Trang

Xáo tam phân chữa bệnh gan

Bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả ( u gan, xơ gan, ung thư gan).

webtretho.com -
Chào các bạn, thông qua diễn đàn này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm điều trị căn bệnh ung thư gan của tôi.
Tôi năm nay 53 tuổi, đang làm quản lý của một cơ quan nha nước.
Hơn năm năm trước tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện viêm gan siêu vi B, các bác sĩ và cũng là bạn tôi khuyên tôi nên hạn chế sử dụng rượu bia , nhưng vì tính chất công việc nên tôi vẫn uống rượu bia, tới đầu năm 2011 qua xét nghiệm gan của tôi bị xơ và có khối u ác.
Thực sự tôi rất hoang mang vì tôi biết đã mắc u thì cái chết sẽ được báo trước, khi đó tôi mới đi bước nữa và vợ tôi chỉ ngoài 30t và chúng tôi có 2m bé hơn 3t.
Mặc dù làm quản lý trong ngành y tế nên tôi cũng hiểu về căn bệnh này, bạn bè cũng khuyên và đưa ra những hướng điều trị, sau thời gian đầu tôi rất hoang mang, có thể nói là không có định hướng, tôi không cho vợ tôi biết. Tới khi tầm soát kỹ lại tình trạng bệnh tôi đã quyết định điều trị bằng thuốc đông y, tôi tới các thầy thuốc đông y từ Tuy Hòa cho tới Nghệ An rồi Hòa Bình, ở đâu tôi cũng sử dụng, nhưng bệnh không thuyên giảm, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, tới lúc đó tôi mới vào BV Bạch Mai điều trị bằng phương phá đốt. Trong thời gian nằm viện 1 tuần , tôi vẫn làm việc thông qua IPAD , cũng vì thói quen hay truy cập internet đọc báo hàng ngày, tôi tìm thấy trong một nội dung tôi lưu, tôi lưu và sưu tầm về các loại cây thuốc chữa ung thư gan. Tôi đọc lại về những cây thuốc đó, tôi có nghe về cây xáo tam phân nhưng tôi không tin, vì là loại cây mơi phát hiện và chưa có nhiều người biết tới. Bạn bè tôi cũng không nhiều người biết và tôi cũng đã vào tận Ninh Hòa của tỉnh Khánh Hòa để hỏi về loài cây này nhưng mỗi người địa phương lại chỉ một hướng, nên tôi quyết định không quan tâm tới cây thuốc này, nhưng tôi vẫn lưu 1 số điện thoại của 1 nơi có cây thuốc này mà bạn tôi làm việc bên BV Y HỌC CỔ TRUYỀN cho.
Khi nằm trên giường bệnh tôi cũng rảnh nên gọi điện thoại hỏi thăm về cây xáo tam phân, sau nhiều lần liên hệ không được, cuối cùng đầu dây bên kia cũng nghe máy, sau khi chia trao đổi tình trạng bệnh của tôi và tôi được nghe phân tích cơ bản về công dụng của cây xáo tam phân và cách sử dụng, vì biết tôi làm việc trong ngành nên anh bạn đã gửi cho tôi khoảng 1 kg cùng hướng dẫn sử dụng và kết hợp với các vị thuốc khác, thời gian đó vào khoảng tháng 6 năm 2013 . Khi nghe vị BS tôi chưa biết mặt tư vấn tôi rất tin tưởng, vì những phân tích của anh ấy.
Tôi sử dụng thuốc sắc theo liều lượng và phối hợp các vị thuốc như hướng dẫn kèm chề độ ăn uống hợp lý.
Sau 2 tuần sử dụng thuốc ( sau khi đã đốt trước đó 5 ngày) tôi đi làm lại xét nghiệm, chỉ số AFP của tôi từ hơn 22.000 xuống còn hơn 7000.
Bạn tôi làm là người trực tiếp điều trị cho tôi ở BV .BM cũng không tin kết quả tốt thế, đến nay tôi đã sử dụng thuốc được hơn 6 tháng và chỉ số AFP của tôi chỉ hơn 20. Sắc da và thần thái như người bình thường.
Qua đây tôi chia sẻ để những ai mắc bệnh như tôi có thể biết mà điều trị.
Với tình trạng bệnh của tôi được sử dụng liều lượng thuốc như sau :
Xáo tam phân 100g tươi, Linh chi rừng 50g khô, tam thất bắc 25g. Sắc 2 lít còn lại 1,5 lít.
Hiện giờ bệnh tôi đã thuyên giảm thì chỉ sử dụng ở liều thấp.
Tôi chúc các bạn gặm nhiều may mắn.
T.H


 
duoclieunamviet.com - 18/06/2014 10:20:31 SA
xao tam phan khanh hoa.PNG

Hình ảnh cây xáo tam phân (bên trái), rễ cây xáo tam phân (bên phải).
Rễ cây xáo tam phân được sử dụng trong điều trị


Tên thuốc: Xáo tam phân

Tên khoa học: Paramignya trimera

Cây xáo tam phân là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây leo, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 5m, đường kính khoảng từ 8-12cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn; lá đơn, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp; phiến lá dày có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt; phần gỗ của thân hơi cứng, màu vàng; phần gỗ của rễ màu đậm hơn. Các bộ phận của cây đều có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm dịu, rất ít khi ra hoa.

Tên gọi khác: cây rễ mọi, cây rễ lạ, cây thần dược, cây thần xạ.

Tên khoa học dược liệu: Paramignya trimera.

Theo tài liệu của Dược Liệu Nam Việt: trong các phương thuốc điều trị, vị thuốc xáo tam phân còn có tên gọi khác là "Đơn Diệp Đằng Thích".

Thu hái: loại cây này phân bố nhiều ở khu vực nam trung bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận…) và có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ rễ, thường thu hái vào mùa khô.

Tính vị: vị hơi đắng có pha vị ngọt, tính bình hơi mát, mùi thơm dễ chịu, không độc, vào Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.

Thành phần hóa học: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

Công dụng:

- Điều trị ung thư: là vị thuốc quan trọng trong nhiều phương thuốc chữa ung thư (Nam việt dược liệu gia truyền).

- Kháng ung thư:Thử nghiệm lâm sàn xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). - Điều tiết hệ miễn dịch.

- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm, kháng viêm, giảm đau. - Tiêu đờm, tán kết, phá huyết, thông kinh.

- Khí huyết lưu thông, tăng cường thể trạng.

- Ăn ngon miệng, ngủ tốt…

- Xương khớp nhức mỏi.

Chủ trị:

Ung thư máu

Ung thư gan

Ung thư bàng quang

Ung thư lưỡi

Ung thư cổ tử cung

Ung thư vú

Ung thư phổi

Ung thư đại tràng

Xáo tam phân là một vị thuốc được sử dụng trong rất nhiều các phương thuốc điều trị bệnh nan y cũng như các bệnh thông thường của Dược Liệu Nam Việt, Dược Liệu Nam Việt giới thiệu những phương thuốc có sử dụng vị thuốc xáo tam phân đã được nghiên cứu tích lũy chắt lọc qua nhiều năm hành nghề của đội ngũ chuyên môn tận tâm giàu kinh nghiệm, rất hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn quan tâm. Quý bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0583.820.019 hoặc 0583.820.033
DLNV
 

tienphong.vn - 11:23 ngày 12 tháng 12 năm 2013

Xáo tam phân với những điều cần biết khi sử dụng

Xáo tam phân có tên khoa học Paramignya trimera, được tìm thấy phân bố ở nam trung bộ, tập trung chủ yếu nhiều nhất ở khu vực Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, loài cây dược liệu này đã được người dân địa phương biết đến và sử dụng từ lâu, vị thuốc xáo tam phân được bào chế kết hợp với các vị thuốc khác điều trị những bệnh nan y như ung thư máu, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại tràng, viêm gan siêu vi và sử dụng để bồi bổ sức khỏe.

Xáo tam phân với những điều cần biết khi sử dụng

<="">

Xáo tam phân có tên khoa học Paramignya trimera, được tìm thấy phân bố ở nam trung bộ, tập trung chủ yếu nhiều nhất ở khu vực Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, loài cây dược liệu này đã được người dân địa phương biết đến và sử dụng từ lâu, vị thuốc xáo tam phân được bào chế kết hợp với các vị thuốc khác điều trị những bệnh nan y như ung thư máu, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại tràng, viêm gan siêu vi và sử dụng để bồi bổ sức khỏe.

<="">

Hiệu quả từ người bệnh.

<="">

Trở lại câu chuyện của bé Hưng ở xã Cát Khánh H.Phù Cát tỉnh Bình Định , đến bây giờ ở địa phương nhắc tới bé Hưng con anh Hướng chiến thắng ung thư ai cũng biết.

<="">

Ngày 10/2/2013 Hưng được gia đình đưa vào trạm xá xã với tình trạng sốt liên tục 2 ngày, nổi hạch đỏ và sưng to dưới vùng cằm. Trưa cùng ngày, em được chuyển lên bệnh viện huyện Phù Cát để điều trị. Song đến sáng hôm sau, Hưng lại tái phát sốt. Ngay sau đó, Hưng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn theo đúng tuyến hưởng bảo hiểm và được làm xét nghiệm 2 lần. Kết quả xét nghiệm cho thấy Hưng mắc phải căn bệnh ung thư bạch cầu câp dòng tủy ác tính và bác sĩ dự đoán thời gian sống của em chỉ còn kéo dài khoảng 2 tháng.

Bé Hưng cầm rễ xáo tam phân
Bé Hưng cầm rễ xáo tam phân.
 

<="">

Hưng tiếp tục được chuyển lên BV tuyến trên, Tại BV Nhi Đồng 1, Hưng được cho làm lại các xét nghiệm, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Huyết học để đặc trị chứng ung thư bạch cầu. Tại đây, gia đình em được bác sĩ tư vấn 2 cách để điều trị:Đặc trị để kéo dài thời gian, hoặc đặc trị từ 5 đến 6 lần, mỗi lần như thế có chi phí khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ khoảng 50%.

<="">

Lấy đâu ra số tiền trăm triệu để thanh toán viện phí? Dù đau xé long, nhưng suy đi tính lại, cuối cùng gia đình quyết định xin cho Hưng về nhà, bởi với số tiền cho mỗi lần chạy chữa như thế vượt ngoài khả năng của gia đình 5 miệng ăn.

<="">

Có bệnh thì vái tứ phương…

<="">

Ông Hớn, cha của Hưng chia sẻ: " Lúc ấy, gia đình thực sự cảm thấy bế tắc khi nhìn cậu con trai út chỉ mới 7 tuổi chưa biết gì mà phải chịu những cơn đau hành hạ, trong khi gia đình chỉ còn biết đứng nhìn, bởi không biết đào đâu ra số tiền lớn để đặc trị cho cháu dù chỉ một lần đễ vơi bớt nỗi lòng, trong khi bác sĩ cũng đã khẳng định sự sống của cháu chỉ còn đếm từng ngày. Dù vậy gia đình cũng chỉ còn biết chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nếu trường hợp xấu xảy ra".


Đơn xác nhận hộ khẩu
Đơn xác nhận hộ khẩu.

 

<="">

Với cách suy nghĩ "Còn nước còn tát", gia đình bắt đầu nghĩ đến việc trị bệnh cho Hưng bằng các bài thuốc nam, và thế là ra sức truy tìm những bài thuốc gia truyền trị bệnh ung thư. Cứ nghe ở đâu có thầy có thuốc trị bệnh ung thư là gia đình tìm đến.

<="">

Hiệu nghiệm bất ngờ từ "thần dược" xáo tam phân.

<="">

Sau nhiều lần tìm kiếm thông tin và qua bạn bè giới thiệu, anh Mùi cậu của Hưng liên hệ với người điều trị bệnh ung thư bằng dược liệu ở trung tâm dược liệu Nam Việt tiếp Mùi là anh Nam Hoàng người có nhiều năm nghiên cứu về dược liệu thuộc Trung tâm Dược Liệu Nam Việt, trong đó có nhiều năm tìm hiểu về xáo tam phân.

<="">

Sau khi hỏi thăm đầy đủ thông tin hiện tại và tìm hiểu tiểu sử về bệnh của Hưng cùng với những người thân trong gia đình, với thông tin có nhiều người mắc bệnh ung thư như Hưng, anh Nam Hoàng trấn an:

<="">

Anh Nam Hoàng gửi cho Mùi cậu của bé Hưng người trực tiếp đi lấy thuốc, tên các vị thuốc và liều lượng, các vị thuốc đều rất dễ kiếm ngay tại địa phương, riêng vị xáo tam phân còn có tên gọi "đơn diệp đằng thích" khi đó trên thị trường có nhiều hàng giả nên để đảm bảo sức khỏe cho bé Hưng tránh gặp suy biến xấu với thể trạng đang rất yếu khi sử dụng phải xáo tam phân giả, Dược Liệu Nam Việt cung cấp cho Mùi xáo tam phân cùng cách hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống bổ sung, nghỉ ngơi…cho bệnh nhân.

<="">

Sử dụng thuốc khoảng hơn một tháng, Hưng tăng trọng lượng được 3kg, sắc da hồng hào, khỏe mạnh. Phấn khởi, gia đình đã tiếp tục đặt thuốc cho Hưng uống tiếp thêm một tháng nữa, cùng với việc sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn .

<="">

Ngày 5/6/2013, ông Hớn đưa Hưng vào TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra bệnh tình tại Bệnh viện Huyết học. Đội ngũ y bác sĩ tại đây đã lấy làm lạ với kết quả xét nghiệm cho thấy Hưng đang trong quá trình phục hồi tốt , bởi chỉ sau hai tháng mà kết quả xét nghiệm đã thay đổi hoàn toàn các chỉ số về máu đều tốt.

<="">

Được biết tháng 10 vừa qua gia đình bé Hưng đã đưa bé Hưng đi tái khám tại bệnh viện huyết học theo định kỳ và cho thấy các chỉ số đều tốt, được biết bé Hưng vẫn đang sử dụng thuốc với liều lượng thấp .

<="">

Đến những căn cứ khoa học.

<="">

Ngày 14/11/2012, Viện Dược liệu đã có công văn số 359 gửi trả lời sở y tế Khánh Hòa, trong nội dung công văn đã kết luận.

<="">

Xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, có tác dụng độc đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung).Với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.

<="">

Ngoài những bằng chứng phân tích khoa học ban đầu trên chúng tôi mới được biết Dược Liệu Nam Việt đã gửi mẫu cây xáo tam phân khai thác ở tỉnh Khánh Hòa đi phân chất ở đơn vị phân tích ở Singapore và cho kết quả thu được , Mẫu phẩm có chứa chất chống oxy hóa (antioxidants) bảo vệ tế bào chống các "gốc tự do"(free-radicals) như: Vitamin E, K, các carotenoid, terpenoid, flavonoid,polyphenol, alkaloid, tannin, saponin, và một số enzyme. Trong chúng ta ai cũng biết các tế bào gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư.

<="">

Kiểm chứng sáng tỏ thông tin.

<="">

Liên hệ với đại diện với trung tâm dược liệu Nam Việt để hỏi về trường hợp của bế Hưng mà trong thời gian qua một số đơn vị truyền thông và trên các diễn đàn y học đã đưa tin để kiểm chứng , đại diện trung tâm dược liệu Nam Việt cho biết trường hợp của bé Hưng đã lấy thuốc sử dụng được gần 8 tháng nay và hiện tại vẫn đang sử dụng thuốc với liều thấp.

<="">

Khi tiếp xúc với đại diện Dược liệu Nam Việt chúng tôi có đề cập đến vấn đề cây xáo tam phân hiện nay rất khó tìm mua, nếu có mua thì gặp toàn hàng giả và nguồn cây xáo tam phân thật sự gần như tuyệt chủng và được đại diện dược liệu nam việt cung cấp thông tin, Dược liệu nam việt đã triển khai trồng 40ha xáo tam phân ở hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa và đang phát triển tốt, về cây xáo tam phân cũng như các bài thuốc kết hợp có vị xáo tam phân các bạn có thể tham khảo đầy đủ thông tin trên website chính thức của Dược liệu nam việt www.duoclieunamviet.com

Thực hư về cây xáo tam phân

Ngày 8 tháng 4, 2014 | 09:46

SKĐS - Gần đây trên các trang mạng, nhiều bài báo, nhiều chế phẩm thuốc từ xáo tam phân được giới thiệu rầm rộ để chữa 5 dòng tế bào ung thư

Gần đây trên các trang mạng, nhiều bài báo, nhiều chế phẩm thuốc từ xáo tam phân được giới thiệu rầm rộ để chữa 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep- G2, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, khiến cho cây thuốc này bị đào xới đến cạn kiệt, trong các khu rừng ở Ninh Vân, Ninh Thuận, nay lại tràn sang tìm kiếm ở Đại Lãnh, Vũng Rô. Và giá cả của xáo tam phân cứ được người ta tăng lên vùn vụt, từ chỗ vài ba trăm nghìn 1kg, nay đã tới vài triệu đồng, mà đa phần lại là " xáo tam phân giả".

Để tránh được những sai lầm không đáng có khi sử dụng xáo tam phân, xin có đôi lời phân giải.

Cây xáo tam phân còn gọi là thuốc mọi, thần xạ (Paramignya trimera), họ cam (Rutaceae), cây mọc phổ biến ở rừng núi một số tỉnh phía Nam như Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận... Là cây gỗ nhỏ, thân màu nâu, có gai, lá đơn mọc cách, chính vì thế mà nó còn có tên Đơn diệp đằng thích. Đơn diệp là lá đơn, đằng là dây, thích là gai. Vì trên thân và cành của cây này có nhiều gai, kiểu thân của các cây họ cam. Thân cây có thể chất cứng, có đường kính từ 3-8cm, có thể vươn dài tới 5m, vỏ cây có màu vàng nhạt, trên thân khi cắt lát vẫn để sót lại các vết sẹo của những cái gai. Lá đơn, mép cong xuống phía dưới, hình thuôn hẹp, phiến lá dày, phía trên xanh đậm, phía dưới nhạt. Rễ cứng màu vàng đậm. Rễ có vị đắng nhẹ, hơi chát, hơi ngọt, ngửi có mùi thơm của tinh dầu. Đặc điểm này cũng gần giống với các vị và mùi của các cây họ cam. Điều này giúp người ta có thể phân biệt được với các loại xáo tam phân giả: thân và rễ không có màu vàng mà hơi xám, khi nhấm thì có vị đắng, không ngọt, không thơm. Tuy nhiên đây cũng chỉ là cách phân biệt mang tính chất cảm tính, tính chất sơ bộ mà thôi. Còn nếu chính xác, người ta phải tiến hành soi bột của vị thuốc này để tìm ra các đặc điểm chính; đồng thời có thể tiến hành một vài phản ứng hóa học đặc hiệu; nếu không, cũng sẽ bị đánh lừa bởi các rễ và thân của một số cây cùng họ cam.

Thực hư về cây xáo tam phân
Cây xáo tam phân.

Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay trên thế giới cũng như ở nước ta, việc nghiên cứu thực nghiệm ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư: gan, phổi, vú, tử cung, buồng trứng... không phải chỉ có riêng xáo tam phân ở Khánh Hòa mà còn có rất nhiều các cây, các con khác nữa như loài hải sâm ở vùng biển nước ta cũng thể hiện hoạt tính kháng 3 dòng ung thư, song hải sâm chỉ được sử dụng như một vị thuốc bổ thận tráng dương. Dịch chiết của cây trám hồng có tác dụng gây độc trên 5 dòng tế bào ung thư, song vị thuốc này cũng chỉ dùng trị đau xương, đau khớp. Một số cây trong chi cườm rụng cũng có hoạt tính ức chế 3 dòng ung thư, song cườm rụng vẫn chỉ là vị thuốc chữa bệnh hậu sản, xương khớp, cảm mạo, ung nhọt...

Điều này cho ta thấy rằng từ việc nghiên cứu trên thực nghiệm đến lâm sàng còn phải trải qua một quá trình rất dài. Thực nghiệm chỉ mang tính gợi mở những ý tưởng để tham khảo, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo mà thôi. Để có thể trị được ung thư từ một cây thuốc, các nhà khoa học phải tiến hành chiết xuất các thành phần hóa học có tác dụng ức chế một hay nhiều loại tế bào ung thư nào đó. Sau khi đã có đủ số lượng chất mới có thể tiến hành thử nghiệm trên lâm sàng với nhiều bước tiếp theo. Song công việc này chỉ mang tính lý thuyết mà thôi. Thực tế là không thể, vì hàm lượng các chất hóa học này trong cây rất nhỏ. Cách khác nữa là sau khi chiết tách được các thành phần có tác dụng kháng ung thư, người ta bắt chước cấu trúc của nó rồi tiến hành tổng hợp hóa học để có đủ số lượng thuốc thực nghiệm trên lâm sàng. Cách này cũng rất tốn kém, trước khi nó trở thành một thuốc có thể chữa ung thư. Một ví dụ nữa, nhân sâm - một vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc. Trong thành phần hóa học của nó cũng có các thành phần ức chế tế bào ung thư, song nhân sâm cũng chỉ được coi như một vị thuốc bổ khí, mang tính chất bồi dưỡng khi cơ thể yếu mệt và cũng chỉ là vị thuốc có tác dụng "hỗ trợ" khi điều trị ung thư mà thôi. Giới thiệu một số ví dụ trên để thấy, việc chữa bệnh ung thư từ cây thuốc đâu có đơn giản như một số người đang sử dụng, hay đang sản xuất các chế phẩm để chữa 5 loại ung thư từ cây xáo tam phân ở Khánh Hòa.

Cũng như các vị thuốc khác, xáo tam phân là một cây thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh: viêm gan, xơ gan... đã được nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng, cần được nâng niu và phát triển theo đúng nghĩa của nó. Cũng không nên quảng cáo theo xu hướng cực đoan để bán thuốc sống (rễ, thân, cành) xáo tam phân của gia đình mình kiếm được hoặc các chế phẩm từ xáo tam phân của cơ sở chữa bệnh hay bào chế của mình. Làm như thế là "lợi bất cập hại" và phản tác dụng, có hại chính cho uy tín của cơ sở. Đó là chưa kể đến việc, thế giới cho rằng, cơ sở mình "không hiểu gì về bệnh ung thư cả!".

Và giờ đây, không ai khác, chính là người dân, người bệnh phải tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về cách sử dụng và tác dụng của các vị thuốc từ thảo mộc, trong đó có xáo tam phân.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

 
 

Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân: chưa có giá trị trong chữa bệnh

Xáo tam phân có phải là cây thuốc không?

minhhoa7Theo các tài liệu hiện có như "Cây cỏ của Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ mô tả Xáo Tam Phân có tên khoa học Paramignya trimera là một loại thực vật dạng mộc. Cho đến nay chưa có một tài liệu văn bản pháp quy chính thức của Việt Nam cụ thể từ Viện Dược Liệu Trung Ương cũng như trong danh mục các bài thuốc đông y của Bộ Y tế cho phép sử dụng thì không xác định cây xáo tâm phân là cây thuốc và được công nhận sử dụng điều trị bệnh cho con người.

Vậy do đâu mà hiện nay bùng nổ một nguồn thông tin vũ bão trên các trang báo giấy và mạng mà chỉ cần vào Google đánh 3 chữ "Xáo Tam Phân" là có đến trên 2,2 triệu đường dẫn thông tin về cây nầy trong 0,14 giây và có riêng một trang web về cây nầy để kinh doanh mạng lưới trên toàn quốc với các đại lý là một số nhà thuốc? Tuy nhiên hầu hết là các bài viết về Xáo Tam Phân từ các phóng viên báo chí chứ chưa có một bài báo khoa học chính thống nào được công bố đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Hầu hết các tác giả đã thổi phồng giá trị với nhân danh đạo đức hay muốn đưa tin giật gân và không tránh khỏi sự vô tình hay cố ý góp phần quảng cáo cho một sự trục lợi bất lương của một số cá nhân nào đó lợi dụng kẻ hở dễ dãi về công bố thông tin mà sự thật chưa được giới khoa học, các cơ quan hữu trách của bộ y tế, sở y tế Khánh Hòa công nhận giá trị. Mặc dù ngành y tế Khánh Hòa luôn khuyến cáo người dân không sử dụng trong mục đích chữa bệnh nhưng các bài báo phóng sự thổi phồng giá trị của cây Xáo Tam Phân làm một số không ít người dân thiếu nhận thức vẫn đỗ dồn về nơi nầy tìm mua tạo nên cơn sốt giá cả và tận thu tận diệt cây nầy. Trong khi đó cũng có một số bài báo lên tiếng cảnh báo tác hại không lường khi sử dụng cây nầy nhưng xem ra vẫn không tác động bao nhiêu so với sự tâng bốc của các bài báo phong tặng nó lên tận thiên đường "thần dược, thần y".

Chính vì vậy, với tư cách một nhà khoa học, một trong những thành viên phản biện bình duyệt các công trình nghiên cứu khoa học (peer reviewer) của Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ từ năm 2006 đến nay, cũng như thành viên phản biện các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, bộ và của nghiên cứu sinh  trong nước, người được Sở Y tế  Khánh Hòa mời tham gia khảo sát thực tế cây Xáo Tam Phân nầy tại xã Ninh Vân Khánh Hòa vào ngày 21 tháng 5/2012 và tôi đã có ý kiến đề xuất với Sở Y tế. Tuy nhiên hiện nay sự việc đã đi quá xa trong dư luận của người dân cho nên tôi đành phải lên tiếng để mọi người có thể hiểu biết về thực hư và những dấu hỏi lớn cho một vấn đề thời sự hết sức bức xức nầy.

Bức xúc đầu tiên là nhu cầu cần chữa bệnh của người dân rất lớn, nhưng sự tuyên truyền của ngành y tế cũng như các ban ngành liên quan vẫn chưa đến nơi đến chốn dẫn đến một thực tế hỗn loạn, nhiễu loạn thông tin sai lệch, người có bệnh nan y thì vẫn cứ vái tứ phương chứ không đặt niềm tin vào một cơ sở chuyên ngành Y khoa nào cả.

Bức xúc vì có những dấu hỏi nghi vấn lớn trong việc thổi phồng giá trị của một cây thực vật trở thành cây thuốc quý hiếm và nâng lên thành thần dược nhưng người dân không chú ý mà chỉ nhẹ dạ cả tin, và một số bài báo không đi sâu sát vấn đề để mạnh dạn lên tiếng phê phán mà lại làm phóng sự với sự thổi phồng lên nào là "Thần Dược" để "đạp đổ mọi bức tường khoa học" của thể kỷ 21 và rồi sau đó đẻ thêm câu chuyện về một "Thần y" "bước qua lời nguyền" như chuyện cổ tích thần thoại!!!

Tuy nhiên sự thật về người đầu tiên được cho là bị xơ gan cổ trướng giai đoại cuối bệnh viện trả về chờ chết, rồi dùng Xáo Tam Phân lành bệnh và từ đó chính gia đình ông nầy tuyên truyền để kinh doanh cho một số người dân cả tin và sau đó được bà Trần Thị Xuân Hồng, thường trú ở thôn Tây, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa tìm đến các nhà báo tại Khánh Hòa để xin đăng tin mở đầu một sự bùng nổ thông tin về cây lạ thần dược trị bá bệnh và để rồi chính bà Hồng cùng ông LH  là hai địa điểm tổ chức kinh doanh hàng đầu của loại cây nầy. Khi sự việc đi quá xa với có nhiều điểm kinh doanh khác, vấn đề tranh giành về cây thật và cây giả xảy ra như chuyện các quán ăn tranh giành thương hiệu "quán gió" thật, "quán rắn NL" thật tại Nha Trang Khánh Hòa …

Tiếp đến xuất hiện ông Lương Sinh người đã hướng dẫn cho ông LH dùng cây nầy, khi đoàn khảo sát tháng 5 /2102 đến Ninh Vân thì chúng tôi vẫn chưa biết có chuyện ông nầy khám chữa bệnh được đề cập, thì nay ông Lương Sinh kết hợp với ông chủ tịch Ủy Ban Dân xã Ninh Giang xét duyệt chữa bệnh và bài thuốc của ông có 4 vị chứ không phải chỉ Xáo Tam Phân, có phải chăng sự phối hợp nầy như một dạng bảo kê cho việc làm "nhân đạo" (?) khi mà bài thuốc không đăng ký, không nằm trong danh mục của Bộ Y tế công nhận và việc khám chữa bệnh nầy không có giấy phép hành nghề là hoàn toàn bất hợp pháp nhưng một số bài báo nâng lên hàng "Thần Y" cho một công nhân máy kéo chỉ xuất hiện sau khi việc mua bán Xáo Tam Phân rầm rộ lên trong việc kinh doanh thu lợi nhuận.

Cũng cần nói thêm tại vùng đất giàu truyền thống cách mạng nầy, nơi mà nhân chuyến đi khảo sát tại Ninh Vân tôi đã được thăm đền tưởng niệm con tàu không số thì cũng từng đã có câu chuyện một thời rầm rộ cây mắt mèo (có nơi gọi "móc mèo") chữa ung thư và đã đi vào dĩ vãng cũng chi vì tin đồn nhảm gây thiệt hại không nhỏ cho người dân trong một thời gian.

Ông LH có thật sự bị xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối không?

Tôi xin trích văn bản về ý kiến cá nhân tôi khi đi thực tế và trực tiếp khám cho ông LH tháng 5/2012 như sau: "Qua khảo sát thực tế ở địa phương và xem xét các kết quả xét nghiệm và siêu âm còn lưu của ông LH được trạm y tế xã Ninh Vân cung cấp thì ông nầy chỉ đi khám bệnh duy nhất tại phòng khám tư nhân Phúc Lộc trong 3 lần chứ không hề nằm điều trị tại bất kỳ một cơ sở điều trị nào khác của tuyến huyện và tỉnh như thông tin các báo chí đã đưa tin và kết quả ghi nhận siêu âm của 3 bác sĩ làm siêu âm 3 lần tại phòng khám nầy đều khác nhau chỉ trong thời gian 2 tuần:

- Lần đầu vào ngày 17/7/2010 ghi nhận: "gan xơ, nhiều dịch(??), hệ thống tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch cửa không dãn; lách cấu trúc đồng nhất, kích thước bình thường, tĩnh mạch lánh không dãn" (Bs Đông);

- Lần thứ hai ngày 24/7/2010: "gan cấu trúc thô, mặt gan phẳng, bờ gan đều, kích thước bình thường, hệ thống tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch cửa không dãn; lách cấu trúc thô, kích thước lớn 152 mm, không ghi nhận có dịch" (BS Thạch),

- Lần thứ 3 ngày 30/7/2010: "gan cấu trúc echo không đồng nhất, mặt gan gồ ghề, bờ gan không đều, hệ thống tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch cửa không dãn; lách cấu trúc đồng nhất, kích thước bình thường, tĩnh mạch lách không dãn, dịch ổ bụng nhiều" (Bs Luân),

Về  kết quả các xét nghiệm men gan SGOT, SGPT, và bilirubin TT và GT cũng đều ở giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ, công thức máu bình thường, không có chọc xét nghiệm dịch màng bụng, không sinh thiết gan, các chức năng huyết học khác không làm nên theo tôi là chưa đủ cơ sở chẩn đoán xác định xơ gan chứ chưa nói đến xơ gan mất bù giai đoạn cuối. Trong thăm khám khám sơ bộ chiều ngày 21/5/2012 tại BV huyện Ninh Hòa vì lúc đoàn khảo sát đi tìm hiểu thì ông LH đang bị tai nạn giao thông điều trị tại bệnh viện huyện nầy nên chúng tôi đã đến thăm khám và ghi nhân bệnh nhân có tiền sử uống nhiều rượu bia, béo phì từ lúc thanh niên, niêm mạc mắt vàng nhẹ, tăng huyết áp, HA  160/100mmHg, tim nhịp đều, bụng mềm không có báng, gan lách không lớn, xét nghiệm chức năng thận có giảm nhẹ, mức lọc cầu thận ước đoán 65ml/phút/1.73m2, các men  gan có tăng nhẹ nên chưa loại trừ một tình trạng viêm gan mạn do rượu/ tăng huyết áp, bệnh thận mạn giai đoạn 2, chàm mạn tính ở bàn chân + gãy xương cánh tay P đã cố định bột do tai nạn giao thông chứ không phải là người hoàn toàn khỏe mạnh. Kết quả kiểm tra về bilirubin sau đó tăng tương ứng với lâm sàng kết mạc mắt vàng nhẹ và siêu âm gan mật cho thấy mật độ gan thô chứ không hoàn toàn bình thường".

Như vậy về kết luận cho rằng bệnh nhân LH bị xơ gan mất bù giai đoạn cuối chờ chết và hiện nay mạnh khỏe nhờ Xáo Tam Phân là hoàn toàn không có căn cứ khoa học chứ đừng nói Xáo Tam Phân chữa bá bệnh, ung thư, tăng huyết áp…

Về kết quả một số ca báo chí có thông tin thì không loại trừ hiệu ứng placebo gọi giả dược khỏe bớt tạm thời do tính chủ quan và niềm tin trong giai đoạn đầu và cũng không có một cơ quan chức năng nào thẩm định như chúng tôi đánh giá về trường hợp ông LH. Trong khi đó thông tin về những người bệnh ung thư nan y dùng Xáo Tam Phân không qua khỏi thì lại cho rằng có thể dùng cây Xáo Tam Phân giả hay Xáo Tam Phân thật không có tác dụng thì cũng không có một cơ quan chức năng khẳng định. Việc dùng Xáo Tam Phân tốt hay xấu và khi xấu cũng mấy ai muốn lên tiếng khơi lại nổi đau mất mát của người thân, ngay như một đồng nghiệp giảng viên một trường đại học không may bị ung thư gan cũng được người nhà cho dùng Xáo Tam Phân và đã an nghỉ nghìn thu.

Kết quả thông báo của Viện Dược Liệu Trung Ương gửi cho Sở Y Tế Khánh Hòa có phải là văn bản công nhận giá trị cây xáo tâm phân là cây thuốc và có giá trị chữa bệnh không?

Câu hỏi nầy tốt nhất là Viện Dược Liệu Trung Ương trả lời rõ ràng nhất, nhưng qua công bố của Sở Y tế về văn bản nầy có một chi tiết vô cùng quan trọng nhưng được một số bài báo bỏ qua và thổi phồng kết quả cho rằng "Xáo Tam Phân có giá trị thực sự trên ống nghiệm (in vitro) và trên động vật thực nghiệm chuột trắng (in vivo)", từ đó dẫn đến một số người lợi dụng trục lợi đã đẩy giá cây Xáo Tam Phân lên 1 triệu đến 1 triệu 5 một kg và người dân lại lầm tưởng nó có giá trị chữa bệnh thật, đặc biệt ung thư nên càng đổ dồn đi lùng sục tìm mua tạo sóng, và người dân địa phương bỏ ruộng vườn biển cả đi tận diệt cây nầy vì có lợi nhuận cao hơn nhằm đáp ứng cho một nhu cầu của sự thiếu hiểu biết về cơ sở khoa học của khám và chữa bệnh. Bản chất của thông báo nầy chỉ là "đánh giá sơ bộ ban đầu về cây lạ ở Ninh Vân là cây Xáo Tam Phân có một số thành phần hóa học thường gặp trong cây thực vật, có độc tính thấp, có tác dụng chống viêm gan cấp, ức chế 5 dòng tế bào ung thư trên chuột nhắt". Theo tôi đây chỉ là một thông báo có tính định hướng cho ngành y tế Khánh Hòa có hướng tiến hành các bước nghiên cứu theo quy trình nghiên cứu phát triến thuốc, hóa dược, sinh y phẩm chữa bệnh mà Bộ Y Tế đã quy định rất rõ ràng trong thông tư số 03/2012 TT-BYT ngày 2 tháng 2 năm 2012, chứ hoàn toàn không công nhận giá trị thật sự của Xáo Tam Phân ức chế 5 dòng tế bào ung thư.

Một giá trị thật dù trong ống nghiệm (in vitro) và trên động vật (invivo) cũng cần phải được nghiên cứu theo một quy trình chặt chẽ thông qua các giai đoạn: giai đoạn khảo sát phân chất sơ bộ, giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng in vitro và in vivo có lô chứng, lô thực nghiệm gây bệnh với đủ cỡ mẫu quy định, phải được thông qua các hội đồng đạo đức, giám sát, hội đồng y khoa phản biện. Khi có kết quả phải được cống bô trên các tạp chí chuyến ngành mà trong đó được một hội đồng thường từ 3 đến 5 người phản biện bình duyệt đánh giá có giá trị khoa học thật sự có đủ độ tin cậy mới được công bố. Từ đó có hướng nghiên cứu sản xuất ra thành phẩm dạng thuốc được bào chế theo đúng liều lượng độ an toàn trên súc vật và đạt chất lượng thuốc theo đúng quy định, ngay cả thuốc đông y và sản phẩm từ dược liệu cũng vậy, để có bước tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trên người.

Tôi thiết nghĩ Viện Dược Liệu Trung Ương cần phối hợp với Ngành Y Tế Khánh Hòa tiến hành hoàn thiện nghiên cứu giai đoạn tiền lâm sàng và công bố nghiên cứu khoa học nầy trên các tạp chí chuyên ngành uy tín của Việt Nam và thế giới nếu nó thật sự có giá trị và được ban biên tập đánh giá cho công bố. Sự công bố khoa học nầy hoàn toàn không có giá trị áp dụng chỉ định dùng cho con người mà hiện nay quy trình nghiên cứu đã được thống nhất trên toàn thề giới. Cũng xin nói thêm trong tháng 12/2102, hội đồng khoa học ngành y tế Khánh Hòa có tổ chức nghiệm thu một đề tài về gía trị của Fucoidan trọng lượng phân tử thấp chiết xuất từ rong nâu trong điều trị rối loạn lipid máu, tôi được mời làm phản biện 1, mặc dù công trình nghiên cứu rất công phu tốn kém (1 tỷ 6) và cũng đã có nhiều bài báo được công bố trong nước nhưng khi hội đồng phân tích kỹ đã không tán thành ngay từ khâu thử nghiệm trên động vật. Dù có kết quả đã đăng báo nhưng xét thấy thiếu chính xác không đủ độ tin cậy cũng như khâu thử nghiệm trên người không đúng chuẩn mực theo quy định..

Trở lại quy trình để công nhận một thuốc hóa dược hay thuốc đông y của bộ y tế là cần phải tiến hành nghiên cứu trên người và phải tuần tự tiến hành theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn I ở người khỏe mạnh tình nguyện với 10 – 100 người. Mục đích chính là kiểm tra về tính an toàn trên người của thuốc.

Giai đoạn II nghiên cứu ở nhóm nhỏ cho một loại bệnh đặc trưng trên khoảng 50 – 500 bệnh nhân, kiểm tra các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra và các rủi ro do thuốc gây ra. Các nhà nghiên cứu cũng phải phân tích được mức liều tối ưu và lịch trình liều dùng của thuốc.

Giai đoạn III được thực hiện trên một số lượng lớn người bệnh (khoảng 200 – 5,000), thường tiến hành đa trung tâm, ngẫu nhiên, có nhóm chứng nghĩa là có hai lô, lô có dùng thuốc và lô chứng dùng giả dược (placebo) để đưa ra được các dữ liệu thống kê có ý nghĩa về độ an toàn, tác dụng và mối quan hệ giữa lợi ích – nguy cơ của thuốc. Đây là giai đoạn quyết định xem thuốc có tác dụng và hiệu quả hay là không. Sau đó mới được đăng ký công nhận và được phép sử dụng lưu hành.

Tiếp đến giai đoạn IV tiến hành sau khi thuốc đã được đưa vào lưu hành, giám sát sau lưu hành hay đánh giá hiệu quả trị liệu với cỡ mẫu > 1.000 người.

Quy trình từ khảo sát ban đầu đến nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật và rồi trên người cho đến khi được phép lưu hành nếu có kết quả tốt thường phải mất từ 10 đến 15 năm mới hoàn tất. Trên thế giới có rất nhiều hóa dược được công nhận có kết quả rất tốt trên động vật, các nhà nghiên cứu tìm hiểu phân tích cơ chế tác dụng rất hay nhưng đến khi nghiên cứu trên người thì cho thấy không có kết quả hoặc thậm chí gia tăng tỷ lệ tử vong chung, nghĩa là có giảm triệu chứng bệnh đó nhưng sinh bệnh khác và gây tử vong cao hơn so với nhóm chứng nên không được sản xuất. Chính vì vậy ngày nay người thầy thuốc phải chỉ định dùng thuốc theo nền tảng chứng cứ là vậy.

Như vậy quy trình để công nhận cây Xáo Tam Phân hay các chiết xuất hóa dược từ Xáo Tam Phân là thuốc, y sinh phẩm, thuôc đông y hiện nay là chưa được tiến hành đăng ký đến Bộ Y tế nên không ngạc nhiên cục Khoa học - công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) không biết gì khi được phỏng vấn vì chưa có hồ sơ đăng ký nghiên cứu.

Vậy cây Xáo Tam Phân có được phép khai thác kinh doanh, và bài thuốc đông y có cây xao tam phân có được phép sử dụng điều trị cho người bệnh được không, có vi phạm pháp luật không?

Xét về mặt thực phẩm thì Xáo Tam Phân không có giá trị về dinh dưỡng của một cây dạng mộc. Xét về mặt thực phẩm chức năng thì cũng không có một cơ sở khoa học, một văn bản  công nhận xáo tam phân với các thành phần thân rễ dùng làm thực phẩm chức năng. Còn nói là cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc đông y thì như phân tích trên, cho đến nay chưa có một chứng cứ khoa học, một văn bản pháp quy công nhận là cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc đông y được Bộ Y tế công nhận. Cho nên việc khai thác kinh doanh để sử dụng cho mục đích chữa bệnh là hoàn toàn trái pháp luật. Các ban ngành liên quan cần nghiên cứu để kịp thời ra các văn bản nghiêm cấm về việc khai thác kinh doanh cây nầy cho mục đích chữa bệnh. Ngành y tế đang dần dần quản lý chất lượng của việc buôn bán ngay từng tô bún bát phở ở vỉa hè với mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân về an toàn thực phẩm và quản lý thuốc men tốt thì sự việc để một cây thực vật giá trị chưa được khẳng định lại được phổ biến kinh doanh có hệ thống trên toàn quốc và ngay cả trong một số nhà thuốc thì các ban ngành chức năng liệu có biết hay không? Việc ban hành sớm các văn bản pháp quy rõ ràng minh mạch về vấn đề nầy là rất cần thiết chứ không chỉ đơn thuần là lên tiếng khuyến cáo người dân không nên dùng khi chưa có sự công nhận của của Bộ Y Tế. Bên cạnh đó cũng cần khoanh vùng bảo tồn nguồn gen để có thể triển khai các bước nghiên cứu theo đúng quy trình của Bộ Y Tế theo thông tư 03/2012.

PGS TS BS TRẦN VĂN HUY 

Phó Chủ Tịch Hội Đồng Khoa Học BV Tỉnh Khánh Hòa
Chủ Tịch Hội Tim Mạch, Phó Chủ Tịch Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam
Thành viên bình duyệt các công trình nghiên NCKH của tạp chí Y Học Dự Phòng Hoa Kỳ
Trưởng Khoa Tim Mạch Lão Học BV tỉnh Khánh Hòa
Giảng viên Thỉnh Giảng DH YD Huế , DH Tây Nguyên

Theo Ykhoa.net

 

Không nên tự dùng xáo tam phân

danviet.vn - 14:54 - 03 tháng 1, 2013
Dân Việt - Cây xáo tam phân đang gây ra "cơn bão" khi rộ tin đồn rễ cây này có thể chữa được ung thư giai đoạn cuối. Theo các bác sĩ, lương y, điều này chưa có chứng thực khoa học, người dân cần thận trọng.

Ức chế chưa hẳn đã chữa bệnh

Trước "cơn bão" xáo tam phân, Sở Y tế tính Khánh Hòa cho xét nghiệm loại rễ cây này tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Theo kết quả nghiên cứu, cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera, dân địa phương gọi là "cây thuốc lạ", "cây thần dược"…) do Sở Y tế Khánh Hòa cung cấp mẫu, có một số thành phần có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thực nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela.

Thang thuốc thần kỳ đang được thầy thuốc Nam Lương Sinh dùng chữa bệnh. Ảnh: Mai Khuê

Tuy nhiên, TS Đinh Quý Lan- Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam cho biết, việc ức chế một vài tế bào ung thư cũng không thể khẳng định thuốc đó có thể chữa được ung thư, nhất là ung thư có tỷ lệ tử vong cao như ung thư gan, cần phải có sự kết luận của y học.

Còn lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội, cho biết, cây xáo tam phân đã được sử dụng từ lâu như một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, chứ không phải bây giờ mới đột nhiên được tìm thấy và "phát tác" thần dược như lời đồn thổi. Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tác dụng của nó trong việc chữa "bách bệnh".

"Bất cứ loại thuốc nào cũng phải dựa trên cơ sở phổ quát, sử dụng cho nhiều người, có nghiên cứu lâm sàng trên nhiều người sử dụng, được cấp phép sản xuất hoặc sử dụng của các cơ quan chức năng thì người dân mới có thể sử dụng an tòan" – lương y Trung cho biết.

Lợi bất cập hại

Theo TS Đinh Quý Lan, ung thư gan là một bệnh nan y khó chữa, tỷ lệ tử vong của những người phát bệnh sau 5 năm gần như tuyệt đối. Thậm chí, có người tử vong sau 3 tháng phát hiện bệnh. Thuốc điều trị ung thư cũng đã được cả thế giới tìm tòi, nghiên cứu từ lâu, cây xáo tam phân cũng không lạ với giới y học. Vì thế, việc "cơn bão" xáo tam phân nếu chưa có nghiên cứu khoa học thì nên thận trọng khi sử dụng.

Lương y Trung cũng cho biết, người dân Việt thường có bệnh "phong trào", theo lời đồn thổi, tin vào những điều siêu nhiên, không có thực. Thời gian qua cũng đã có nhiều loài cây được đồn thổi chữa bách bệnh, chữa bệnh nan y như thông đỏ, xạ đen, dứa dại… khiến nhiều người bỏ tiền tỷ ra mua, bây giờ bán rẻ như rau. Hơn nữa, loài cây nào cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, một bài thuốc đông y cũng cần phối hợp nhiều vị thuốc, tùy bệnh, tùy sức khỏe, tùy triệu chứng và chữa lâu dài chứ không thể chỉ uống một vị thuốc mà chữa bách bệnh hoặc khỏi ngay lập tức như "thần dược".

Ông Trung cho biết, ví dụ như cây Sâm Ngọc Linh được bán với giá hàng trăm triệu đồng 1kg, nhưng phải trồng đến 60 năm mới thu hoạch và có giá trị chữa bệnh nên không thể "bán đầy rẫy ngòai thị trường". Còn mới đây, tê tê cũng "lên đời" chỉ vì lời đồn uống vẩy tê tê có khả năng tăng lực, biến "không thành có". "Chưa hề có bất kỳ sách y học hay nghiên cứu nào nói về tác dụng này của tê tê" – ông Trung cho biết.

Nhiều lương y cũng nhận định, rễ cây xáo tam phân muốn dùng làm thuốc cũng phải trồng lâu năm mới chiết xuất được dược chất có tác dụng chữa bệnh. Còn những cái rễ cây con "tận diệt" bằng que tăm, đầu đũa sẽ chỉ có tác dụng "bùa phép". Vì thế, việc người dân đổ xô đi tìm kiếm, mua bán những loại thuốc quý hiếm theo lời đồn thổi sẽ chỉ mắc bẫy những kẻ trục lợi mà thôi. Đó là chưa kể đến việc uống phải thuốc giả sẽ gây ngộ độc, bệnh nặng lại nặng hơn.

"Người bệnh cần đi khám bệnh tại các chuyên khoa và nghe lời khuyên của các thầy thuốc. "Vì bệnh gan phát bệnh rất nhanh, nếu theo lời đồn thổi, uống thuốc lung tung sẽ làm chậm quá trình chữa trị, bệnh chuyển nặng mới đi bệnh viện thì sẽ quá muốn. Ngoài ra, với tâm lý "có bệnh vái tứ phương", người dân cũng dễ mờ mắt mua phải "thần dược" giả, hoặc uống cấp tập dẫn đến ngộ độc thì lợi bất cập hại" - TS Đinh Quý Lan.
 
 
nongnghiep.vn - 04/02/2013, 10:09 (GMT+7)
Trước thông tin cây xáo tam phân có khả năng chữa nhiều bệnh hiểm nghèo, phóng viên đã khảo sát thị trường bán thuốc dược liệu tại Hà Nội. Phần lớn chủ cửa hàng đều lắc đầu không biết hoặc lần đầu tiên nghe tên cây thuốc này.

Hà Nội vẫn ít người biết

Dược sĩ Nguyễn Lan, cửa hàng thuốc đông y gia truyền ở số 2B Thể Giao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nói: gần 30 năm trong nghề nhưng đây là lần đầu tiên bà nghe đến tên dược liệu này. Rồi bà chỉ sang dược sĩ Hiểu, số 7 Thể Giao - nơi bán buôn, bán lẻ dược liệu lớn nhất nhì miền Bắc hiện nay.

Đến nơi, tôi cũng nhận được từ dược sĩ Vũ Thị Hiểu ánh mắt ngạc nhiên khi chưa bao giờ chị nghe thấy tên thuốc này. Thấy tôi tỏ vẻ thất vọng, dược sĩ Hiểu "hứa": sẽ nhờ hệ thống bạn hàng cùng bán thuốc đông y tìm mua hộ (!?).

Tiếp tục đảo qua Phòng chẩn trị Nguyễn Khang (số 10 phố Thể Giao); Nhà thuốc đông y Thế Mỹ (số 8 phố Thể Giao), Nhà thuốc Lan Anh (8B phố Thuốc Bắc) hay Nhà thuốc đông y Thanh Bạch (số 8 phố Khâm Thiên, Hà Nội) và một số đại lý thuốc đông y lớn trên địa bàn Hà Nội, ai cũng bảo: lần đầu tiên nghe tên loại dược liệu này.

Duy có lương y Trần Minh Khang, ở phố Thuốc Bắc, tỏ ra biết chút ít khi thông tin: "Theo y văn, xáo tam phân có kích thước đường kính chỉ từ 3 đến 8cm, vỏ màu vàng nhạt, có rất nhiều gai dài và nhọn. Khi chặt hái, người ta róc bỏ những gai này rồi phơi khô, băm thành từng lát. Để đề phòng cây giả, khi mua nên mua nguyên thân, cành, chú ý quan sát những dấu gai đã róc bỏ trên thân cây. Trước khi sắc lấy nước uống, nên sao (rang) cho vàng để loại bỏ cyanuahydrid, là một chất độc thường thấy trong cây họ gỗ".

Chỉ có tác dụng trên chuột

Để làm rõ tính năng cây xáo tam phân, phóng viên đã cầm một số mẫu mang đến Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nhờ phân tích.


Hàng ngàn người dân đang nhầm tin vào thần dược: Xáo tam phân

Là người trực tiếp nghiên cứu tính năng của cây xáo tam phân, TS Phạm Thị Nguyệt Hằng, Phó trưởng khoa Dược lý Sinh hóa, Viện Dược liệu rất ngạc nhiên khi Viện Dược liệu chưa tìm ra tính năng chữa bệnh của cây này đối với con người thế mà đã có hàng ngàn người dân Khánh Hòa tin là "thần dược".

TS Hằng nói: Xáo tam phân có tên khoa học Paramignya trimera, có nhiều ở vùng Nam Trung bộ và một phần Tây Nguyên. Nó được nhiều người biết đến khoảng 5 tháng trở lại đây khi xuất hiện tin đồn "thần dược". Đưa vào phân tích thì thấy xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid, courmarin và triterpenoid.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu, flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng). Phần lớn các flavonoid có màu vàng - và đó là lý do vì sao xáo tam phân khi nấu lên cho ra nước màu vàng nhạt...

Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ. Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu.

Còn saponin là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này càng tốt. Những nghiên cứu của y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế.

Với triterpenoid thì nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan. "Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả từ tài liệu của thế giới, chưa được kiểm định tại Việt Nam" - TS Hằng khẳng định.

Cũng theo TS Hằng, đây là kết quả của nhóm nghiên cứu Viện Dược liệu tiến hành trên chuột. Muốn biết cây thuốc này có tác dụng đối với con người không cần phải tiếp tục nghiên cứu, thậm chí trong khoảng thời gian hàng chục năm nữa mới được.

Trước khi chia tay, TS Hằng khuyên: Tất cả loại cây có thể chữa bệnh đều phải cần sự kiểm định của cơ quan chuyên môn. Khi chưa có bất kỳ xác nhận chính thức nào thì người dân không nên nghe mọi lời tin đồn để tránh tình trạng "tiền mất, tật mang".

Và theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa phải tiếp tục chờ kết quả từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này. Trước khi có kết luận thì Sở Y tế, UBND tỉnh Khánh Hòa cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi để bảo vệ nguồn gen và phát triển loại cây dược liệu này.

Sau khi một số báo đăng tải loạt bài nói về cây "thần dược" xáo tam phân (dù chưa được Viện Dược liệu xác nhận có tính năng chữa bệnh) thì tại Khánh Hòa, đã có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan siêu vi A, B, C, xơ gan, ung thư gan và một số bệnh ung thư khác, đã tìm mua để điều trị.

Một số người sau khi khỏi bệnh, đã đến gặp chúng tôi, đưa cho chúng tôi bản sao các kết quả xét nghiệm với mong muốn sẽ có thêm nhiều bệnh nhân khác được chữa lành nhờ cây "thần dược".

Trước sự việc này, theo một lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa thì cây xáo tam phân ở khu vực Hòn Hèo, xã Ninh Vân đã bị khai thác gần như cạn kiệt mặc dù ngành kiểm lâm đã quyết liệt ngăn chặn. Hiện tại, người dân tìm đến những vùng núi lân cận như Đại Lãnh, Vũng Rô, chặt hái. Đã xuất hiện cây "thần dược" giả - là những thân gỗ của một số loại cây khác, được băm nhỏ, phơi khô, trộn lẫn với xáo tam phân bán cho người có nhu cầu.

Theo lãnh đạo UBND xã Ninh Vân, tỉnh Khánh Hòa thì thuốc hiện bán ở đây đều là hàng trôi nổi được các đầu nậu nhập từ nơi khác về bán, bởi nguồn xáo tam phân tại địa phương đã cạn kiệt. Bình quân mỗi ngày khoảng 1 tấn cây xáo tam phân được các điểm buôn bán nhập từ địa phương khác về và cũng từng đó lượng thuốc được bán đi với giá hàng triệu đồng/kg. Cây xáo tam phân ở đây sẽ không còn trong một thời gian ngắn nữa là hoàn toàn có thể xảy ra.

Share Facebook Share Google Share Zingme  
tố như
 

Cây "thần dược" xáo tam phân đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

soha.vn - 10/01/2013 15:18

(Soha.vn) - Cây xáo tam phân có mùi đặt trưng hơi thơm, khi phơi khô có màu vàng, cây tươi bẻ ra không gãy, cây có gai, thường mọc dưới vùng đồi núi thấp.

Cây "thần dược" này trong thời gian qua đã làm cho nhiều người phải bỏ nghề biển, nghề nông kể cả buôn bán mà đi lên rừng săn lùng về bán cho các thương lái. Từ những trường hợp nhỏ lẻ ban đầu, cây này hiện nay đã bị khai thác rầm rộ.

Ngư dân bỏ nghề đi tìm cây "thần dược"

Chúng tôi tìm đến nhà của ông Lê Hăng (thôn Đông, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là người uống cây "thần dược" có hiệu quả đầu tiên ở vùng này.

Ông Hăng bị bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối từ năm 2009 với các triệu chứng bị bụng bự, vàng da, gia đình đã tìm mọi cách, mọi nơi để chữa trị tưởng chừng như vô vọng không chữa trị khỏi.

Được sự giới thiệu của một số người trong làng về loại cây này ông đã uống thử. Lúc đầu uống cả thân và rễ, nấu uống giống như nước trà. Ông uống khoảng 3 tháng là khỏe từ đó dân làng mới đồn loại cây này là cây thần dược.

Giá cả từ đây cũng bắt đầu leo thang rầm rộ một cách chóng mặt. Ban đầu, giá khởi điểm từ 70.000 – 80.000đồng/kg/rễ khô, rồi tăng 300.000 – 400.000đồng/kg và đến nay giá bán rất cao từ 700.000 – 800.000 đồng/kg/rễ khô.

Ông Lê Hănng

Tuy nhiên, Viện Nghiện Trung Ương (thuộc Bộ Y Tế) ban đầu chỉ xác định việc nghiên cứu trên chỉ có tác dụng trên chuột đối với 5 dòng tế bào ung thư; ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung, chưa có kết quả trên cơ thể người.

Nhưng hỏi về cách dùng, liều lượng, uống như thế nào thì người dân cũng như các cơ quan vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

Vì những giá cả leo thang, lợi nhuận trước mắt của người dân tại địa phương nhanh như vậy làm cho cây thần dược bị khai thác một cách ồ ạt làm cho cánh rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, họ dùng cuốc, xẻng cày xới lên tục trên các đồi núi, thêm thời gian không lâu nữa cây thuốc sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Xáo tam phân khô

Mặc dù, các ngành chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục để người dân địa phương biết và bảo tồn cây quý hiếm. Nhưng, những người dân càng thực hiện nhiều biện pháp tinh vi hơn để qua mặt các cơ quan chức năng.

Minh Nghĩa
 
 
"Cây thần dược" tiêu diệt được 5 dòng tế bào ung thư
antg.cand.com.vn - 9:15 AM, 14/12/2012


Vừa qua, Viện Dược liệu - Bộ Y tế - đã có báo cáo kết quả nghiên cứu về cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera), được nhiều người biết đến rộng rãi với cái tên "cây thần dược"...

Theo kết quả nghiên cứu này, cây xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaloid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).

Phần lớn các flavonoid có màu vàng - và đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt... Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.

Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức hợp với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.

Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,...

Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.

Vì vậy, dù nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.

Với chất courmarin, những nghiên cứu của Y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.

Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.

Như thế, với những chất này trong "cây thần dược" thì đây là một loại thuốc quý. Báo cáo của Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã ghi nhận  thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, "cây thần dược" có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Bên cạnh đó, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, "cây thần dược" có  độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này, đồng thời Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen và phát triển "cây thần dược", ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi đăng tải loạt bài nói về "cây thần dược", đã có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan siêu vi A, B, C, xơ gan, ung thư gan và một số bệnh ung thư khác, đã tìm mua để điều trị. Một số người sau khi khỏi bệnh, đã đến gặp chúng tôi, đưa cho chúng tôi bản sao các kết quả xét nghiệm với mong muốn sẽ có thêm nhiều bệnh nhân khác được chữa lành nhờ "cây thần dược" này.

Theo một vị lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, thì "cây thần dược" ở khu vực Hòn Hèo, xã Ninh Vân đã bị khai thác gần như cạn kiệt mặc dù ngành kiểm lâm đã quyết liệt ngăn chặn mà nguyên do là lực lượng kiểm lâm không đủ người để kiểm soát hết mọi lối ra vào rừng. Hiện tại, người dân tìm đến những vùng núi lân cận như Đại Lãnh, Vũng Rô, chặt hái. Đã xuất hiện "cây thần dược" giả - là những thân gỗ của một số loại cây khác, được băm nhỏ, phơi khô, trộn lẫn với "cây thần dược" bán cho người có nhu cầu.

Lương y Nguyễn Khai Minh, ở phố thuốc Bắc quận 5, Tp HCM, nói: "Cây thần dược kích thước đường kính chỉ từ 3 đến 8cm, vỏ màu vàng nhạt, có rất nhiều gai dài và nhọn. Khi chặt hái, người ta róc bỏ những gai này rồi phơi khô, băm thành từng lát. Để đề phòng cây giả, khi mua nên mua nguyên thân, cành, chú ý quan sát những dấu gai đã róc bỏ trên thân cây. Trước khi sắc lấy nước uống, nên sao (rang) cho vàng để loại bỏ chất cyanuahydrid, là một chất độc thường thấy trong cây họ gỗ"

  Vũ Cao
 
"Cây thần dược" trị xơ gan: Hé lộ "chân dung... thần xạ"

Chuyện về cây "thần dược" ở Ninh Vân cuối cùng rồi cũng hé mở. Thì ra đó là cây thần xạ nằm trong bài thuốc truyền đời của người Chăm chứ không phải của người Raglai như lâu nay chúng tôi và nhiều người lầm tưởng. Trước khi tạm biệt chúng tôi, ông Sanh hứa khi gặp được thầy thuốc người Chăm vốn rất giỏi về các bài thuốc cổ truyền đang sống trên núi Cà Đú (Bình Thuận) và là người duy nhất rõ rành về cây thần xạ sẽ kết nối để chúng tôi gặp tìm hiểu thêm về cây thuốc quý này.

Trong vòng xoáy "cây thần dược" chữa xơ gan

Hơn 2 tuần qua,  dòng người từ khắp mọi nơi vẫn lũ lượt đổ về xã Ninh Vân (huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) để săn lùng "cây thần dược" chữa bệnh xơ gan mà bước đầu được một số nhà khoa học nhận dạng là cây xáo tam phân. Cơn sốt lên đến đỉnh điểm này đã khiến vùng đất xa xôi dậy sóng bởi đủ màn chụp giựt, lừa lọc… mà kẻ chịu thiệt không ai khác chính là những người có nhu cầu mua cây thần dược để chữa bệnh. Để tìm hiểu kỹ việc mua bán loạn xạ "cây thần dược" này, nhóm PV Chuyên đề ANTG đã về tận nơi tìm hiểu rõ nội dung sự việc.

Thực hư về "cây thần dược": Thêm ý kiến người trong cuộc

Sau khi Chuyên đề ANTG đăng tải loạt bài nói về "cây thần dược" ở Khánh Hòa, chúng tôi đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại của bạn đọc ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đề nghị cho biết thêm thông tin xung quanh loại cây này. Bên cạnh đó, một số bạn đọc còn cung cấp cho chúng tôi những chứng cứ về tác dụng của "cây thần dược"…

Thêm những bằng chứng về tác dụng của "cây thần dược" (tiếp)

Bây giờ, thể trạng của chị đã gần như trở lại bình thường. Khi gửi cho chúng tôi tấm ảnh với nụ cười rất tươi, chị Ana đồng ý đưa câu chuyện về chị lên Chuyên đề ANTG. Và mặc dù vẫn chưa rõ về tính chất hóa, lý, độc tính, dược tính của loại cây lạ, chúng tôi vẫn cầu mong cho chị trở lại cuộc sống đời thường...

Thêm những bằng chứng về tác dụng của "cây thần dược"

Chuyên đề ANTG đã đăng bài viết về "cây thần dược" ở Khánh Hòa cùng những tác dụng của nó. Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc đã điện thoại hoặc trực tiếp đến tòa soạn để hỏi thêm thông tin về loại cây này. Trong đó có 4 người mắc bệnh nan y rồi sau một thời gian uống "cây thần dược", bệnh trạng của họ đã thuyên giảm rõ rệt…

Thực hư "cây thần dược" trị xơ gan ở Khánh Hoà

Gần đây, ở xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa, rộ lên tin đồn về một loại cây rừng có khả năng chữa lành nhiều bệnh nan y, đặc biệt là bệnh xơ gan cổ trướng. Vì thế, ngày nào cũng có vài chục người - không riêng ở Khánh Hòa, mà còn ở Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đà Nẵng, TP HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam đã tìm đến hỏi mua.

 
 

"Cây thần dược" có thể chữa được nhiều bệnh

nld.com.vn - 08:24 | 04/12/2012
Ngày 3-12, Sở Y tế Khánh Hòa báo cáo UBND tỉnh kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu - Bộ Y tế về cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera, dân địa phương gọi là "cây thần dược") do sở cung cấp mẫu.
Theo đó, xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung).

"Cây thần dược" (xáo tam phân) lấy ở rừng Hòn Hèo, thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa
Với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và cơ quan liên quan hướng dẫn các bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị (trên người) của cây thuốc này.

Nhiều tháng qua, nhiều người dân thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa uống nước sắc xáo tam phân để trị nhiều loại bệnh. Trong đó, nhiều bệnh nhân có kết quả tốt.

quang_kt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét