Dược Đông Á - dap.vn
Gần đây, hiểu biết bệnh ung thư đã có một bước đột phá nhờ các tiến bộ về sinh học. Tiến trình sinh học ung thư ngày càng hiểu rõ hơn ở mức độ phân tử, làm cơ sở cho một liệu pháp hóa trị mới: Liệu pháp nhắm đích phân tử (Moleculaly Targeted Therapies) hay liệu pháp trúng đích.
Liệu pháp điều trị (LPĐT) là dùng các loại thuốc để khoá sự tăng trưởng và lan tràn của ung thư, can thiệp vào các phân tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung thư và sự tăng trưởng của khối u. Đa số các liệu pháp này còn ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng hoặc ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. LPĐT được nghiên cứu để dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các liệu pháp khác như hóa trị.
Các thuốc LPĐT ứng dụng trong điều trị ung thư trực tràng (UTTT)
Phân tử nhỏ ức chế dẫn truyền
Herceptin (trastuzumab) - được FDA công nhận là loại LPĐT đầu tiên (1998), hiện đang được thử nghiệm lâm sàng đối với UTTT.
Gliver hay gleevec (Imanitib): tháng 2/2002, FDA phê chuẩn; tháng 5/2003, EU phê chuẩn; tháng 7/2003, Nhật Bản phê chuẩn gilver trong điều trị UTTT không mổ được hoặc đã di căn xa.
Ertitux (cetuximab): công nhận năm 2004, có vai trò trong UTTT di căn, đã thất bại với phác đồ hoá trị khác.
Các thuốc kháng sinh mạch:
Avastin (bevacizumab) được FDA (2004) công nhận là loại thuốc kháng sinh mạch đầu tiên, dùng điều trị UTTT di căn khi các phác đồ hoá trị khác thất bại.
Thuốc kháng sinh mạch cản trở sự phát triển các mạch máu mới nuôi dưỡng khối ung thư. Nghĩa là phương pháp này có thể “bỏ đói” các khối u bằng cách cắt đứt đường dẫn máu đến nuôi chúng. Sự sinh mạch trong một khối u được điều hòa vài hoá chất do cơ thể sản sinh để kích thích tế bào sửa chữa các mạch máu bị hư hại hoặc tạo ra mạch máu mới. Thuốc kháng sinh mạch ức chế các chất này. Kết quả là các khối u sẽ tan dần đến kích thước thật nhỏ và “ngủ yên”.
Xạ trị trong UTTT
Năm 1890, thế giới bắt đầu ứng dụng tia X của Roentgen và tia gamma của Marie Curie vào điều trị ung thư. Từ 1983 –1987, thử nghiệm tia xạ lâm sàng trước - sau mổ của tổ chức nghiên cứu điều trị ung thư châu Âu - EORTC đã xác nhận hiệu quả của tia xạ trong điều trị UTTT.
Xạ trị trước mổ với mục đích:
- Làm giảm tỷ lệ di căn và tái phát tại chậu hông;
- Làm giảm kích thước khối u và di căn hạch vùng trước mổ;
- Làm giảm tỷ lệ viêm ruột do ruột non ít dính vào chậu hông hơn;
- Lợi dụng tính chất đáp ứng tia xạ tốt hơn do tế bào ung thư được cung cấp oxy đầy đủ.
Có thể phối hợp xạ trị cả trước và sau mổ làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ. Tuy vậy, tia xạ trước mổ bệnh nhân chịu đựng tốt hơn tia xạ sau mổ. Ngoài ra, ở những trung tâm lớn, xạ trị trong khi mổ cũng đã được ứng dụng cho khối u lớn. Xạ trị trong mổ có thể tránh được tổn hại các cơ quan bằng cách chọn lọc. Kết hợp với xạ trị trước mổ làm giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm sau 5 năm.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị UTTT
Một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn được thêm vào kho vũ khí chống bệnh ung thư là liệu pháp miễn dịch hay liệu pháp sinh học. Ngày nay, liệu pháp miễn dịch được xem như là “mô thức thứ tư” hay là vũ khí thứ tư chống ung thư. Ba mô thức kia là phẫu trị, xạ trị và hóa trị. Liệu pháp này dùng cả khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Liệu pháp miễn dịch có khi được dùng riêng lẻ nhưng thường được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ (nghĩa là dùng cùng lúc hoặc tiếp sau các liệu pháp khác) để giúp thêm tác dụng chống ung thư của liệu pháp chính. Lĩnh vực này trong vài năm trở lại đây đã có những bước tiến đáng kể.
Phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng và bảo tồn thần kinh tự động vùng chậu (ANP)
Năm 1979, Heald là nguời có công đầu tiên phát hiện ra trực tràng có mạc treo. Bằng nghiên cứu của mình, ông đã mô tả mạc treo trực tràng gồm 2 lá ôm lấy phần bóng trực tràng và ống hậu môn như 2 mông của trẻ con. Những kết quả nghiên cứu của ông và các tác giả khác sau này đã khẳng định có sự hiện diện của tế bào ung thư trong mạc treo trực tràng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tái phát ung thư sau mổ. Từ năm 1982 đến năm 1987, luận điểm của ông được thế giới công nhận và nhiều tác giả khác đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này.
Nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét