Nên đo đường huyết ở đầu ngón tay hoặc cẳng tay - Ảnh: getty images |
(TNTT>) Một trong những nỗi băn khoăn thường xuyên nhất của bệnh nhân tiểu đường là làm sao giữ cho mức đường huyết luôn ổn định. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, biết tự theo dõi đường huyết tại nhà là cách tốt nhất....
Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng trên thế giới. Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng của tiểu đường típ 1 (thường xảy ra ở người trẻ - có thể do gien, virus hay tự kháng thể…), tiểu đường típ 2 là hệ quả của thói quen ăn uống không khoa học của nhiều người. Bệnh tiểu đường nếu không được quan tâm điều trị, điều chỉnh chế độ ăn, người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng thần kinh, tim mạch… Để phòng ngừa, người bệnh cần biết phương pháp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, mỡ trong máu; ăn kiêng hợp lý; tập thể dục đều đặn và dùng đúng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
BSCK1 Nguyễn Thị Ánh Vân, Phó trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, khuyến cáo: bệnh nhân đái tháo đường nếu biết cách tự theo dõi đường huyết tại nhà sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường máu sau bữa ăn, điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống và tập luyện, điều chỉnh liều insulin phù hợp, tránh xảy ra cơn hạ đường huyết hay tăng đường huyết nguy hiểm.
Tự theo dõi tại nhà
Để làm được việc này, trước hết bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết cá nhân. Những máy này rất nhỏ gọn, dễ sử dụng và có thể đem theo khi di chuyển. Đo đường huyết có thể thực hiện tại vị trí đầu ngón tay hoặc cẳng tay, nên đo trước và sau các bữa ăn. Đôi khi, bạn ăn món gì lạ hoặc đi dự tiệc cũng nên đo đường huyết ngay sau đó. Trước hoặc sau khi tập thể dục, buổi tối trước khi đi ngủ cũng là thời gian tuyệt vời để đo đường huyết. Tùy theo từng người có thể đo đường huyết 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình. Xử lý khi bị tăng hoặc hạ đường huyết
Có những lúc nào đó, bạn ăn một món lạ hoặc sau bữa tiệc ở nhà… làm đường huyết thay đổi bất thường, thì xử lý như thế nào? Bác sĩ Ánh Vân đưa ra những phương pháp xử trí như sau:
Hạ đường huyết đường huyết < 70mg/dl: Nên cho bệnh nhân uống các loại nước chứa đường hấp thụ nhanh như: nước ngọt, nước ép trái cây, sữa có đường, nhai kẹo… Sau khi hết các triệu chứng, nếu gần đến bữa ăn chính thì chờ đến bữa ăn luôn, nếu còn lâu mới đến thì ăn thêm một khẩu phần ăn bột đường khoảng 15gram (tương đương 1 trái chuối nhỏ, ½ trái bắp, 1 củ khoai, 1 lát hoặc ½ ổ bánh mì…). Nếu người bệnh chưa tỉnh, nên đến cơ sở y tế cấp cứu.
Tăng đường huyết sau các bữa ăn là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường. Với người bình thường, tăng đường huyết cũng là một hiện tượng bất lợi cho sức khỏe, làm người đó có nguy cơ mắc tiểu đường và một số bệnh khác. Để tránh tình trạng này, người bị tiểu đường nên cố gắng ổn định lượng bột đường trong mỗi bữa ăn. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, bột đường hấp thụ chậm, khẩu phần thức ăn vừa đủ, ăn đủ rau, có bữa phụ.
Nếu vẫn bị tăng đường huyết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sau khi tập thể dục, bệnh nhân đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, để tránh tình trạng này, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên ăn thêm lượng bột đường 15-30gram sau mỗi 30 phút tập các môn thể thao, ăn thêm bữa phụ vào buổi chiều nếu có chơi thể thao vào buổi tối.
BSCK1 Nguyễn Thị Ánh Vân, Phó trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, khuyến cáo: bệnh nhân đái tháo đường nếu biết cách tự theo dõi đường huyết tại nhà sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường máu sau bữa ăn, điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống và tập luyện, điều chỉnh liều insulin phù hợp, tránh xảy ra cơn hạ đường huyết hay tăng đường huyết nguy hiểm.
Tự theo dõi tại nhà
Mục tiêu kiểm soát đường huyết Đường huyết lúc đói: 80-110 mg/dl Đường huyết sau ăn 2 giờ: 80-144 mg/dl HbAlc < 6,5% Không bị xảy ra cơn hạ đường huyết. |
Có những lúc nào đó, bạn ăn một món lạ hoặc sau bữa tiệc ở nhà… làm đường huyết thay đổi bất thường, thì xử lý như thế nào? Bác sĩ Ánh Vân đưa ra những phương pháp xử trí như sau:
Hạ đường huyết đường huyết < 70mg/dl: Nên cho bệnh nhân uống các loại nước chứa đường hấp thụ nhanh như: nước ngọt, nước ép trái cây, sữa có đường, nhai kẹo… Sau khi hết các triệu chứng, nếu gần đến bữa ăn chính thì chờ đến bữa ăn luôn, nếu còn lâu mới đến thì ăn thêm một khẩu phần ăn bột đường khoảng 15gram (tương đương 1 trái chuối nhỏ, ½ trái bắp, 1 củ khoai, 1 lát hoặc ½ ổ bánh mì…). Nếu người bệnh chưa tỉnh, nên đến cơ sở y tế cấp cứu.
Tăng đường huyết sau các bữa ăn là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường. Với người bình thường, tăng đường huyết cũng là một hiện tượng bất lợi cho sức khỏe, làm người đó có nguy cơ mắc tiểu đường và một số bệnh khác. Để tránh tình trạng này, người bị tiểu đường nên cố gắng ổn định lượng bột đường trong mỗi bữa ăn. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, bột đường hấp thụ chậm, khẩu phần thức ăn vừa đủ, ăn đủ rau, có bữa phụ.
Nếu vẫn bị tăng đường huyết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sau khi tập thể dục, bệnh nhân đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, để tránh tình trạng này, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên ăn thêm lượng bột đường 15-30gram sau mỗi 30 phút tập các môn thể thao, ăn thêm bữa phụ vào buổi chiều nếu có chơi thể thao vào buổi tối.
Nguyễn Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét