Trang

Ngủ trưa và chu kỳ sinh học của cơ thể

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một giấc ngủ trưa thanh bình
Ngủ trưa hay giấc ngủ trưa là tình trạng của cơ thể con người rơi vào giấc ngủ ngắn hay chợp mắt vào ban ngày, chủ yếu là tập trung vào thời điểm buổi trưa, sau bữa ăn trưa hoặc có cảm giác buồn ngủ vào lúc trưa. Bản chất của ngủ trưa là nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa, có hoặc không kèm theo giấc ngủ.[1] Đây cũng là một thói quen không thể thiếu ở các nước nhiệt đới đó là cách giúp nhịp độ lao động thích nghi với điều kiện khí hậu và nhu cầu sinh lý[2], giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc 8 tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và những người già.[3] Một giấc ngủ trưa hợp lý và đúng cách sẽ đem lại rất nhiều ích lợi cho con người.

Mục lục

Chu kỳ sinh học

Ngủ trưa là một hoạt động chu kỳ bình thường của con người - cứ 24 giờ, con người lại có 2 quãng thời gian dành cho trạng thái ngủ sâu - một lần vào lúc 2 - 4h sáng và lần còn lại vào khoảng 10 tiếng sau, tức là 13 - 15h chiều. Nếu sáng ngủ dậy muộn, thì cơn buồn ngủ trưa sẽ đến muộn hơn và ngược lại với người dậy sớm.[3]

Tác dụng

Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích như giúp giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung, giảm bệnh tim mạch, đặc biệt cân bằng lại hoạt động của não bộ[4]. Đặc biệt, đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm. Một giấc ngủ ngắn trong ít phút sẽ giúp cho chúng ta bớt đi cảm giác buồn ngủ.[1][5]
Về mặt sinh học, khi làm việc liên tục không có lúc nghỉ thì cơ thể sẽ tích tụ sự mệt mỏi. Sự gắng sức không những làm tiêu hao sinh lực mà còn tạo ra nhiều hóa chất cặn bã và chất độc làm tê liệt hệ thần kinh. Tác hại này chỉ có thể được giải trừ bằng một giấc ngủ đầy đủ.[6]. Trong một ngày, hoạt động trí não của con người thường giảm dần đến 13h và tăng trở lại vào khoảng 17h-21h. Như vậy, giấc ngủ trưa giúp con người thích ứng với nhịp độ sinh học.[2]

Cách thức ngủ trưa

Thời gian

Tiêu chuẩn của một giấc ngủ hợp lý là 20 phút.[2][7][8] Tuy nhiên, số lần ngủ (một, hai hay ba), thời lượng ngủ (5 phút cho tới hơn 30 phút) tuỳ thuộc vào thời gian biểu, nhu cầu hay sở thích của mỗi người.[1]
Một giấc ngủ ngắn trong 20 phút sẽ thêm tỉnh táo, tăng khả năng tập trung. Một giấc ngủ kéo dài 90 phút sẽ đưa bạn vào một giấc ngủ sâu, kích thích sự sáng tạo. Còn nếu ngủ rất sâu, không bị đánh thức suốt lúc ngủ và vượt 90 phút thì sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm. Cố gắng không ngủ hơn 45 phút vì khi thức dậy, sẽ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không được tỉnh táo. Và một giấc ngủ lý tưởng nhất là chỉ nên trong vòng 20 phút.[3]

Tư thế

Tư thế ngủ cũng không bắt buộc phải nằm dài ra trên giường, ta có thể dựa lưng, ngả đầu ra phía sau để “chợp mắt”. Và cách tốt nhất là thả lỏng cơ thể (chân tay không được bắt chéo), giãn đều các cơ bắp, nhắm mắt lại và thở nhịp nhàng.[1] Trước khi ngủ, không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no. Không nên ăn xong là nằm xuống ngủ ngay, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 10 phút mới đi ngủ trưa. Khi ngủ phải nằm với tư thế đầu cao chân thấp và nằm nghiêng về bên phải. Như vậy sẽ giảm bớt áp lực cho tim. Có những người khi ngủ gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn, như vậy sẽ đè nén con ngươi mắt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, gục đầu xuống bàn ngủ sẽ đè nén lồng ngực, ảnh hưởng đến hô hấp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh, khiến cho hai bả vai và hai cánh tay bị tê, đau nhói, hoa mắt, chóng mặt.[9]
Ngoài ra các yếu tố như bóng tối, độ ấm, âm thanh nhẹ sẽ giúp ngủ nhanh và ngon hơn.[2][9] Ở Việt Nam, những công nhân nghèo phải làm việc cật lực và giấc ngủ trưa của họ diễn ra ngắn và không đảm bảo các yêu cầu của giấc ngủ.[10]

Chú thích

  1. ^ a b c d Ngủ trưa và những điều chưa biết - Sức khỏe - Dân trí
  2. ^ a b c d Nghệ thuật ngủ trưa
  3. ^ a b c 7 nguyên tắc cho giấc ngủ trưa - VTC News
  4. ^ Tại sao ngủ trưa khiến bạn thông minh hơn?
  5. ^ Vì sao nên ngủ trưa? | dinhduong
  6. ^ Thuốc bổ không bằng... ngủ trưa - Sức khỏe - Dân trí
  7. ^ Ngủ trưa bao lâu thì vừa? | Thanh Niên Online
  8. ^ Mednick, Sara C.; Mark Ehrman (December 2006). Take a Nap! (ấn bản First printing). New York, NY, USA: Workman Publishing. ISBN 978-0-7611-4290-4.
  9. ^ a b http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2008/6/93981.cand
  10. ^ Rớt nước mắt xem công nhân ngủ trưa - Tin tức trong ngày

vnexpress.net - Thứ ba, 13/2/2007, 09:48 GMT+7

Đồng hồ sinh học thực ra là gì?

Tất cả các sinh vật sống đều có các chu kỳ hoạt động hằng ngày được biết đến dưới tên gọi "nhịp điệu thường nhật". Các nhịp điệu này được điều khiển bởi một hệ thống kiểm giờ bên trong hay còn gọi là đồng hồ sinh học.
Hệ thống này cảm nhận được khi một ngày bắt đầu và kết thúc. Ở thực vật, đồng hồ sinh học truyền tín hiệu khi nào thì chúng tăng trưởng. Ở người, đồng hồ sinh học giúp điều hòa các thay đổi về huyết áp, thân nhiệt và sự tỉnh táo vốn thay đổi tùy thời gian trong ngày.
Những nhịp điệu thường nhật này phụ thuộc vào ánh sáng chứ không phải thị giác. Rõ ràng là, một bông hồng nhạy cảm với ánh sáng nhưng nó không thể nhìn thấy. Cũng giống như thực vật, con người chúng ta có những tế bào cảm nhận ánh sáng đặc biệt gọi là "tế bào nhận kích thích ánh sáng". Những tế bào này phát ra tín hiệu khi ánh sáng tác động lên chúng. Ở động vật có vú, tế bào nhận kích thích ánh sáng được biết đến duy nhất nằm ở hai mắt.
Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng những tế bào nhạy cảm với ánh sáng này có tác dụng "cài đặt" các nhịp điệu thường nhật trong cơ thể chúng ta. Thế nhưng, mặc dù các tế bào nhận kích thích ánh sáng của chúng ta nằm ở mắt, cũng không nhất thiết phải thấy đường mới cảm nhận được nhịp điệu thường nhật. Nhiều người mù vẫn có nhịp điệu thường nhật bình thường.
(Theo Kiến thức ngày nay)


Từ 7 đến 9 giờ là thời điểm thích hợp dùng bữa sáng mà không sợ béo (ảnh minh họa)
Từ 7 đến 9 giờ là thời điểm thích hợp dùng bữa sáng mà không sợ béo (ảnh minh họa)

'Tận dụng' đồng hồ sinh học của cơ thể

Thứ sáu, 25/03/2011, 06:00 AM (GMT+7)
(Suc khoe) - Khi nào nên uống thuốc, hẹn gặp bàn chuyện công việc và tập luyện thể thao? Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn sẽ đưa ra những lời chỉ dẫn đúng nhất.

 
Ngay khi bình minh một ngày mới bừng lên, bạn thức dậy lo toan hành trang đi làm (đi học). Trong khi đêm xuống, cơ thể tự động giảm dần cường độ hoạt động để chuẩn bị cho giấc ngủ. Thói quen này phần lớn phụ thuộc vào đồng hồ sinh học. Nó quy định nhịp hoạt động tất cả cơ quan nội tạng của cơ thể, theo đó hoạt động của những cơ quan quan trọng gia tăng vào những thời điểm cụ thể, gia tăng sản xuất hoóc-môn hay gia tăng năng lực trao đổi chất.
Một khi đã biết chính xác cơ chế này hoạt động thế nào, bạn có thể sắp xếp thời gian biểu làm việc một ngày phù hợp với cơ chế đó. Nhờ thế vừa cải thiện được cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Dưới đây là những chỉ dẫn khả dĩ giúp bạn đạt được mục đích.
Buổi sáng
Quãng 5 giờ, cơ thể bắt đầu điều chỉnh thích nghi với nhịp ban ngày nhanh hơn. Thân nhiệt tăng dần và tăng tốc sản xuất hoóc-môn – nhất là testosteron. Chính vì tác động của sự gia tăng đột biến hoóc-môn này, đa số đàn ông thèm muốn "chuyện ấy" vào buổi sáng.
Giữa 5 giờ và 7 giờ, nhu động ruột gia tăng. Trường hợp hay bị táo bón – đây là thời điểm lý tưởng nhất để "ghé thăm" nhà cầu.
Khoảng 6-7 giờ, đa phần mọi người đều tỉnh táo. Đã đến lúc có thể làm việc nghiêm túc, bởi não bộ đã có thể hoạt động với cường độ cao nhất. Tuy nhiên phải lưu ý! Chớ bao giờ đụng đến thuốc lá hoặc rượu. Lý do: Các chất độc hại tiềm ẩn trong hai thứ có thể thâm nhập vào máu với tốc độ nhanh gấp hai lần bình thường.
Từ 7 đến 9 giờ là thời gian thích hợp cho bữa sáng giàu chất bột. Những gì bạn ăn vào thời điểm này "không chảy xuống vòng ba", mà biến thành năng lượng.
Giữa 9 và 10 là thời điểm nguy cư bệnh tim quậy phá cao nhất. Để hạn chế rủi ro, hãy uống biệt dược theo chỉ định của bác sĩ (thí dụ thuốc hạ áp huyết).
Buổi trưa
Từ 10 đến 12 giờ, cái gọi là trí nhớ ngắn hoạt động tốt nhất, năng lực tập trung cực cao và dễ xoay sở với stress. Hãy tận dụng cơ hội này, để dành cho những cuộc gặp quan trọng. Trường hợp không kịp giải quyết những vẫn đề đó trước 13 giờ, hãy gác lại vào buổi chiều muộn.
'Tận dụng' đồng hồ sinh học của cơ thể - 1
Từ 10 đến 12 giờ là thời gian năng lực tập trung cực cao (ảnh minh họa)
Quãng 11 giờ, tìm lấy lại sự trẻ trung – nó sẽ duy trì phong độ cao đến 13 giờ.
Sau 12 giờ là thời gian dành cho bữa trưa. Thực phẩm sẽ không tồn đọng lâu trong dạ dày, bởi sản xuất dịch tiêu hóa gia tăng ngay đầu giờ buổi chiều. Còn sau đó (từ 13 giờ đến 15 giờ) là thời điểm các chất dinh dưỡng được tiêu hóa tốt nhất.
Buổi chiều
Sau 13 giờ, cơ thể có khả năng đề kháng tốt nhất với cảm giác đau đớn. Trường hợp có răng sâu, đây chính là thời điểm lý tưởng để gõ cửa bác sĩ nha khoa.
Giữa 13 giờ và 15 giờ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Hãy tận dụng thời gian này cho công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung cao độ.
Sau 16 giờ, hãy trở về công việc tích cực. Khi ấy não bộ hoạt động năng suất cao. Quá trình "chế biến" thông tin gom nhặt trước đó diễn ra nhanh chóng. Chúng được tập kết vào bộ nhớ dài hạn – chính kiến thức và mọi ký ức được lưu giữ tại đây.
Giữa 16 và 18 giờ, cần dành, dù chỉ 30 phút, cho bài thể dục thư giãn. Đó là thời điểm có thể vươn tới phong độ tốt nhất. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể vẫn diễn ra hoàn hảo, vậy nên bạn có thể nhanh chóng đốt cháy dự trữ năng lượng dư thừa.
Sau 17 giờ, có thể hẹn gặp bạn nhậu. Là thời điểm cơ thể có thể hào phóng nhất với rượu bia, quả thận có khả năng thải loại chất độc nhanh nhất.
'Tận dụng' đồng hồ sinh học của cơ thể - 2
Lúc 22 giờ là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi (ảnh minh họa)
Buổi tối
Từ 18 giờ, cơ thể bắt đầu giảm dần cường độ hoạt động. Nhịp độ trao đổi chất và sản xuất dịch tiêu hóa trong dạ dày giảm thiểu. Tốt nhất không nên chậm trễ với bữa ăn tối, bởi dạ dày có thể không kịp tiêu hóa trước thời điểm leo lên giường ngủ. Trường hợp ngược lại sẽ làm rối loạn thời gian nghỉ đêm.
Sau 19 giờ, áp huyết hạ. Là thời điểm thích hợp để uống thuốc hạ cholesterol (tác dụng lâu dài của thuốc kéo dài cho tới sáng – thông qua giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các sự cố tim – mạch). Khả năng đề kháng với cảm giác đau của cơ thể cũng giảm thiểu vào thời điểm này. Vậy nên đối tượng bị bệnh thấp khớp sẽ có thể cảm thấy một số triệu chứng khó chịu.
Quãng giữa 20 và 21 giờ, cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh tốt nhất. Trường hợp phải sử dụng, đây chính là thời điểm thích hợp.
Đêm
Lúc 22 giờ, cần đặt lưng xuống giường, bởi cơ thể cần 7-8 tiếng để hồi phục bằng giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả.
Giữa 23 và 24 giờ, sản xuất hoóc-môn của cơ thể sụt giảm (cả hoóc môn đảm trách nỗ lực đối đầu với stress) trong khi làn da "tự làm mới" tích cực.
Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, cơ thể mẫn cảm nhất với giá lạnh – vậy nên là thời điểm để mắt đến các ô cửa sổ.
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, phổi tự phục hồi, lượng dịch do niêm mạc phổi tiết ra cũng gia tăng. Các triệu chứng do viêm xoang, viêm – ngạt mũi có thể gia tăng vào thời điểm này.
(Theo Tri thức trẻ)



Tạo hóa đã lắp sẵn cho mỗi người chiếc đồng hồ sinh học hoạt động theo chu kỳ 24/24 giờ. Nó điều tiết hoạt động của não và các bộ phận trong cơ thể. Những phát hiện mới về đồng hồ sinh học giúp chúng ta xác định thời khắc nào làm việc gì thì mang lại hiệu quả tối ưu nhất và thời khắc nào uống thuốc chữa bệnh khỏi nhanh nhất.

Đồng hồ sinh học của cơ thể vận hành trong 24 giờ:

1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.

2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.

3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.

4 giờ sáng: Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Người bị bệnh tim mạch thường tử vong vào thời điểm này. Khi mở cửa nên tránh sang một bên kẻo bị gió lùa, gây đột tử. Bệnh thượng mã phong hay xảy ra giờ này, nam giới cần đề phòng.

Từ 1-4 giờ sáng: Trẻ em thường ra đời vào giờ này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp hoặc uống thuốc trước 1 giờ sẽ có hiệu quả hơn uống vào các giờ khác. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi và xảy ra tai nạn.

5 giờ sáng: Huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta. Bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.

7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.

8 giờ sáng: Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng. Hormon giới tính tràn đầy: giờ yêu đương.

9 giờ: Tim hoạt động mạnh nhất trong ngày. Tinh thần hưng phấn. Các cơn đau giảm bớt. Vệ sinh da, làm đẹp da mặt. Giờ khám bệnh, đo huyết áp, đếm mạch vì giờ này cơ thể nhạy cảm nhất với ống nghe của bác sĩ.

10 giờ: Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất.

11 giờ: Hoạt động cơ thể vẫn đều đặn, hài hòa và đầy hưng phấn.

12 giờ: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ trưa, thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm sinh. Không ăn trưa giờ này.

12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.

13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, trong máu có một ít glucogen. Cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không ngủ thì cũng nên nằm duỗi thoải mái.

14 giờ: Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại. Năng lượng cơ thể thấp nhất trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng).

15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.

16 giờ: Sau ăn trưa, đường trong máu tăng cao lên, là hiện tượng bình thường. Năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống. Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.

17 giờ: Các vận động viên luyện tập giờ này thì năng lượng tiêu tốn gấp đôi. Người lao động vẫn giữ được năng suất lao động cao.

18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.

19 giờ: Huyết áp tăng. Giờ đo huyết áp. Cần day ấn huyệt nhân trung, dái tai trái, vuốt mạnh đôi dây thần kinh số X và động mạch cảnh hai bên cổ để đề phòng choáng, chóng mặt, tai biến não.
Thường có những cơn đau đầu khó chịu nhất. Hay bị dị ứng. Hay mất bình tĩnh, cãi nhau. Các giác quan: tai, mũi, lưỡi nhạy cảm nhất, nếu bị viêm sưng loét nên điều trị bằng xoa bóp, day bấm huyệt, dán cao thuốc sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác.

20 giờ: Các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe an toàn không xảy ra tai nạn, người lái thấy sảng khoái. Giờ xoa bóp làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.

21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.

22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3. Mức trung bình là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm.

Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.

23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời khôi phục lại các tế bào đã chết.

24 giờ: Có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết. Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất.

Uống thuốc vào giờ nào thì hiệu quả?

Từ nhịp sinh học hoạt động theo chu kỳ 24 giờ, các nhà y khoa đã rút kinh nghiệm trong điều trị, khi cho uống thuốc đúng giờ đã đạt kết quả cao. Ví dụ:

Uống aspirin: Uống buổi tối sau bữa ăn 30-45 phút tốt hơn là uống vào nửa đêm. Sáng hôm sau thuốc phát huy tác dụng. Aspirin kích thích dạ dày nên uống buổi sáng có hại gấp 2-3 lần.

Chất corticoid: Dùng vào 8 giờ sáng và đầu giờ trưa sẽ loại trừ lên cơn hen suyễn về đêm, làm tăng hiệu quả phóng thích hơi trong phổi và làm giảm sự khó thở.

Trái lại loại theophylin làm giãn nở phế quản, phòng ngừa và làm giảm cơn hen ban đêm thì phải dùng trước khi đi ngủ tối.

Thuốc chống viêm khớp, thấp khớp: Đau thấp khớp xuất hiện thời vào một điểm nhất định trong ngày và có thể biến chứng sang bệnh khác. Thuốc chống viêm tác động mạnh nhất từ sau 18 giờ.

Các loại thuốc bổ: Uống vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc chữa bệnh về tiêu hóa: Uống trước bữa ăn 10 phút để tăng cường tiết dịch tiêu hóa làm tiêu hóa tốt thức ăn.

Các loại vitamin: Uống vào giữa 2 bữa ăn. Nếu dùng vitamin K để cầm máu thì phải uống ngay.

Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường thải ra ngoài nhanh nên cách 6 tiếng uống 1 lần.

Thuốc giảm huyết áp: Ngày uống 3 lần vào lúc 7 giờ sáng, 3 giờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và buổi tối ít hơn buổi chiều. Không được uống trước khi đi ngủ.

Thuốc chữa dị ứng ngoài da: Thuốc này hay gây buồn ngủ nên uống trước khi đi ngủ 30 phút.

Thuốc ngủ, thuốc tránh thai: Uống trước khi đi ngủ 30 phút.

Thuốc kích thích dạ dày: như aspirin, vitamin C nên uống sau khi ăn cơm 30 phút, không uống vào chiều, tối vì nó kích thích dạ dày làm khó ngủ.

Các loại kích thích tố: Uống 1 lần sau bữa ăn sáng.

Điều trị răng: Vào lúc 15 giờ có tác dụng gây tê tốt để nhổ răng. Dùng thuốc gây tê lúc 8 giờ hoặc 19 giờ kém hiệu quả gấp 3-4 lần lúc 15 giờ.
Dùng mỹ phẩm làm đẹp da: Xoa ngay trước giờ ngủ. Ban đêm dùng kem giàu vitamin E xoa để chống lão hóa da.



Minh chánh (tổng hợp)
Sức Khỏe & Đời Sống

Trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm…

Khí công y đạo
Kính quý vị,
Đây là câu chuyện xảy ra tại Bịnh Viện El Camino của Mỹ. Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ĐT Vũ Văn Lộc GĐ /IRCC tổ chức ĐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về Dâng lên bàn thờ vợ tôi.
Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não sau khi làm Head Scan. Tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu.
Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable.
Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị.
Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhức đầu hay Nausea gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ ?.
Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ.
Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định chính là bịnh nhân. Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.
Kính.
NMC
Theo như thơ anh Nguyễn Minh Châu, thì một sự sai lầm chuyên môn như vậy có thể xẩy ra đối với bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ một cách rộng rãi được không?
Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong nghành y tế ở Mỹ. Đây là sự thâu nhỏ của một con số đáng xấu hổ (what a shame for such an understatement) của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ. Tuy vậy họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/Bệnh viện/ dược sĩ/dược phòng. Vể con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm y tế, mà thực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm y tế gây ra. Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17 (1/17) cuả con số trên đây. Có người đã gọi cái thảm trạng này là “the American unspoken holocaust”.
Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gắn cho là có ác cảm với nghành y-tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của nghành này. Cần nói ngay, là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong nghành y tế Mỹ, nghành này vẫn là nghành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận.
Nói như vậy có mâu thuẫn không? Am I speaking from both corners of my mouth?. Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về y-tế như nước Mỹ. Nói về số khoảng 1% giới khoa học gia và nghiên cứu, kể cả y-tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp. Tuy nhiên, giới chuyên môn nghành y tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân. Lại thêm một vấn đề nữa của giới Bác Sĩ Mỹ là trịch thượng (arrogant), không có nhiệt tình (compassion) với bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. Có môt anh Bác sĩ về tim ở đây chĩ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy.
Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện). Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta). Một năm chỉ cath không anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. Tôi đã nới thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dậy đời với tôi là tôi “sai lầm” khi tôi không chịu làm cath với anh ta: “I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!”.
Nói một chuyện thật xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. Bạn biết cách đây hơn 06 năm, Lucie bị breast cancer. Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi, Lucie đến cùng tôi gặp bác sĩ này để làm chemotherapy. Anh ta nới phủ đầu với tôi ngay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bs chuyên môn nghành này và tôi là Bs thần kinh nên chẳng biết gì. Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta : Excuse me Dr P. Let’s cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE. AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED. Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với treatment protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment). Hơn một năm sau điều trị và thường thì Lucie tái khám 3 tháng một lần, cũng cái anh chàng này đã order full body bone scan cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào bone scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại. Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viên thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh cancer relapse chỉ dựa vào bone scan. Anh ta nhất đỉnh là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho breast cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ.
Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh BS P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị cancer relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. (Anh cháng BS này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board restrict license, không cho làm oncology (điều trị ung ) nữa.
Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic disorder khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày càng khó thở. Anh cho tôi xem kết quã chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết nám (hilar mass) trong phổi và increased density on the lungs x rays. Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ thần kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về nội khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of interstitial infiltration/ pneumonia và có một hilar mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị fungal infection và signs of idiopathic pulmonary fibrosis. Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi, Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: “I do not take advice from psychiatrists”. Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: “it does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school”. Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer, TB test của anh negative. Ngoài ra cái dạng opacity không giống một remnant của primo-infection. Anh có triệu chứng của interstitial infiltration. Dưạ vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khà năng bị nấm Aspergillus candidus cao hơn. Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (Fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium Japonicum. Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng : “he did not know what this Dr Nguyen is talking about). Anh bệnh nhân đi sang clinic của trương đạì học y khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS “khùng” Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho pathology lab để kiểm chứng kết quả. Results là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium Japonicum đúng như tôi đã tiên đoán. Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm , có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh phổi (pulmonologist). Anh tới khám ông. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium Japonicum và idiopathic pulmonary fibrosis.
Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed). Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thi luôn luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm hay crooks lắm. Với tư cách một cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phai là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào.
Good Night,
Vi Sơn

Stress và bệnh lý tim mạch

www.joyfm.vn - Thứ hai, 23/07/2012

Stress là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Người ta có thể bị đột tử vì stress.

 Căng thẳng tâm lý thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch
Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời.

Bên cạnh 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá, căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Căng thẳng về tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và do vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch.

Khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thắt dẫn đến đột tử

Có thể đột tử vì stress
Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột tử. Có giả thuyết cho rằng, khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.

Cần sắp xếp, bố trí công việc và cuộc sống một cách hợp lý để giảm thiểu stress.

Thức ăn có lợi cho sức khỏe
Sức khỏe sẽ giảm sút khi bạn ngày càng phải chịu nhiều áp lực công việc. Vì vậy, ăn uống điều độ 3 bữa một ngày là rất cần thiết.
Những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn:
- Ăn nhiều thức ăn thô, đặc biệt là gạo và ngũ cốc.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Một lượng nhỏ vừa phải chất béo, dầu và protein như thịt lợn, thịt gà, cá...
- Uống nhiều nước (ít nhất 8 cốc nước một ngày).

Vận động
Thể dục thường xuyên, điều độ, 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bất cứ bài tập thể dục nào cũng đều tốt cho cơ thể, miễn là phải tập đều đặn. Hai nguyên tắc cơ bản của sự điều độ đó là:
- Không để mồ hôi ra quá nhiều.
- Hãy trò chuyện với người khác trong khi tập vì nó giúp bạn biết mình đang tập quá sức khi thấy khó nói chuyện.

Hít thở
Học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn. Đây là một trong những cách giảm stress tốt nhất. Thở sâu sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị stress. Nếu bạn muốn học cách thở đúng, tốt nhất là nhờ bác sĩ hướng dẫn. Cách này rất tốt cho những người phiền muộn, hay lo lắng.

Nghỉ ngơi hợp lý
Bất kỳ ai từng bị stress đều hiểu rằng ngủ đẫy giấc là việc đầu tiên cần phải làm. Người trưởng thành cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Cơ thể cần ngủ để tái tạo và hồi phục vì thế, tránh uống chất cồn, ăn nhiều vào buổi tối và ngủ trưa vừa phải. Khi ngủ sâu, hơi thở, nhịp tim và cả huyết áp đều sẽ ở mức thấp nhất.
- Tạm dừng công việc và thả lỏng cả tâm hồn và cơ thể trong không gian yên tĩnh. Hãy tuân theo đòi hỏi nghỉ ngơi của cơ thể để tinh thần sảng khoái thay vì phải kiềm chế, làm tăng thêm sự căng thẳng hay thất vọng về công việc.
- Tránh những thói quen xấu
- Tránh dùng chất cồn quá nhiều
Nhiều người coi chất cồn là một công cụ giảm stress và thường thì ly đầu tiên mang lại sự thư thái dễ chịu nhưng cảm giác đó sẽ qua “nhanh như gió thoảng”. Chất cồn là một chất giảm đau tác động tới hệ thần kinh nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây ra suy nhược, trầm cảm. Vì thế, khi bị stress, tốt nhất là tránh xa chất cồn vì thường nó sẽ dẫn dụ bạn uống nhiều hơn 1 ly như dự kiến.

Giảm lượng muối trong thức ăn
Khi ăn mặn, lượng muối hấp thụ vào cơ thể lâu dài sẽ gây rối loạn sự vận chuyển các chất dinh dưỡng vào từng tế bào trong cơ thể. Ăn quá nhiều muối và trong một thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho tim. Nếu huyết áp quá cao có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Và nếu thường xuyên như vậy thì cơ thể sẽ không đủ sức chống chọi với stress.

Bỏ thuốc lá
Chất nicotin trong thuốc lá sẽ khiến nồng độ serotonin trong não tăng nhẹ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra stress. Hơn thế, nó còn có thể dẫn tới ung thư, mất ngủ, rối loạn cương dương, mụn, bệnh tim, nếp nhăn, ung thư phổi...
Khói thuốc gây hại cho từng tế bào trong cơ thể bởi nó cướp mất dưỡng khí từ đó làm phản ứng với stress trở nên chậm chạp.

Bố trí công việc
- Dành thời gian, đặc biệt là buổi sáng để suy ngẫm và tập thể dục sẽ làm giảm stress.
- Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ.
- Không nên làm việc căng thẳng quá sức nếu muốn có một ngày làm việc thoải mái.

Tóm lại, nếu tinh thần bạn không căng thẳng thì hãy cố tập trung hơn vào công việc hằng ngày của mình và làm chúng tốt hơn.
Một cách mà người Nhật Bản thường áp dụng là trau dồi tinh thần và giá trị cảm xúc để có được tinh thần thoải mái, yêu đời.
“Những người thành công là những người có nhiều phương án để giải tỏa stress. Nếu cứ khư khư một cách thì có thể bạn sẽ gặp rắc rối nếu nó không còn hiệu quả nữa”.
 ThS. Phạm Trần Linh (Viện Tim mạch Quốc gia)

6 cách chăm sóc trái tim bị bệnh

www.joyfm.vn - Thứ hai, 23/07/2012

Trái tim ở người trưởng thành chỉ nhỉnh cỡ bàn tay nắm, nặng khoảng 450g, nằm khiêm nhường ở góc trái lồng ngực. Tim rất hiền lành, chăm chỉ làm việc. Mỗi ngày tim co bóp cả 100.000 nhịp, bơm ra gần 7.500 lít máu để nuôi dưỡng cơ thể. Tim cũng dạt dào những tình cảm thương yêu, được mọi người nâng niu ca ngợi... Vậy mà không ít nguy cơ đe dọa trái tim với bệnh này tật nọ... Và khi trái tim đã có bệnh, trái tim cần những điều kiện chăm sóc đặc biệt.
Không nên ngồi lâu không hoạt động
Hội Tim mạch Mỹ cho rằng, ít vận động là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim. Hoạt động thích hợp có rất nhiều cách, ví dụ như tham gia làm vườn, làm việc nhà, đi bộ, đạp xe chậm... là những hoạt động không quá mạnh, làm thường xuyên sẽ góp phần phòng bệnh tim rất tốt. Một ngày đi bộ hoặc hoạt động nhẹ nhàng khoảng 60 phút, hoặc ít nhất cách ngày một lần cũng sẽ rất có ích trong phòng chống bệnh tim mạch.


Không nên ngủ quá nhiều
Những người bị bệnh tim mà ngủ 10 giờ một ngày thì tỷ lệ tử vong gấp 2 lần người chỉ ngủ 7 giờ/ngày. Đó là vì khi ngủ, tuần hoàn máu chậm, dễ gây nên các cục máu đông; ngoài ra, nếu ngủ quá dài cũng là dấu hiệu chứng xơ vữa động mạch. Do vậy, người có tuổi không nên ngủ nhiều, đề phòng bất trắc.

Không nên hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim không triệu chứng. Các nhà khoa học Mỹ khảo sát hai nhóm người hút thuốc và không hút thuốc cho thấy, nicotin trong thuốc lá làm giảm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho năng lực cảm nhận đau đớn giảm đi, chính điều này đã che lấp triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người bệnh. Vì vậy người bệnh chủ quan không đi khám và khi được phát hiện thì bệnh đã nặng. Lời khuyên là, người hút thuốc cần khám sức khỏe định kỳ và làm điện tâm đồ, nếu có thiếu máu cơ tim cần điều trị ngay.
Không nên chủ quan khi trời mưa lạnh
Bị mưa đột ngột dễ dẫn tới bệnh động mạch vành. Theo các chuyên gia, khi trời mưa, khí hậu thay đổi rất lớn, khí áp hạ đột ngột, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu ôxy. Nếu đột ngột bị mưa, nhiệt độ trong và ngoài cơ thể sẽ chênh lệch nhau, tim không chịu nổi những ảnh hưởng đó của môi trường, dễ gây ra bệnh động mạch vành, nhất là ở người già.

Không dùng quần áo bằng sợi hóa học
Người bị bệnh tim mạch cần chú ý đến hiện tượng tĩnh điện. Với người bình thường, tĩnh điện hoàn toàn không gây hại, nhưng người bệnh tim cần cẩn thận. Các nghiên cứu cho thấy, một số người bị bệnh nhịp tim thất thường đa số do mặc đồ lót cũng như quần áo bằng sợi hoá học làm da bị tĩnh điện gây ra chênh lệch điện áp, ảnh hưởng tới sự truyền dẫn của điện tim, dẫn tới nhịp tim thất thường. Do đó, người có bệnh tim mạch cần phải dùng quần áo bằng sợi bông để tránh hiện tượng trên. Ngoài ra cần tăng cường độ ẩm tương đối trong phòng ở cũng là cách để hạn chế tĩnh điện làm tổn thương cơ thể.

Tránh căng thẳng trong công việc
Phần lớn bệnh tim là do áp lực về tâm lý (stress). Chẳng hạn công việc quá nhiều, quá lu bù, làm việc quá sức hoặc xúc cảm quá, nhất là loại không vui vẻ (cảm xúc âm tính). Các nghiên cứu cho thấy, khi rơi vào trạng thái quá căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, hệ thống thần kinh thực vật xuất hiện những phản ứng mang tính điều tiết như tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, người run lên, tâm thần bất ổn, mất ngủ... Những phản ứng này sau đó sẽ tự mất đi. Nhưng một số người tính cách hướng nội, mẫn cảm, đa nghi, không đủ tự tin, do dự, quá chú ý tới bản thân, sinh ra căng thẳng và lo sợ trước những phản ứng của cơ thể, sẽ làm cho những triệu chứng này tăng nặng thêm. Các stress đều dễ trực tiếp tạo nên các biến chứng nặng nề của bệnh xơ vữa động mạch (như cơn đau tim) dạng nhồi máu cơ tim hoặc dạng cơn đau thắt ngực.

BS.NGUYỄN VĂN KIỂM

Bệnh nhồi máu cơ tim cấp

www.joyfm.vn - Thứ hai, 23/07/2012

Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở các nước phát triển và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Hàng năm trên thế giới, NMCT cấp đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người và nhiều chục triệu người sống sót nhưng có di chứng sau NMCT.
Chỉ riêng tại Mỹ, có khoảng 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh nhân tử vong hàng năm vì NMCT cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước phát triển mới giật mình kinh ngạc khi thấy số bệnh nhân chết do NMCT cấp hàng năm còn nhiều hơn nạn nhân chết do chiến tranh. Hàng loạt các biện pháp được giáo dục và áp dụng đã làm giảm đáng kể sự phát triển bệnh này ở các nước phát triển nhưng nó vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam số bệnh nhân NMCT ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT cấp đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do NMCT cấp. Sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU) đầu những năm 60, tiếp đến là các thuốc tiêu huyết khối những năm 80 và hiện nay là can thiệp động mạch vành cấp cứu và những tiến bộ về các thuốc phối hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong do NMCT cấp trên thế giới hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng < 7% so với trước đây là > 30 %.
 Hình ảnh động mạch vành bị hẹp gây nhồi máu cơ tim.
Tại sao lại xảy ra NMCT?
Tim được nuôi dưỡng bởi các động mạch vành (ĐMV). Khi một hoặc nhiều nhánh của ĐMV bị tắc nghẽn đột ngột thì vùng cơ tim phía sau đó không có máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử và được gọi là NMCT. Trong quá trình sống của chúng ta, nhiều khi dưới các tác động của các yếu tố nguy cơ mà hình thành nên mảng xơ vữa trong lòng ĐMV. Có rất nhiều bệnh nhân cứ bị hẹp ĐMV dần dần cho đến khi tắc mà không bị NMCT, chỉ bị đau ngực khi gắng sức (gọi là cơn đau thắt ngực ổn định). NMCT có thể xảy ra trên bệnh nhân đã có tiền sử đau thắt ngực từ trước hoặc xảy ra đột ngột. Việc tắc hoàn toàn ĐMV nhanh chóng gây NMCT là do mảng xơ vữa bị nứt ra và máu đông đến bám lại gây tắc hoàn toàn.

Bên cạnh nguyên nhân kinh điển là xơ vữa ĐMV như đã đề cập ở trên, NMCT cấp có thể gây ra bởi một số nguyên nhân khác gây tắc hoàn toàn ĐMV như: cục máu đông từ nơi khác bắn tới, do dùng các chất gây nghiện (cocain gây co thắt và tắc ĐMV)...

Biểu hiện của NMCT
Cơn đau thắt ngực điển hình là đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Nhiều khi bạn có cảm giác như bị “voi giẫm lên ngực”. Cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin. Một số trường hợp đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Một số trường hợp NMCT có thể xảy ra mà bệnh nhân không hoặc ít cảm giác đau (NMCT thầm lặng), hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Kèm theo đau người bệnh có thể rất hoảng sợ, vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn...
Khi bạn bị đau ngực như vậy hãy nằm yên và gọi người ngay gần giúp đỡ hoặc gọi điện thoại. Không được cố gắng đi lại hoặc tiếp tục làm việc gì đó.

Nguyên nhân gây đột tử
Khá nhiều trường hợp khi bệnh nhân bị NMCT đã biểu hiện ngay là đột tử. Hiện tượng này do biến chứng rối loạn nhịp trầm trọng khi NMCT xảy ra. Hiện nay ở các nước phát triển nhờ giáo dục tốt công tác hồi sinh tim phổi và trang bị các máy phá rung thất đã có thể cứu sống được những trường hợp đột tử do tim.

Có thể có NMCT mà không bị đau ngực không?
Thực tế có một số trường hợp bị NMCT mà không có cảm giác đau ngực rõ rệt (còn gọi là NMCT thầm lặng). Hiện tượng này hay xảy ra ở một số bệnh nhân cao tuổi, đái tháo đường, tăng huyết áp... Do vậy, cần cảnh giác khi bạn là người có nhiều yếu tố nguy cơ mà có những triệu chứng mơ hồ về đau ngực và thấy khó thở hoặc khó chịu về tim thì nên đi đến bác sĩ khám ngay.

Ðiểm khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và NMCT
Đau thắt ngực là do ĐMV bị hẹp hoặc có thể tắc hoàn toàn nhưng quá trình xảy ra từ từ và vẫn có đủ máu nuôi dưỡng cơ tim khi nghỉ. Bệnh nhân xuất hiện đau ngực khi có gắng sức và đỡ khi nghỉ hoặc được dùng nitroglycerin. Trong đau thắt ngực ổn định, cơn đau thường ngắn. Còn NMCT là do tắc đột ngột một nhánh ĐMV làm cho phía sau cơ tim không có máu nuôi dưỡng ngay cả khi nghỉ dẫn đến hoại tử. Đau ngực do NMCT thường dữ dội, kéo dài và không đỡ khi nghỉ.

Những yếu tố đánh giá mức độ nặng nhẹ của NMCT?
Người bệnh và gia đình bệnh nhân thường rất lo lắng và muốn biết mức độ nặng nhẹ của NMCT. Bản thân người thày thuốc cũng rất cần biết mức độ nặng nhẹ để có kế hoạch điều trị và theo dõi tốt cho bệnh nhân. Vậy những yếu tố nào dự đoán mức độ nặng của bệnh? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố sau dự đoán bệnh nặng: Tuổi cao (đặc biệt trên 70 tuổi), có nhiều bệnh đi kèm (đái tháo đường, suy thận, suy tim..), nhịp tim lúc nhập viện nhanh hoặc rất chậm, huyết áp tụt, vị trí NMCT: nếu NMCT vùng trước rộng thì tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với NMCT phía sau, bạch cầu trong máu tăng cao.
Nong và đặt Sten động mạch vành

Ðiều gì sẽ xảy ra khi bị NMCT?
Đương nhiên khi bạn bị NMCT phải nhập viện ngay lập tức càng sớm càng tốt. Trước và trong lúc vận chuyển bạn tới bệnh viện, nhân viên y tế sẽ cho bạn một số thuốc giảm đau, chống đông, giãn ĐMV...  Hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp khiến cho bạn có thể phục hồi khá nhanh chóng và có thể trở lại cuộc sống nhanh.
Đánh giá kịp thời và xử trí tốt các biến chứng của NMCT, vì bệnh nhân NMCT thường chết là do các biến chứng này (loạn nhịp, suy tim, sốc tim...); Làm giảm tiêu thụ ô xy cơ tim (cho tim nghỉ ngơi): bằng cách bất động tại giường, cho các thuốc giảm đau, thuốc giãn mạch (nitrates), thuốc chống đông, aspirin... ; Nhanh chóng mở thông động mạch vành bị tắc để cứu vớt vùng cơ tim đang đe dọa bị hoại tử và để đảm bảo chất lượng lâu dài cho cuộc sống về sau (tránh suy tim và các biến chứng khác). Phương châm hiện nay trong cấp cứu NMCT cấp là ”thời gian là cơ tim - cơ tim là sự sống và chất lượng sống”. Do vậy, cần phải chạy đua với thời gian. Việc tái thông lại động mạch vành bị tắc tốt nhất nên được tiến hành ngay trước 6 giờ kể từ khi đau ngực. Có 2 biện pháp cơ bản sau đây để làm tái thông động mạch vành: Có thể bạn được dùng một loại thuốc để tiêu cục máu đông gây tắc ĐMV. Thuốc tiêu huyết khối này phải được dùng càng sớm càng tốt và chỉ trong vòng 6 giờ kể từ khi đau ngực. Tuy nhiên, thuốc này nhiều chống chỉ định và nếu bạn đến muộn thì không thể thực hiện được. Can thiệp động mạch vành ngay thì đầu: tức là bạn được đưa ngay đến trung tâm có khả năng chụp, nong và đặt stent ĐMV ngay thì đầu trong NMCT cấp để đảm bảo bền vững việc tái mở thông ĐMV bị tắc. Phương pháp này có nhiều lợi thế rất rõ và được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu nếu bạn ở gần trung tâm có khả năng can thiệp động mạch vành.

Trước đây, bệnh nhân thường được yêu cầu nằm bất động tại giường trong thời gian khá lâu (tới 2 tuần). Hiện nay, nếu bệnh nhân được khống chế tốt giai đoạn đầu và được làm thông ĐMV sớm thì bệnh nhân có thể chỉ cần nằm bất động trong 1-2 ngày đầu. Và bạn chỉ có thể cần nằm viện 3-5 ngày.

Trong thời gian tại bệnh viện, bệnh nhân được khuyến khích vận động tăng dần. Những ngày sau bệnh nhân có thể dậy đi lại quanh giường bệnh và tự thực hiện mọi nhu cầu cá nhân. Bạn cần chú ý tuân thủ chế độ thuốc của bệnh viện, ăn lỏng chất dễ tiêu và nhuận tràng. Tránh mọi căng thẳng và tráng mọi sự thăm hỏi không cần thiết.

Các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ
Cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để ngăn chặn dư thừa cholesterol trong máu; ngừng ngay hút thuốc lá nếu bạn đang hút, điều trị tốt tăng huyết áp (nếu có); điều trị tốt đái tháo đường (nếu có); định kỳ kiểm tra cholesterol trong máu và uống thuốc; tập thể dục đều; chống béo phì (nếu có).

TS. BS. Phạm Mạnh Hùng

Nhận biết sớm suy tim, ngừa đột quỵ

www.joyfm.vn - Thứ hai, 23/07/2012

Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương van tim… Khi tim bị suy sẽ ảnh hưởng tới chức năng cung cấp tuần hoàn trong cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Người bệnh suy tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột qụy. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được nếu người bệnh tự nhận biết những dấu hiệu bất thường liên quan đến trái tim để đi khám sớm.

Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương van tim… Khi tim bị suy sẽ ảnh hưởng tới chức năng cung cấp tuần hoàn trong cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Người bệnh suy tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột qụy. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được nếu người bệnh tự nhận biết những dấu hiệu bất thường liên quan đến trái tim để đi khám sớm.

Những biểu hiện của suy tim
Khó thở: Nhanh nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức, trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.

Khám thực thể:
- Phổi: Do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.
- Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
- Tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.
- Phù: có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.
- Trụy mạch trong trường hợp nặng: người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp hạ dưới 50mmHg, đái ít.

Ho: Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm.

Đái đêm: là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.

Mệt mỏi: những bệnh nhân suy tim cũng thường than phiền mệt mỏi và không thể gắng sức được. Các triệu chứng này liên quan đến rối loạn chức năng tim gây ra một phần do những thay đổi ở dòng máu ngoại vi và dòng máu tới hệ xương mà những thay đổi này là một phần của hội chứng suy tim. Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái.

Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi và vã mồ hôi…
Đau hạ sườn phải: những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.
Dấu hiệu tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hoá giảm…

Các dấu hiệu cận lâm sàng để xác định suy tim
Xét nghiệm máu thấy công thức hồng cầu giảm hoặc đa hồng cầu, urê huyết thanh tăng mất cân đối so với creatinin; điện giải đồ có hạ natri máu…

Điện tâm đồ cho thấy có rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất… Xquang lồng ngực thấy tim to hoặc có bóng tim, tràn dịch màng phổi. Các thăm dò không chảy máu như: nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim cho biết kích thước và chức năng của cả hai thất và của tâm nhĩ, cho phép phát hiện tràn dịch màng tim; chụp buồng tim bằng phóng xạ hạt nhân; thông dò tim (thông tim trái và thông tim phải).

Điều trị suy tim như thế nào?
Nguyên tắc điều trị suy tim gồm điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong cấp cứu phải xử trí nhanh các triệu chứng suy tim trước. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
- Lợi tiểu: là biện pháp có hiệu quả nhất để giảm nhẹ các triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim vừa và nặng. Tuy nhiên lợi tiểu quá mạnh có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải và họat hoá thần kinh nội tiết.
- Thuốc giãn mạch như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) đã trở thành điều trị chuẩn trong suy tim; các thuốc hydralazin làm giãn tiểu động mạch vành, làm tăng rõ rệt cung lượng tim ở các bệnh nhân suy tim ứ trệ; thuốc chẹn bêta giao cảm anpha, tăng sức bóp cơ tim, chẹn dòng canxi; thuốc chống đông; điều trị loạn nhịp tùy theo nguyên nhân.

Việc điều trị nguyên nhân nhiều khi cũng góp phần tích cực làm giảm suy tim nhanh trong cấp cứu. Các nguyên nhân chủ yếu có thể điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp…

Chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng góp phần điều trị suy tim. Bệnh nhân phải tuân theo chế độ hạn chế muối hằng ngày nhỏ hơn 2g; thay đổi phong cách sống sẽ giảm được các triệu chứng và nhu cầu sử dụng thuốc. Trong suy tim nặng cần hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.

BS. Nguyễn Văn Kiểm

Cây Lô hội (tên khác: Nha đam, Lưỡi hổ, Tượng đảm hoặc Long tu)

Món ngon từ nha đam

Khoa học chứng minh trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1... cùng nhiều khoáng canxi, kali, kẽ m, crôm...

Trong đông y, nha  đam là bài thuốc giúp giải nhiệt giảm đau, trị viêm da. Nha  đam phù hợ p với những bệnh nhân tiểu  đường, là bài thuốc trị  táo bón hiệu quả . Làn da của chúng ta  được cả i thiện đáng kể nhờ thường xuyên dùng nha đam.
 Nha đam (lô hội) không chỉ là vị thuốc mà còn là nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn dân dã ngon lành
Nha đam (lô hội) không chỉ là vị thuốc mà còn là nguyên liệu tạo nên
nhiều món ăn dân dã ngon lành
Cách sơ chế
Mua lá nha đam tươi ngoài chợ về , gọt sạch vỏ ngoài, chỉ  lấy lõi bên trong, sau đó xắt miếng, rắc muối vào nha  đam, bóp nhẹ , rồi  đem xả  thẳng dưới vòi nước cho hết nhớt. Sau  đó đem nha đam trụng nước sôi chừng 1 phút để  hết vị đắng. Vớt nha đam ra, để  nguội, rồi xóc với một chút  đường, cho vào hộp  để  trong ngăn mát tủ lạnh để  chế  biến các món ăn tùy thích.
Các món ăn đơn giản từ nha đam
Nước chanh mật ong nha đam:  Nha  đam  đã sơ  chế , pha cùng nước chanh  đường cùng vài giọt mật ong – bạn có một thức uống ngon mát.
Chè nha  đam:  Các món chè khi múc ra chén, cho nha đam xắt hạt lựu lên trên ăn sẽ  ngon mát hơn.
Thức uống hỗn hợp: Nha  đam xắt nhỏ hoặ c lấ y thìa nạ o, cho vào máy xay sinh tố xay cùng các loại trái cây, sữa tươi. N ế u không thích uống sinh tố thì có thể  xắt nha  đam và các loại trái cây (kiwi, dâu tây, thanh long,… tùy thích) thành mi ế ng nhỏ, cho vào ly nước, thêm chút đường, quấy  đều và thưởng thức.
Nha  đam có thể  làm nguyên liệu cho món gỏi trộn rất thú vị. Bạn có thể  làm gỏi nha đam tôm thịt, gỏi nha đam  hải sản… 
Tuấn Anh


Nha đam khống chế được nhiều căn bệnh

Cây nha đam (còn có tên long tu, lưỡi hổ, tượng đảm, lô hội) là loại cây chịu khô hạn rất tốt; có thể trồng trong chậu làm kiểng hay trồng xen kẽ trên những phần đất ở quanh nhà. Từ xa xưa, người dân đã biết dùng nha đam nấu chè ăn để trị táo bón; đắp nha đam thường xuyên lên mặt để giữ gìn làn da mềm mịn của "phái đẹp" hoặc dùng nha đam để  trị vết thương khi da bị bỏng...

Khi khoa học phát triển, nhiều công trình nghiên cứu tìm ra công dụng cây nha đam trong việc chữa trị bệnh cho con người. Cuốn Cẩm nang sử dụng các phương thuốc thiên nhiên, Nhà xuất bản Y học năm 2006 (do Enrique Garza, thành viên trong Ban cố vấn của trường Đại học quốc tế Clayton về sức khỏe tự nhiên ở Mỹ, biên soạn), dẫn chứng: "Cây lô hội (nha đam) có nhiều tính năng chữa bệnh như giảm đau, giảm viêm. Nó là một chất đông máu tuyệt hảo, làm liền sẹo, chất kích thích tái tạo tế bào, tiêu hóa, chất giảm độc, bù nước. Đặc biệt, nha đam chứa tới 17 trong số 23 axít amin, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người". Theo tác giả, nha đam có 19 đặc tính rất quan trọng như: Tác dụng làm lành vết thương; chống viêm và chống dị ứng; tái sinh tế bào; tái tạo năng lượng, tiếp nước cho da, giải độc; sử dụng nha đam trong chăm sóc sắc đẹp... và có thể hỗ trợ phòng chống, khống chế và điều trị được 29 bệnh.
Ở nước ta có nhiều sách, tài liệu nói về công dụng chữa bệnh của cây nha đam. Theo dược sĩ Nguyễn Xuân Tuyển, Phó chủ tịch Hội Đông y Ninh Thuận, dùng đúng cách, nha đam có thể chữa trị được một số bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ nha đam: 100gr nha đam tươi gọt bỏ vỏ, gai; đậu xanh nguyên vỏ 20gr; đường cát 50gr, nấu chè ăn hằng ngày trị bệnh táo bón. Khi bị đỏ mắt, cắt nha đam, gọt vỏ, gai, đắp lên mắt bị đỏ (3 - 4 lần/ngày) sẽ thuyên giảm. Nha đam tươi 150gr để cả vỏ, gọt bỏ gai, giã nát vắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần (sau khi ăn) sẽ trị bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt. Khi nước tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt, lấy 150gr nha đam để cả vỏ, gọt bỏ gai, giã nát vắt lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, sẽ lành bệnh. Tay, chân bị đứt chảy máu, lấy một miếng nha đam giã nát đắp lên chỗ đứt rồi bó chặt, sẽ nhanh lành vết thương. Nha đam tươi để nguyên vỏ, gọt bỏ gai, giã nát, ép lấy nước cốt chia uống ngày 2 lần (sáng-chiều), sẽ trị được bệnh tiểu đường…
Lưu ý, cây nha đam khoảng 6 tháng tuổi có thể hái lá để làm thuốc trị bệnh. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, ta có thể chọn lựa những cây khỏe để thay thế cây mẹ, hiệu quả hơn. Khi sử dụng nhớ cắt nguyên bẹ lá gần sát thân cây phía dưới gốc và để ngược bẹ lá (phần ngọn quay ngược xuống đất, phần bị cắt quay lên trên) để giữ nguyên được dịch chất của lá.
Thiện Nhân


vnexpress.net - Thứ năm, 23/9/2004, 08:22 GMT+7

Lá lô lội chữa nhiều bệnh.
Khi bị bỏng nhẹ, lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng, da sẽ mát và lành ngay. Còn nếu bị mẩn ngứa, dị ứng, có thể lấy nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa bằng nước nóng, làm 3-4 lần.
Lô hội còn có tên là nha đam, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ.... Đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh, sau chuyển sang vàng. Ở Việt Nam, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Cây cũng chứa tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa chiếm tỷ lệ 12-13%, cũng có tác dụng tẩy.
Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...
Một số ứng dụng của lô hội
Tiểu đường: Lá lô hội 20 g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
Tiểu đục: Lô hội tươi 20 g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20 g nấu với thịt lợn ăn.
- Nôn ra máu: Hoa lô hội 20 g, sắc với rượu.
Ho đờm: Lô hội 20 g bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
Ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20 g khô, sắc uống ngày một thang.
Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20 g, hoa đại 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Tiêu hóa kém: Lô hội 20 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Viêm loét tá tràng: Lô hội 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột mịn), cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là một liệu trình.
Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20 g, nghệ đen 12 g, rễ củ gai 20 g, tô mộc 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
Viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
Quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20 g sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30 ml).
Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi giã nát, đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá lô hội 20 g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Táo bón: Lá lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20 g xay nhỏ với 0,5 lít nước; chia uống 2-3 lần trong ngày.
Mụn nhọt: Lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
- Trứng cá: Lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Lưu ý:
- Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
- Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng. 
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách

thursday, 01 december 2011 09:04 


Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.
Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.
nha_dam_doc_khi_su_dung_khong_dung_cach
Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng Ảnh: CTV
Kim cổ, Đông Tây đều khen
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 - 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 - 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Ngộ độc nếu sử dụng không đúng
 nha_dam_doc_khi_su_dung_khong_dung_cach_1
Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi.
Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh.

Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng.
Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.
Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.
Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.
Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.
Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Những hoạt chất có trong nha đam

– Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

– Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.

– Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.

– Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).

– Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.
Theo DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền
ĐH Y dược TPHCM


Cẩn trọng khi sử dụng nha đam




Vài năm gần đây, cây nha đam được nhiều người sử dụng để làm đẹp và trị bệnh. Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).
Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương... Còn phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.
Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...
- Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
- Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
can_trong_khi_su_dung_nha_dam
 Không phải nha đam đều tốt cho mọi người

- Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
- Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Một số cách chế biến nha đam đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tốt trong các bệnh lý đường tiêu hóa như nhiệt miệng, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, hội chứng đại tràng kích thích, táo bón... đồng thời giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể:
- Sơ chế: gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Nha đam, mật ong (ba-bốn muỗng cà phê): dùng tươi hoặc xay sinh tố.
- Nha đam trộn sữa tươi (200ml) hoặc sữa chua (một hũ).
- Nha đam, nghệ vàng (dạng bột từ một-hai muỗng cà phê), có thể kết hợp thêm cam thảo 6-8g.
- Canh nha đam, rong biển, có thể nấu với thịt hoặc tôm, tép: sau khi nấu nước dùng, nêm vừa ăn, đợi nước sôi lại, bạn hãy cho nha đam và rong biển vào sau cùng.
Dùng nha đam làm thực phẩm sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt nếu chúng ta sơ chế đúng cách, loại bỏ sạch phần nhựa màu vàng, đồng thời dùng phần gel nha đam với lượng thích hợp, thường trong khoảng 100-200mg trong một ngày.
Lưu ý, những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng hai-ba lần trong một tuần. Nếu dùng với mục đích nhuận trường, chữa táo bón không nên dùng quá hai tuần.
Theo Ciao

http://nhipcausuckhoe.com.vn/cay-lo-hoi/blog.ncsk





Lô hội


Cây lô hội
Phân loại khoa học
Giới (regnum):Plantae
(không phân hạng):Angiospermae
(không phân hạng):Monocots
Bộ (ordo):Asparagales
Họ (familia):Asphodelaceae
Chi (genus):Aloe
Loài (species):A. vera
Tên hai phần
Aloe vera
(L.Burm.f., 1768

Lô hội hay còn gọi là Nha đamLong tu (danh pháp hai phầnA. vera (L.Burm.f., 1768, đồng nghĩa: A. barbadensis Mill., 1768A. vulgaris Lam., 1783[1][2]) là một loài cây thuộc chi Lô hội, có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Phi.
Theo truyền thuyết Ai Cập thì nữ hoàng Cléopâtre đã sử dụng nha đam để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Cho đến tận ngày hôm nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong cuộc sống con người. Cụ thể hơn là trong lĩnh vực dược phẩmthực phẩm và mỹ phẩm.

Mục lục

[sửa]Tại Việt Nam

Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha đam hay lô hội.
Từ Trung Hoa cây nha đam được di thực sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill., 1768). Theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở Việt Nam chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. chinensis (Haw.Berg tức là cây nha đam (có nơi gọi là lô hội, lưu hội, long thủ v.v.). Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan ThiếtPhan RangPhan Rí thuộc các tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.
Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.

[sửa]Các thành phần hóa học

Chất nhựa trong suốt trong lá nha đam còn được gọi là "lô hội". Chất nhựa của nha đam khi cô đặc lại sẽ có màu đen (còn gọi là Aloès). Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau:
  1. Hợp chất Anthraquinon: Đây là thành phần có tác dụng của nha đam bao gồm:
    • Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam). Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong etecloroform,benzen.
    • Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của nha đam. Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, axeton, rất ít trong benzen và cloroform.
    • Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol...
  2. Glycozit, Aloezin, Aloenin...
  3. Chất nhựa: Este của axít cinnamic.
  4. Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, xenluloza, mannoza, L-rhamnoza v.v
  5. Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và axít folic.
  6. Các Enzym: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza v.v
  7. Các nguyên tố khoáng vi lượng: Kẽm, kali, magiê, crom, mangan, canxi v.v.

[sửa]Tác dụng

[sửa]Khả năng kháng khuẩn

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, và thông tiểu. Nhựa nha đam làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụt tróc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).

[sửa]Tác dụng xổ, nhuận tràng

Thời xa xưa từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của nha đam.
  • Liều thấp: 20–50 mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
  • Liều vừa: 100 mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
  • Liều cao: 200–500 mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Tại Pháp hiện có khoảng vài chục biệt dược có tác dụng nhuận trường, xổ mà thành phần có chứa Aloès.

[sửa]Trong mĩ phẩm

Do những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ nhựa Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ axít của da.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu...

[sửa]Những tác dụng khác

  • Trị viêm loét dạ dày: uống nhựa tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400 mg gel tươi/ngày).
  • Trị bệnh ngoài da: Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi nhựa tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
  • Phòng ngừa sỏi niệu: các anthraquinon sẽ kết hợp các ion canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Trong thực phẩm, lá nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.

[sửa]Cách dùng chữa bệnh

[sửa]Bệnh xơ gan cổ chướng

Lấy một nắm cây Aloe vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá; nửa lít mật o­ng nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).
Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.

[sửa]Bệnh tiểu đường và cao áp huyết

Có nhiều cách dùng:
  1. Lấy một nắm lá nha đam (loài Aloe vera) gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
  2. Lấy một nắm lá nha đam nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
  3. Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.

[sửa]Trị mụn bằng nha đam

Mỗi ngày dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.

[sửa]Kĩ thuật trồng nha đam

[sửa]Làm đất

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phẳng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm. Phân chuồng hoai thường được sử dùng để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng; khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.

[sửa]Chọn giống

Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau, nhưng nha đam Aloe vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đamAloe vera đang được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam.
Nha đam có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng các sử dụng lá nha đam. Ngoài ra, một phương pháp khác để nhân giống cây nha đam là cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ và ươm trong vườn. Khi cây con lớn chừng 15 – 20 cm thì có thể đem trồng.
Cây nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Khi cây con được lấy từ vườn ươm, nên cẩn thận lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.
Khi trồng, mầm cây con nên được để nhô khỏi mặt đất để tránh úng thúi. Cây con phải được giữ cho thẳng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây nha đam giống, sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, nên để trong mát 2 đến 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

[sửa]Chăm sóc

Việc chăm sóc cây nha đam chủ yếu gồm 3 khâu kỹ thuật như sau:

[sửa]Tưới - tiêu nước

Cây nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 đến 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng và sản lượng cao hơn.
Cây nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày thì phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây nha đam chết hàng loạt.

[sửa]Làm cỏ xới xáo đất

Trong quá trình chăm sóc cây nha đam, phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

[sửa]Bón phân

Cây nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5 tấn/ha ), thì thường xuyên bón thúc cho cây nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để nha đam dễ hấp thụ hơn.

[sửa]Phòng trừ bệnh hại

Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đang tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt do đó trong mùa khô, không có nước tưới, cây nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con. Các cây con to khỏe có thể được dùng để thay thế cây mẹ và cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

[sửa]Liên kết ngoài

[sửa]Ghi chú


File:Aloe vera A.jpg

Full resolution ‎(3,008 × 2,000 pixels, file size: 2.51 MB, MIME type: image/jpeg)
DescriptionAloe vera in Playa del Inglés, Gran Canaria, Spain
Date5 March 2008
SourceOwn work
AuthorWouter Hagens
Permission
(Reusing this file)


http://commons.wikimedia.org/wiki/Aloe_vera?uselang=vi

Aloe vera

Familia
Xanthorrhoeaceae
Species
Aloe vera (L.) Burm.f.

[sửa]Photos