Trang

Rotunda 30mg - Thuốc hướng tâm thần

Rotunda 30mg
(www.thuocbietduoc.com.vn)


Số Đăng ký:VNA-4218-01

Dạng bào chế:Viên nén

Quy cách đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Giá kê khai:

- Bán buôn:chờ cập nhật

- Bán lẻ:chờ cập nhật

Mua bán thuốc>
Nhóm Dược lý:
THÀNH PHẦN:Rotundin
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Chỉ định:
- An thần gây ngủ ở liều thấp.
- Giảm đau, hạ sốt ở liều cao hơn.
- Hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Liều lượng:
Người lớn:
- Các trường hợp lo âu, căng thẳng, mất ngủ: uống 1 - 2 viên trước khi đi ngủ.
- Đau trong các bệnh đường tiêu hoá, đau khi có kinh, đau vùng kín sau khi sinh, đau đầu, sốt: uống 2 - 4 viên chia 2 lần mỗi ngày, có thể dùng tới 8 viên mỗi ngày.
- Trẻ em trên 1 tuổi: 1/2 - 1 viên mỗi ngày.
(Yduocvn.com) - ( Đề tài nghiên cứu )
Chương I. Đặt vấn đề
Ngộ dộc cấp (NĐC) đã trở thành vấn nạn của xã hội và ngày càng tăng cùng với  sự phát triển của nền kinh tế 
Theo số liệu của Vụ Điều trị Bộ Y Tế về tình hình ngộ độc của 42 bệnh viện trong 3 năm từ 2002-2003 và 11 tháng 2004 cho thấy tình hình ngộ độc tăng gấp đôi so với năm 1997-1998.

Trong ngộ độc cấp nói chung thì ngộ độc thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật và đứmg thứ 3 là ngộ độc thuốc ngủ và an thần. Ngộ độc cấp rotundin đứng hàng đầu trong ngộ độc các loại thuốc ngủ và thuốc an thần ở trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch mai.

Rotundin có nhiều biệt dược khác nhau là rotunda, roxen, stilux.

Hoạt chất chính là L tetrahydropalmatine, có tác dụng an thần, giảm đau, gây ngủ. Khi qúa liều có thể gây ra ức chế thần kinh trung ương, ngủ gà, giảm trương lực, hôn mê, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngừng thở (đặc biệt là ở trẻ em), có thể gây viêm gan khi điều trị rotundin kéo dài [13].

Trên thực tế lâm sàng điều trị nhiều bệnh nhân ngộ độc cấp rotundin chúng tôi thấy có những dấu hiệu và triệu chứng có thể gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân. Nghiên cứu về các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc cấp còn hạn chế. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau :

1.Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc cấp rotundin.

2. Nhận xét điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp rotundin điều trị tại trung tâm Chống Độc bệnh viện Bạch Mai.



Chương II. Tổng quan

2.1. Nguồn gốc, dược động học, tác dụng dược lý của rotundin

2.1.1. Nguồn gốc: có nhiều loài bình vôi thuộc chi Stephania họ Tiết dê (Menispermaceae). Cây bình vôi còn gọi là cây củ một, củ mối tròn, củ gà ấp, dây mối trơn…. Chi Stephania có 45 loài, một số loài được công bố có ở Việt Nam như Stephania rotunda Lour, S. pierrei Diels, S.brachchyandra Diels, S.cambodiânn Gagnep, S. cepharamtha hay S, dielsiara Y.C.Wu

Rotundin là alcaloide chính được chiết xuất từ củ bình vôi thuộc chi Stephania họ Tiết dê. Các loại bình vôi có đặc điểm chung là lọai dây leo, thân nhẵn màu xanh, gốc hoá gỗ, sống lâu năm. Rễ phình to thành củ rất đa dạng, củ có thể nặng đến 40 kg, vỏ ngoài xù xì. màu nâu hoặc đen, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. lá mọc so le, cuống lá dài, dính vào phiến lá khoảng 1/3, phiến lá hình tim hoặc gần như tròn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng, hai mặt nhẵn, gân lá xuất phát từ chỗ dính của cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Cụm hoa hình xim tán mọc ở kẽ lá hoặc ở những cành già đã rụng lá; hoa đực và hoa cái khác gốc; hoa đực có 6 lá dài xếp thành hai vòng, 3 cánh hoa màu vàng cam. Bộ nhị hàn liền thành một cục với 6 bao phấn màu vàng nhạt xếp thành vòng tròn. Khi hoa nở các bao phấn mở nắp ngang quay ra xung quanh. Hạt phấn nhỏ màu vàng, hoa cái có một lá dài, hai cánh hoa bầu hình trứng. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu đỏ hoặc da cam, hạt cứng hình móng ngựa, hình trứng hoặc hình gần tròn tuỳ theo loài. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 6, mùa quả vào tháng 7 đến tháng 10.

Bộ phận dùng là củ có alcaloide chính là L- tetrahydropalmatin (0,2-0,355%). Hàm lượng alcaloide toàn phần cũng như Levo- tetrahydropalmatin thay đổi tuỳ theo từng loài và từng vùng thu hái. Hàm lượng L- tetrahydropalmatin đạt tới 3,55% ở loài S. brahyandra thu ở Hoàng Liên Sơn; 1,31% ở loài S sinica Diels (thu ở Hà Nam Ninh); 1,30% ở loài S Kwangsiensis thu ở Quảng Ninh; 0,72% ở loài S. hainanensis thu ở Thanh Hoá; 0,62% ở loài S.cambodiana Gagnep (thu ở Lâm Đồng); 0,29% ở loài S.cepharantha thu ở Hà Sơn Bình; 0,21% ở loài S. peirrel Diels thu ở Tây Nguyên.

Chiết xuất rotundin: chiết xuất thô từ củ tươi: sát nhỏ củ bình vôi đã gọt vỏ hoặc giã nhỏ, gói vào gạc rồi đêm ép lấy nước, thêm nước vào bã cho xâm xấp rồi lại ép. Làm như vậy 3 đến 4 lần cho đến khi nước ép hết vị đắng hoặc không cho tủa với thuốc thử Mayer thì thôi. Tập trung nước ép lại, nếu còn bã thì lọc qua bông cho trong. Dùng nước vôi trong để kiềm hoá đến pH 9-10, routndin thô sẽ tủa xuống, gạn bỏ nước trong ở trên. lọc lấy tủa, rửa lại tủa bằng nước máy. Lấy tủa đem hong gió rồi sấy nhẹ đến thật khô.

Tinh chế: chiết rotundin thô bằng cồn 900 trong bình Zaixenkohay Soclet trong khoảng 2 giờ (cho đén hết phản ứng alkaloid). Acid hoá dịch chiết bằng HCl đặc tứi pH = 4, để nguội hoặc cho vào tủ lạnh, rotundin hyđrochlorid tủa xuống, kết tinh lại 1-2 lần. Lọc lấy tinh thể, rửa bằng 1-2 ml ete. Sấy nhẹ cho khô. Phương pháp này hiện nay thường được dùng.

Trong công nghiệp ngừơi ta có thể chiết rotundin thô nhiều lần với dầu hoả nóng bằng cách ngâm túi vải chứa bột rotundin thô vào dâu hoả nóng, đựng trong bình có 2 vỏ. Dầu hoả được đun nóng bằng hơi nước nóng chạy trong 2 lần vỏ bình. Sau đó tháo dầu hoả nóng vào một bình khác rồi cho dung dịch acid loãng vào để tạo muối alcaloid, sao cho kết tinh lại được rotundin tinh khiết. 2.1.2. Dược động học

- Hấp thu: hấp thu tốt 30 phút qua đường uống ở chuột., ít hơn 10% của liều 60 mg/kg có thể được tìm thấy ở đường tiêu hóa. (Chang & But, 1986).

- Vị trí phân bố

 Mô/Dịch.

+Thâm nhập vào hàng rào máu - não trong vòng vài phút, đạt đỉnh trong vòng 30 phút, thấp hơn huyết thanh trong vòng 2 giờ (Chang & But, 1986).

  + Chuột khi tiêm dưới da liều 150 mg/kg, l- tetrahydropalmatine phân bố đầu tiên cao nhất trong mỡ, phổi, gan, thận. Thuốc có ái tính với mỡ, và phân bố từ các cơ quan đến các mô mỡ (Chang & But, 1986).

- Chuyển hóa

Chuyển hóa của thuốc khác nhau tùy thuộc loài. Thỏ chuyển hóa kéo dài hơn, chuột thì ngắn hơn. Chuyển hóa ở người chưa được biết rõ (Chang & But, 1986).

- Thải trừ

Tetrahydropalmatin được bài tiết đầu tiên dưới dạng không thay đổi qua thận ở một vài loài và được chuyển hóa ở một số loài khác (Chang & But, 1986).

-Tương tác thuốc:

Chứng giữ nguyên tư thế gia tăng khi phối hợp scopolaminegiảm khi phối hợp với physostigmine.

2.1.3.Công dụng và liều dùng

Bình vôi đã được dùng từ lâu. Theo kinh nghiệm của nhân dân ta dùng bình vôi thái lát, phơi khô chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3-6 gam dạng thuốc sắc. Có thể tán bột, ngâm rượu 400 với tỷ lệ 1 phần bột, 5 phần rượu. Uống 5-15 ml rượu/ngày, có thể thêm đường cho dễ uống.

Bình vôi chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy L- tetrahydropalmatin. L- tetrahydropalmatin (rotundin) được dùng làm thuốc trấn kinh, an thần dùng trong các trường hợp mất ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần. Liều dùng: 0,05-0,1g dưới dạng viên

L- tetrahydropalmatin hydroclorid hoặc sulfat, mỗi viên 0,05g. Hiện nay phổ biến là dạng Rotunda viên 30mg, Roxen 30mg, Stilux 60mg. Ngoài ra còn có dạng Rotundin sulfat ống 2 ml(60mg), làm thuốc giảm đau, an thần, gây ngủ trong điều trị loét dạ dày, tá tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ lo âu, căng thẳng thần kinh, hen phế quản. Liều dùng: 60-120 mg có thể dùng đến 480mg/ngày dùng làm thuốc giảm đau.(16 v Rotunda, 8 v stilux) Liều gây ngủ: 30-90mg trước khi đi ngủ. Thuốc tiêm mỗi lần 1 ống 2ml: 1-2 lần/ngày [2]. 

ở nước ta rotundin được dùng dưới dạng viên và dạng ống. ở Trung Quốc còn có viên Jin Bu Huân trong đó có chứa L- tetrahydropalmatin đơn thuần được sử dụng để giảm đau. Ngoài tác dụng giảm đau nó còn có tác dụng gây ngủ (Horowitz et al, 1993; Lai & Chan, 1999). Viên Jin Bu Huan còn được dùng trong điều trị chứng mất ngủ do đau, loét, đau dạ dày, đau dây thần kinh, đau do cơn co tử cung sau sinh, mất ngủ do căng thẳng thần kinh, ho do co thắt (FDA, 1993).

ở Mỹ, việc dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giảm đau ngày càng được sử dụng rộng rãi [3].

Các sản phẩm trên không được coi là thuốc do vậy không phải chịu những test chuẩn cao đánh giá độ an toàn và hiệu quả. Viên Jin Bu Huân được bán dưới dạng bổ sung chế độ dinh dưỡng tại các quầy thực phẩm. tuy vậy trên nhãn mác lại ghi là sản phẩm này dùng để điều trị, dự phòng, làm giảm và chữa khỏi bệnh làm cho người ta nghĩ phải quản lí sản phẩm này như là một loại thuốc (theo R.S. Horowitz thuộc trung tâm chống độc Rocky Mounain).

L- tetrahydropalmatin có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, kéo dài thời gian ngủ của các thuốc barbituric trên súc vật thí nghịêm. Với liều cao có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên.

Cơ chế tác dụng của thuốc: hoạt động như một thuốc đối kháng receptor dopamine. Đối với dạng levo, Tác dụng tiền synap mạnh hơn hậu synap. Dạng dextro làm ức chế hoạt động dopamin trung ương (deSmet et al, 1989). Hiệu quả, d-THP là yếu tố làm giảm sút dopamin trong khi l-THP là chất đối kháng dopamine não (Xu et al, 1987).

Tetrahydropalmatin có ái lực với cả dopamin 1 và dopamin 2 receptors (Jin, 1987). Tetrahydropalmatin cũng như các loại khác trong nhóm đề kháng với naloxone (Jin, 1987).

2.1.4.Hợp chất liên quan

L- tetrahydropalmatin hydrochloride

 Berberine, 2,3,9,10-tetramethoxy-, hydrochloride

 Caseanine

 Gindarine

 Công thức phân tử: C21-H25-N-04.HCl

 Rotundine 

D- tetrahydropalmatin hydrochloride

 Berberine, 2,3,9,10-tetramethoxy-, hydrochloride (+)

 Công thức phân tử:  C21-H25-N-04.HCl

 Palmatine, tetrahydro-, hydrochloride

Tetrahydroberberins

  a. (-) Corydalmine (l-CDL)

  b. (+/-) Corypalmine

  c. (-) Scoulerine

  d. (-) Stepholidine ((-) SPD, l-SPD)

  e. (+/-) Tetrohydroberberine (THB)

  f. (-) Tetrahydropalmatine ((-)THP)

Dạng có sẵn

Nguồn gốc:

+ CORYDALIS AMBIGUA: Dạng chùm được tìm thấy đầu tiên ở rễ cây Corydalis ambigua (deSmet et al, 1989), Được Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng trong gây mê (Jin, 1987).

+ CORYDALIS PLATYCARPA: Được biết có chứa ít nhất 7 loại d-corybulbine, cheilanthifoline, l-capaurine, sanguinarine, và protopine (Tani et al, 1970).

+ CORYDALIS TUBER (YUANHU OR YANHUSUO): Corydalis tuber từ Corydalis turtschaninovii Bess fyanhusuo chứa khoảng 20 loại alkaloids khác nhau, bao gồm dl-tetrahydropalmatine (Yu & Keli, 1987).

+ STEPHANIA ROTUNDA: Dạng tương tự của tetrahydropalmatine được chiết xuất từ họ Stephania. ống rễ của Stephania rotunda có chứa l-tetrahydropalmatine, stepharine, and stepharotine (Tomita et al, 1966).

+ HERBAL PRODUCTS: Viên Jin Bu Huan Anodyne có chứa xấp xĩ 28.8 mg of THP, thậm chí tại Trung Quốc sản phẩm này còn được dán nhãn như Polygala (không chứa THP) (deSmet et al, 1989; RMPDC, 1993; Horowitz et al, 1993).

Các dạng thuốc hiện có ở Việt Nam

Rotundin được sử dụng dưới 2 dạng là viên và dạng ống tiêm.

 Dạng viên nén gồm 3 loại biệt dược:

 Rotunda viên nén 30 mg của xí nghiệp dược phẩm trung ương.

 Roxen viên nén 30 mg của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội.

 Stilux 60 mg của Traphaco.

 Rotundin viên nén 30 mg của xí nghiệp dược phẩm 120

 Có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau. Chỉ định và liều dùng: mất ngủ, lo âu. người lớn 2-3 lần/ngày mỗi lần 1 viên. trẻ em từ 13 tháng trở lên 2mg/kg/ngày chia 2-3 lần.Để điều trị giảm đau như nhức đầu, tăng huyết áp thì dùng gấp đôi liều trên [8]. Ngoài tác dụng giảm đau và gây ngủ rotundin còn có tác dụng điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn do đó làm giảm các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá và tử cung.

 Dạng ống tiêm của xí nghiệp dược phẩm trung ương 1. hộp 10 ống 2 ml có chứa 60 mg rotundin sulphat. Tác dụng rotundin sulphat là muối sulphat của rotundin, alcaloide chủ yếu chiết xuất từ củ của một số loài bình vôi (Stephania và Lour…) có một số tác dụng sau: an thần, gây ngủ, hạ huyết áp(do HA), điều hoà tim(ECG), giãn cơ trơn (chướng bụng)do đố giảm các cơn đau.

Chỉ định: Mất ngủ do các nguyên nhân. Có thể dùng hỗ trợ giấc ngủ trong các trường hợp ngủ không sâu hoặc ngủ không đủ giấc.

Giảm đau trong một số trường hợp như đau dây thần kinh, đau co thắt đường tiêu hoá, co giật.

Liều dùng: Mất ngủ: tiêm bắp 1,2mg/kg thể trọng/lần trước khi ngủ 15 đến 20 phút.

Giảm đau: người lớn: tiêm bắp 1,2 mg/kg thể trọng/lần, 1-2 lần/ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi, tiêm bắp 1,2 mg/kg thể trọng/lần/ngày.

Tác dụng phụ: chưa tìm thấy tác dụng phụ

2.2. Triệu chứng lâm sàng

2.2.1.Tim mạch

Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, suy hô hấp đã được báo cáo khi quá liều ở trẻ em, ngủ lịm và mất phương hướng xảy ra ở người lớn khi quá liều. Đáp ứng với điều trị Atropin trong 30 giây(Feldhaus et al, 1993).

Nhịp chậm có thể do ức chế kênh calcium phụ thuộc điện thế và norepinephrine làm giải phóng dự trữ calci nội bào (Zhao et al, 1988).

THP cũng có tác dụng chống lại rối loạn nhịp tim nhanh gây ra do tác dụng của các thuốc: ouabain, calcium chloride-ACh, picrotoxin, điện. (Wang & Li, 19 antiarrhythmic 7).

Cần theo dõi chức năng tim mạch liên tục, theo dỏi tình trạng suy hô hấp và hạ oxy máu.

2.2.2. Hô hấp: suy hô hấp có thể dẫn tới ngừng thở

2.2.3.Thần kinh

Có tác dụng ức chế thần kinh trung ương:

Tác dụng gây ngủ được thấy ở hầu hết các nghiên cứu trên động vật (Chang & But, 1986), và ở người Thuốc có tác dụng an thần kinh hoặc gây ngủ, quá liều có thể dẫn tới hôn mê (deSmet et al, 1989).

Trong một trường hợp quá liều ở trẻ em, các biểu hiện ức chế thần kinh trung ương, mềm nhẽo, ngủ lịm và hôn mê được ghi nhận. Tác dụng kéo dài chưa tới 12 giờ (RMPDC, 1993).

Tác dụng lên giấc ngủ:

Báo cáo ca lâm sàng: Trạng thái ngủ lơ mơ và mất phương hướng đã được báo cáo ở một bệnh nhân 28 tuổi uống 75 viên thuốc ngủ Rohypson chứa THP (khoảng 25 mg/viên) và zopiclone (thuốc ngủ non-benzodiazepine; số lượng không được báo cáo). Tác dụng kéo dài không được báo cáo (Lai & Chan, 1999).

2.2.4.Tiêu hoá
 Nôn: nôn được mô tả ở bệnh nhân viêm gan do dùng thảo dược Jin Bu Huan lâu ngày (Woolf et al, 1994).
 Trên gan:viêm gan ở 1 người trưởng thành có liên quan với sử dụng thảo dược Trung Quốc Jin Bu Huan, dùng với liều khuyến cáo trên bao bì (Horowitz et al, 1994). Bảy trường hợp khác viêm gan có liên quan với sử dụng lâu dài Jin Bu Huan đã được báo cáo (Woolf et al, 1994). Viêm gan mạn tính đã được xác định ở một bệnh nhân nam 49 tuổi sau vài tháng sử dụng Jin Bu Huan. Xét nghiệm chức năng gan về bình thường sau ngừng thuốc (Picciotto et al, 1998).

2.2.5.Nội tiết

Rối loạn nội tiết: Tetrahydropalmatine kích thích tuyến yên giải phóng ACTH (Bensky & Gamble, 1986).

2.2.6.Trên sinh sản

Đến thời điểm này, chưa có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

2.2.7. Khả năng sinh quái thai: còn thiếu thông tin

2.2.8.Khả năng gây ung thư

Đến thời điểm này chưa có bằng chứng đánh giá nguy cơ gây ung thư của thuốc.

2.2.9. Nghiên cứu tác dụng của tetrahydropalmatin trên thực nghiệm

Tác dụng trên giấc ngủ: tác dụng lâm sàng trên thực nghiệm ở mèo

Tiêm trong phúc mạc với liều 30 - 80 mg/kg l-tetrahydropalmatine gây ra những sóng ngủ chậm và sâu, ngủ nghịch thường (paradoxical sleep), and pontogeniculo-occipital discharges. Khi tiêm với liều 80 mg/kg thấy có tác dụng kích thích kéo dài 12 đến 30 giờ (Ding, 1987).

Chó -Sau tiêm dưới da (liều không cố định), chó ngủ sau 5 - 20 phút. Thời gian kéo dài khoảng 80 phút (Bensky & Gamble, 1986).

Trên các súc vật thực nghiệm khác cho thấy bị ức chế thần kinh trung ương sau uống tetrahydropalmatin (Chang & But, 1986).

Với liều 40 milligram/kg làm giảm nhẹ huyết áp và nhịp tim nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tim đáng kể (Chang & But, 1986).

Trên thỏ

Với liều 20 - 40 milligrams/kg gây kích thích hô hấp tạm thời, trong khi với liều 60 milligrams/ kilogram gây ức chế hô hấp (Chang & But, 1986).

Trên chuột: cho uống liều duy nhất 85 đến 100 milligrams/kg không có biểu hiện nhiễm độc. Cho uống với liều180 milligrams/kg có biểu hện kích thích hô hấp tạm thời sau đó ức chế thần kinh trung ương trầm trọng. Liều 85 milligrams/kg nhiều lần có tác dụng làm dịu và gây ngủ (Chang & But, 1986).

THP có tác dụng làm léo dài tác dụng an thần của barbiturates (Bensky & Gamble, 1986).

2.3. Cận lâm sàng

Một vài xét nghiệm đặc biệt được chỉ định vì có một số trường hợp báo cáo có tăng enzym gan. Sử dụng Jin Bu Huan lâu ngày có thể gây độc cho gan, vì vậy cần xét nghiệm theo dỏi chức năng gan.

Cần theo dõi chức năng gan, thận, phân tích nước tiểu, số lượng hồng cầu ở những bệnh nhân uống nhiều thuốc.

Huyết thanh/Máu
 Sinh hóa máu/ huyết thanh.

Kinh nghiệm về quá liều thuốc còn hạn chế. Cần theo dõi chức năng gan vì nhiễm độc gan có liên quan với liệu pháp điều trị thảo dược Trung Quốc, Jin Bu Huan. 

Xét nghiệm tetrahydropalmatine

- Tetrahydropalmatine có thể được phát hiện bằng cộng hưởng từ hạt nhân và phép đo quang phổ khối thông qua phát hiện quang phổ hồng ngoại (deSmet et al, 1989).

- Lai & Chan (1999) đã báo cáo việc sử dụng phép đo quang phổ khối - sắc ký khí để phát hiện tetrahydropalmatine trong huyết thanh và trong nước tiểu ở một nhóm nhỏ bệnh nhân ngộ độc tetrahydropalmatin.

2.4.Liều độc

Trên người

1. Trẻ em - 3 trẻ uống từ 7 đến 60 viên Jin Bu Huan chứa 36% levo tetrahydropalmatine có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương, suy hô hấp và biến chứng tim mạch. Không để lại di chứng lâu dài.

2. Người lớn - 2 người uống từ 60 đến 75 viên thuốc ngũ chứa khoảng 25 milligrams tetrahydropalmatine /viên (tổng liều 1500 đến 1875 milligrams (1,5g -1,875g) dầu tiên có biểu hiện triệu chứng ức chế thần kinh trung ương, tiên lượng xa còn thiếu thông tin.

Trên động vật:

Chuột - Với liều 40 milligram/kilogram làm giảm nhẹ huyết áp và nhịp tim nhưng không ảnh hưởng chức năng tim đáng kể.

Thỏ- Với liều 20 đến 40 milligrams/kilogram thì gây kích thích hô hấp tạm thời trong khi với liều 60 milligrams/kilogram lại gây ức chế hô hấp.

Liều điều trị

Người lớn

Tetrahydropalmitine - Liều khuyến cáo: 60 - 480 milligrams/ ngày (Lai & Chan, 1999).

2. Rễ của họ Corydalis - Liều của THP (dạng cành) trong y học Trung Quốc là khoảng 60 đến 100 milligrams tiêm dưới da để điều trị giảm đau; 100 đến 200 milligrams uống để điều trị chứng mất ngũ (khi đi ngũ) (deSmet et al, 1989, Ding, 1987).

3. Rễ của họ Stephania: Chỉ ở dạng levo. Liều 60 đến 100 milligrams/lần; 1 đến 4 lần/ngày (deSmet et al, 1989).

 Liều tối thiểu gây chết người: liều tối thiểu gây chết người của thuốc này chưa được mô tả.

Liều gây độc LD 50 ở động vật

1. L-TETRAHYDROPALMATINE

  LD - (IP) chuột:  >100 mg/kg (RTECS, 2001)

2. D-TETRAHYDROPALMATINE

  LD50 - (IV) chuột: 126 mg/kg (RTECS, 2001)

3. D,L-TETRAHYDROPALMATINE

  LD50 - (IV) chuột: 146 mg/kg (Chang & But, 1986)

4. METHYLTETRAHYDROPALMATINE BROMIDE

  LD50 - (IV) chuột: 15 mg/kg (Chang & But, 1986)

2.5. Điều trị

Nguyên tắc điều trị là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể dùng atropin để điều trị nhịp chậm. Nội khí quản và hỗ trợ hô hấp có thể rất cần thiết. Hầu hết diễn tiến nhanh trong vòng 8 - 12 giờ.

Tẩy ruột thường qui kèm với than hoạt không được khuyến cáo vì có bằng chứng cho rằng tẩy ruột làm giảm sự hấp thu thuốc và rửa ruột có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, cơn đau co thắt bụng, rối loạn điện giải và thỉnh thoảng gây hạ huyết áp (Barceloux et al, 1997).

 Tăng đào thải

A. Còn thiếu dữ kiện

1. Chưa có nghiên cứu về sự sử dụng các kỹ thuật đào thải độc chất này.

Vì rotundin gây ức chế nhanh chóng hệ thần kinh trung ương. Trên động vật thực nghiệm đã bị hôn mê sau 30 phút dùng rotundin nên không có chỉ định gây nôn.

 Biện pháp khử độc gồm than hoạt, tẩy ruột, rửa dạ dày.

-Than hoạt:

Hòa 30 g than hoạt trong 240 mL nước nước.

Liều dùng: từ 25 gam đến 100 gam ở người lớn; 25 gam đến 50 gam ở trẻ em (1 đến12 tuổi), 1 gam/kg ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

 Atropin

Liều dùng cho người lớn: nhịp chậm: 0.5 mg đến 1 mg tĩnh mạch mỗi 5 phút. Ngừng xoang: 1 mg tĩnh mạch mỗi 5 phút. Liều tổng cộng tối đa 0.04 mg/kg. Liều đơn độc tối thiểu 0.5 mg.

Liều dùng cho trẻ em: 0.02 mg/kg tĩnh mạch lặp lại mỗi 5 phút. Liều đơn độc tối thiểu 0.1 mg; Liều đơn độc tối đa 0.5 mg ở trẻ nhỏ, 1 mg ở thanh niên; Liều tổng cộng tối đa 1 mg ở trẻ nhỏ, 2 mg ở thanh niên.

 Ngừng thở: đặt nội khí quản và hỗ trợ hô hấp.

 Nếu ngộ độc bằng đường tiếp xúc qua da

Khử độc: cởi bỏ quần áo dính chất độc, rửa sạch vùng tiếp xúc bằng nước và xà phòng cần thăm khám vùng da tại chỗ nếu có tình trạng kích ứng da và đau dai dẳng.

2.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về ngộ độc rotundin

- Các nghiên cứu ngoài nước về ngộ độc rotundin

Báo cáo ca lâm sàng

1. Trẻ em

Trẻ em - 3 trẻ uống từ 7 đến 60 viên Jin Bu Huan chứa 36% levo tetrahydropalmatine có biểu hiện nhanh chóng triệu chứng ức chế thần kinh TW, tim mạch và suy hô hấp. Sau khi được điều trị triệu chứng và khử độc trẻ tỉnh táo và đáp ứng nhanh trong vòng 10 giờ hoặc sớm hơn, không để lại hậu quả lâu dài (Horowitz et al, 1993).

2. Người lớn

2 người uống từ 60 đến 75 viên thuốc ngũ chứa khoảng 25 milligrams tetrahydropalmatine /viên (tổng liều 1500 đến 1875 milligrams) đầu tiên có biểu hiện triệu chứng ức chế thần kinh trung ương (Lai & Chan, 1999).

    Dữ liệu ở động vật

1. Mèo - Với liều 40 milligram/kilogram làm giảm nhẹ huyết áp và nhịp tim nhưng không ảnh hưởng chức năng tim đáng kể (Chang & But, 1986).

2. Thỏ- Với liều 20 đến 40 milligrams/kilogram thì gây kích thích hô hấp tạm thời trong khi với liều 60 milligrams/kilogram lại gây ức chế hô hấp (Chang & But, 1986).

3. Chuột - Uống liều duy nhất 85 đến 100 milligrams/ kilogram không thấy độc tính. Uống liều 180 milligrams/kilogram có biểu hiện kích thích hô hấp tạm thời sau đó biểu hiện ức chế thần kinh TW nghiêm trọng. Với đa liều 85 milligrams/kilogram thì có tác dụng giảm đau và gây ngủ (Chang & But, 1986). 
Nghiên cứu ở Việt Nam về ngộ dộc cấp rotundin [ngộ độc rotunda]. Là một nghiên cứu của trung tâm Chống Độc trên 63 bệnh nhân uống từ 6 đến 300 viên thấy rotundin có ảnh hưởng chủ yếu lên tim mạch với các biểu hiện như nhịp chậm xoang, nhanh xoang, thay đổi đoạn ST, sóng T, QTc dài. Đặc biệt có 1 bệnh nhân tử vong. Chúng tôi xin trình bày trường hợp BN tử vong: BN nữ 19 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, vì giận chồng đã uống 80 viên roxen lúc 15h 28/3/02. 17h30 gia đình phát hiện thấy BN hôn mê, nôn® bệnh viện Mộc Châu trong tình trạng: bệnh nhân ngừng thở, huyết áp tụt. BN đã đươc xử trí đặt nội khí quản, rửa dạ dày, nâng huyết áp bằng dopamine. Tình trạng bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến khoa Chống Độc sau 1 ngày. Khám lúc vào: bệnh nhân hôn mê sâu, Glasgow 3 điểm, ngừng tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, tim đập lại, tử vong sau 2 ngày vào khoa do mất não. Xét nghiệm nước tiểu: tìm thấy rotundin, không tìm thấy thuốc ngủ và các thuốc an thần khác.
Nhiều bác sỹ cho rằng rotunda là loại thuốc ngủ an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân. Thực tế là rotunda không an toàn như chúng ta nghĩ và đây là một cảnh báo cho các bác sỹ cần thận trọng khi bệnh nhân bị quá liều rotunda.
(Yduocvn.com) - ( Đề tài nghiên cứu )

Chương III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu 122 bệnh nhân NĐC rotundin điều trị nội trú tại kh Chống độc BV Bạch Mai từ tháng 12/2003- 01/2005.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: các bệnh nhân có đủ 2 tiêu chuẩn dưới đây được đưa vào nghiên cứu.

-  Bệnh sử: hỏi bệnh phát hiện bệnh nhân khai có uống rotundin (có vỏ thuốc kèm theo).

   Xét nghiệm độc chất rotundin trong dịch dạ dày hoặc nước tiểu dương tính (+).

   Tiêu chuẩn loại trừ:

+  Bệnh nhân ngộ độc rotundin phối hợp với một hay nhiều loại thuốc ngủ và thuốc an thần khác.

+  Bệnh nhân ngộ độc rotundin có tiền sử bệnh tim mạch.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

 3..2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả.

3.2.2. Tiến hành nghiên cứu
3.2.2.1. Nhận bệnh nhân
- BN vào viện được khai thác tỷ mỉ những vấn đề liên quan tới NĐC rotundin, tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc.
- Hỏi kỹ BN, người nhà hay người đưa đến loại thuốc BN uống, số lượng thuốc tính theo mg rotundin, biệt dược mà BN uống để thu thập thông tin vào bệnh án mẫu.

3.2.2.2. Theo dõi trong quá trình điều trị
* Về lâm sàng.

- Các triệu chứng lâm sàng được đánh giá từ thời điểm lúc BN vào viện, 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày... ra viện.

- Tiêu hoá: đau bụng

. Nôn, buồn nôn.

. Vàng da

- Tim mạch:

. Đếm mạch

. Đo HA bằng máy đo huyết áp thuỷ ngân

. Đếm tần số tim

. Điện tâm đồ ghi bằng máy Nihon - Kohden

- Thần kinh: đánh giá ý thức bằng thang điểm Glasgow

- Hô hấp
. Nhịp thở: đếm nhịp thở BN

. Nghe phổi: xem có ran phổi

* Cận lâm sàng:

1) Xét nghiệm độc chất là bắt buộc

* Định tính: Nếu BN đến trước 6 giờ tìm rotundin trong dịch dạ dày. Đặt ống thông dạ dày lấy 200ml dịch dạ dày cho vào lọ sạch để gửi làm xét nghiệm sau đó mới rửa dạ dày, gửi xét nghiệm định tính tại phòng xét nghiệm độc chất của trung tâm Chống Độc bệnh viện Bạch Mai làm bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Nếu BN đến sau 6 giờ lấy 200ml nước tiểu tìm rotundin.

* Định lượng: lấy máu định lượng rotundin bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp khi có điều kiện. Xét nghiệm này do các nhân viên tại viện kiểm nghiệm làm bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

2) Các xét nghiệm không đặc hiệu

- BN vào viện lấy máu làm urê, đường, creatinin, điện giải đồ, AST, ALT, bilirubin, công thức máu để xác định giá trị nền..

3) Điều trị:

- Điều trị cơ bản

Nếu BN đến trong tình trạng nặng, suy tuần hoàn, suy hô hấp thì nhanh chóng

hồi sức theo nguyên tắc hồi sinh tim phổi.

* Loại bỏ chất độc:

- BN đến trước 6 giờ: đặt ống thông dạ dày, rửa dạ dày sau khi đã lấy 200ml dịch dạ dày làm xét nghiệm.

Nước rửa dạ dày pha muối tỷ lệ 5%, nước ấm về mùa đông, dụng cụ rửa dạ dày bằng bộ rửa dạ dày kín.

- Nếu BN đến sau 6h thì có thể không cần rửa dạ dày.

- Sau khi rửa dạ dày bơm than hoạt 1g/kg và sorbitol tỷ lệ 1:1.

-Truyền dịch.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu

3.2.3.1. Tình hình chung.
- Phân loại theo giới: Nam, nữ.

- Phân loại theo tuổi sắp xếp theo các thang sau (dựa theo cách sắp xếp thang tuổi của IPSC).

. 10 - 19 tuổi

. 20 - 29 tuổi

. 30 - 39 tuổi

. 40 - 49 tuổi

. ³ 50 tuổi

- Nghề nghiệp chia thành các nhóm sau:

. Học sinh, sinh viên

. Làm ruộng

. Không nghề

. Cán bộ công chức, công nhân

. Thợ thủ công, bán hàng

. Khác

- Nguyên nhân, chia thành 3 nhóm

. Tự tử

. Lạm dụng thuốc

. Rối loạn tâm lý

- Thời gian từ lúc uống đến khi được nhập viện

- Phân bố theo địa dư: chia 3 nhóm

. Hà Nội

. Các tỉnh khác.

- Một số chế phẩm:

+ Rotunda: có chứa 30 mg rotundin.

+ Stilux: có chứa 60 mg rotundin.

+ Roxen: chứa 30 mg rotundin.

- Bảng phân độ mức độ nặng nhẹ: dựa vào bảng ngộ độc của PSS chia thành 5 độ: độ 0, độ 1, độ 2, độ 3, độ 4.

Độ 0: không có triệu chứng.

Độ 1 (nhẹ): triệu chứng nhẹ, thoáng qua và các triệu chứng có thể tự hồi phục.

Độ 2 (trung bình): triệu chứng rõ hoặc kéo dài.

Độ 3 (Nặng): triệu chứng nặng, đe doạ tính mạng.

Độ 4: tử vong

  3.2.3.2. Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng xuất hiện đầu tiên:
. Buồn nôn

. Nôn

. Đau thượng vị

. Choáng váng

. Ngủ li bì

- Triệu chứng khi nhập viện:

. Nôn

. Buồn nôn

. Ngủ lịm

. Li bì

. Huyết áp bình thường

. Tụt huyết áp

. Tăng huyết áp

- Diễn biến trong thời gian điều trị: lúc vào viện ngày 1, ngày 2, ngày 4, ngày 4, ngày 5.
  3.2.3.3. Cận lâm sàng:
- Điện tâm đồ: theo dõi ghi điện tim 3 giờ một lần

3.2.3.4. Kết quả điều trị: bệnh nhân khỏi, ra viện hoặc nặng lên và chết.
3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin
  Thu thập thông tin cần thiết vào bệnh án mẫu.

  Bệnh nhân vào khoa được khám lâm sàng về các triệu chứng thần kinh, tiêu hoá, tim mạch, ghi điện tim 3 giờ một lần. Ghi chép chi tiết các triệu chứng theo bệnh án mẫu nghiên cứu.

  Sau khi hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng bệnh nhân được rửa dạ dày theo phương pháp rửa dạ dày kín nếu bệnh nhân đến sớm trước 6 giờ. Lấy 200 ml dịch dạ dày làm xét nghiệm tìm rotunda và các loại thuốc ngủ, an thần khác. Nếu bệnh nhân đến muộn sau 6 giờ thì không rửa dạ dày, bệnh nhân được uống than hoạt và điều trị triệu chứng và xét nghiệm nước tiểu để tìm rontundin.

  Ghi điện tim sau khi khám lâm sàng bằng máy ghi điện tim 6 cần Cardiofax GEM của hãng NIHON KOHDEM (Nhật).

  Lấy máu làm xét nghiệm: CTM, urê, đường, điện giải đồ.

  Xét nghiệm độc chất: lấy 200ml dịch rửa dạ dày để tìm rotundin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (định tính).

3.3. Xử lý số liệu

- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, tính tỷ lệ %, tính trung bình ± độ lệch chuẩn.

- Sử dụng chương trình SPSS 12.0.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét