Trang

Mộc nhĩ chữa được một số bệnh nhưng dễ gây đầy bụng

13/06/2009 07:49:23
  - Mộc nhĩ có khả năng kết dính các chất độc hại trong cơ thể để thải ra ngoài theo đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu và có tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể.
Mộc nhĩ là loại rau khô, chế biến được nhiều món ngon như xào với các loại rau, thịt, làm nhân bánh, cuốn nem, nấu vịt tiềm, nấu lẩu...
Thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ trong 100g gồm: Protit 10,6g, lipit 0,2g, gluxit 65g, xenlulô 7g, canxi 357mg, photpho 201mg, sắt 56,1mg, B-caroten 20mg, vitamin B1 0,15mg.
Mộc nhĩ đen có thể chữa các chứng bệnh cao huyết áp
Mộc nhĩ đen có thể chữa các chứng bệnh cao huyết áp
Mộc nhĩ có giá trị bổ dưỡng cao, có nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và làm chậm sự lão hóa. Nhiều nghiên cứu còn cho biết mộc nhĩ đen có tính năng hoạt huyết, giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.
Mộc nhĩ còn có tác dụng chữa suy nhược toàn thân và thiếu máu, ho, trĩ xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, huyết áp cao, táo bón.
Cụ thể, để chữa suy nhược cơ thể người ta dùng mộc nhĩ 30g, chà là đỏ 30g sắc uống.
Chữa trĩ xuất huyết, táo bón: Mộc nhĩ 6g, hồng khô 30g nấu chè ăn.
Chữa huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc: Mộc nhĩ 30g ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường trong 1 - 2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng mộc nhĩ đen có thể chữa các chứng bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, giải độc.
Mộc nhĩ có khả năng kết dính các chất độc hại trong cơ thể để thải ra ngoài theo đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu và có tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể.
Do có nhiều công dụng như trên nên các nhà nghiên cứu khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhĩ đen.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mộc nhĩ tính hàn, những người đang bị tiêu lỏng không nên ăn nhiều, hoặc để tránh đầy bụng, có thể dùng mộc nhĩ kèm một vài lát gừng tươi.
H.A


ĂN MỘC NHĨ ĐEN CÓ THỂ CHỮA BỆNH SỎI
Tác Giả: PHAN VẮN TRUNG


datviet2.com
ĂN MỘC NHĨ ĐEN CÓ THỂ CHỮA BỆNH SỎI

PHAN VẮN TRUNG

(Theo Báo Sức khỏe - Trung Quốc)

Mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được mọi người ưa chuộng. Các chuyên gia phát hiện, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm tiêu tan dị vật và bệnh sỏi trong cơ thể người.

Những người làm các nghề như: cắt tóc, khai khoáng, thợ mộc, sửa chữa, làm đường... nếu chẳng may nuốt phải những dị vật như : sợi tóc, vỏ cứng, cát, mạt cưa, phoi kim loại... thì mộc nhĩ đen sẽ có công hiệu rất tốt. Do mộc nhĩ có tác dụng làm tan những thứ đó, nên những người làm các công việc nói trên cần phải thường xuyên ăn mộc nhĩ đen, lượng dùng không có gì hạn chế, so với việc uống còn tiện lợi hơn, kịp thời và công hiệu hơn, mà lại không xảy ra tác dụng phụ.

Ngoài ra, mộc nhĩ đen có khả năng bào mòn một cách tương đối rõ nét những dị vật do nguyên nhân bên trong cơ thể như: sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang... Sở dĩ có được tính chất đó là vì trong mộc nhĩ đen chứa nhiều chất gây men và muối thực vật. Sức hoạt động của hai chất này rất mạnh, không có hại cho cơ thể, chúng có đặc tính tăng cường sự phân tiết của các tuyến dịch đường tiêu hóa và đường tiết niệu, đồng thời "hiệp sức" cùng các chất phân tiết, gây xúc tác làm tan các viên sỏi, làm trơn thành ống để sỏi dễ thải ra ngoài. Mộc nhĩ đen còn chứa nhiều chất khoáng, cơ thể tạo ra những phản ứng hóa học mạnh đối với sỏi, làm bong, phân hóa và ăn mòn các viên sỏi, làm cho chúng bong dần và nhỏ lại, cuối cùng bị thải ra ngoài.

Những người mới bị bệnh sỏi, cứ duy trì mỗi ngày ăn 1-2 lần, các chứng đau nhức, nôn mửa, lợm giọng sẽ thuyên giảm trong vòng 2-4 ngày, viên sõi tiêu dần trong vòng 10 ngày. Trường hợp bị sỏi lâu ngày, công hiệu không được rõ lắm, nhưng nếu cứ thường xuyên ăn mộc nhĩ đen cũng rất có lợi.

ykhoanet.com

Lương y Võ Hà
Mộc nhỉ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.
Mô tả.

Mộc nhỉ đen còn gọi là nấm mèo đen hoặc là nấm tai mèo vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mạch trong nhẳn màu nâu sẩm. Mộc nhỉ đen có tên khoa học là Auricularia polytricha sacc. thuộc họ Auriculariaceae. Mộc nhỉ nguyên là một loại nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục. Gần đây, mộc nhỉ được bán trên thị trường chủ yếu được trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Thành phần.
Mộc nhỉ đen chứa nhiều chất bổ dưỡng , nhất là sinh tố và khoáng chất. Trung bình trong 100g mộc nhỉ có chứa 10,6 g protid; 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 185mg phospho; 185mg sắt; 10,03mg caroten; 0,15mgvit B1; 0,55mgvit B2; 2,7mgvit PP.
Dược tinh và công dụng.
Theo y học cỗ truyền , mộc nhỉ đen có vị ngọt, tính bình, không có độc, có tác dụng lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo , giải độc, ích khí dưỡng âm.
Căn cứ vào các y thư cỗ, Đông y đã có truyền thống dùng mộc nhỉ dưới hình thức sao khô hoặc sao đen tán bột để chữa nhiều chứng xuất huyết như băng huyết, rong kinh, trĩ lở ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu, ho ra máu. Đối với tác dụng hoạt huyết mặc dù có được ghi nhận nhưng ít khi được xữ dụng. Chỉ trong hơn hai thập niên gần đây khi các bệnh lý về động mạch vành gia tăng quá nhanh, các nhà khoa học đã đặc biệt lưu ý đến giá trị rất quý của mộc nhỉ đen qua tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ mở trong máu, ngăn chận việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch. Giáo sư Hồng chiêu Quang, một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về bệnh tim mạch và sức khoẻ người cao tuổi, là một trong nhứng người có công rất lớn trong việc quảng bá và khuyến khích sử dụng mộc nhỉ đen trong các chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn nảo. Ông đã kể lại câu chuyện như sau về khả năng kỳ diệu của mộc nhỉ đen trong việc làm sạch lòng mạch. Một bệnh nhân của ông là một Giám đốc xí nghiệp giàu có ở Đài loan. Bệnh nhân nầy bị nghẻn động mạch vành và được đưa sang Mỷ để phẫu thuật bắt cầu. Vì bệnh viện đông người bệnh, ông phải chờ ½ tháng để đến lượt mổ. Sau nửa tháng, khi được chẩn khám lại lần cuối trước khi phẫu thuật, qua X quang người ta thấy chỗ động mạch bị nghẻn đã được thông thoáng hoàn toàn. Qua nghiên cứu về chế độ ăn uống và thuốc men trong 15 ngày qua các Bác sĩ xác định kết quả trên là do người bệnh đã thường xuyên dùng mộc nhỉ đen trong thức ăn hàng ngày. Giáo sư Hồng chiêu Quang cho biết với liều lượng khoảng 10g mộc nhỉ đen nấu canh ăn hàng ngày, ăn liên tục trong 45 ngày có thể chữa được tất cả các chứng xơ vữa động mạch hoặc thiểu năng tuần hoàn nảo.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu về mộc nhỉ đen cũng quan tâm đến khả năng giải độc, khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Mộc nhỉ đen không những chỉ có tác dụng nâng cao sức miển dịch, có nhiều chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể. Vì những khả năng nầy, người ta khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhỉ đen. Cũng vậy, các Bác sĩ chuyên về vệ sinh môi trường cũng khuyên những công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng. . nên có mộc nhỉ đen trong khẫu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, những nhà nghiên cứu Hoa kỳ và Nhật bản còn cho biết trong một số loại nấm, bao gồm nấm mèo đen có một số hoạt chất chống lão hoá , nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng giải độc phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Nói chung, mộc nhỉ đen là một nguyên liệu thông dụng trong truyền thông ẩm thực của người Á Đông. Một người nội trợ khéo sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau để có những món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng lại có giá trị chữa bệnh. Sau đây là gợi ý về việc sử dụng mộc nhỉ đen cho một số trường hợp bệnh lý.
Canh mộc nhỉ đen bồi dưỡng cơ thể, giảm mở máu, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết:
Mộc nhỉ đen 10g
Thịt nạc 100g
Đại táo 5 quả
Gừng sống 3lát
Đổ vào 6 chén nước, nấu còn 2 chén; thêm gia vị vữa đủ dùng.
Cháo mộc nhỉ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị:
Mộc nhỉ đen 10g
Gạo tẻ 100g (sao vàng)
Thịt nạc 50g
Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vữa đủ dùng.
Canh mộc nhỉ, khổ qua phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường:
Mộc nhỉ 10g
Khổ qua (mướp đắng) 50g
Đậu phụ 200g
Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa bệnh lỵ mãn tính:
Mộc nhỉ đen 30g (sao khô)
Lộc giác sương 8g
Tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.
Chữa phụ nử bị rong kinh, băng huyết:
Mộc nhỉ đen sao đen, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu ấm.
Chữa bệnh trĩ lở loét, chảy máu:
Mộc nhỉ đen sao khô, tán bột. Uống mỗi ngày 3lần, mỗi lần 3g với nước ấm.
Chú ý: Những người thể tạng hư hàn, hay đầy bụng hoặc hay đi tiêu lỏng khi dùng mộc nhỉ đen nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua trên lửa.


ykhoanet.com

Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam  

Đỗ đen góp phần chữa sỏi tiết niệu.

Để chữa sỏi ở bàng quang, lấy râu ngô 60 g, lá bầu 30 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi với 400 ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 250 ml. Chia 4-5 lần uống trong ngày. Uống trong 7-10 ngày.

Một số bài thuốc chữa sỏi bàng quang khác:
- Vỏ bí xanh 40 g, ô mai 12 quả. Vỏ bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cùng ô mai, đem đun nước uống như bài trên.
- Giá đậu xanh 60 g, đậu đỏ hạt nhỏ 30 g, trạch tả 18 g. Các vị thuốc trên rửa sạch, cho vào nồi sắc lấy 250 ml nước, chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 10 ngày.
- Đậu đen 40 g, lá diếp cá cho vào nồi thêm 350 ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 10-15 ngày.
- Mộc nhĩ đen 40 g, hoa hồng 30 g, hạt mào gà 20 g. Cho các vị thuốc trên vào nồi, thêm 350 ml nước, sắc lấy 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 10 ngày.
- Lá diếp cá 20 g, lá mã đề 15 g, kim tiền thảo 25 g, mộc nhĩ đen 10 g. Sắc và uống như bài trên.
Sỏi ở niệu đạo
- Kim tiền thảo 80 g, phục linh 30 g. Cả 2 vị phơi khô, thái nhỏ, cho vào ấm, chế 200 ml nước sôi và ủ kín, sau 20 phút uống được, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền 10 ngày.
- Rau khúc 100 g, giá đậu xanh 100 g, cả 2 vị rửa sạch, cho vào nồi, thêm 200 ml nước, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, khi chín cho bệnh nhân ăn cả nước lẫn cái lúc đói, ngày 1 lần, cần ăn liền 10-15 ngày.
- Lá cối xay 10 g, kim tiền thảo 15 g, mã đề 10 g. Cho các vị thuốc vào nồi, thêm 300 ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 250 ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 10 ngày.
- Rễ cỏ tranh 20 g, kim tiền thảo 15 g, cây cối xay 5 g, lá ngô 30 g. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc lấy 300 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống 10 ngày.
BS Ngọc Khôi, Sức Khỏe & Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét