Khoa học chứng minh trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1... cùng nhiều khoáng canxi, kali, kẽ m, crôm...
Trong đông y, nha đam là bài thuốc giúp giải nhiệt giảm đau, trị viêm da. Nha đam phù hợ p với những bệnh nhân tiểu đường, là bài thuốc trị táo bón hiệu quả . Làn da của chúng ta được cả i thiện đáng kể nhờ thường xuyên dùng nha đam.
Nha đam (lô hội) không chỉ là vị thuốc mà còn là nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn dân dã ngon lành |
Cách sơ chế
Mua lá nha đam tươi ngoài chợ về , gọt sạch vỏ ngoài, chỉ lấy lõi bên trong, sau đó xắt miếng, rắc muối vào nha đam, bóp nhẹ , rồi đem xả thẳng dưới vòi nước cho hết nhớt. Sau đó đem nha đam trụng nước sôi chừng 1 phút để hết vị đắng. Vớt nha đam ra, để nguội, rồi xóc với một chút đường, cho vào hộp để trong ngăn mát tủ lạnh để chế biến các món ăn tùy thích.
Các món ăn đơn giản từ nha đam
Nước chanh mật ong nha đam: Nha đam đã sơ chế , pha cùng nước chanh đường cùng vài giọt mật ong – bạn có một thức uống ngon mát.
Chè nha đam: Các món chè khi múc ra chén, cho nha đam xắt hạt lựu lên trên ăn sẽ ngon mát hơn.
Thức uống hỗn hợp: Nha đam xắt nhỏ hoặ c lấ y thìa nạ o, cho vào máy xay sinh tố xay cùng các loại trái cây, sữa tươi. N ế u không thích uống sinh tố thì có thể xắt nha đam và các loại trái cây (kiwi, dâu tây, thanh long,… tùy thích) thành mi ế ng nhỏ, cho vào ly nước, thêm chút đường, quấy đều và thưởng thức.
Nha đam có thể làm nguyên liệu cho món gỏi trộn rất thú vị. Bạn có thể làm gỏi nha đam tôm thịt, gỏi nha đam hải sản…
Tuấn Anh
Cây nha đam (còn có tên long tu, lưỡi hổ, tượng đảm, lô hội) là loại cây chịu khô hạn rất tốt; có thể trồng trong chậu làm kiểng hay trồng xen kẽ trên những phần đất ở quanh nhà. Từ xa xưa, người dân đã biết dùng nha đam nấu chè ăn để trị táo bón; đắp nha đam thường xuyên lên mặt để giữ gìn làn da mềm mịn của "phái đẹp" hoặc dùng nha đam để trị vết thương khi da bị bỏng...
Khi khoa học phát triển, nhiều công trình nghiên cứu tìm ra công dụng cây nha đam trong việc chữa trị bệnh cho con người. Cuốn Cẩm nang sử dụng các phương thuốc thiên nhiên, Nhà xuất bản Y học năm 2006 (do Enrique Garza, thành viên trong Ban cố vấn của trường Đại học quốc tế Clayton về sức khỏe tự nhiên ở Mỹ, biên soạn), dẫn chứng: "Cây lô hội (nha đam) có nhiều tính năng chữa bệnh như giảm đau, giảm viêm. Nó là một chất đông máu tuyệt hảo, làm liền sẹo, chất kích thích tái tạo tế bào, tiêu hóa, chất giảm độc, bù nước. Đặc biệt, nha đam chứa tới 17 trong số 23 axít amin, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người". Theo tác giả, nha đam có 19 đặc tính rất quan trọng như: Tác dụng làm lành vết thương; chống viêm và chống dị ứng; tái sinh tế bào; tái tạo năng lượng, tiếp nước cho da, giải độc; sử dụng nha đam trong chăm sóc sắc đẹp... và có thể hỗ trợ phòng chống, khống chế và điều trị được 29 bệnh.
Ở nước ta có nhiều sách, tài liệu nói về công dụng chữa bệnh của cây nha đam. Theo dược sĩ Nguyễn Xuân Tuyển, Phó chủ tịch Hội Đông y Ninh Thuận, dùng đúng cách, nha đam có thể chữa trị được một số bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ nha đam: 100gr nha đam tươi gọt bỏ vỏ, gai; đậu xanh nguyên vỏ 20gr; đường cát 50gr, nấu chè ăn hằng ngày trị bệnh táo bón. Khi bị đỏ mắt, cắt nha đam, gọt vỏ, gai, đắp lên mắt bị đỏ (3 - 4 lần/ngày) sẽ thuyên giảm. Nha đam tươi 150gr để cả vỏ, gọt bỏ gai, giã nát vắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần (sau khi ăn) sẽ trị bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt. Khi nước tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt, lấy 150gr nha đam để cả vỏ, gọt bỏ gai, giã nát vắt lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, sẽ lành bệnh. Tay, chân bị đứt chảy máu, lấy một miếng nha đam giã nát đắp lên chỗ đứt rồi bó chặt, sẽ nhanh lành vết thương. Nha đam tươi để nguyên vỏ, gọt bỏ gai, giã nát, ép lấy nước cốt chia uống ngày 2 lần (sáng-chiều), sẽ trị được bệnh tiểu đường…
Lưu ý, cây nha đam khoảng 6 tháng tuổi có thể hái lá để làm thuốc trị bệnh. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, ta có thể chọn lựa những cây khỏe để thay thế cây mẹ, hiệu quả hơn. Khi sử dụng nhớ cắt nguyên bẹ lá gần sát thân cây phía dưới gốc và để ngược bẹ lá (phần ngọn quay ngược xuống đất, phần bị cắt quay lên trên) để giữ nguyên được dịch chất của lá.
Thiện Nhân
vnexpress.net - Thứ năm, 23/9/2004, 08:22 GMT+7
Lá lô lội chữa nhiều bệnh. |
Khi bị bỏng nhẹ, lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng, da sẽ mát và lành ngay. Còn nếu bị mẩn ngứa, dị ứng, có thể lấy nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa bằng nước nóng, làm 3-4 lần.
Lô hội còn có tên là nha đam, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ.... Đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh, sau chuyển sang vàng. Ở Việt Nam, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Cây cũng chứa tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa chiếm tỷ lệ 12-13%, cũng có tác dụng tẩy.
Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...
Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Cây cũng chứa tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa chiếm tỷ lệ 12-13%, cũng có tác dụng tẩy.
Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...
Một số ứng dụng của lô hội
- Tiểu đường: Lá lô hội 20 g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Tiểu đục: Lô hội tươi 20 g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20 g nấu với thịt lợn ăn.
- Nôn ra máu: Hoa lô hội 20 g, sắc với rượu.
- Ho đờm: Lô hội 20 g bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
- Ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20 g khô, sắc uống ngày một thang.
- Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20 g, hoa đại 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Tiêu hóa kém: Lô hội 20 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm loét tá tràng: Lô hội 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột mịn), cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là một liệu trình.
- Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20 g, nghệ đen 12 g, rễ củ gai 20 g, tô mộc 12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20 g sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30 ml).
- Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi giã nát, đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá lô hội 20 g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Táo bón: Lá lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20 g xay nhỏ với 0,5 lít nước; chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Mụn nhọt: Lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
- Trứng cá: Lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Lưu ý:
- Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
- Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách
thursday, 01 december 2011 09:04
Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.
Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.
Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng Ảnh: CTV
Kim cổ, Đông Tây đều khen
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 - 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 - 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Ngộ độc nếu sử dụng không đúng
Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi.
Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh.
Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng.
|
Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.
Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.
Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.
Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.
Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Những hoạt chất có trong nha đam
– Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
– Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.
– Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.
– Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).
– Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.
|
Theo DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền
ĐH Y dược TPHCM
Cẩn trọng khi sử dụng nha đam
- wednesday, 23 november 2011 10:34
Vài năm gần đây, cây nha đam được nhiều người sử dụng để làm đẹp và trị bệnh. Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).
Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương... Còn phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.
Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...
- Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
- Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
Không phải nha đam đều tốt cho mọi người
- Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
- Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Một số cách chế biến nha đam đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tốt trong các bệnh lý đường tiêu hóa như nhiệt miệng, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, hội chứng đại tràng kích thích, táo bón... đồng thời giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể:
- Sơ chế: gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Nha đam, mật ong (ba-bốn muỗng cà phê): dùng tươi hoặc xay sinh tố.
- Nha đam trộn sữa tươi (200ml) hoặc sữa chua (một hũ).
- Nha đam, nghệ vàng (dạng bột từ một-hai muỗng cà phê), có thể kết hợp thêm cam thảo 6-8g.
- Canh nha đam, rong biển, có thể nấu với thịt hoặc tôm, tép: sau khi nấu nước dùng, nêm vừa ăn, đợi nước sôi lại, bạn hãy cho nha đam và rong biển vào sau cùng.
Dùng nha đam làm thực phẩm sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt nếu chúng ta sơ chế đúng cách, loại bỏ sạch phần nhựa màu vàng, đồng thời dùng phần gel nha đam với lượng thích hợp, thường trong khoảng 100-200mg trong một ngày.
Lưu ý, những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng hai-ba lần trong một tuần. Nếu dùng với mục đích nhuận trường, chữa táo bón không nên dùng quá hai tuần.
Theo Ciao
http://nhipcausuckhoe.com.vn/cay-lo-hoi/blog.ncsk
Lô hội
|
Lô hội hay còn gọi là Nha đam, Long tu (danh pháp hai phần: A. vera (L.) Burm.f., 1768, đồng nghĩa: A. barbadensis Mill., 1768, A. vulgaris Lam., 1783[1][2]) là một loài cây thuộc chi Lô hội, có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Phi.
Theo truyền thuyết Ai Cập thì nữ hoàng Cléopâtre đã sử dụng nha đam để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Cho đến tận ngày hôm nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong cuộc sống con người. Cụ thể hơn là trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Mục lục |
[sửa]Tại Việt Nam
Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha đam hay lô hội.
Từ Trung Hoa cây nha đam được di thực sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill., 1768). Theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở Việt Nam chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. chinensis (Haw.) Berg tức là cây nha đam (có nơi gọi là lô hội, lưu hội, long thủ v.v.). Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.
Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.
[sửa]Các thành phần hóa học
Chất nhựa trong suốt trong lá nha đam còn được gọi là "lô hội". Chất nhựa của nha đam khi cô đặc lại sẽ có màu đen (còn gọi là Aloès). Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau:
- Hợp chất Anthraquinon: Đây là thành phần có tác dụng của nha đam bao gồm:
- Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam). Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong ete, cloroform,benzen.
- Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của nha đam. Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, axeton, rất ít trong benzen và cloroform.
- Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol...
- Glycozit, Aloezin, Aloenin...
- Chất nhựa: Este của axít cinnamic.
- Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, xenluloza, mannoza, L-rhamnoza v.v
- Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và axít folic.
- Các Enzym: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza v.v
- Các nguyên tố khoáng vi lượng: Kẽm, kali, magiê, crom, mangan, canxi v.v.
[sửa]Tác dụng
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. |
[sửa]Khả năng kháng khuẩn
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, và thông tiểu. Nhựa nha đam làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụt tróc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
[sửa]Tác dụng xổ, nhuận tràng
Thời xa xưa từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của nha đam.
- Liều thấp: 20–50 mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100 mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
- Liều cao: 200–500 mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Tại Pháp hiện có khoảng vài chục biệt dược có tác dụng nhuận trường, xổ mà thành phần có chứa Aloès.
[sửa]Trong mĩ phẩm
Do những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ nhựa Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ axít của da.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu...
[sửa]Những tác dụng khác
- Trị viêm loét dạ dày: uống nhựa tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400 mg gel tươi/ngày).
- Trị bệnh ngoài da: Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi nhựa tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
- Phòng ngừa sỏi niệu: các anthraquinon sẽ kết hợp các ion canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Trong thực phẩm, lá nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
[sửa]Cách dùng chữa bệnh
[sửa]Bệnh xơ gan cổ chướng
Lấy một nắm cây Aloe vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá; nửa lít mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).
Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.
[sửa]Bệnh tiểu đường và cao áp huyết
Có nhiều cách dùng:
- Lấy một nắm lá nha đam (loài Aloe vera) gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
- Lấy một nắm lá nha đam nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
- Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.
[sửa]Trị mụn bằng nha đam
Mỗi ngày dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
[sửa]Kĩ thuật trồng nha đam
[sửa]Làm đất
Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phẳng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm. Phân chuồng hoai thường được sử dùng để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng; khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.
[sửa]Chọn giống
Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau, nhưng nha đam Aloe vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đamAloe vera đang được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam.
Nha đam có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng các sử dụng lá nha đam. Ngoài ra, một phương pháp khác để nhân giống cây nha đam là cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ và ươm trong vườn. Khi cây con lớn chừng 15 – 20 cm thì có thể đem trồng.
Cây nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Khi cây con được lấy từ vườn ươm, nên cẩn thận lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.
Khi trồng, mầm cây con nên được để nhô khỏi mặt đất để tránh úng thúi. Cây con phải được giữ cho thẳng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây nha đam giống, sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, nên để trong mát 2 đến 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.
[sửa]Chăm sóc
Việc chăm sóc cây nha đam chủ yếu gồm 3 khâu kỹ thuật như sau:
[sửa]Tưới - tiêu nước
Cây nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 đến 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng và sản lượng cao hơn.
Cây nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày thì phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây nha đam chết hàng loạt.
[sửa]Làm cỏ xới xáo đất
Trong quá trình chăm sóc cây nha đam, phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
[sửa]Bón phân
Cây nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5 tấn/ha ), thì thường xuyên bón thúc cho cây nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để nha đam dễ hấp thụ hơn.
[sửa]Phòng trừ bệnh hại
Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đang tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt do đó trong mùa khô, không có nước tưới, cây nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con. Các cây con to khỏe có thể được dùng để thay thế cây mẹ và cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.
[sửa]Liên kết ngoài
- Aloes (Luhui) - Aloe vera L.; Aloe ferox Mill.
- Dùng cây lô hội chữa lành vết thương
- Nha đam làm đẹp da
- Nhập viện vì dùng lá cây lô hội
- Lô hội có thể là thực phẩm nguy hiểm
- Tư vấn chăm sóc làn da từ bên trong an toàn hiệu quả
- Lô hội - vị thuốc đông y
- LÔ HỘI (蘆 薈) Aloe vera L. - Asphodelaceae
- Lá lô hội chữa bệnh
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Lô hội |
[sửa]Ghi chú
File:Aloe vera A.jpg
Size of this preview: 800 × 532 pixels. Other resolutions: 320 × 213 pixels | 640 × 426 pixels | 1,024 × 681 pixels | 1,280 × 851 pixels.
Full resolution (3,008 × 2,000 pixels, file size: 2.51 MB, MIME type: image/jpeg)
Description | Aloe vera in Playa del Inglés, Gran Canaria, Spain |
Date | 5 March 2008 |
Source | Own work |
Author | Wouter Hagens |
Permission (Reusing this file) |
http://commons.wikimedia.org/wiki/Aloe_vera?uselang=vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét