Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, không thể vận hóa thủy cốc.
Cách trị: Tư bổ tì vị, sáp tràng, chỉ tả.
Đơn thuốc: Tam vị chỉ tả tán.
Công thức: Sơn dược 150g, Kha tử nhục 60g, Thạch lựu bì 60g.
Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.
Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 nǎm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ǎn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ǎn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loát đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ǎn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ǎn uống có hơi tǎng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức nǎng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.
Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức nǎng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ǎn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: "Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ǎn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch... Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt". Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.
Viêm loét đại tràng
Biện chứng đông y: Tì khí hư nhược, kèm huyết ứ.
Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: ích khí bổ tì hóa ứ thang
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 15g, Dĩ nhân 30g, Sơn dược 15g, Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đan bì 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.
Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.
Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.
Công thức: Đào nhân 15g, Đan bì 10g, Xích thược 10g, Ô dược 15g, Nguyên hồ 10g, Cam thảo 10g, Xuyên khung 15g, Đương qui 15g, Linh chi 10g, Hồng hoa 10g, Chỉ xác 10g, Hương phụ 15g, Công anh 50g, Tra thán 50g, Hoàng liên 10g, Xa tiền 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 nǎm, trung bình đã mắc bệnh một nǎm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.
Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.
Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, Can khương 6g, Cam thảo (nướng) 6g, Ngũ vị tử 6g, Khổ sâm 6g, Ngô thù du 6g, Phá cố chỉ 10g, Tam lǎng 6g, Bạch truật 10g, Vân tàm sa 30g, Địa du 10g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử 10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 nǎm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tǎng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ǎn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ǎn kém, sợ ǎn mỡ, ǎn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường cǎng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn rǎng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tǎng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một nǎm, bệnh nhân không bị tái phát.
VIÊM ĐẠI TRÀNG
www.thaythuoccuaban.com
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa, Đại tràng là cơ quan phụ trách việc tống cặn bã và khí độc xuống dưới rồi bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi độc khí giáng xuống bị trở ngại sẽ nghịch lên làm cho ngực bụng đầy tức, đại tiện táo, hoặc nát, khó đi, hoặc phân nhỏ đi không thoải mái, đại tràng co thắt, dùng thang "VDT co thắt" và viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" là bệnh khỏiviêm đại tràng, viem dai trang, đại tràng
Nếu cứ ăn đồ sống lạnh là bị đi ngoài dùng, đầy bụng khi đang bị nhai vài viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" bụng lập tức dễ chịu, hết đi ngoài. Nếu uống vài tháng thì Tỳ, Vị, Đại tràng khỏe mạnh ăn gì cũng được.
Nếu Bụng trướng cấp bách, sôi bụng, có lúc khó đại tiện, có lúc đại tiện trong phân lẫn nhầy nhớt trắng và đỏ, phiền táo uất ức là viêm đại tràng kèm Can vượng tỳ hư dùng thang "VĐTCan vượng tỳ hư" cùng với "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN" là khỏi.
Nếu đại tiện lỏng ngày 4-5 lần, kéo dài lâu không khỏi, đói mà không muốn ăn, mỏi mệt yếu sức, vùng lưng ê mỏi, lưỡi đỏ, mạch huyền tế là do, hoặc miệng khô, người gầy, nóng, là do Tỳ thận âm hư dùng bài "VĐT tỳ thận âm hư" cùng viên "VIÊM ĐẠI TRÀNG HOÀN".
VIÊM ĐẠI TRÀNG 120 000 đ/hộp/dùng trong 7 ngày
Thuốc thang VDT các loại 55.000 - 70. 000 đ/ thang
Những bệnh nhân ở xa thuốc được gửi theo đường bưu điện
Mối liên quan giữa viêm đại tràng co thắt và viêm hang vị dạ dày
Viêm đại tràng co thắt và viêm hang vị dạ dày là 2 bệnh rất thường gặp trong đời sống. Theo thống kê của phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cho thấy có tới 20% bệnh nhân đến khám mắc hội chứng VĐT co thắt, trong đó người lớn tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, nữ mắc nhiều hơn nam. Các bệnh nhân bị VĐT co thắt có nguyên nhân rất đa dạng: do nhiễm khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống, yếu tố tinh thần...Triệu chứng điển hình nhất của các bệnh nhân này là: đau bụng, buồn đi ngoài, đại tiện không thoải mái, đi xong vẫn muốn đi tiếp, phân lúc táo lúc lỏng, thành bụng có khi sờ thấy quai ruội nổi, kèm theo có thể đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn thức ăn lạ, chua cay, lạnh, khi căng thẳng thằn kinh, cơn đau thường giảm sau khi đi đại tiện. Bệnh thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho nên người bệnh thường gầy yếu, xanh xao, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, làm bệnh nhân buồn phiền lo lắng về bệnh tật. Như một vòng xoắn bệnh lý, bệnh lại càng nặng hơn. Việc điều trị bằng thuốc tây y cũng chỉ là giải quyết các triệu chứng.
Theo YHCT thì viêm đại tràng co thắt là do can khí không thông suốt hoặc thấp tà cản trở dẫn đến đường tiêu hoá cũng bị bế tắc, khi đường tiêu hoá bị bế tắc thì trọc khí không giáng xuống được mà trào ngược lên, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận tiêu hoá phía trên nó. Trên cơ sở lý luận như vậy, phòng khám đông y Nguyễn hữu Toàn đã cho các bệnh nhân đang khám và điều trị bệnh VĐT co thắt đi nội soi dạ dầy, tá tràng kết quả là trên 80% bệnh nhân có hội chứng trào ngược và bị viêm hang vị dạ dầy mà bệnh nhân không hề hay biết. Viêm hang vị dạ dày có khi phát triển âm thầm mà không có triệu chứng gì, hoặc các triệu chứng nghèo nàn làm bệnh nhân dễ bỏ qua, chỉ được phát hiện khi bệnh đã gây các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày tá tràng, ung thư hóa… Việc điều trị viêm hang vị dạ dày thường ít mang lại hiệu quả vì 60 – 80% trường hợp tái phát trong vòng 2-5 năm. Cho nên việc phát hiện sớm là một điều rất có ý nghĩa.
Với lý luận và thực tế lâm sàng như vậy có thể thấy một sự liên quan giữa bệnh VĐT co thắt và bệnh viêm hang vị. Bệnh viêm hang vị dạ dày dễ xảy ra ở những người bị VĐT co thắt và ngược lại. Vì thế việc điều trị cần phải chú ý đến vấn đề đó để điều trị bệnh dứt điểm và toàn diện. Bệnh cũng cần được phân biệt với các bệnh lý khác ở đại tràng như bệnh viêm đại tràng mãn, cũng có các triệu chứng giống như viêm đại tràng co thắt nhưng là bệnh có tổn thương thực thể tại đại tràng, được chẩn đoán xác định nhờ các xét ngiệm cận lâm sàng.
Việc điều trị, đối với những bệnh hay tái phát, dễ trở thành mãn tính như bệnh VĐT co thắt, VĐT mãn, hội chứng ruột kích thích thì YHHĐ cũng chỉ giải quyết tốt các đợt cấp của bệnh. Vì thế VĐT co thắt vẫn là mối lo lắng bệnh không thể chữa khỏi của hầu hết bệnh nhân.
Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn bằng phương thuốc “Thông tràng kiện vị phương ” qua thực tiễn lâm sàng từ năm 2002 đến nay điều trị cho hơn 1230 bệnh nhân viêm đại tràng co thắt và viêm hang vị dạ dày (trong đó có khoảng 80% bệnh nhân bị bệnh kết hợp), thấy kết quả điều trị là: khỏi 55%, đỡ 35%, đỡ ít 5% không đỡ 5%. Có thể thấy, với kết quả điều trị còn hạn chế của YHHĐ đối với bệnh VĐT co thắt thì việc lựa chọn phương pháp triều trị YHCT đang ngày càng chiếm ưu thế. Thuốc an toàn, chữa vào gốc của bệnh nên không chỉ có tác dụng làm giảm, làm hết các triệu chứng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa mà còn điều trị triệt để giúp bệnh khỏi hoàn toàn hoặc hạn chế số lần bệnh tái phát, điều mà thuốc tân dược bó tay, mở ra một hi vọng mới trong việc giải quyết căn bệnh này. Để biết thêm thông tin về việc điều trị bệnh này cũng như được tư vấn về các bệnh khác bạn có thể tham khảo tại trang web của phòng khám www.thaythuoccuaban.com .
Tham khảo thêm về bệnh viêm đại tràng, các bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh viêm đại tràng
Điều trị viêm đại tràng
Thủ phạm gây viêm đại tràng mạn
Chế độ ăn cho bệnh viêm đại tràng mạn tính
Thủ phạm gây viêm đại tràng co thắt
Thuốc Đông y trị viêm đại tràng
Trà dược phòng, chống viêm đại tràng
Đông y trị viêm đại tràng
Vị thuốc trị viêm đại tràng
Chế độ ăn chữa bệnh viêm đại tràng
Kinh nghiệm chữa viêm đại tràng
Hỏi đáp bệnh viêm đại tràng
Ăn uống với người viêm đại tràng
Các vị thuốc chữa bệnh viêm đại tràng
Mật gấu, Tác dụng của Mật gấu chữa trị bệnh viêm đại tràng ...
Tăng cường tiêu hoá chữa được các bệnh đau dạ dầy, viêm đại tràng mãn, kiết lỵ lâu ngày không khỏi. Mật gấu, Hùng đởm, mat gau, hung dom - vị thuốc 5. ...
Đông y chữa bệnh
*****************************************
Cải bắp, Tác dụng của Cải bắp trị bệnh viêm đại tràng...
... ruột tá (tá tràng) viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên người ta phải dùng nước ép Cải bắp tươi. ...
Đông y chữa bệnh
*****************************************
Vối - Cleistocalyx operculatus, Tác dụng của Vối - trị bệnh viêm đại tràng ...
Thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. ...
Đông y chữa bệnh
*****************************************
Quế chi gia thược dược đại hoàng thang,bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng...
Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người bụng cǎng muốn đi ngoài nhưng khó đi, những người viêm trực tràng, hẹp trực tràng, viêm đại tràng, bí đại tiện ...
Đông y chữa bệnh
*****************************************
Các huyệt vị chữa bệnh viêm đại tràng
Huyệt Quang môn, vị trí huyệt Quang môn chữa trị bệnh đại tràng ...
ổ bụng là đại tràng ngang. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn ...
*****************************************
Huyệt Thạch quan, vị trí huyệt Thạch quan trị bệnh đại tràng ...
Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, đại tràng ngang. Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và ...
*****************************************
Huyệt Ngũ khu, vị trí huyệt Ngũ khu, tác dụng huyệt Ngũ khu chữa bệnh đại tràng
Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mach ngang, phúc mạc, đại tràng. Thần kinh vận động ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét