Trang

Vụ sữa dê Danlait giả: Viện Paster nhầm lẫn

 http://hn.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/vu-sua-de-danlait-gia-vien-paster-nham-lan-c52a534552.html

Thứ Năm, 11/04/2013, 02:40 PM (GMT+7)
 
Viện Pasteur (TPHCM) vừa có văn bản chính thức gửi Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận có nhầm lẫn về kết quả kiểm nghiệm sữa dê Danlait.

Liên quan đến vụ việc thực phẩm bổ sung sữa dê Danlait dành cho trẻ nhỏ, Bộ Y tế đã lên tiếng khẳng định về chất lượng và sai sót trong hồ sơ do doanh nghiệp tự công bố.

Theo đó, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia kết luận sữa dê Danlait đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đăng ký trên nhãn mác.

Trước đó, ngày 5/4, Phòng Hóa lý-Vi sinh, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn chính thức trả lời về kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa dê Danlait tới Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế.

Bà Phẩm Minh Thu, lãnh đạo phòng Hóa lý-Vi sinh khẳng định, trong quá trình tự kiểm tra chất lượng kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa dê Danlait do người tiêu dùng mang đến, phòng Kiểm nghiệm Hóa lý-Vi sinh, Viện Pasteur đã phát hiện có sự nhầm lẫn trong tính toán kết quả cuối cùng (không chia cho khối lượng mẫu cân) và đánh máy nhầm phương pháp kiểm nghiệm.

Bà Thu cho biết, kết quả chính xác cho thấy chỉ tiêu protein của sữa dê Danlait là 13,2%, chứ không phải 4,13%. Kết quả này được kiểm nghiệm theo đúng phương pháp TCVN 5537:1991.

Vụ sữa dê Danlait giả: Viện Paster nhầm lẫn, Thị trường - Tiêu dùng, Sua de Danlait, Cuc quan ly thi truong, Bo Cong thuong, nhap khau, san pham doc quyen, Cuc An toan ve sinh thuc pham, Vien Pasteur, thi truong, tieu dung, bao

Hình ảnh sữa dê Danlat của Công ty TNHH Mạnh Cầm khiến không ít phụ huynh tẩy chay

"Trong quá trình thử nghiệm chỉ tiêu protein phòng kiểm nghiệm đã tuân thủ đúng theo phương pháp đã đăng ký TCVN 5537:1991, tuy nhiên phòng kiểm nghiệm có nhầm lẫn trong tính toán kết quả cuối cùng (không chia cho khối lượng mẫu cân nên báo cáo kết quả gửi khách hàng là 4,13%). Kết quả tính toán lại của Viện Pasteur là 13,2% (hàm lượng protein trên nhãn là 12,8%)", bà Thu phân tích.

Bên cạnh đó, phòng kiểm nghiệm cũng có sự nhầm lẫn là đã ghi phương pháp áp dụng là TCVN 3705:90- phương pháp kiểm nghiệm protein cho thủy sản.

Như vậy, chất lượng sữa dê Danlait đã được chứng thực là hoàn toàn đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đăng ký trên nhãn mác và được Bộ Nông nghiệp – Nông lương – Nông sản Pháp và Bộ Y Tế Việt Nam khẳng định.

Trước đó, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có kết quả phân tích sữa dê Danlat của Công ty TNHH Mạnh Cầm. Theo đó, kết quả của phiếu kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng đạm chỉ đạt 4,13% trong khi đó thông tin trên hộp sữa là 17,5%.

Trong lúc chờ kết quả kết luận chất lượng của các cơ quan chức năng về sữa dê Danlait, không ít bậc phụ huynh đã lên tiếng đòi tẩy chay sản phẩm này.

D.Thu (Khampha.vn)
 

Vụ "sữa dê Danlait giả": Quá nhiều sai phạm!

http://hn.24h.com.vn - Thứ Năm, 04/04/2013, 10:28 AM (GMT+7)
 
Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương, Công ty TNHH Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait (Pháp) tại Việt Nam, đã mắc phải rất nhiều sai phạm.

Thời gian vừa qua, trên thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh và đề cập đến câu chuyện sữa dê nhập khẩu mang nhãn hiệu Danlait xuất hiện trên thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Điều này đã khiến khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang và đặt câu hỏi về sự thực của vụ việc.

Câu chuyện được bắt nguồn từ hồi cuối tháng 2 vừa qua, sau khi có thông tin về nghi án sữa rởm gắn mác Danlait được lan truyên trên các phương tiện đại chúng, Đội quản lý thị trường số 12 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã có buổi làm việc tại trụ sở của Công ty TNHH Mạnh Cầm - đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm này tại Việt Nam. Sau khi kết thúc buổi làm việc, quản lý thị trường đã quyết định thu giữ hơn 6.000 lon sản phẩm để xác minh, làm rõ.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí tại buổi họp báo mới đây của Bộ Công Thương , ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, sau một thời gian kiểm tra Cục đã phát hiện ra Công ty TNHH Mạnh Cầm, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait tại Việt Nam, đã mắc phải rất nhiều sai phạm.

Vụ
Hàng loạt sai phạm được phát hiện tại vụ sữa dê Danlait phân phối tại Việt Nam

Theo đó, Công ty TNHH Mạnh Cầm đã sai phạm về dán nhãn trên sản phẩm sữa. Ông Lam cho biết, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm có cấp một giấy phép cho Công ty TNHH Mạnh Cầm, nhưng đây là giấy chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm "thực phẩm bổ sung - Sữa dê Danlait dành cho trẻ", ở các mức tuổi khác nhau.

Thế nhưng trong nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm theo các hộp sữa, công ty này đã không ghi cụm từ "thực phẩm bổ sung" trước tên sản phẩm, mà chỉ ghi "sữa dê". "Điều này không đúng theo Nghị định 89 của Chính phủ về nhãn mác hàng hoá", ông Lam khẳng định.

Cũng theo giải thích của ông Lam, sai phạm mà Công ty TNHH Mạnh Cầm mắc phải là chỉ ghi "sữa dê Danlait", trong khi nhãn gốc của hàng hóa này là "sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê Danlait".

Cụm từ "nguồn gốc từ sữa dê Danlaint" có phần bớt đi. Vì vậy, cách ghi này là không minh bạch, không rõ ràng và gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, tại điều 8 đã nêu rõ, đơn vị kinh doanh sữa bắt buộc phải ghi cụm từ: "Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác".

Bên cạnh đó, quy định trên cũng đưa ra việc các đơn vị còn phải bắt buộc ghi chú thêm câu: "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh".

Tuy nhiên, theo ông Lam, sau khi kiểm tra sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm lại không có những ghi chú bắt buộc kể ở trên. Đặc biệt, không có câu "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ" . Đây lại là một điều rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Một vi phạm nữa mà ông Lam đưa ra khi trả lời báo chí, đó là Công ty TNHH Mạnh Cầm đã chưa thực hiện việc kê khai và niêm yết giá đúng quy định.

Liên quan tới câu chuyện thuế nhập khẩu, do Công ty TNHH Mạnh Cầm sai phạm trong cách gọi tên giữa sữa và thực phẩm chức năng nên đã làm ảnh hưởng đến việc nộp thuế Nhà nước. Bởi, theo quy định hiện nay, thuế sữa nhập khẩu chỉ là 10% nhưng nếu là thực phẩm chức năng, sản phẩm sẽ bị áp thuế 15%.

Với tất cả những sai phạm trên, để có thể làm rõ hơn và đưa ra kết luận cụ thể về vụ việc này, ông Lam cho hay, Cục quản lý thị trường đã mời Tổng cục Hải quan, Cục An toàn thực phẩm họp trong tuần này và sẽ trả lời chính thức kết quả giám định sữa của Công ty Mạnh Cầm. 

Theo Yến Nhi (Vnmedia)
 

Sữa dê Danlait đã được xác định nguồn gốc

Thứ Sáu, 01/03/2013, 12:32 PM (GMT+7)
 
Ngày 28/2, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã thông báo khẳng định sữa dê Danlait có nguồn gốc từ Pháp và được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập về Việt Nam.

Ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục ATTP cho biết, ngay sau khi có thông tin sản phẩm sữa dê Danlait là "giả", có xuất xứ từ Trung Quốc, ngày 21/2, Cục ATTP đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại VN đề nghị xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sữa dê Danlait.

Ngày 25/2, Tổng cục Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Nông lương và Lâm sản của Pháp đã có văn bản trả lời Cục An toàn Thực phẩm (thông qua đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) về việc xác nhận các sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu được lưu hành tại Pháp và tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn thực phẩm tại quốc gia này.

Sữa dê Danlait đã được xác định nguồn gốc, Thị trường - Tiêu dùng, sua de Danlait, Cuc An toan thuc pham, thuc pham, Tong cuc Thuc pham, nhap khau,

Như vậy, qua kết quả kiểm tra hồ sơ công bố, hồ sơ nhập khẩu của công ty và văn bản trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền tại Pháp, Cục An toàn Thực phẩm khẳng định sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm nhập khẩu là sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam, từng lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y và hoàn thành thủ tục thông quan hợp lệ, hợp pháp.

Về việc ghi nhãn phụ sản phẩm, qua kiểm tra hồ sơ công bố tại Cục An toàn Thực phẩm cho thấy công ty thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện công ty đã ghi nhãn phụ sản phẩm không đúng với hồ sơ công bố khi lưu thông sản phẩm trên thị trường: không ghi cụm từ "thực phẩm bổ sung" trước tên sản phẩm.

Về vấn đề ghi nhãn mác không đúng này, Cục Trưởng Cục An toàn Thực phẩm Trần Quang Trung khẳng định, vấn đề ghi nhãn mác không đúng thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, bởi họ ghi không đúng với những thông tin công bố với Cục.

Về việc áp dụng văn bản, ông Giang cho hay, hiện tại Bộ Y tế đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua, các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, bột whey, cream bột, các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Do vậy, áp chỉ tiêu hàm lượng protein sữa tối thiểu là 34% đối với các sản phẩm sữa bột (sữa bột nguyên chất, sữa bột đã tách một phần chất béo, sữa bột gầy và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật) thuốc đối tượng áp dụng của QCVN 5-2:2010/BYT vào các sản phẩm khác, trong đó có thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ là không đúng.

Về các quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ từ 0-36 tháng tuổi: các quy chuẩn này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Như vậy, các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước đây đều phải công bố lại theo các quy chuẩn nêu trên khi các giấy này hết hiệu lực (theo quy định tại Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 19/2012/TT-BYT) 

Theo Minh Hải (Vnmedia)

1 nhận xét:

  1. vien an toan thuc pham, chung
    nhan hop quy, viện an toàn thực phẩm, công bố hợp quy
    thực phẩm, cong bo hop quy thuc pham

    Trả lờiXóa