng độc tố cao, sẽ gây nguy hiểm, thậm chí mất mạng.

Theo TS Cương, độc tố nguy hại chứa trong ngao, sò đối với con người là: DSP, ASP…, được sinh ra do nhuyễn thể ăn phải tảo độc nhóm Dinoflagellate. Loài này chỉ gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nếu điều trị kịp thời thì sau 3 – 4 ngày sẽ khỏi.

Nguy hiểm nhất là độc tố PSP gây bại liệt, xuất hiện 30 phút sau khi ăn gồm: cảm giác tê ở môi, cổ, mặt, cùng cảm giác như có kiến bò trong các ngón tay và ngón chân, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, nói năng không còn mạch lạc, mạch đập nhanh, thở khó… Trường hợp nặng có thể chết vì bị liệt hô hấp.

Độc tố ASP, NSP gây nhũn não, mất trí nhớ, sau khi gây buồn nôn, tiêu chảy bắt đầu tác động đến dạ dày, thần kinh gây hoa mắt, choáng ngất, nồng độ cao sẽ phá hủy tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ và tử vong.

Các chuyên gia đều khuyên, người dân phải thường xuyên cập nhật thông tin báo hiệu tảo độc, nếu thấy tảo độc xuất hiện ở vùng nào thì tạm ngừng ăn các loại nhuyễn thể vùng đó. Để loại bớt độc tố, khi ăn nên bỏ ruột. Thông tin mới nhất về ngộ độc món hải sản này là hồi đầu tháng 4/2011, anh Nguyễn Văn T. (Nam Định) được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, suy hô hấp… sau khi ăn ngao nướng. Bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc gây tiêu chảy cấp do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nguy hiểm hơn, trước đó, chị Trần Thị N. ăn phải ngao chứa tảo độc PSP gây mất trí nhớ. May mắn chị tới cấp cứu kịp, nếu không đã tử vong.

Hiện, những món ngon và bổ được chế biến từ thịt ngao là: ngao nướng, ngao hấp, ngao nấu cháo... Tuy nhiên, ăn ngao hấp, cháo ngao sẽ ngon, ngọt và an toàn hơn ngao nướng vì dù sao, ở món ăn này, thịt ngao vẫn tai tái, chưa chín kỹ.

Bạch tuộc

Bạch tuộc được Đông y coi là món ăn bổ dưỡng, thích hợp với những người mệt mỏi, thiếu máu, kém tiêu hóa hay phụ nữ suy nhược sau khi sinh nhờ tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, sinh cơ. Tuy nhiên, không phải cả 300 loài bạch tuộc đều ăn được và bạch tuộc cũng là một trong những loại hải sản dễ gây độc nhất. Món hải sản khoái khẩu này có thể khiến người ăn bị liệt cơ, ngừng thở, thậm chí tử vong nếu ăn nhầm phải bạch tuộc đốm xanh.

Nếu ăn phải bạch tuộc đốm xanh, người ăn có thể bị liệt cơ, ngừng thở, thậm chí tử vong.

Bạch tuộc đốm xanh có tên khoa học là Hapalochlaena, gọi chung là bạch tuộc hay mực tuộc; có những vòng xanh lốm đốm rất đẹp trên da. Đây là loài mực nhỏ, cân nặng trung bình khoảng 50gr, thân dài không quá 50 mm, có 8 tay bám dài chừng 8-10 cm. Loài này sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo. Trong cơ thể chúng có một độc tố thần kinh rất mạnh là Tetrodotoxin.

Tetrodotoxin có chủ yếu trong tuyến nước bọt của loài thủy sản này và trên các phần mềm khác của thân bạch tuộc. Theo các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang, cứ 100 gam thịt và râu loại bạch tuộc này có thể giết hai người; còn 100 gam tuyến nước bọt của nó có thể giết chết đến 23 người.... Do vậy, dù có sấy khô, nấu chín cũng không thể loại bỏ nó.

Nạn nhân bị ngộ độc có thể qua đường ăn uống và đường da (do bạch tuộc cắn). Thời kỳ nung bệnh qua đường ăn uống có thể từ 30 phút đến 3 giờ sau khi ăn. Qua đường da, sau 1-5 phút có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc và có thể tử vong trong vòng 10-20 phút.

Khi bị ngộ độc, nạn nhân có triệu chứng tương tự như ngộ độc cá nóc: lúc đầu là cảm giác khó chịu, mặt đỏ và xị ra, đồng tử co rồi giãn ra, có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tay chân mỏi rũ, có khi rét run, đầu ngón tay ngón chân tê dại. Trường hợp nhiễm độc nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, sau cùng là liệt cơ hô hấp, ngừng thở, trụy tim mạch và chết rất nhanh trong vòng 4 - 24 giờ.

Năm 2004, tại tỉnh Bình Thuận có hơn 80 người dân bị ngộ độc do ăn bạch tuộc đốm xanh, trong đó 2 người đã tử vong.

Sứa biển

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Và không biết từ bao giờ, loài thủy sản này đã trở thành đặc sản ở khắp các vùng biển ba miền Bắc Trung Nam. Nếu ở Thái Bình là gỏi sứa, Quảng Ninh có nộm sứa, lẩu sứa, miền Trung có canh sứa cá rô, Nha Trang – Khánh Hòa có bún sứa…

Theo các nhà dinh dưỡng, sứa biển không chỉ là món ăn lạ, ngon miệng, mà còn rất tốt cho cơ thể, giải nhiệt, chữa chóng mặt, nhức đầu nhất là trong cái nắng sớm đầu hè. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, người đang cho con bú thì đây là liều thuốc hữu hiệu chống lại chứng nóng trong do căng sữa gây ra.



Tuy nhiên, khi còn sống, sứa biển lại chứa rất nhiều độc tố. Nếu sứa vồ phải người hoặc vô tình chạm phải, con người sẽ bị dị ứng. Ở thể tối cấp, tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê.

Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sữa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù Quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu. Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Còn ở thể nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.

Như vậy, để có thể chế biến thành công món ngon sứa biển, theo các chuyên gia, chất độc của loài vật này chỉ có thể được tiết ra ngoài khi ngâm qua ba lần trong nước muối và phèn. Khi đó, thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Sứa chỉ nên sử dụng khi thịt đã trở nên dai hơn và không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.

Trang Anh (tổng hợp)

Công bố 5 kỷ lục sống lâu nhất Việt Nam

vietnamnet.vn
Cập nhật 13/09/2011 12:21:42 PM (GMT+7)
 
Ngày 12/9/2011 tại TP. HCM, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam chính thức công bố 5 kỷ lục sống lâu nhất Việt Nam trong “Hành trình Bách niên trường thọ S100”.
 
1. Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam là cụ Nguyễn Thị Trù (SN 1893) ở xã Đa phước, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Cụ Trù sinh được 11 người con, hiện cụ đang sống với người con trai út tên Nguyễn Hữu Phương (SN 1942. Chứng minh thư của cụ và quyển sổ hộ khẩu gia đình tất cả đều ghi rõ cụ Nguyễn Thị Trù sinh ngày 4 tháng 5 năm 1893. Như vậy, năm 2011 này cụ Trù đã 118 tuổi, và tính đến thời điểm hiện nay cụ Trù là người lớn tuổi nhất Việt Nam.
 
Cụ Nguyễn Thị Trù năm nay đã tròn 118 tuổi.

Cụ Trù vẫn còn khá minh mẫn. Cụ kể về thời còn xuân trẻ từng tham gia đào hầm, nấu cơm tiếp tế lương thực cho bộ đội đánh thực dân Pháp rồi đánh Mỹ-Ngụy. Mọi người dân trong ấp đều thán phục bởi cụ có sức khoẻ rất dẻo dai mà ăn uống lại đạm bạc, đơn giản nhưng điều độ, mỗi bữa cụ ăn 2 chém cơm.

Đặc biệt cụ, chỉ ăn rau mọc trong vườn và cá đánh bắt ngoài đồng, ngoài sông. Vì theo cụ, những thứ này ít bị nhiễm hóa chất của sản xuất và chăn nuôi nên sẽ ít bị bệnh tật hơn. Bởi vậy con cháu hiếm khi nhìn thấy cụ bị ốm đau, cụ bảo từ nhỏ đến giờ chưa phải uống đến viên thuốc nào. Hiện nay, hằng ngày cụ Trù vẫn có thể làm được các công việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn ghế và nấu cơm giúp con cháu.

Nói về bí quyết sống lâu, cụ Trù cho biết: “Không có bí quyết gì cả, hãy thương yêu giúp đỡ mọi người, đừng gây thù oán với ai và nếu có thể thì hãy làm từ thiện, như vậy tâm hồn sẽ được thanh thản là sống lâu thôi”.

2. Cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam là cụ Huỳnh Văn Lạc (sinh năm 1901) số nhà 98/1, khu phố 2, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM. Theo đúng khai sinh thì đến thời điểm này cụ Lạc đã tròn 110 tuổi.
 
Cụ Huỳnh Văn Lạc đã tròn 110 tuổi.

Ở độ tuổi không chỉ xưa nay hiếm, cụ Lạc nói chuyện rất vui vẻ có pha chút hóm hỉnh, hài hước. Cụ nói, để có được sức khỏe như hôm nay cụ luôn tạo cho mình một phong cách sống thoải mái, vô tư, coi trọng đạo lý... Tính tham lam, nhỏ nhen và bon chen là nguyên nhân giảm tuổi thọ.

3. Tỉnh Long An là địa phương có 9 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống thọ trên 100 tuổi.

Mẹ Nguyễn Thị Vĩnh (SN 1911) sinh được 8 người con. Tính đến ngày giải phóng mẹ đã có 6 người con hy sinh, hiện mẹ sống tại ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Mẹ Nguyễn Thị Cẩn (SN 1910) có 4 người con hy sinh khi tuổi còn rất trẻ (3 người chưa lập gia đình); Mẹ Nguyễn Thị Chanh (SN 1909) sinh được 10 người con (gồm 7 trai và 3 gái). Mẹ có 3 người con hy sinh và hiện nay mẹ đang sống với con cháu ở xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; Mẹ Lâm Thị Tơ (SN 1907) có 3 người con trong đó có 2 người đã anh dũng hy sinh. Hiện nay mẹ sống trong căn nhà tình nghĩa thuộc ấp Bình Tây, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An;

Mẹ Lê Thị Định (SN 1910) có ba người con thì cả ba người đều hy sinh. Hiện nay mẹ sống tại xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cùng với các con của anh Trịnh Văn Đo – một người con của mẹ; Mẹ Phạm Thị Chín (SN 1912) sinh được 6 người con, trong đó có 3 người con đã anh dũng hy sinh. Mẹ Chín hiện đang sống tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Mẹ Nguyễn Thị Hai (SN 1911), mẹ sinh được 6 người con và có 3 người đã anh dũng hy sinh. Hiện mẹ sống tại khóm 1A thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Mẹ Nguyễn Thị Huỳnh (SN 1910) sinh được 4 người con (3 trai và 1 gái), lớn lên tất cả đều tham gia cách mạng, 3 người con trai đều hy sinh. Hiện nay mẹ sống với con gái là Nguyễn Thị Được tại xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Mẹ Lại Thị Ngữ (SN 1908) có người con trai duy nhất là anh Huỳnh Văn Quao đã anh dũng hy sinh năm 1969. Mẹ vẫn sống bằng nghề gói bánh tét tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

4. Cặp song sinh cao tuổi nhất Việt Nam là cụ Cụ Vi Thị Các và Vi Thị Đắc (SN 1911) tại thôn Cam Chú, xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, trong một gia đình nghèo. Cuộc sống thời trẻ của các cụ gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, lúc nhỏ cùng bố mẹ đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Chính điều đó đã tạo cho các cụ thói quen ưa lao động cho đến tận bây giờ, dù tuổi đã cao.
 
Hai cụ VI Thị Các và Vi Thị Đắc hơn 100 tuổi, cặp song sinh sống lâu nhất Việt Nam.

Cụ Vi Thị Các có 4 người con, người con cả sinh năm 1936 đã qua đời năm 2009. Hiện cụ sống cùng người con trai thứ hai là Nguyễn Thanh Luyện, sinh năm 1940. Cụ Vi Thị Đắc có 5 người con, hai trai, ba gái. Người con cả của cụ sinh năm 1931 cũng đã qua đời năm 2007. Hiện cụ đang ở cùng vợ chồng người con trai thứ năm Nguyễn Văn Ất với các con và cháu. Dù tuổi đã cao, trí nhớ cụ Các và cụ Đắc hãy còn tốt, đặc biệt hai cụ có thể tự chăm sóc bản thân và vệ sinh cá nhân như thay quần áo, tắm giặt…

5. Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam là cụ Huỳnh Văn Lạc 110 tuổi (sinh năm 1901) và cụ bà Nguyễn Thị Lành 106 tuổi (sinh năm 1905) tại số nhà 98/1, khu phố 2, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh. Hai cụ lấy nhau năm 1929, lúc bấy giờ cụ Lạc 28 tuổi còn cụ Lành 24 tuổi, tính đến năm 2011 các cụ đã có 82 năm chung sống bên nhau. Các cụ nói, thời xưa người ta thường kết hôn ở độ tuổi còn rất trẻ, so với thanh niên trong làng thì các cụ lấy nhau rất muộn, vì cụ Lạc mồ côi cha mẹ, còn cụ Lành là con út, kinh tế gia đình khó khăn, chần chừ mãi rồi hai cụ mới cưới nhau.
 
Cụ Huỳnh Văn Lạc và Cụ Nguyễn Thị Lành đã có 82 năm chung sống.

Chia sẻ về kinh nghiệm của 82 năm chung sống, cụ Lạc nói: “Trong cuộc sống vợ chồng phải biết nhường nhịn nhau, tuyệt đối tránh cãi nhau và đặc biệt phải biết chia sẻ cùng nhau khi có niềm vui cũng như nỗi buồn. Hãy sống hòa nhã với mọi người, luôn tạo niềm vui trong cuộc sống, đừng để buồn phiền chế ngự lương tâm, duy trì tập thể dục thường xuyên và sinh hoạt phải điều độ…”

“Hành trình Bách niên trường thọ S100” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam thực hiện như là một góc nhìn và sự lựa chọn của cộng đồng Kỷ lục gia và Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam về những giá trị hiện có của đất nước con người Việt Nam.
Quang Tùng - Phan Mạnh/vtc.vn

Nín thở chờ đỉnh dịch tay chân miệng

Tiền Phong Online:
16:00 | 10/09/2011

Nín thở chờ đỉnh dịch tay chân miệng

> Phòng chống bệnh tay-chân-miệng bằng thảo dược
> TT-Huế: Một bệnh nhi tử vong nghi mắc tay, chân, miệng

TP - Dịch tay chân miệng đang có chiều hướng hạ nhiệt, nhưng đỉnh dịch vào tháng 10 được dự báo rất nghiêm trọng.

Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N
Dịch tay chân miệng đã hạ nhiệt nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: L.N.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, đỉnh điểm đầu tháng 6, mỗi tuần có 500 ca mắc, nay khoảng 300 ca. Hiện TPHCM ghi nhận 8.343 bệnh nhi mắc tay chân miệng, cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và có số ca tử vong cao nhất nước với 24 ca. Trong nửa tháng qua, số ca mắc đã chững lại .

Theo bác sĩ Tăng Chí Thượng- Giám đốc BV Nhi đồng 1, trong ngày hôm qua (9-9) chỉ còn 136 bệnh nhân nội trú, trong đó có 26 ca của TPHCM, còn lại từ các tỉnh chuyển lên.

Tại BV Nhi đồng 2 và BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, số ca nhập viện do mắc tay chân miệng cũng hạ nhiệt. Bệnh viện Nhi đồng 2 còn 125 ca điều trị nội trú và phân nửa của các tỉnh chuyển về. BV Bệnh Nhiệt đới hồi sức cho 14 bệnh nhi mắc tay chân miệng trong ngày 9-9, trong khi hồi tháng 6 - 7 trung bình 25-30 ca/ngày.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó chủ tịch UBND quận 8 cho hay, ý thức phòng bệnh của người dân có chuyển biến đáng kể sau nhiều đợt ra quân tuyên truyền biện pháp phòng ngừa. Kiểm tra 82 điểm trường vừa qua cho thấy 52 điểm trường thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, 16 điểm trường thực hiện khá và 1 điểm trường chưa đạt.

Ông Lê Trường Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định bệnh dịch tay chân miệng ở TPHCM và khu vực phía Nam có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bệnh dịch có thể bùng phát trong tháng 10 tới nên không thể chủ quan.

“Mỗi năm thường có 2 đỉnh bệnh dịch tay chân miệng vào các tháng 4 - 5 và 9 -10. Đợt dịch vừa qua đã lên cao nhưng đừng nghĩ rằng đợt dịch tới sẽ chìm xuống”. Ông Giang đề xuất phải lắp đặt vòi nước, xà phòng cho tất cả trường học mầm non, tiểu học và giáo dục để trẻ rửa tay.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, các trường đã có kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh và có đầy đủ thông tin dịch bệnh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy gần 30% ca mắc tay chân miệng là trẻ đến trường. Phó bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua cho rằng, cần thay đổi hành vi phòng ngừa dịch bệnh của người dân và tập trung phòng dịch ở trường học và cộng đồng.

Hôm qua, ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các quận huyện tiếp tục ra quân phòng chống dịch bệnh, bởi mặc dù số ca giảm nhưng nguy cơ dịch bùng phát vẫn khó lường. Ông Thuận chỉ đạo Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men điều trị và hỗ trợ bệnh nhân các tỉnh chuyển về; tập huấn cho bệnh viện ở 24 quận huyện ứng phó với dịch.

Lê Nguyễn

* Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 30-8, toàn tỉnh có 4.117 người mắc bệnh chân miệng, trong đó 19 ca tử vong.

* Cháu trai Đào Văn Bình 45 tháng tuổi ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tử vong hôm 8-9 sau 2 ngày bị bệnh tay chân miệng. Đây là người thứ hai ở Hậu Giang chết vì bệnh này.

Mạnh Thắng - Gia Thọ

Bài thuốc chữa hóc xương gia truyền

bee.net.vn

Sau 24h khỏi liền hóc xương gà

11/06/2009 12:16:26
Có một phương pháp chữa hóc xương gà mà bệnh nhân chỉ cần ngậm 3 hạt muối, uống 3 ngụm nước rồi xoay chiếc đèn dầu 3 vòng.  Đó là bài thuốc "chữa mẹo" của bà Trần Thị Lệ, 81 tuổi ở số nhà 16A, tổ 3, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Được truyền nghề lúc lên 6 tuổi
Bà Lệ cho biết, năm lên 6 tuổi bà đã không may bị hóc xương gà. Mẹ bà áp dụng biết bao bài thuốc chữa mẹo mà không khỏi. Trong lúc thập tử nhất sinh, người hàng xóm mách, ở vùng dân tộc thiểu số nằm tít sâu trong huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có ông thầy tên Nguyễn Văn Cương có bài chữa mẹo rất giỏi.
Hai mẹ con đã lặn lội mất nửa ngày mới tìm tới được nhà ông Cương. Tới nơi, không nói không rằng, ông Cương chỉ ngón tay vào mặt bà Lệ rồi gõ vào đầu 3 cái, xoay chiếc đèn dầu 3 vòng, cho bà ngậm 3 hạt muối và uống 3 ngụm nước rồi ông niệm câu thần chú gì đó, vậy mà tới đêm cái xương đâm vào họng của bà tự biến mất.
Quá bất ngờ trước bài chữa mẹo rất đơn giản, mẹ con bà đã cảm ơn ông Cương 1 con cá thu và 1 thúng gạo tám thơm. Tuy nhiên, ông Cương chỉ nhận 1 nửa con cá thu và một nửa thúng gạo tám.

Bà Lệ đang biểu diễn mẹo chữa hóc xương gà
Bà Lệ đang biểu diễn mẹo chữa hóc xương gà
Câu chuyện tưởng chỉ dừng lại ở đó, khoảng 1 tháng sau, ông Cương đã tìm tới nhà bà Lệ chơi và tâm sự với mẹ bà: "Tôi đã chữa trị cho bao người nhưng vẫn chưa thể tìm cho mình một truyền nhân hội tụ đủ 4 yếu tố là: Tâm, nhân, đức và tài. Tôi biết mình chỉ còn sống được 2 năm là mất. Tôi nhìn thấy đứa con gái của bà hội tụ những đức tính đó". 
Biết được ý định tốt của ông Cương, mẹ bà vẫn từ chối với lý do: “Con bé mới 6 tuổi, nó còn rất ngây thơ, biết gì mà truyền nghề". Nhưng sau rất nhiều lần  bị thuyết phục, cuối cùng bố mẹ của bà cũng đồng ý để cho ông Cương truyền nghề cho con gái.

"Cấm hỏi!"
Theo chân chị Nguyễn Thị Hòa ở phố chợ Khâm Thiên, Hà Nội bị hóc xương gà, chúng tôi đến nhà bà Lệ để mục sở thị cách bà chữa cho người bệnh. Khi chị Hoà tới, không nói không rằng bà Lệ mang chiếc ghế, chỉ cho người bệnh ngồi xuống, sau đó bà mang chiếc đèn dầu cũ kỹ, 3 hạt muối, một cốc nước để trước mặt người bệnh.
Theo quan sát của phóng viên, bà Lệ cầm chiếc đèn dầu xoay 3 vòng rồi bảo bệnh nhân uống 3 ngụm nước, đưa 3 hạt muối dặn cứ 3 giờ ngậm 1 hạt. Tới 12 giờ đêm hôm đó, chị Hòa đã đẩy được chiếc xương gà ra khỏi họng.
Không những chữa hóc xương gà, xương cá cho người mà bà Lệ còn chữa hóc xương gà, xương cá cho chó, mèo. Anh Tuấn nhà ở 25 tổ 4  phường Kim Liên cho biết: "Trong dịp Tết Kỷ Sửu vừa qua, chú chó Phú Quốc mà tôi mua với giá 30 triệu đồng không may bị hóc xương gà rất nặng.
Khi mang nó tới nhà bà Lệ, không nói không rằng, bà Lệ cũng mang chiếc đèn dầu ra xoay 3 vòng, cho nó uống nước rồi niệm thần chú. Vậy mà tới chiều, con chó đã khỏi hẳn".
Lý giải về bài thuốc chữa mẹo của mình, bà Lệ bật mí: "Nếu làm đúng như bà dặn thì nặng như hóc xương gà chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ sẽ khỏi còn nhẹ như hóc xương cá thì chỉ mất 6 giờ đồng hồ.
Có một điều tối kỵ, nếu bệnh nhân muốn khỏi bệnh, khi hóc xương gà, xương cá, tới nhà bà thì cấm chào, cấm hỏi. Nguyên tắc khác là không bao giờ nhận tiền của bất cứ là ai"- bà Lệ quả quyết.
Chủ tịch phường Kim Liên: Đây là biệt tài kì lạ!
Ông Bùi Minh Hoàng (chủ tịch UBND phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Ở phường Kim Liên các anh cứ hỏi thăm nhà bà Lệ thì từ người già tới trẻ con ai nấy đều rất nhiệt tình chỉ tận nơi. Vì quá nổi tiếng với bài chữa hóc xương gà bằng mẹo nên trong địa bàn phường hễ ai hóc xương gà, xương cá… thì không cần phải tới bệnh viện, cứ gặp bà Lệ là sẽ khỏi. Bà Lệ chưa nhận bất cứ một đồng tiền công của ai bao giờ.
  • Quang Tới (KHĐS)
  •  
  • Bài thuốc chữa hóc xương của cụ bà 80 tuổi

    VTC News: 28/06/2009 09:47
    Xưa nay, “hóc xương gà, sa cành khế” vẫn được xem là hai loại tai nạn nguy hiểm và khó chữa trị nhất. Ấy vậy mà, đã hơn 70 năm nay, cụ Trần Thị Lệ (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) chỉ với một “bài thuốc” bí truyền đã chữa được cho rất nhiều người.
    Bài thuốc “đặc biệt” này chỉ đơn giản là cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu đã cũ kỹ 3 lần là bất kể người hay vật bị mắc xương gà, xương trâu, xương cá hay kim chỉ, râu tôm, giây cao su… đều qua khỏi một cách nhẹ nhàng.
    Được truyền nghề từ 6 tuổi Hôm chúng tôi tìm đến nhà thì cụ Trần Thị Lệ đang đi vắng. Hỏi mãi, cậu cháu nội học lớp 7 mới chịu “tiết lộ” là bà đang đi chia lộc. Tưởng nhà vừa có giỗ nên bà cụ đi phát lộc cho mọi người, hóa ra là có một bệnh nhân ở Phố Huế (Hà Nội) bị mắc xương gà tìm đến cụ và được cụ chữa cho khỏi, nhưng vì cụ không bao giờ lấy tiền của ai nên anh ta mang quà đến cảm ơn. Và đã thành thói quen, cứ mỗi lần có ai đó biếu quà cụ lại cất công đi khắp khu phố để phân phát cho mọi người.

    Bài thuốc chữa hóc xương của cụ bà 80 tuổi
    Cụ Lệ cho biết bài thuốc bí truyền này ông Cương học được từ những người dân tộc thiểu số, cụ chữa bệnh không lấy tiền của.
    Phải chờ gần một tiếng đồng hồ mới thấy cụ thong dong trở về. Không biết ai đó đã báo trước cho cụ biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu thông tin viết bài mà cụ lên tiếng trước: “Tiếc quá! các anh đến thì tôi lại phát hết lộc mất rồi. Nãy giờ đi các nhà để phát lộc thì nhà nào cũng đi vắng, tôi phải cất công lên tận đồn công an của phường, biếu cho các anh công an ở đó”. Cụ Lệ kể, cụ sinh ra ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhưng từ nhỏ đã được mẹ đưa về nhà ông ngoại ở Hương Khê (Hà Tĩnh) để sống. Cạnh nhà ông ngoại cụ có một ông tên Nguyễn Văn Cương, nhà có 5 người con cả trai cả gái. Ông Cương lúc đó đã nổi tiếng khắp vùng về tài chữa hóc xương (tất cả các loại xương) bằng một bài thuốc mẹo. Do đó, nhà ông lúc nào cũng tấp nập khách vào ra.
    Một lần, ông Cương sang nhà cụ chơi rồi đặt vấn đề với mẹ cụ xin phép được truyền nghề cho cụ Lệ. “Hồi đó tôi mới lên 6 tuổi, nhỏ dại lắm chả biết gì. Ông Cương sang bảo với mẹ tôi: “Mợ ơi! con giờ chỉ sống được 2 năm nữa là con chết, mợ cho con truyền nghề cho con Lệ vì không ai có thể có đủ điều kiện để truyền nghề được như con Lệ”. Mẹ tôi bảo, “trông thầy da dẻ hồng hào, khỏe mạnh thế kia thì chết sao được mà chết. Thầy đừng nói ghở thế! Sao thầy có 5 đứa con mà thầy lại không truyền cho ai cả?”.
    Ông ấy trả lời, “làm cái nghề này phải có đủ: Tâm – đức – tài. Thiếu một trong những yếu tố đó thì không thể làm được. Nhà con tuy có những 5 đứa con nhưng đứa được cái này thì lại mất cái kia...”. Mẹ tôi lại bảo. Tôi chỉ được mỗi mình cái Lệ là gái, nhỡ thầy truyền nghề cho nó rồi nó không biết làm gây nên chuyện thất đức thì sao? “Ông ấy nằng nặc đảm bảo rằng, ông ấy truyền nghề này cho tôi là để cho tôi tích nhân tích đức cho con cháu về sau...” – cụ Lệ thật lòng tâm sự. Thầy Cương phải thuyết phục mãi, cuối cùng mẹ cụ Lệ mới chịu cho cụ sang học nghề. Bài học chỉ đơn giản với mấy thao tác nhỏ nhưng phải mất 2 năm, cụ Lệ mới tự chữa bệnh được. Cụ vừa biết chữa bệnh cũng là lúc thầy Cương trút hơi thở cuối cùng, ngày giờ ông ra đi chính xác đến từng phút giây như lúc sinh thời ông tiên đoán.
    “Đây là làm việc nghĩa cứu người, do đó mà một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ nhận tiền của ai. Cũng vì thế mà chúng tôi có được một ân huệ thật đặc biệt là có thể biết được thời điểm nào chúng tôi sẽ qua đời để chọn thời điểm mà truyền nghề cho phù hợp. Như tôi, sau này khi nào biết chỉ còn sống trên trần gian này được 2 năm nữa thì tôi mới tìm truyền nhân để truyền nghề” – cụ Lệ giải thích vì sao mình đã ngoài 80 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu truyền nghề cho ai đó? Khỏi hóc xương sau 12 giờ Cụ Lệ bật mí, bài thuốc bí truyền chữa hóc xương gà này thực chất là một bài thuốc mẹo rất đặc biệt mà thầy cụ là ông Cương học được từ những người dân tộc thiểu số sau một lần bị hóc xương gà đến thập tử nhất sinh. Kể cho chúng tôi nghe các bước chữa bệnh, cụ Lệ không quên nhắc đi nhắc lại một điều cực kỳ tối kỵ đó là người bệnh khi đã ngồi vào ghế để chữa là không được nói chuyện với cụ hoặc không được hỏi han những người xung quanh.
    Người ở gần khi đến nhà cụ chữa bệnh, khi gặp cụ chỉ cần gật đầu chào là cụ biết. Còn nếu ở xa, khi cụ đến, người bệnh chỉ cần lấy chiếc áo mà mình hay mặc nhất rồi lòn một ngón tay vào trong giơ lên là cụ biết người đó bị mắc xương gì.
    Bài thuốc chữa hóc xương của cụ bà 80 tuổi
    Cụ giơ ngón tay trỏ lên chỉ thẳng trước mặt bệnh nhân rồi lẩm bẩm điều gì đó.
    Một điều đặc biệt khác, cho dù bệnh nhân bị hóc bất kỳ loại xương gì, cụ đều có thể chữa được nếu người đó mới bị hóc xương trong vòng 6 ngày trở lại. Qua đến ngày thứ 7 là cụ cũng phải “bó tay”. Khi chữa, nếu tuân thủ đúng những gì cụ dặn, thì nặng như hóc xương gà chỉ trong vòng 12giờ đồng hồ là bệnh sẽ tự khỏi một cách nhẹ nhàng, không đau đớn và nhẹ như xương cá, râu tôm là chỉ cần 6 giờ sau là khỏi hẳn. Đang trò chuyện thì có bệnh nhân Nguyễn Văn Hoàng (12 tuổi) nhà ở phố Lương Văn Can (Hà Nội), tìm đến nhờ cụ chữa. Bệnh nhân bị hóc xương cách đây 3 ngày, đã đi một số nơi khám, uống thuốc nhưng chưa khỏi. Được một người bà con xa mách cho đến đây tìm cụ nên vội vàng đến ngay. Nghe thấy thế, cụ Lệ cáo lỗi, bỏ dở câu chuyện với chúng tôi để bắt tay ngay vào công việc quen thuộc mà gần 80 năm nay cụ vẫn làm để giúp người. Theo quan sát, khi bệnh nhân vừa yên vị xuống ghế, cụ đi một vòng quanh người bệnh nhân rồi sau đó nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế đối diện với bệnh nhân. Cụ giơ ngón tay trỏ lên chỉ thẳng vào mặt bệnh nhân rồi lẩm bẩm điều gì đó trong miệng.
    Sau đó, cụ đưa cho bệnh nhân cốc nước lọc đã chuẩn bị sẵn bảo bệnh nhân uống đúng 3 ngụm. Bệnh nhân vừa dứt ngụm nước thứ 3 thì cụ đưa tay xoay chiếc đèn dầu Hoa Kỳ làm bằng sứ không dầu, đã cũ kỹ 3 vòng rồi đưa cho bệnh nhân một hạt muối bảo bệnh nhân bỏ vào miệng ngậm.
    Sau đó, cụ đưa thêm cho bệnh nhân 2 hạt muối và dặn: “3 tiếng đồng hồ sau cậu tự tay bỏ một hạt muối này vào miệng và ngậm. 3 tiếng sau lại ngậm tiếp 1 hạt muối như thế... sau hạt thứ 3 một thời gian ngắn chắc chắn chiếc xương mà cậu đang hóc kia sẽ “xuống””. Đến 22h đêm hôm đó, bệnh nhân Hoàng đã đẩy được chiếc xương gà ra khỏi họng. Cụ tâm sự, đến bây giờ cụ vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác của một đứa bé lên 6 tuổi, lần đầu tiên chữa thành công cho một ca bệnh bị mắc xương trâu. Hôm đó, có một gia đình ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khiêng lên một bà cụ ngoài 70 tuổi, bị hóc xương trâu đã 6 ngày liền tưởng chừng như đang “thập tử nhất sinh”. Khiêng vào đến nơi, thầy cụ không ra tay mà để cho cụ tự chữa.
    Cụ cũng chỉ làm theo các bước thầy hướng dẫn không ngờ một ngày sau thì bệnh nhân đó khỏi bệnh. Khỏi phải nói, gia đình bệnh nhân mừng hơn bao giờ hết. Cả nhà họ mang đến hai con cá thu rất to và 10 kg gạo tám thơm để tạ ơn. Thầy cụ, sẻ đôi số quà ra, biếu lại gia đình bệnh nhân một nửa. Nửa còn lại thầy chia đôi, cho cụ một nửa mang về. Đã hơn 70 năm qua, cụ Lệ không còn nhớ là mình đã chữa cho bao nhiêu người qua khỏi tai nạn hóc xương. Và cụ cũng lấy làm mãn nguyện vì dù chưa bao giờ nhận của ai bất cứ một đồng tiền nào nhưng cuộc sống của cụ lúc nào cũng sung túc, con cái trưởng thành. Đó là cái đức lớn lao nhất mà cụ có được sau ngần ấy năm làm việc nghĩa. Theo Gia đình & Xã hội

TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG PHÌ ÐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN LÀNH TÍNH


Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN (Khoa Ðông y - Viện Quân y 108)

Phì đại tiền liệt tuyến lành tính (Prostatic hypertrophy, PH) hay còn gọi là tiền liệt tuyến tăng sinh là một bệnh thường gặp ở nam giới khi tuổi bắt đầu cao và đang có xu hướng gia tăng. Trên lâm sàng, bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ... với mức độ ngày càng nặng dần theo thời gian và cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận nếu như không được điều trị kịp thời, hợp lý và hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, bệnh này thuộc phạm vi các chứng như Long bế, Lâm chứng, Tinh long... với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do rối loạn công năng một số tạng phủ như phế, tỳ, can, thận dẫn đến hậu quả bàng quang không được khí hóa đầy đủ mà phát sinh thành bệnh. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc uống trong hoặc ngâm ngoài, cổ nhân còn chú ý sử dụng các biện pháp không dùng thuốc, trong đó có vấn đề tự lựa chọn và day bấm một số huyệt vị châm cứu nhằm dự phòng tích cực và hỗ trợ điều trị. Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình cụ thể để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

1. Xoa bụng dưới

Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải chừng 30 vòng, sao cho tại chỗ ấm lên là được. Thao tác này có tác dụng trợ dương khí cho hạ tiêu (làm ấm vùng bụng dưới), giúp quá trình khí hóa bàng quan (kích thích co bóp và làm giãn cơ thắt cổ bàng quang) được thuận lợi, nhờ đó mà việc bài tiết nước tiểu được thực hiện dễ dàng.

2. Day bấm huyệt Khí hải

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Khí hải trong 1 phút. Vị trí huyệt Khí hải: Ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa cơ thể (ảnh 1). Theo y học cổ truyền, Khí hải là bể của sinh khí, là nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho sự sống, có công dụng điều khí, bổ thận dương, làm ấm hạ tiêu, nhờ đó giúp cho chức năng khí hóa bàng quang được thực hiện. Y thư cổ Thái ngải thiên viết: "Khí hải là biển của sinh khí, nó chủ trị được tất cả các bệnh".

3. Day bấm huyệt Quan nguyên

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Quan nguyên trong 2 phút. Vị trí huyệt Quan nguyên: Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể. "Quan" có nghĩa là cái chốt đóng cửa, ý muốn nói là chỗ hiểm yếu; "Nguyên" có nghĩa là mới đầu, to lớn. Vì huyệt vị này là nơi chứa đựng nguyên khí, là nguồn năng lượng rất lớn cần cho sự sống nên được gọi là Quan nguyên. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.

4. Day bấm huyệt Lợi niệu

Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day bấm huyệt Lợi niệu trong 2 phút. Vị trí huyệt: Ở dưới rốn 2,5 tấc hay chính là trung điểm của đường nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu. Ðây là một tân huyệt (huyệt mới), còn gọi là huyệt Chỉ tả, có công dụng chữa các chứng bệnh như bí tiểu, tiểu rắt, đái dầm, đi lỏng do viêm ruột... Theo kinh nghiệm của nhiều nhà châm cứu, có khi chỉ cần day bấm duy nhất huyệt vị này cũng đủ để cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, miễn sao phải xác định chính xác vị trí huyệt và tác động đúng kỹ thuật. Nghĩa là, sau khi tìm được huyệt thì dùng ngón tay day đều theo chiều kim đồng hồ rồi từ từ bấm với một lực tăng dần kết hợp với rặn tiểu tích cực. Thông thường nếu xác định đúng huyệt thì việc đi tiểu sẽ dễ dàng hơn, tia nước tiểu mạnh hơn.

5. Day bấm huyệt Âm lăng tuyền

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền: Là điểm gặp nhau ở chỗ lõm sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua lồi củ trước xương chày, phía dưới bên trong đầu gối (ảnh 2). Ðây là huyệt vị nằm trên đường kinh tỳ, có khá nhiều công dụng, trong đó có khả năng điều hòa bàng quang nên thường được dùng để chữa một số chứng bệnh thuộc đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm, tiểu không tự chủ. Cổ nhân thường sử dụng phối hợp với hai huyệt Khí hải và Tam âm giao.

6. Day bấm huyệt Tam âm giao

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt Tam âm giao: Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 tấc (ảnh 3). "Tam" có nghĩa là ba, "âm" trái với dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân, "giao" có nghĩa là chỗ gặp nhau, huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba đường kinh âm nên gọi là Tam âm giao. Ðây là huyệt có liên hệ mật thiết với ba tạng Tỳ, Can và Thận, Tỳ và Thận lại có vai trò rất lớn trong việc khí hóa bàng quang nên tác động vào huyệt Tam âm giao có thể trị các bệnh thuộc hệ tiết niệu và sinh dục, trong đó có các chứng trạng như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm... Trên thực tế, các nhà châm cứu thường dùng Tam âm giao phối hợp với huyệt Trung cực và Thủy đạo hay Quan nguyên, Trung cực và Dương lăng tuyền để trị liệu chứng Long bế.

7. Day bấm huyệt Thái khê

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Thái khê trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt Thái khê: Ở điểm giữa của đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong (ảnh 4). Ðây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường kinh Thận, có công dụng bổ thận âm, làm mạnh lưng gối, làm khỏe dương khí, nhờ đó mà tăng cường chức năng khí hóa của bàng quang, giúp cho việc bài tiết nước tiểu được dễ dàng.

8. Xát cột sống thắt lưng

Dùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng, xát lên xuống chừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là đạt yêu cầu (ảnh 5). Thao tác này có tác dụng kích thích các du huyệt nằm dọc hai bên cột sống, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi.

Xoa bóp - massage - châm cứu

BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH VIÊM TÚI MẬT
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
CÁCH DAY BẤM HUYỆT PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH SUY GIẢM THỊ LỰC  Tác giả
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe

Tự chữa một số bệnh về tiểu tiện

ykhoanet.com

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
Nếu bị tiểu tiện khó khăn hoặc không tiểu được sau phẫu thuật, có thể lấy tỏi tươi bóc hết vỏ, giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào đầu đường niệu. Sau 3-5 phút, tình trạng trên sẽ bị giải trừ. Nếu nhỏ một lần chưa có hiệu quả tốt thì nhỏ lần thứ 2, chắc chắn sẽ có kết quả mong muốn.
Sau đây là một số phương pháp đơn giản khác chữa các biểu hiện khác thường về tiết niệu:
- Sỏi đường niệu: Rễ và lá cây ngô tươi mỗi thứ 60 g, nấu lấy nước uống trong nhiều ngày, sỏi sẽ mòn dần.
Hoặc: Râu ngô và kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, nấu lấy nước uống thường xuyên.
- Nước tiểu ngắn và đỏ: Khế tươi 2-3 quả giã nát, hòa với một cốc nước sôi để nguội, trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Thủy thũng do viêm thận: Ăn hành tây. Chất Meletin trong củ hành tây có tác dụng lợi niệu rất rõ rệt.
- Bí tiểu hoặc đau rát đường niệu khi tiểu: Lấy vỏ hạt đậu xanh nấu lên uống.
Hoặc: Lấy 500 g giã đỗ ép lấy nước, hòa thêm nước đường trắng vào uống, có thể lợi tiểu và hết đau rát.
- Tiểu tiện ra máu: Lấy nửa chén vỏ lụa của hạt lạc rang, nghiền thành bột, pha với nước sôi, uống thay trà.
- Di niệu ở trẻ nhỏ: Mỗi buổi sáng sớm, khi ngủ dậy, ăn một bát cháo kê (cho đường vừa phải hoặc chút muối). Ăn liên tục trong 1 tháng sẽ khỏi.
- Tiểu tiện ra máu: Lá cây cà (loại cà pháo, cà bát, cà tím) để qua năm, rang khô, nghiền thành bột, hòa với chút rượu hoặc chút nước muối loãng để uống, mỗi lần 10 g, ngày 2 lần.
- Tiểu tiện quá nhiều lần trong ngày: Dùng một trong các món ăn bài thuốc sau:
  + Tiểu hồi hương rang khô với chút muối, nghiền thành bột, ăn với bánh dày hoặc xôi nếp thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh.
  + Thịt rùa đen lượng vừa phải, nấu với thịt thỏ thành món ăn trong ngày. Ăn mấy ngày liền sẽ khỏi bệnh.
  + Lấy ruột 1 con gà trống làm sạch, đem xào lên thành món ăn.
  + Nấu xôi đậu đen ăn với gan lợn mấy ngày liền.
  + Phổi dê và thịt dê nấu cùng nhau, ăn với chút muối, gia vị hoặc nước mắm, tương...
BS Nông Thúy Ngọc, Nông Nghiệp Việt Nam

Tự chữa bệnh: 'Thập nhị đoạn cẩm' - bài tập tự chữa bách bệnh

ykhoanet.com

Bài tập 12 động tác này là một trong những bí quyết giữ sức khỏe của giáo sư Nguyễn Lân, một biểu tượng về chữ thọ trong làng trí thức Việt Nam (cụ thọ 99 tuổi). Ngoài việc giữ sức khỏe và giúp trường thọ, nó còn có tác dụng chữa nhiều bệnh tật.

Nhà giáo Nguyễn Lân lúc sinh thời.
Nhà báo Nguyễn Trương Đàn, một người quen của giáo sư Lân kể: Khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, trong một hội nghị, các phóng viên hỏi giáo sư Nguyễn Lân về bí quyết để có được sức khỏe và sự minh mẫn ở tuổi bát tuần. Cụ Lân cười, lấy ra một tờ báo: “Tôi đã trả lời phỏng vấn về điều đó trên tờ báo này. Xin được biếu chị làm kỷ niệm và thay cho câu trả lời của tôi”. Lúc đó, ông Trần Nguyên Vấn ở Ban biên tập văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam nói chen vào: “Dạ, em cũng đã đọc bài báo của thày rồi ạ. Em cũng đang thực hiện những điều thày phổ biến. Em còn nhớ, thày dặn là khi xoa bóp toàn thân, phải nhớ xoa cho cả cái ấy nữa".
Khi mọi người đã tản đi, ông Đàn đến bên cụ Lân. Cụ bảo: "Tôi trông sắc da anh, hình như anh có bệnh gì về nội tiết đấy! Tôi muốn biếu anh một bài thuốc, nếu anh chịu làm theo thì có thể tăng cường sức khỏe, làm báo được lâu dài”. Trong khoảng mười phút, ông đã học được 12 động tác trong bài thuốc mà giáo sư Lân truyền thụ. Sau này, ông mới biết mình bị bệnh tiểu đường. Khi phát hiện ra bệnh, ông Đàn vẫn vừa uống thuốc Tây, vừa tập luyện đều đặn bài tập đó. Dần dần, đường máu của ông luôn được giữ ở mức ổn định dù không còn dùng thuốc Tây thường xuyên. Sau này đọc các sách thuốc, ông Đàn mới phát hiện ra, đó chính là bài tập để tự chữa bách bệnh của người Trung Quốc có tên là “Thập nhị đoạn cẩm”, nghĩa là 12 tấm gấm. Việc luyện tập 12 động tác này lâu ngày sẽ làm cho huyết mạch lưu thông, trừ khử bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Phương pháp tập như sau:
1. Cắn răng: Hai hàm răng nhẹ nhẹ cắn vào nhau 36 lần.
2. Nuốt nước bọt: Lòng dạ thanh thản, lấy đầu lưỡi ngoáy trong mồm để nước bọt ra đầy mồm, rồi súc miệng 36 lần, nuốt nước bọt làm 3 lần và dùng ý niệm đưa nước bọt về phía đan điền (vùng dưới rốn).
3. Rửa mặt: Hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, rồi xoa lên mặt, từ hai khóe miệng lên cánh mũi ra hai bên má, lên hai bên thái dương, lại kéo xuống cằm, làm đi làm lại nhiều lần, xoa đến khi nóng là được.
4. Gõ trống trời: Hai tay bịt tai, ngón tay trỏ đặt lên trên ngón tay giữa rồi bật mạnh xuống đầu, làm 24 lần.
5. Động huyệt cao manh: Hai vai quay đi quay lại 36 lần.
6. Đỡ trời: Nắm hai tay, sau khi hít đầy khí, nín thở, đồng thời một tay xòe ra hướng lên trời, sau đó từ từ bỏ xuống, mỗi tay làm 3 lần.
7. Bắn cung phải trái: Nín hơi, tay trái đưa thẳng ra phía trước, tay phải làm động tác kéo dây cung. Tay phải tay trái đổi động tác cho nhau, làm 3 lần.
8. Xoa đan điền: Tay trái để vào chỗ thận, tay phải xoa vào đan điền, hai tay thay đổi nhau 36 lần.
9. Xoa huyệt nội thận: Nín hơi, hai tay xoa cho nóng, xoa huyệt mệnh môn (chính giữa thắt lưng, dưới đốt sống thứ 2 tính từ dưới lên) 36 lần.
10. Xoa huyệt dũng tuyền: Tay trái cầm bàn chân trái lên, tay phải xoa vào bàn chân trái 36 lần, lại đổi sang chân phải.
11. Xoa huyệt hiệp tích: Xoa khe xương ngực số 3 và số 4; 36 lần.
12. Vẩy chân: Chân trái đứng yên, chân phải nhấc lên vẩy 7 lần, lại đổi sang chân trái, vẩy 7 lần.
Đây là bài tập tối thiểu cho một người bình thường; nghĩa là một người khỏe mạnh khi có điều kiện cần luyện tập những môn thể dục mạnh khác, thập nhị đoạn cẩm chỉ là bài tập bổ sung.
Những người cao tuổi hoặc có bệnh, tùy theo hoàn cảnh, nên tập đều đặn bài này, phải kiên trì tập hằng ngày, ít nhất là một lần một ngày.
Có những người thời gian rất eo hẹp do phải đi công tác, phải thường xuyên tiếp khách khứa... Có thể chia thành nhiều phần tập vào những khoảng thời gian thích hợp trong ngày. Thí dụ: Khi đi vệ sinh, ở trong phòng toilette vẫn có thể tập các động tác từ số 1 đến số 7, chí ít là đến động tác số 5. Còn các động tác khác như xoa bóp có thể thực hiện ngay khi tắm. Lúc đó, vừa kết hợp kỳ cọ, vừa xoa bóp toàn thân, trước hết ưu tiên xoa các huyệt mà bài tập đã nêu từ động tác 8 đến động tác 10. Khi tắm, nên ngồi xuống xoa huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân, kết hợp với xoa xà phòng, kỳ cọ cả bàn chân, sẽ có cảm giác thật thú vị, hết sức dễ chịu.
Các động tác 1, 2 nếu thực hiện đều đặn sẽ rất có hiệu quả cho hệ tiêu hóa. Trước đây, ông Đàn thường bị đau đại tràng, đau dạ dày ở vùng thượng vị, táo bón... Từ khi tập đều đặn thập nhị đoạn cẩm, nhất là các động tác 1, 2 thì các chứng trên biến mất, khiến ông ăn uống rất chủ động, không phải kiêng quá mức, dùng bia rượu vẫn không hề hấn gì.
Động tác thứ 3 (rửa mặt) có thể vận dụng sáng tạo thêm, miễn là có thời gian và sức khỏe để thực hiện. Thí dụ: Có thể dùng hai ngón tay trỏ day các huyệt ở chân mũi, thời gian tùy ý, hoặc day mắt, xoa quanh miệng nhiều vòng.
Động tác 4 (gõ trống trời) cũng có thể cải tiến thêm như: kẹp hai vành tai bằng ngón trỏ và ngón giữa, xoa day nhiều lần cho nóng lên, rồi mới thực hiện tiếp các điều chỉ dẫn.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Tự chữa bệnh

TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG PHÌ ÐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN LÀNH TÍNH
TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG TÁO BÓN
TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG VIÊM HỌNG MẠN TÍNH
Tự bấm huyệt chữa bệnh u xơ tiến liệt tuyến ở người cao tuối
Tự bấm huyệt chữa ngạt mũi
Tự bấm huyệt để trị chứng đau gót chân
Tự chữa bệnh bằng Tĩnh tọa châu thiên pháp
Tự chữa liệt mặt do lạnh
Tự chữa một số bệnh về tiểu tiện
Tự chữa stress bằng phương pháp không dùng thuốc
Tự chữa stress không dùng thuốc
Tự chữa trĩ bằng bấm huyệt và thuốc Nam
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính